1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế kỹ thuật máy tách vỏ tôm

87 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Máy tách vỏ tôm là thiết bị giúp cho quá trình tách thịt ra khỏi vỏ tôm một cách nhanh chóng, thẩm mỹ, hiệu quả và năng suất cao.. Với kiểu dáng đẹp, kết cấu đơn giản, giá thành hợ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khánh Hòa, tháng 7/2018

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Bình MSSV: 56131032

Lớp: 56 – KTCK Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Tên đề tài: Thiết kế kỹ thuật máy tách vỏ tôm

Số trang: 84 trang

Số chương: 6 chương

Số tài liệu tham khảo: 12

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nha Trang, ngày , tháng , năm 2018 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Bình MSSV: 56131032

Lớp: 56 – KTCK Ngành: Công nghệ kĩ thuật Cơ Khí

Tên đề tài: Thiết kế kỹ thuật máy tách vỏ tôm

Số trang: 84 Trang

Số chương: 6 Chương

Số tài liệu tham khảo: 12

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Nha Trang, ngày…., tháng…, năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Thiết kế kỹ thuật máy tách vỏ tôm”

là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Sinh viên thực hiện

Phạm Quốc Bình

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Nha Trang, các thầy trong Khoa Cơ Khí đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng

em nhiều kiến thức và các kỹ năng trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp chúng

em có nhiều kiến thức để hoàn thành đồ án tốt nghiệp và tạo ra cơ hội việc làm sau khi ra trường

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Trần Ngọc Nhuần, người trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực hiện đồ án Sự hướng dẫn tận tình giúp đỡ của Thầy đã giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành đồ án Trong quá trình làm đồ án không thế tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô góp ý để đồ án được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Trong ngành chế biến thủy hải sản hiện nay việc đưa máy móc vào sử dụng còn hạn chế, đa phần là sử dụng công nhân lao động, đặc biết là trong lĩnh vực chế biến tôm Việc này làm chi phí chi trả cho lao động cao, năng suất tương đối thấp, không cạnh tranh được với thị trường Việc nghiên cứu kỹ thuật máy tách vỏ tôm sẽ giải quyết vấn đề nan giải này

Máy tách vỏ tôm là thiết bị giúp cho quá trình tách thịt ra khỏi vỏ tôm một cách nhanh chóng, thẩm mỹ, hiệu quả và năng suất cao Tôm sẽ được bóc vỏ, làm sạch Thịt tôm sau khi bóc vỏ sẽ vẫn giữ nguyên được hình dáng, màu sắc chất lượng như khi ta bóc bằng tay

Trang 7

MỤC LỤC

Đề mục Trang

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN iiiii

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP iv

LỜI CAM ĐOAN v

LỜI CẢM ƠN vi

TÓM TẮT ĐỒ ÁN vii

MỤC LỤC viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU xii

DANH SÁCH HÌNH VẼ xiii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BÓC VỎ TÔM 1

1.1 Tổng quan về công nghệ bóc vỏ: 1

1.1.1 Tình hình kinh tế nước ta hiện nay: 1

1.1.2 Công nghệ bóc tách vỏ của nước ta hiện nay: 1

1.1.3 Máy tách vỏ tôm trong và ngoài nước: 2

1.1.4 Tính cấp thiết của đề tài: 2

1.2 Xu hướng thị trường, đặc điểm của tôm, đối tượng thực nghiệm: 3

1.2.1 Xu hướng thị trường: 3

1.2.2 Yêu cầu kĩ thuật của tôm sau khi được lột vỏ: 3

1.2.3 Cấu tạo của tôm: 3

1.2.4 Các cách làm sạch vỏ tôm: 8

1.2.4.1 Bóc vỏ thủ công: 8

1.1.4.2 Thiết bị và máy móc thô sơ: 9

1.2.4.3 Loại máy xẻ tôm công ty cổ phần công nghệ QCM: 10

1.2.4.4 Máy lột vỏ tôm Jonsson: 11

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BÓC VỎ TÔM 13

2.1 Chọn phương án thiết kế: 13

2.1.1 Các yêu cầu kĩ thuật: 13

Trang 8

2.1.2 Các phương án thiết kế: 13

2.1.2.2 Phương án 2: 16

2.1.2.3 Phương án 3: 17

CHƯƠNG 3: CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH MÁY BÓC VỎ TÔM 20

