Kỹ thuật trồng keo Một số đặc điểm của cây keo - Keo là cây trồng, cung cấp sợi ngắn cho sản phẩm bột giấy. Ngoài ra còn được trồng để làm gỗ xây dựng, xẻ ván đóng đồ mộc thông thường vì keo trồng lâu năm gỗ rất cứng, thân tròn, thẳng, qua bảo quản ngâm tẩm thì gỗ rất bền. Hoa có mật để nuôi ong ngoài ra keo còn là nguồn chất đốt rất đáng kể. - Ngoài những tác dụng trên thì keo còn có tác dụng phòng hộ, cải tạo đất, cây cao bộ rễ rất phát triển có sức chống chịu gió bão tốt. Để nhân giống có thể tạo bằng hạt hoặc bằng hom cành. Keo nhân giống bằng hạt. .Người ta dùng hạt keo được lấy từ cây mẹ có ưu thế vượt trội trong rừng hay vườn giống sau đó đem xử lý cho nảy mầm và gieo xuống đất khi cây con mọc được 2 - 3 cm thì đem cấy vào bầu
Kỹ thuật trồng keo Một số đặc điểm của cây keo - Keo là cây trồng, cung cấp sợi ngắn cho sản phẩm bột giấy. Ngoài ra còn được trồng để làm gỗ xây dựng, xẻ ván đóng đồ mộc thông thường vì keo trồng lâu năm gỗ rất cứng, thân tròn, thẳng, qua bảo quản ngâm tẩm thì gỗ rất bền. Hoa có mật để nuôi ong ngoài ra keo còn là nguồn chất đốt rất đáng kể. - Ngoài những tác dụng trên thì keo còn có tác dụng phòng hộ, cải tạo đất, cây cao bộ rễ rất phát triển có sức chống chịu gió bão tốt. Để nhân giống có thể tạo bằng hạt hoặc bằng hom cành. Keo nhân giống bằng hạt. Người ta dùng hạt keo được lấy từ cây mẹ có ưu thế vượt trội trong rừng hay vườn giống sau đó đem xử lý cho nảy mầm và gieo xuống đất khi cây con mọc được 2 - 3 cm thì đem cấy vào bầu và chăm sóc cho tới khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Ưu điểm của phương pháp này là thao tác đơn giản, dễ làm, giá thành sản xuất cây con thấp. Khi đem trồng thì cây có bộ rễ ăn sâu vào trong đất nên cây khỏe mạnh, chắc chắn chống chịu gió bão tốt. Nhược điểm là: Cây trồng bằng hạt sinh trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh dài. Cây thế hệ sau không giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Keo nhân giống bằng giâm hom là Cây được cắt từ một cành hom của cây mẹ sau đó đem giâm vào bầu, sau một thời gian cành hom này mọc rễ và chăm sóc cho tới khi cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng. Ưu điểm của phương pháp tạo cây con bằng hom. Là cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn. Cây luôn giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Không đòi hỏi công nghệ cao Nhược điiểm là giá thành sản xuất cây con cao. Cây không có bộ rễ ăn sâu nên khi gặp gió rễ bị đổ. Dù nhân giống theo phương pháp nào cây keo có đặc điểm sinh trưởng là cây ưa sáng mạnh, tán lá xanh và dầy, có sức chịu đựng tốt trên những điều kiện đất đai, khí hậu khó khăn.Tuy nhiên chúng ta không nên trồng keo ở những nơi đất quá xấu. Keo là cây sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh trưởng liên tục, không có chồi ngủ, có sức đâm chồi mạnh. Đặc biệt đối với cây keo trồng bằng hom thì ưu thế trên càng thể hiện rõ. Cây có khả năng tái sinh hạt rất mạnh, tỉa cành tự nhiên tốt, không để lại vết sẹo trên cây vì vậy cây rất nhẵn và đẹp. Bộ rễ phát triển mạnh, rễ ngang phát triển rộng - Sức đề kháng sâu bệnh cao. - Keo là cây họ đậu, là cây dài ngày, đa mục đích. Không chỉ đem lại sản phẩm là gỗ mà còn có tác dụng phòng hộ che chắn, hạn chế dòng chảy, cải thiện điều kiện môi trường sinh thái đối với đất trung du và đồi núi. Ngoài ra Keo còn là loại cây có nốt sần