1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sơ đồ nguyên lý và thuyết minh mạch điện ổn áp

19 772 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,31 MB

Nội dung

Trường hợp đường nguồn 5V này dùng cấp điện cho các mạch điện làm việc ở vùng tần số cao, lúc đó Bạn phải gắn thêm tụ nhỏ C3, công dụng của các tụ nhỏ là lọc bỏ các tín hiệu tần số cao r

Trang 1

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

Trang chủ   Giới thiệu   Sản phẩm   Download   Trao đổi học tập   Liên hệ Giỏ hàng : 0 Sản phẩm

CHI TIẾT CHỦ ĐỀ

Cùng Bạn làm thực hành: Lắp ráp các mạch điện thực dụng dễ ráp

     

 

     

   

  

        Dẫn nhập  

Học môn điện tử, nói cho cùng là học biết cách lắp ráp các kiểu mạch điện, do vậy trong chuyên ngành này, người ta nghĩ ra và đưa ra vô số các dạng mạch điện thực dụng nhầm kích thích các Bạn thích chơi  môn điện tử luyện  tập tay nghề, nâng  cao trình độ lý  luận và rồi sẽ  tự trở thành tay chuyên nghiệp lấy điện tử làm nghề mưu sinh. Ngồi nhớ lại mấy chục năm về trước, khoảng năm 1964, lúc tôi còn nhỏ, tôi cũng bắt đầu vào nghề với các bước đi chập chững như vậy

 

lúc đó, chú tôi một ông thợ ngày ngày làm bánh ngọt cho nhà tôi lại rất mê điện tử, ông đã lắp ráp  cho tôi  cái  radio  1 transistor  không  cần  pin mà  vẫn  nghe  được đài  phát  thanh,  làm cho  tôi những chiếc xe nhỏ  chạy pin, chỉ cho tôi cách gắn  các dây đèn màu, nói cho  tôi biết công dụng của  các dây  anten căn  ngoài trời Từ các  kích thích  nhỏ đã  làm cháy  lên ngọn  lữa tò  mò trong lòng tôi, tôi không những theo ông học làm bánh mà còn dần trở thành tay chơi điện tử chuyên nghiệp,  rồi khi ông về già, chiều chiều ông đi bộ mấy cây số ra nhà tôi, lúc đó tôi đang ở Quận

8, ngồi cả buổi bên chiếc bàn thợ, mãi mê xem tôi nghiên cứu, xem tôi làm máy, xem tôi dạy học trò  và  cũng  có  lúc  đặt  ra  cho  tôi  các  câu  hỏi  rất  chuyên  môn,  hấp  dẫn,   bây  giờ  nhìn  chung quanh, nhìn các món đồ vật dụng quen dùng trên bàn thợ, tôi luôn thấy hình ảnh của ông chú tôi, một người thợ bánh đã "khai tâm" cho tôi bước vào nghề điện tử, một nghề mà tôi đã cùng nó đi qua mấy chục năm trong cõi đời người và bây giờ cũng còn đang tiếp tục

   

 

Luận về thành công trong đời người. Thành công có 7 cấp, đó là:

  Cấp 1. Thành công là phải kiếm được tiền, có của cải, tài sản

  Cấp 2. Thành công là phải có văn hóa, kiến thức

  Cấp 3. Thành công là phải có địa vị, có tiếng tâm

  Cấp 4. Thành công là phải có người chân tình yêu mình, có gia đình yên vui

Danh mục sản phẩm

Module Ứng Dụng

Module Giao Tiếp

Module RF & Module

WIRELESS

Module tạo xung NE555

Module Điều Chỉnh Điện Áp

AC 220V

Module Cảm Biến Rung

Module cảm biến ánh sáng

Module Cảm Biến Khí Ga

Module Cảm biến âm thanh

Module Cảm biến màu

TCS3200

Module cảm biến từ tính 44E

Module Cảm biến dòng điện

ACS712

Module Nguồn DC ­ DC

Module điều khiển Mô Tơ

Module Cảm Biến Siêu Âm

Module hồng ngoại

Module Relay

Module Cảm biến mưa out

relay

Remote hồng ngoại

Cảm biến

Mạch nạp &Copy IC

KIT phát triển

Remote RF

Sản phẩm tiện ích

Linh kiện điện tử

Phụ Kiện Điện Tử

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Vuong (Hỗ Trợ Kỹ Thuật)