3.1 Cụm kẹp tôm: 20

3.2 Cụm ép tôm: 20

3.3 Cụm xẻ lưng: 21

3.4 Cụm lấy chỉ tôm: 22

3.5 Cụm tách vỏ: 23

3.6 Cụm làm sạch cụm kẹp: 26

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT 28

4.1 Tính toán chọn động cơ cho hệ thống xích tải: 28

4.1.1 Tìm hiểu về hệ thống băng tải: 28

4.1.2 Xác đinh công suất cần thiết: 29

4.1.2.1 Chọn sơ bộ động cơ và công suất cần thiết: 29

4.1.2.2 Xác định công suất cần thiết: 30

4.1.2.3 Xác định số vòng quay động cơ: 31

4.2 Tính toán xác đinh công suất của toàn bộ hệ thống bóc vỏ tôm: 33

4.2.1 Động cơ điện và hộp giảm tốc: 33

4.2.2 Tính chọn động cơ cho phần lấy chỉ tôm, bộ phận dao cắt và bộ phận làm sạch vỏ tôm không rơi ở bộ phận kẹp tôm: 35

4.3 Truyền động đai: 37

4.3.1 Lựa chọn loại đai: 38

4.3.2 Xác định thông số bộ truyền: 39

4.4 Tính toán chọn gối đỡ trục- trục truyền động: 40

4.4.1 Chọn loại ổ lăn: 41

4.4.2 Chọn cấp chính xác ổ lăn: 41

4.4.3 Chọn kích thước ổ lăn: 42

4.4.4 Tính chọn mối ghép then, khớp nối trục: 42

4.4.4.1 Trục 1: 43

Trang 9

4.4.4.2 Trục 2: 43

4.4.4.3 Chọn loại khớp nối: 43

4.5 Tính toán trục: 45

4.5.1 Xác định sơ bộ đường kính trục: 45

4.5.2 Xác định khoảng các giữa các gối đỡ và điểm đặt lực: 46

4.5.2.1 Tính trên trục 1: 46

4.5.2.2 Tính toán trên trục 2: 48

4.5.2.3 Kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi: 51

4.5.2.3.1 Xét đối với trục 1: 53

4.5.2.3.2 Xét đối với trục 2: 53

4.5.2.4 Kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh: 54

4.5.2.4.1 Kiểm nghiệm độ bền tĩnh trục 1: 54

4.5.2.4.2 Kiểm nghiệm độ bền tĩnh trục 2: 55

4.6 Khối lượng của cụm kẹp tôm khi đặt lên khung máy: 55

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN DÙNG CHO CỤM TÁCH VỎ 56

5.1 Các thông tin cơ bản về hệ thống khí nén: 56

5.1.1 Khái niệm: 56

5.2 Cấu trúc của hệ thống khí nén: 57

5.2.1 Cấu trúc: 57

5.2.2 Các loại máy nén khí: 59

5.3 Các loại van đảo chiều: 61

5.3.1 Nhiệm vụ van đảo chiều: 61

5.3.2 Các khái niệm: 61

5.3.3 Ký hiệu van đảo chiều và các loại tín hiệu tác động: 61

5.3.4 Cách gọi tên và kí hiệu một số van đảo chiều: 62

5.3.5 Tín hiệu tác động: 63

5.3.5.1 Tác động bằng tay: 63

5.3.5.2 Tác động bằng cơ, khí nén, điện: 64

5.4 Công tắc hành trình: 64

Trang 10

5.4.1 Công tắc hành trình điện – cơ 64

5.4.2 Công tắc hành trình nam châm: 65

5.4.3 Công tắc: 66

5.4.4 Rơle: 66

5.4.5 Mạch điều khiển dùng trong cụm tách thịt tôm trong máy bóc vỏ tôm: 68

5.4.6 Mạch điều khiển: 69

PHẦN KẾT LUẬN 71

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 71

6.1 Kết luận: 71

6.2 Bàn luận: 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh 2 loại tôm 7 Bảng 2.1: Thông số máy Jonsson 15

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1: Cấu tạo của tôm sú 5

Hình 1.2: Sơ đồ chế biến tôm thành phẩm 6

Hình 1.3: Các bước lột vỏ tôm thủ công 9

Hình 1.4: Lột vỏ tôm bằng thiết bị thô sơ 9

Hình 1.5: Lột vỏ tôm bằng máy có sẵn trên thị trường 10

Hình 1.6: Lột vỏ tôm bằng máy Jonsson 11

Hình 2.1: Mô phỏng quá trình lột vỏ tôm 13

Hình 2.2: Nguyên lý thiết kế phương án 1 14

Hình 2.3: Nguyên lí thiết kế phương án 2 16

Hình 2.4: Nguyên lí hoạt động phương án 3 17

Hình 3.1: Cụm kẹp tôm 20

Hình 3.2: Cụm ép tôm 21

Hình 3.2: Cụm xẻ lưng 22

Hình 3.4: Cụm lấy chỉ tôm 22

Hình 3.5: Xylanh khí nén 23

Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lí tách vỏ tôm 23

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lí bóc tôm ra khỏi vỏ, tạo ra thành phẩm 24

Hình 3.8: Áp suất p, lực F trong xilanh 25

Hình 3.9: Cụm lấy chỉ tôm 27

Hình 4.1: Cấu tạo xích ống con lăn 28

Hình 4.2: Băng chuyền đưa tôm vào máy bóc vỏ 29

Hình 4.3: Sơ đồ truyền động xích tải 31

Hình 4.4: Motor giảm tốc 1,1kW~1,5 HP 32

Hình 4.5: Sơ đồ truyền động vào bộ phận làm việc 33

Hình 4.6: Bộ phận làm việc bóc vỏ tôm 33

Hình 4.7: Motor giảm tốc công suất 1,5 kW~2HP 34

Hình 4.8: Dao xẻ lưng tôm 35

Hình 4.9: Động cơ DC giảm tốc GA37 125 rpm 36

Trang 13

Hình 4.10: Chổi quét lấy chỉ tôm 36

Hình 4.11: Làm sạch vỏ tôm còn sót trên cụm kẹp đuôi tôm 36

Hình 4.12: Bản vẽ động cơ DC giảm tốc GA37 125rpm 37

Hình 4.13: Bộ truyền động đai 39

Hình 4.14: Sơ đồ tính toán trục 1 47

Hình 4.15: Biểu đồ nội lực trên trục 1 48

Hình 4.16: sơ đồ tính toán trục 2 50

Hình 4.17: Biểu đồ momen trên trục 2 50

Hình 5.1:Hệ thống khí nén 56

Hình 5.2: Cấu trúc hệ thống điều khiển điện- khí nén 57

Hình 5.3: Cấu trúc điều khiển bằng khí nén 58

Hình 5.4: Máy nén khí kiểu piston và kiểu trục vít 59

Hình 5.5: Nguyên lí hoạt động máy nén khí kiểu piston 1 cấp 60

Hình 5.6: Nguyên lí hoạt động máy nén khí kiểu piston 2 cấp 60

Hình 5.7: Nguyên lí hoạt động máy nén khí kiểu cánh quạt 60

Hình 5.8: Van đảo chiều 4/2 61

Hình 5.9: Kí hiệu chuyển đổi vị trí của nòng van 61

Hình 5.10: Kí hiệu các cửa nối của van đảo chiều 62

Hình 5.11: Các loại van đảo chiều 62

Hình 5.12: Các loại tín hiệu tác động 63

Hình 5.13: Tín hiệu tác động bằng tay 63

Hình 5.14: Tác động bằng cơ, khí nén 64

Hình 5.15: Công tắc hành trình điện cơ 65

Hình 5.16: Trạng thái của công tác hành trình 65

Hình 5.17: Công tắc hành trình nam châm 65

Hình 5.18: Công tắc điện 66

Hình 5.19: Hình dáng và kí hiệu công tắc 66

Hình 5.20: Role điều khiển 66

Hình 5.21:kí hiệu role tác động muộn 67

Hình 5.22: kí hiệu role nhả muộn 67

Trang 14

Hình 5.23: kí hiệu đèn 67

Hình 5.24:Van tiết lưu một chiều 67

Hình 5.25: Sơ đồ hành trình bước 68

Hình 5.26: Mạch điều khiển dùng van 5/2 có một cuộn dây 69

Hình 5.27: Mạch điều khiển dùng van 5/2 có hai cuộn dây 70

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BÓC VỎ TÔM

1.1 Tổng quan về công nghệ bóc vỏ:

1.1.1 Tình hình kinh tế nước ta hiện nay:

- Tình hình kinh tế nước ta hiện nay phát triển theo hướng tích cực, nền kinh

tế phát triển khá nhanh chóng, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị-xã hội tiếp tục ổn định Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 7%

