1.3.2 Giới hạn Mô hình được thiết kế với những thông số cơ bản: kích thước mô hình, lựa chọn thiết bị đáp ứng nhu cầu vận hành về quy trình phục vụ cho chương trình điều khi
Trang 1
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
I TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PLC ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRẠM LẮP ĐẶT
PHÔI
II NHIỆM VỤ
1 Các số liệu ban đầu:
Các tài liệu về PLC, các module, thiết bị
Mô hình mẫu trạm lắp đặt phôi lấy từ nguồn Internet
2 Nội dung thực hiện:
Tìm hiểu về PLC Mitsubishi dòng A, tìm hiểu về mô hình thủy lực khí nén
Tìm hiểu về các loại mô hình trạm lắp đặt phôi và lựa chọn mô hình
Lắp đặt phần cứng mô hình sau khi đã lựa chọn
Viết chương trình chạy mô hình điều khiển và giám sát trạm lắp đặt phôi
Hoàn thành mô hình
Đánh giá kết quả thực hiện
Trang 2TRƯỜNG ĐH SPKT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
Tên đề tài: Ứng dụng PLC điều khiển và giám sát mô hình trạm lắp đặt phôi
GVHD
GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên)
Ths Trần Văn Sỹ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi – Kiều Minh Thiên và Phạm Thanh Tuấn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Sỹ Các số liệu, kết quả nêu trong ĐATN là trung thực và không được sao chép từ bất cứ công trình nào
khác
SV thực hiện đề tài
Trang 4Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Điện Tử Công Nghiệp đã trang bị cho chúng em kiến thức và giúp đỡ chúng em giải quyết những khó
khăn trong quá trình làm đồ án
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Văn Sỹ đã tận tình giúp đỡ trong quá trình lựa chọn đề tài và hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện Nhóm xin được phép gửi đến thầy lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Kiến thức
và cái tâm nghề nghiệp của thầy đã không những giúp đỡ nhóm em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp mà còn là tấm gương sáng để nhóm em noi theo
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đề tài đặt ra và đảm bảo thời hạn nhưng do kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong Thầy/cô và các bạn sinh viên thông cảm Nhóm mong nhận được những lời ý kiến của
Thầy/cô và các bạn sinh viên
Nhóm chân thành cảm ơn!!!
SV thực hiện đồ án
Kiều Minh Thiện Phạm Thanh Tuấn
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỤC LỤC HÌNH viii
MỤC LỤC BẢNG xi
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1
1.2 Mục đích đề tài 1
1.3 Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 1
1.3.1 Nhiệm vụ 1
1.3.2 Giới hạn 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Tóm tắt đề tài 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.2.1 Giới thiệu chung về PLC 3
2.1.1 Tổng quan về PLC 3
2.1.1.1 Định nghĩa 3
2.1.1.2 Cấu tạo 3
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của PLC 4
2.1.2.1 Đặc điểm 4
2.1.2.2 Vai trò 5
2.1.3 PLC dòng A của hãng Mitsubishi 5
2.1.3.2 Những tính năng chính 7
Trang 62.2 Hệ thống khí nén 9
2.2.1 Nguồn khí nén 9
2.2.1.1 Máy nén khí 9
2.2.1.2 Bình trích chứa nén khí 10
2.2.2 Các phần tử mạch điều khiển 11
2.2.2.1 Van đảo chiều 11
2.2.2.2 Van tiết lưu 12
2.3 Biến tần 15
2.3.1 Tìm hiểu về biến tần 15
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của biến tần 15
2.3.3 Các tham số cài đặt 16
2.4 Relay trung gian (Rơ le) 17
2.4.1 Khát quát về Relay 17
2.4.2 Nguyên lý hoạt động 18
2.5 Cảm biến quang 19
2.5.1 Giới thiệu về cảm biến quang 19
2.5.2 Nguyên lý hoạt động 19
2.5.3 Điều chỉnh độ nhạy của cảm biến quang 21
2.6 Băng tải 22
2.7 Động cơ xoay chiều 3 pha quay băng tải 23
