1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐƯỜNG MIỀN núi

100 2,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 779,21 KB

Nội dung

Phối hợp trong thi công: - Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các đơn vị có liên quan khác để giải quyết công việc trong gói thầu với tiêu chí “

Trang 1

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH

I. Các căn cứ để lập biện pháp kỹ thuật thi công:

- Căn cứ hồ sơ mời thầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giaothông - Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn, Gói thầu số 02: Xây lắp; Công trình: Đoạn LũngVài - Bản Pẻn, ĐTT.229 (Lũng Vài - Bình Độ -Tân Minh);

- Căn cứ nội dung thiết kế, đặc điểm gói thầu, điều kiện hiện trường, điều kiện thi công và năng lực khả năng về kinh nghiệm tổ chức thi công của Liên danh Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT - Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng phát triển nông thôn - Công

ty cổ phần Hưng Sơn;

- Căn cứ Bộ tiêu chuẩn xây dựng của nước CHXHCN Việt Nam và các tiêu chuẩn

kỹ thuật có liên quan trong hồ sơ mời thầu;

- Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật và các Quy trình, Quy phạm hiện hành có liênquan

II Giới thiệu về công trình, gói thầu:

- Tên gói thầu: Gói thầu số 02: Xây lắp; Công trình: Đoạn Lũng Vài - Bản Pẻn,ĐTT.229 (Lũng Vài - Bình Độ -Tân Minh);

- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông - SởGiao thông vận tải Lạng Sơn

- Địa điểm xây dựng: Xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

+ Điểm đầu tuyến: Km0 tại Km26+400 Quốc lộ 4A thuộc địa phận xã TrùngQuán, huyện Văn Lãng

+ Điểm cuối tuyến: Tại Km5+983,33 ngã ba giao với ĐT.228 (Bản Pẻn - Nà Mằn)thuộc địa phận xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng

+ Chiều dài tuyến: 5983,33m

III Quy mô xây dựng, giải pháp thiết kế của gói thầu:

1 Quy mô thiết kế:

- Thiết kế tuyến đường theo quy mô đường cấp IV miền núi theo TCVN 4054-05:

+ Vận tốc thiết kế: 40 Km/h;

+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu giới hạn: R=60m;

+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu thông thường: R=125m;

+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu không siêu cao: R=600m;

+ Độ dốc dọc tối đa Imax = 8%;

+ Chiều dài lớn nhất của dốc dọc tối đa: 500m;

+ Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn: 700m;

+ Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: 1000m;

Trang 2

+ Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn: 450m;

+ Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường: 700m;

+ Bề rộng nền đường: 7,5m;

+ Bề rộng mặt đường: 5,5m;

+ Lề đường: (2x1,0)m gia cố lề (2x0,5)m theo kết cấu mặt đường;

+ Độ dốc ngang mặt đường: IM = 2%; Độ dốc ngang lề gia cố theo độ dốc mặt đường; lề không gia cố IKGC = 4%;

+ Độ dốc mái taluy đào: 1/0,5 - 1/1 (theo địa chất mái taluy);

+ Lớp móng trên cấp phối đá dăm loại I, dày 15cm;

+ Lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại II, dày 20cm;

+ Nền đất đầm chặt tiêu chuẩn K=0,98 dày 30cm;

+ Nền đất đầm chặt K=0,95

- Công trình thoát nước:

+ Tần suất thiết kế cống: P=4%;

+ Khổ cống bằng khổ nền đường;

+ Tải trọng thiết kế: Cầu bản, cống: H30 - XB80

- Kết cấu nút giao đầu tuyến:

+ Làm móng CPĐD loại II, dày 25cm;

+ Làm móng CPĐD loại I, dày 15cm;

+ Tưới lớp thấm bám tiêu chuẩn 1,0 lit/m2;

+ Rải thảm BTN hạt thô, chiều dày đã lèn ép 7cm;

+ Tưới lớp dính bám tiêu chuẩn 0,5 lit/m2;

+ Rải thảm BTN hạt trung, chiều dày đã lèn ép 5cm;

- Công trình phòng hộ, an toàn giao thông:

Thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật và điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41-2016

- Tuyến đường đi bám theo địa hình chân đồi, tại các vị trí qua khu dân cư, tuyến đi

tránh khu dân cư để giảm thiểu ảnh hưởng đến nhà cửa và diện tích chiếm dụng, đền bù nhằm giảm kinh phí xây dựng

- Sử dụng đường cong tròn, mở rộng nền, mặt đường trong đường cong theo đúng

quy định

- Thiết kế mở rộng, vuốt nối siêu cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Các nút giao được thiết kế hoàn chỉnh, sử dụng nút giao cùng mức.

- Khống chế điểm đầu tuyến, cuối tuyến, các nút giao, vị trí công trình.

- Kết quả thiết kế: Tổng chiều dài tuyến: 6076,46m;

Trang 3

+ Tuyến chính: 5983,33m

+ Tuyến nhánh: 93,13m

2.2 Thiết kế cắt dọc tuyến:

- Khống chế điểm đầu và điểm cuối tuyến:

+ Điểm đầu tuyến không chế theo cao độ đường QL4A Km26+400;

+ Điểm cuối thiết kế khống chế theo cao độ đường DDH.02

- Thiết kế độ dốc dọc lớn nhất Imax = 8% Đường cong đứng lồi nhỏ nhất 700m,

cong đứng lõm nhỏ nhất 450m

- Những đoạn tuyến đi cắt khe, mùa mưa thường bị ngập nước, đường đỏ thiết kế

cao độ vai đường ≥0,5m so với mực nước ngập thường xuyên Tần xuất thiết kế P=4%

- Tại các vị trí công trình, đường đỏ thiết kế vuốt nối vào vị trí công trình sao cho

hài hòa, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

- Những đoạn lên xuống dốc, đường đỏ thiết kế, kết hợp hài hòa với bình đổ, phân

phối dốc đều và hạn chế sử dụng độ dốc tối đa

2.3 Thiết kế mặt cắt ngang, thiết kế taluy nền đường:

 Đối với nền đào:

- Thiết kế nền đường nửa đào nửa đắp dạng chữ L, đào hình chữ U.

- Tại những đoạn taluy nền đào cao trên 12,0m, thiết kế đào giật cấp với bước giật

cấp mái taluy là H=6,0 - 9,0m, bậc thềm giật cấp rộng 2,0m, dốc 2% nghiêng ra đường, không gia cố bậc thềm

- Độ chặt nền đường dưới kết cấu mặt đường được cày xới, lu lèn đạt độ chặt yêu

- Trường hợp nền đắp qua ruộng và các khu vực có nước đọng thường xuyên phải

thiết kế vét lầy, thay đất và đắp lại bằng đất đồi đầm chặt K>0,95

- Độ dốc mái taluy đắp: Nền đắp ≤6m thiết kế mái dốc taluy đắp 1/1,5; nền đắp cao

>6m trở lên phải giật mái lên dốc 1/1,75 (6m đầu tính từ vai đường)

- Độ chặt nền đường: Lớp nền trên cùng dưới kết cấu mặt đường dày 30cm (lớp cày

xới lu lèn K ≥ 0,98) lu lèn đạt độ chặt yêu cầu ≥ 0,98 (nếu phần đất cày xới lu lèn K ≥ 0,98 không đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật thì tiến hành bóc bỏ thay bằng đất thích hợp); Phần nền đắp bên dưới đắp đạt độ chặt K ≥ 0,95

2.4 Thiết kế áo đường, lề gia cố:

2.4.1 Mặt đường:

- Trên tuyến sử dụng mặt đường BTXM, riêng nút giao đầu tuyến sử dụng mặt

đường BTN theo tuyến QL.4A:

+ Mặt đường BTXM - M300 dày 26cm (tại các vị trí cống ngang thiết kế mặt đườngBTCT - M300 dày 26cm)

+ Lớp bạt dứa ngăn cách;

Trang 4

+ Lớp cát đệm tạo phẳng;

+ Lớp móng trên CPĐD loại I, dày 15cm;

+ Lớp móng dưới CPĐD loại II, dày 20cm;

+ Nền đất đầm chặt tiêu chuẩn K=0,98 dày 30cm;

+ Nền đất đầm chặt K=0,95

- Phân tấm BTXM theo chiều rộng (3,25+3,25)=6,25, gồm 1 khe dọc,theo chiều dài

cứ 4,5m bố trí một khe co, 54m bố trí một khe giãn (hoặc bố trí khe giãn tại điểm dừng thi công)

- Khe dọc: Thiết kế khe dọc có thanh liên kết bằng thép gờ D16 Trên bề mặt tiến

hành cắt khe sâu bằng 2/5 chiều dày tấm, chiều rộng khe từ 3-8mm Khe cắt được chèn bằng matit

- Khe ngang:

+ Khe co: Khe co được thiết kế dạng khe giả có thanh truyền lực, khoảng cách giữa các khe có 4,5m, được bố trí liên tiếp 3khe trước và sau khe giãn Tại mặt trên của khe co phải được cắt tạo khe, chiều sâu bằng 1/4 - 1/3 chiều dày tấm, chiều rộng khe phải được cắt tạo khe, chiều rộng khe từ 3-8mm Khe cắt được chèn bằng matit.+ Khe giãn: Được bố trí tại các vị trí tiếp giáp với cầu hoặc các vị trí giao nhau với đường khác Chiều rộng khe giãn từ 20-25mm, bên trong bố trí vật liệu chèn khe, bản đệm và thanh truyền lực có thể di động Khoảng cách giữa các khe giãn không nhỏ hơn 12-15 lần chiều dài tấm, tương đương 54 - 67,5m

+ Khe dừng thi công: Vị trí dừng thi công nên chọn tại vị trí khe co hoặc khe giãn Khi dừng tại vị trí khe co hoặc khe giãn thì phải tuân thủ các quy định về cấu tạo của khe co hoặc khe giãn

+ Thép truyền lực khe ngang: Sử dụng thanh thép tròn trơn đường kính 32mm, dài 50cm, khoảng cách giữa các thanh truyền lực 30cm

- Kết cấu mặt đường tại các vị trí có cống ngang có chiều cao từ đáy kết cấu mặt

đường đến đỉnh cống ≤ 1,2m chạy dưới lòng đường bằng BTCT - M300 dày 26cm Tại vịtrí tiếp giáp giữa mặt đường BTXM và BTN bố trí khe nối truyền tải

2.4.2 Thiết kế gia cố lề:

- Thiết kế gia cố lề rộng mỗi bên 0,5m, lề đất 0,5m Kết cấu gia cố lề theo kết cấu

mặt đường

2.5 Thiết kế công trình thoát nước:

Trên tuyến thiết kế tổng cộng 27 cống các loại bao gồm:

+ Cống ngang đường D80 : 1 cái

+ Cống ngang đường D100 : 14 cái

+ Cống ngang đường D100 + kè : 8 cái

Trang 5

+ Đầu cống bằng đá hộc xây vữa XM - M100

+ Móng cống BTXM M150, đá (2x4)cm

+ Gia cố thượng, hạ lưu cống bằng đá hộc xây vữa XM - M100

2.5.2: Kết cấu cống hộp ngang đường:

+ Đệm sân cống đá dăm (2x4)cm dày 10cm

2.6 Thiết kế các công trình phòng hộ, ATGT, phụ trợ:

- Xây dựng kè chắn đất nền đường bằng BTXM - M200 tại những đoạn nền đường

có sườn dốc ngang lớn, vực sâu và các vị trí đã cải dòng

- Rãnh dọc trong đoạn nền đào thiết kế tiết diện hình thanh rộng 1,2m, sâu 0,4m,

đáy rãnh rộng 0,4m Thiết kế tạo vuốt độ dốc dọc lòng rãnh tối thiểu 0,5% Gia cố rãnh dọc bằng tấm BTXM - M200 trên toàn tuyến

- Tại các đoạn có taluy đắp cao phía sườn vực > 2,0m bố trí hộ lan mềm, những

đoạn sườn vực còn lại bố trí cọc tiêu với khoảng cách 5m/cọc

- Biển báo phản quang, cắm ở những vị trí đầu tuyến, khu đông dân cư, bãi xe,

những đoạn có độ dốc lớn… Cắm đầy đủ biển báo theo quy định hiện hành

2.7 Thiết kế các nút giao, đường giao:

- Các nút giao được thiết kế các nút giao đồng mức rải vuốt ngã ba, ngã tư hoàn

chỉnh Chiều dài vuốt nối từ 10-20m tính từ mép mặt đường ra đường rẽ Kết cấu tương

tự tuyến chính, riêng nút giao đầu tuyến kết cấu mặt đường BT nhựa

2.8 Thiết kế xử lý nền đất yếu:

- Các vị trí tuyến cắt qua ruộng, vườn tiến hành đào bỏ phần đất hữu cơ, đất bùn sâu