cộng sinh có khả năng cố định đạm trong đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, là cây thường xanh quanh năm tán lá dầy rậm, sau khi trồng 2 - 3 năm rừng đã khép tán nhờ đó nhanh cải thiện được tiểu khí hậu và đất đai, vừa trồng lấy gỗ vừa tạo bóng mát. Từ lâu keo là một trong các loại cây chủ lực trồng cung cấp nguyên liệu giấy tỷ trọng gỗ cao, hiệu suất bột giấy lớn xấp xỉ 52%. Ngoài ra keo còn dùng làm gỗ dán, ván dăm cao cấp, dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc thông thường rất có giá trị. Một số giống keo chủ yếu: Mấy năm gần đây trong các chương trình dự án trồng rừng kinh tế nguyên liệu, phủ xanh đất trống, đã đưa một số giống keo vào trồng là: Keo tai tượng còn có tên gọi khác là keo lá to hoặc keo mỡ, gỗ màu nâu sáng, chắc, thớ mịn, dễ cưa xẻ gỗ dùng phục vụ trong sản xuất giấy sợi, ván dăm, dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc. Chiều cao cây trung bình 25 - 30 m, đường kính 40 - 50 cm, thân thẳng, cành nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, phân bố rộng rãi, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C. Keo tai tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh sau khi trồng từ 8 - 10 tuổi là có thể cho khai thác gỗ. Keo lá tràm: (Tràm bông vàng). Keo lá tràm là cây gỗ nhỡ, chiều cao 15 - 25 m, đường kính 30 - 40 cm vỏ màu xám hoặc xám nâu, tán dày, rậm, cành thứ cấp mảnh, thon dài và hơi rủ, cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình 23 - 240C, tái sinh tự nhiên tốt, có thể trồng được trên nhiều loại đất trồng nhiều ở phía Nam. Keo lai: Là một trong những cây được đưa vào trồng rừng phục vụ nguyên liệu giấy, ván dăm cao cấp, gỗ dán, là loại cây mọc nhanh, canh tác phát triển mạnh, xanh quanh năm và chóng khép tán (sau trồng 2 - 3 năm đã khép tán). Cây gỗ nhỡ có chiều cao từ 25 - 30 m đường kính 30 - 40 cm, thân thẳng cành nhánh trung bình, tỉa cành tự nhiên khá tốt nhưng sức chống chịu gió, bão kém hơn keo tai tượng và keo lá tràm hay gẫy ngang thân, nhất là khi cây từ 3-5 tuổi. Tuy nhiên tốc độ sinh trưởng của keo lai mạnh hơn so với keo tai tượng và keo lá tràm, có khả năng tái sinh tự nhiên rất manh, sau trồng 8 - 10 năm có thể khai thác toàn bộ để rừng tái sinh tự nhiên hoặc trồng mới toàn diện. Tiêu chuẩn cây giống: Chiều cao cây tối thiểu phải đạt 20-30cm, đường kính cổ rễ 0,2-0,3cm. Cây khỏe mạnh, không cong queo, cụt ngọn sinh trưởng phát triển tốt, không mang mầm bệnh. Thời vụ trồng tốt nhất là vào tháng 2,3,4 và tháng 7,8,9 dương lịch. Mật độ trồng: Keo tai tượng: 1.660 cây/ha. Keo lá tràm: 1.600 cây - 1.650 cây/ha. - Keo lai:1.100 cây/ha cự ly 3x3m hoặc 1.660 cây/ha cự ly 3x2m. Cây trồng bố trí theo hình nanh sấu. Xử lý thực bì trước khi trồng - Phát thực bì cục bộ, dọn sạch và xếp theo băng đường đồng mức, những nơi cho phép đốt thì xếp thành đống nhỏ để đốt, khi đốt cần chú ý canh giữ lửa rừng cháy lan sang các khu rừng khác bên cạnh. - Nguyên tắc đốt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, ngược chiều gió, luôn chú ý đường thoát. Thực bì chưa cháy hết được gom lại thành đống hay thành băng để đốt tiếp. Khi đốt thực bì cần chọn những ngày nắng, khô ráo và lặng gió. Làm đất: Cuốc hố với kích thước 30x30x30cm, nơi đất xấu có thể cuốc với kích thước 40x40x40 cm, khi cuốc chú ý để phần đất mặt sang 1 bên và phần đất dưới sang 1 bên. Hố cuốc trước khi