1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DTM banh keo hai ha final

127 164 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 1. Xuất xứ của Dự án 1 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2 2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 2 2.2. Các tiêu chuẩn và các quy chuẩn được sử dụng trong báo cáo ĐTM 5 2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 6 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 6 4. Tổ chức thực hiện ĐTM 7 4.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 7 4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 8 CHƯƠNG 1 9 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9 1.1. Tên Dự án 9 1.2. Chủ đầu tư Dự án 9 1.3. Vị trí địa lý của Dự án 9 1.4. Hiện trạng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I – Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trước khi đầu tư dây chuyền sản xuất mở rộng 11 1.5. Nội dung chủ yếu của Dự án mở rộng 25 1.5.1. Mô tả mục tiêu của Dự án 25 1.5.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án 25 1.5.3. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án 26 1.5.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 27 1.5.5. Danh mục máy móc, thiết bị 31 1.5.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của Dự án 33 1.5.7. Tiến độ thực hiện Dự án 35 1.5.8. Vốn đầu tư 36 1.5.9. Nhu cầu tuyển dụng lao động 36 1.5.10. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 37 CHƯƠNG 2 38 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 38 2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 38 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện địa chất 38 2.1.2. Điều kiện về khí tượng 39 2.1.3. Điều kiện thủy văn 43 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 44 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học 49 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 49 CHƯƠNG 3 51 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51 3.1. Đánh giá tác động 52 3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án 52 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 59 3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của Dự án 71 3.1.4. Tác động do các rủi ro, sự cố 81 3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 83 CHƯƠNG 4 84 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84 4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do Dự án gây ra 84 4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và vận hành chạy thử 84 4.1.2. Trong giai đoạn vận hành 89 4.1.3. Các biện pháp đã thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu cho toàn Nhà máy 94 4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 96 CHƯƠNG 5 100 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 100 5.1. Chương trình quản lý môi trường 100 5.2. Chương trình giám sát môi trường 104 5.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng 104 5.2.2. Trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành 104 CHƯƠNG 6 108 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 108 6.2. Ý kiến của UBND phường Tiên Cát 108 6.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư UBMTTQ phường Tiên Cát 108 6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 109 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 110 1. Kết luận 110 2. Kiến nghị 110 3. Cam kết 111 3.1. Cam kết tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và các quy định bảo vệ môi trường 111 3.2. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 111 3.3. Cam kết quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường 112

Trang 1

- -BÁO CÁO

Của Dự án " ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NHÀ MÁY BÁNH KẸO HẢI HÀ I CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BÁNH KẸO HẢI HÀ"

TẠI SỐ 19, PHỐ SÔNG THAO, PHƯỜNG TIÊN CÁT, THÀNH PHỐ

VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

( Báo cáo được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định ĐTM

tỉnh Phú Thọ, ngày 18 tháng 02 năm 2014)

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

- -BÁO CÁO

Của Dự án " ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT NHÀ MÁY BÁNH KẸO HẢI HÀ I CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BÁNH KẸO HẢI HÀ"

TẠI SỐ 19, PHỐ SÔNG THAO, PHƯỜNG TIÊN CÁT, THÀNH PHỐ

VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

(Báo cáo được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định ĐTM

tỉnh Phú Thọ, ngày 18 tháng 02 năm 2014)

Trang 3

động môi trường của Dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất Nhà máy bánh kẹo Hải

Hà I của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà” tại số 19, phố Sông Thao, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được phê duyệt bởi Quyết định số …/2014/QĐ-UBND ngày … tháng … năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ, ngày … tháng … năm 2014

Giám đốc

Trang 4

BTCT : Bê tông cốt thép

MLKTTV&MT : Mạng lưới Khí tượng thủy văn và Môi trường

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của Dự án 1

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 2

2.2 Các tiêu chuẩn và các quy chuẩn được sử dụng trong báo cáo ĐTM 5

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 6

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 6

4 Tổ chức thực hiện ĐTM 7

4.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 7

4.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 8

CHƯƠNG 1 9

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9

1.1 Tên Dự án 9

1.2 Chủ đầu tư Dự án 9

1.3 Vị trí địa lý của Dự án 9

1.4 Hiện trạng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I – Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trước khi đầu tư dây chuyền sản xuất mở rộng 11

1.5 Nội dung chủ yếu của Dự án mở rộng 25

1.5.1 Mô tả mục tiêu của Dự án 25

1.5.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án 25

1.5.3 Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án 26

1.5.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 27

1.5.5 Danh mục máy móc, thiết bị 31

1.5.6 Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của Dự án 33

1.5.7 Tiến độ thực hiện Dự án 35

1.5.8 Vốn đầu tư 36

1.5.9 Nhu cầu tuyển dụng lao động 36

1.5.10 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 37

CHƯƠNG 2 38

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 38

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 38

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện địa chất 38

2.1.2 Điều kiện về khí tượng 39

2.1.3 Điều kiện thủy văn 43

Trang 6

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 49

CHƯƠNG 3 51

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51

3.1 Đánh giá tác động 52

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án 52

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 59

3.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của Dự án 71

3.1.4 Tác động do các rủi ro, sự cố 81

3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 83

CHƯƠNG 4 84

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84

4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do Dự án gây ra 84

4.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và vận hành chạy thử 84

4.1.2 Trong giai đoạn vận hành 89

4.1.3 Các biện pháp đã thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu cho toàn Nhà máy 94

4.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 96

CHƯƠNG 5 100

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 100

5.1 Chương trình quản lý môi trường 100

5.2 Chương trình giám sát môi trường 104

5.2.1 Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng 104

5.2.2 Trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành 104

CHƯƠNG 6 108

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 108

6.2 Ý kiến của UBND phường Tiên Cát 108

6.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư - UBMTTQ phường Tiên Cát 108

6.3 Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 109

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 110

1 Kết luận 110

2 Kiến nghị 110

3 Cam kết 111

3.1 Cam kết tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và các quy định bảo vệ môi trường 111

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng nước sử dụng nước hiện tại của Nhà máy 11

Bảng 1.2: Lượng hoá chất sử dụng hiện tại cho hệ thống xử lý nước thải 12

Bảng 1.3: Lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu năm 2013 12

Bảng 1.4: Sản lượng sản phẩm của Nhà máy năm 2013 12

Bảng 1.5: Các thiết bị của dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 16

Bảng 1.6: Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện tại của Nhà máy 18