- Chính vì nền kinh tế ngày càng phát triển, việc tự động hóa các thiết bị máy móc trong lĩnh vực chế biến thủy sản nhằm mang lại năng suất sản suất cao, giảm số lượng lao động thủ công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm trong và ngoài nước

1.1.2 Công nghệ bóc tách vỏ của nước ta hiện nay:

- Hiện nay nước ta sở hữu trí thức dồi dào, ngành kĩ thuật phát triển cao, nhiều kĩ sư và đặc biệt là những người nông dân đã trực tiếp tham gia vào sản xuất sáng chế ra nhiều loại máy bóc tách vỏ hiện nay Với kiểu dáng đẹp, kết cấu đơn giản, giá thành hợp lý, các loại máy bóc tách vỏ đã được thị trường ưu chuộng, kể cả các công ty lớn nhỏ mà còn có các hộ gia đình mua về để phục vụ việc sản xuất của họ Giúp năng suất tăng lên rất nhiều lần, giảm số công nhân từ 30-40 công nhân tính trên một ngày

- Một số loại máy bóc tách vỏ hiện nay trên thị trường:

 Máy lạng da cá

 Máy bóc vỏ tôm hùm, tôm sú

 Máy bóc tách xương cá

 Máy lạng da mực

Trang 16

1.1.3 Máy tách vỏ tôm trong và ngoài nước:

- Một số doanh nghiệp ở các tỉnh đã áp dụng các loại máy bóc vỏ để đưa vào sản xuất, điển hình như:

 Xã Vịnh Thịnh- huyện Hòa Bình- tỉnh Bạc Liêu: 2 em học sinh Đặng Nhật Trường và Trịnh Bích Du đã sáng chế ra máy bóc vỏ tôm và đã được sản xuất hàng loạt để đưa vào các hộ gia đình và các nhà máy để sử dụng

 Một số hộ gia đình ở xã Hạ Long- huyện Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh

 Công ty UTXICO ở Sóc Trăng

 Công ty TNHH FUWA sản xuất ra máy xẻ tôm, năng suất 120con/phút

- Các công ty chế biến thủy sản ở nước ngoài đã áp dụng rât nhiều máy móc đưa vào chế biến tôm đông lạnh, nhưng do nguồn tôm còn ít nên chỉ nghiên cứu chế tạo và cải tiến máy mới để xuất khẩu ra thị trường như:

 Máy bóc vỏ tôm Jonsson do Mỹ sản xuất

 Máy Big Mother Shucker do Mỹ sản xuất và được tiêu thụ khắp các nước, được áp dụng điển hình ở tiểu bang Richmond, Maine của Mỹ

 Ngoài ra còn một số máy do Nhật, EU…đã sản xuất và đưa ra thị trường thế giới

1.1.4 Tính cấp thiết của đề tài:

- Ngày nay, thiết bị tự động có thể lột vỏ tôm lột nhanh hơn và ổn định hơn

so với phương pháp thủ công rất nhiều Nhiều máy bóc vỏ tôm theo các qui trình bóc khác nhau đã được thương mại hóa trên thế giới nhưng giá thành khá đắt Các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về tài sản, có kinh nghiệm ít về máy móc kỹ thuật và giá thành máy khác đắt nên hầu như các doanh nghiệp sử dụng lao động thủ công nhân để giảm chi phí

- Vì vậy tầm quan trọng của máy bóc vỏ tôm đối với các doanh nghiệp chế biến tôm là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế bền vững, cải thiện năng suất, giảm nhân công, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Vì tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các nước đứng đầu là Nhật Bản, thứ

3 sang Mỹ, thứ 4 sang các nước châu Âu EU, và ASEAN…

Trang 17

1.2 Xu hướng thị trường, đặc điểm của tôm, đối tượng thực nghiệm:

1.2.1 Xu hướng thị trường:

- Hiện nay tôm là một trong các loại hải sản rất phổ biến và rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, hộ gia đình…Nó rất dễ chế biến và là món ăn ương chuộng, phù hợp với hầu hết mọi người trên thế giới

- Tôm mang lại một lợi ích dinh dưỡng rất nhiều như:

 Cung cấp protein dồi dào: trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein Cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt

 Bổ sung Vitamin B12: trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12 Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất

 Bổ sung chất sắt

 Chứa dồi dào selen

 Chứa nhiều omega-3

1.2.2 Yêu cầu kĩ thuật của tôm sau khi được lột vỏ:

 Năng suất máy bóc vỏ tôm phải cao hơn năng suất lột vỏ thủ công

 Tôm thực hiện bóc vỏ hoàn toàn trên máy

 Màu sắc, hình dạng, mùi vị không thay đổi

 Sản phẩm sạch sẽ, có cỡ, loại đồng đều

 Thịt tôm có tính đàn hồi, săn chắc không bị mủn

 Tôm không có đốm đen

 Đuôi tôm không sứt ra, lột hết vỏ và chỉ tôm

 Bụng tôm hết chân, chỉ tôm không còn trên lưng tôm

 Đạt các tiêu chuẩn nhà nước TCVN 2064-77

1.2.3 Cấu tạo của tôm:

- Tôm phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận

bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn)

Trang 18

- Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống

ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng,

và nước lợ, như tôm càng xanh Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người