trồng ít nhất là 20-30 ngày. Bón lót và lấp hố: Bón lót được tiến hành cùng với thời gian lấp hố, bón phân lót và lấp hố trước khi trồng cây từ 10-15 ngày. Mỗi hố bón 200g (0,2) phân NPK cho 1 cây, tốt nhất trộn với 1-1,5kg phân chuồng hoai hoặc 0,5-1kg phân vi sinh. - Khi lấp hố dùng cuốc cào lớp đất mặt khi cuốc hố xuống trước lấp đầy 1/2 chiều sâu của hố, rồi đổ phân theo liều lượng đã qui định xuống hố và tiếp tục lấp nốt phần đất còn lại cho đầy hố. Nơi nào phát hiện thấy nhiều mối, dế có thể cho vào mỗi hố 5-10g thuốc Fugadan hoặc các loại thuốc diệt mối, dế trộn đều với đất cùng thời gian bón lót và lấp hố. Kỹ thuật lấp hố: Trộn đều phân trong hố và lấp đất đầy hố, vun thành hình mui rùa cao hơn miệng hố 5cm. Nơi có nhiều mối, dế có thể cho thêm vào mỗi hố 10g thuốc Fugadan hoặc Diaphos 10H hoặc các loại thuốc chống mối, dế có hiệu quả khác cùng với thời gian bón lót. Trồng và chăm sóc: Tùy theo mục tiêu trồng rừng mà có thể trồng thuần hoặc trồng hỗn giao với các cây bản địa khác. Khi tiến hành trồng rừng nên chọn những ngày dâm mát, độ ẩm trong hố cao, không trồng rừng vào những ngày quá nắng nóng. Khi trồng dùng cuốc hoặc xén tạo một hốc chính giữa hố sâu hơn bầu cây rồi xé bỏ túi bầu nilon và đặt cây ngay ngắn dùng đất nhỏ lấp quanh bầu cây và ấn nhẹ vừa đủ để rễ cây tiếp xúc với đất mới cuối cùng lấp thêm một lượt đất mỏng đủ kín phần cổ rễ. Rừng keo mới trồng còn nhỏ cây chưa khép tán rất dễ bị đổ và cỏ dại cạnh tranh nên cần chú trọng chăm sóc trong năm đầu. Sau khi trồng 8-10 ngày phải tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Cây đem trồng dặm phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng như cây trồng chính, việc trồng dặm không quá 1 tháng. Chăm sóc trong 3 năm Năm thứ nhất (năm trồng): 3 lần Lần 1: Lần phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6-0,8m; trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu bệnh. Lần 2: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6-0,8m; chú ý phòng trừ sâu bệnh. Lần 3: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 1,0m; phát gốc thực bì thấp <10 cm không để phủ lên cây. Chăm sóc năm thứ hai: 2 lần. Lần 1: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây; phát gốc thực bì thấp <10cm không để phủ lên cây; xới cỏ, vun đất xung quanh gốc cây đường kính 1m; bón thúc thêm 200g NPK loại 10:5:5. Cách bón: Đào rạch sâu 10-15cm hình vòng cung phía trên dốc, dài 30cm, rắc đều theo rạch sau đó lấp đất lên. Lần 2: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; phát gốc thực bì thấp <10cm; phát sạch cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 1m; tỉa cành loà xoà xung quanh gốc đến độ cao khoảng 1,5m. Chăm sóc năm thứ ba: 1 lần. Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh; phát cỏ xung quanh gốc cây, phát gốc thực bì thấp <10 cm, tỉa cành gốc; Đối với cây trồng vụ thu cần chăm sóc 4 lần. Lần 1: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6-0,8m; trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu bệnh; Lần 2: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6 - 0,8 m; chú ý phòng trừ sâu bệnh. Lần 3: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 1,0m; phát gốc thực bì thấp <10 cm không để phủ lên cây. Lần 4: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; dãy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây; phát gốc thực