BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……… BÙI NHẬT LÊ UYÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
………
BÙI NHẬT LÊ UYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI MỘT SỐ TỈNH
TRỌNG ĐIỂM MIỀN NAM VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ: 93 40 121
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Người hướng dẫn khoa học:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
A Các nghiên cứu liên quan đến luận án
1 Bùi Nhật Lê Uyên, 2016 Năng lực đổi mới - Giải pháp quan trọng cho các
doanh nghiệp sản xuất TP Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập Tạp chí Công
thương, số 7, tháng 07/2016, trang 94-101
2 Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2016 Enhance innovation capacity - the important solutions to help Vietnam businesses for sustainable
development Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11.2016, trang 271-289
3 Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2017 Factor effecting innovation capacity in Vietnamese Southern high technology industries
Journal of economic development, volume 24, issue 3, p.66-93
B Các nghiên cứu khác
4 Đoàn Thị Hồng Vân và Bùi Nhật Lê Uyên, 2015 Năng lực đổi mới của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đại học Kinh tế Tài chính, trang 27-34
5 Bùi Nhật Lê Uyên, 2016 Bài toán nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới
của doanh nghiệp công nghệ cao trong thời kỳ hội nhập Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ 2016, đại học công nghệ Tp Hồ Chí Minh, HUTECH, trang
93-96
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Công nghiệp công nghệ cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nhưng ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, năng lực đổi mới của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn rất hạn chế Do đó muốn nâng cao năng lực đổi mới trước hết cần phải nhận diện những nhân tố tác động đến nó
Bên cạnh đó, năng lực đổi mới cũng là một vấn đề nghiên cứu mà khoa học thế giới và trong nước rất quan tâm Bằng chứng là trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực đổi mới trong lĩnh vực công nghệ cao Tuy nhiên, ngoài giá trị học thuật mang lại, các nghiên cứu này cũng còn tồn tại những khe hổng lý thuyết Hơn thế nữa, ở Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới Trên cơ sở đó, tác giả xin khẳng định luận án “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm của miền Nam Việt Nam” là một hướng
đi cần thiết, vì tầm quan trọng và những đóng góp nhất định của nó cho cả khoa học lẫn thực tiễn
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.2.1 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về năng lực đổi mới và
đã chứng minh tầm quan trọng của nó trong việc gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, góp phần tạo dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp… Từ đó, khái niệm và mô hình nghiên cứu về năng lực đổi mới ngày càng đa dạng Quan trọng nhất là mối quan hệ giữa năng lực đổi mới và các nhân tố tá động đến nó lần lượt được khám phá như quản trị chất lượng toàn diện (TQM), học hỏi của tổ chức, hỗ trợ từ Chính phủ, mạng lưới hợp tác, năng lực hấp thụ kiến thức, nguồn nhân lực nội bộ… Nhưng tồn tại nhiều tranh
Trang 5luận cũng như khe hổng như vai trò của TQM đối với năng lực đổi mới vẫn luôn là một sự tranh luận giữa các nhà nghiên cứu
Bên cạnh đó, đa phần các nghiên cứu thế giới đo lường khái niệm “Hỗ trợ từ Chính phủ” bằng việc tham gia vào các dự án R&D được tài trợ bởi Chính phủ, nhưng đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam liệu phép đo có thật sự hiệu quả khi kiểm định thực tiễn Đối với nhân tố nguồn nhân lực nội bộ, Bantel và Jackson (1989), Koroglu và Eceral (2015) khẳng định đằng sau sự đổi mới thành công của một tổ chức được quản lý bởi đội ngũ nhân sự có trình độ học vấn và chuyên môn cao Trong khi đó Dakhli và
De Clercq (2004) lập luận trái ngược rằng khả năng tích lũy kinh nghiệm làm việc theo thời gian sẽ tạo nên những kỹ năng quan trọng cho cá nhân và được
