1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu thiết kế chế tạo bè nuôi trồng thủy sản

98 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

❖ Lý do lựa chọn đề chọn: Hiện nay, với nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thế giới ngày càng cao trong khi nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt, khai thác xa bờ ngày càng khó khăn…, nghề

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hưng Trà

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trần Minh Quang

Nguyễn Linh Vững

Mã số sinh viên : 56131783

56136126

Khánh Hòa - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hưng Trà

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trần Minh Quang

Nguyễn Linh Vững

Mã số sinh viên : 56131783

56136126

Khánh Hòa - 2018

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Hưng Trà người đã trực tiếp hướng

dẫn, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, cung cấp những tài liệu, kinh nghiệm, bài học quý giá và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.Do thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các bạn Một lần nữa em xin kính chúc quý Thầy, Cô và mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày tháng năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trang 4

❖ Lý do lựa chọn đề chọn:

Hiện nay, với nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trên thế giới ngày càng cao trong khi nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt, khai thác xa bờ ngày càng khó khăn…, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành một giải pháp tốt nhất cho sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn ngành thuỷ sản

Nhưng thực tế thiên tai là mối nguy hiểm luôn thường trực đối với ngư dân nuôi trồng thuỷ sản trên biển, như cơn bão 12 năm vừa qua tại Khánh Hoà đã làm

hư hỏng hơn 40.000 lồng bè bị hư hại hoàn toàn, gây hưởng thiệt hại lớn về kinh

tế

Ngư dân thường chế tạo bè nuôi theo kinh nghiệm truyền nhau, không thể đánh giá được khả năng chịu tác động từ môi trường, trước đây đã có nhiều nghiên cứu về nghiên cứu và chế tạo bè nuôi thuỷ sản, nhưng theo phương pháp tính toán thiết kế thủ công nên độ chính xác không cao

Do vậy, việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng để tính toán thiết kế bè nuôi thuỷ sản là vấn đề cấp thiết hiện nay

Đây là lí do chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo bè nổi nuôi trồng thuỷ sản” Trong đó xây dựng mô hình tương đương (Solidworks), mô

phỏng chuyển động trên sóng (Hydrodynamic Diffraction –Ansys) và tính toán cho kết cấu (Stactic structural)

❖ Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu tính toán thiết kế bè nuôi bằng phần mềm Ansys Trong đó:

✓ Mô phỏng chuyển động lồng bè trên sóng (Aqwa – Ansys)

✓ Tính toán bền cho kết cấu (Static – Ansys)

❖ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu:

Kết cấu lồng bè nuôi thuỷ sản tại Đầm Nha Phu

• Phạm vi nghiên cứu:

Mô phỏng và đánh giá khả năng chịu lực của một ô cơ bản của bè nuôi

Trang 5

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đặc điểm kết cấu của hệ thống bè

Chương 3: Phân tích và đánh giá bền

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Mặc dù đã hết sức nỗ lực, cố gắng trong quá trình thực hiện chuyên đề nhưng với trình độ, kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Do đó, em rất mong muốn nhận được sự góp

ý, chỉ bảo của quý Thầy, Cô và ý kiến đóng góp của bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Đề mục Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Nhu cầu phát triển ngành nuôi cá biển 1

1.2 Tình hình phát triển ngành nuôi cá biển 2

1.2.1 Trên thế giới 2

1.2.2 Tại Việt Nam 4

1.2.3 Tại Khánh Hoà 6

1.3 Sự phát triển của nghành nuôi thuỷ sản bằng lồng bè 8

1.4 Điều kiện tự nhiên nuôi thuỷ sản 8

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG BÈ NUÔI THUỶ SẢN HIỆN NAY 2.1 Phân tích những hạn chế của bè nổi trong nuôi trồng thuỷ sản 10

2.2 Tìm hiểu một số bè nuôi thuỷ sản hiện nay 11

2.1.1 Kiểu lồng hở 11

2.1.2 Kiểu lồng kín 11

2.1.3 Kiểu lồng đơn giản 13

Trang 7

2.1.4 Kiểu bè nuôi kết hợp nhà ở 13

2.1.5 Kiểu bè Nauy 14

2.1.6 Kiểu lồng con bướm (USA) 16

2.1.7 Kiểu bè hiện đại Pháp 16

1.2.8 Kiểu bè hình vuông Nhật 17

2.2 Đặc điểm hệ thống bè nuôi tại Khánh Hoà (Đầm Nha Phu) 18

2.2.1 Đặc điểm vị trí địa lí 18

2.2.2 Cấu tạo của bè 18

2.2.3 Đánh giá chung 22

2.3 Xây dựng phương án cải tiến kết cấu 22

2.4 Tính toán đặc điểm kết cấu bè 24

2.4.1 Kết cấu của bè 24

2.4.2 Kích thước 24

2.4.3 Lưới lồng 25

2.4.4 Khối lượng của bè nuôi 25

2.4.5 Khối lượng của lưới lồng 27

2.4.6 Tải trọng tại giằng căng lưới 27

2.4.7 Đặc điểm hệ thống neo bè 28

2.4.8 Tính toán độ nổi của phao 29

2.4.9 Lực tác dụng lên bè 30

2.4.9.1 Lực thuỷ tĩnh 30

Trang 8

2.4.9.3 Lực cản của dòng chảy vuông góc lên tấm lưới 33

2.4.9.4 Tính toán lực kéo lưới lên để vệ sinh 36

2.4.9.5 Tính chọn neo 36

2.4.10 Tính toán chọn cáp 38

2.4.10.1 Vật liệu 38

2.4.10.2 Tính toán cáp 39

2.4.10.3 Sơ lược về sóng 41

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN KẾT CẤU 3.1 Xây dựng mô hình tính 45