0,5 - 1,0m sau đó đắp lại bằng đất đồi đầm chặt K≥0,95

- Những đoạn cục bộ có lớp đất yếu trầm tích dày từ 2,0 - 4,0m thì bóc bỏ toàn bộ

lớp đất yếu rồi đắp lại bằng đất và đầm chặt K ≥ 0,95 như đắp nền đường

- Những đoạn có chiều dày đất yếu lớn h ơn 4,0m thiết kế xử lý nền đất yếu bằng

cách bóc bỏ phần đất hữu cơ bên trên dày 0,5 - 1,0m, sau đó đóng cọc tre sâu trung bình 3,0m, phái trên đắp đất đầm chặt K≥0,95 Để đảm bảo ổn định nền đắp trên đất yếu, quá trình đắp nền đường được đắp gia tải và đắp bù lún

2.9 Thiết kế tổ chức giao thông:

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu lắp đặt hệ thống tín hiệu cảnh báo tạm thời

cho an toàn giao thông

- Đối với công tác đào, đắp nền đường: Đất thừa, đất thải phải được vận chuyển đi

đổ đúng nơi quy định ngay sau khi đào ra, không tập kết bừa bãi làm ảnh hưởng đến giao thông các tuyến đường trong khu vực

Trang 6

- Trong thời gian thi công có các biện pháp ngăn cấm, hạn chế các xe có tải trọng

lớn đi vào

Trang 7

PHẦN II VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN GÓI THẦU

I Yêu cầu kỹ thuật của vật liệu:

Nhà thầu xin cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công sẽ dùng vật tư, vật liệu theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt

- Trước khi đặt hàng vật liệu hoặc sản phẩm chế tạo sẵn để xây dựng công trình, Nhà thầu phải trình Tư vấn giám sát hoặc cấp có đủ thẩm quyền các tài liệu có liên quan

để được phê duyệt, bao gồm tên và địa chỉ của Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, danh mục mẫu hàng, chứng chỉ thí nghiệm mà Nhà thầu dự kiến đặt hàng để họ có thể sẵn sàngcung cấp khi được chấp thuận

* Kho bãi chứa vật liệu:

- Vật liệu phải được cất giữ trong những kho, bãi ở các vị trí đảm bảo các yêu cầu theo quy định Vật liệu để ở mặt bằng sạch, ổn định, bằng phẳng và có hệ thống thoát nước, phòng chống cháy nổ và phải được sự đồng ý của Tư vấn giám sát

- Việc sắp xếp các vật liệu như thép, các phụ kiện dễ bị ăn mòn, gỉ sét trong điều kiện tự nhiên phải được cất giữ trong kho dùng để chứa các loại vật liệu sắt thép và các phụ kiện quan trọng khác v.v phải theo đúng quy định Kho chứa phải có khoá, phải phânkhu khoa học, vật liệu để trong kho phải được bố trí thuận lợi cho việc kiểm tra

- Cát, sỏi, đá dăm, gạch, các vật tư và phụ kiện không bị ăn mòn v.v được chứa tại bãi Nơi chứa vật liệu phải cao ráo, được tạo dốc theo yêu cầu để thoát nước tốt, xung quanh phải làm rãnh thoát nước Các bãi, đống chứa cốt liệu thô phải được xếp và rải thành những lớp cao không quá 1 mét Chiều cao chất đống không quá 5 mét

1 Xi măng:

- Xi măng dùng cho công tác bê tông và công tác xây, trát là xi măng PCB30,

PCB40 Xi măng có chứng chỉ của nhà máy sản xuất cho mỗi lô xi măng, giấy chứng nhận chất lượng của tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm Xi măng đảm bảo không bị vón cục và quá thời gian 6 tháng kể từ ngày sản xuất Xi măng được nhập về và sử dụng trong khoảng thời gian một tháng, xi măng mua tại các đại lý trong khu vực lân cận

- Xi măng sử dụng trong công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng theo tiêu

chuẩn TCVN 6260-2009, 14 TCN 66-2002 và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.

- Quy cách bao xi măng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đo lường chất lượng về hàng hóa được đóng gói như: bao đựng phải kín, không rách, thủng, có ghi ngày tháng sản xuất, số hiệu xi măng, số lô,

- Nhà thầu có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng thời gian dự trữ các lô xi măng không được quá 03 tháng kể từ ngày sản xuất Thời gian lưu trữ trên công trường không quá 30 ngày

- Phải thường xuyên tiến hành kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau:

+ Xi măng dự trữ quá thời gian quy định ở trên hoặc xi măng bị vón hòn trong thời gian dự trữ

Trang 8

+ Do một nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng với chứng nhận của nhà máy.

+ Lượng tạp chất sét bùn không quá 5%

+ Cát có lượng hạt lớn hơn 7mm tính bằng % khối lượng không lớn hơn 10%.+ Trong cát không cho phép có đất loại sét cục (d>1.25mm) hoặc màng đất bao quanh hạt cát

+ Cát vàng đổ bê tông sử dụng cát vàng có mô đun độ lớn M ≥ 2,0; cát xây có

- Cát đắp phải sạch không được lẫn rác, rễ cây mục Cát để đắp phải thoả mãn một

số chỉ tiêu về mô đun độ lớn, thành phần hạt theo quy định về cát đắp Quá trình khai thác cát để đắp phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương, trong quá trình khai thác phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường hợp lý Tránh không được ảnh hưởng đến đời sống của cư dân trong vùng

4 Đá dăm, đá hộc:

4.1 Đối với đá dăm:

- Cốt liệu dùng cho thi công bê tông là đá dăm, sử dụng loại đá dăm nghiền từ đá gốc có cường độ kháng nén và khối lượng riêng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771:1987 và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế và tuân thủ theo tiêu chuẩn 14 TCN 70-88

- Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dày bản

- Đối với các kết cấu BTCT, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 3/4

khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 chiều dày nhỏ nhất của kết cấu công trình

- Khối lượng riêng của đá dăm không được nhỏ hơn 2,3T/m3

- Đá dăm không bảo đảm yêu cầu, không được đưa vào hiện trường xây lắp

4.2 Đối với đá hộc:

Trang 9

- Đá hộc sử dụng cho công trình là loại đá phải đảm bảo cường độ, kích thước và không bẩn, không nứt nẻ.

- Cường độ chịu nén tối thiểu là 850kg/ cm2, khối lượng riêng lớn hơn 2,4 T/m3

- Đá hộc dùng cho kết cấu xây đá phải có chiều dày ít nhất 10cm, dài 25 cm và chiều rộng tối thiểu bằng hai lần chiều dày Đá hộc sử dụng cho khối đá lát phải có kích thước chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều dày của lớp đá lát quy định trong bản vẽ thi công

- Các loại đá gốc được sử dụng để nghiền sàng làm cấp phối đá dăm phải có cường

độ nén tối thiểu phải đạt 60 MPa nếu dùng cho lớp móng trên và 40 MPa nếu dùng cho lớp móng dưới Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa thạch (đá cát kết, bột kết)

ST

T Chỉ tiêu kỹ thuật

Cấp phối đá dăm Phương pháp

thí nghiệm Loại 1 Loại 2

1 Độ hao mòn Los - Angeles của

2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ

chặt K98, ngâm nước 96 giờ, %  100 Không

quy định 22 TCN 332 - 06

Trang 10

(*) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt

- Việc thay đổi cốt thép chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư và đơn

vị thiết kế công trình nhung tổng diện tích mặt cắt ngang không được nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% diện tích tại mặt cắt tương ứng quy định trong bản vẽ thi công, phạm vi thay đổi đường kính không được vượt quá 2mm đối với thép cùng một nhóm số hiệu

7 Nước thi công:

- Nước dùng để xây trát và trộn bê tông phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN

4506-87, TCVN 302-2004, đồng thời phải tuân theo quy định sau:

+ Không váng dầu hoặc váng mỡ

+ Không có mầu khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện

+ Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l

+ Có độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5

+ Tổng lượng muối hoà tan, lượng i-on sun-phát, lượng i-on clo và lượng cặn không tan không vượt quá quy định trong TCVN 4506-87

- Nguồn nước dùng cho thi công, bảo dưỡng bê tông phải là nước ngọt Không dùng

Trang 11

- Đơn vị chịu trách nhiệm tìm kiếm và khai thác nguồn nước thích hợp cho việc thi công và thoả mãn các yêu cầu trên Việc khai thác sử dụng nguồn nước thi công không được gây ảnh hưởng đến các nguồn nước và chất lượng nước đang được dân cư địa phương sử dụng đồng thời không được gây nên các tác động tiêu cực đối với sinh thái và môi trường của khu vực thi công và khu vực lân cận.

8 Đất đắp nền đường:

Vật liệu đắp nền đường là các loại vật liệu thích hợp được khai thác từ công tác đào nền đường đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

Các loại đất dùng để đắp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Đối với vật liệu đắp nền là cát thì phải đáp ứng các yêu cầu chỉ ra trong tiêu chuẩn AASHTO M145-91 (1995) nhóm cát A-3, như sau:

+ Hàm lượng hạt sét và hữu cơ: ≤ 5%

- Đất dùng để đắp lớp nền K98 phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Yêu cầu kỹ thuật đối với Matit chèn khe:

Các chỉ tiêu Loại đàn hối

thấp

Loại đànhồi cao

Trang 12

- Mỏ đất đắp: Bên phải tuyến tại Km2+367,42, cách tim tuyến khoảng 50m.

1.2 Các loại vật liệu xây dựng khác:

- Đá các loại lấy tại mỏ đá Tà Lài Km5+200, vận chuyển bằng đường bộ đến chân công trình, cự ly vận chuyển đến điểm đầu tuyến khoảng 21,2 Km

- Các loại vật liệu khác được mua tại thị trấn Văn Lãng, cự ly vận chuyển đến đầu tuyến khoảng 11,4 Km

1.3 Đất thừa, vật liệu thải:

- Đất thừa, vật liệu thải được tập kết đổ tại các vị trí được chỉ định dọc tuyến.

2 Kế hoạch cung cấp vật tư chính cho công trình:

- Trên cơ sở tiến độ thi công gói thầu Nhà thầu lập kế hoạch cung ứng chi tiết chotừng loại vật tư nhằm mục đích vật tư đưa vào công trình đạt chất lượng theo yêu cầuthiết kế và đáp ứng tiến độ thi công gói thầu

- Do khối lượng một số loại vật tư đưa vào phục vụ thi công gói thầu lớn nên khilựa chọn được các Nhà cung ứng vật tư Nhà thầu phải kiểm tra năng lực về điều kiện khobãi tập kết, năng lực vận chuyển, phương thức vận chuyển và khả năng cung cấp vật tưphục vụ thi công gói thầu

- Kế hoạch vật tư, vật liệu:

+ Các loại vật liệu: Cát, đá các loại, cấp phối đá dăm được vận chuyển bằng đường

bộ Tập kết tại các bãi của Nhà cung cấp, tại bãi chứa công trường theo từng thời điểm thicông, khi cần có thể đáp ứng ngay

+ Các loại vật liệu: Thép các loại, xi măng, Nhà thầu sẽ nhập, tập kết tại kho chứa

ở công trường thành nhiều đợt tuỳ theo theo tiến độ thi công Nhà thầu sẽ lập kế hoạch vàthông báo cho các Đơn vị cung cấp về thời gian, khối lượng cung cấp nhằm đảm bảo đápứng chất lượng, tiến độ thi công và tiết kiệm hiệu quả

Trang 13

& QL CHẤT LƯỢNG

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ VẬT

TƯ – THIẾT BỊ

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH, ATLĐ, VS MÔI TRƯỜNG

CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNGGIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

ĐỘI THI

ĐỘI THI CÔNG SỐ 2

- Giám đốc điều hành chỉ đạo sản xuất thông qua Chỉ huy trưởng công trường

2 Chỉ huy trưởng công trường:

- Chỉ huy trưởng công trường là kỹ sư chuyên ngành Giao thông, đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Là người thay mặt cho Nhà thầu điều hành trực tiếp trên hiện trường, có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về mọi mặt hoạt động