tổ chức đánh giá cao hơn là trình độ
Ngoài ra, còn một khía cạnh nữa chưa được làm rõ, đó là luôn tồn tại một cuộc tranh luận liên quan đến làm thế nào để đo lường năng lực đổi mới một cách tốt nhất (Kanji, 1996; Tang, 1998; Prajogo và Sohal, 2003)
Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều bài viết về năng lực đổi mới, nhưng chủ yếu là
những báo cáo khoa học, bài viết trong các buổi hội thảo, tọa đàm nhằm phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp Nổi bật có bài viết của Nguyễn Việt Hòa
(2010), Diệu Minh (2010); Nguyễn Bích Thủy (2011), Đặng Thu Giang
(2010) Hoặc theo báo cáo của World Bank và OECD (2014) về đánh giá Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, cho thấy các chuyên gia khẳng định, chúng ta nên đầu tư sớm vào năng lực phát triển công nghệ hiện đại và nâng cao vai trò của đổi mới
1.1.2.2 Bối cảnh thực tiễn
Thực trạng năng lực đổi mới của Việt Nam còn nhiều bất cập, những nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới như sự hỗ trợ của Chính phủ, mạng lưới cộng tác, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thậm chí hoạt động R&D chỉ được xem là phụ trợ
Về năng lực R&D, đa phần các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ
tập trung vào hoạt động phát triển (Development) thay vì nghiên cứu (Research) Về nguồn nhân lực ở nước ta, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh không được đào tạo theo tiêu chuẩn nào khi quy mô đào tạo tràn lan, tự phát không có tính định hướng, nặng về số lượng hơn chất lượng dẫn đến tình trạng thiếu hụt về lượng và không đảm bảo về chất
Trang 6Vai trò điều tiết của Chính phủ trong hoạt động đổi mới rất quan trọng nhưng lại tồn tại nhiều vướng mắc trong ngành công nghiệp công nghệ cao như vấn nạn bản quyền, tranh chấp thương mại, chất lượng giáo dục và đào tạo, lạc hậu… đã góp phần tạo nên những cản trở trong việc đổi mới và tăng trưởng…
1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Những nhân tố nào tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, trường hợp kiểm định tại miền Nam Việt Nam?
2) Mối tương quan và mức độ tác động giữa các nhân tố đó đến năng lực đổi mới được hình thành và thể hiện như thế nào?
3) Thang đo nhân tố nào cần được phát triển, bổ sung hoặc đo lường như thế nào cho phù hợp khi kiểm định tại khu vực miền Nam Việt Nam?
4) Sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới giữa khu vực nội địa và khu vực FDI thể hiện như thế nào?
Từ đó mục tiêu nghiên cứu của luận án là:
Mục tiêu tổng quát: là xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác
động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
1) Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố dựa trên cơ sở lý thuyết, từ
đó xác định các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới
2) Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới thông qua kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
3) Phát triển thang đo theo hướng khám phá và bổ sung biến quan sát mới cho một số nhân tố chưa có thang đo hoàn chỉnh khi kiểm định tại Việt Nam
4) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới trong tương quan so sánh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI dựa trên kiểm định sự khác biệt
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 71.3.1 Đối tượng nghiên cứu: năng lực đổi mới và các nhân tố ảnh hưởng đến
nó tại doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận ánnày đã được thu hẹp và chỉ tập trung nghiên cứu năng lực đổi mới ở cấp độ doanh nghiệp và được đo lường thông qua năng lực đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình
Về thời gian:
Về lý thuyết nghiên cứu: nghiên cứu trong giai đoạn từ 1911 đến 2017
Về thực tiễn nghiên cứu: khảo sát dữ liệu sơ cấp về năng lực đổi mới của các doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 2012-2014 và các hàm ý quản trị cho giai đoạn 2019-2025
Về không gian:
Tại một số tỉnh trọng điểm của miền Nam Việt Nam, bao gồm Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu
Lĩnh vực công nghệ cao như sau: điện tử, vi điện tử; cơ khí chính xác
và tự động hóa; công nghệ thông tin và viễn thông; dược phẩm, công nghệ sinh học; dịch vụ công nghệ cao
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, trong đó:
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua 02 kỹ thuật: phỏng
vấn tay đôi và thảo luận nhóm tập trung
Nghiên cứu định lượng: được tiến hành qua 2 giai đoạn: nghiên cứu
sơ bộ với 89 mẫu, đánh giá thang đo các khái niệm và nghiên cứu chính thức
380 mẫu để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Điểm mới của luận án
- Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, lần đầu tiên được
kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam
- Điều chỉnh và phát triển thang đo bằng cách bổ sung biến quan sát mới cho hai khái niệm Hỗ trợ của Chính phủ và Nguồn nhân lực nội bộ bên cạnh thang đo gốc
Trang 8- Điều chỉnh và phát triển thang đo năng lực đổi mới theo hướng hình thành thang đo định lượng
- Phân tích và so sánh mức độ tác động của từng nhân tố đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
1.5.2 Đóng góp về mặt học thuật
+ Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý thuyết về đổi mới và các mô hình nhân tố tác động đến năng lực đổi mới trên thế giới Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về năng lực đổi mới trong tương lai
+ Đây là công trình nghiên cứu hàn lâm kế thừa và có bổ sung, lần đầu kiểm định tại Việt Nam Chính vì vậy đây là cơ sở cho các nghiên cứu về năng lực đổi mới tại Việt Nam trong những năm tới
+ Nghiên cứu phát triển thang đo của các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới, góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong đo lường năng lực đổi mới và các khái niệm liên quan
+ Bên cạnh đó, các hàm ý quản trị của luận án như một nguồn tham khảo hữu ích cho một số doanh nghiệp công nghệ cao nhằm định hình những giải pháp thích hợp để tăng cường năng lực đổi mới
1.6 Kết cấu của luận án
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trang 9CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm đổi mới, năng lực đổi mới và công nghệ cao
2.1.1 Đổi mới
2.1.1.1 Khái niệm đổi mới
Lý thuyết đổi mới là nền tảng cho sự ra đời của khái niệm năng lực đổi mới, được hình thành từ những năm 1911 và có một bề dày lịch sử phát triển cho đến nay Theo thời gian, khái niệm đổi mới ngày càng được củng cố
và hoàn thiện hơn Theo Brilman, J (2002, trang 28), “đổi mới là cách thức
áp dụng một ý tưởng sáng tạo để giúp doanh nghiệp phát triển và thích ứng nhanh trong một môi trường cạnh tranh” Một khái niệm khác của Damanpour
và Aravind (2011, trang 427), “đổi mới là quá trình từ lúc tạo ra, phát triển và chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm mới, quy trình mới, cơ cấu tổ chức mới hoặc phương pháp quản trị mới”…
Như vậy tổng hợp các khái niệm về đổi mới từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, tác giả đúc kết khái niệm đổi mới phù hợp cho luận án,
đó là một quá trình có liên quan đến việc sử dụng nguồn lực doanh nghiệp để
nổ lực cải tiến và phát triển sản phẩm hoặc quy trình hoàn toàn mới cho doanh nghiệp
2.1.1.2 Phân loại đổi mới
Tác giả chỉ tiếp cận 2 hình thức đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình theo phương pháp phân loại của OECD (2005) và định nghĩa Lugones (2012)
Theo OECD (2005), đổi mới sản phẩm là sự ra đời của một hàng hóa
hay dịch vụ mới hoặc có những cải tiến đáng kể trên hàng hóa và dịch vụ hiện
có Đổi mới quy trình là việc thực hiện đổi mới hoặc cải tiến đáng kể trên
phương pháp sản xuất hoặc phương pháp phân phối, điều này bao gồm những thay đổi quan trọng về công nghệ, thiết bị hoặc phần mềm
Theo Lugones (2012), đổi mới sản phẩm đồng nghĩa với việc giới
thiệu ra thị trường một sản phẩm hay dịch vụ mới mà chúng sở hữu các thông
số kỹ thuật, thành phần, đặc điểm nguyên vật liệu hoặc chức năng khác xa so
Trang 10với những sản phẩm trước đó của doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hay dịch