Bảng 1.7: Danh mục máy móc tham gia thi công xây dựng 26

Bảng 1.8: Danh mục chủng loại, nguyên nhiên liệu, hóa chất phục vụ thi công 27

Bảng 1.9: Danh mục và xuất xứ các loại thiết bị sử dụng 31

Bảng 1.10: Nhu cầu sử dụng nước cho Nhà máy sau khi mở rộng 34

Bảng 1.11: Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào 35

Bảng 1.12: Nhu cầu sử dụng hoá chất cho hệ thống xử lý nước thải sau mở rộng 35

Bảng 1.13: Số lượng cán bộ, công nhân viên của Nhà máy sau mở rộng 37

Bảng 2.1: Số liệu khí tượng tỉnh Phú Thọ năm 2012 đo tại trạm Việt Trì 39

Bảng 2.2: Nhiệt độ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008- 2012 đo tại trạm Việt Trì 39

Bảng 2.3: Độ ẩm tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008- 2012 đo tại trạm Việt Trì 41

Bảng 2.4: Lượng mưa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008- 2012 đo tại trạm Việt Trì 42

Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm tại khu vực Việt Trì 43

Bảng 2.6: Mực nước sông Hồng giai đoạn 2006- 2011 đo tại trạm Việt Trì 43

Bảng 2.7: Chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh Nhà máy 44

Bảng 2.8: Chất lượng môi trường không khí tại các xưởng sản xuất 46

Bảng 2.9: Chất lượng nước thải trước và sau xử lý của Nhà máy 47

Bảng 3.1: Tóm tắt nguồn, đối tượng, quy mô và mức độ tác động môi trường 51

Bảng 3.2: Hệ số phát thải ô nhiễm 53

Bảng 3.3: Định mức tiêu hao nhiên liệu của các thiết bị, phương tiện thi công 54

Bảng 3.4: Hệ số phát thải các loại khí của các thiết bị thi công 54

Bảng 3.5: Kết quả tính toán nồng độ các loại khí phát thải 55

Trang 8

Bảng 3.7: Đối tượng, phạm vi bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 57

Bảng 3.8: Khối lượng vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị cần vận chuyển 59

Bảng 3.9: Định mức tiêu hao nhiên liệu của các thiết bị, phương tiện thi công 60

Bảng 3.10: Kết quả tính toán nồng độ các loại khí phát thải 60

Bảng 3.11: Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 61

Bảng 3.12: Tải lượng khí thải và bụi từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu XD 61

Bảng 3.13: Thành phần bụi khói một số loại que hàn 62

Bảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn 62

Bảng 3.15: Dự báo về tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 63

Bảng 3.16: Các hoạt động và nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn thi công xây dựng 65

Bảng 3.17: Đối tượng, phạm vi bị tác động trong giai đoạn xây dựng Dự án 67

Bảng 3.18: Đối tượng, phạm vi bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 68

Bảng 3.19: Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình xây dựng 71

Bảng 3.20: Tổng quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm/năm 72

Bảng 3.21: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của xe tải 15 tấn 72

Bảng 3.22: Tổng hợp chất thải rắn phát sinh toàn Nhà máy trong 01 tháng 74

Bảng 3.22: Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động của Dự án 75

Bảng 3.23: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 76

Bảng 3.24: Tổng hợp các tác động chính trong quá trình hoạt động 80

Bảng 4.1: Tóm tắt các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng Dự án 88

Bảng 4.2: Tóm tắt các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động 92

Bảng 4.3: Nội dung và biện pháp do chủ Dự án thực hiện và phối hợp với cơ quan liên quan để giảm thiểu các rủi ro và sự cố môi trường 96

Bảng 5.1: Tóm tắt chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của Dự án 101 Bảng 5.2: Tổng hợp các điểm giám sát môi trường giai đoạn vận hành dự án 106

Trang 9

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án trong Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I 10

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án so với khu vực xung quanh 10

Hình 1.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý khí thải lò hơi 13

Hình 1.4: Quy trình xử lý nước mưa chảy tràn 14

Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo bể phốt xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt 15

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải toàn Nhà máy 15

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức hiện tại của Nhà máy 17

Hình 1.8: Sơ đồ dây chuyền sản xuất kẹo mềm các loại 18

Hình 1.9: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp 21

Hình 1.10: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ socola 22

Hình 1.11: Sơ đồ quy trình sản xuất bánh gạo vị mặn 27

Hình 1.12: Sơ đồ quy trình sản xuất bánh gạo vị ngọt 28

Hình 1.13: Sơ đồ quy trình sản xuất bánh kem xốp cuộn 29

Hình 1.14: Sơ đồ quy trình sản xuất kẹo cứng 30

Hình 1.15: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy sau mở rộng 37

Hình 2.1: Nhiệt độ trung bình hàng tháng giai đoạn 2008 - 2012 tại trạm Việt Trì 40

Hình 2.2: Độ ẩm trung bình hàng tháng giai đoạn 2008 - 2012 tại trạm Việt Trì 41

Hình 2.3: Lượng mưa hàng tháng giai đoạn 2008 - 2012 tại trạm Việt Trì 42

Hình 2.4: Mực nước sông Hồng giai đoạn 2006 - 2011 tại trạm Việt Trì 43

Hình 3.1: Tác động của tiếng ồn tới con người 77

Trang 11

trường không khí khu vực nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN, chất lượng nướcthải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra sông Hồng.

- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

- Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng

- Tác động do nước thải sinh hoạt: của 35 công nhân tham gia xây dựng trong đó

khoảng 2,8 m3/ngđ; Tác động của nước thải xây dựng: chủ yếu là nước rửa dụng cụ tham

gia thi công xây dựng, do khối lượng thi công xây dựng nhỏ nên lượng nước này không

đáng kể; Tác động do nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực dự

án gây đục

- Tác động đến môi trường do chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt của công

nhân hoạt động trên công trường với thành phần chủ yếu là túi nilông, giấy vụn, Ướctính lượng rác sinh hoạt trung bình khoảng 0,5 kg/người/ngày, do đó tổng lượng rác thảimỗi ngày là 17,5 kg/ngày Chất thải rắn xây dựng gồm gạch vỡ, vữa thừa, xi măng, khoảng 0,5 – 0,8 tấn; thùng gỗ, sắt chứa các máy móc khoảng 200 – 250 kg; chất thảirắn nguy hại là giẻ lau nhiễm dầu mỡ, hộp đựng sơn khoảng 50 kg

- Tác động đến môi trường không khí: Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện

thi công cơ giới, các phương tiện vận tải do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ

đã xả thải ra môi trường Ngoài ra, còn phát sinh bụi từ các hoạt động thi công xâydựng Cụ thể tải lượng các chất ô nhiễm như sau: Bụi phát sinh vật liệu xây dựng trungbình là 0,0075 – 0,075 mg/m3, bụi và khí thải do các máy móc tham gia thi công phátsinh trên công trường trung bình ngày CO (36,34 mg/m3); NOx (83,28 mg/m3); PM10

(4,44 mg/m3); SO2 (8,53 mg/m3); VOCs (4,32 mg/m3) Vận chuyển nguyên vật liệu phátsinh bụi và khí thải trên đường nhưng được phân tán nhanh: Bụi (1,86 kg); SO2

(0,04kg); NO2 (2,44kg); CO (12,42 kg); VOCs (5,38 kg)

- Tác động do tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển

nguyên vật liệu xây dựng, hoạt động của các máy xây dựng trên công trường thicông Quá trình khoan, đóng cọc, gia công xây lắp có thể gây rung, gây ồn Tuynhiên, tác động của rung là không đáng kể, tác động của ồn có thể ảnh hưởng đếnkhu vực xung quanh trong bán kính 50-70m Do thời gian phát sinh ngắn và lực ép

là không lớn nên thực tế ảnh hưởng này là không đáng kể đến khu vực xung quanh

Giai đoạn dự án đi vào vận hành

- Tác động của nước thải tới môi trường: tổng lượng nước thải phát sinh tại các

phân xưởng mở rộng gồm nước thải sinh hoạt (6,192 m3/ngày đêm), tổng lượngnước thải phát sinh toàn nhà máy là 9,6 m3/ngày đêm; nước thải từ hoạt động vệ

Trang 12

sản xuất toàn nhà máy là 95 m3/ngày đêm.

- Tác động của chất thải rắn: chất thải rắn sinh hoạt khoảng 40 kg/ngày (tính cho

400 cán bộ công nhân viên) Chất thải rắn nguy hại gồm giẻ lau, bao bì từ việc bảodưỡng máy móc, …tổng lượng khoảng 3,5 kg/tháng; bóng đèn huỳnh quang,compact thải có chứa thủy ngân khoảng 0,5 kg/tháng Chất thải rắn là nhãn dán bánhkẹo khoảng 3,5kg/tháng; bao bì, giấy gói: 30,5 kg/tháng

- Tác động tới môi trường khí: khí thải và bụi phát sinh từ các phương tiện vận

chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm: bụi 113,98 kg/năm, SO2 2,17 kg/năm, NO2

149,44 kg/năm, CO 759,84 kg/năm, VOC 329,26 kg/năm

- Sự cố môi trường: Sự cố môi trường giai đoạn thi công là các sự cố liên quan đến

cháy chập điện, cháy nổ nhiên liệu gây ảnh hưởng tới môi trường và tính mạng

người lao động Sự cố môi trường giai đoạn đi vào hoạt động: sự cố cháy nổ, hỏa

hoạn; sự cố sụt lún nhà cửa, công trình; sự cố thiên tai, mưa bão, động đất

- Tác động đến kinh tế xã hội địa phương: Dự án được đầu tư xây dựng và đi

vào hoạt động sẽ tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của địaphương Góp phần tăng trưởng kinh tế, dịch vụ, thương mại Nếu không quản lý tốt sẽgia tăng tình hình phức tạp về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội trong khu vực

- Các giải pháp phòng ngừa giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng

+Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải: Buộc phủ bạt đối với tất cả các

thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng có khả năng phát tán bụi dọc đường vận chuyển.Không dùng xe tải quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải; Bố trí xe bồn tưới nước cácđoạn đường vận chuyển gần khu dự án và các tuyến đường nội bộ vào những lúc khô hanhphát sinh nhiều bụi Tưới nước giảm bụi tại khu vực làm việc trên công trường vào các thờiđiểm khô hanh Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh tần số tưới nước cho phùhợp, trung bình 2- 3 lần/ngày; Các khu vực tập kết vật liệu, nguyên, nhiên liệu phục vụthi công sẽ được quy hoạch riêng ra một khu an toàn, đảm bảo tránh gây ô nhiễm môitrường; Xây dựng cầu rửa xe tạm thời để rửa xe sạch bụi bẩn trước khi ra khỏi côngtrình,…

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn: Sử dụng các thiết

bị, máy móc chất lượng tốt, ít gây ồn và rung động; Đối với công nhân thi công tại công

Trang 13

Các phương tiện vận chuyển tránh giờ cao điểm.

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: công nhân

xây dựng sử dụng nhà vệ sinh hiện có của Nhà máy, đảm bảo vệ sinh môi trường khuvực

Nước mưa chảy tràn sẽ được lắng cặn qua các hố lắng trước khi chảy về cốngthoát nước mưa; thường xuyên kiểm tra về tình trạng kỹ thuật thoát nước trong khu vực

và chủ động có các giải pháp khơi thông cống rãnh trong khu vực để đảm bảo tiêu thoátnước tốt trong những ngày mưa

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Đối với chất thải phát sinh từ các hoạt động thi công tại công trường (gạch đá, bêtông, phế thải ) sẽ được thu gom và đổ thải đúng nơi quy định của địa phương

- Chất thải nguy hại: Hạn chế tối đa việc sửa chữa máy móc tại công trường Dầu

mỡ thải trên công trường thi công được thu gom vào các thùng chứa thích hợp, đáp ứngđược yêu cầu an toàn kỹ thuật, có ký hiệu rõ ràng theo đúng TCVN 6706-2000 và đượclưu trữ trong kho chứa CTNH sẵn có của nhà máy có mái che, có sàn chống thấm theođúng quy định của pháp luật

- Chất thải rắn sinh hoạt sẽ thu gom tại thùng đựng và thuê Công ty dịch vụ vệsinh môi trường địa phương vận chuyển về bãi tập kết rác theo quy định của địa phươngtrong khu vực; Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu được che chắn cẩn thận đểgiảm phát sinh chất thải rắn trên đường

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu xuống cấp và phá hỏng hệ thống đường giao thông khu vực: Căn cứ quy định độ chịu tải của hệ thống giao thông khu

vực để xác định xe vận chuyển có trọng tải phù hợp tham gia thi công; Giám sát việctuân thủ của nhà thầu trong quá trình bố trí các phương tiện tham gia thi công; Khắcphục và sửa chữa các tuyến hư hỏng do thi công dự án gây ra để đảm bảo không ảnhhưởng đến việc đi lại của người lao động và dân cư trong khu vực