­ 00000000

Đang online: 1288 

Lượt truy cập : 679290

Trang 2

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

  Cấp 5. Thành công là phải có bạn bè, tìm được người tri kỷ

  Cấp 6. Thành công là phải còn có thời gian cho bản thân mình

  Cấp 7. Và sau cùng Thành công là phải có sức khỏe, mạnh sống và vui vẽ

        Các mạch điện thực dụng dễ ráp  

Tôi sẽ chọn ra các mạch điện tử dễ ráp để hướng dẫn các Bạn làm thực hành, sắp xếp các mạch điện này từ đơn giản dần đến mức phức tạp hơn. Mỗi mạch sẽ trình bày ngắn gọn nguyên lý vận hành của mạch, và cho gợi ý tính mở rộng ứng dụng của mạch. Nếu Bạn thích và chịu bỏ công ra làm thực hành và lắp ráp các mạch điện này, tôi tin là tay nghề của Bạn sẽ có nhiều tiến bộ, Bạn

sẽ ít bở ngỡ hơn với công việc phải làm hàng ngày của người chuyên viên điện tử. Và nhất là đối với các Bạn sinh viên ngành điện và điện tử sẽ không phải cứ than là "học lý thuyết thì nhiều mà làm thì chẳng bao nhiêu", nên đến khi nhận đề tài học kỳ hay đề tài tốt nghiệp thì không biết phải bắt đầu công việc từ đâu và làm như thế nào?

   

1. Cái Bạn cần có trước tiên trên bàn thợ là hộp nguồn DC. 

   

Để có  thể cho  chạy thử các  kiểu mạch điện  mà Bạn  đã ráp trên  bàn thợ, việc  trước tiên  là Bạn phải cấp nguồn nuôi thích hợp cho mạch. Do đó, mạch điện dễ ráp đầu tiên mà chúng ta sẽ nói đến là hộp nguồn DC

   

(1) Mạch nguồn ổn áp dùng transistor. 

 

Trên bàn thợ  của Bạn luôn phải có  hộp nguồn DC, nếu thích  Bạn có thể tự ráp  mạch nguồn DC theo sơ đồ mạch điện trên. Ở ngả vào, Bạn có biến áp T1, công dụng của biến áp này là giảm áp

AC và tạo tính cách ly board mạch với đường nguồn AC, nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng

Cầu chì F1 dùng ngắt dòng khi trong mạch bị quá dòng. Điện áp 12V lấy ra trên cuộn thứ cấp cho qua cầu 4 diode D1 D4 để nắn dòng toàn kỳ,  dòng điện xoay chiều dạng Sin được đổi ra dòng điện một pha dạng xung. Dòng này cho nạp vào một tụ hóa lớn C1, công dụng của tụ là làm giảm

độ dợn sóng, nâng cao mức nguồn DC và ổn định dòng điện cấp cho tải. Chúng ta dùng Led đỏ D5 làm Led chỉ thị và lấy mức áp 2V trên Led dùng làm mức áp mẫu cấp cho cầu đo. Điện trở R1

có công dụng hạn dòng. Transistor Q1, Q2 là 2 transistor ghép dạng phức hợp để có công suất đủ lớn và có độ nhậy đủ cao. Q3 là transistor khuếch đại tín hiệu của cầu đo. Câu đo dùng theo dõi mức áp biến động trên tải, cầu đo gồm có điện trở R3, chiết áp R5, và R4, đây là cầu chia volt lấy một phần mức volt trên tải để cấp cho chân B của Q3, trong khi đó chân E của Q3 cho lấy mức áp mẫu không đổi. Tụ hóa C2 tạo ổn áp ngả ra và trên ngả ra chúng ta dùng Led xanh D6 với điện trở định dòng R6 để báo có nguồn ra

 

Nguyên lý ổn áp của mạch như sau:

Trang 3

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

*  Khi  tải nặng,  mức  áp  trên  tải có  chiều  hướng  giảm  xuống, điều  này  sẽ  làm  cho mức  áp  trên chân B của Q3 giảm theo, trong khi đó mức áp trên chân E không thay đổi, vậy transistor Q3 sẽ dẫn yếu,  mức volt  trên chân  C của  Q3 sẽ  tăng lên, vậy  mức áp  trên chân  B của  Q2 bị  đẩy lên, điều này sẽ không cho mức áp trên tải giảm xuống, chúng ta biết mức áp trên tải cũng là mức áp trên chân E của Q1, mức áp này luôn tăng giảm theo mức áp của chân B của Q2

 

* Lý luận ngược lại, khi tải nhẹ, mức áp trên tải có chiều hướng tăng cao, điều này làm tăng mức

áp trên chân B của Q3, transistor Q3 sẽ dẫn điện mạnh hơn, mức áp trên chân C của Q3 sẽ giảm xuống, nó kéo mức áp trên chân B của Q2 xuống và như vậy sẽ không cho mức áp trên tải tăng lên

 

Khi Bạn chỉnh chiết áp R5, Bạn đã làm thay đổi mức volt trên chân B của Q3, như vậy sẽ làm thay đổi mức volt trên  chân C của Q3 hay thay đổi mức  volt trên chân B của Q2, và  điều này sẽ làm thay đổi mức áp trên chân E của Q1, và đã làm thay đổi mức áp DC trên ngả ra. Trong vận hành, không để transistor Q1 quá nóng, Bạn nên gắn Q1 trên miếng nhôm làm nguôi

       

(2) Nguồn 5V có mức ổn định tốt với ic 7805 rất thông dụng với các mạch số. 

 

 

Chúng ta biết trên thị trường luôn có bán các ic ổn áp 3 chân họ 78xx, họ 79xx. Vậy nếu muốn có mức áp DC ngả ra ổn định, Bạn tìm và dùng các ic ổn áp này. Với ic ổn áp 7805, mức áp ra là 5V, với ic ổn áp 7809, mức áp ra sẽ là 9V, với ic ổn áp 7812, mức áp ra sẽ là 12V IC ổn áp họ 79xx dùng tạo ổn áp trên đường nguồn volt âm

 

Trong mạch, chúng ta dùng tụ hóa lớn C1 tạo ổn áp trên đường nguồn DC, đây là dạng ổn áp thụ động, chúng ta dùng ic ổn áp 7805 để có mức áp ra 5V có độ ổn định rất tốt, đây là dạng ổn áp tích cực. Khi dùng ic ổn áp họ 78xx, họ 79xx, trên ngả ra Bạn nhớ gắn thêm tụ hóa dùng để tránh hiện tượng phát sinh dao động tự kích, khi mạch ổn áp trong ic bị dao động, Bạn sẽ thấy mức áp

DC trên ngả ra chập chờn lúc lên lúc xuống. Trường hợp đường nguồn 5V này dùng cấp điện cho các mạch điện làm việc ở vùng tần số cao, lúc đó Bạn phải gắn thêm tụ nhỏ C3, công dụng của các tụ nhỏ là lọc bỏ các tín hiệu tần số cao rất tốt, trong khi đó do cấu trúc bên trong của các tụ hóa lớn có  tiềm ẩn tính ống dây,  cuộn cảm nên không lọc tốt  các dòng điện tín hiệu  tần số cao nhiễm trên đường nguồn. Trong mạch chúng ta cũng dùng Led đỏ, Led xanh để làm Led chỉ thị

     

(3) Có thể ráp nguồn có tính ổn áp và mức áp ra chỉnh được với ic LM317

   

Trang 4

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Khác  với ic  ổn áp  họ 78xx,  ic ổn  áp LM317  có  chân Adjusment,  điều này  tạo ra  t́inh điều  chỉnh mức áp ngả ra. Trong mạch, C1 là tụ hóa lớn dùng để ổn định mức áp sơ khởi, kế đó dùng mạch

ổn áp tích cực với ic LM317. IC này có 3 chân, chân 2 cho lấy nguồn DC trên tụ C1, Chân 3 là ngả

ra, trên ngả ra lập cầu chia áp với điện trở R2 và biến trở R5, mức áp lấy ra cho điều chỉnh mức

