1. Trang chủ
  2. » Tất cả

BCTT Thiêm25.4

99 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TÀU QUỐC

    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển

      • CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU CUỐC

      • (DREDGING JOINT STOCK COMPANY)

      •   Địa chỉ: A33,A34 Nguyễn Hữu Thọ, Khu dân cư Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, TP Hồ Chí Minh (Tìm vị trí)

      •   Mã số thuế: 0300565610 (27/12/2006)

      •   Người ĐDPL: Huỳnh Văn Chánh Tâm

      •   Ngày hoạt động: 15/12/1975

      •   Giấy phép kinh doanh: 0300565610 ()

      • Năm 2003 Hội đồng quản trị đã tổ chức họp và quyết định chuyển trụ sở chính về A33,A34 Nguyễn Hữu Thọ, Khu dân cư Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, TP Hồ Chí Minh  với khuôn viên rộng gần 3.000m2 . Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường đòi hỏi Công ty phải đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, phải tìm được sản phẩm chủ lực cho riêng mình và là sản phẩm chính thức đầu tiên mang thương hiệu của Công ty. Trước những thông tin về thị trường thực phẩm, đồ uống nước giải khát, đặc biệt theo kết quả khảo sát thị trường của nhóm tư vấn, Hội đồng quản trị Công ty đã có hướng đi mới, tạo nên bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó là: quyết định đầu tư xây dựng: Phân xưởng sản xuất Nước và Đá tinh khiết mang thương hiệu. Phân xưởng được khởi công xây dựng vào ngày 02 tháng 04 năm 2004, chỉ trong 13 tháng Công ty đã hoàn thành xong xây dựng cơ bản và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền tiên tiến hiện đại của Mỹ. Đến ngày 17 tháng 5 năm 2005 Phân xưởng chính thức di vào hoạt động và cho ra sản phẩm đầu tiên, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

      • Công ty đã được tặng bằng khen, giấy khen và nhiều giấy khen của các tổ chức Đoàn, Đội, thường xuyên được bình chọn là Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu, xuất sắc. Đặc biệt vinh dự năm 2006 Công ty được vinh dự đón giải thưởng “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT” dành cho nhóm sản phẩm tiêu biểu. Năm 2007 Doanh nghiệp tiếp tục được đón nhận giải thưởng "SAO VÀNG BẮC TRUNG BỘ"

      • Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng lợi nhụân năm nay cao hơn năm trước. Sau đây là bảng tổng hợp

    • 1.2. Đặc điểm hình thành và cơ cấu bộ máy của công ty

      • a. Chức năng:

      • Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty luôn phấn đấu sản xuất đáp ứng đủ và đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, luôn lấy chữ tín làm đầu. Công ty không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, tăng sự cạnh tranh trên thị thị trường. Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất nước và đá tinh khiết, cung cấp các dịch vụ giải trí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

      • b. Nhiệm vụ

      • - Tổ chức tốt công tác sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu Nước và đá tinh khiết của người tiêu dung

      • - Tổ chức tốt công tác phân phối, tiêu thụ sản phẩm

      • - Tổ chức tốt công tác bảo quản sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo lưu thông sản phẩm thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường.

      • - Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất

      • - Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước, tuân thủ chính sách quản lý kinh tế Nhà nước

      • - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động

      • c. Ngành nghề kinh doanh

      • - Dịch vụ thể thao, giải trí; Sản xuất Nước, đá tinh khiết; Đại lý nhận lệnh chứng khoán, Đại lý mua bán hàng hoá; Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, xây dựng công trình giao thông, dân dụng, dịch vụ vệ sinh công nghiệp.

    • 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ

      • Với diện tích khoảng 3.000 m2 cho nơi làm việc, các phòng ban và phân xưởng sản xuất nước và đá tinh khiết. Công ty có 1 phân xưởng trong phân xưởng chia làm 2 tổ có nhiệm vụ sản xuất khác nhau nhưng khi cần thiết lại hỗ trợ cho nhau để sản xuất kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do nhu cầu của người tiêu dùng về độ an toàn của thực phẩm ngày càng cao nên để phục vụ cho tất cả mọi đối tượng Công ty tổ chức sản xuất Nước và đá tinh khiết với các kích cỡ khác nhau như: đá mi, đá trung, nước đóng chai 330ml, nước đóng chai 500ml, nước đóng chai 1.500ml, nước bình 21 lít. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ngày càng nhiều chủ yếu phục vụ cho người dân Thành phố.

      • Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần Tàu Quốc được tổ chức tập trung và tương đối đơn giản theo sơ đồ sau:

      • Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi như:

      • - Các nhà hàng, khách sạn

      • - Tất cả các hộ dân cư

      • - Các trường học

      • - Các tổ chức kinh tế, chính trị

      • - Các bệnh viện...

      • Do sản phẩm của Công ty mang tính chất đặc thù nên việc phân phối sản phẩm diễn ra với quy mô rộng. Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng và qua đại lý.

      • Kênh Phân phối được thể hiện qua sơ đồ sau:

      • Sản phẩm Nước và đá tinh khiết được sản xuất bởi một dây chuyền hiện đại nhất Miền Trung với hơn 80% máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Mỹ, đây là một dây chuyền rất ưu việt trong giai đoạn hiện nay, nó được đồng bộ hóa và tự động hóa gần như 100%. Lấy nước ở độ sâu 150m được điều khiển bảng máy và các van tự động đóng mở qua 29 công đoạn. Toàn bộ dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn. Công nhân chỉ làm việc ở khâu cuối cùng là kiểm tra và nhập sản phẩm vào kho.

    • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

      • 1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty

      • 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

      • + Chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Giám đốc Công ty:

      • Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Cổ đông về việc thực hiện phương án kinh doanh cho từng thời kỳ, có chức năng điều hành và quản lý toàn bộ trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là người nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

      • + Đại hội đồng cổ đông:

      • Là cơ quan cao nhất của Công ty quyết định các vấm đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Các vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định thường là biểu quyết. Nghị quyết được thông qua nếu có trên 51% số phiếu tham gia họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

      • + Phó Giám đốc:

      • Là người trung gian đại diện cho Ban Giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban, các cơ sở sản xuất, dịch vụ của Công ty. Là cánh tay phải giúp Giám đốc điều hành sản xuất, đôn đốc chỉ đạo tất cả các phòng ban, phân xưởng sản xuất của Công ty.

      • + Phòng Kinh doanh:

      • Là phòng có nhiệm vụ tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Tìm hiểu thị trường, chuẩn bị nguồn hàng, lập kế hoạch kinh doanh và trình các phương án kinh doanh theo từng giai đoạn, từng phân khúc thị trường.

      • + Phòng Kế toán tài vụ:

      • Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán dưới hình thức giá trị và hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo ghi chép kịp thời và đầy đủ đúng chế độ kế toán được Bộ Tài Chính ban hành. Đảm nhiệm hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng theo quy định. Tham mưu cho Ban Giám đốc các chế độ chính sách mới của thuế để kịp thời cập nhật và thực hiện.

      • + Phòng tổ chức hành chính:

      • Trợ giúp cho Giám đốc trong công tác đối nội, đối ngoại của Công ty. Có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp, lưu trữ và ban hành các văn bản liên quan tới Công ty. Chịu trách nhiệm về nhân sự của Công ty từ khâu tuyển dụng đến việc sắp xếp lao động và công tác khen thưởng, kỷ luật.

      • + Phòng điều phối:

      • Nhận đơn đặt hàng và điều tiết hàng hóa đi đến các khách hàng trực tiếp và các đại lý bán lẻ của Công ty. Nắm bắt số lượng khách hàng đang cần sản phẩm để từ đó phân phối nguồn hàng cho phù hợp đảm bảo sản phẩm được cung ứng kịp thời cho các đại lý và người tiêu dùng.

      • + Phân xưởng sản xuất Nước và đá tinh khiết:

      • Chuyên sản xuất các loại nước tinh khiết và đá tinh khiết phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân, đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao.

      • 1.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Tàu Quốc

      • Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, vì toàn bộ các công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn Công ty. Phòng kế toán Công ty có 6 người. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện ở sơ đồ sau

      • Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán:

      • Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng phần hành theo đúng chế độ kinh tế tài chính như: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế..., đôn đốc kiểm tra các phần việc của từng phần hành kế toán,giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế phát sinh, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phần hành liên quan, lập báo cáo tài chính và báo cáo một cách kịp thời cho Giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên đúng chế độ chính sách kế toán.Tổ chức kiểm tra kế toán. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả, hiệu quả kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

      • Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán: Cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền mặt và tiền ngân hàng, ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng tiền, các khoản công nợ. Ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp các khoản vốn bằng tiền, các khoản công nợ. Thực hiện các công việc giao dịch với ngân hàng. Thực hiện các công việc do kế toán trưởng giao nhiệm vụ.

      • Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và thành phẩm: Tổ chức ghi kế toán chi tiết và ghi tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm tồn kho

      • Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Chi chép kế toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ, công cụ dụng cụ tồn kho.Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ, dụng cụ.Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ đang sử dụng, báo cáo tăng giảm TSCĐ.

      • Kế toán tiêu thụ và thuế: Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu , ghi chép phản ánh thuế ở khâu tiêu thụ, tính toán và ghi chép kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp trị giá vốn hàng xuất bán.. Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Lập các báo cáo về doanh thu, chi phí. Ghi chép phản ánh, theo dõi các loại thuế phát sinh trong kỳ. Ghi chép kế toán tổng hợp, chi tiết các loại thuế phát sinh. Hàng tháng làm báo cáo thuế. Theo dõi tình hình nộp thuế.

      • Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu chi tiền và tiền mặt tồn quỹ, ghi vào sổ quỹ

      • Giới thiệu chung về phần mềm kế toán

      • + Công ty sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán, phần mềm kế toán Công ty đang áp dụng là phần mềm FAST ACCOUNTING của Công ty Phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST.

      • Giao diện phần mêm FAST ACCOUNTING hình ảnh

      • trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

      • Cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc khi nào cần thiết, kế toán thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển và lập báo cáo tài chính. In các báo cáo khi cần thiết.

    • 1.6. Tổ chức các phần hành

      • - Chế độ, chuẩn mực kế toán đơn vị đang áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/ TT-BTC, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sữa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện kèm theo.

      • - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01kết thúc ngày 31/12

      • - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)

      • - Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức Nhật ký chung.

      • Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra ghi vào Sổ Nhật ký chung, ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết nếu sử dụng sổ nhật ký đặc biệt thì ghi vào sổ nhật ký đặc biệt sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo Cáo tài chính

      • - Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ thuế.

      • - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho:

      • + Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: được đánh giá và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc

      • + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

      • + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền

      • - Phương pháp đánh giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

      • + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá.

      • + Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 26/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ

    • 2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

      • 2.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu

        • 2.1.1.1. Khái niệm doanh thu

      • Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi được phản ánh theo lĩnh vực và khu vực kinh doanh, doanh thu giúp cho người nhận thông tin có thể hiểu được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng loại hoạt động và từng khu vực, đánh giá rủi ro, mức sinh lời của doanh doanh nghiệp và đưa ra được những nhận định đầy đủ hơn, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn. Đối với doanh nghiệp, phân tích doanh thu thực hiện so với doanh thu kế hoạch giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch tiêu thụ và tổ chức công tác bán hàng cũng như các công tác có liên quan.

        • 2.1.1.2. Đặc điểm và phân loại doanh thu

      • - Khái niệm doanh thu:

      • + Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính), doanh thu được định nghĩa: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.

      • + Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 thì doanh thu được định nghĩa: Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba, không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Như vậy, Quyết định 15/2003 đã làm rõ hơn về khái niệm doanh thu so với Quyết định số 149/2001.

      • + Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn tất cả 4 điều kiện sau:

      • - Đặc điểm doanh thu dịch vụ

      • Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí kết hợp với các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư… của khách du lịch. Là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính sản xuất vừa mang tính phục vụ văn hoá – xã hội nên kinh doanh dịch vụ gồm nhiều hoạt động khác nhau như: hoạt động hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, kinh doanh vật tư, đồ lưu niệm và các hoạt động khác. Do đó, để phản ánh doanh thu dịch vụ, kế toán phải mở sổ chi tiết doanh thu dịch vụ đối với từng hoạt động dịch vụ này.

      • - Phân loại doanh thu:

      • + Theo nội dung, doanh thu bao gồm:

      • Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:

      • + Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bao gồm:

      • + Theo loại tiền, doanh thu bao gồm doanh thu ngoại tệ và doanh thu nội tệ.

      • + Theo đối tượng tiêu dùng thì doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bên ngoài và doanh thu tiêu thụ nội bộ.

      • + Ngoài ra, tuỳ theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể được phân chia theo loại hình dịch vụ, theo nơi tiêu thụ…

      • Dựa trên việc phân loại trên, doanh nghiệp và những người sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, hiệu quả mang lại từ các khoản đầu tư và các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

        • 2.1.1.3. Tài khoản sử dụng:

      • Ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính thì các tài khoản thuộc loại doanh thu bao gồm:

      • - Nhóm TK 51 – Doanh thu, có 3 tài khoản:

      • + Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

      • + Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ;

      • + Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

      • - Nhóm TK 52, có 1 tài khoản:

      • + Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.

      • - Nhóm TK 53, có 2 tài khoản:

      • + Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại;

      • + Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.

      • TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và nghiệp vụ cung cấp dịch vụ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thành toán (với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không có thuế GTGT (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).

      • - Kết cấu TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:

      • Bên Nợ:

      • + Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán.

      • + Các khoản giảm trừ doanh thu, chiết khấu thương mại…

      • + Doanh thu thuần kết chuyển vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

      • Bên Có:

      • + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ hoặc giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT (theo phương pháp khấu trừ), giá thanh toán cả thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp) với hình thức trả chậm, trả góp.

      • Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

      • - Tài khoản 511 gồm các tài khoản chi tiết:

      • + TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.

      • + TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.

      • + TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”: Phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước

      • + TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”: Phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư, doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

      • TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”: Tài khoản này phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị chi nhánh trực thuộc cùng một công ty. Ngoài ra, tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng hàng hoá, dịch vụ vào trả lương, thưởng cho người lao động.

      • - Kết cấu của TK 512 tương tự như TK 511.

      • - Tài khoản 512 bao gồm các tài khoản chi tiết:

      • + TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá;

      • + TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm;

      • + TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ;

      • TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”: Tài khoản này phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu hay sẽ thu trong kỳ sau.

      • - Kết cấu TK 515:

      • Bên Nợ:

      • + Các khoản ghi giảm doanh thu hoạt động tài chính (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại);

      • + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

      • Bên Có: Doanh thu hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ.

      • Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng hoạt động tài chính tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý.

      • Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: Tài khoản này dùng để theo dõi khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua bán hàng.

      • - Kết cấu TK 521:

      • Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

      • Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511.

      • - Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 3 tài khoản:

      • + Tài khoản 5211 “Chiết khấu hàng hoá”;

      • + Tài khoản 5212 “Chiết khấu thành phẩm”;

      • + Tài khoản 5213 “Chiết khấu dịch vụ”.

      • Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”: Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511, tài khoản 512 để tính toán doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

      • - Kết cấu của TK 531:

      • Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.

      • Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại.

      • Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.

      • Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”: Tài khoản này dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ do lỗi thuộc về người bán.

      • - Kết cấu TK 532:

      • Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.

      • Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên Nợ của tài khoản 511, tài khoản 512.

      • Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư.

        • 2.1.1.4. Trình tự hạch toán doanh thu:

      • Tuỳ theo phương pháp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hàng hoá khác nhau và loại doanh thu khác nhau mà có các phương pháp và trình tự hạch toán doanh thu nhất định.

      • 2.1.2. Kế toán chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ:

        • 2.1.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí:

      • - Khái niệm chi phí (theo VAS 01): Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

      • + Hao phí về lao động sống được gọi là những tiêu hao về cơ bắp, tinh thần và trí tuệ mà người lao động phải bỏ ra đề tạo ra sản phẩm dịch vụ. Nó được biểu hiện thông qua các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ…

      • + Hao phí về lao động vật hoá là những hao phí về vật chất như tiêu hao nhiên liệu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ.

      • Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với sản phẩm không mang hình thái vật chất, quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng. Trong cơ cấu giá thành, các lao vụ và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì đại bộ phận là hao phí về lao động sống, về khấu hao TSCĐ, còn các hao phí về đối tượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ.

      • Hơn nữa đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ là chỉ tính được giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng dịch vụ đã được coi là tiêu thụ. Do đó, kế toán chi phí phải phản ánh và giám đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh, các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để tính được giá thành sản phẩm thực tế và chỉ tiêu một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trong kinh doanh du lịch cũng không có bán thành phẩm hay sản phẩm dở dang như trong các doanh nghiệp sản xuất, nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quy trình cung ứng dịch vụ và đã được chấp nhận thanh toán.

      • Mỗi hoạt động kinh doanh có những đặc điểm khác nhau, thực hiện những công việc, dịch vụ khác nhau nên cần phải lựa chọn đối tượng tính giá thành hợp lý. Chẳng hạn như đối với hoạt động dịch vụ vận chuyển thì đối tượng tính giá thành là hành khách vận chuyển, số Km xe chạy…; đối với hoạt động hướng dẫn du lịch thì đối tượng tính giá thành là từng tour du lịch…

      • Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chi phí hết sức đa dạng và phong phú. Muốn quản lý chi phí một cách chặt chẽ từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành thì người ta phải tiến hành phân loại chi phí sao cho vừa phù hợp với thực tiễn kinh doanh, vừa đảm bảo tính chính xác khoa học.

      • Các cách phân loại thường được sử dụng ở các doanh nghiệp gồm:

      • + Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và tập hợp chi phí, các doanh nghiệp chia chi phí thành 2 loại:

      • + Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí:

      • Căn cứ vào công dụng kinh tế, địa điểm phát sinh chi phí người ta chia thành các khoản mục khác nhau. Có 3 khoản mục sau:

      • Việc phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào quá trình cung ứng dịch vụ phục vụ công tác kế hoạch hoá và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.

      • + Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng dịch vụ:

      • Căn cứ vào mối tương quan giữa chi phí và khối lượng dịch vụ tạo ra, người ta phân chia chi phí thành:

      • Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc phân tích dự đoán và xác định điểm hoà vốn, nhưng cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.

        • 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng:

      • + TK 6271 “Chi phí nhân viên đơn vị”;

      • + TK 6272 “Chi phí vật liệu”;

      • + TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”;

      • + TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”;

      • + TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”;

      • + TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”.

      • Bên Nợ:

      • + Tập hợp trị giá vốn của hàng hoá, dịc vụ, bất động sản đầu tư đã cung cấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ);

      • + Các khoản khác được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

      • Bên Có:

      • + Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ;

      • + Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

      • Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư.

        • 2.1.2.3. Trình tự hạch toán:

      • 2.1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

      • Kết quả kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh theo công thức:

      • Để thực hiện việc xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng các tài khoản doanh thu, chi phí ở trên và các tài khoản sau: TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”, TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, TK 632 “Giá vốn hàng bán”, TK 711 “Thu nhập khác”, TK 811 “Chi phí khác”, TK 821 “Chi phí thuế TNDN”…

      • Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh được thể hiện:

      • 2.1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh:

      • Có bốn hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung, Chứng từ - ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký - sổ cái để hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

      • Tuỳ theo mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý và kế toán mà có thể lựa chọn một trong các hình thức ghi sổ trên.

  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU QUỐC

    • 3.1. Kế toán doanh thu và cung cấp dịch vụ

      • 3.1.1. Đặc điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty

      • Dựa vào quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc tính sản phẩm công ty đã lựa chọn các hình thức bán hàng chủ yếu sau:

      • Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ tiêu thụ hàng hoá, doanh thu cung ứng dịch vụ.

      • 3.1.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.1.2.1. Chứng từ sử dụng

        • 3.1.2.2. Sổ sách sử dụng

      • 3.1.3. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Ngày 02/12/2016 xuất bán 9.000 kg đất đèn (Canxium cacbua) cho khách hàng Nguyễn Thanh Dũng, hoá đơn số 10486, đơn giá chưa thuế 16.545 đ, thuế GTGT 10%, kế toán ghi nhận doanh thu:

      • Nợ TK 131 163.795.500

      • Có TK 511 148.905.000

      • Có TK 3331 14.890.500

      • Ghi nhận giá vốn:

      • Nợ TK 632 113.469.531

      • Có TK 156 113.469.531

      • (2). Ngày 27/12/2016 xuất bán 4.500 kg que hàn 6013 4.0 (mm) cho khách hàng Công Ty TNHH TM & CN Hưng Việt, hoá đơn số 13727, đơn giá chưa thuế 14.455, thuế GTGT 10%, kế toán ghi nhận doanh thu:

      • Nợ TK 131 71.552.250

      • Có TK 511 65.047.500

      • Có TK 3331 6.504.750

      • Hạch toán giá vốn:

      • Nợ TK 632 59.790.567

      • Có TK 156 59.790.567

      • (3). Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán ghi:

      • Nợ TK 511 510.139.227

      • Có TK 531 510.139.227

      • (4). Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911, kế toán ghi:

      • Nợ TK 511 383.541.082.584

      • Có TK 911 383.541.082.584

      • ……..