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động đến kinh tế - xã hội: Ưu

tiên sử dụng lao động địa phương vào làm việc tại công trường để tận dụng nguồn laođộng nhàn rỗi đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người dân; Lập biển báo giảm tốc

độ xe cộ khi vận chuyển qua khu dân cư để hạn chế các tai nạn giao thông đáng tiếc;Quản lý chặt chẽ công nhân tại công trường tránh gây mất trật tự công cộng tại khuvực; Kiểm tra thường xuyên về sử dụng bảo hộ và các thiết bị an toàn của công nhânkhi tham gia thi công trên công trường (mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, dây an toàn,

…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

- Các giải pháp phòng ngừa giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Trang 14

sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra Để giảm thiểu

ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn vận hành, Chủ Dự án sẽ thực hiện cácbiện pháp sau:

- Phương tiện vận chuyển đảm bảo các tiêu chuẩn lưu hành về chất lượng khí thải,không sử dụng xe quá cũ để vận chuyển; không chở hàng hóa vượt trọng tải quyđịnh; giảm lưu lượng vận tải từ 22h đến 6h để không ảnh hưởng đến các khu vựcdân cư xung quanh

- Tiến hành phun nước rửa đường (dạng phun mưa) trong các tuyến đường nội bộ vàonhững ngày khô hanh nhằm hạn chế sự phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường trêncác tuyến đường nội bộ của công ty

Để đảm bảo môi trường thoáng khí trong khu vực nhà xưởng, sẽ trang bị hệthống chụp hút bụi và hơi khí nhằm cải thiện điều kiện làm việc của công nhân

+ Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước:

Tất cả nguồn nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên đảm bảo nước thảikhi thải ra đạt các yêu cầu vệ sinh môi trường

Toàn bộ nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà xưởng mở rộng được thu gomtheo hệ thống rãnh thu gom nước mặt và đưa ra cống thải rồi ra sông Hồng

Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ qua 2 bể phốt dung tích 36m3/bể(xây ngầm tại nhà vệ sinh của văn phòng và nhà vệ sinh chung của công nhân) và nướcthải sản xuất được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy công suất 200

Bán cho người mua

Thuê Công ty môi trường

đô thị xử lý theo quy định

Trang 15

phục và sửa chữa kịp thời các tuyến hư hỏng do hoạt động của dự án gây ra để đảm bảo

không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân trong khu vực Sự cố cháy nổ, hỏa hoạn:

có hệ thống chống sét; Tất cả vỏ thiết bị điện trạm biến áp, thiết bị công nghệ, tủ, hộpđiện vỏ cáp và các kết cấu kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điệnđược nối đất Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các đường nước cấp chữa cháytheo tiêu chuẩn của cơ quan PCCC và đảm bảo tiện lợi sử dụng, ứng phó khi có sự cốxảy ra Tập huấn về quy phạm an toàn lao động và trang bị bảo hộ lao động phù hợpcho người lao động,…

- CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

- Tổ chức quản lý môi trường: Giám sát thực hiện các biện pháp đề xuất trong giai

đoạn thiết kế, thi công và vận hành; Phối hợp với nhân dân địa phương trong giải quyếtcác vấn đề môi trường và an toàn; Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhânviên; Lập kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án; Tiến hành quan trắc nội bộ về môitrường các chương trình giám sát quan trắc chất lượng môi trường đồng thời đưa ra cácbiện pháp giảm thiểu kịp thời nếu phát hiện những vấn đề môi trường phát sinh

- Chương trình giám sát môi trường:

Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng: được kết hợp với giám sát môi

trường định kỳ của Nhà máy, trong đó bổ sung thêm điểm giám sát như sau:

Giám sát môi trường không khí

Vị trí các điểm giám sát: - 03 điểm tại 03 vị trí xây dựng của Dự án;

Các thông số quan trắc môi trường khí và tiếng ồn

- Vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió;

- Nồng độ bụi tổng cộng;

- Các chất khí độc hại: CO, SO2, NOx, Hydrocarbon CnHm;

- Tiếng ồn

Tần suất: 01 lần trong giai đoạn thi công, kết hợp thực hiện khi giám sát định kỳ.

Tiêu chuẩn đánh giá

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trongkhông khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Giai đoạn Dự án đi vào vận hành

Trang 16

 Khu vực sản xuất (môi trường lao động): đo 12 điểm trong các phân xưởng sảnxuất (03 điểm tại các xưởng sản xuất mở rộng và 09 điểm quan trắc từ trước).Tần suất giám sát: 6 tháng /lần.

Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi TSP, ánh sáng, CO, CO2, H2S,

SO2, NO2

Tiêu chuẩn đánh giá: Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT: tiêu chuẩn chất lượng môitrường không khí khu vực sản xuất; TCVN 3985:1999: mức ồn cho phép tại khuvực sản xuất

 Khu vực không khí xung quanh: 04 điểm Tần suất giám sát 6 tháng/lần

Thông số giám sát: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió, Bụi TSP, tiếng ồn, CO,

CO2, SO2, NO2

Tiêu chuẩn đánh giá:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trongkhông khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

 Khí thải ống khói lò hơi: 01 điểm tại ống khói lò hơi Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

Thông số giám sát: Bụi khói, CO, CO2, SO2, NO2, H2S

Tiêu chuẩn đánh giá: QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khíthải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

b) Đối với môi trường nước:

- Vị trí giám sát: 02 mẫu nước thải (mẫu nước thải trước xử lý tại rãnh thải chungcủa Nhà máy; mẫu nước thải sau xử lý tại cửa xả của Nhà máy ra sông Hồng)

Trang 17

Cát có ý kiến như sau:

1 Đối với những tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xãhội: UBND, UBMTTQ phường Tiên Cát đồng ý với các nội dung đã trình bày trong tàiliệu gửi kèm của Chủ Dự án về các nguồn chất thải, quy mô, mức độ tác động đến môitrường trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn Dự án đi vào hoạt động;

2 Về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án: UBND,UBMTTQ phường Tiên Cát đồng ý với các nội dung đã trình bày trong tài liệu đínhkèm của Chủ Dự án về các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đã đề xuất, baogồm các biện pháp kỹ thuật, quản lý, giảm thiểu tác hại đến môi trường và sức khỏe conngười; biện pháp phòng chống rủi ro, sự cố cháy nổ do hoạt động của Dự án gây ra

3 Kiến nghị đối với chủ Dự án:

- Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà phải thực hiện đúng các camkết bảo vệ môi trường như đã nêu trong tài liệu đính kèm

- Thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm giảm thiểu tác hại đếnmôi trường và sức khỏe con người cũng như các biện pháp phòng chống rủi ro, sự cốcháy nổ do hoạt động của Dự án gây ra như đã nêu trong tài liệu đính kèm

- Chủ Dự án phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại nếu đểxảy ra sự cố môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân xungquanh trong quá trình triển khai thi công Dự án và khi Dự án đi vào hoạt động

- CAM KẾT THỰC HIỆN

- Để bảo vệ môi trường, Chủ dự án là Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà camkết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu tại Chương 4 của báo cáo Cụ thểnhư sau: Thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đếnmôi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn hoạt động của

dự án; Cam kết khi dự án đi vào hoạt động, hệ thống xử lý môi trường của dự án được xâydựng đồng bộ và đi vào vận hành đảm bảo đạt quy chuẩn hiện hành về môi trường

- Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường;

- Công tác Quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường và an toàn laođộng sẽ được ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình thi công và vận hành của dự án;

- Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc quá trình giám sát môi trường, đảmbảo an toàn lao động và an toàn giao thông; chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quanchức năng về môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường;

Trang 18

kế, thi công và vận hành các hệ thống xử lý, bảo vệ môi trường;

- Chủ dự án cam kết xác nhận hoàn thành các kế hoạch quản lý môi trường, cáccông trình bảo vệ môi trường theo điều 22, 23 của Nghị định số: 29/2011/NĐ-CP

Trang 20

- Giấy xác nhận số 816/GXN-TNMT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ về việc hoàn thành các nội dung của Đề ánbảo vệ môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 49/QĐ-TNMT, ngày 06tháng 5 năm 2009 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ vềviệc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường “Dây chuyền sản xuất bánh mềm caocấp phủ sôcôla, công suất 600kg/giờ”của Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I- Công ty

Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà tại phố Sông Thao, phường Tiên Cát, thành phố ViệtTrì, tỉnh Phú Thọ;

- Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dântỉnh Phú Thọ về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho Công ty Cổphần Bánh kẹo Hải Hà;

- Quyết định số 209/QĐ-CPHH ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Hội đồng quản trịCông ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà phê duyệt dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất tạiNhà máy bánh kẹo Hải Hà I”;

- Công văn số 210 ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải

Hà gửi UBND, UBMTTQ phường Tiên Cát về việc xin ý kiến tham vấn trongquá trình lập ĐTM của Dự án

2.2 Các tiêu chuẩn và các quy chuẩn được sử dụng trong báo cáo ĐTM

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5nguyên tắc, 7 thông số;

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

trong không khí xung quanh;

nguy hại được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng

11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

trường không khí xung quanh được ban hành kèm theo Thông tư số32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường;

Trang 21

- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước cấpsinh hoạt và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT -BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009;

- QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với vi sinh vật trongthực phẩm;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn được banhành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung được banhành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về nước thải côngnghiệp;

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với bụi và các chất vô cơ;

- Các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực, các Tổ chức Quốc tế về môi trường

và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam chưa ban hành

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Kết quả điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phường TiênCát và hiện trạng môi trường khu vực Dự án;

- Kết quả quan trắc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường định kỳ tại khu vựcsản xuất và xung quanh của Nhà máy thực hiện 6 tháng cuối năm 2013;

- Niên giám thống kê 2012, Cục thống kê Phú Thọ, NXB thống kê;

- Báo cáo thuyết minh Dự án;

- Bản vẽ khu vực Dự án, các bản vẽ thiết kế hạng mục hạ tầng Dự án

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu thủy

văn và kinh tế xã hội tại khu vực Dự án

- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lấy ý

kiến của phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì; cộng đồng dân cư xung quanh khu vực

Dự án

Trang 22

- Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường: phương pháp nhằm xác

định các vị trí đo đạc và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tíchđánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: được thực hiện

theo quy định TCVN, QCVN để phân tích các thông số môi trường phục vụ cho việcđánh giá các hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án

- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá, so sánh các số liệu môi trường đo đạc,

phân tích trong quá trình lập báo cáo với các Tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia (QCVN) về môi trường hiện hành tại Việt Nam

- Phương pháp ma trận: xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng,

quá trình sử dụng và các tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiềutác động

- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: phân tích, tổng hợp các tác

động của Dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thựchiện Dự án

- Phương pháp kế thừa: phương pháp được sử dụng nhằm xác định, phân tích,

đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trường và tổng hợp các dữ liệu liênquan đến khu vực Dự án thông qua các thông tin, số liệu thu thập được Từ đó, trên cơ

sở kế thừa có chọn lọc, sử dụng các thông tin cần thiết phục vụ cho báo cáo đánh giá tácđộng môi trường

4 Tổ chức thực hiện ĐTM

4.1 Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trườngchiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, Thông tư số26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn

về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ

môi trường, Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất Nhà máy bánh kẹo Hải

Hà I của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà” tại số 19 phố Sông Thao, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo các bước sau:

- Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực dự án;

- Thu thập các số liệu về đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án;

Trang 23

- Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường;

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó

sự cố môi trường của dự án;

- Đề xuất các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;

- Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường của dự án;

- Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng;

- Hoàn thiện báo cáo ĐTM của dự án;

4.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

STT Họ và tên Trình độ chuyên môn/chức

1 Nguyễn Trí Thâm Chuyên gia quản lý Môi trường Trung tâm ECD

2 Đỗ Thị Hải Yến Thạc sỹ Môi trường Trung tâm ECD

3 Phạm Thị Thúy

Hương CN Môi trường Trung tâm ECD

4 Nguyễn Thị Hạnh Thạc sỹ Môi trường Trung tâm ECD

5 Nguyễn Thị Thúy CN Môi trường Trung tâm ECD

6 Trần Hồng Thanh Tổng Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo

Trang 24

1.2 Chủ đầu tư Dự án

Địa chỉ : số 19, phố Sông Thao, phường Tiên Cát, tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

1.3 Vị trí địa lý của Dự án

Địa điểm thực hiện Dự án thuộc phố Sông Thao, phường Tiên Cát,thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có các vị trí tiếp giáp với các khu vực xungquanh như sau:

- Phía Bắc: Giáp khu dân cư Tổ 5, phố Phú Gát, phường Tiên Cát;

- Phía Tây: Giáp khu cánh đồng trồng lúa, trồng rau;

- Phía Đông: Giáp khu dân cư Tổ 2, phố Phú Gát, phường Tiên Cát;