áp trên chân 1 để định mức áp ngả ra. C2 là tụ giữ cho mạch ổn áp không phát sinh dao động tự kích. Dùng các led chỉ thị để theo dõi hoạt động của mạch nguồn. Chúng ta có hệ thức cho thấy mức áp ra phụ thuộc vào trị các điện trở R2, R5

   

Bạn dùng tư liệu sau để hiểu rõ hơn về cách dùng ic LM317

 

 

Khi trong mạch có dùng các tụ hóa, để bảo vệ  ic LM317, Bạn tạo đường xả điện cho các tụ hóa khi  ngắt nguồn.  Không để  dòng xả  của  tụ qua  ic LM317.  Trong  mạch khi  ngắt nguồn,  tụ C1  sẽ

xả dòng qua D1 và tụ C2 sẽ xả dòng qua tụ C2. Công thức tính điện áp ngả ra cho thấy, khi R2 =

0 ohm, lúc đó mức áp ngả ra sẽ là 1.2V. 

   

2. Muốn thử mạch cần có nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch

       

(1) Mạch phát xung với ic Timer 555   

 

Trang 5

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Khi hoàn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch. Nếu Bạn cần  có nguồn  tín hiệu dạng  xung, Bạn có  thể dùng  ic 555 để  tạo ra các  dạng tín  hiệu này

Trong mạch:

 

* Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2. Vậy khi Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng

để chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xung

có tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1

 

* Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ở mức áp cao  gần bằng 12V thì  Led đỏ D2 sáng.  Điện trở R3, R4  dùng để hạn dòng  làm việc của các Led,  Bạn nhớ  không để  dòng qua Led  quá lớn  dễ làm  hư Led. Xung  ra trên  chân 3  là dạng xung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất tốt

 

* Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2

sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dòng

xả qua R2. Vậy công dụng của R2 là hạn chế không để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua thời kỳ nạp điện   Để tín hiệu ra có dạng xung vuông  với hệ số duty = 50%, Bạn  lấy trị R2 đủ nhỏ so với trị của RV1 + R1

 

Ghi chú: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh hưởng  của  mạch  ngoài lên  mạch  định  tần  với  RV1,  R1, R2  và  các  tụ  C1,  C2, nội  trở  của  mạch ngoài sẽ làm thay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệm

để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555

 

Tư liệu nói về các cách dùng ic 555 đã được tôi đề cập rất nhiều trong các bài viết trước đây. Nếu muốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạn hãy tìm đọc lại các bài viết này. 

 

   

 

Trang 6

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

(2) Nguồn tín hiệu nhạc với ic UM66

   

 

IC UM66 là một ic phát tín hiệu nhạc dạng xung điều biến độ rộng, hình dạng của nó giống như transistor 2SC1815, kiểu chân TO92. Nó có 3 chân, chân 3 cho nối masse, chân 2 nối vào nguồn khoảng 3V và  chân 1 cho ra tín  hiệu xung nhạc. Trong mạch chúng  ta dùng 2 Led đỏ  để tạo ra mức  áp khoảng  4V, dùng  mức áp  này  ghim cố  định mức  áp  chân B  của transistor  Q1, như  vậy trên chân E của Q1, chúng ta có khoảng 3.4V và dùng thêm tụ hóa C1 để tăng mức ổn áp đường nguồn, mức áp này cấp cho chân 2 của ic UM66. Tín hiệu nhạc ra trên chân 1 của UM66 cho qua mạch khuếch đại tăng biên với Q2, chúng ta lấy tín hiệu trên chân C của Q2 dùng làm tín hiệu thử mạch.  Khi đưa  tín  hiệu này  vào  các mạch  điện để  thử  mạch, Bạn  nên  dùng tụ  liên  lạc, trị  điện dung khoảng 1uF, dùng tụ liên lạc nhằm tránh tác dụng  của các mức áp phân cực DC sẽ có thể làm sai lệch  trạng thái phân cực  vốn có của các  mạch điện, chúng ta biết các  tụ liên lạc chỉ bắt cầu cho tín hiệu đi qua và không làm thay đổi trạng thái phân cực DC vốn có của các mạch điện. 