      • 3.1.4. Sổ cái tài khoản 511

    • 3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại

      • 3.2.1. Nguyên tắc hạch toán hàng bán bị trả lại tại công ty

      • Thông thường hàng bán bị trả lại rơi vào những trường hợp sau:

      • + Do hàng không đạt chất lượng, kém phẩm chất nên khách hàng trả về

      • + Hoặc do khách hàng đặt hàng sai quy cách

      • + Trong trường hợp nếu đã xuất hoá đơn GTGT, khi khách hàng trả lại hàng, người mua phải lập hoá đơn ghi rõ ràng hàng hoá bị trả lại. Hoá đơn này là căn cứ để công ty và bên mua điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai và tiến hành nhập kho hàng bị trả lại.

      • 3.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.2.2.1. Chứng từ sử dụng

      • - Phiếu đề nghị trả hàng

      • - Biên bản nhập hàng trả lại

      • - Hoá đơn GTGT

      • - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

        • 3.2.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ cái

      • - Sổ chi tiết, sổ tổng hợp

      • 3.2.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế:

      • (1). Ngày 22/12/2016 nhập hàng trả lại của khách hàng Công Ty TNHH MTV Sài Gòn MDF mặt hàng ván MDF E2 17x1220x2440 Timbee, căn cứ vào hoá đơn trà hàng số 39687 ngày 22/12/2016 và phiếu nhập kho 53 tấm, giá bán 212.727 đ, kế toán ghi:

      • - Ghi giảm giá vốn hàng bán:

      • Nợ TK 156 10.919.749

      • Có TK 632 10.919.749

      • - Ghi giảm công nợ khách hàng:

      • Nợ TK 531 11.274.531

      • Nợ TK 3331 1.127.453

      • Có TK 131 12.401.984

      • (2). Ngày 23/12/2016 nhập hàng trả lại của khách hàng Công ty TNHH Tôn Tráng Kẽm Việt Nam mặt hàng kẽm thỏi, căn cứ vào hoá đơn trả hàng số 131372 ngày 23/12/2016 và phiếu nhập kho 10.000 kg giá bán 47.273, kế toán ghi:

      • - Ghi giảm giá vốn hàng bán:

      • Nợ TK 156 386.408.414

      • Có TK 632 386.408.414

      • - Ghi giảm công nợ khách hàng:

      • Nợ TK 531 489.701.007

      • Nợ TK 3331 48.970.101

      • Có TK 131 538.671.108

      • …..

      • (3). Cuối kỳ, kế toán kết chuyển khoản hàng bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu, kế toán ghi:

      • Nợ TK 511 510.139.227

      • Có TK 531 510.139.227

      • 3.2.4. Sổ cái tài khoản 531:

    • 3.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

      • 3.3.1. Nội dung phản ánh doanh thu hoạt động tài chính tại công ty

      • Doanh thu hoạt động tài chính của công ty thu được từ các khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi từ lợi nhuận được chia và lãi về tỷ giá hối đoái.

      • 3.3.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.3.2.1. Chứng từ sử dụng

      • - Báo có ngân hàng, phiếu thu

        • 3.3.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ cái, sổ chi tiết, sổ tổng hợp

      • 3.3.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Ngày 01/12/2016, nhận giấy báo có khách hàng Chipmong thanh toán 365.97,00 USD, tỷ giá ghi sổ nợ phải thu 18.932 VND/USD, tỷ giá thực tế tại ngày 01/12/2016 Ngân hàng Đông Á là 19.500 VND/USD, kế toán ghi:

      • Nợ TK 112 7.136.590.500

      • Có TK 515 207.876.072

      • Có TK 131 6.928.714.428

      • (2). Ngày 25/12/2016, nhận giấy báo có của Ngân Hàng Đông Á – CN Đinh Tiên Hoàng về khoản lãi tiền gửi là 1.526.600 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 112 1.526.600

      • Có TK 515 1.526.600

      • (3). Cuối năm tài chính, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ các khoản mục có gốc ngoại tệ:

      • Nợ TK 311(ngắn hạn) 2.208.924.229

      • Có TK 4131 2.208.924.229

      • (4). Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm vào doanh thu tài chính số tiền 2.208.924.229 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 4131 2.208.924.229

      • Có TK 515 2.208.924.229

      • (5). Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 ghi:

      • Nợ TK 515 2.943.848.700

      • Có TK 911 2.943.848.700

      • 3.3.4. Sổ cái tài khoản 515:

    • 3.4. Kế toán giá vốn hàng bán

      • 3.4.1. Nguyên tắc hạch toán giá vốn hàng bán tại công ty

      • Giá vốn hàng bán thường được ghi nhận đồng thời với doanh thu theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí được trừ.

      • Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa dựa trên giá trị hàng nhập kho và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ.

      • Công ty áp dụng tính tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

      • Đơn Giá Bình quân = (Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ +Trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ) / (Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ)

      • Chi phí mua hàng: phí vận chuyển, bốc dỡ,… Tất cả chi phí mua hàng đều được hạch toán vào trong giá vốn hàng bán.

      • 3.4.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.4.2.1. Chứng từ sử dụng

      • Phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan

        • 3.4.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.4.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • Khi xuất kho, kế toán nhập công nợ và doanh thu phải thu, bút toán xuất kho sẽ tự động được cập nhật vào cuối tháng, phầm mềm sẽ tự động cập nhật đơn giá xuất kho để tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền và kết chuyển giá vốn hàng bán sang tài khoản 911.