- Phía Nam: Giáp đường Lạc Long Quân (quốc lộ 2)

xuất bánh gạo sẽ được xây mới trên khu đất trống của Nhà máy với diệntích là 1.384,16 m2, còn phân xưởng sản xuất bánh kem xốp cuộn ( 412,5 m2)

sẵn của Nhà máy Khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn phường Tiên Cát,thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trang 25

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án trong Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí thực hiện Dự án so với khu vực xung quanh

Trang 26

1.4 Hiện trạng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I – Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trước khi đầu tư dây chuyền sản xuất mở rộng

Nhà máy bánh kẹo Hải Hà I, tiền thân là Nhà máy Thực phẩm Việt Trì thuộcCông ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất với tổng diện tích đất của Nhà máy là 29.985 m2 Trong các lần đầu

tư mở rộng, Nhà máy thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường theo yêucầu tại Quyết định số 2303/QĐ-UBND ngày 25/8/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ vềviệc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung Nhà máy thực phẩmViệt Trì và Quyết định số 49/QĐ-TNMT ngày 06/5/2009 của Giám đốc Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường “Dây chuyềnsản xuất bánh mềm cao cấp phủ sô cô la, công suất 600 kg/h" của Công ty Cổ phầnbánh kẹo Hải Hà Hiện nay, Nhà máy có các xưởng sản xuất chính như sau:

+ Phân xưởng kẹo;

+ Phân xưởng bao bì;

+ Phân xưởng kẹo Jelly;

+ Phân xưởng sản xuất bánh mềm cao cấp, bánh mềm phủ sôcôla

Ngoài ra còn có các khu phụ trợ như nhà thường trực, nhà để xe, nhà vănphòng, nhà lò hơi, khu để bồn gas, trạm biến áp, nhà để máy nén khí, nhà kho, khu xử

lý nước thải,…

Điện & nước tiêu thụ năm 2013

+ Lượng nước sử dụng: Hiện tại Công ty sử dụng nguồn nước của thành phố, có sửdụng 2 bể nước dự trữ mỗi bể có dung tích 200 m3 – một bể ngầm và một bể nổi (tổngdung tích 400 m3)

Bảng 1.1: Lượng nước sử dụng nước hiện tại của Nhà máy

Lượng nước sử dụng (m 3 /ng.đ)

1 Nước sinh

hoạt

Số lao động (người) 350

10,5Định mức tiêu thụ nước (lít/ca) 30

Trang 27

+ Lượng điện tiêu thụ: 13.000 Kwh/ngày.

Nguồn điện do mạng lưới quốc gia cấp Hiện tại đang sử dụng trạm nguồn côngsuất 630 KVA 22/0,4 KV

Lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

Bảng 1.2: Lượng hoá chất sử dụng hiện tại cho hệ thống xử lý nước thải

- Nguyên, nhiên liệu tiêu thụ năm 2013:

Bảng 1.3: Lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu năm 2013

- Công suất sản xuất hiện tại của Nhà máy: 5.100 tấn sản phẩm/năm.

- Sản phẩm chính tập trung sản xuất là: Kẹo mềm các loại; Kẹo Jelly; Bánh mềm

Trang 28

Khí thải lò hơi: sử dụng nhiên liệu dầu FO cho lò hơi, do vậy khí thải lò hơi cóthành phần các chất gây ô nhiễm chính là SO2, H2S, CO, NO2 Công ty đã đầu tư xâydựng hệ thống xử lý khí lò hơi bằng phương pháp dập bụi kết hợp hấp thụ các khí độcsinh ra Do nhu cầu sử dụng lò hơi chưa hết công suất nên không hoạt động vào cácgiờ cao điểm và ban đêm mà chỉ hoạt động trong giờ hành chính.

Hình 1.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Khí thải lò hơi dùng chung cho nhà máy: thiết kế hệ thống xử lý khí thải vớinguyên tắc vận hành như sau:

Khí thải từ lò hơi được đi qua thiết bị xyclon chùm để tách hoàn toàn bụi (muộidầu) trong khí thải Khí thải làm sạch bụi được dẫn qua thiết bị xử lý SO2 Thiết bị sửdụng là tháp đệm có hiệu suất xử lý cao (khoảng 98%) Dung dịch hấp là Na2CO3.

Hiệu quả quá trình hấp thụ là sự tiếp xúc dị pha ngược giữa dòng khí và dung dịchchất hấp thụ ngay trong lòng lớp vật liệu tiếp xúc:

Na2CO3 + SO2 = Na2SO3 + CO2 ↑Dung dịch sau khi hấp thụ chảy về bể chứa, trước khi về bể chứa sẽ chảy qua bểlọc để lọc sạch cặn bẩn, dung dịch dẫn về bể chứa để sử dụng lại cho quá trình hấp thụ.Định kỳ (dựa theo nồng độ dung dịch trong bể) phải bổ sung dung dịch hấp thụ mới

Hiệu quả xử lý: khí thải sau khi qua hệ thống xử lý đảm bảo đạt QCVN19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi vàcác chất vô cơ

Các hạng mục thiết bị chính của hệ thống xử lý khí thải lò hơi:

Trang 29

Trong các nhà xưởng sản xuất được thiết kế hệ thống thông gió, có lắp đặt hệthống quạt đảm bảo Các thiết bị và đường ống dẫn hơi được bảo ôn tốt giảm tối đa tổnhao nhiệt ra môi trường.

Xưởng sản xuất kẹo Jelly: đã lắp 12 quạt công nghiệp kích thước Ø400 x 400

mm, công suất: 0.375 kW, lưu lượng: 8000m3/h

Xưởng sản xuất bánh mềm: đã lắp 12 quạt công nghiệp kích thước Ø400 x 400

mm, công suất: 0.375 kW, lưu lượng: 8000m3/h Tại nơi phát sinh khí thải, nhiệt độcao đã lắp đặt 06 chụp hút gió tự nhiên công suất 10.000 m3/h để giảm thiểu các tácđộng của nguồn thải này đến môi trường lao động

Xưởng sản xuất kẹo mềm: đã lắp 08 quạt công nghiệp kích thước Ø400 x 400

mm, công suất: 0.375 kW, lưu lượng: 8000m3/h

Hệ thống thoát nước thải:

Hệ thống thoát nước thải được đấu nối từ các xưởng sản xuất, nhà vệ sinh đếntrạm XLNT tập trung qua hệ thống đường ống thoát nước thải HDPE đường kínhD200 tổng chiều dài 414m và D300 tổng chiều dài 102,27m Cách mỗi đoạn ống bố trímột hố ga thu nước 1m x1m x 1m, tổng số ga thu nước toàn Nhà máy là 40 hố