2.7.1 Giới thiệu về động cơ 23
2.7.2 Nguyên lý hoạt động 24
2.8 Domino 24
2.9 Nguồn cung cấp 25
2.9.1 Nguồn xoay chiều 25
Trang 73.1 Giới thiệu 27
3.2 Thiết kế sơ đồ khối 28
3.3 Thiết kế và thi công các trạm trong hệ thống 29
3.3.1 Trạm Master 29
3.3.1.1 Các module có trong trạm master 29
3.3.1.2 Thông số kỹ thuật của các module 30
3.2.1.3 Thiết kế trạm master 32
3.3.2 Trạm điều khiển 33
3.3.2.1 Các module có trong trạm điều khiển 33
3.3.2.2 Thông số kỹ thuật của các module 33
3.3.2.3 Thiết kế trạm điều khiển 35
3.3.3 Trạm giám sát 36
3.3.4 Băng tải 39
3.3.4.1 Cơ cấu truyền động băng tải 39
3.3.4.2 Cơ cấu động cơ kéo băng tải 40
3.3.5 Trạm gắp phôi 40
3.3.5.1 Các cơ cấu có trong trạm gắp phôi 40
3.3.5.1.1 Cơ cấu cánh tay quay gắp phôi: 40
3.3.5.1.2 Cơ cấu nâng cánh tay xoay gắp phôi 42
3.3.5.2 Phác thảo phần cơ khí 43
3.2.6 Trạm cung cấp phôi 44
3.3.6.1 Các cơ cấu có trong trạm cung cấp phôi 44
3.3.6.1.1 Mặt bệ đẩy phôi 44
3.3.6.1.2 Ống cung cấp phôi 46
Trang 83.3.9 Các thiết bị ngoại vi 52
3.3.9.1 Động cơ Oriental 4IK25GN-SWM 52
3.3.9.2 Relay trung gian Omron 53
3.3.9.3 Cảm biến lazer KEYENCE LV-11SA 53
3.3.11 Nguồn 56
3.3.12 Sơ đồ bố trí các trạm trên mô hình 57
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG 58
4.1 Giới thiệu 58
4.2 Thi công hệ thống 58
4.2.2 Thi công phần mô hình 60
4.2.2.1 Thi công phần băng tải 60
4.2.2.2 Thi công khối cung cấp phôi 61
4.2.2.3 Thi công khối gắp phôi 61
4.2.2.4 Thi công khối van điện từ 62
4.2.2.5 Thi công phần khuôn 62
4.2.2.6 Tổng quan mô hình 63
4.2.3 Lập trình hệ thống 64
4.2.3.1 Yêu cầu hệ thống 64
4.2.3.2 Danh sách thiết bị 65
4.2.3.3 Lưu đồ thuật toán 65
4.2.3.4 Phần mềm lập trình PLC Mitsubishi 70
4.3 Tài liệu hướng dẫn sử dụng 79
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ – NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ 80
5.1 Giới thiệu 80
5.2 Kết quả đạt được 80
Trang 95.2.3 Kết quả mô hình 82
5.3 Nhận xét – đánh giá 83
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 84
6.1 Kết luận 84
6.2 Hướng phát triển 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 10Hình 2 1 Cấu trúc cơ bản của PLC 4
Hình 2 2 Lịch sử phát triển của các dòng PLC Mitsubishi 6
Hình 2 3 Máy nén khí 10
Hình 2 4 Bình lọc khí 11
Hình 2 5 Van 5/2 11
Hình 2 6 Hình ảnh van điện từ thực tế 12
Hình 2 7 Hình ảnh van tiết lưu 12
Hình 2 8 Xi lanh kẹp Artac 13
Hình 2 9 Xi lanh xoay 14
Hình 2 10 Xi lanh 1 tia 14
Hình 2 11 Xi lanh 2 tia 14
Hình 2 12 Sơ đồ nguyên lý biến tần cơ bản 15
Hình 2 13 Biến tần Mitsubishi E500 17
Hình 2 14 Relay trung gian thực tế 18
Hình 2 15 Mô tả hoạt động cảm biến quang 19
Hình 2 16 Lượng ánh sáng nhận về sẽ được chuyển tỉ lệ thành tín hiệu điện áp (hoặc dòng điện) và sau đó được khuếch đại 20
Hình 2 17 Sensor xuất tín hiệu ra báo có vật nếu mức điện áp lớn hơn mức ngưỡng 20 Hình 2 18 Băng tải ngoài thực tế 23
Hình 2 19 Động cơ 3 pha cỡ nhỏ 23
Hình 2 20 Domino công nghiệp 24
Hình 2 21 Mô tả điện áp 25
Hình 2 22 Nguồn 24V DC 10 26
Hình 3 1 Sơ đồ khối của hệ thống 28
Hình 3 2 Sơ đồ nguyên lý module A1SH42 32
Hình 3 3 Sơ đồ chân nút nhấn 33
Hình 3 4 Sơ đồ chân đèn 34
Hình 3 5 Sơ đồ chân công tắc xoay 2 vị trí 35
Hình 3 6 Bản vẽ thiết kế trạm điều khiển (35x24cm) 35
Hình 3 7 Mô hình trạm điều khiển 36
Trang 11Hình 3 10 Dây đai đã được kết nối vô khớp nối 40
Hình 3 11 Mô phỏng 3D cơ cấu kéo của động cơ 40
Hình 3 12 Bản vẽ cánh tay quay 42
Hình 3 13 Khớp nối giữa xi lanh đẩy và xoay 42
Hình 3 14 Cánh tay quay gắp phôi 43
Hình 3 15 Tay gắp 43
Hình 3 16 Cơ cấu nâng tay gắp phôi 44
Hình 3 17 Bản vẽ mặt bệ đẩy phôi 45