3.1.1 Mô hình hoá hình học kết cấu bè 45

3.1.2 Vật liệu làm bè 49

3.1.3 Điều kiện liên kết của bè 49

3.2 Xác định áp lực sóng tác dụng lên bè bằng phần mềm ANSYS - CFD 51

3.3 Phân tích và đánh giá độ bền kết cấu bè bằng phần mềm ANSYS - STRUCTUAL 61

3.3.1 Áp lực sóng (Pressure) tác dụng lên bè 61

3.3.2 Kết quả tính toán ứng suất của kết cấu 64

3.3.2.1.Trường hợp áp lực nước tác dụng lên 1 khung bè 64

3.3.2.2 Trường hợp trung tâm khung bè nằm trên đỉnh sóng 72

3.3.2.3 Trường hợp 1 đầu bè trên sóng 76

Trang 9

3.3.2.1 Vật liệu 79

3.3.2.2 Đánh giá khả năng chịu lực của các dây neo 80

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 81

4.2 Kiến nghị 82

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Kiểu lồng hở 11

Hình 2.2 Kiểu lồng kín 12

Hình 2.3 Kiểu lồng kín thực tế 12

Hình 2.4 Kiểu lồng bè đơn giản 13

Hình 2.5 Kiểu bè nuôi kết hợp nhà ở 14

Hình 2.6 Kiểu bè Nauy 15

Hình 2.7 Kiểu bè Nauy thực tế 15

Hình 2.8 Lồng kiểu con bướm 16

Hình 2.9 Lồng kiểu bè Pháp 16

Hình 2.10 Kiểu bè hình vuông Nhật 17

Hình 2.11 Kiểu bè hình vuông Nhật thực tế 17

Hình 2.12 Sơ đồ cấu tạo bè 18

Hình 2.13 Bè nuôi thực địa 19

Hình 2.14 Phao 20

Trang 10

Hình 2.16 Neo 21

Hình 2.17 Cấu tạo bè 22

Hình 2.18 Tạ giằng lưới 28

Hình 2.19 Sơ đồ neo hải quân 36

Hình 2.20 Lực căng cáp 40

Hình 3.1 Phao 2D và 3D 45

Hình 3.2 Thanh Đà 2D 45

Hình 3.3 Thanh Đà 3D 46

Hình 3.4 Khung bè dạng 2D 46

Hình 3.5 Khung bè dạng 3D 47

Hình 3.6 Mô hình nhà 2D 47

Hình 3.7 Mô hình nhà 3D 48

Hình 3.8 Mô hình tổng quan khung bè 2D 48

Hình 3.9 Mô hình khung bè 3D 49

Hình 3.10 Liên kết giữa các thanh đà 50

Hình 3.11 Liên kết giữa phao và thanh đà 50

Hình 3.12 Liên kết giữa bè và neo 51

Hình 3.13 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 52

Hình 3.14 Xây dựng mô hình bè 53

Hình 3.15 Khởi động Ansys Workbench 54

Trang 11

Hình 3.17 Xác định mặt phẳng đường nước và đường nước 55

Hình 3.18 Setting khối lượng bè 56

Hình 3.19 Chia lưới 57

Hình 3.20 Nhập chiều cao sóng và tần số 58

Hình 3.21 Kết quả thuỷ tĩnh 59

Hình 3.22 Preassure and Motions 59

Hình 3.23 Lực/moment vs tần số và hướng sóng 60

Hình 3.24 Vị trí vs tần số và hướng sóng 60

Hình 3.25 Setting tần số và chiều cao sóng 5 & 7 61

Hình 3.26 Setting tần số và chiều cao sóng 10 & 12 62

Hình 3.27 Áp lực sóng trong trường hợp bão cấp 5 62

Hình 3.28 Áp lực sóng trong trường hợp bão cấp 7 63

Hình 3.29 Áp lực sóng trong trường hợp bão cấp 10 63

Hình 3.30 Áp lực sóng trong trường hợp bão cấp 12 64

Hình 3.31 Khởi động Ansys Workbench 65

Hình 3.32 Nhập vật liệu 65

Hình 3.33 Engineering Data 66

Hình 3.34 Thiết lập Model 67

Hình 3.35 Setting Force 67

Hình 3.36 Pressure tác dụng lên bè 68

Trang 12

Hình 3.38 Total Deformation 69

Hình 3.39 Equivalent Stress (Bão cấp 5) 69

Hình 3.40 Equivalent Stress (Bão cấp 10) 70

Hình 3.41 Equivalent Stress (Bão cấp 12) 70

Hình 3.42 Đồ thị ứng suất kết cấu từng cấp bão đối với ứng suất cho phép 71

Hình 3.43 Đồ thị hệ số an toàn kết cấu bè 71

Hình 3.44 Mô hình 9 ô bè 72

Hình 3.45 Thiết lập điều kiện 73

Hình 3.46 Khai báo chuyển vị theo bề mặt sóng 74

Hình 3.47 Ứng suất xác định từ chuyển vị theo bề mặt sóng cấp 5 74

Hình 3.48 Ứng suất xác định từ chuyển bị bề mặt sóng cấp 7 75

Hình 3.49 Thiết lập điều kiện biên 76

Hình 3.50 Tác dụng lực lên khung bè 77

Hình 3.52 Khai báo chuyển vị theo bề mặt sóng 77

Hình 3.53 Kết quả ứng suất 78

Hình 3.54 Thông số vật liệu dây neo 79

Hình 3.55 Xác định lực tác dụng lên dây 80

Hình 3.56 Đồ thị ứng suất ngoại lực đới với ứng suất cho phép 82

DANH MỤC BẢNG ĐỒ THỊ Bảng 1.1 Sự phát triển nghề nuôi cá biển 2005-2010 6

Trang 13

Bảng 2.1 Bảng thống kê 26

Bảng 2.2 Bảng trị số 𝜑 xác định theo hệ số rút ngọn u 34

Bảng 2.3 Bảng xác định hệ số k 35

Bảng 2.4 Bảng các kích thước cơ bản của neo hải quân 38

Bảng 2.5 Bảng phân cấp trạng thái biển 42

Bảng 2.6 Bảng cấp gió 42

Bảng 3.1 Các thông số của sóng 61

Bảng 3.2 Bảng set điều kiện biên 66

Bảng 3.3 Tính toán lực tác dụng lên dây 81

Bảng 3.4 Tính toán ứng suất của dây theo cấp bão 82

Trang 14

TỔNG QUAN 1.1 NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGHÀNH NUÔI CÁ BIỂN:

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh

tế biển, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi trồng hải sản (NTHS) trên biển và hải đảo

Bên cạnh đó, nhiều tỉnh ven biển nước ta có điều kiện thuận lợi về địa hình (diện tích, độ sâu, dòng chảy, kín sóng, gió nhờ nhiều đảo và bán đảo che chắn…) để phát triển nuôi cá biển bằng lồng nhỏ, đơn giản, đầu tư thấp, đặt rải rác trong vũng vịnh, cửa sông có độ sâu >5 m khi thủy triều thấp nhất

Các vùng bãi bồi ở cửa sông thuộc Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bẳng sông Cửu Long (ĐBSCL) có độ mặn và nguồn thức ăn phù hợp nuôi nhuyễn thể bãi triều Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hầu hết các đối tượng cá biển (như cá song, giò, hồng mỹ, vược…); các đối tượng nhuyễn thể (như tu hài, hàu, ốc hương, nghêu…) Bên cạnh việc sử dụng lồng

gỗ truyền thống, công nghệ nuôi sử dụng lồng tròn với vật liệu HDPE có khả năng chịu sóng gió cũng đã phát triển Ngoài ra, nguồn nhân lực dồ i dào, có kinh nghiệm thuận lơ ̣i cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nuôi biển thông qua các chiến lược và quy hoạch đã đảm bảo hành lang pháp lý cho phát triển nuôi biển

Để khai thác và sử dụng tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh

Trang 15

Việt Nam có mặt trên 80 nước trên thế giới, tập trung vào một số thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU

Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm nuôi trồng thuý sản tăng lên đáng kể, cả về giá trị và tỷ lệ Điều đó chứng tỏ rằng nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Do nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên hiện nay đã hoạt động hết hoặc vượt công suất Công trình nghiên cứu cũng dự báo đến 2020, trên 40% khối lượng thuỷ sản được tiêu thụ sẽ do các cơ sở nuôi cung cấp và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong hai thập

kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu tấn năm, 1997 lên 53,6 triệu tấn năm 2020 Chính

vì vậy, muốn tăng nguồn hàng xuất khẩu, cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản

Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm vẫn tiếp diễn, hàng thuỷ sản nuôi càng có nhiều cơ hội phát triển.Tuy nhiên, cần phát triển đa dạng các đối tượng, đặc biệt là các loài đặc sản như tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển nuôi lồng v.v Về thị hiếu, dân chúng sẽ chuyển hướng sang tiêu thụ hàng thuỷ sản tươi sống, đặc biệt là loại có giá trị cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Mặt khác, diện tích nuôi thuỷ sản trong đất liền ngày càng bị thu hẹp do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan Sản lượng nuôi trong đất liền không dáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ của thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng

Do đó muốn có lợi thế cạnh tranh phải phát triển nuôi bền vững, bảo vệ môi truờng, nuôi thâm canh đạt năng suất cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thuỷ sản Chúng ta phải tập trung vào nuôi thuỷ sản biển như nuôi cá lồng, tôm hùm Bằng các hệ thống lồng bè để khai thác tối đa tiềm năng nguồn thuỷ sản

1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH NUÔI CÁ BIỂN:

1.2.1 Trên thế giới:

Trên thế giới nghề nuôi cá biển xuất khẩu đã thu được kết quả to lớn ngoài dự

Trang 16

có biển trên thế giới đi theo hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để có nguồn nguyên liệu ổn định, tập trung và có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của thị trường

Hiện nay, trên thế giới đang hình thành nên các khu vực nuôi cá biển cho sản phẩm lớn như: Tây và Bắc Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Địa Trung Hải, Đông Á, Đông Nam

Á Đại diện cho khu vực này là quốc gia có nghề nuôi cá biển rất phát triển như: Nauy, Trung Quốc, Chi Lê, Nhật Bản, Indonesia, Anh, Ý, Canada, Hylạp

a Địa Trung Hải:

Đây là khu vực nuôi cá biển xuất khẩu rầm rộ nhất hiện nay và nước đi đầu là Hylạp với đối tượng nuôi chủ yếu là 2 loài cá Vược có nguồn gốc địa phương và đang có nhu cầu rất lớn ở Pháp, Ý, Tây ban Nha

Ở Hylạp nghề nuôi cá biển chính thức xuất hiện từ năm 1985 và phát triển mạnh vào đầu thập kỷ 90 với sản lượng ngày càng tăng: năm 2000 (5000tấn), năm 2005 (22000 tấn), năm 2010 (80000 tấn)

b Tây Âu và Bắc Âu:

Sản lượng cá biển nuôi xuất khẩu lớn nhất hiện nay là ở khu vực này với các đại diện là Nauy, Anh Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi Đại Tây Dương,

cá Tuyết Bắc Đại Tây Dương, cá Bơn

Điển hình ở khu vực này là Nauy nước nuôi cá biển xuất khẩu số 1 thế giới với sản lượng năm 2010 lên tới 800000 tấn (90% là cá Hồi)

c Nam Mỹ:

Khu vực nuôi cá biển xuất khẩu thứ 2 thế giới, điển hình là Chi Lê Quốc gia này chính thức phát triển nghề nuôi cá biển từ cuối thập kỷ 80, cho đến nay đã vươn lên quốc gia nuôi cá biển xuất khẩu nổi tiếng thế giới Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi và cá Hồi S.trout, cá Bơn…sản lượng năm 2010 đạt

365000 tấn

Trang 17

d Bắc Mỹ:

Điển hình là Canada và Hoa kỳ với đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi salmo salar và cá Hồi Bắc Thái Bình Dương, cá Vược Mỹ

e Úc:

Có kế hoạch phát triển rất lớn bằng việc kết hợp với Nhật Bản để nuôi hai

đối tượng chính như: Cá Hồi, cá Ngừ f Khu vực Đông Á và Đông Nam Á

Đây là khu vực nuôi cá biển lớn nhất thế giới và có truyền thống lâu đời, điển hình như các quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản

Trung Quốc là quốc gia tiêu biểu có bước phát triển rất lớn đó là năm

2005 sản lượng 120000 tấn, tới năm 2010 đã lên tới 500000 tấn với 2 đối

tượng nuôi chính là:cá Hồi và cá Chẽm

Bên cạnh Trung Quốc có các quốc gia khác trong khu vực cũng có bước phát triển và thế mạnh riêng về đối tượng nuôi

Đài Loan, đối tượn nuôi chính là cá chẽm, cá Măng biển, cá Song, cá Cam, đặc biệt là cá Rôphi

Nhật Bản, sản lượng nuôi cá biển sau Nauy và Trung Quốc nhưng về

kỹ thuật thì đứng đầu thế giới với sản lượng năm 2005 đạt 335000 tấn, trong

đó cá Cam chiếm 130000 tấn

Indonesia, là quốc gia nuôi cá biển số một Đông Nam Á Đối tượng nuôi chính là cá Măng với sản lượng năm 1999 đạt 184000 tấn, cá Đối đạt 12000 tấn và cá Chẽm đạt 4000 tấn

Năm 2008 với đà phát triển mạnh khu vực Châu Á Thái Bình Dương cung cấp 90% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên thế giới

1.2.2 Ở Việt Nam:

Trang 18

Việt Nam có bờ biển dài 3260km, hơn 3000 đảo lớn nhỏ, trên 400000ha mặt nước lớn, 12 đầm phá và các eo vịnh ven biển, lại thêm các hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cùng với các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, có khả năng sử dụng

để nuôi trồng thuỷ sản với nhiều hình thức, trong đó có khoảng 170000 ha có điều kiện thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè Phần lớn diện tích mặt nước biển tập trung ở vùng Quảng Ninh và Hải Phòng (37000 ha), Bình Định (7600 ha), Khánh Hoà (11300 ha) và các vùng ven biển khác như: Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang…

Ở Việt Nam từ những năm 1990 Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hoà đã phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển nhưng thiết bị còn đơn giản, Lồng nuôi

có loại bằng tre, có loại băng lưới kết hợp tre Khai thác được tiềm năng sẵn có

để nuôi trồng thuỷ sản, coi đó như một hướng cơ bản để tăng lượng thuỷ sản, tăng diện tích nuôi và năng suất, đa dạng hoá các hình thức nuôi, khai thác tối đa điều kiện cụ thể từng địa phương để lựa chọn hình thức nuôi phù hợp Đối tượng nuôi ngày càng đa dạng và phong phú, lực lượng lao động nuôi thuỷ sản cũng rất hùng hậu Bên cạnh hộ gia đình nông dân, còn có sự tham gia của các công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần doanh nghiệp nhà nước đã trực tiếp đầu tư nuôi thuỷ sản

Phân chia 3 vùng khác nhau rõ rệt:

Vùng 1: bao gồm biển ven bờ Mũi Ròn (Phía bắc Quảng Ninh) đến mũi An Lương (Phía bắc Quảng Ngãi) Địa hình đáy đơn giản, bằng phẳng thoải đều, ít

bị chia cắt và không có biến đổi đột ngột Riêng tại các khu vực xung quanh đảo Cồn cỏ, Bán đảo Sơn Trà, quần đảo Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn có địa hình thay đổi phức tạp

Vùng 2: từ mũi An Lương (Quảng Ngãi) đến mũi sừng trâu (Ninh thuận) Đây

là vùng có địa hình đáy ven biển phức tạp nhất trong dải ven biển Việt Nam Đặt biệt là khu vực Đại Lãnh xuống tới mũi Vách Đá, mức độ phức tạp của địa hình tăng dần Trong vùng này hình thành những vũng vịnh lớn như: Vũng Rô, vịnh

Trang 19

Văn Phong , Bến Gỏi, Vịnh Bình Can, Nha Trang, Vịn Cam Ranh,…

Vùng 3: Từ mũi sừng trâu (Ninh Thuận) đến Phan Thiết (Bình Thuận): trong vùng này có thể phân biệt 2 khu vực có đặc điểm địa hình rất khác nhau Khu vực sát bờ ra tới độ sâu 25-30m có địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng, thoải đều, đôi nơi bị phân cách bởi các rãnh ngầm chạy song song với đường bờ, khu vực quanh đảo Phú Quý có địa hình bị chia cắt phức tạp hơn với sự hiện diện của các đồi ngầm, bãi cạn và các hố trũng đan xen nhau

Nuôi thuỷ sản đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ở ven biển nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo Đặc biệt, nuôi tôm đã trở thành nghề sản xuất chính đem lại thu nhập cao cho người nông dân và tăng tích luỹ ngoại tệ

Bảng 1.1 Sự phát triển nghề nuôi cá biển từ 2005- 2010 của Bộ Thuỷ Sản [8]

1.2.3 Ở Khánh Hoà:

Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với 135km đường bờ ven đảo Ðiểm cực đông của Khánh Hòa cũng là điểm cực đông của tổ quốc, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển nghề cá vùng khơi Khánh Hòa có hơn 72 đảo lớn nhỏ, có 1658 km2

đất ngập nước, 1000km2 vịnh, đầm, phá, vùng biển nông 30m rộng 2432km2 và hơn 10000km2 thềm lục địa Ðó là tiềm năng to lớn để phát triển nghề cá ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới

Lợi cho phát triển nghề cá vùng khơi Khánh Hòa có hơn 72 đảo lớn nhỏ, có

1658 km2 đất ngập nước, 1000km2 vịnh, đầm, phá, vùng biển nông 30m rộng 2432km2 và hơn 10000km2 thềm lục địa Ðó là tiềm năng to lớn để phát triển nghề

cá ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới

Ngoài ra Khánh Hòa còn là môi trường thuận lợi cho các loài cá ven bờ phát

Số lồng 35000 41000 48000 58000 70000

Trang 20

triển, với một vùng san hô đa dạng hơn 350 loài tại khu vực Hòn Mun và các khu vực khác, nhất là vùng biển Trường Sa, một vùng đầy tiềm năng và triển vọng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên những vùng nước có nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thuỷ sản Khánh Hòa cũng là tỉnh duy nhất trong nước có nghề đánh bắt đầm đăng