Công trình xử lý nước thải:

- Nước mưa chảy tràn được thu gom theo hệ thống đường rãnh thu gom nướcmặt vào các hố ga, hố lắng rồi được đưa ra cống thải và thoát ra sông Hồng

Hình 1.4: Quy trình xử lý nước mưa chảy tràn

- Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của khu văn phòng, nhà vệ sinh chung củacác xưởng sản xuất hiện tại được thu vào các ống đứng thoát xí đặt trong hộp kỹ thuật

và tự chảy về ngăn chứa của các bể tự hoại dung tích 36 m3 ngầm dưới đất để xử lý.Nước sau khi qua xử lý sơ bộ tại bể tự hoại sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải côngsuất 200m3/ngày đêm để xử lý triệt để, sau đó thoát vào hệ thống cống tiêu chung củakhu vực Hệ thống các bể tự hoại tại các khu nhà vệ sinh với dung tích đảm bảo thờigian lưu 3-4 ngày trước khi thải ra môi trường

- Ống thông hơi chạy thẳng lên mái nhà và cao hơn mái 50 cm, đảm bảo khônggây ô nhiễm

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh bể tự hoạitại khu nhà văn phòng, khu vệ sinh chung của các xưởng sản xuất:

Nước mưa chảy tràn

Hố lắng

Dẫn ra sông Hồng

Hệ thống rãnh thu gom

Trang 30

Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo bể phốt xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất bao gồm: Nước từ lò hơi dầu FO: nhu cầu sử dụng 60

m3/ngày, hóa hơi 20%, còn lại 80% ~48m3 được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tậptrung công suất 200 m3/ng.đ; Nước vệ sinh nhà xưởng: 20 m3/ngày phát sinh từ côngđoạn vệ sinh tại các nhà xưởng (kẹo mềm 5 m3/ngày, bánh mềm 5 m3/ngày, Jelly 10

m3/ngày) Toàn bộ lượng nước phát sinh sẽ theo các ống thoát nước thải D200, D300

đi qua các hố ga thu nước kích thước 1m x 1m x 1m và cuối cùng được tập trung xử lýtại trạm xử lý nước thải công suất 200m3/ngày đêm, xử lý nước thải đảm bảo đạtQCVN 40:2011/BTNMT (mức A) trước khi thải ra ngoài môi trường

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải toàn Nhà máy

Hệ thống XLNT tập trung 200 m3/ng.đ

Không khí

Thoát ra

Trang 31

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải được thể hiện ở phần phụ lục củabáo cáo.

Bảng 1.5: Các thiết bị của dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

T

Thể tích (m 3 )

11 BNT/02 Bơm nước thải: loại bơm chìm, lưu lượng 0-18m3/h, công suất 1,35 kW 02

-13 DL01 Bơm định lượng hóa chất keo tụ: lưu lượng 0-50 l/h, công suất 0,18kW 01

-15 DL03 Bơm định lượng hóa chất trợ keo tụ: lưu lượng0-50 l/h, công suất 0,18kW 01

-16 DL04 Bơm định lượng dung dịch Bazo: lưu lượng 0-50 l/h, công suất 0,18kW 01

-21 AB06-01/02 Máy thổi khí bể aerotank: loaik LT065Longtech 02

Trang 32

-29 LS01-01 Công tắc mực nước: loại đóng mở bằng tiếpđiểm 02

-Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý:

Nước thải đi qua lược rác thô SCR01-01, được điều chỉnh bằng công tắc mựcnước LS01-01 đi vào bể điều hòa B01 để tăng cường sự ổn định về thành phần và lưulượng Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể làm thoáng B02-01 Dung dịchBazo được bơm từ thùng hóa chất THC/04 bằng bơm định lượng DL04 vào bể làmthoáng, tại đây nước thải được tiếp xúc với các hạt khí ở một áp suất nhất định Cácchất hoạt tính bề mặt được kết dính với nhau và nổi lên, tràn sang ngăn tuyển nổi B02-

02 Bể tuyển nổi được thiết kế tại bể làm thoáng và được ngăn cách bởi một vách trànthuỷ lực, do nước thải có pH thấp (pH = 3-4) nên tại bể làm thoáng sẽ được châm hoáchất bazo để nâng pH lên 7,5-8 nhằm phục vụ cho quá trình keo tụ tại bể tuyển nổi.Saukhi chảy về bể tuyển nổi, các chất hữu cơ được kết dính và nổi lên mặt nước (váng) ở

bể làm thoáng theo chế độ thuỷ lực sẽ tràn sang bể tuyển nổi, tại đây váng được tậptrung lại và vớt định kỳ Sau khi đi quả bể tuyển nổi và tạo bông cặn, nước thải tiếp tụcchảy về bể lắng 1 B04, các chất lơ lửng sẽ được lắng Tuy nhiên, để tăng hiệu quả quátrình lắng nước thải sẽ được bổ dung dung dích trợ keo tụ Plime và dung dịch bazo đểnâng độ pH lên 7,5-8.Tại đây bố trí 01 bơm bùn dư để bơm bùn đưa về bể ủ bùn Nướcnổi lên được đưa sang bể xử lý ky khí 3 ngăn Tại mỗi ngăn đều bố trí 01 máy bơmbùn dư để đưa bùn về bể ủ bùn B03 Từ bể kỵ khí, nước được đưa về bể Bioten, tạiđây bố trí máy thổi khí Aerotank để sục khí, phân huỷ các chất hữu cơ sau đó nướcthải được đưa vào bể lắng 2 B07 Tại bể bố trí 01 bơm bùn để đưa bùn về bể ủ bùn, 01bơm tuần hoàn Nito BTH/01 để lắng tiếp các chất lơ lửng Nước thải sau xử lý đượcđưa về bể khử trùng, hóa chất khử trùng được bơm vào qua thùng chứa hóa chất khửtrùng THC05 ở vị trí nước chảy vào bể khử trùng vừa có tác dụng tăng cường oxy hoáđồng thời khử trùng nước thải Nước sau khi được xử lý sẽ được bơm vào thiết bị lọc

áp lực gồm 02 thùng qua bơm nước sạch BNS/01 Nước sạch từ 01 thùng sẽ được đưa

về bể chứa nước sạch B10 thông qua bơm rửa lọc, nước từ thùng còn lại sẽ thải ra hệthống thoát nước của Nhà máy rồi đổ ra sông Hồng