Hình 3 18 Bản vẽ ống cung cấp phôi 46
Hình 3 19 Bản vẽ cơ cấu đẩy phôi 47
Hình 3 20 Mặt bệ đẩy phôi 47
Hình 3 21 Ống cung cấp phôi 48
Hình 3 22 Cơ cấu đẩy phôi 49
Hình 3 23 Cơ cầu chặn khuôn bằng 2 xi lanh 49
Hình 3 24 Biến tần Mitsubishi FR-E500 51
Hình 3 25 Động cơ OM 4IK25GN-SWM 52
Hình 3 26 Cụm relay trung gian 53
Hình 3 27 Cụm cảm biến 53
Hình 3 28 Sơ đồ đấu nối đường khi van điện từ 55
Hình 3 29 Nguồn 24VDC-10A 56
Hình 3 30 Sơ đồ bố trí trên mô hình 57
Hình 4 1 Sơ đồ điện toàn hệ thống 59
Hình 4 2 Mô hình băng tải sau khi hoàn tất 60
Hình 4 3 Mô hình cung cấp phôi 61
Hình 4 4 Mô hình khối gắp phôi 61
Hình 4 5 Khối van điện từ 62
Hình 4 8 Khuôn sau khi gia công 62
Hình 4 9 Mô hình phôi thực tế 63
Hình 4 10 Toàn bộ mô hình sau khi được lắp ráp 63
Hình 4 11 Lưu đồ chương trình chính 66
Trang 12Hình 4 14 Lưu đồ chương trình con gắp phôi đợt 2 69
Hình 4 15 Lưu đồ chương trình con gắp phôi 70
Hình 4 16 Giao diện chính phần mềm 71
Hình 4 17 Giao diện tạo dự án mới 71
Hình 4 18 Giao diện chon các loại PLC 72
Hình 4 19 Giao diện lập trình 72
Hình 4 20 Cài đặt setup cách liên kết với PLC 73
Hình 5 1 Giao diện màn hình giám sát 80
Hình 5 2 Màn hình chính giao diện giám sát 81
Hình 5 3 Bảng điều khiển sau khi đã thi công xong 81
Hình 5 4 Phôi đã được xi lanh đẩy ra chờ 82
Hình 5 5 Phôi được xi lanh kẹp gắp đi 82
Hình 5 6 Phôi được đưa đến vị trí khuôn 83
Trang 13MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2 1 Các Module CPU 7
Bảng 2 2 Các Module nguồn cung cấp 7
Bảng 2 3 Các module ngõ vào 8
Bảng 2 4 Các module ngõ ra 8
Bảng 2 5 Bảng tham số cài đặt biến tần Mitsubishi FR-E500 17
Bảng 2 6 Set up cảm biến 22
Bảng 3 1 Module A1SJHCPU 30
Bảng 3 2 Module A1SH42 30
Bảng 3 3 Sơ đồ chân module A1SH42 31
Bảng 3 4 Thiết bị nút nhấn 33
Bảng 3 5 Thiết bị đèn 34
Bảng 3 6 Thiết bị công tắc xoay 2 vị trí 34
Bảng 3 7 Thông số kỹ thuật biến tần FR-E500 52
Bảng 3 8 Chức năng chân của biến tần 52
Bảng 3 9 Thông số kỹ thuật động cơ 53
Bảng 3 10 Thông số relay 53
Bảng 3 11 Thông số cảm biến lazer 54
Bảng 3 12 Thông số cảm biến lazer 55
Bảng 4 1 Danh sách thiết bị 65
Trang 14TÓM TẮT
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước thì vai trò của tự động hóa được xem là một trong những lĩnh vực chủ đạo nhận được sự quan tâm lớn Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tự động hóa ngày nay không chỉ gói gọn ở một ngành như cơ khí, điện, điện tử, tin học… Mà là sự kết hợp hài hòa của tất cả các
ngành trên Chính sự kết hợp hài hòa đó tự động hóa đã đạt được nhiều thành tích cao
Hãng Festo (Đức) đã chế tạo ra mô hình trạm MPS (Modular Production System) Trạm MPS là một hệ thống gồm có 9 trạm, nó là một quá trình sản xuất gia công có tính chất liên tục, từ việc cấp phôi, gia công, lắp rắp đến phân loại sản phẩm, gắn liền với quá trình sản xuất trên thực tế Trạm MPS là sự kết hợp hài hòa giữa điện, điện tử, cơ
khí, tin học, thủy lực, khí nén và kỹ thuật lập trình PLC mô phỏng và giám sát…
Với những ưu điểm trên nhóm thực hiện chọn đề tài “Ứng dụng PLC điều khiển
và giám sát mô hình trạm lắp đặt phôi” để nghiên cứu, mở rộng và trau dồi kiến thức chuyên ngành Trong đề tài trên nhóm sẽ nghiên cứu về một phần của hệ thống trạm MPS để thiết kế hệ thống lắp đặt phôi điều bằng PLC kết hợp phần mềm GT Designer
3 để giám sát trạng thái của hệ thống
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tự động hóa cũng là lĩnh vực được chú trọng phát triển và luôn giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp Đòi hỏi tay nghề kỹ sư ngày càng cao, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, tin học, thủy lực, khí nén Để tiếp cận với những với những lĩnh vực đó