vụ có những cải tiến đáng kể trên sản phẩm hiện có Đổi mới quy trình là
những quy trình mới hoặc có những cải tiến đáng kể trên quy trình hiện có
2.1.2 Năng lực đổi mới
2.1.2.1 Khái niệm năng lực đổi mới
Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày quan điểm riêng về năng lực đổi mới, đó chính là khả năng mà một doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực bên trong (nội lực) hoặc bên ngoài doanh nghiệp (ngoại lực) để sản xuất và giới thiệu ra thị trường những sản phẩm hoặc quy trình hoàn toàn mới hoặc có những thay đổi và cải tiến trên các sản phẩm/quy trình hiện có Trong đó năng lực đổi mới sản phẩm là việc giới thiệu ra thị trường một sản phẩm hay dịch
vụ mới, khác xa so với những sản phẩm trước đó của doanh nghiệp hoặc có
những cải tiến đáng kể trên sản phẩm hay dịch vụ hiện có Năng lực đổi mới
quy trình là sự ứng dụng những quy trình mới hoặc có những cải tiến đáng kể trên quy trình hiện có, điều này bao gồm những thay đổi quan trọng về công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu, phần mềm hoặc liên quan đến sự tái tạo hoặc
thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm hoặc quy trình cung cấp dịch vụ
2.1.2.2 Tầm quan trọng của năng lực đổi mới
Nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực hoặc vùng địa lý có năng lực đổi mới phát triển càng nhanh thì càng thu hút nhiều nguồn lao động có tay nghề cao, gia tăng thu nhập và thương mại trong khu vực đó Ngược lại, năng lực đổi mới thoái lui xảy ra ở bất kỳ một quốc gia, một khu vực hoặc vùng địa lý nào sẽ là một cảnh báo sớm về những khó khăn và suy giảm trong tương lai (Suarez, 1990) Chính vì vậy năng lực đổi mới rất quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế (Williams và Hare, 2012; Fernández-Mesa và Alegre, 2015)
2.1.3 Khái niệm công nghệ cao và Năng lực đổi mới trong công nghiệp công nghệ cao
2.1.3.1 Khái niệm công nghệ cao
Trang 11Tại Việt Nam, theo Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 (Quốc Hội, 2008), “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”
Còn trong luận án này, tác giả tiếp cận doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao số 21/2008, đó là những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, các sản phẩm này cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
- Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
- Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
- Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia
2.1.3.2 Năng lực đổi mới trong công nghiệp công nghệ cao
Mohrman và von Glinow (1986) mô tả doanh nghiệp công nghệ cao
là những tổ chức vận hành trong một môi trường có sự biến chuyển không ngừng và chịu nhiều áp lực cạnh tranh, nên chu kỳ sống của sản phẩm ngắn
Do đó các doanh nghiệp này buộc phải nỗ lực thích ứng một cách thường xuyên và nhanh chóng đối với những thay đổi từ môi trường cũng như áp lực cạnh tranh bằng cách liên tục nâng cao năng lực đổi mới Vì vậy, năng lực đổi mới là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp công nghệ cao (Riggs, 1983; Shanklin và Ryans, 1984; Nystrom, 1990)
2.2 Cơ sở lý thuyết nền và các mô hình năng lực đổi mới trên thế giới 2.2.1 Cơ sở lý thuyết nền
Tác giả nghiên cứu lý thuyền nền từ giai đoạn 1911 cho đến nay, để đánh giá tổng quan sự phát triển của lý thuyết cùng với sự hình thành các khái niệm nghiên cứu có liên quan Tuy nhiên trong luận án này, tác giả chỉ tập trung phân tích một số lý thuyết nền cơ bản
2.2.1.1 Schumpeter, J.A (1911)
Joseph Schumpeter phân tích quá trình đổi mới mang tính hệ thống khi ông nhấn mạnh đổi mới chính là động lực cho tăng trưởng
Trang 12Schumpeter đề cao năng lực thích nghi trước áp lực và nhu cầu thị trường Nguyên tắc này của Schumpeter đã đặt nền tảng cho sự phát triển của lý thuyết
và khái niệm năng lực đổi mới vào những năm 90
Lý thuyết của Schumpeter đề cao vai trò của tri thức, quá trình