Trang 14

của công trường nhằm đảm bảo hoàn thành gói thầu theo đúng tiến độ của Chủ đầu tư và

kỹ sư tư vấn giám sát

- Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tổ chức, điều hành gói thầu trong suốt quá trình thi công kể từ khi nhận lệnh khởi công cho tới khi kết thúc thời gian thi công nghiệm thu bàn giao đưa gói thầu vào sử dụng

- Thay mặt Nhà thầu quan hệ với Chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và địa phương để phục vụ công tác thi công được thuận lợi

- Chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường toàn khu vực thi công gói thầu

- Chấp hành chỉ đạo của Ban Giám đốc Nhà thầu và các phòng ban chức năng có liên quan của Nhà thầu

- Duy trì chế độ giao ban nội bộ công trường, giao ban Nhà thầu và giao ban với Chủ đầu tư khi được triệu tập

- Hàng tuần, hàng tháng báo cáo chất lượng thi công, tiến độ và khối lượng thực hiện về Nhà thầu Có quyền đề nghị Giám đốc Nhà thầu thay đổi hoặc bổ sung một bộ phận, hoặc tổ đội nào đó khi cần thiết để đẩy nhanh tiến độ

- Có quyền đình chỉ thi công báo cáo trả về Nhà thầu xử lý bất kỳ một cá nhân nào dưới quyền nếu xét thấy không đảm bảo trình độ, tay nghề hoặc ý thức tổ chức kỷ luật không tốt

3 Bộ phận kế hoạch - kỹ thuật thi công:

- Là các kỹ sư có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, phụ trách lập kế hoạch và kỹ thuật thi công trực tiếp

- Giúp việc và chịu sự quản lý trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trường

- Nhiệm vụ:

+ Lập biện pháp, tiến độ thi công chi tiết các hạng mục công trình

+ Lên kế hoạch thi công của toàn gói thầu trong toàn bộ thời gian thi công Phân bổ khối lượng thực hiện cho mỗi Đội thi công

+ Lập kế hoạch thi công tổng thể, kế hoạch thi công chi tiết hàng tuần Giám sát tiến

độ thi công đối với từng hạng mục công việc

+ Tham mưu các vấn đề kỹ thuật chất lượng cho Chỉ huy trưởng để đảm bảo thi công công trình an toàn và đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao

+ Tổ chức triển khai thi công trên gói thầu, thay mặt và giải quyết các công việc khiChỉ huy trưởng vắng mặt Chịu trách nhiệm chỉ huy, giám sát công tác kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công

+ Quản lý hệ thống lưới, tim cốt trong suốt quá trình thi công gói thầu

+ Tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng, khối lượng với từng Đội thi công, với

kỹ sư tư vấn giám sát hiện trường và hoàn công công trình

+ Cùng giám sát Chủ đầu tư và kỹ sư tư vấn thống nhất các vấn đề kỹ thuật, tham mưu xử lý các sự cố trong quá trình thi công để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến

độ, bảo đảm chất lượng, đạt yêu cầu thiết kế

+ Phối hợp Chủ đầu tư xem xét những thay đổi trong suốt quá trình thi công

+ Lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán giai đoạn thi công, quyết toán công trình

Trang 15

+ Báo cáo công tác tổ chức thi công, khối lượng thực hiện, nghiệm thu, thanh toán.

4 Bộ phận thí nghiệm & quản lý chất lượng:

- Làm công tác thí nghiệm, xác định các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thi công, các chỉ tiêu kỹ thuật hạng mục, bộ phận công trình đang thi công

- Chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các loại vật tư, thiết

bị, chất lượng hạng mục gói thầu và toàn bộ gói thầu trước khi đưa vào thi công cũng nhưtrong quá trình thi công

- Đảm bảo quá trình thi công đúng theo quy trình quy phạm, đảm bảo chất lượng cho tất cả các hạng mục công việc

- Kết hợp cùng cán bộ kỹ thuật và Tư vấn giám sát xử lý các sự cố trong quá trình thi công

5 Bộ phận kế toán và quản lý vật tư – thiết bị:

- Giúp việc cho Chỉ huy trưởng theo dõi thống kê toàn bộ hoạt động tài chính, vật

tư Cập nhật chứng từ, sổ kho, thẻ kho, hóa đơn tài chính theo chế độ chính sách

- Lập kế hoạch và đề xuất vốn thi công đảm bảo nguồn vốn đầy đủ, đáp ứng kịp thờicho thi công

- Tìm nguồn vật tư thi công, làm thủ tục mua bán, thống nhất giá cả thị trường và vật tư được tập kết tại chân công trình Đảm bảo vật tư đúng chủng loại, đúng lô hàng và trong thời gian thi công

- Quản lý kho bãi, tài sản, vật tư khi đã nhập vào công trường

- Cung ứng vật tư theo các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện, trang thiết bị phục vụ thi công gói thầu theo đúng yêu cầu thiết kế Cấp phát vật tư, thiết

bị cho việc thi công đáp ứng theo bản tiến độ thi công

- Đảm bảo nguồn điện, nguồn nước cung cấp đầy đủ cho công trường

- Bố trí sắp xếp, tổ chức thiết bị máy móc cho các Đội thi công, đảm bảo máy móc được tận dụng tối đa, phối hợp nhịp nhàng giữa các Đội thi công

6 Bộ phận hành chính, an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh môi trường:

- Chịu trách nhiệm về việc tổ chức công tác hành chính giúp Chỉ huy trưởng các quan hệ đối nội, đối ngoại

- Chăm sóc, đảm bảo đời sống, các biện pháp an toàn lao động, đăng ký tạm trú tạmvắng cho người lao động

- Lập bảng chấm công, thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động

- Lập và phổ biến nội quy công trường Đề xuất phương pháp quản lý về công tác hành chính tại công trường

- Theo dõi thống kê toàn bộ tình hình nhân lực, giấy phép ra vào của cán bộ, công nhân

- Kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng nhân sự của Đội: Nhân sự đủ độ tuổi lao động, sức khoẻ nhân sự, trình độ chuyên môn,

- Lên kế hoạch tập huấn và tập huấn định kỳ công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ

Trang 16

- Đôn đốc, kiểm tra thường xuyên công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ Phát hiện và báo cáo Chỉ huy trưởng xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

7 Các đội thi công:

Do đặc thù trong công tác xây lắp nhằm tối ưu hóa lực lượng sản xuất, Nhà thầu bố trí nhân lực hợp lý theo từng thời điểm thi công nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến

độ đã đề ra để hoàn thành các hạng mục gói thầu theo thời gian của hồ sơ yêu cầu Thành lập các đội thi công chuyên nghành có tính chuyên nghiệp cao:

Nhà thầu lựa chọn công nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao, vì gói thầu đòi hỏi kỹ thuật và mỹ thuật cao Ưu tiên cho các vị trí chủ chốt, các đầu công việc:

- Đội thi công số 1: Đội thi công hạng mục đào, đắp, cày xới và lu lèn nền đường,

khuôn đường; vận chuyển điều phối đất và đổ thải; ; hạng mục đảm bảo giao thông

- Đội thi công số 2: Đội thi công công trình thoát nước, công trình phòng hộ: cống

an toàn, chất lượng và hiệu quả

8 Công tác tổ chức lao động:

1 Công tác tổ chức lao động trong thi công bao gồm những biệnpháp sử dụng hợp lý lao động, bố trí hợp lý công nhân trong dây chuyền sản xuất Phân công và hợp tác lao động, định mức và kích thích lao động Tổ chức lao động phải đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công tác và tiết kiệm vật tư trên cơ

sở nâng cao tay nghề công nhân, sử dụng có hiệu quả thời gian lao động, các phương tiện cơ giới và các nguồn vật tư kỹ thuật

- Việc phân công và phối kết hợp lao động tuỳ theo tính chất hành nghề và trình độ chuyên môn của công nhân Tuỳ theo tính chất của quá trình sản xuất mà bố trí hợp lý công nhân làm việc theo đội hay từng người riêng biệt Khi thực hiện một số loại công tác có liên quan với nhau để làm ra sản phẩm cuối cùng phải tổ chức những đội sản xuất tổng hợp gồm những tổ công nhân có chuyên ngành khác nhau

2 Các đội sản xuất Nhà thầu bố trí có 01 đội trưởng có kinh nghiệm công tác đã thi công và có năng lực tổ chức thực hiện, bố trí nhân lực Được chỉ đạo và giao sớm kế hoạch cho tổ sản xuất trước khi bắt đầu thi công, trong đó ghi rõ khối lượng công tác cần phải làm, thời gian hoàn thành và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan

3 Điều kiện và môi trường lao động phải bảo đảm cho công nhân ăn ở có lán trại, nơi làm việc có năng suất đồng thời giữ gìn được sức khoẻ bằng cách áp dụng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý theo quy định của Bộ luật lao động

9 Quan hệ giữa trụ sở chính và Ban chỉ huy công trường:

Trang 17

- Về nguyên tắc quan hệ giữa Nhà thầu và công trường là mối quan hệ mệnh lệnh vàphục tùng mệnh lệnh Nhà thầu quản lý công trường thông qua các phòng ban chức năng của Nhà thầu và các quy chế, nội quy, chỉ thị,

- Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về mọi hoạt động của công trường

- Các bộ phận hành chính, kỹ thuật, chất lượng và thí nghiệm chịu trách nhiệm về tổchức sản xuất của công trường đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn, báo cáo kịp thời những vấn đề phức tạp về các phòng ban trụ sở để có giải pháp xử lý

10 Trách nhiệm và quyền hạn của Ban chỉ huy công trường:

Trang 18

- Chuyển quân, làm mặt bằng công trường, xây dựng lán trại, kho bãi.

- Bố trí bộ máy chỉ huy công trường, xây dựng văn phòng làm việc, bố trí phòng thí nghiệm hiện trường

+ Xây dựng ngay một văn phòng tại công trường để ban chỉ đạo ở và làm việc, đồng thời bố trí phòng thí nghiệm tại hiện trường Trụ sở có lắp điện thoại để tiện liên lạcvới các đội thi công và các cơ quan liên quan, để chỉ đạo thi công sát sao từng giờ, từng ngày

+ Xây dựng khu lán trại trên công trường để làm nhà ở cho công nhân, nhân viên thí nghiệm, xây dựng kho của đơn vị thi công và là vị trí tập kết thiết bị xe máy thi công, thuận tiện cho việc huy động, điều hành sản xuất

- Xác định vị trí của các mỏ vật liệu: đất , cát , đá và làm các thủ tục khai thác đất, mua, bán cát, đá Thí nghiệm kiểm tra tính chất cơ lý của các chủng loại vật liệu và chọn vật liệu chuẩn đưa vào thi công công trình

- Các loại vật liệu chủ yếu như thép, xi măng, cát, đá các loại đều được lấy tại các địa điểm do cơ quan thiết kế đã khảo sát và đưa ra Riêng các vật liệu ngoại nhập được nhà thầu hợp đồng nguyên tắc và có chứng chỉ nhà sản xuất và thí nghiệm bởi các phòng thí nghiệm thực hiện Trước khi đưa vào thi công đều được cơ quan Nhà nước thẩm định

do Ban QLDA chỉ định kiểm tra Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng mới đưa vào thi công công trình

- Thiết kế thành phần cấp phối vữa đối với những vật liệu được Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận đưa vào sử dụng

- Các kết quả thí nghiệm được trình Ban QLDA và Kỹ sư Tư vấn Giám Sát công trình trước khi đưa vào sử dụng

- Liên hệ với địa phương đăng ký trạm trú, thống nhất biện pháp bảo vệ trật tự an ninh trong suốt quá trình thi công

2 Chuẩn bị mặt bằng và lán trại:

2.1 Văn phòng công trường, lán trại tạm, nhà kho:

- Văn phòng làm việc được bố trí cho cán bộ công nhân viên của Nhà thầu; lán trại, kho bãi là nơi tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị thi công của Nhà thầu Sau khi khảo sát hiện trạng và làm việc với chính quyền địa phương, Nhà thầu dự kiến sẽ bố trí văn phòng,lán trại, kho bãi như sau:

Trang 19

+ Nhà thầu dự kiến thuê mặt bằng tại Km3 - Km4, diện tích từ 1200-1500m2 làm mặt bằng bố trí văn phòng, lán trại, kho bãi tập kết vật liệu và thiết bị thi công Công việcđược thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư;