     

(3) Mạch dao động tạo sóng Sin dùng đường hồi tiếp qua câu 2T   

   

Chúng ta biết, người ta chia tín hiệu ra làm 2 dạng: Dạng Sin và dạng phi Sin

 

Trang 7

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

*  Các tín  hiệu dạng  phi  Sin, như  các  tín hiệu  dạng xung,  với  các tín  hiệu  này, các  tính toán  về mức áp  khảo sát  trên các  mạch điện sẽ  lấy theo  trục thời  gian t. Do  vậy, khi  phải tính  toán với các tụ điện C, các cuộn cảm L của mạch sẽ phải dùng đến toán cao cấp vi­tích­phân, điều này làm tăng tính phức tạp của công việc thiết kế mạch.  

 

* Khi dùng nguồn tín hiệu dạng sin, các mức áp trên các mạch điện khảo sát sẽ chỉ tính theo trục tần số f. Vậy vai trò của các tụ điện C được xem là dung kháng XC và vai trò của các cuộn cảm L được xem là  cảm kháng XL . Ở  đây chúng ta chỉ  gặp các bài toán  sơ cấp dùng tính  biên và góc pha của tín hiệu, do đó công việc thiết kế mạch đơn giản hơn rất nhiều

 

Để có nguồn tín hiệu dạng Sin, Bạn có thể ráp theo sơ đồ mạch điện trên. Mạch dùng tính khuếch đại của transistor Q1, tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, hai tín hiếu này có tính đảo pha. Chúng ta dùng mạch lọc tần dạng 2T để lấy tín hiệu hồi tiếp, chúng ta biết mạch lọc tần 2T vừa  có tính  chọn tần  và vừa  có thể  đảo pha  tín hiệu  để tạo  ra dạng hồi  tiếp thuận và  như vậy mạch sẽ thoả điều kiện dao động, Ở đây chúng ta hiểu mạch dao động là mạch tự nó khuếch đại chính  tín  hiệu  của  nó,  không  cần  lấy  tín  hiệu  từ  ngoài  vào.  Trong  mạch  dùng  biến  trở  RV1  để chọn góc pha cho phù hợp với điều kiện dao động. Tín hiệu lấy ra qua tụ C4 để đưa vào các mạch thử. Cũng nên nhắc lại,  để nội trở của các mạch thử không ảnh hưởng  vào điều kiện hoạt động của mạch dao động, Bạn nên dùng thêm tầng khuếch đại đệm. Tầng khuếch đại đệm là các tâng khuếch đại, tín hiệu đưa vào trên chân B và lấy ra trên chân E

 

Người  ta  thường  dùng  tín hiệu  dạng  Sin  để  kiểm  tra  và  tính  toán  điều kiện  hoạt  động  của  các mạch điện âm thanh

       

3. Nói đến điện tử là nói đến tính khuếch đại tín hiệu của các transistor

   

Transistor  là  linh kiện  thuộc  nhóm  tích cực,  nó  có  tính khuếch  đại, khi  nói  đến tính  khuếch  đại phải  hiểu  là  tính  làm  cho công  suất  ngả  ra của  một  tín  hiệu  phải  lớn  hơn công  suất  ngả  vào Chúng ta biết, công suất của tín hiệu tính theo công thức: P = V x I

 

* Vậy công suất ngả vào sẽ là: Pin = Vin x Iin

 

* Và công suất ngả ra sẽ là: Pout = Vout x Iout

 

Mạch khuếch đại sẽ luôn phải cho: Pout  >>  Pin . Ở đây chúng ta thấy có 3 trường hợp:

 

Trường hợp 1: Pout  >>  Pin  là do: Vout >>  Vin   và  Iout  >>  Iin . Đây là kiểu khuếch đại vừa cho

độ lợi điện áp vừa cho độ lợi dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào chân B lấy ra trên chân C sẽ thuộc trường hợp này

 

Trường hợp 2: Pout >>  Pin  là do: Vout  >>  Vin  và Iout  gần bằng Iin  . Đây là kiểu khuếch đại có

độ lợi điện áp, không có độ lợi về dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào chân E và lấy tín hiệu ra trên chân C thuộc trường hợp này