nhóm đã chọn thiết kế một phần của hệ thống MPS
1.2 Mục đích đề tài
Khảo sát hệ thống MPS và xây dựng hệ thống trạm lắp đặt phôi Thiết kế và thi công được mô hình dùng PLC Mitsubishi, trạm điều khiển kết hợp PC để làm giao diện
+ Tìm hiểu hệ thống thủy lực khí nén
+ Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ 3 phase, biến tần Mitsubishi dòng E, cảm biến quang và hệ thống đóng cắt điện qua
relay trung gian
+ Phần mềm lập trình cho PLC Mitsubishi: GX Developer
+ Phầm mềm GT Designer 3 lập trình giao diện cho trên PC
+ Thiết kế và thi công phần cơ mô hình trạm lắp đặt phôi
+ Thiết kế giao diện điều khiển trên PC và lập trình điều khiển
Trang 161.3.2 Giới hạn
Mô hình được thiết kế với những thông số cơ bản: kích thước mô hình, lựa chọn thiết bị đáp ứng nhu cầu vận hành về quy trình phục vụ cho chương trình điều khiển và giám sát mà không đi sâu vào tính toán dòng điện, điện áp để lựa chọn thiết bị cũng như
tính toán về cơ khí
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp:
1.5 Tóm tắt đề tài
Với mục tiêu đã đề ra như trên, đề tài tốt nghiệp được xây dựng với bố cục như
sau:
Trang 17CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1 Giới thiệu chung về PLC
2.1.1 Tổng quan về PLC
2.1.1.1 Định nghĩa
PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển logic khả trình thuộc loại điều khiển bán dẫn tự động theo chương trình người dùng PLC sử dụng bộ nhớ khả trình để lưu trữ chương trình và thực hiện yêu cầu điều khiển PLC có thể coi là một
máy tính được thiết kế hoạt động tin cậy trong môi trường công nghiệp
2.1.1.2 Cấu tạo
Để đáp ứng được yêu cầu đã nêu thì PLC cần phải có CPU như một máy tính thực thụ CPU được xem là bộ não của PLC, nó quyết định tốc độ xử lý cũng như khả năng điều
khiển chuyên biệt của PLC
CPU là nơi đọc tín hiệu ngõ vào từ khối vào, xử lý và xuất tín hiệu tới khối ra CPU còn chứa các khối chứa năng phổ biến như Counter, Timer, lệnh toán học, chuyển đổi dữ
liệu… và các hàm chuyên dụng
Có hai loại ngõ vào là ngõ vào số DI (Digital Input) và ngõ vào tương tự AI (Analog
Input)
Ngõ vào DI kết nối với các thiết bị tạo ra tín hiệu dạng nhị phân như: công tắc, nút nhấn,
công tắc hành trình, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận
Ngõ vào AI kết nối với các thiết bị tạo ra tín hiệu liên tục như: các loại cảm biến nhiệt
độ, áp suất, khoảng cách, độ ẩm Khi kết nối cần chú ý đến sự tương thích giữa tín hiệu ngõ ra cảm biến với tín hiệu vào mà module AI có thể đọc được Mỗi module AI sẽ có khả năng đọc tín hiệu tương tự khác nhau: đọc dòng điện, điện áp, tổng trở Một thông
số quan trọng khác của các module AI là độ phân giải, thông số này cho biết độ chính
xác khi thực hiện chuyển đổi ADC
Trang 18 Khối ra
Có 2 loại ngõ ra là ngõ ra số DO (Digital Output) và ngõ ra tương tự AO (Analog
Output)
Ngõ ra DO kết nối với các cơ cấu chấp hành điều khiển theo quy tắc On/Off như: đèn
báo, chuông, van điện, động cơ không điều khiển tốc độ
Ngõ ra AO kết nối với các cơ cấu chấp hành cần tín hiệu điều khiển liên tục: biến tần,
van tuyến tính
Hình 2 1 Cấu trúc cơ bản của PLC
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của PLC
2.1.2.1 Đặc điểm
- Khả năng điều khiển chương trình linh hoạt Khi cần thay đổi yêu cầu, đối tượng
điều khiển chỉ cần thay đổi chương trình thông qua việc lập trình
- Số lượng Timer, Counter, Relay trung gian rất lớn PLC còn hỗ trợ nhiều khối hàm có chức năng chuyên dụng: phát xung tốc độ cao, bộ đếm tốc độ cao, bộ điều khiển
PID…