+ Ngoài ra tùy theo từng hạng mục thi công Nhà thầu sẽ bố trí một số vị trí làm mặt bằng, lán trại trên tuyến hoặc thuê nhà dân địa phương đảm bảo công tác tổ chức thi côngđược thuận lợi

- Kết cấu văn phòng, nhà ở phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, tránh ồn ào, ô nhiễm

từ hoạt động của công trường Nhà văn phòng được trang bị các thiết bị cần thiết cho hoạt động điều hành sản xuất ở của công trường, đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên như điện, nước, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh Trong điều kiện có thể thì Nhà thầu có thể thuê mượn và cải tạo lại một số nhà cũ của địa phương hoặc hộ dân trên tuyến để làm văn phòng

- Xung quanh lán trại, mặt bằng công trường được dựng hàng rào B40 và dựng hàngrào tôn tạm ngăn xung quanh gói thầu với khu dân cư, đường giao thông, có hàng đèn chiếu sáng bảo vệ vào ban đêm và thi công khi cần thiết Tại các vị trí phải đảm bảo giao thông Nhà thầu dựng biển bảo, dây phản quang, đèn nháy cùng cán bộ tham gia hướng dẫn giao thông

2.2 Phòng thí nghiệm:

- Để thuận lợi cho công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình Nhà thầu sẽ

bố trí phòng thí nghiệm tại hiện trường và phòng thí nghiệm tại phòng Tại hiện trường Nhà thầu dự kiến bố trí phòng thí nghiệm bên cạnh văn phòng làm việc

- Trên công trường Nhà thầu bố trí đầy đủ các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra hiện trường

và lấy mẫu như: Súng bắn bê tông, gạch, vữa; thước kẹp Panme; máy toàn đạc điện tử; máy thuỷ bình; thước các loại; máy khoan lấy mẫu bê tông; khuôn đúc mẫu bê tông; khuôn đúc mẫu vữa, côn kiểm tra độ sụt bê tông Ngoài ra việc kiểm định chất lượng vật liệu: thử nghiệm cơ lý xi măng, cát, đá; nén mẫu bê tông; kéo thép, sẽ được thực hiện tại phòng thí nghiệm

- Nhà thầu lập danh sách cán bộ thí nghiệm, các cán bộ này phải được cấp giấy chứng nhận thí nghiệm viên, thông thạo kỹ thuật

- Nhà thầu xây dựng lịch thí nghiệm liên quan chặt chẽ đến tiến độ và chất lượng của từng công việc

2.3 Thực hiện thí nghiệm:

- Khi thi công Nhà thầu nhập vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng Nhà thầu đều phải thí nghiệm vật liệu Các vật liệu đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong hồ

sơ thiết kế và được Chủ đâu tư, tư vấn giám sát nghiệm thu mới được đưa vào sử dụng

- Việc thí nghiệm phải được thí nghiệm một cách chặt chẽ chính xác theo tiêu chuẩn đề ra

- Cán bộ thí nghiệm phải được cấp giấy chứng nhận thí nghiệm viên , thông thạo kỹ thuật

- Khi thi công các mẫu được thí nghiệm vào bảo quản đúng quy trình quy phạm theo từng chủng loại vật liệu

- Các kết quả thí nghiệm đều được ghi chép và được nghiệm thu cụ thể với từng mẫu

Trang 20

3 Bãi đổ thải:

Bãi đổ thải đã được chỉ định trên tuyến, cụ thể:

- Vị trí 1: Khe vườn bên trái Km27+600 QL4A, trữ lượng khoảng 100.000m3, cự ly

~ 1,2Km

- Vị trí 2: Khe bên phải Km0+900, trữ lượng khoảng 80.000m3, cự ly ~700m

- Vị trí 3: Bãi vườn bên phải tuyến cạnh trạm y tế xã Trùng Khánh (Km1+169,37), trữ lượng ~ 7.000m3

- Vị trí 4: Tại D22 (Km3+931,64) hai bên có bãi ruộng đổ thải, trữ lượng ~ 2000m3

- Vị trí 5: Bên phải D28 (Km4+712,71) là khe vườn đổ thải, trữ lượng ~15.000m3

- Vị trí 6: Km0+500 ĐT.228 cách điểm cuối tuyến 500m, trữ lượng ~50.000m3

4 Hệ thống điện, nước, đường tạm thi công, hệ thống thông tin liên lạc:

4.1 Hệ thống điện:

- Đường điện thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư và Chi nhánh điện khu

vực xin được mắc điện thi công, lắp đặt công tơ và chịu trách nhiệm thanh toán tiền điện thi công đầy đủ

- Ngoài ra bố trí máy phát điện dự phòng phục vụ thi công khi mất điện lưới

- Giếng được khoan sâu, nước lấy tại giếng khoan phải được mang đi thí nghiệm để phân tích thành phần của nước, nếu không đảm bảo thì không sử dụng để trộn vữa bê tông mà chỉ dùng để vệ sinh công nghiệp, phòng chữa cháy và một số công việc khác không ảnh hưởng đến các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng gói thầu Nước dùng cho thi công phải đảm bảo theo TCVN 4506:2012

- Sử dụng bể đựng nước di động phục vụ thi công trong suốt thời gian làm việc của công trường và dự phòng nước khi nguồn nước bị trục trặc Thiết bị cấp nước là hệ thống các đường ống và van khóa mở bố trí liên hoàn tới các khu vực cấp nước thi công Bố trí bơm cao áp đủ sức cấp nước tới vị trí xa nhất và cao nhất của công trường, tới từng vị trí của công việc

- Hệ thống thoát nước công trường: Để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động và giảm tối đa ảnh hưởng của mưa đến thi công gói thầu, Nhà thầu xây dựng hệ thống thoát nước trên công trường như sau:

- Bố trí hệ thống rãnh thoát nước chính chạy song song với gói thầu cách hàng rào tạm 0,5m Trên mặt bằng gói thầu có hệ thống rãnh phụ để thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước chính Hệ thống này thu nước vào hố ga, hố lắng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung hiện có của khu vực

4.3 Đường thi công:

Đường vào thi công: Nhà thầu liên hệ với chính quyền địa phương và được phép tập kết vật tư, thiết bị qua đường do địa phương quản lý với các phương tiện đảm bảo không vượt tải trọng cho phép

Trang 21

Tận dụng đường hiện hữu làm đường thi công chính cho gói thầu Trong quá trình thi công Nhà thầu có trách nhiệm giảm thiểu tối đa ô nhiễm do bụi, tiếng ồn và đảm bảo giao thông thông suốt.

4.4 Lối ra vào công trường :

Do việc thi công tại hiện trường phải đảm bảo dân sinh, đảm bảo giao thông hoạt bình thường nên Nhà thầu sẽ sử dụng tôn quây ngăn cách công trình với khu dân sinh và đường giao thông Tại vị trí lán trại tạm, kho bãi Nhà thầu bố trí 01 lối ra vào có bảo vệ thường trực Tại các vị trí giao với đường giao thông, Nhà thầu đặt biển báo theo quy định, ban đêm có đèn tín hiệu và cử người hướng dẫn giao thông

4.5 Thông tin liên lạc:

- Bố trí điện thoại, máy fax tại Ban chỉ huy công trường để đảm bảo liên lạc với các

bộ phận có liên quan ngoài công trường, đảm bảo thông tin thông suốt với Công ty kịp thời nắm thông tin mới để phục vụ tốt cho thi công

- Điện thoại: Bản ghi số điện thoại của các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ quản lý

5 Tổ chức hệ thống tường rào bảo vệ

5.1 Chốt bảo vệ:

Để đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho quá trình thi công tại công trường, Nhà thầu bố trí nhà bảo vệ tại công trường có bảo vệ trực 24/24 giờ để kiểm soát tất cả công nhân, các phương tiện ra, vào công trình

7 Bảo vệ các gói thầu các kết cấu hiện có:

- Trước khi thi công Nhà thầu phải khảo sát xác định vị trí gói thầu và kết cấu sẽ bị ảnh hưởng khi thi công và có biện pháp thi công hợp lý để tránh gây thiệt hại cho các công trình này

8 Hạ tầng kỹ thuật:

Trang 22

- Việc chuyển giao hạng mục thi công đã được tính toán kỹ trong tiến độ thi công, đảm bảo các hạng mục xây dựng có khả năng chịu lực hoặc không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.

- Khi thi công kết cấu phần dưới các hạng mục mà gặp phải khoáng sản, đồ quý hiếm, cổ vật, xác động, thực vật hóa thạch cũng như bom mìn thời chiến sót lại nhà thầu báo cáo chủ đầu tư, đơn vị chức năng giải quyết theo hiến pháp, pháp luật nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

9 Thời gian làm việc

- Thời gian làm việc cho công nhân, cán bộ tuân thủ chặt chẽ theo luật lao động ViệtNam hiện hành Đối với công việc phải làm tăng ca, ban đêm nhà thầu đảm bảo các điều kiện cần và đủ để công nhân làm việc như điện chiếu sáng, tiếng ồn, và các yêu cầu khác của địa phương nơi có công trình, có chế độ đãi ngộ với công nhân cán bộ làm tăng ca và

có sự nhất trí của công đoàn Nhà thầu

10 Phối hợp trong thi công:

- Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các

đơn vị có liên quan khác để giải quyết công việc trong gói thầu với tiêu chí “AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG, TIẾN ĐỘ, HIỆU QUẢ”

- Quy định hình thức tổ chức thực hiện các cuộc họp giao ban, cụ thể như: Thực hiện giao ban hàng ngày giữa Chỉ huy trưởng gói thầu, cán bộ kỹ thuật và các tổ đội, giaoban hàng tuần trong nội bộ gói thầu với cán bộ giám sát của chủ đầu tư, giao ban hàng tháng giữa Nhà thầu và Ban chỉ huy Công trường, giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để xác định khối lượng các công việc đã hoàn thành, giải quyết các vướng mắc tồn đọng trong qúa trình thực hiện, kiểm điểm tiến độ và đề xuất giải pháp dự phòng Việc kiểm tra đượcthực hiện theo sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công bộ phận gói thầu, sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công giai đoạn xây lắp

Trang 23

PHẦN V BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH

I Nguyên tắc thi công tổng thể:

Nhà thầu sẽ thực hiện thi công công trình theo nguyên tắc chủ đạo sau:

- Việc thi công chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện xong các công tác chuẩn

bị và huy động lực lượng tới công trường

- Khi thi công phải thực hiện đầy đủ biện pháp: đảm bảo ATLĐ, đảm bảo môi trường và giao thông đường bộ, đường thuỷ diễn ra trong khu vực thi công và lân cận

- Biện pháp thi công chủ yếu là thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công

- Để giảm thiểu thời gian thi công toàn công trình, Nhà thầu sẽ tập trung đầy đủ máy móc và nhân lực tương ứng với đặc thù và khối lượng của mỗi loại công việc Các công việc sẽ được tổ chức hợp lý và khoa học sao cho không có thời gian chờ đợi trong suốt thời gian thi công (trừ các trường hợp bắt buộc về kỹ thuật hoặc không phải do Nhà thầu gây ra) Nhà thầu sẽ điều khiển quá trình thi công bằng tiến độ thi công chi tiết Trước khi thi công bất cứ hạng mục công trình nào, Nhà thầu sẽ trình cho tư vấn giám sátxem xét và chấp nhận biện pháp kỹ thuật thi công, kế hoạch thi công và kế hoạch đảm bảo chất lượng Chỉ có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát, Nhà thầu mới thực hiện thi công

II Trình tự thi công tổng thể các hạng mục công trình:

Khu vực xây dựng có đặc thù thi công trong điều kiện giao thông khó khăn, đây là tuyến đường vào Cửa khẩu Bình Nghi nên cần đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường Do đó, Nhà thầu lập biện pháp thi công tổng thể trên nguyên tắc ưu tiên phối hợp nhịp nhàng giữa công tác thi công và công tác điều tiết hoạt động giao thông trong khu vực, mặt bằng thi công gọn gàng, các công tác thi công gối đầu nối tiếp nhau tạo thành dây chuyền thi công liên tục, thi công tới đâu hoàn thiện tới đó

Ngay sau khi có quyết định trúng thầu, Nhà thầu nhanh chóng triển khai kế hoạch thi công theo trình tự:

- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, lập và trình duyệt biện pháp thi công và kế hoạch thực hiện Thành lập ban chỉ huy công trường, xác lập các tổ đội thi công, chuẩn bị mặt bằng lán trại công trường, chuẩn bị huy động vật tư, bảo dưỡng máy móc thiết bị và huy động đến công trường, thực hiện các thủ tục xin phép với các cơ quan ban ngành chức năng tại địa phương…

- Tiếp nhận mặt bằng, cọc mốc cao độ, mốc ranh giới của công trình Xác định vị trí ranh giới, cao trình xây dựng bằng máy kinh vĩ Thành lập lưới cao độ phụ xung quanhkhu vực thi công nhằm thuận tiện cho công tác kiểm tra, đo đạc trong quá trình thi công

- Dọn dẹp mặt bằng, chặt cây, san ủi lớp đất hữu cơ, rác, cỏ, tháo dỡ và di dời cácchướng ngại vật trên bề mặt khu vực thi công;

-Thi công triển khai các công tác chuẩn bị;

-Thi công triển khai công việc;

Trang 24

-Hoàn thiện công trình.