tìm kiếm và phổ biến tri thức chính là động lực thúc đẩy đổi mới Do đó để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải biết cách vận dụng tri thức mới, công nghệ mới để tạo ra giá trị tăng trưởng Nguyên tắc này đã đặt nền tảng cho 2 nhân tố năng lực hấp thụ và sự học hỏi của tổ chức, hai nhân tố được khám phá góp phần thúc đẩy năng lực đổi mới trong các nghiên cứu giai đoạn sau
2.2.1.2 Nelson, R (1977; 1982, 1993)
Lý thuyết đổi mới của Nelson (1977; 1982, 1993) đã giải thích rõ tính chất của đổi mới, đó là một sự thay đổi không ngừng và có tính rủi ro cao, bởi vì đổi mới phụ thuộc vào nhu cầu thị trường Tuy nhiên nếu không đổi mới, các tổ chức sẽ trở nên kém cạnh tranh so với đổi thủ Để giảm nguy cơ rủi ro, đổi mới có thể thực hiện những cải tiến thay vì đổi mới toàn diện và nên có sự tương tác trong một mạng lưới đổi mới Lý thuyết của Nelson đặt nền móng cho sự ra đời của nhân tố mạng lưới cộng tác được các nghiên cứu thực nghiệm khám phá sau này
2.2.1.3 Lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) (National Innovation Systems)
Lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) tập trung phân tích hệ
thống đổi mới của các nước, nhấn mạnh yếu tố đổi mới công nghệ Theo Freeman và Perez (1988, trang 591) một hệ thống đổi mới quốc gia là “một mạng lưới các tổ chức trong khu vực nhà nước và tư nhân có nhiều hoạt động tương tác như nhập khẩu, sửa đổi và phổ biến các công nghệ mới trong đó Chính phủ giữ vai trò tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với ngành công nghiệp và các cơ sở khoa học” Như vậy, có thế nói lý thuyết NIS chính là nền tảng cho 2 nhân tố mạng lưới cộng tác và sự hỗ trợ của Chính phủ
2.2.1.4 Lý thuyết năng lực đổi mới
Trang 13Trong suốt hai thập niên 80, 90 và sau đó, lý thuyết về đổi mới từ thế
hệ trước đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu khám phá và dần dần hoàn thiện lý thuyết năng lực đổi mới Suarez-Villa (1990) cho rằng năng lực đổi mới là động lực cho công nghệ mới ra đời, mà công nghệ mới chính là lực đẩy cho mọi nền kinh tế tăng trưởng Suarez-Villa khẳng định các công ty có năng lực đổi mới hàng đầu luôn có một nền văn hóa mạnh mẽ trong việc ý thức rõ ràng về sứ mệnh và tầm nhìn cũng như thiết lập một chiến lược
đề cao triết lý kinh doanh nhấn mạnh sự cải tiến liên tục, định hướng theo sự hài lòng của khách hàng và quản trị chất lượng toàn diện Các nhận định này liên quan chặt chẽ đến các nguyên tắc của TQM
2.2.2 Nghiên cứu các mô hình năng lực đổi mới trong ngành công nghiệp công nghệ cao
Jantunen (2005) tìm hiểu mối quan hệ giữa tính biến động của môi
trường kinh doanh, năng lực hấp thụ của doanh nghiệp và năng lực đổi mới Tuy nhiên kết quả kiểm định của nghiên cứu chỉ chứng minh vai trò của sử dụng kiến thức và tính biến động của môi trường khi cả 2 đều thể hiện vai trò tích cực và ảnh hưởng đến năng lực đổi mới
Tseng và cộng sự (2011), tiếp tục khẳng định vai trò của năng lực hấp
thụ đối với đổi mới, nhóm tác giả phân tích vai trò của kiến thức đầu vào và
sự lan tỏa kiến thức có thật sự làm tăng hiệu suất đổi mới hay không Tseng
và cộng sự lập luận rằng các doanh nghiệp tích lũy năng lực tri thức của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh Kết quả kiểm định hỗ trợ giả thuyết kiến thức đầu vào, hiệu ứng lan tỏa kiến thức, năng lực hấp thụ ảnh hưởng tích cực đến đổi mới
Rangus, K và Slavec, A (2017), tìm hiểu mối quan hệ giữa năng lực
hấp thụ đối với năng lực đổi mới Ngoài ra nghiên cứu còn khám phá vai trò của các đặc điểm tổ chức như tính phân quyền, sự tham gia của nhân viên Từ
đó trả lời cho câu hỏi liệu năng lực đổi mới có tác động đến hiệu suất của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chứng minh vai trò của văn hóa phân quyền,
sự tham gia của nhân viên và năng lực hấp thụ tác động đến năng lực đổi mới
Và năng lực đổi mới chi phối hiệu suất của doanh nghiệp
Hung và cộng sự (2010), mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định mối
quan hệ giữa quản trị chất lượng toàn diện (TQM) và học hỏi tổ chức đến năng lực đổi mới, bao gồm cả đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới tổ