      • (1). Ngày 02/12/2016 xuất bán cho khách hàng số lượng 167.220 kg Que hàn KT421 4.0 mm (m), căn cứ vào phiếu xuất kho số 9839, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho:

      • Nợ TK 632 2.517.000.438

      • Có TK 156 2.517.000.438

      • (2). Ngày 06/12/2016 xuất bán cho khách hàng số lượng 1.100 kg que hàn 6013 3.2 (mm), căn cứ vào phiếu xuất kho số 10735, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho:

      • Nợ TK 632 15.096.170

      • Có TK 156 15.096.170

      • (3). Ngày 09/12/2016 xuất khẩu lô thép SAE 108B17-6,5mm số lượng 550.906 kg, lô hàng này là hàng tạm nhập tái xuất, hàng không nhập kho công ty được tạm nhập tại cảng, căn cứ vào phiếu xuất kho số 11307, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho:

      • Nợ TK 632 5.939.131.380

      • Có TK 151 5.939.131.380

      • ….

      • (4). Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn xác định kết quả kinh doanh:

      • Trong kỳ, giá vốn giảm do khách hàng trả lại hàng số tiền: 405.939.499

      • Giá vốn trong kỳ: 353.597.672.290 - 405.939.499 = 353.191.732.791

      • Hạch toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh:

      • Nợ TK 911 353.191.732.791

      • Có TK 632 353.191.732.791

      • 3.4.4. Sổ cái tài khoản 632:

    • 3.5. Kế toán chi phí tài chính

      • 3.5.1. Nội dung chi phí tài chính tại công ty

      • Cơ cấu vốn hiện nay của doanh nghiệp có khoản 70% vốn vay, do đó chi phí lãi vay phải trả của doanh nghiệp mỗi kỳ rất lớn.

      • Bên cạnh đó, chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng có chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

      • 3.5.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.5.2.1. Chứng từ sử dụng

      • - Hợp đồng vay, khế ước vay, giấy nhận nợ, …

      • - Bảng tính lãi vay, …

      • - Giấy báo nợ của ngân hàng

        • 3.5.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.5.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Ngày 01/12/2016 ngân hàng Đông Á thu lãi vay khế ước vay số H5980/1 ngày 27/11/09 số tiền 15.617.250 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 635 15.617.250

      • Có TK 112 15.617.250

      • (2). Ngày 14/12/2016 ngân hàng Đông Á thu lãi vay quá hạn khế ước vay số H6233/3 ngày 10/06/10 số tiền 16.965.000 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 635 16.965.000

      • Có TK 112 16.965.000

      • (3) Ngày 08/12/2016 thanh toán trước hợp đồng ngoại thương số: KT-ZJ 030910 số tiền 110.090,61 USD, tỷ giá thanh toán tại Ngân hàng Đông Á 19.500 VND/USD, ngày 11/12/2016 nhập hàng theo tờ khai số 121072/KV1-CL tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.932 VND/USD, kế toán hạch toán:

      • - Khi thanh toán trước:

      • Nợ TK 331 2.146.766.895

      • Có TK 1122 2.146.766.895

      • - Khi nhập hàng:

      • Nợ TK 156 2.084.235.428

      • Nợ TK 635 62.531.467

      • Có TK 331 2.146.766.895

      • ….

      • (4). Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí tài chính xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 13.647.539.009

      • Có TK 635 13.647.539.009

      • 3.5.4. Sổ cái tài khoản 635:

    • 3.6. Kế toán chi phí bán hàng

      • 3.6.1. Nội dung kế toán chi phí bán hàng tại công ty

      • Chi phí bán hàng của Công ty chủ yếu là chi phí công tác, chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, triễn lãm, chi phí tiền lương, …

      • 3.6.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.6.2.1. Chứng từ sử dụng

      • Hóa đơn, phiếu chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng lương, …

        • 3.6.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.6.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Căn cứ vào phiếu chi số 0003 ngày 01/12/2016 thanh toán tiền điện thoại kho Tân Tạo 1.009.279 đ, thuế GTGT 100.928 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 1.009.279

      • Nợ TK 113 100.928

      • Có TK 111 1.110.207

      • (2). Căn cứ vào vào phiếu chi số 0022 ngày 02/12/2016 thanh toán tiền mua vỏ xe đầu kéo 3.409.092 đ, thuế GTG 340.908 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 3.409.092

      • Nợ TK 113 340.909

      • Có TK 111 3.750.000

      • (3). Cuối tháng ngày 31/12/2016 phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí bán hàng 170.752.373 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 170.752.373

      • Có TK 142 170.752.373

      • (4). Cuối tháng ngày 31/12/2016 phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí bán hàng 24.026.061 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 24.026.061

      • Có TK 242 24.026.061

      • (5). Cuối tháng ngày 31/12/2016 chi phí khấu hao tháng 12/2016 được tính vào chi phí bán hàng 430.334.124 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 430.334.12

      • Có TK 214 430.334.12

      • (6). Cuối tháng tính lương phải trả cho nhân viên bán hàng tháng 12/2016 số tiền 518.825.331 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 641 518.825.331

      • Có TK 334 518.825.331

      • (7). Tính và trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí bán hàng tháng 12/2016

      • Quỹ lương tính BHXH, BHYT, BHTN tháng 12/2016: 164.713.463 đ

      • - Tính BHXH: 16% quỹ lương tính bảo hiểm

      • 164.713.463 x 16% = 26.354.154

      • - Tính BHYT: 3% quỹ lương tính bảo hiểm

      • 164.713.463 x 3% = 4.941.404

      • - Tính BHTN: 1% quỹ lương tính bảo hiểm

      • 164.713.463 x 1% = 1.647.135

      • Căn cứ vào các bảng tính BHXH, BHYT, BHTN kế toán hạch toán:

      • Nợ TK 641 32.942.693

      • Có TK 3383 26.354.154

      • Có TK 3384 4.941.404

      • Có TK 3389 1.647.135

      • …..