Vịnh Văn Phong với diện tích mặt nước khoảng 300 ha và cảng nước sâu tự nhiên, thuận lợi cho tàu lớn ra vào, đang được đầu tư thành cảng trung chuyển containơ lớn nhất của cả nước và khu vực, đồng thời đây cũng là nơi lý tưởng để phát triển nuôi trồng một số đối tượng thuỷ đặc sản như: trai cấy ngọc, rong sụn, cồi mai, cá bớp,

cá mú, tôm hùm

Trữ lượng hải sản của Khánh Hòa khoảng 150- 200 nghìn tấn, trong đó chủ yếu

là cá nổi chiếm 70% Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn Ngoài nguồn lợi cá biển, vùng biển Khánh Hòa còn các loại giáp xác như tôm hùm, tôm mũ ni, các loại cua, các loại thân mềm như mực, ốc nhảy, bào ngư các loài rong tảo giá trị cao

Với chính sách thích hợp của tỉnh Khánh Hòa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật, Ðài Loan, Nga, Hàn Quốc đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Khánh Hòa còn có lợi thế về nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo các ngành nghề thủy sản Viện Hải dương học Nha Trang chuyên nghiên cứu sinh vật biển, địa chất, địa lý biển Trường đại học Nha Trang, trung tâm lớn nhất nước đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành thủy sản Viện nghiên cứu Thủy sản với một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giàu kinh nghiệm làm công tác nghiên cứu

Bảng 1.2 Số lồng tôm phát triển từ năm 2005 – 2009

số lồng 11350 24980 26647 28112 30380

Trang 21

1.3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH NUÔI THUỶ SẢN BẰNG LỒNG BÈ:

Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang là ngành kinh tế phát triển, nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, diện tích nuôi trồng được mở rộng, đa dạng hoá các hình thức nuôi Ngoài việc nuôi trong đất liền còn có nuôi ở các vùng ven bờ, các vịnh, ngoài đại dương với hình thức nuôi băng lồng bè Do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên việc nuôi thuỷ sản bằng lồng bè đang trở nên ưu thế và phát triển mạnh ở hầu hết các khu vực ven biển nước ta cũng như trên thế giới

Trên thế giới cũng như nước ta có nhiều loại lồng bè khác nhau đang được sử dụng nuôi cá biển Và các địa phương sử dụng hình thức nuôi này ngay càng nhiều như: Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long …Và chia thành nhiều nhóm khác nhau từ đơn giản đến hiện đại Tuỳ thuộc và điều kiện

từng vùng biển mà có thể thiết kế và sử dụng các kiểu lồng bè khác nhau

1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN NUÔI THUỶ SẢN:

Điều kiện tự nhiên các khu vực biển sử dụng để nuôi thuỷ sản bằng bè cần lựa chọn như sau [2]:

• Có diều kiện tránh gió tốt, cần lựa chọn các vùng vịnh hoặc ven các đảo không có sóng lớn, tránh cho lồng bè bị va đập hư hại

• Địa hình đáy tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ Chất đáy chủ yếu là chất bùn hoặc bùn cát để dễ cố định, thao tác và hút bỏ cạn bã chất thải

• Chất nước sạch, lưu thông tốt có tốc độ dòng chảy nhất định từ 0,3 – 0,8 m/giây

• Có độ sâu vừa phải từ 6m trở lên, không vượt quá 15m Khi thuỷ triều xuống thấp cần đảm bảo khoảng cách giũa đáy lồng và đáy biển là 2m

• Nước biển không bị ô nhiễm Không có bến cảng lớn và các nhà máy ở gần, không bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt của dân cư

Trang 22

• Nơi có nguồn điện lưới và giao thông thuận lợi cho sản xuất (giống, thức ăn,

nuôi)

Trang 23

Chương II ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG BÈ 2.1 PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BÈ NỔI DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN:

Hiện nay, tại các địa phương, lồng nuôi cá chủ yếu có hình chữ nhật hoặc vuông bằng lưới cước với kích cỡ 6-18 m³, được đặt chìm đáy hoặc cố định trên mặt nước Đa số các lồng nuôi chưa đảm bảo đúng quy chuẩn nên xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm mặt nước cục bộ, dễ rủi ro Khi xảy ra dịch bệnh, việc lồng cá cố định khiến mức độ phát tán dịch cao Đến mùa mưa bão, người nuôi cá lồng lại thấp thỏm lo âu bởi khả năng chống chịu của lồng cá kém Việc sử dụng các kiểu lồng truyền thống bằng lưới cước, khung tre, gỗ và sắt có thể tích nhỏ, không gian của lồng có nhiều góc chết khiến cá hạn chế hoạt động, thời gian sử dụng ngắn, không an toàn Việc những khung bè gỗ sử dụng mối ghép bulông rất nguy hiểm, theo quá trình thời gian

bu lông sẽ bị rỉ sét bởi nước biển, hơn thế nữa là nước khe của các lỗ bulông ứ đọng lâu ngày làm cho khu vực gỗ ở mối ghép này bị mục đi Bè hiện tại hầu hết người dân sử dụng liên kết giữa phao với khung bè, là phương pháp buộc thông thường bằng những sợi cước vì vậy mưa to gió lớn xảy ra hư hỏng là điều không thể tránh khỏi Việc sử dụng phao nhựa, trong quá trình làm việc phao bị hàu bám vào trong thời gian nhất định phao bị thủng vì vậy chìm bè là điều hết sức bình thường Quá trình di chuyển bè từ nơi này đến nơi khác rất khó khăn

- Khả năng chịu sóng biển kém do kết cấu không chắc chắn

- Khả năng nổi không ổn định Hệ thống bè bị mất cân bằng khi xảy ra nổ hoặc thủng đối với bất kỳ thùng phuy nào trong hệ thống

- Việc sửa chữa phức tạp, mất thời gian

❖ Ưu điểm :

Việc sử dụng các loại bè truyền thống hiện nay có những ưu điểm như sau:

Dễ dàng dễ dàng chế tạo và lắp ráp, Người dân chỉ sửng dụng kinh nghiệm của

Trang 24

mình nên không cần tính toán phân tích nhiều, thời gian thực hiện nhanh, chi phí sản suất có giá thành thấp hơn những mô hình bè khác

2.2 TÌM HIỂU MỘT SỐ BÈ NUÔI THUỶ SẢN HIỆN NAY:

❖ Kiểu lồng hở: Là loại lồng được cố định bởi các cọc gỗ găm xuống đất Kích

thước lồng nhỏ chủ yếu là (4x4 m); (3x4 m); (4x5 m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt nơi có độ sâu 2-5 m (lúc thuỷ thấp nhất) Đây là kiểu lồng đơn giản, dễ làm, chi phí thấp phù hợp với quy mô nuôi nhỏ ở các vùng vịnh có thuỷ triều thấp

1 Lưới lồng

2 Khung lồng

3 Cọc găm

Hình 2.1 Kiểu lồng hở

❖ Kiểu lồng kín: Là loại lồng thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu

cao Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để dễ dàng cho việc di chuyển Kích thước lồng phù hợp là: 3x2x2 (m) hoặc 3x3x2 (m), được thiết kế giống như hình hộp chữ nhật được tạo bởi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần lắp lồng được đặt một ống nhựa  =10-15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn Loại lồng này có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này đến nơi khác Trong trường hợp tại nơi có nhiều sóng gió loại lồng này phải được cố định bằng các dây neo

- Loại lồng này đơn giản, dễ thao tác, không gây ô nhiễm môi trường và được

sử dụng nhiều ở các vùng biển Khánh Hoà, Ninh Thuận, Quảng Ninh.,

Trang 26

❖ Kiểu lồng bè đơn giản: Lồng bè đơn giản, khung gỗ phù hợp với quy mô

nuôi cá gia đình hoặc công ty nhỏ Mỗi bè có từ 6 -12 ô lồng, kích thước mỗi ô là (3x3 m) Đối với hộ gia đình cụm bè phù hợp nhất là cụm bè có 9 -10 ô lồng trong

đó có 7 -8 ô lồng nuôi còn 2 ô lồng làm chòi bảo vệ, kho chứa và lán sinh hoạt Kích thước các ô là (3x3m) và đối với công ty nhỏ, mỗi cụm 30 -40 ô lồng kích thước mỗi ô là (5x5 m) Loại lồng này phổ biến ở khu vực Cát Bà, Quảng Ninh

Hình 2.4, Kiểu lồng bè đơn giản

❖ Kiểu bè nuôi kết hợp nhà ở: Loai bè này đủ sức chịu đựng được với điều kiện

sóng gió, nước chảy và khá bền, có khi tới 20 năm Đây là loại bè kiên cố, vật liệu chủ yếu bằng các loại gỗ tốt Một số bè còn được thiết kế bằng các loại vật liệu mới như bè xi măng lưới thép…

- Bè nuôi thường có dạng hộp chữ nhật, loại này dễ dàng trong việc thiết kế và chọn các loại gỗ và phù hợp cho việc làm nhà trên bè theo kiểu truyền thống và cũng

là nơi chế biến thức ăn, nhà kho, chuồng chăn nuôi

Trang 27

- Đầu tư đóng bè khá tốn kém, vì vậy nguồn vốn quyết định kích thước bè Thường là bè cỡ lớn (từ 500 đến 1000 m3) Loại bè thường được sử dụng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thích hợp với nuôi cá BaSa và cá Tra

Hình 2.5 Kiểu bè nuôi kết hợp nhà ở

❖ Bè kiểu Nauy:

Khung bè làm bằng nhựa PVC có cường độ chịu lực cao Khung bè tự nổi do bên trong rỗng Khung bè hình tròn ( hình vuông dùng cho neo nơi ít sóng gió), đường kính từ 8 – 50 m (đường kính càng lớn độ sâu càng cao) Dọc theo giềng đáy buộc 1 dây xích chì thay cho khung đáy bè và đá neo ở hình bè đơn giản Miệng

bè nhô cao cách mặt nước khoảng 1 m nên bè chịu sóng gió tương đối tốt Trong truờng hợp có bão thì khâu lưới phủ miệng bè lại và đánh chìm bè Tan bão lại cho

bè nổi trở lại

Lồng bè Na uy có thể nuôi nơi biển thoáng có độ sâu trên 15 – 20 m, nước trong, chịu được chế độ sóng gió thường xuyên cấp 3, cấp 4 dòng chảy 0,8m/s

Trang 28

Hình 2.6 Bè kiểu Nauy

2 Cọc để căng lưới 7 Lưới nhốt cá

3 Ống nhựa cứng 8 Giềng chịu lực

4 Dây cáp nối giữa phao và hệ thống lồng 9 Chì

5 Phao

Hình 2.7 Bè kiểu Nauy thực tế

Trang 29

❖ Kiểu lồng con bướm của Mỹ: Gồm ống sắt mạ kẽm đường kính 1 cm, dài 16

m làm trục, xung quanh dùng 12 ống sắt mạ kẽm làm thành 12 cạnh, chu vi là

80 m Trên và dưới dùng 12 sợi PE siêu phân tử nối liền với 2 trụ tròn trung tâm Dùng lưới dệt loại Dyneema làm áo lưới tạo thành hình lồng con bướm

Hình 2.8 Lồng kiểu con bướm

❖ Bè cá hiện đại kỹ thuật Pháp: Đây là kiểu bè cá hiện đại được sản xuất theo

công nghệ Pháp Khung thép mạ nhúng nóng có khả năng chống rỉ cao Phù hợp với nuôi thuỷ sản công nghiệp, có đủ các trang bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nuôi thuỷ sản Nhưng giá thành cao chưa phù hợp với túi tiền người dân

Hình 2.9 Bè lồng của Pháp

Trang 30

❖ Lồng bè hình vuông của Nhật Bản: Đây là kiểu lồng hình vuông, loại nhiều

cạnh do công ty Sekikiou Nhật Bản phát triển được làm bằng vật liệu cao su giàu tính đàn hồi, có thể lắp láp bằng ốc vít không cần hàn