 

Trường hợp 3: Pout >> Pin  là do: Vout gần bằng Vin  , trong khi Iout  >>  Iin . Đây là kiểu khuếch đại có độ lợi về dòng không có độ lợi về điện áp. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E thuộc trường hợp này

   

Bạn có thể hỏi làm sao để biết được mạch khuếch đại dùng transistor làm việc theo kiểu chân nào chung. Bạn cứ nhìn tín hiệu vào và tín hiệu ra là sẽ biết chân còn lại được dùng làm chân chung

Và hơn nữa chân chung thường có dùng tụ điện cho nối masse

 

* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểu khuếch đại E chung

 

Kiểu khuếch đại E chung, cho độ lợi công suất rất tốt. Nó có độ lợi điện áp và cả độ lợi dòng điện

Tín hiệu  ngả vào  và ngả ra  đảo pha.  Trở kháng ngả  vào trung  bình, trở kháng  ngả ra  lớn. Kiểu khuếch đại được dùng rất phổ biến

 

* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân E, chúng ta có kiểu khuếch đại C chung

 

Kiểu khuếch đại C chung, còn quen gọi là tầng đệm, cho độ lợi công suất tốt. Nó có độ lợi dòng điện, không có  độ lợi điện áp.  Tín hiệu ngả vào  và ngả ra cùng  pha. Trở kháng ngả  vào rất lớn nên  ít  gây  nặng  tải  lên  các  nguồn  tín  hiệu,  trở  kháng  ngả  ra  nhỏ  nên  có  khả  năng  mang  tải lớn. Quan hệ ngả vào ngả ra không có tính cách ly

 

* Nếu tín hiệu cho vào chân E và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểu khuếch đại B chung

 

Kiểu khuếch đại  B chung, cho độ lợi  công suất tốt. Nó cho độ  lợi điện áp, không có  độ lợi dòng điện. Tín hiệu ngả vào và ngả ra cùng pha. Trở kháng ngả vào rất nhỏ và trở kháng ngả ra lớn

Kiểu khuếch đại này có tần số làm việc rất cao, nó thường dùng làm mạch dao động, với đường hồi tiếp thuận, cho lấy tín hiệu trên chân C qua tụ điện trả về chân E

     

Trang 8

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

(1) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện dung

 

   

Ống nói dùng chuyển đổi sóng âm thanh ra dạng tín hiệu điện, ống nói dạng điện dung trong đó

có một transistor FET, trên chân cổng (chân Gate), người ta đặt màn rung tĩnh điện trường, quen gọi là màn điện châm, khi sóng âm thanh làm rung màn tĩnh điện, nó sẽ làm thay đổi độ rộng của kênh dẫn  dòng nằm  bên trong  transistor FET  và tạo  ra tín  hiệu xuất  hiện trên  một điện  trở đặt trên chân dẫn (chân Drain)

 

Trong mạch: X1 là microphone, là ống nói dạng điện dung, nó được phân cực với chân vỏ cho nối masse và chân còn lại qua điện trở R5 nối lên nguồn dương. Khi Bạn nói vào micro, màn tĩnh điện

bị làm rung, nó sẽ làm "co giãn" kênh dẫn điện trong transistor FET, dòng chảy ra trên chân Drain qua điện trở R5 về nguồn, lúc này trên chân Drain sẽ xuất hiện tín hiệu âm thanh

 

Mạch khuếch  đại dùng transistor  Q1, với R2  là điện  trở định mức  áp cho chân  C và điện  trở R1 dùng cấp phân cực cho chân B và điện trở R3 dùng lấy tín hiệu cho chân E tạo tác dụng hồi tiếp nghịch.  Để  mạch  làm  việc  trong  vùng  khuếch  đại,  mức  áp  trên  chân  B  phải  cao  hơn  chân  E khoảng  0.6V (mối  nối BE  phải cho  phân cực  thuận) và  mức  áp chân  C cao  hơn mức  áp chân  B (mối nối CB phải cho phân cực nghịch), thường mức áp trên chân C lấy khoảng 1/2 mức áp của nguồn nuôi. Dòng làm việc  của transistor lấy khoảng 0.5mA là đủ. Trong  mạch này, tín hiệu âm thanh  phát  ra  từ  ống  nói  điện  dung  cho  qua  tụ  liên  lạc  1uF  đưa  vào  chân  B  và  sau  khi  được khuếch  đại  tín hiệu  lấy  ra  trên chân  C  và  cho qua  tụ  liên  lạc 10uF  cấp  cho  tải R6.  Trên  đường nguồn đặt thêm mạch lọc nguồn với điện trở R4 và tụ C1