Trình tự thi công như sau:

1 Giai đoạn chuẩn bị thi công:

- Chuẩn bị nhân lực thi công

- Chuẩn bị các thủ tục ban đầu: Lập và phê duyệt biện pháp thi công chi tiết hạng mục công trình, thống nhất biểu mẫu quản lý chất lượng, biểu mẫu nghiệm thu thanh toán, lập, trình danh sách ban chỉ huy công trường, đăng ký các Nhà thầu phụ, đăng ký nguồn gốc vật liệu, lấy mẫu thí nghiệm, thiết kế cấp phối,

- Chuẩn bị mặt bằng thi công

- Định vị công trình

- Chuẩn bị mặt bằng, nhà tạm, kho bãi phục vụ thi công

- Chuẩn bị điện nước phục vụ thi công

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị phục vụ thi công

- Chuẩn bị vật tư phục vụ thi công

2 Giai đoạn thi công chính: (Có bảng tổng tiến độ thi công kèm theo)

2.1 Thi công đào, đắp nền:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào khuôn nền đường, vận chuyển điều phối đất tận dụng và đổ thải đất thải;

- Đắp bù lề đường K95;

- Cày xới, lu lèn K98;

- Đắp đất nền đường K95 đất tận dụng;

- Đắp đất nền đường K98 đất tận dụng

2.2 Thi công móng, mặt đường BTXM:

- Làm lớp móng CPĐD loại II, dày 20cm;

- Đổ bê tông mặt đường BTXM M300, đá 2x4 dày 26cm;

- Thi công khe nối, tạo nhám và bảo dưỡng BT;

- Cắt khe giãn, khe dọc và chén khư bằng matit

2.3 Thi công nút giao BTN:

- Làm lớp móng CPĐD loại II, dày 25cm;

2.4 Thi công hệ thống cống tròn thoát nước ngang đường:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào hố móng, vận chuyển đổ thải;

- Lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông móng cống BTXM M150;

- Vận chuyển, tập kết và lắp đặt ống cống ly tâm đúc sẵn;

Trang 25

- Nối ống bê tông bằng vữa XM M100;

- Xây sân cống, đầu cống bằng đá hộc xây vữa M100;

- Đắp đất mang cống, K95;

- Đắp đất sét dẻo đỉnh cống K95

2.5 Thi công hệ thống cống hộp ngang đường:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào hố móng, vận chuyển đổ thải;

- Đệm đá dăm hố móng;

- Lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông móng cống BTXM M150;

- Vận chuyển, tập kết và lắp đặt ống cống đúc sẵn;

- Nối ống bê tông bằng vữa XM M100;

- Lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông tường thân, tường đầu, tường cánh;

- Đắp đất mang cống, K95;

- Lắp đặt bản vượt đúc sẵn đá 1x2, M250;

- Đắp đất sét dẻo đỉnh cống K95

2.6 Thi công kè chắn đất:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào hố móng, vận chuyển đổ thải;

- Lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông móng kè;

- Đắp đất sét móng kè;

- Lăp dựng ván khuôn, đổ bê tông thân kè;

- Đắp đất sét tầng lọc, đá dăm, ống thoát nước tầng lọc

2.7 Thi công rãnh dọc hình thang:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào hố móng, vận chuyển đổ thải;

- Lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông phần lề gia cố và rãnh dọc tuyến;

- Lắp đặt tấm đậy BTXM đá 1x2, M250 đúc sẵn

2.8 Thi công hệ thống an toàn giao thông:

- Định vị, đo đạc xác định vị trí thi công;

- Đào móng biển báo bằng thủ công;

- Đổ bê tông móng biển báo

Các hạng mục thi công có thể thi công đồng thời hoặc thi công trình tự trước, sau tùy theo tính chất của hạng mục thi công Trong quá trình thi công các hạng mục công trình có liên quan đến nhau, Nhà thầu sẽ lắp đặt vật liệu chờ hoặc để lại tạo điều kiện thuận lợi cho thi công hạng mục sau

Để đảm bảo giao thông trên tuyến và giảm thiểu tối đa thời gian chờ do yếu tố thời tiết, Nhà thầu dự kiến thi công ưu tiên đào mở rộng nền đường từ trong tuyến ra và điều phối đất để đắp từ ngoài vào trong trên các mũi thi công được phân trên các công địa khác nhau sao cho phối hợp tổ chức thi công nhịp nhàng, cự ly vận chuyển ngắn nhất Thicông theo hình thức cuốn chiếu, thi công nền đến điểm dừng kỹ thuật là cấp phối đá dăm

Trang 26

loại 2 Sau đó thi công phần thoát nước Sau khi hoàn thiện phần thoát nước, nền tiến hành thi công Cấp phối đá dăm loại I và thi công kết cấu mặt đường.

3 Giai đoạn hoàn thành gói thầu:

3.1 Công tác nghiệm thu hoàn công.

Công tác nghiệm thu hoàn công được Nhà thầu thực hiện ngay trong từng giai đoạn thi công Công việc này do ban kỹ thuật công trường thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước

3.2 Công tác bàn giao.

- Trước khi bàn giao gói thầu, Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn tất cả các trang thiết

bị, kho bãi, nguyên vật liệu thừa ra khỏi gói thầu, tổng vệ sinh các hạng mục, trả lại mặt bằng cho Chủ đầu tư và địa phương

- Tổ chức nghiệm thu sơ bộ và tiến hành nghiệm thu chính thức theo đúng quy định ban hành của Nhà nước

III Các lưu ý trong quá trình thi công:

- Do đặc thù triển khai thi công trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mật độ giao thông lớn, Nhà thầu sẽ sắp xếp các công việc thi công sao cho hợp lý nhất và phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành, các cơ quan quản lý để triển khai thi công

- Công tác thi công chủ yếu là thi công cơ giới kết hợp với thủ công chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ các yếu tố tự nhiên và giao thông trong khu vực xây dựng nên phải có biện pháp hợp lý giữa các công tác chính để trong thi công không có sự chồng chéo Nhà thầu

sẽ tập trung huy động vật tư, vật liệu, thiết bị máy móc thi công cùng với sự huy động nhân lực tối đa phục vụ thi công đảm bảo được chất lượng công trình

- Để đảm bảo tiến độ thi công ngoài việc tuân theo biện pháp thi công và sẽ chú trọng chọn các giải pháp và trình tự thi công hợp lý nhất

- Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là sự tuần tự và hợp nhất giữa tiến độ thi công các hạng mục công trình Nhà thầu sẽ cùng với Chủ đầu tư, TVGS tổ chức thi công phối hợp giữa các bộ phận thi công một cách tốt nhất Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công chung Việc tiến hành các bước thi công tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu là một giải pháp hợp lý nhất

- Trước hết, thực hiện các công tác chuẩn bị thi công như: kế hoạch thi công, huy động vật tư, máy móc, thiết bị và nhân lực đến công trường, xây dựng kho bãi, lán trại công trường

- Thời gian thi công tổng thể được lập trong bảng tổng tiến độ thi công của gói thầu

- Trong quá trình thi công phải lập nhật ký thi công ghi lại đầy đủ từng bước thi công và từng sự việc xảy ra trong quá trình thi công Trong quá trình thi công, nếu có phát hiện sai khác so với thiết kế, phải thông báo ngay cho Tư vấn giám sát để kịp thời cóbiện pháp xử lý Công tác thi công chỉ được phép tiếp tục triển khai sau khi có ý kiến của

Tư vấn giám sát

- Thiết lập hệ thống mốc định vị chính xác đảm bảo đúng tọa độ và chuẩn tắc so vớithiết kế

Trang 27

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu luôn đảm bảo phương tiện thi công, máy móc thiết bị phục vụ thi công không làm ảnh hưởng, cản trở giao thông toàn tuyến.

- Đổ vật liệu thừa, phế thải đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh và chấp hành các quy định của các cơ quan chức năng

- Cử cán bộ có trình độ chuyên môn, chứng chỉ về công tác thi công tham gia thi công công trình nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất

- Nhà thầu thi công đúng và đủ khối lượng, kích thước trong HSMT

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu thi công tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định và sự điều hành của Chủ đầu tư

- Nhà thầu phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường và chịu hoàn toàn tráchnhiệm về vệ sinh môi trường với địa phương và Chủ đầu tư

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu thi công phải đảm bảo sự ổn định, an toàn của khu vực xung quanh Các phương tiện tham gia thi công không được làm cản trở giaothông

- Công tác nghiệm thu phải được tiến hành từng phần, từng bộ phận Trong quá trình thi công, khi nghiệm thu nhất thiết phải có:

+ Đầy đủ các tài liệu theo quy định;

+ Đầy đủ các thành phần theo quy định

-Chỉ được tiếp tục thi công công đoạn tiếp theo sau khi đó nghiệm thu giai đoạn trước

- Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn lao động Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng thi công công trình trước Chủ đầu tư và trước pháp luật

- Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ thi công: Thời tiết; mùa vụ, cũngđược tính đến để đảm bảo tiến độ thi công hợp lý, đạt được kế hoạch đề ra

Trang 28

PHẦN VI GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT CÁC

HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

I Công tác chuẩn bị hiện trường:

- Ngay sau khi có thông báo trúng thầu, Nhà thầu khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị, lập tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục công trình, trình Chủ đầu tư và tiến hành thi công ngay sau khi có lệnh khởi công của Chủ đầu tư và thực hiện những yêucầu sau đây:

- Bố trí thi công liên tục, tranh thủ những ngày khô nắng để thi công Bố trí thi côngdây chuyền theo từng bước công đoạn và áp dụng công nghệ thi công tiên tiến hiện đại đặc biệt là các thiết bị máy móc của Nhà thầu có tính năng hoạt động tốt như máy đào, máy ủi, máy đầm, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông,

- Triển khai ngay các công tác tập kết vật liệu, máy móc thiết bị tốt nhằm đảm bảo thi công hợp lý

- Thường xuyên kiểm tra tim mốc, các mặt cắt để đảm bảo đúng kích thước và cao

độ thiết kế

- Chuẩn bị sẵn các loại vật liệu và chứng chỉ vật liệu trình Ban quản lý kiểm tra trước để khi cần sử dụng được ngay

- Thực hiện đúng, nghiêm chỉnh các yêu kỹ thuật trong các quy trình thi công

- Lập sổ nhật ký thi công ghi đầy đủ, sạch sẽ và cập nhật hàng ngày

- Chỉ được phép làm theo các phần việc khi đã được kỹ thuật và Ban quản lý dự án nghiệm thu, nhận xét đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của phần công việc thực hiện xong trước đó

- Hàng tháng có kế hoạch về khối lượng thi công, kế hoạch về tài chính để Ban quản lý dự án có cơ sở nghiệm thu thanh toán

- Mọi sự thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải được sự chấp thuận của Đơn

vị tư vấn và Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư

Trong thời gian thi công có thể gặp các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thicông như mưa, gió Nhà thầu sẽ bố trí thêm lực lượng công nhân, tăng cường thêm thiết

bị máy móc, thi công xen kẽ và tăng cường làm thêm giờ, thêm ca để đạt tiến độ theo yêucầu của Chủ đầu tư và tiến độ đơn vị đã đề ra

- Thành lập Ban điều hành, huy động máy móc thiết bị đến chân công trình Nhà thầu sẽ tập kết thiết bị thi công vào công trường ngay khi có lệnh khởi công và đầy đủ theo đúng kế hoạch tiến độ của dự án