- Tiết kiệm thời gian nối dây, mạch điều khiển lúc này đã được thay thế hoàn toàn
bằng chương trình PLC
- Cấu trúc dạng Module giúp PLC có tính năng mềm dẻo, không bị cứng hóa về phần cứng Người dùng dễ dàng lựa chọn những module nào cần thiết với yêu cầu điều khiển hiện tại giúp tiết kiệm chi phí Cấu trúc dạng module của PLC giúp việc mở rộng
Trang 19quy mô điều khiển đơn giản, tiết kiệm, không cần phải trang bị CPU mới Tuy nhiên khi
mở rộng cần chú ý tới khả năng kết nối tối đa của CPU
- Khả năng truyền thông, nối mạng với máy tính hay với PLC khác Khả năng này
đáp ứng yêu cầu điều khiển, giám sát từ xa, xây dựng hệ thống SCADA
- Hoạt động với độ tin cậy cao, tuổi thọ cao, chống nhiễu tốt trong môi trường công
tiết kiệm nhân công và tránh những thao tác sai của người vận hành
2.1.3 PLC dòng A của hãng Mitsubishi
PLC dòng A được coi là sản phẩm đầu tiên khoảng năm 1980 của hãng Mitsubishi chỉ sau K-series Dù là đã ra đời từ lâu nhưng không phải vì thế mà không được lựa chọn sử dụng cho các thiết bị công nghiệp hiện nay PLC dòng A vẫn được kết hợp đầy đủ mọi tính năng, module đi kèm, sự hoạt động nhạy bén của nó vẫn được người dùng ưa
Trang 20chuộng Có lẻ thuộc dạng module đầu tiên nên độ cồng kềnh hơn so với cái dòng sau
như Q, Fx [2]
Có thể phối hợp PLC CPU (cơ bản & nâng cao), Motion, Process Controllers và ngay
cả PC vào trong một hệ thống duy nhất lên đến 4 CPU khác nhau Điều này tạo cho người sử dụng sự chọn lựa hướng điều khiển, ngôn ngữ lập trình – tất cả cùng chung
trên một nền tảng duy nhất.[2]
Linh động và phân cấp là đặc tính thiết kế chủ chốt làm cho dòng Q thực sự là một nền tảng tự động hóa duy nhất Người dùng có thể sử dụng trong điều khiển đơn giản các loại máy móc riêng lẻ hoặc quản lý toàn bộ thiết bị tất cả cùng trên một nền tảng phần
cứng.[2]
Hình 2 2 Lịch sử phát triển của các dòng PLC Mitsubishi
Trang 212.1.3.2 Những tính năng chính
Điều khiển tiến trình, lập trình online
Điều khiển tiến trình, lập trình online
2.1.2.3 Dãy sản phẩm
CPU DÒNG AnSHCPU
Bảng 2 1 Các Module CPU
Trang 22A1SX40-S1 A1SX40-S2 A1SX80-S1 A1SX80-S2
A1SX30
A1SX40 A1SX80
32
A1SX41-S2
A1SX41 A1SX71 A1SX81 A1SH42*
Transistor
12 đến 24VDC (Sink)
Transistor
5 đến 48VDC (Sink/source)
Transistor 24VDC (Sink)
Transisto
r
12 đến 24VDC (Source)
Bảng 2 4 Các module ngõ ra
Trang 23*2: Thông số kỹ thuật ngõ ra cho các module tích hợp I/O
2.1.2.4 Các loại bộ nhớ
Bộ nhớ chương trình: Bộ nhớ lưu chương trình và tham số cho một module CPU hoạt động, một chương trình hoạt động được thực thi bằng việc đưa chương trình được
lưu trong bộ nhớ chương trình đến bộ nhớ cache chương trình
Bộ nhớ cache: Một bộ nhớ cho chương trình hoạt động Một chương trình hoạt động được thực thi bằng việc đưa chương trình được lưu trong bộ nhớ chương trình đến
bộ nhớ cache chương trình
RAM tiêu chuẩn: Một bộ nhớ dùng để sử dụng thanh ghi tệp, biến cục bộ, lấy mẫu truy dấu mà không cần thẻ nhớ Sử dụng RAM tiêu chuẩn như là một thanh ghi tệp tạo khả năng truy nhập tốc độ cao như ghi dữ liệu RAM tiêu chuẩn còn được sử dụng để
lưu trữ cho module thu thập lịch sử lỗi
Standard ROM: Một bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu như các tham số và chương
trình
Thẻ nhớ (RAM): Dùng để lưu trữ trên biến cục bộ, gỡ lỗi dữ liệu, dữ liệu truy dấu
SFC, và dữ liệu lịch sử lỗi với các tham số và chương trình
Thẻ nhớ (ROM): Card flash dùng để lưu trữ tham số, chương trình và thanh ghi tệp Một card ATA lưu trữ các tham số, chương trình, và dữ liệu người dùng của bộ điều
khiển khả trình (tệp bình thường)
Trang 24o Máy nén khí áp suất cao: p>=15 bar