để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại cao

- Một trong số các loại tôm rất giá trị của đại dương được nuôi để làm thực thực phẩm cho con người là tôm sú, tôm hùm, tôm thẻ chân trắng,… (tên khoa

học: Penaeus monodon), phân bổ ở Ấn- Tây- Thái Bình Dương, trải từ bờ đông

Châu Phi đến Đông Nam Á, đến cả Châu Mỹ

- Ngoài ra, vỏ tôm(Chitin- Chitosan) theo nghiên cứu gần đây ( thủy sản Việt Nam) thì các sản phẩm được chế biến từ vỏ tôm đang trở thành ngành công nghiệp triệu đô - thông qua chế độ ăn uống bổ sung giúp điều trị huyết áp cao, vỏ tôm hùm có khả năng làm giảm cholesterol và giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch Không những vậy, chitosan đặc biệt có thể làm giảm LDL (cholesterol xấu) và làm tăng nồng độ HDL (cholesterol tốt) Bằng cách ức chế sự hấp thu chất béo Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Thủy sản tại Ấn Độ, nghiên cứu các lợi ích bảo vệ của chitosan trên mô gan sau khi tiếp xúc với chất độc mạnh Họ kết luận: hiệu ứng bảo vệ gan hepatoprotective của chitosan là kết quả của việc giảm chất béo và chống ôxy hóa đối với cơ thể con người

- Đối tượng nghiên cứu thiết kế máy bóc vỏ tôm là tôm sú Tôm sú là loài sống ở nơi chất đáy là bùn pha cát với độ sâu từ ven bờ đến 40m nước và độ mặn 5-

34 ‰ Tôm sú có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trong 3-4 tháng có thể đạt cỡ bình quân 30-50 gam/con Tôm trưởng thành tối đa có chiều dài đối với con cái là 220-

250 mm, trọng lượng 100-300gam, con đực chiều dài khoảng 160-210 mm, trọng lượng 80 ÷ 200 gam Thịt tôm nhiều xơ, săn chắc

- Lớp vỏ tôm trưởng thành dày khoảng 0.05mm

- Cấu tạo của tôm:

Trang 19

Hình 1.1: Cấu tạo của tôm sú

 Cephalothorax-phần đầu ngực

 Râu 1 (Antennula ), râu 2(Antenna )

 Chủy (Rostrum)

 Vảy râu (Antennal scale )

 Mắt (Eye)

 Chân hàm (Maxilliped)

 Giáp đầu ngực (Carapace)

 Đốt bụng 1 (1st Abdominal segment), đốt bụng 6 (6th Abdominal segment)

 Chân ngực (Periopod)

 Chân bụng (Pleopod)

 Gai đuôi

 Đốt đuôi (Telson),

 Chân đuôi (Uropod)

Tôm được sử dụng lột vỏ cần đạt các tiêu chuẩn sau:

 Vỏ nguyên vẹn, cứng và sáng bóng, màu sắc đặc trưng

 Đầu dính chặt với mình, chân và đuôi còn đầy đủ nguyên vẹn

 Tôm không ôm trứng, không dính quá nhiều rong rêu, không bị bệnh

 Tôm không bị đốm đen

 Tôm được giữ lạnh sau khi đánh bắt

Trang 20

Hình 1.2: Sơ đồ chế biến tôm thành phẩm

- Nguyên liệu thu mua thông qua các đại lý có ký hợp đồng với công ty Tôm được bảo quản đá lạnh trong thùng cách nhiệt Tôm được vận chuyển đến công ty bằng xe lạnh, nhiệt độ bảo quản 1- 4ᵒC Thời gian tiếp nhận nguyên liệu không quá 1h

- Rửa: Nguyên liệu sau khi tiếp nhận nhanh chóng chuyển sang khu vực rửa

Quá trình rửa được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa qua bể nước lạnh luân lưu, thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng và chính xác

- Xử lý: Tôm sau khi rửa lần 1 đuợc chuyển đến khu vực xử lý để xử lý Tại

đây tôm được vặt đầu rút ruột, các thao tác được thực hiện dưới vòi nước chảy Yêu cầu phải nhanh, chính xác tránh làm mất phần thịt ở phía thịt đầu

- Phân cỡ, loại: Tôm được phân thành các cỡ sau (số thân tôm/pound):

U/6; 6/8; 8/12; 13/15; 16/20; 21/25; 26/30; 41/50; 51/60; 61/70; 71/90

Trang 21

- Mặc dù máy phân loại tôm làm việc năng suất cao nhưng độ chính xác của

nó chỉ đạt khoảng 80% Vì vậy cần phải thường xuyên lấy mẫu kiểm tra cỡ và điều chỉnh lại máy

- Tôm được phân làm 2 loại:

Bảng 1.1: So sánh 2 loại tôm.

 Tôm tươi, không có mùi ươn hoặc

mùi lạ, cơ thịt săn chắc

 Màu sắc tự nhiên, sáng bóng Vỏ,

đuôi, chân còn nguyên vẹn, không

mềm

 Không có điểm đen

 Tôm tươi không có mùi ươn hoặc mùi khác lạ

 Tôm bị bể vỏ nhưng không bong tróc hoàn toàn ở đốt nào

 Không có quá ba điểm đen trên thân tôm (điểm đen không ăn sâu vào thịt)

- Yêu cầu phân cỡ, loại nhanh chóng, chính xác, luôn bảo quản tôm với đá vảy để giữ nhiệt độ bán thành phẩm ≤ 4 oC

- Ngâm tôm trong dung dịch phèn chua:

 Để dễ dàng cho việc tách vỏ thì tôm được ngâm trong dung dịch phèn chua ( gồm nước và phèn chua ở nhiệt độ ≤ 4 oC ) trong khoảng thời gian 10 phút Việc làm này sẽ làm cho thịt và vỏ tôm ít dính với nhau hơn

Trang 22

 Đưa tôm vào máy lột vỏ: Tại đây tôm sẽ được máy tự động tách thịt khỏi

vỏ tôm

- Kiểm tra – phân loại

 Tôm sau khi ra khỏi máy sẻ được lột vỏ Ta cần kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo cho tôm thành phẩm còn nguyên con, thịt tôm không bị nát, tôm được lột sạch vỏ

- Cân: Tùy theo kích thước của khuôn là 1,8kg hay 2,0kg mà cân mỗi rổ

tôm với khối lượng và lượng phụ trội khác nhau (không quá 5%) Sau khi cân, mỗi

mẻ cân được cho vào 1 khuôn, đặt thẻ size lên khuôn tôm để nhằm tránh nhầm lẫn giữa các size Trên thẻ có ghi đầy đủ mã hiệu: ngày/tháng/năm sản xuất, tên sản phẩm, kích thước, chủng loại, nơi sản xuất, tên KCS giám sát và tên người xếp khuôn