      • (8). Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để xác đinh kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 8.401.343.224

      • Có TK 641 8.401.343.224

      • 3.6.4. Sổ cái tài khoản 641:

    • 3.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

      • 3.7.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty

      • Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty bao gồm chi phí tiền lương nhân viên và các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí đào tạo, chi phí dịch vụ mua ngoài,…

      • 3.7.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.7.2.1. Chứng từ sử dụng

      • Hóa đơn, phiếu chi, bảng kê mua văn phòng phẩm, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng lương,…

        • 3.7.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.7.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Căn cứ vào phiếu chi số 0006 ngày 01/12/2016 thanh toán phí tham dự khoá học kinh nghiệm bán hàng chuyên nghiệp số tiền 1.275.000 không thuế GTGT, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 1.275.000

      • Có TK 111 1.275.000

      • (2). Căn cứ phiếu chi số 0031 ngày 04/12/2016 thanh toán phí giám sát hàng cầm cố 6.000.000, thuế GTGT 600.000, kế toan ghi:

      • Nợ TK 642 6.000.000

      • Nợ TK 133 600.000

      • Có TK 111 6.600.000

      • (3). Căn cứ phiếu chi số 0102 ngày 20/12/2016 thanh toán cước chuyển phát nhanh số tiền 8.596.858, thuế GTGT 859.686, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 8.596.858

      • Nợ TK 133 859.686

      • Có TK 111 9.456.544

      • (4). Ngày 27/12/2016 nhận hoá đơn về chi phí dịch vụ bảo vệ tháng 12/2016 chưa thanh toán cho người bán số tiền 15.620.000 đã bao gồm thuế GTGT 10%, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 14.200.000

      • Nợ TK 133 1.420.000

      • Có TK 331 15.620.000

      • (5). Ngày 31/12/2016 trích trước chi phí bảo trì thang máy tại văn phòng tháng 12/2016 số tiền 727.273, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 727.273

      • Có TK 335 727.273

      • (6). Ngày 31/12/2016 trích bổ sung trợ quỹ cấp thôi việc năm 2016, số chênh lệch giữa số cần trích lập năm nay lớn hơn số dư quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc năm trước chưa sử dụng hết là 12.095.929, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 12.095.929

      • Có TK 351 12.095.929

      • (7). Cuối tháng ngày 31/12/2016 phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí QLDN 180.164.246 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 180.164.246

      • Có TK 142 180.164.246

      • (8). Cuối tháng ngày 31/12/2016 phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí QLDN 35.306.191 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 642 35.306.191

      • Có TK 242 35.306.191

      • ……

      • (9). Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 để xác đinh kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 3.735.148.480

      • Có TK 642 3.735.148.480

      • 3.7.4. Sổ cái tài khoản 642:

    • 3.8. Kế toán thu nhập khác

      • 3.8.1. Nội dung kế toán thu nhập khác tại công ty:

      • Các khoản thu nhập khác tại doanh nghiệp thường bao gồm các khoản như thanh lý TSCĐ, khoản thuế xuất nhập khẩu được hoàn, thu từ phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

      • 3.8.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.8.2.1.Chứng từ sử dụng

      • - Phiếu thu, hoá đơn thanh lý TSCĐ, …

        • 3.8.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.8.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế:

      • (1). Ngày 15/12/2016 nhận được quyết định hoàn thuế nhập khẩu tờ khai số 308/QĐ-HQHCM ngày 15/12/2016 của cơ quan Hải quan về việc hoàn thuế cho tờ khai số 2107 NKD/KV3-1, kế toán hạch toán:

      • - Nhận quyết định hoàn thuế:

      • Nợ TK 711 315.741.898

      • Có TK 1388 315.741.898

      • - Khi nhận được quyết định cấn trừ vào số thuế phải nộp của tờ khai hải quan khác, kế toán ghi:

      • Nợ TK 1388 315.741.898

      • Có TK 3333 315.741.898

      • (2). Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác sang tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      • Nợ TK 711 1.683.299.919

      • Có TK 911 1.683.299.919

      • 3.8.4. Sổ cái tài khoản 711:

    • 3.9. Kế toán chi phí khác

      • 3.9.1. Nội dung hạch toán chi phí khác tại công ty

      • Tại doanh nghiệp, chi phí khác ít phát sinh, chi phí khác thường là các chi phí về thanh lý, nhượng bán, tiền phạt vi phạm hợp đồng hoặc các khoản truy thu thuế

      • 3.9.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.9.2.1. Chứng từ sử dụng

      • - Phiếu chi

      • - Sổ theo dõi tình hình khấu hao tài sản

      • - Hoá đơn

        • 3.9.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.9.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Trong kỳ, thanh lý máy phát điện giá thanh lý 130.000.000 đ chưa bao gồm thuế 10% , nguyên giá 300.000.000, đã khấu hao luỹ kế 187.500.000 đ, giá trị còn lại 112.500.000 đ, kế toán hạch toán:

      • - Ghi nhận thu nhập:

      • Nợ TK 131 143.000.000

      • Có TK 711 130.000.000

      • Có TK 3331 13.000.000

      • - Ghi nhận chi phí:

      • Nợ TK 811 112.500.000

      • Nợ TK 214 187.000.000

      • Có TK 211 300.000.000

      • (2). Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 117.308.933

      • Có TK 811 117.308.933

      • 3.9.4. Sổ cái tài khoản 811:

    • 3.10. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

      • 3.10.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí khác tại công ty

      • Phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

      • - Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

      • - Chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp quyết toán cuối năm và hàng quý

      • 3.10.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:

        • 3.10.2.1. Chứng từ sử dụng

      • - Các sổ doanh thu, chi phí

      • - Tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý

      • - Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm

        • 3.10.2.2. Sổ sách sử dụng

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.10.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Cuối quý 4/2016, căn cứ vào tờ khai tạm tính thuế TNDN quý 4, kế toán hạch toán thuế TNDN tạm tính:

      • Nợ TK 8211 1.270.125.754

      • Có TK 3334 1.270.125.754

      • (2). Cuối năm tài chính 2016, căn cứ vào tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm, kế toán xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm tính của 4 quý, hạch toán bổ sung thuế TNDN của năm 2016 số tiền:

      • Nợ TK 8211 646.489.025

      • Có TK 3334 646.489.025

      • (3). Cuối năm, kết chuyển chi phí thuế TNDN quý 4 và số thuế TNDN chênh lệch bổ sung sang tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh sau thuế:

      • Nợ TK 911 1.916.614.779

      • Có TK 8211 1.916.614.779

      • 3.10.4. Sổ cái tài khoản 8211:

      • 3.10.5. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập hiện hành:

    • 3.11. Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh

      • 3.11.1. Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh tại công ty

      • Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của một chu kỳ hoạt động kinh doanh, cho biết hiệu quả sau một tháng (quý, năm) làm việc như thế nào.

      • Cuối kỳ, xác định doanh thu thuần:

      • - Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ - (chiết khấu thương mại + Hàng bán bị trả lại + Giảm giá hàng bán) – (Thuế XK, Thuế TTĐB)

      • - Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN= Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác

      • + Lợi nhuận thuần từ HĐKD = (Doanh thu bán hàng thuần và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính) – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + chi phí quản lý DN)

      • + Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

      • - Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN

      • + Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – các khoản chi phí được trừ của các hoạt động kinh doanh + Thu nhập khác, kể cả thu nhập ở nước ngoài.

      • (Thu nhập chịu thuế được xác định theo luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp)

      • - Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN

      • Nguyên tắc kế toán: Việc xác định kết quả kinh doanh cần tôn trọng các nguyên tắc kế toán nhất là nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc nhất quán

      • 3.11.2. Sổ sách kế toán sử dụng:

      • - Sổ chi tiết

      • - Sổ cái

      • - Sổ tổng hợp

      • 3.11.3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế

      • (1). Cuối tháng, ngày 31/12/2016 kết chuyển chi phí bán hàng xác định kết quả kinh doanh số tiền 8.401.343.224, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 8.401.343.224

      • Có TK 641 8.401.343.224

      • (2). Cuối tháng, ngày 31/12/2016 kết chuyển chi phí QLDN xác định kết quả kinh doanh số tiền 3.735.148.480, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 3.735.148.480

      • Có TK 642 3.735.148.480

      • (3). Cuối tháng kết chuyển giá vốn hàng bán xác định kết quả kinh doanh số tiền 353.191.732.791đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 911 353.191.732.791

      • Có TK 632 353.191.732.791

      • (4). Cuối tháng kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả kinh doanh số tiền 383.541.082.584 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 511 383.541.082.584

      • Có TK 911 383.541.082.584

      • (5). Cuối tháng kết chuyển doanh thu tài chính xác định kết quả kinh doanh số tiền 2.943.848.700 đ, kế toán ghi:

      • Nợ TK 515 2.943.848.700

      • Có TK 911 2.943.848.700

      • ….

      • 3.11.4. Sổ cái tài khoản 911

      • 3.11.5. Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh

  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT - KIẾN NGHỊ

    • 4.1. Nhận xét

      • Công ty cổ phần Tàu Quốc, sau thời gian 10 năm hình thành và phát triển đã có một vị thế vững mạnh trên thị trường. Để đảm bảo công ty phát triển theo định hướng của tập đoàn đòi hỏi phải có công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán nói riêng cho phù hợp với xu thế của thị trường cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.

      • Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tại phòng kế toán của Công ty Kim Tín, Em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán tương đối hợp lý, song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở Công ty, em có một số nhận xét riêng của bản thân về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh như sau:

      • 4.1.1. Công tác tổ chức công ty:

      • 4.1.2. Công tác tổ chức kế toán tại Công ty:

      • 4.1.3. Công tác tổ chức và phân phối hàng hoá tại công ty:

    • 4.2. Kiến nghị

      • 4.2.1. Công tác tổ chức công ty

      • 4.2.2. Công tác tổ chức kế toán:

      • 4.2.3. Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

      • 4.2.4. Công tác tổ chức và phân phối hàng hoá tại công ty:

Nội dung

Ngày đăng: 04/03/2019, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w