Theo nguyên lý hoạt động:
o Máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích: máy nén khí kiểu pittong, máy nén khí kiểu cách gạt, máy nén khí kiểu root, máy nén
Trang 25Hình 2 4 Bình lọc khí
2.2.2 Các phần tử mạch điều khiển
2.2.2.1 Van đảo chiều
Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng, mới hay
chuyển đổi vị trí, để thay đổi vị trí, để thay đổi hướng của dòng năng lượng
Hình 2 5 Van 5/2 Khi chưa cấp điện vào cổng điều khiển 14, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 thông với cửa số 2 và cửa 4 thông với cửa 5, cửa
số 3 bị chặn Khi ta cấp điện vào cửa điều khiển 14 van 5/2 đảo trạng thái làm cửa 1
thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn [9]
Trang 26Hình 2 6 Hình ảnh van điện từ thực tế
2.2.2.2 Van tiết lưu
Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, tức là điều chỉnh vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành Ngoài ra van tiết lưu cũng có nhiệm vụ điều chỉnh thời gian chuyển đổi vị trí của van đảo chiều Nguyên lý làm việc của van
tiết lưu là lưu lượng dòng chảy qua van phụ thuộc vào sự thay đổi tiết diện
Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay
Tiết diện chảy Ax thay đổi bằng điều chỉnh vít điều chỉnh bằng tay Khi dòng khí nén từ
A qua B, lò xo đẩy màng chắn xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết diện Ax Khi dòng khí nén đi từ B sang A, áp suất khí nén thắng lực lò xo đẩy màng chắn lên và như vậy dòng khí nén sẽ đi qua khoảng hở giữa màng chắn và mặt tựa màn chắn, lưu lượng không
được điều chỉnh
Hình 2 7 Hình ảnh van tiết lưu
Trang 272.2.2.3 Xylanh khí nén
Xi lanh khí nén là dạng cơ cấu vận hành có chức năng biến đổi năng lượng tích lũy trong khí nén thành động năng cung cấp cho các chuyển động Xi lanh khí nén hay còn được gọi là pen khí nén là các thiết bị cơ học tạo ra lực, thường kết hợp với chuyển động,
và được cung cấp bởi khí nén (lấy từ máy nén khí thông thường)
Để thực hiện chức năng của mình, xy lanh khí nén truyền một lực lượng bằng cách chuyển năng lượng tiềm năng của khí nén vào động năng Điều này đạt được bởi khí nén có khả năng nở rộng, không có đầu vào năng lượng bên ngoài, mà chính nó xảy ra
do áp lực được thiết lập bởi khí nén đang ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển Sự giãn
nở không khí này làm cho piston di chuyển theo hướng mong muốn
Xi lanh khí nén cũng có nhìu loại thiết kế khác nhau cho phù hợp yêu cầu chế tạo
máy như xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh kẹp, xi lanh compact, xi lanh xoay, xi lanh
trượt
Hình 2 8 Xi lanh kẹp Artac
Trang 28Hình 2 9 Xi lanh xoay
Hình 2 10 Xi lanh 1 tia
Hình 2 11 Xi lanh 2 tia
Trang 292.3 Biến tần
2.3.1 Tìm hiểu về biến tần
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện
xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của biến tần
Sau đây là trình tự hoạt động cơ bản của biến tần Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều
1 phase hay 3 phase được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96 Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 phase đối xứng Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực
có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM) Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt
động cơ [6]
Hình 2 12 Sơ đồ nguyên lý biến tần cơ bản
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 phase ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần
số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4 Điện áp
là hàm bậc 4 của tần số Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện
áp.[6]