- Bao gói: Mỗi block tôm cho vào 1 túi PE cùng kích cỡ và đem hàn kín

miệng, sau đó cho vào máy kiểm tra kim loại Nếu phát hiện có kim loại cần loại ra

và nếu không có kim loại thì cứ mỗi túi PE cho vào 1 hộp giấy

- Bên ngoài hộp đánh dấu ký hiệu: tên mặt hàng (HLSO), cỡ, loại,chủng loại phù hợp với sản phẩm bên trong Các hộp tôm cùng cỡ, loại được cho vào 1 thùng carton mỗi thùng 6 hộp, đai nẹp chắc chắn Thông tin ghi trên thùng bao gồm: ngày sản xuất, đơn vị sản xuất, size, chủng loại, tên sản phẩm, thời hạn sử dụng, mã code công ty phù hợp với sản phẩm bên trong Các thùng cacton được bảo quản trong kho lạnh nhiệt độ, t = - 20 +200C, thời gian 6 tháng

1.2.4 Các cách làm sạch vỏ tôm:

1.2.4.1 Bóc vỏ thủ công:

- Các công đoạn được thực hiện thủ công theo kĩ thuật của công nhân

- Tổng khối lượng tôm sau khi thực hiện các công đoạn chung, được sử dụng là 5kg, môi trường làm việc có nhiệt độ trung bình là 250C

- Các bước tiến hành như sau:

Trang 23

Hình 1.3: Các bước lột vỏ tôm thủ công

- Việc bóc vỏ tôm thủ công chỉ áp dụng cho các hộ gia đình chế biến tôm phục vụ các món ăn trong ngày, số lượng chỉ vài kg Nhưng áp dụng cho lĩnh vực thủy sản tốn nhiều thời gian và cần nhiều công nhân Không đáp ứng được một số yêu cầu kĩ thuật đề ra

1.1.4.2 Thiết bị và máy móc thô sơ:

- Phương án này làm trên máy Các công đoạn được xử lý thông qua công nghệ máy móc thô sơ

- Tổng khối lượng tôm sau khi thực hiện các công đoạn chung, được sử dụng là 5 kg, môi trường làm việc có nhiệt độ trung bình là 25 ºC

Hình 1.4: Lột vỏ tôm bằng thiết bị thô sơ

Trang 24

- Nguyên lý tiến hành: Máy hoạt động dựa trên lực ép tạo ra bởi hai bánh xe

3 và 7 đặt sát nhau, được gắn trên hai trục 4, 6 quay ngược chiều nhau Khi tôm được đưa vào máy tại vị trí máng 2 (tôm đã được bỏ đầu, xẻ lưng và cho phần đuôi vào trước) nhờ vào lực ép phần thịt của tôm sẽ bị ép cưỡng bức tách khỏi phần vỏ tại vị trí 8, phần vỏ 1 sẽ được cuốn qua vị trí 5

- Thực hiện còn nhiều thủ công, không đảm bảo chất lượng tôm và yêu cầu

kĩ thuật, năng suất thấp

1.2.4.3 Loại máy xẻ tôm công ty cổ phần công nghệ QCM:

Hình 1.5: Lột vỏ tôm bằng máy có sẵn trên thị trường.

- Các bộ phận trong máy gồm: cụm hai lá kẹp định vị trên mâm xoay, khác biệt ở chỗ, hai bộ lá kẹp với có lò xo đặt đối xứng qua tâm mâm xoay, mâm xoay

có rãnh côn độ sâu 18mm; cụm truyền động có trục bánh răng gắn với động cơ, khác biệt ở chỗ, có một bộ xi-lanh khí nén nhằm đẩy tôm nguyên liệu vào lá kẹp thứ nhất nhằm định vị tôm nguyên liệu vào rãnh côn của xoay để tiến hành quá trình cắt bằng dao cắt trong suốt quá trình cắt lưng tôm được giữ và dao cắt sẽ xẻ dọc lưng tôm theo độ cong của rãnh côn và độ cong của tấm đỡ, cụm cấp tôm nguyên liệu bán tự động khác biệt ở chỗ, có một khe nạp tôm ở cửa trên thân máy, một lỗ thoát tôm thành phẩm

- Năng suất 120con/1 phút

Trang 25

- Đảm bảo hiệu quả cao về năng suất giảm giá thành sản phẩm, nhưng chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật

1.2.4.4 Máy lột vỏ tôm Jonsson:

- Phương án này tôm được đưa vào băng chuyền bằng tay, tôm được phân ra từng khay để đưa vào máy bóc vỏ

Hình 1.6: Lột vỏ tôm bằng máy Jonsson

 Các bước thực hiện theo máy Jonsson:

 Bước 1: Cấp tôm nguyên liệu vào khay chứa

 Bước 2: Cơ cấu kẹp được gắn trên mâm quay, di chuyển tới gắp lấy đuôi tôm từ khay chứa để bắt đầu chu trình tách vỏ

 Bước 3: Khi cơ cấu kẹp di chuyển tới cơ cấu băng tải Tại đây tôm được định vị, kẹp chặt và ép Bước này tôm sẻ được kẹp chặt ở phần thân Sau đó tôm sẻ

bị ép để làm cho thịt và vỏ tôm đỡ dính vào nhau hơn

 Bước 4: Cơ cấu kẹp tiếp tục di chuyển tới cơ cấu xẻ lưng tạo hình, tại đây tôm sẽ được cơ cấu dao cắt tự động xẻ một đường giữa lưng

 Bước 5: Tại vị trí này cơ cấu chổi quét quay tròn sẽ lấy chỉ tôm ra khỏi thân tôm

 Bước 6: Cơ cấu kim móc được đặt vào, cơ cấu này sẽ móc lấy phần thịt tôm thả xuống khay đựng thịt tôm

Trang 26

 Bước 7: Cuối hành trình cơ cấu kẹp được làm sạch nhờ cơ cấu chổi quét , tại đây vỏ tôm được nhả xuống khay chứa vỏ

 Loại máy này tối ưu hóa trong việc bóc vỏ tôm, năng suất cao, giảm thiểu

số công nhân bỏ vỏ tôm, nhanh gấp 10 lần so với lột bằng tay Hạn chế: việc đưa tôm vào khay trên băng tải phải có công nhân, vì tôm có hình dáng khác nhua nên phải đưa tôm vào khay bằng tay Khoảng 15-25s cho ra 1 sản phẩm tôm bóc vỏ hoàn chỉnh