- Xây dựng văn phòng Ban điều hành, phòng thí nghiệm hiện trường Dự tính Ban điều hành của Nhà thầu sẽ bố trí văn phòng làm việc chung, phòng chỉ huy, phòng ở của

tổ kỹ thuật và các bộ phận khác, phòng ăn, bếp, 1 phòng thí nghiệm

- Xây dựng lán trại công trường, bãi tập kết xe máy, kho bãi tập kết vật liệu và sản xuất cấu kiện

Trang 29

- Liên hệ với các cơ quan sở tại tại địa phương để đăng ký tạm trú, tạm vắng cho tất

- Bộ phận trắc đạc luôn thường trực trên công trường để theo dõi, kiểm tra tim mốc công trình trong suốt thời gian thi công

II Công tác phóng tuyến công trình:

Bao gồm các công tác nhận bàn giao toàn bộ các tài liệu cần thiết để làm cơ sở cho thi công như mặt bằng tuyến, các cọc mốc tim tuyến, các tọa độ điểm khống chế, mặt bằng tổng thể các bản đồ địa lý mặt bằng công trình, bãi thải đất, vị trí khai thác… của Chủ đầu tư Nhà thầu có phương án bảo quản các mốc, chỉ giới và các tài liệu đã bàn giao

để làm cơ sở thi công

- Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư nhận bàn giao tim mốc và giải phóng mặt bằng thi công

- Bố trí cán bộ kỹ thuật và trắc đạc xác định mốc giới tọa độ xây dựng, nếu có cọc mốc trong phạm vi công trình thì di chuyển đến địa điểm khác ngoài phạm vi thi công, có

sơ đồ kèm theo

- Căn cứ vào mốc chính, để triển khai gửi các mốc cao độ, vị trí… Nhà thầu chúng tôi dùng máy trắc đạc để chuyển các mốc cao độ trên do Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế bàn giao tại thực địa thành mốc củng cố (mốc gửi) ra ngoài phạm vi công trình sử dụng

ổn định sau này Mốc gửi sẽ được lập như mốc chính, chắc chắn, có độ cao, tọa độ và sơ họa kỹ để tiện việc quản lý và sử dụng trong suốt quá trình thi công, được bảo vệ bằng các rào chắn vây quanh, các mốc định vị tiêu chuẩn cao độ ở ngoài phạm vi thi công không ảnh hưởng đến quá trình thi công sẽ được bảo vệ chắc chắn

III Biện pháp thi công chi tiết:

1 Thi công nền đường:

Do mặt đường hiện trạng nhỏ hẹp, công tác tổ chức thi công đào nền mặt đường phải đảm bảo giao thông thông suốt, Nhà thầu tiến hành thi công đào khuôn, nền đường theo trình tự như sau:

- Sử dụng tổ hợp máy đào, máy xúc và ô tô tự đổ đào mở rộng nền đường tại các vị trí có mặt cắt cần mở rộng, trình tự đào từ trong ra ngoài, điều phối đất để đắp, nguyên tắc đắp đất từ ngoài vào trong

- Nhà thầu tổ chức mũi thi công công tác đào, đắp nền đường như sau:

+ Từ Km0 - Km2: Tổ chức 01 mũi đào gồm: Tổ hợp máy: 02 máy đào 1,25m3; 02 máy đào 1,6m3; 02 máy ủi 108CV; 5 búa căn phá đá; 5 ô tô 10T 01 mũi đắp (tổ hợp máy: 1 lu tĩnh 10T, 2 lu rung 16T, 2 máy ủi 108CV

Trang 30

+ Từ Km2 - Km4: Tổ chức 02 mũi đào, mỗi mũi gồm: tổ hợp máy: 02 máy đào 1,25m3; 02 máy đào 1,6m3; 02 máy ủi 108CV; 5 búa căn phá đá; 5 ô tô 10T 02 mũi đắp, mỗi mũi gồm: Tổ hợp máy: 1 lu tĩnh 10T, 2 lu rung 16T, 2 máy ủi 108CV.

+ Từ Km4 - Km6: Tổ chức 03 mũi đào, mỗi mũi gồm: tổ hợp máy: 02 máy đào 1,25m3; 02 máy đào 1,6m3; 02 máy ủi 108CV; 5 búa căn phá đá; 5 ô tô 10T 02 mũi đắp, mỗi mũi gồm: Tổ hợp máy: 1 lu tĩnh 10T, 2 lu rung 16T, 2 máy ủi 108CV

- Đất đào C3, C4 và đá C4 được tận dụng để đắp Đất thải, đất C2 được vận chuyển

đi đổ tại các vị trí quy định ngoài phạm vi tuyến đường Thi công đến đâu gọn gàng đến đấy, không vận chuyển phế thải đổ xuống sông suối, ruộng vườn của nhân dân

- Công tác này gồm việc đào đất theo yêu cầu trong phạm vi thi công, vận chuyển, đánh đống hoặc đổ bỏ mọi vật liệu đào được Công việc bao gồm đào và hoàn thiện bề mặt lộ thiên tại những đoạn thi công để tạo được mặt cắt ngang và độ dốc taluy theo quy định

- Vật liệu thích hợp đào lên có thể được tái sử dụng làm vật liệu đắp miễn là chúng được phân hạng là vật liệu thích hợp Mọi vật liệu thích hợp đào lên sẽ được sử dụng trong quá trình thi công đường Các vật liệu thích hợp được sử dụng cho các mục đích khác nhau sẽ được đổ đống riêng biệt, thực hiện bảo quản chất lượng vật liệu ở trạng thái ban đầu của chúng

- Vật liệu không thích hợp và mọi vật liệu đào khác không được yêu cầu sử dụng đều được coi là phế thải Nhà thầu sẽ xử lý những vật liệu phế thải đó theo đúng quy định Vị trí dùng làm bãi phế thải phải được Kỹ sư Tư vấn giám sát chấp thuận Mọi phế thải được đổ bỏ sao cho không lẫn vào dòng nước, không ảnh hưởng đến sự ổn định của đường, các rãnh đào, các kết cấu thoát nước, nền đường và đất nông nghiệp

- Khi hoàn thành công việc, tất cả vật liệu thải phải được dọn khỏi công trường và

xử lý, phải bảo đảm rằng công trường đã được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng, vật liệu thải

có thể sẽ được thu gom và tái sử dụng

2 Định vị, dựng khuôn công trình:

- Trước khi tiến hành thi công, Đơn vị thi công cùng Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim Sau khi nhận bàn giao, Đơn vị thi công sẽ cho đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là những chỗ đặc biệt nhất là những chỗ thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng nơi tiếp giáp đào và đắp v.v… Những cọc mốc được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, được cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra

- Công tác định vị, dựng khuôn được xác định các vị trí: Dựa vào các cọc mốc, cọc tim, hướng tuyến đã được nhận bàn giao theo thiết kế Đơn vị thi công tiến hành đóng các cọc tim bổ sung, các cọc biên đào, biên đắp, các cọc trên đường cong Việc cắm cọc đượcthực hiện cứ 20m/ mặt cắt đối với đoạn có địa hình tương đối đồng đều, nếu địa hình phức tạp sẽ cắm dày hơn

- Công tác định vị, dựng khuôn phải đảm bảo các yêu cầu: Xác định chính xác các

vị trí như: Tim, trục công trình, chân mái đắp, đỉnh mái đào, đường biên hố móng, mép

mỏ vật liệu, chiều rộng các rãnh biên, rãnh đỉnh, các mặt cắt ngang của phần đào hoặc

Trang 31

đắp… Đối với những công trình nhỏ, khuôn có thể dựng ngay tại thực địa theo hình cắt ngang tại những cọc mốc đã đóng Công tác định vị dựng khuôn được Đơn vị thi công thực hiện bằng các thiết bị: Trắc đạc chuyên dùng như: Máy kinh vĩ, thủy bình, thước thử, rọi… và do tổ trắc đạc công trình của Đơn vị thi công thường trực tại hiện trường thực hiện Việc theo dõi, kiểm tra tính chính xác được thực hiện trong suốt quá trình thi công.

2.Thi công nền đường đào

Trình tự thi công như sau:

- Dọn dẹp và phát quang mặt bằng

- Đào đất đến cao độ thiết kế

- Đào đá đến cao độ thiết kế nếu có

- Phá đá bằng nổ mìn

- Vận chuyển điều phối đất đắp và ra bãi thải

- Xáo xới và đầm chặt nền đường

2.1 Đào hữu cơ

- Đơn vị thi công tiến hành đưa máy móc thiết bị vào thi công phần chặt cây phát quang và bóc phủ Công tác này bao gồm công việc bóc bỏ một lớp đất trên bề mặt nền đắp theo thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư Tư vấn dọn quang và xới đất bao gồm các việc phát cây, dãy cỏ, đào gốc cây, và cày xới lớp đất mặt trong phạm vi thi công Phạm

vi thi công bao gồm phạm vi theo thiết kế Nếu nền đường đi qua các hồ ao, kênh, mương

và nền đất sình lầy trước khi đắp nền đường Đơn vị thi công sẽ tiến hành vét bỏ toàn bộ lớp bùn và sình lầy nói trên công việc chỉ hoàn thành khi có ý kiến của Kỹ sư Tư vấn Để thực hiện tốt công tác này để đẩy nhanh tiến độ thi công Đơn vị thi công sử dụng phương tiện thi công tối đa là máy móc Đối với các chất thải ở phần trên công trình Đơn vị thi công dùng máy ủi ủi đến cao độ thiết kế các chất thải được gom thành đống dùng máy xúc xúc lên oto vận chuyển đổ thải

- Trắc địa của Đơn vị thi công sẽ cắm các điểm ranh giới theo đúng yêu cầu của hồ

sơ thiết kế để xác định các điểm biên của đường nhằm đảm bảo thực hiện đào đảm bảo đúng kích thước, cao độ theo đồ án thiết kế

2.2 Đào đất

- Việc đào đất sẽ bắt đầu tiến hành sau khi mặt bằng được dọn dẹp và lớp đất hữu cơđược vận chuyển ra khỏi khu vực làm việc Công tác đào đất sẽ được tiến hành một cách cẩn thận để tránh nứt vỡ và các ảnh hưởng không cần thiết đến các bề mặt lân cận

- Dùng tổ hợp máy xúc + máy ủi để đào nền đường đến cao độ thiết kế Phương án đào toàn bộ theo chiều ngang tiến dần vào dọc theo tim đường Nếu nền đào quá sâu (vượt quá chiều cao hoạt động hiệu quả của máy đào), có thể chia làm nhiều bậc và tiến hành thi công đồng thời trên đó để tăng diện thi công Khi chia làm nhiều bậc, đảm bảo mỗi bậc có 1 đường vận chuyển đất ra ngoài riêng và hệ thống rãnh thoát nước riêng, tránh trường hợp nước từ bậc trên chảy tràn xuống bậc xuống

Trang 32

- Chỗ đứng của máy đào phải bằng phẳng máy nằm toàn bộ trên mặt đất khi đào trên sườn đồi tầng khai thác phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới bờ mép của mái dốc

và không được nhỏ hơn 2m Độ nghiêng cho phép về hướng đổ đất của máy không quá 20°

- Khi máy làm việc phải theo dõi khoảng đào không để tạo hàm ếch Nếu có hàm ếch phải phá ngay Tuyệt đối không để máy làm việc ở nơi có lớp đất đang có xu hướng

đổ về phía máy Đào đến đâu dọn sạch các tảng đá long chân ở các khoang đào

- Khi đổ đất vào thùng xe khoảng cách từ đáy gầu đến thùng xe không cao quá 0,7m Vị trí của xe đứng thuận tiện và an toàn Khi máy đào quang không được quay ngang qua đầu xe, góc quay phải nhỏ nhất và không được vươn xa khi đổ đất

- Khi bạt mái ta luy nền đường đào đường tiến hành bằng máy xúc để tạo mái dốc sau đó dùng thủ công hoàn thiện thi công đến đâu hoàn thiện ngay đến đó, hoàn thiện đảm bảo độ dốc và độ phẳng theo của thiết kế

- Sau khi đào nền đường trong nền đất đào đến cao độ thiết kế, Đơn vị thi công tiến hành thí nghiệm tính chất của đất ở cao độ mặt nền đường, nếu là đất không ổn định hoặc

là đất không phù hợp theo quy định của đất đắp nền đường, Đơn vị thi công sẽ báo cáo tưvấn giám sát để đào bỏ sẽ cho đắp thay thế bằng loại đất đắp phù hợp được chấp thuận vàđầm chặt đến độ chặt bằng hoặc lớn hơn độ chặt quy định