     

(2) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện động   

Trang 9

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Microphone điện động  gồm có một cuộn dây  rất nhẹ gắn trên  màn run và đặt bên  trong là một nam  châm  vĩnh  cữu  khá  mạnh.  Khi  Bạn  nói  vào  micro  điện  động,  màn  rung  sẽ  làm  cho  cuộn dây chuyển  động vào  ra trên  một nam  châm, và theo  định luật  Faraday, trên  hai đầu  của cuộn dây sẽ xuất hiện điện áp tín hiệu. Vậy micro điện động tạo ra tín hiệu âm thanh bằng sự rung của một cuộn dây đặt gần một nam châm vĩnh cữa. Tín hiệu này còn rất nhỏ (nhỏ hớn loại micro điện dung), nên cần khuấch đại. 

 

Trong mạch: Q1 là transistor khuếch đại cho làm việc theo kiểu lấy chân B làm chân chung, Bạn thấy chân B cho nối masse qua tụ C4. Kiểu khuếch đai này có các đặc điểm sau:

 

* Trở kháng ngả vào trên chân E nhỏ, nên rất phù hợp với loại micro điện động, dễ tạo được sự

phối hợp  đúng trở kháng, nhờ  vậy công  suất tín  hiệu lấy  vào sẽ  cực đại. Trở  kháng ngả  ra lớn, nên cho độ lợi điện áp cao

 

*  Mạch khuếch  đại lấy  chân B  làm chân  chung cho  độ lợi  điện áp,  không cho  độ lợi  dòng điện

Điện áp tín hiệu lấy ra  trên chân C lớn hơn điện áp tín hiệu đưa vào  ở chân E, nhưng dòng ngả vào là IE thì gần bằng dòng ngả ra IC nên không có độ lợi về dòng điện

 

* Mạch  khuếch đại không đảo pha. Khi  tín hiệu  làm điện  áp chân E  tăng thi  điện áp  tương ứng trên chân  C cũng  tăng và ngược  lại, khi điện  áp trên  chân E giảm  thì điện áp  trên chân  C cũng giảm theo

 

Trong mạch: R2, R3 và tụ C4 cấp mức volt phân cực cho chân B. Điện trở R1 dùng để định mức dòng làm việc IE cho transistor. Điện trở R4 dùng định mức áp phân cực cho chân C. Tín hiệu qua

tụ liên lạc C5  đưa vào chân E và tín hiệu lấy  ra trên chân C qua tụ liên lạc  C6 đưa đến chiết áp RV1. Từ đây tín  hiệu sẽ cho qua tầng khuếch đại  tăng biên với Q2, và tầng  khuếch đại đệm với Q3

 

Ghi  chú:  Do  trở  kháng  ngả  vào  trên  chân  E  rất  nhỏ,  nên  trị  của  tụ  liên  lạc  trên  chân  này,  tụ C5, Bạn phải lấy lớn để tránh làm mất các tín hiệu vùng tần số thấp

 

Transistor Q2 là tâng khuếch đại lấy chân E làm chân chung, nên tín hiệu cho vào chân B và tín hiệu lấy ra trên chân C. Trong mạch: R5 là điện trở định mức áp trên chân C, R6 là điện trở định mức dòng làm việc chảy vào trên chân E và R8 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B. Q3 là tầng khuếch đại đệm với tín hiệu vào trên chân B và lấy ra trên chân E. Kiểu mạch khuếch đại này lấy chân C  làm chân chung, chân C  cho nối vào đường  nguồn DC, mạch khuếch đại  C chung có các đặc điểm sau:

 

* Mạch cho độ lợi dòng điện, dòng tín hiệu ngả ra IE lớn hơn dòng tín hiệu ngả vào IB, không cho