Trang 27

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BÓC VỎ TÔM

2.1 Chọn phương án thiết kế:

2.1.1 Các yêu cầu kĩ thuật:

- Máy được thiết kế phải có giá thành rẻ, chất lượng tốt, khi làm việc phải có

độ tin cậy cao, năng suất cao, hiệu suất làm việc lớn, tuổi thọ cao, chi phí chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, thay thế thấp nhất Ngoài ra phải chú ý đến nơi làm việc của máy, kết cấu máy không quá phức tạp, dễ sử dụng, độ ồn không vượt quá tiêu chuẩn, tính thẩm mỹ được đảm bảo

2.1.2 Các phương án thiết kế:

2.1.2.1 Phương án 1:

-T hiết kế dựa trên máy bóc vỏ tôm hãng GREGOR JONSSON INC

- Kết cấu bóc vỏ tôm: gồm cụm kẹp tôm, cụm lấy phần chỉ tôm, cụm tách

vỏ

- Sơ đồ mô phỏng như hình:

Hình 2.1: Mô phỏng quá trình lột vỏ tôm

3

2

14

cap lieu

Trang 28

 Sơ đồ nguyên lý:

Hình 2.2: Nguyên lý thiết kế phương án 1

 1: Động cơ

 2: Băng chuyền

 3: Cơ cấu giúp cố định tôm và làm giảm chặt khít vỏ tôm

 4: Cơ cấu dao cắt- cụm xẻ vỏ tôm

 5: Cơ cấu chổi quét- cụm bóc vỏ tôm, lấy chỉ tôm

 6: Cơ cấu lấy thịt tôm

 7: Khay đựng thịt tôm

 8: Khay bỏ vỏ tôm

 Nguyên lí làm việc của kết cấu mô phỏng:

- Cấp nguồn động cơ 1 quay, làm cho băng chuyền chạy, dùng hộp giảm tốc

để điều chỉnh tốc độ băng chuyền để cấp liệu

- Cấp tôm nguyên liệu vào khay chứa trên băng chuyền 2

- Cơ cấp kẹp tôm di chuyển tới kẹp lấy đuôi tôm để bắt đầu quy trình tách vỏ

1

2 3

4

5

6

Trang 29

- Cơ cấu kẹp tôm di chuyển tới vị trí 3 Tại đây tôm được định vị, kẹp chặt và

ép, ở vị trí này tôm sẽ được kẹp chặt ở phần thân sau Lúc này, tôm và vỏ sẽ được tác dụng lực vừa đủ để thịt tôm và vỏ trở nên dễ bóc hơn

- Cơ cấu kẹp tôm tiếp tục di chuyển tới vị trí 4, tại đây tôm sẽ được cơ cấu dao cắt sẽ một đường giữa lưng, vừa đủ sâu tới phần chỉ tôm

- Cơ cấu kẹp tôm di chuyển tới vị trí 5, tại đây có một cơ cấu chổi quét sẽ lấy chỉ tômvà một phần vỏ tôm ra khỏi con tôm

- Cơ cấu kẹp tôm tiếp tục di chuyển tới vị trí 6, tại đây có cơ cấu kim móc được điều khiển thủy khí sẽ lấy thịt tôm ra khỏi vỏ, thả xuống khay đựng tôm 7 Vỏ tôm sẽ được nhả ra ở vị trí số 8

- Đĩa quay tiếp tục thực hiện lập đi lập lại việc bóc vỏ

Bảng 2.1: Thông số máy Jonsson

(Tham khảo thông số máy Jonsson)

- Năng suất tối đa từ 4000-5000 con/h, tùy theo tay nghề của công nhân mà năng suất thay đổi(Nguồn: Công ty TNHH thiết bị thủy sản)

Trang 30

- Thiết kế dựa theo máy Jonsson(máy do Đại học Công nghiệp TP HCM chế tạo) thì khoảng 15-25s ra tôm thành phẩm, ước tính 1 phút 3-4 con, trọng lượng thành phẩm nặng khoảng 50-60g/con, 1 giờ bóc vỏ được 65,3kg-83.6 kg

2.1.2.2 Phương án 2:

- Thiết kế dựa trên sản phẩm của QCM:

- Kết cấu bóc vỏ tôm gồm: cơ cấu định vị cố định tôm, cơ cấu xẻ vỏ tôm

- Sơ đồ nguyên lí:

Hình 2.3: Nguyên lí thiết kế phương án 2

 Nguyên lí hoạt động:

 Cho động cơ 1 và 2 chạy

 Tôm đã ngắt bỏ đầu ở vị trí số 3 được cấp vào băng chuyền 4

 Băng chuyền 4 đưa tôm đi qua vị trí cơ cấu 5, tại đây cơ câu 5 sẽ giữ chặt tôm giúp tôm thẳng lưng không xiên xéo

 Băng chuyền tiếp tục đưa tôm qua vị trí 6, cơ cấu dao 6 quay giúp xẻ vỏ tôm, dao được thiết kế xẻ đúng vào vị trí chạy tới chỉ tôm

 Băng chuyền đưa tôm vào khay đựng 7, tại đây sẽ có một người đưa tôm

đã xẻ vỏ vào băng chuyền 8

 Cơ cấu gấp tôm sẽ gấp lấy đuôi tôm đi qua cơ cấu 9

 Tại cơ cấu này, chỉ tôm được lấy ra khỏi lưng tôm

1

2

3 4

13 6

Trang 31

 Đĩa quay tiếp tục đi tới cơ cấu 10, cơ cấu chổi quét 10 sẽ bóc vỏ tôm ra khỏi thịt tôm

 Đĩa quay tiếp tục đưa tôm qua cơ cấu 11, tại cơ cấu này thịt tôm được lấy

ra nhờ cơ cấu kim sử dụng động cơ xy lanh khí nén, thịt tôm rớt vào khay 12 Đĩa quay đi qua cơ cấu 13, vỏ tôm rớt xuống tại đây, quá trình bóc vỏ được tiếp tục