- Khi đào đất, nhất là đất sét, chú ý đảm bảo việc thoát nước tốt trong suốt thời gian thi công Các công trình thoát nước cần tiến hành thi công song song với công tác đào đất

để đảm bảo thoát nước ngay sau khi nền đường làm xong

- Vật liệu thích hợp phát sinh từ công tác đào thông thường được sử dụng lại làm vật liệu lấp cho các công trình hoặc sử dụng trong công tác đắp nền

- Đất đào được chia làm 2 loại:

+ Đối với đất thích hợp cho việc đắp nền, nếu được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý

và được sự đồng ý của Kỹ sư TVGS sẽ được chuyển tới các vị trí đắp

+ Đối với đất không thích hợp cho việc đắp nền vận chuyển đổ thải ra các vị trí quy định đã được sự chấp thuận của Kỹ sư TVGS

2.3 Biện pháp thi công đào đá

Đơn vị thi công sử dụng máy đào, máy ủi có công suất lớn để bóc các tầng đất phủ

và đá phong hóa, đá C4

Máy ủi và máy xúc đào sẽ đào, ủi từng lớp đất trong phạm vi giới hạn của nền đào, hoàn thiện đáy khuôn đường theo đúng cao độ thiết kế, hình thành nền đường, gọt mái taluy cần thiết cho việc chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề đường, mái ta luy, đường giao

- Kiểm tra cao độ, kích thước hình học đáy nền sau khi đào xúc xong,

- Trước khi đắp cát nền đường phải lu lèn lại đáy nền kiểm tra chặt đạt yêu cầu

- Nghiệm thu các công việc đã thi công trước khi chuyển sang hạng mục thi công khác

Trang 33

- Trong quá trình thi công phải luôn có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể máy móc, thiết bị, nhân lực thi công theo đúng cao độ trong hồ sơ thiết kế được duyệt

2.4 Thi công nền đường đá bằng phương pháp nổ mìn

- Trong quá trình khoan nổ mìn không làm cản trở đến công đoạn xúc và vận

chuyển đất đá đã được nổ phá cũng như các hoạt động khác trên công trường

- Phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất của khu vực trong đó đặc biệtquan tâm đến độ cứng, mức độ nứt nẻ và thế nằm của đá…, quy mô của hố đào, khả năngcung cấp máy móc, thiết bị khoan, vật liệu nổ và tiến độ công việc yêu cầu để lựa chọn thông số kỹ thuật phù hợp Các thông số tính toán dựa trên tài liệu khảo sát phải được điều chỉnh chính xác trên cơ sở kết quả nổ mìn thử nghiệm và rút kinh nghiệm trong quá trình thi công thực tế ở công trường

- Các thông số kỹ thuật khoan nổ mìn cần xác định là sơ đồ bố trí các loại lỗ khoan, chiều sâu và đường kính lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan và giữa các hàng lỗ khoan, chiều dài đường cản ngắn nhất ở chân tầng, chiều sâu khoan quá của các lỗ khoan,loại thuốc nổ và khối lượng thuốc nổ cần nạp trong một lỗ khoan và cho từng đợt nổ, chiều dài bua và vật liệu lấp bua, phương pháp kích nổ mìn v.v… Các thông số kỹ thuật được chọn phải đảm bảo sử dụng tối đa năng lượng của thuốc nổ; giảm thấp nhất công tác san lấp mặt bằng và các công tác phụ trợ; đạt được những mái dốc ổn định (khi bạt mái), các hố đào có hình dạng và kích thước yêu cầu của thiết kế Phải đảm bảo độ vỡ vụn đồng đều (tính theo mét dài hố khoan, theo khối lượng đất đá bị nổ phá) và vị trí cần thiết của khối đất đá bị nổ phá, phù hợp với năng lực của các phương tiện bốc xúc và vận chuyển

- Phải chọn loại thuốc nổ có các tính năng kỹ thuật như sức công phá, tính chịu nước, tính ổn định và biến chất, khả năng chịu va đập, kỹ thuật sử dụng, chỉ số cân bằng oxy, giá thành rẻ … phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình Ưu tiên sử dụng loại thuốc nổ sản xuất trong nước được bao gói theo quy mô công nghiệp (để thuận lợi trong khâu vận chuyển và nạp thuốc nổ vào lỗ khoan)

- Để nâng cao hiệu quả thi công đào đá bằng nổ mìn, có thể áp dụng đồng thời nhiều phương pháp nổ mìn khác nhau như nổ mìn lỗ nông, nổ mìn lỗ sâu, nổ mìn lỗ khoan nghiêng, nổ mìn phân đoạn thường hoặc phân đoạn không khí, nổ mìn viền, nổ mìn vi sai, nổ mìn với lỗ khoan phụ thêm và nổ mìn trong môi trường nén v.v…

- Sau khi khoan xong phải đo đạc kiểm tra trị số đường cản chân tầng, khoảng cách giữa các lỗ khoan trong một hàng và giữa các hàng lỗ khoan, chiều sâu và góc nghiêng của các lỗ khoan Trong các hố đào có mặt cắt riêng phải kiểm tra vị trí của các hàng lỗ khoan phối hợp và của từng lỗ khoan riêng biệt Các lỗ khoan sau khi khoan xong nếu chưa nạp mìn đều phải có biện pháp bảo vệ phù hợp

- Khi khoan các gương tầng có điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, gây hư hại các

lỗ khoan đã được khoan thì phải nạp bao thuốc vào các lỗ khoan này ngay sau khi rút dụng cụ khoan ra nhưng phải tuân theo quy định trong QCVN 02 : 2008/BCT

Trang 34

- Phải đảm bảo nạp thuốc nổ và bố trí các thiết bị gây nổ vào các lỗ khoan đúng chủng loại, đúng khối lượng và đúng vị trí theo thiết kế

- Phải sử dụng vật liệu rời hạt mịn để lấp bua Khi nạp bua không làm hư hại các bộ phận gây nổ hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình kích nổ mìn

- Tất cả các loại vật liệu nổ, máy móc và thiết bị phục vụ nổ mìn chưa sử dụng đều phải cất giữ và bảo quản trong các kho chuyên dụng, đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định

- Phải xác định những vùng nguy hiểm tương ứng với từng phương pháp nổ mìn dựa trên những điều kiện tại chỗ và phù hợp với những yêu cầu trong nguyên tắc an toàn của công tác nổ mìn

b Thi công khoan nổ mìn:

- Phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất, máy móc thiết bị khoan nổ, quy mô của hố đào và tiến độ yêu cầu để phân chia khối nham thạch cần đào thành từng tầng, từng đợt khoan nổ và trình tự khoan nổ cho từng đợt

- Khi chiều sâu đào hố móng công trình dưới 1,0 m thì chia thành một tầng để nổ phá Khi chiều sâu hố đào từ 1,0 m đến 2,0 m thì chia thành hai tầng có chiều cao bằng nhau để nổ phá Khi chiều sâu hố đào lớn hơn 2,0 m phải chia ra ít nhất thành hai tầng để

nổ phá trong đó tầng dưới cùng (tầng nằm trên mặt đáy móng) là tầng bảo vệ Phân chia

số tầng và chiều dầy của từng tầng khoan nổ nằm phía trên tầng bảo vệ tuỳ thuộc vào khảnăng thiết bị bốc xếp, vận chuyển cũng như cách thức tổ chức thi công Chiều dày B của tầng bảo vệ phụ thuộc vào chiều dài đường cản ngắn nhất w của quả mìn được dùng để khoan nổ ở tầng nằm ngay trên tầng bảo vệ, lấy theo các quy định sau nhưng không nhỏ hơn 1,0 m:

- Đối với công trình làm đường giao thông thuộc nhóm III: B = 0,50.w

- Để đạt được đúng các đường viền thiết kế của các hố đào khi nổ tơi mà không phá hủy tính nguyên vẹn của khối nham thạch còn lại, phải sử dụng biện pháp tạo khe sơ bộ (nổ mìn theo đường viền) Để bảo vệ thành hố móng ở bên ngoài đường viền của các khe nói trên, các quả mìn nổ tơi phải bố trí ở khoảng cách thích hợp

- Khi độ dốc của các mái dốc nhỏ hơn 40o và khó khoan lỗ để tạo khe hở sơ bộ theo đường viền thì các mái dốc phải được khoan nổ bằng các quả mìn nổ tơi đặt trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng có chừa lại lớp bảo vệ

- Không được khoan quá khi ở chân tầng có lớp đá mềm yếu hoặc các khe nứt nằm ngang

- Chiều cao các tầng khi đào đất đá trong các hố móng sâu lấy từ 6 m trở lên nhưng không vượt quá 1,5 lần chiều cao xúc của loại máy xúc được sử dụng

- Kết hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nổ mìn khác nhau để phát huy hếtcác ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của từng phương pháp, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của hiện trường và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cao nhất:

+ Khi các tầng phải nổ phá có chiều cao thay đổi nên phối hợp nổ mìn trong lỗ khoan lớn và nổ mìn trong hố khoan nhỏ Các quả mìn trong lỗ khoan nhỏ đào phá các phần ranh giới của địa khối cần phải nổ phá Các quả mìn trong hố khoan lớn nổ phá thể tích chủ yếu của các nham thạch;

Trang 35

7 Mặt trên của tầng bảo vệ;

9 Khu vực nổ mìn lỗ sâu với lỗ khoan có đường kính  200 mm;

10 Khu vực nổ mìn lỗ sâu với lỗ khoan có đường kính  110 mm;

11 Khu vực nổ mìn lỗ nông;

12 Các lỗ khoan nổ mìn lỗ sâu có đường kính  110 mm

Phải xác định quy mô vụ nổ cho phép Qcp (tổng lượng thuốc nổ được phép kích nổ một lần).Trị số của Qcp được xác định theo các điều kiện sau:

+ Khoảng cách an toàn về sóng xung kích trong không khí đối với người và công trình xung quanh;

+ Khoảng cách an toàn về địa chấn do nổ mìn gây ra đối các công trình như đê, đập,cầu, cống, bộ phận kết cấu công trình đã và đang thi công v.v… kể cả các khối bê tông vừa mới đổ xong;

+ Phương pháp khoan nổ mìn, sơ đồ bố trí các lỗ mìn, loại thuốc nổ được sử dụng, phương pháp kích nổ mìn và số cấp nổ vi sai

c Chuẩn bị mặt bằng

Trước khi khoan nổ mìn đào đá để làm đường thi công phải chuẩn bị các công việc sau đây:

+ Cắm tim và xác định phạm vi cần đào trên mặt bằng;

+ Bố trí các rãnh trên sườn dốc và rãnh tiêu thoát nước;

+ Tạo các cơ trên sườn dốc để lấy chỗ đặt máy móc thiết bị làm đường vận chuyển

sử dụng các loại đất đá sau khi nổ phá: áp dụng phương pháp nổ mìn văng xa;

Khi nổ mìn trên sườn núi có độ dốc lớn: áp dụng phương pháp nổ sập để giảm chi phí

Trang 36

d Hộ chiếu nổ mìn

Ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết, bản hộ chiếu nổ mìn phải có các nội dung chính sau đây:

+ Các bản thiết kế công trình đào;

+ Đặc điểm địa chất công trình và địa chất thủy văn khu vực nổ mìn;

+ Số lượng, chiều sâu và sơ đồ bố trí các loại lỗ khoan trong công trình đào;

+ Lượng tiêu thụ các loại thuốc nổ và phụ kiện kích nổ;

+ Vật liệu nạp bua và khối lượng vật liệu nạp bua;

+ Hệ số sử dụng hố khoan;

+ Khối lượng nham thạch sẽ phải nổ phá;

+ Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình nổ mìn;

+ Các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến công tác nổ mìn

e An toàn nổ mìn

+ Công tác đảm bảo an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật

liệu nổ công nghiệp thực hiện theo QCVN 02 : 2008/BCT

+ Xây dựng phương án bảo đảm an toàn trong quá trình nổ mìn, phải tính toán và

xem xét các vấn đề sau:

+ Cự ly văng xa của những hòn đá cá biệt;

+ Cự ly nguy hiểm cho người do tác dụng của sóng xung kích do nổ mìn gây ra và lan truyền trong không khí Đối với các công trình khoan nổ mìn có tiết diện lớn và sử dụng nhiều thuốc nổ cần phải tính toán áp lực của sóng xung kích trong không khí để kiểm tra độ bền và ổn định của công trình