độ lợi điện áp, điện áp tín hiệu ngả ra VE gần bằng điện áp tín hiệu ngả vào VB

 

* Trở kháng ngả vào rất lớn, trở kháng ngả ra nhỏ nên khả năng mang tải của nó tốt hơn

 

* Mạch khuếch đại không có tính đảo pha. Điện áp  tín hiệu vào trên chân B tăng thì điện áp tín hiếu ra trên chân E cũng tăng theo, và ngược lại tín hiệu vào giảm thì tín hiệu ngả ra cũng giảm theo

 

Người ta lấy tín hiệu ra trên chân E của Q3 trên điện trở R7, cho qua tụ liện lạc C9 để tiếp tục đi vào các tâng  khuếch đại chọn tần hay khuếch  đại công suất. Trên đường nguồn  cũng đặt mạch lọc với điện trở R9 và tụ C8

   

Trang 10

1/5/2015 Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

(3) Tiền khuếch đại, dùng khuếch đại các tín hiệu nhỏ

     

 

Kiểu  mạch khuếch  đại  này  hiện rất  thông  dụng, mạch  dùng  2 transistor  liên  lạc  thẳng. Khi  Bạn phân tích một mạch khuếch đại, trước hết hãy xét đến điều kiện phân cực tĩnh. Để các transistor làm việc trong vùng khuếch đại, mối nối BE phải cho phân cực thuận và mối nối CB phải cho phân cực nghịch,  lúc đó  dòng hạt tải  điện phun  ra từ chân  E sẽ  chảy gần  hết vào chân  C và  chẩy ra trên chân C, và lúc này, chúng ta sẽ dùng mức volt biến đổi trên chân B để làm tăng giảm dòng điện này. Trong mạch: R1 là điện trở định mức áp trên chân C của Q1, và R2 là điện trở định mức dòng chảy vào chân E của Q1. R5 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B của Q1. R3 là điện trở định mức áp trên chân C của Q2 và R4 là điện trở định mức dòng chảy vào chân E của Q2. Khi kiểm tra mức áp DC trên mạch, chúng ta thấy Q1, Q2 đã được cho phân cực làm việc trong vùng khuếch đại. Tín hiệu cho qua tụ liên lạc C1 vào chân B của Q1, sau khi được khuếch đại, tín hiệu lấy ra trên chân C của Q2 qua tụ liên lạc C2 để đến tải. Trong mạch dùng tụ C3 để làm tăng độ lợi của Q2. Để tránh hiện tượng dao động boating, chúng ta đặt mạch lọc R6, C4 trên đường nguồn

Do 2 tầng khuếch đại ráp theo kiểu E chung, nên mạch này cho độ lợi rất lớn, nhờ vậy chúng ta

có thể dùng đường hồi tiếp nghịch để cải thiện chất lượng của mạch khuếch đại.  

     

(4) Khuếch đại âm sắc, còn gọi là khuếch đại chỉnh Bass ­ Treble

   

Tín hiệu âm thanh tai người nghe được nằm trong dãy tần số từ 20Hz đến 20000Hz. Người ta chia dãy tần này ra làm 3 đoạn:

 

* Đoạn từ 20Hz đến 400Hz gọi là âm trầm, hay Bass  

* Đoạn từ 400Hz đến 3000Hz gọi là âm trung, hay Medium  

* Đoạn từ 3000Hz đến 20000Hz gọi là âm bổng, hay Treble  

Khi nghe  nhạc hay khi  nghe lời thoại,  có người thích nghe  âm trầm, lại  có người thích  nghe âm bổng, mỗi  người mỗi  ý, do  vậy người  ta ráp  mạch khuếch  đại có  chức năng  điều chỉnh  biên độ của các tín hiệu âm  thanh theo tần số. Mạch phổ biến nhất là dùng  mạch lọc Baxandal dùng để điều  chỉnh biên  độ tín  hiệu  âm thanh  vùng tần  số  thấp, gọi  là nút chỉnh  Bass và  điều chỉnh  tín hiệu vùng tần số cao, gọi là nút chỉnh Treble. Sơ đồ mạch điện như hình sau:

   

Ngày đăng: 09/03/2019, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w