 Phương án này quá trình xẻ vỏ mất khoảng 5s, quá trình bóc vỏ tôm xẻ vỏ mất tầm 30s Tổng quá trình khoảng 35s/con Phương án này kém hiệu quả gấp 3.2 lần phương án 1 Tốn kém nhiều chi tiết máy, thời gian chế biến tôm sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng tôm thành phẩm

Trang 32

 5: Ván đóng mở cho nguyên liệu vào, cơ cấu bóc vỏ

 Cho động cơ và bình khí nén hoạt động

 Cấp tôm vào máy bóc vỏ

 Nhờ sự điều chỉnh của khí nén, tôm nguyên liệu sẽ rơi xuống cơ cấu 5, vừa

đủ số lượng để bóc

 Tại đây tôm sẽ được lấy vỏ bằng bộ phận ép vỏ tôm ra, còn phần thịt tôm

 Cơ cấu khí nén 6 có nhiệm vụ điều chỉnh áp lực sao cho tôm bóc vỏ còn nguyên vẹn

 Sau khi đã bóc vỏ tôm thành phẩm sẽ đi ra ở băng chuyền 9 và rơi xuống khay đựng tôm

 Năng suất từ 50-70 kg/h

 Phương án này thực hiện sử dụng khí nén khá tốn kém, tôm thành phẩm có lẫn lộn cả vỏ tôm, thịt tôm không đảm bảo yêu cầu, thời gian ra một mẻ tôm thành phẩm khoảng 40s

 Kết luận:

 So sánh các phương án:

- Phương án 1: các yêu cầu kỹ thuật được bảo đảm, tính thẩm mỹ cao, thị trường cũng đang áp dụng loại máy này cũng phổ biến, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra, năng suất cao, giá thành sản phẩm nếu chế tạo phù hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam

- Phương án 2: các yêu cầu kỹ thuật được đảm bảo, nhưng bộ phận bóc vỏ tôm trang bị riêng biệt, làm cho máy cồng kềnh, mất tính thẩm mỹ, tôm thành phẩm

sẽ mất đi các yêu cầu đề ra, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn phương án 1

Trang 33

- Phương án 3: thiết kế máy bóc vỏ tôm theo phương án này thì máy mang tính thẩm mỹ cao, nhỏ gọn nhưng giá thành sẽ đắt vì sử dụng khí nén, tôm thành phẩm còn lẫn vỏ phải bóc lại bằng tay, thịt đa phần sẽ bị nát trong quá trình bóc vỏ, các yêu cầu về màu sắc hình dáng tôm không được đảm bảo Năng suất thấp hơn phương án 1 và 2

 Rút ra kết luận: phương án 1 sẽ tối ưu hóa về yêu cầu kỹ thuật, hình

dáng, màu sắc tôm sau khi lột vỏ Năng suất hiệu quả cao, giá thành hợp lí, tính thẩm mỹ sẽ được ưa chuộng, và có một số cải tiến về mặt động cơ để nâng cao năng suất, giảm các chi phí sản xuất khác cho doanh nghiệp Từ đó chọn phương án 1 làm phương án thiết kế máy tách vỏ tôm (tôm sú)

Trang 34

CHƯƠNG 3: CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH MÁY BÓC VỎ TÔM

3.1 Cụm kẹp tôm:

- Nhiệm vụ: cố định, kẹp chặt tôm để thực hiện các công đoạn lột vỏ

- Nguyên lí : Con tôm được đặt trên tấm đế gá tôm Phần chân tôm nằm lọt trong rãnh chữ V trên tấm gá Phần đuôi và thân tôm được kẹp bởi các thanh kẹp Hai thanh kẹp chuyển động lắc xung quanh trục quay và được dẫn hướng đĩa quay Hai thanh này luôn có xu hướng bung ra hai bên, hai bánh xe luôn tỳ vào hai đĩa quay Điều này thực hiện được do lực ép bung ra của thanh đàn hồi Khi đến vị trí

đã được định sẵn thì tiết diện của thanh dẫn hướng tăng lên làm cho mỏ kẹp ngậm lại, kẹp chặt lấy đuôi tôm Khi đến một vị trí khác, tiết diện ray dẫn hướng giảm xuống làm mỏ kẹp bung ra, nhả đuôi tôm ra

Hình 3.1: Cụm kẹp tôm

3.2 Cụm ép tôm:

- Nhiệm vụ: tạo lực ép thân tôm, làm cho thịt và vỏ tôm tạo độ hở nhất định

- Nguyên lí: Tôm sau khi được gá lên cụm kẹp thì nó sẽ đi qua cụm đè Tại vị trí này, lực ép được tạo ra bởi hai bánh xe sẽ tác động lên thân tôm, ép con tôm xuống một khoảng cách nhất định

Trang 35

Hình 3.2: Cụm ép tôm

3.3 Cụm xẻ lưng:

- Nhiệm vụ: xẻ lưng tôm

- Nguyên lí: Dao được gắn trên trục của động cơ Cụm động cơ và dao được gắn cố định trên thanh gá Thanh gá này có thể chuyển động lắc xung quanh trục cố định

- Lưng của con tôm được tỳ vào thanh V định vị Thanh chữ V có nhiệm vụ

cố định lưng tôm để giúp cho quá trình cắt được chính xác

- Khi cắt tôm có các kích thước khác nhau thì ta có thể điều chỉnh chiều sâu cắt bằng cách xoay vít điều chỉnh

B

A- A B-B

1 2

3 4 5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15

Trang 36

Hình 3.2: Cụm xẻ lưng

3.4 Cụm lấy chỉ tôm:

- Nhiệm vụ: lấy sợ chỉ màu đen rất nhỏ và mỏng

- Nguyên lí: tại vị trí này dưới tác động quay tròn của chổi quét, phần chỉ tôm này sẽ được loại bỏ bởi các sợi lông của chổi quét

- Ngoài ra cụm lấy chỉ tôm còn ứng dụng để làm sạch cụm kẹp tôm

Hình 3.4: Cụm lấy chỉ tôm

Trang 37

có rất nhiều sản phẩm trên thị trường

- Nhiệm vụ: công đoạn này là nhiệm vụ chính của toàn bộ hệ thống máy bóc

vỏ Ở đây thịt sẽ được lấy ra khỏi vỏ, cho ra thành phẩm

Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lí tách vỏ tôm

 1- Tấm gá tôm 2- Tấm gạt thịt ra khỏi vỏ

 3- Tấm lấy thịt 4- Tôm nguyên liệu

Trang 38

- Nguyên lí: Khi tôm đi đến vị trí này thì tấm lấy thịt sẽ đi ra Những cây chông trên tấm lấy thịt sẽ đâm vào phần thịt tôm Trong lúc phần thịt của con tôm

bị giữ lại bởi những cây chông, phần vỏ tôm vẫn bị giữ lại trên tấm đế gá tôm Tấm