+ Cự ly truyền nổ là căn cứ để xác định vị trí của kho lưu trữ thuốc nổ tạm thời trên công trường và thiết kế kho lưu trữ thuốc nổ phù hợp;

+ Cự ly nguy hiểm về mặt địa chấn đối với công trình;

+ Cự ly rơi và lăn đi xa theo mái dốc của những hòn đá lớn cá biệt đang nằm cheo leo trên mái dốc do ảnh hưởng của nổ mìn;

+ Hướng bay của khói bụi, các chất khí độc sinh ra trong quá trình nổ mìn và khoảng cách nguy hiểm về nồng độ của khí độc này trong không khí

* Căn cứ kết quả tính toán và xem xét các yếu tố tác động do nổ mìn gây ra, lựa chọn phương án đảm bảo an toàn khi nổ mìn theo nội dung chính sau:

+ Xác định quy mô từng đợt nổ mìn cho phép bao gồm phạm vi nổ mìn, loại thuốc

nổ và khối lượng thuốc nổ tối đa được phép sử dụng cho mỗi đợt nổ, phương pháp nổ mìn phù hợp v.v ;

+ Phạm vi cần di chuyển người và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực nổ mìn;

+ Biện pháp bảo vệ, gia cố, che chắn đối với các đối tượng công trình không có thể

di dời;

+ Khu vực và vị trí cần có người canh gác, cảnh giới khi nổ mìn;

Trang 37

+ Thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng trong khu vực về thời gian nổ mìn và phạm vi khu vực bảo vệ trong thời gian nổ mìn;

+ Quy định các nội dung cụ thể về công tác đảm bảo an toàn từ lúc chuẩn bị đến khi

nổ mìn trên công trường để mọi người tuân theo

+ Nổ mìn ở nơi gần khu vực có các công trình xây dựng như nhà cao tầng, cầu giao

thông, đường dây điện cao thế, công trình ngầm, hệ thống các công trình đầu mối thủy lợi, các khối bê tông mới đổ và đang trong quá trình cứng hoá v.v…, ngoài việc đảm bảo các cự ly an toàn theo quy định hiện hành của nhà nước còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ riêng, phải có những nghiên cứu và tính toán chuyên biệt để đảm bảo an toàn cho các công trình này

2.5 Xáo xới và đầm chặt nền đường

- Nền đường đào đất được đào đến cao độ tiếp giáp đáy áo đường, dùng máy xúc xới sau 30cm, dùng lu tĩnh bánh thép 8-10T và máy đầm rung 25T đầm đạt độ chặt K=0.95 hoặc K=0.98 tùy theo độ chặt yêu cầu, đầm từ mép đường vào tim đường

- Sử dụng oto để vận chuyển đến bãi tập kết vật liệu theo quy định

- Dùng máy xúc kết hợp với thủ công đào bạt mái taluy theo thiết kế Dùng máy

ủi, máy xúc kết hợp thủ công tiến hành đào rãnh, san gạt mặt nền, tạo độ dốc dọc và dốc ngang Đất được ủi sẽ dồn thành từng đống và xúc lên oto vận chuyển chở đến bãi đổ

- Đối với phạm vi độ chặt, CBR không đảm bảo cần đào thay đất, 30cm trên cùng đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 6, 50cm tiếp theo đảm bảo sức chịu tải CBR bằng 4

3 Thi công nền đường nửa đào, nửa đắp

Trình tự thi công như sau:

+ Dọn dẹp và phát quang mặt bằng

+ Đào đất đến cao độ thiết kế (phía đường đào)

+ Đào đá đến cao độ thiết kế (nếu có)

+ Xáo xới và đầm chặt nền đường (phía đường đào)

+ Đánh cấp nền đường (phía đường đắp)

+ Đắp đất K95 (phía đường đắp)

- Các công tác dọn dẹp và phát quang, đào đất, đào đá, xáo xới đầm chặt nền đường giống như phần thi công nền đường đào

- Công tác đắp đất K95 ( tham khảo phần4 Thi công đường đắp)

- Dưới đây chỉ trình bày phần đánh cấp nền đường và đắp K95 để bổ sung thêm

3.1 Đánh cấp nền đường:

Đối với nền đường đắp cạp trước khi đắp ngoài công tác đào hữu cơ còn phải đánhcấp theo thiết kế và sự chỉ dẫn của Kỹ sư tư vấn, Nếu không có hai điều kiện trên Đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công như sau:

- Nếu nền đường bằng phẳng hoặc có độ dốc từ 1/10 đến 1/5 dùng máy san đánh sờm bề mặt

Trang 38

- Nếu nền đường có độ dốc từ 1:5 đến 1:3 thì dùng máy xúc kết hợp thủ công đánhcấp theo kiểu bậc thang, bề rộng mỗi bậc từ 2 đến 4m và chiều cao 2m Độ dốc mỗi bậc phải nghiêng về phía thấp từ 0,01 đến 0,02 Nếu chiều cao mỗi bậc nhỏ hơn 1:3 thì công tác xử lý phải theo thiết kế và sự chỉ dẫn của kỹ sư tư vấn.

4 Thi công nền đường đắp

Trình tự thi công như sau:

Công tác đào hữu cơ và đánh cấp được thực hiện như đã nêu ở trên

- Đo đạc xác định ranh giới nền đắp, cao độ nền đường, cắm các cọc định vị

- Thiết lập hệ thống thoát nước cho nền đắp

- Trước khi đắp đất chính thức, Đơn vị thi công sẽ tiến hành rải, đầm thí nghiệm tại hiện trường với từng loại đất và từng loại máy đầm đem sử dụng nhằm mục đích:

+ Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm

+ Xác định số lượng lượt đần theo điều kiện thực tế

độ móng mặt đường 30cm thì phải lu lèn tạo mui luyện để tạo dốc cho mặt đường

- Đơn vị thi công tiến hành khảo sát trước khi thi công cho từng địa đoạn, kiểm tracác cao độ thực tế và cao độ trên bản vẽ theo sự chỉ dẫn và được phê duyệt của Tư vấn trước khi thi công

- Vật liệu đắp nền là đất đồi được vận chuyển từ mỏ vật liệu đến hiện trường thi công trong điều kiện khô ráo và tiến hành san ủi

- Vật liệu đắp được đổ liên tục thành các lớp không quá 30cm ở điều kiện rời và sẽđược đầm nén theo quy định, thí nghiệm độ chặt và Tư vấn phê duyệt trước khi thi công lớp tiếp theo

- Vật liệu đào tận dụng cho đắp không được lẫn rễ cây, cỏ dại, cục… được Kỹ sư

Tư vấn phê duyệt Trước khi tiến hành đắp bằng vật liệu tận dụng từ đào, Đơn vị thi côngphải tiến hành công tác đắp thử, thí nghiệm đạt yêu cầu trình Tư vấn phê duyệt trước khi thi công chính thức

- Thiết bị san rải được sử dụng cho từng lớp để tạo ra độ dày đồng nhất trước khi đầm nén Trong quá trình đầm nén, Đơn vị thi công cần tiến hành liên tục san rải kết hợp thủ công để đảm bảo độ chặt đồng nhất Độ ẩm vật liệu đắp được duy trì, khống chế để đạt độ ẩm tối ưu bằng cách tưới ẩm hoặc xới hong khô để đảm bảo sự đồng nhất giữa các lớp vật liệu và đầm lèn đạt độ chặt theo yêu cầu Tiêu chuẩn kỹ thuật

Trang 39

- Công tác đầm lèn từng lớp vật liệu đắp sẽ được tiến hành có hệ thống theo trình

tự liên tục để đảm bảo độ chặt từng lớp theo yêu cầu được Kỹ sư tư vấn phê duyệt

- Phần nền đường ở giữa chính tuyến sẽ được thi công trước tiên để làm đường vận chuyển vật liệu sau đó phát triển đắp nền sang hai bên,

- Các lớp nền đường sẽ được đầm nén và tạo dốc để thoát nước mưa trong quá trình thi công Độ dốc của hai lớp cuối cùng sẽ được điều chỉnh dần để đạt được độ dốc theo thiết kế

- Trong quá trình thi công các lớp như trên, việc thi công theo lớp được tiến hành đồng thời với bảo vệ mái dốc theo yêu cầu của bản vẽ thi công và Tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn Vật liệu cho bảo vệ mái dốc sẽ được lựa chọn từ nguồn được phê duyệt và được thí nghiệm tuân thủ theo các yêu cầu Tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi thi công tại hiện trường

Một số chú ý trong quá trình thi công:

- Tuân thủ đúng trình tự thi công từng hạng mục công trình theo Tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn của Tư vấn

- Trong khi thi công không tập kết vật liệu thành đống lớn, không tập trung nhiều

xe máy thi công, hạn chế các loại xe đi lại trên nền đắp

- Cần khơi rãnh thông thoáng để tạo điều kiện cho nước từ lớp cát đệm thoát ra ngoài nhanh

- Đối với các móng mố cầu và móng cống, nền thiên nhiên được xử lý đạt độ cố kết yêu cầu mới thi công móng theo quy định Tiêu chuẩn kỹ thuật

-Trong quá trình thi công có gì sai khác với đồ án thiết kế cần báo chủ đầu tư và tưvấn thiết kế để cùng giải quyết

4.2 Thi công thí điểm

Kết thúc quá trình lu lèn, kiểm tra cao độ, mặt đường không còn vệt bánh lu, không bị lượn sóng, thí nghiệm độ chặt bằng phương pháp phễu rót cát

Trang 40

Kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu, được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát sẽ tiến hành thi công đại trà Quá trình thi công thí điểm sẽ xác định hệ số rời rạc và số ca lu để triển khai thi công đại trà.

4.3 Thi công đại trà

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công, các lớp dưới được thi công nghiệm thu đạt yêu cầu Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy trắc đạc, thước thép xác định cọc chân nền đường, cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng nền, độ dốc bằng cọc, dây căng

Bước 2: Vận chuyển đất từ nơi khai thác về bằng xe tự đổ, đổ thành đống nhỏ trên

vị trí đắp để khối lượng đất đổ và cự ly giữa các đống được tính toán trước đủ cho từng lớp Đất để đắp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận

Bước 3: San ủi đất thành từng lớp:

- Lớp dưới Đơn vị thi công dự kiến dùng máy ủi san thành từng lớp

- Lớp trên dùng máy san san thành từng lớp có chiều dày đúng thiết kế

- Chiều dày lớp san tùy thuộc vào điều kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng, được xác định chính xác sau khi thi công thử nghiệm

- Kiểm tra độ ẩm đất để đảm bảo đất phải ở trạng thái độ ẩm tốt nhất khi đầm nénBước 4: Đầm nén đất:

Việc đầm nén đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san

và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất Sau khi thi công thử nghiệm đã xác định được các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất Tùy theo từng diện thi công mà bố trí thiết bị đầm thích hợp Phương pháp đầm ( sơ bộ đầm, áp suất đầm, tốc độ máy đầm,

số lần đầm/ điểm) theo kết quả đầm thử đã được Kỹ sư TVGS chấp thuận

* Phương pháp đầm dự kiến:

Đối với các vị trí chiều rộng thi công hẹp dùng đầm cóc để đầm

Đối với các vị trí chiều rộng thi công rộng tiến hành theo trình tự sau đây:

+ Máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ 3-4 lượt/ điểm

+ Dùng lu bánh thép 10T lu sơ bộ 4-6 lượt/ điểm

+ Dùng máy san gạt phẳng, tạo độ dốc ngang

+ Dùng lu rung 25T đầm lèn đến độ chặt yêu cầu

Khi đầm, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim – đầm trên đường thẳng và từ phía bụng lên lưng đường cong Vết đầm sau phải chồng lên vết đầm trước ít nhất 20cm đối với đầm bằng máy và 1/3 vết đầm đối với đầm cóc

Đắp đất thành từng lớp, lu lèn xong lớp dưới, thí nghiệm đảm bảo độ chặt yêu cầu

và được Tư vấn giám sát nghiệm thu mới tiến hành đắp lớp tiếp theo

Trước khi tiến hành đắp lớp tiếp theo phải tiến hành đánh xờm bề mặt lớp đã đắp trước bằng thủ công

Phần đất đắp lề đường: thi công ép dư thêm phía lề đường 0.25m, thi công xong dùng máy san gạt đảm bảo kích thước

Ngày đăng: 14/03/2019, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w