Trang 30Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ
xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.[6]
Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám
sát trong hệ thống SCADA.[6]
2.3.3 Các tham số cài đặt
Trang 31Bảng 2 5 Bảng tham số cài đặt biến tần Mitsubishi FR-E500
Hình 2 13 Biến tần Mitsubishi E500
2.4 Relay trung gian (Rơ le)
2.4.1 Khát quát về Relay
Relay trung gian là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm Relay trung gian còn gọi là relay kiếng là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện Gọi là một công tắc vì relay có hai trạng thái ON và OFF Relay ở trạng thái ON
hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua relay hay không.[7]
Trang 32Hình 2 14 Relay trung gian thực tế
Các loại relay trung gian:
Relay trung gian 12V
Relay trung gian 8 chân
Relay trung gian 14 chân
Relay trung gian 220V
2.4.2 Nguyên lý hoạt động
o Cấu tạo của relay trung gian:
Thiết bị nam châm điện này có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện áp
và cuộn cường độ Lõi thép động được găng bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều
chỉnh Cơ chế tiếp điểm bao gồm tiếp điểm nghịch và tiếp điểm nghịch.[7]
o Nguyên lý hoạt động:
trong và tạo ra một từ trường hút Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết
kế.[7]
dây của rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển
rơ le ở trạng thái ON hay OFF Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát
có qua được rơ le hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.[7]
Trang 33o Công dụng của relay trung gian:
Công dụng của Rơle trung gian là làm nhiệm vụ "trung gian" chuyển tiếp mạch
điện cho một thiết bị khác
2.5 Cảm biến quang
2.5.1 Giới thiệu về cảm biến quang
Cảm biến quang điện được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các nhà máy công nghiệp để phát hiện từ xa vật thể, đo lường khoảng cách hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử
ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào Có thể hiểu cảm biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến
quang, chúng sẽ thay đổi tính chất.[8]
2.5.2 Nguyên lý hoạt động
Hình 2 15 Mô tả hoạt động cảm biến quang
Trang 34Hình 2 16 Lượng ánh sáng nhận về sẽ được chuyển tỉ lệ thành tín hiệu điện áp (hoặc
dòng điện) và sau đó được khuếch đại
Hình 2 17 Sensor xuất tín hiệu ra báo có vật nếu mức điện áp lớn hơn mức
ngưỡng
Trang 35
2.5.3 Điều chỉnh độ nhạy của cảm biến quang
% Chỉnh
Cài đặt độ nhạy chỉ bằng cách chạm một nút Khi giá trị cường độ ánh sáng dao động do bụi hoặc độ lệch, bạn có thể điều độ nhạy theo phần trăm cố định (+/-
99%)
Điều chỉnh cường độ ánh sáng nhận hiện tại đến "0" Ví dụ bạn có thể chỉnh cường
độ ánh sáng nhận được là 0 từ một cảm biến phản xạ để vùng nền hiển thị "0" Chức năng này hiệu quả khi chỉ có khác biệt nhỏ giữa các mục tiêu và cường độ ánh sáng nhận
được
Xác định tỉ lệ màn hình hiển thị
Điều chỉnh cường độ ánh sáng trên màn hình hiển thị Theo cách này, mỗi bộ
khuếch đại có thể hiển thị cùng giá trị cho cùng mục tiêu (Chỉ 1 loại ngõ ra)
Trang 36 Ngõ vào dừng truyền phát sợi quang
Khi kích hoạt ngõ vào phụ, sẽ dừng truyền phát đèn LED trên thiết bị chính và tất
cả khối con đã kết nối Xử lý sự cố khi khởi động cảm biến, ngăn nhiễu với các cảm
biến khác
Điều chỉnh ngoại vi
Có thể cài đặt ngoại vi độ nhạy bằng PLC Ngõ vào phụ hoạt động giống như nút
SET
Có chức năng khóa mật khẩu, chỉ người vận hành đã xác thực mới có thể chỉnh sửa
cài đặt trong FS-V30 Vì có thể lựa chọn mức mật khẩu, nên có thể ngăn lỗi vận hành
Cài đặt giá trị ngưỡng
Cài đặt MENU