Hình 2.10 Lồng bè hình vuông kiểu Nhật

Hình 2.11 Lồng bè hình vuông kiểu Nhật thực tế

Trang 31

2.3 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BÈ NUÔI TẠI KHÁNH HOÀ (ĐẦM NHA PHU):

2.3.1 Đặc điểm vị trí địa lí:

Khánh Hoà là một tỉnh ven biển rất có tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản

Do được ưu đãi về địa lý, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên một vùng nước có nguồn thức ăn dồi dào cho các đàn cá

Đầm Nha Phu rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong – thuộc tỉnh Khánh Hòa Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Nha Trang còn hội đủ đặc điểm của một vùng thuận lợi phát triển nghành nuôi thuỷ sản

2.3.2 Cấu tạo của bè:

➢ Khung bè: khung bè được làm bằng gỗ (ké, cà ná,…), loại gỗ tốt chịu được mưa, nắng, nước biển Kích thước các đà là rộng bản 14 cm, dày 7cm khoảng cách giữa 2 đà là 70 cm Kích thước mỗi ô lồng là 4 x 4 m Một khung bè thường có từ 9 đến 30 ô lồng trong đó có 2 ô là nơi sinh hoạt và chăm sóc tôm Chỗ giao nhau và các mối nối được bắt bằng bu lông M16

3

Trang 32

Hình 2.12.Sơ đồ cấu tạo bè

Hình 2.13 Bè nuôi thực địa

➢ Phao:

- Thường sử dụng phao phuy nhựa 200l – 220l, cụm bè sử dụng tổng hơn

- 160 phuy, bao gồm 140 phuy cơ cấu bè nuôi và 32 phuy dành cho cơ cấu nâng nhà

- Các phuy đặt song song theo chiều nước chảy hạn chế trôi bè

- Vành ngoài bè được bố trí thêm 1-2 Phuy nằm tăng khả năng cân bằng

- Phao được đặt kẹp chặt giữa 2 đà và buộc chặt 2 đầu vào giữa 2 thành đà

- Trên các thanh đà các phao được bố trí cách nhau 2,5m, khu vực nhà được bố trí dày hơn tăng tải nâng

Trang 33

Hình 2.14 Phao

- Chỗ giao nhau giữa các mối được gối lên nhau và được bắt bulong M16

Hình 2.15 Vị trí mối ghép giữa các thanh đà

➢ Lưới làm lồng là loại lưới sợi PE 380 D/15, PE 380 D/18, PE 380 D/21 và

PE 32 x 2 dệt không rút để mắt lưới ổn định Tuỳ theo cỡ cá nuôi để chọn kích thước mắt lưới

(2a = 0,5 cm đến 2a = 8 cm) Trên mỗi khung bè có 3 -4 lồng có kích thước mắt lưới khác nhau Khi cá nhỏ dùng mắt lưới nhỏ, khi cá lớn dần sử dụng mắt lưới rộng ra dần cho phù hợp

- Khối lượng lưới khi chưa bị rong bám 20-22 kg

Trang 34

- Khối lượng lưới khi bị rong bám 150-200 kg

- Liên kết giữa lưới và bè là liên kết dây mềm

➢ Neo bè: một bè thường sử dụng 9 neo, mỗi góc sử dụng 2 neo và phụ thêm

1 neo ở hướng gió mạnh Mỗi neo nặng 100 kg, cáp buộc neo là cáp nilon

Hình 2.16 Neo

➢ Nhà chòi: gồm các phần chính

- Sàn: làm bằng gỗ dầy 3 cm, sàn có 2 phần là sàn lán mặt tiền và

sàn nhà Sàn nhà cao hơn sàn lán mặt tiền 30 -50 cm

- Tường nhà làm bằng cót ép có ốp xốp cách nhiệt và tấm nhựa

Xung quanh tường có 2 – 3 cửa sổ kích thước 50 - 80 cm và một

cửa ra vào rộng 80 cm

- Mái được lợp bằng tôn mạ màu

- Nhà bếp, nhà vệ sinh cũng được lợp bằng tôn mạ màu và có thùng

chứa rác thải Ngoài ra còn có một nhà kho để chứa thiết bị, lồng

lưới và thức ăn cho cá

➢ Ngoài ra trên bè còn có các vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày và các dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc tôm như: máy bình hơi lặn, máy xục khí…

Trang 35

Hình 2.17 Cấu tạo bè

2.3.3 Đánh giá chung:

Trên thế giới cũng đã có nhiều hệ thống bè được sản xuất với công nghệ hiện đại như hệ thống bè của Nauy, của Pháp, Mỹ, Nhật,… Tuổi thọ cao, đáp ứng được các nhu cầu đối với hệ thống bè nuôi thuỷ sản công nghiệp Nhưng lại không phù hợp về giá thành vì quá cao với kinh tế người ngư dân nuôi trồng thuỷ sản ở nước

ta

Hệ thống bè hiện nay được chế tạo dựa trên kinh nghiệm của ngư dân là chủ yếu, không thể dự báo được khả năng chịu sóng gió của bão, gây thiệt hại lớn khi xuất hiện thiên tai cho người ngư dân

2.4 Xây dựng phương án cải tiến kết cấu:

➢ Sử dụng vật liệu HPDE:

Trang 36

❖ Ưu điểm:

Lồng nuôi theo công nghệ Mới là được sản xuất bằng chất liệu nhựa HDPE cực

kỳ bền, có độ kín nước, kín hơi cao và có tuổi thọ lớn khi sử dụng

Ngoài ra, lồng này có khả năng chống lại hóa chất cao và không bị ăn mòn, gỉ sét; đặc biệt có độ uốn dẻo cao nên dễ dàng định hình, không bị gãy khi gặp địa hình gồ ghề hay gấp khúc Lồng nuôi chủ yếu có 2 kiểu gồm hình vuông và hình tròn, lồng hình tròn thích hợp với nuôi cá biển còn lồng hình vuông thì phù hợp với nghề nuôi tôm hùm