đế gá tôm vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới Điều này sẽ tạo ra lực tách cưỡng bức làm phần thịt tách khỏi vỏ tôm

- Sơ đồ nguyên lí sau khi tôm đã được bóc ra khỏi vỏ:

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lí bóc tôm ra khỏi vỏ, tạo ra thành phẩm

- Sau khi tách được thịt khỏi vỏ tôm thì phần thịt vẫn dính trên những cây chông Tấm tách thịt sẽ chuyển động đi về, thịt tôm sẽ bị vướng vào tấm gạt thịt Lúc này thịt tôm sẽ bị tách khỏi chông và rơi xuống phía dưới Sản phẩm tôm đã được bóc vỏ

- Xác định lực để tách thịt ra khỏi vỏ tôm:

 Sử dụng khí nén để tách thịt ra khỏi vỏ tôm, dùng lực đẩy của Piston:

Trang 39

Hình 3.8: Áp suất p, lực F trong xilanh

 A: diện tích tiết diện piston (cm2)

 D: đường kính của xilanh (cm)

- Áp lực: Là cường độ lực tác động lên vật thể, tính bằng N hoặc các đơn vị

lực khác Lực thì khá dễ hình dung: trọng lượng, lực ép, lực kéo Với hệ thống

Trang 40

xy-lanh khí động hoặc thủy lực, người ta bơm chất khí hoặc lỏng có áp suất vào trong lòng Do áp suất tác động theo mọi hướng nên mọi bề mặt trong lòng xy-lanh đều chịu lực ép tính bằng áp suất nhân với diện tích những bề mặt đó Do vỏ xy-lanh đủ

độ bền theo thiết kế nên chúng hầu như không di chuyển (chỉ biến dạng đàn hồi dưới tác động của áp suất), nhưng piston sẽ bị di chuyển về phía có áp suất thấp hơn, với một lực bằng hiệu áp suất trước và sau piston nhân với diện tích chịu áp suất đó Như vậy, muốn piston tạo ra lực ép thì nhớ phải có 2 giá trị áp suất khác nhau giữa hai không gian trước và sau nó Như vậy, muốn có lực ép lớn trong khi áp suất bơm hoặc máy nén cố định thì tăng diện tích chịu áp của piston lên và giảm áp suất ở không gian phía sau của nó, tức là phải có đường xả tốt

- Vì trọng lượng một con tôm loại 20 con 1kg là khoảng 50g 1 con, qua phần

ép vỏ tôm làm thịt tôm và vỏ tôm đỡ dính chặt vào nhau nên lực để lấy thịt tôm ra khỏi vỏ nằm trong khoảng từ 0,5-1,5 kg

 Chọn đường kính của xilanh D = 20 mm = 0,02m

 Áp suất: 0,25*105 ( N/m2)

 Lực Ft= 3,14∗0,02

2 ∗0,25∗105

4 = 7,85 (N) (3.2.1)

 Vậy lực để tách được thịt tôm ra khỏi vỏ ≥ 7,85 N

- Do bộ phận kẹp tôm di chuyển vòng tròn theo đĩa quay nên có thêm lực quán tính P=m*g= 9,81 (N)

 Lực có thể tách được tôm là:

- Nguyên lí: tại vị trí này dưới tác động quay tròn của chổi quét, phần chỉ tôm này sẽ được loại bỏ bởi các sợi lông của chổi quét

Ngày đăng: 10/03/2019, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Xokolov (1960), Cơ sở tính toán và thiết kế máy và thiết bị sản xuất thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS Xokolov (1960)
Tác giả: GS.TS Xokolov
Năm: 1960
2. GS.TS Xokolov (1969), Cơ sở tính toán và thiết kế máy và thiết bị sản xuất thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS Xokolov (1969)
Tác giả: GS.TS Xokolov
Năm: 1969
3. TS. Nguyễn Ngọc Phương, Th.S Huỳnh Nguyễn Hoàng (2000), Hệ thống điều khiển bằng khí nén và thủy lực Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Ngọc Phương, Th.S Huỳnh Nguyễn Hoàng (2000)
Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Phương, Th.S Huỳnh Nguyễn Hoàng
Năm: 2000
4. Dịch PGS.TS Vũ Liêm Chính, PGS.TS Phan Nguyên Di, hiệu chỉnh GS.TSKH Nguyễn Văn Khang (2001), Động lực học máy, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động lực học máy
Tác giả: Dịch PGS.TS Vũ Liêm Chính, PGS.TS Phan Nguyên Di, hiệu chỉnh GS.TSKH Nguyễn Văn Khang
Năm: 2001
6. PGS.TS Ninh Đức Tốn, GVC Nguyễn Thị Xuân Bảy (2006), Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Ninh Đức Tốn, GVC Nguyễn Thị Xuân Bảy (2006)
Tác giả: PGS.TS Ninh Đức Tốn, GVC Nguyễn Thị Xuân Bảy
Năm: 2006
7. PGS.TS Trịnh Chất, TS Lê Văn Uyển (2007), Tính toán hệ dẫn động cơ khí, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán hệ dẫn động cơ khí
Tác giả: PGS.TS Trịnh Chất, TS Lê Văn Uyển
Năm: 2007
11. GreGor Jonsson Inc Shrimp peeling systems, Video máy lột vỏ tôm Sách, tạp chí
Tiêu đề: GreGor Jonsson Inc Shrimp peeling systems
5. Th.S Trần Ngọc Nhuần (2001), Giáo trình nguyên lý máy Khác
8. TS Trần Hưng Trà (2014), Giáo trình sức bền vật liệu Khác
9. Th.S Trần Ngọc Nhuần (2015), Cơ sơ thiết kế máy và đồ án Khác
10. Minhotor.com, Các thông số motor giảm tốc Khác
12. Dkmmotor.mov.mn, Các thông số motor DC Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w