Chế độ nguồn/Bật sáng/Bật tối
Bảng 2 6 Set up cảm biến
2.6 Băng tải
Băng tải công nghiệp là một hệ thống máy móc được sử dụng nhiều trong các nhà máy cơ sở sản xuất tiết kiệm sức lao động, nhân công, thời gian và tăng hiệu quả rõ rệt
đó chính là băng tải, băng chuyền
Băng tải, băng tải công nghiệp, hệ thống băng tải, băng tải là một trong những bộ phận quan trọng trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các doanh nghiệp, nhà máy trong
cả nước Góp phần tạo nên một môi trường sản xuất năng động, khoa học và giải phóng
sức lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 37Hình 2 18 Băng tải ngoài thực tế
2.7 Động cơ xoay chiều 3 pha quay băng tải
2.7.1 Giới thiệu về động cơ
Động cơ điện xoay chiều hay Động cơ AC là động cơ điện được dẫn động bằng dòng điện xoay chiều (AC) Động cơ AC thường bao gồm hai phần cơ bản, một stator bên ngoài có các cuộn dây được cấp dòng xoay chiều để tạo ra từ trường quay
và một rô-tobên trong được gắn vào trục đầu ra tạo ra từ trường quay thứ hai Từ trường rôto có thể được tạo ra bởi các nam châm vĩnh cửu, sự lồi từ trở, hoặc cuộn dây điện DC
hoặc AC
Hình 2 19 Động cơ 3 pha cỡ nhỏ
Trang 382.7.2 Nguyên lý hoạt động
Hai loại động cơ AC chính là động cơ cảm ứng điện từ và động cơ đồng bộ Động
cơ cảm ứng điện từ (hoặc động cơ không đồng bộ) luôn phụ thuộc vào sự khác biệt nhỏ về tốc độ giữa từ trường quay stator và tốc độ trục rotor được gọi là sự trượt tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây rotor Kết quả là, động cơ cảm ứng điện từ không thể tạo
ra mô-men xoắn bằng với tốc độ đồng bộ khi hiện tượng cảm ứng (hoặc trượt) không liên quan hoặc ngừng tồn tại Ngược lại, động cơ đồng bộ không phụ thuộc vào cảm ứng điện từ - trượt trong hoạt động và sử dụng nam châm vĩnh cửu, các cực từ lồi hoặc cuộn dây rôto độc lập Động cơ đồng bộ tạo ra mô-men xoắn danh định bằng chính xác với tốc độ đồng bộ Hệ thống động cơ đồng bộ nguồn đôi rô-to dây quấn không chổi than có một cuộn dây rôto độc lập được kích thích không phụ thuộc vào nguyên tắc cảm ứng - trượt của dòng điện Động cơ đồng bộ nguồn đôi rô-to dây quấn không chổi than là động
cơ đồng bộ có thể hoạt động bằng chính xác tần số nguồn cấp hay bằng bội số của tần
số cung cấp
2.8 Domino
Domino là thiết bị được sử dụng trong các công trình công nghiệp, là trung gian giữa thiết bị và dây điện Domino giúp cho việc lắp đặt và sửa chữa được dễ dàng hơn,
và làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho tủ điện, tụ bù
Hình 2 20 Domino công nghiệp
Trang 392.9 Nguồn cung cấp
2.9.1 Nguồn xoay chiều
Dòng điện xoay chiều viết tắt là AC – Alternating Current Nghĩa là chiều của dòng điện trong mạch luôn luôn thay đổi theo thời gian Khác với dòng điện DC (Direct Current), dòng chảy trong mạch chỉ theo một chiều nhất định Dòng điện đang được sử
dụng trong nhà chúng ta là AC, có điện áp hiệu dụng là 220V
Thông thường, dây điện khi kéo từ nhà máy điện đến nhà thường có 2 dây dẫn, ở
Việt Nam, ta thường gọi là dây nóng (hay dây pha) và dây nguội (hay còn gọi là dây trung tính)
Dây nóng: có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, là dây luôn luôn có điện và chiều dòng
điện luôn luôn thay đổi theo thời gian Biểu đồ bên dưới mô tả sự thay đổi điện áp này:
Hình 2 21 Mô tả điện áp
Để PLC hoạt động ta cấp nguồn 1 phase 220V trực tiếp từ nguồn điện sẵn có và
cấp cho bộ nguồn DC để nuôi toàn bộ hệ thống
Trang 402.9.2 Nguồn một chiều
Hệ thống chủ yếu dùng van điện từ và relay trung gian 24V nên ta cần một bộ
chuyển áp từ nguồn 1 phase 220V xuống DC 24V
Hình 2 22 Nguồn 24V DC 10Ampe