Mô hình lồng nhựa HDPE theo công nghệ công nghệ mới được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: khung lồng, túi lưới và neo Trong đó, khung lồng là một vòng phao nổi làm bằng nhựa HDPE theo hình vuông hoặc tròn

Lưới lồng là lưới dệt không gút, bền, không bị oxi hóa và có khả năng chống sinh vật bám, được gia cường bởi các dây diềng Toàn bộ túi lưới được thiết kế, tính toán phù hợp với điều kiện vùng nuôi (lưu tốc dòng chảy, độ sâu…) và với từng đối tượng nuôi

Còn neo lồng là khối bê tông nặng 4 tấn, dây neo là loại dây PP bằng nhựa có đặc tính chịu đươ ̣c lực căng kéo, chống la ̣i tác ha ̣i của dầu mỡ, chống bào mòn

Hệ thống lồng nuôi này cho phép người nuôi đặt lồng ở những vùng biển xa bờ nơi môi trường nước trong sạch, hạn chế được nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh…

Ngoài ra, ống nhựa HDPE có trọng lượng nhẹ có thể cắt, lắp ráp và vận

chuyển khu vực nuôi khác dễ dàng nếu có nhu cầu đối với mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa theo công nghệ Na Uy thì độ rủi ro do thiên tai sẽ giảm đi rất nhiều, thực

tế được kiểm chứng qua cơn bão cấp 12 vừa qua

Trang 37

nhiệt đới và vùng nước nuôi có độ sâu cũng chỉ vài chục mét nên lồng nuôi và cách nuôi cũng cần cải tiến cho phù hợp

➢ Lồng bè làm bè bằng phao nổi FCC:

❖ Ưu điểm:

Khả năng chịu sóng biển tốt do Phao nổi FCC có kết cấu đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động của sóng biển

Khả năng nổi ổn định và cao; mức độ cân bằng của hệ thống vẫn đảm bảo cho

dù số lượng phao hư hại chiếm đến 25% diện tích bè

Lắp đặt, tháo dở, nâng cấp mở rộng nhanh chóng, theo nhu cầu của người sử dụng Có thể liên kết với các công trình phụ khác, người sử dụng có thể dễ dàng tự lắp đặt

Việc sửa chữa, nâng cấp (nếu cần) dễ dàng và nhanh chóng

Không có hoá chất độc hại, không gây ô nhiễm nguồn nước, tác động đến thuỷ hải sản được nuôi trồng

Sức nổi lớn, không cần CaC2 Vì vậy không gây cháy nổ

Việc đi lại, chăm sóc thuỷ hải sản, dễ dàng và an toàn

❖ Nhược điểm:

Chi phí đầu tư bàn đầu rất lớn

2.4 Tính toán đặc điểm kết cấu bè:

2.4.1 Kết cấu của bè:

Từ thực tế khảo sát các hệ thống bè nuôi thuỷ sản ở đầm Nha Phu và nhu cầu

về phát triển nuôi thuỷ sản hiện nay Bè nuôi thuỷ sản thường có kết cấu theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, mỗi bè thường có từ 6 – 30 ô lồng Thường được làm bằng gỗ là chủ yếu và có kích thước các thanh đà là 7 x 14 cm

2.4.2 Kích thước:

Khung bè: khung bè kết cấu hình vuông gồm có 30 ô lồng kích thước mỗi ô lồng

Trang 38

là (4 x 4 x 2,5 m) Khoảng cách giữa các ô lồng là 0,7 m

Do đó kích thước của hệ thống bè sơ bộ chọn là:

- Chiều dài Lmax =32,4 m

2.4.4 Khối lượng của bè nuôi:

Mỗi kết cấu ô gồm 8 cây gỗ 7 x 14cm dài 5,4m

Trang 39

γg = 750 - 900 (kg/m3) Chọn γg = 800 (kg/m3)

✓ Khối lượng của một thành đà tương ứng 42,4kg

Tổng số thanh đà dành cho kết cấu bè cá là 188 thanh

✓ Cho ta khối lượng: 188 42,4 = 7971,2 kg

Kích thước thanh đà nối: 7x14cm, có chiều dài 1,4m

✓ Xác định số 𝑚3cho một cây là: 0,07 x 0,14 x 1,4 = 0,014(𝑚3)

✓ Tổng số có 10 cây, khối lượng là 0,014 x 800 x 10 = 112 kg

b Khu vực nhà ở:

Phần gỗ:

Sàn dưới: gồm 16 cây 6x12cm, dài 5,4m

✓ Khối lượng sàn dưới: 0,06.0,12.16.800.5,4 = 497,6 kg

Sàn trên: gồm 6 cây 6x12cm, dài 5,4m

✓ Khối lượng sàn trên: 0,06.0,12.6.800.5,4 = 186,1 kg

Trụ chống: 2 cây 6x12, dài 2,5m và 4 cây 6x12, dài 2m

Ch.rộng (m)

Ch.dày (m)

Thể tích (m3)

Trang 40

Từ kết cấu lồng; hệ thống bè gồm 28 ô kích thước mỗi ô 4x4x2,5

✓ Tổng diện tích lưới mặt bên của một ô là: 4.2,5.4 = 40 𝑚2

✓ Diện tích lưới mặt đáy của 1 ô là: 4.4=16𝑚2

✓ Tổng diện tích lưới dành cho một ô là 56𝑚2

✓ Với 28 lồng nuôi tổng diện tích lưới 1568 𝑚2

Tính tải trọng của tấm lưới:

Ta có công thức tính khối lượng tấm lưới 1𝑚2:

𝐺𝑙 = 𝑀 𝑁(4𝑎 + 𝑎𝑐𝑑)

1000.4Trong đó:

M - Số mắt lưới nằm ngang của tấm lưới

N- Số mắt lưới nằm dọc của tấm lưới

a - Chiều dài chân đơn của mắt lưới

Hệ số hao hụt làm gút c=32

d- Đường kính sợi lưới, (mm)

Thay vào công thức ta được:

Ngày đăng: 10/03/2019, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w