bì thấp <10 cm không để phủ lên cây; xới cỏ, vun đất xung quanh gốc cây đường kính 1m. Bón thúc thêm 200g NPK loại 10:5:5. Cách bón: Đào rạch sâu 10-15 cm hình vòng cung phía trên dốc, dài 30cm, rắc đều theo rạch sau đó lấp đất lên. Chăm sóc năm thứ ba: 2 lần. Lần 1: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; phát gốc thực bì thấp <10 cm; phát sạch cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 1m; tỉa cành loà xoà xung quanh gốc đến độ cao khoảng 1,5m. Lần 2: Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh; phát cỏ xung quanh gốc cây, phát gốc thực bì thấp <10 cm, tỉa cành gốc; dẫy cỏ, xới nhẹ xung quanh gốc cây; phát thực bì, xung quanh gốc cây trên toàn diện tích đồng thời xới cỏ xung quanh gốc và bón bổ sung cho 1 gốc 200g NPK; Phát thực bì, cắt dây leo cạnh tranh với cây trồng, chặt bỏ cây cong queo, cây sâu bệnh. Nếu có điều kiện bón bổ sung cho mỗi gốc 500g. Bảo vệ phòng trừ sâu bệnh Bảo vệ: Phòng chống cháy rừng, thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc phá hoại cây trồng. Bảo vệ khỏi con người chặt phá rừng cho tới khi khai thác. Phòng trừ sâu bệnh hại rừng: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện có sâu bệnh cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời đề phòng dịch bệnh lây lan. Cần phát hiện sâu hàng ngày kết hợp với chăm sóc vườn ươm ở năm thứ nhất và năm thứ hai, có thể mở những lá keo non bị cuộn lại và bắt giết sâu bằng tay. Nếu điều tra cho thấy mật độ sâu nhiều, mức độ hại nặng có thể dùng thuốc để phun. Thuốc cần được chọn loại có tác dụng nội hấp và thấm sâu. Mối là một trong những loại côn trùng gây hại nguy hiểm ở rừng nhiệt đới. Những tổn thất kinh tế do mối gây ra trong vườn ươm và rừng trồng là rất lớn. Trồng keo cần chú ý vệ sinh rừng trước khi trồng, hố và xung quanh hố phải dọn sạch cành nhánh, vì cành nhánh là mồi hấp dẫn mối tới. Trong khi lấp hố ta có thể trộn thuốc trừ mối với đất. Ta có thể dùng biện pháp hồ rễ trước khi đem trồng, nhúng gốc rễ vào hỗn hợp bùn loãng có trộn thuốc sâu hoặc tưới thuốc sâu vào bầu. Khi bứng cây đem trồng nên để bầu nhựa có đất đã xử lý nổi lên trên bề mặt đất khoảng 3 -4cm để ngăn ngừa mối phá hại cây con bằng cách phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con bằng cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6 đến 9 tháng. Đào hố kích thước 30x30x30cm, Mật độ hố: 15-20 hố/ha phân bố đều. Trong hố bỏ chất dẫn dụ như gỗ, gỗ thông, bã mía … tẩm dung dịch đường 10%; trên phủ lá hoặc giấy báo, trên cùng lấp 1 lớp đất mỏng. Sau 10-15 ngày kiểm tra hố bằng cách dùng que nhỏ chọc lỗ từ trên xuống, lớp mồi, quan sát và nghe để phát hiện mối xử lý bằng thuốc diệt mối: TM67 ; DM1 ; Chlodan… (Chú ý khi thao tác kiểm tra và bỏ thuốc xuống hố nhẹ nhàng không gây động mạnh lớp mồi dưới hố). Đối với rừng keo trồng bằng, hom thì sau khi trồng 7-8 năm thì khai thác bằng hình thức. Khai thác trắng theo lô. Nếu còn kinh doanh tiếp rừng tái sinh chồi thì chặt chừa lại gốc 12 cm. Chiều cao cây khi khai thác: 20-25m. Năng suất rừng đạt 20m3/ha/năm. . Kỹ thuật trồng keo Một số đặc điểm của cây keo - Keo là cây trồng, cung cấp sợi ngắn cho sản phẩm bột giấy. Ngoài ra còn được trồng để làm gỗ xây. Mật độ trồng: Keo tai tượng: 1.660 cây/ ha. Keo lá tràm: 1.600 cây - 1.650 cây/ ha. - Keo lai:1.100 cây/ ha cự ly 3x3m hoặc 1.660 cây/ ha cự ly 3x2m. Cây trồng