- Cơ cấu tổ chức hiện tại của Nhà máy

Giám đốc nhà máy

P Giám đốc Nhà máyKhối văn phòng

P.X kẹo

mềm

P.X bánh mềm

P.X Jelly chíp

P.X Jelly cốcP.X lò hơi

Kho nguyên liệu

P.X cơ điệnKho thành

phẩm

Trang 33

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức hiện tại của Nhà máy

- Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay: 350 người

Bảng 1.6: Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện tại của Nhà máy

- Dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo mềm các loại:

Đường, glucoseHòa đườngLọc tạp chất

Làm nguộiTrộn trên phángQuậtTạo hìnhBao góiĐóng thành phẩmNhập kho

Nấu chân không

Bơ, sữa bộtĐánh trộnPhối phụ liệuHương liệu

Trang 34

Hình 1.8: Sơ đồ dây chuyền sản xuất kẹo mềm các loại

Chuẩn bị nguyên liệu: các nguyên liệu khi đưa vào sản xuất phải qua bộ phậnkiểm tra chất lượng của Công ty, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng

1 Công đoạn hòa tan đường và lọc đường: Đường glucose được chuyển sang nồihòa đường cùng với nước Tại đây, đường, glucose, nước được máy khuấy hòatan và chuyển sang thiết bị lọc tạp chất Các tạp chất được lọc còn lại dịchđường được đưa vào nồi nấu

2 Chuẩn bị phối phụ liệu: Công đoạn đánh phụ liệu thành một khối đồng nhất trênmáy đánh trộn để thuận lợi khi đưa vào nấu kẹo Cho chất béo vào nồi, cho từ

từ các phụ liệu khác như sữa bột, các loại bột như cà phê, kacao, vào đánhtrộn Ban đầu đánh trộn ở tốc độ thấp, sau đó tăng dần tốc độ đánh trộn Khiphối phụ liệu đã đều thì dừng máy tháo phụ liệu ra

3 Nấu kẹo: Là quá trình cô đặc dịch đường Quá trình này được thực hiện ở cácnồi cô hai vỏ trong nồi có lắp cánh khuấy Dưới tác dụng của nhiệt hơi đốt ở vỏnồi và sự khuấy trộng trong điều kiện chân không, nước trong dịch đường thoát

ra, dịch đường sôi, nhiệt độ tăng, đồ ẩm trong dịch đường giảm xuống khuấyđều trong dịch kẹo Khi dịch keo đạt độ ẩm của kẹo thì kết thúc giai đoạn nấu.Kẹo phải nấu đạt độ ẩm: 7-8%, đường khử 20-25%

- Mở van nước vào trong lòng các bàn làm lạnh;

- Vệ sinh sạch và lau khô các mặt bàn làm lạnh;

- Quét một dầu béo bôi trơn trên mặt bàn làm lạnh;

- Khênh các nồi kẹo đổ lên mặt bàn làm lạnh thành lớp dầy từ 2-3cm;

- Mặt keo se, nhiệt độ tương đương 90oC thì đong tinh dầu vani,… đổ lên mặt bànkẹo, dùng dao vét đảo đều tinh dầu, sau đó cho phối phụ liệu vào;

- Đầu đuôi quay vong, khô, hết bột bám, không hồi, không chảy, không càn bìa, tạpchất được rải đều lên mặt kẹo tỷ lệ đầu 20% so với kẹo;

- Dùng xe beng lật trở khối kẹo, dần cho đầu đuôi tan hết trong kẹo;

- Khi kẹo nguội tới 53-55 oC (dạng dẻo) thì kết thúc giai đoạn làm lạnh đưa kẹo tớimáy quật

- Tác dụng làm cho kẹo xốp, không dính răng và làm đồng đều hương vị;

- Dàn tay quật nằm ngang;

- Khênh khối kẹo đã làm lạnh xong đặt đều lên các tay quật;

- Bấm công tắc cho máy hoạt động, khối kẹo được xé ra nhập vào nhiều lần khôngkhí được nhồi vào khối kẹo làm kẹo xốp có trạng thái mềm và không dính răng;

Trang 35

- Trọng lượng một mẻ quật: 20-5 kg/mẻ.

6 Tạo hình (dùng máy cán, cắt)

- Cắt miếng: Rắc một lớp bột rang lên mặt bàn, đặt khối kẹo đã làm lạnh đạt, có khốilượng khoảng 10-15kg lên mặt bàn Dùng hai tay vuốt cho khối kèo dàn mỏng có độdày khoảng 1,5 cm và rộng khoảng 22-25 cm Xoa một lớp bột mỏng lên bề mặt kẹo.Dùng dao cắt thành những miếng vuông vắn, có kích thước 22x22 cm hoặc 25x25cm

- Cán miếng kẹo: Đặt miếng kẹo lên bàn máy cán Tay phải bấm máy, tay trái cầmque gỗ đẩy nhẹ miếng kẹo chạy vào 2 trục lô cán sau đó lại bấm nút cho trục lô quayngược lại để kéo miếng kẹo trở lại Dùng hai que gỗ ép cho miếng kẹo vuông vắn,dùng kim chọc thủng các lớp bọt khí và lại đưa kẹo qua máy cán Lật ngược mặt keolên làm tương tự đến khi nào miếng kẹo vuông vắn, hai mặt bằng phẳng và hết bọtkhí Khi cán phải bỏ khung an toàn để đề phòng tai nạn Phải điều chỉnh khoảng cáchgiữa hai trục lô cán để kẹo đạt yêu cầu về trọng lượng viên/100g theo quy định Điềuchỉnh từ khâu cắt miếng để kẹo sau khi cán xong có kích thước vừa với chiều ngangtrục dao máy cắt

- Làm nguội miếng kẹo: Mở van cho nước đi vào trong lòng bàn làm nguội Đặt cácmiếng kẹo sau cán lên mặt bàn thành hàng lối, không bị dính các miếng vào nhau.Lật trở kẹo thường xuyên để 2 mặt miếng kẹo được tiếp xúc đều với bàn làm nguộidần đều Động tác lật trở và dịch chuyển phải nhẹ nhàng không làm miếng kẹo méobẹp, gây ảnh hưởng tới chất lượng đầu đuôi kẹo lớn Khi kẹo đã nguội đều ở nhiệt độ

hạ xuống khoảng 40-43oC thì đưa lên máy cắt

- Cắt viên kẹo: Đặt miếng kẹo đã làm nguội vào từ bìa mà bệ mặt đã được xoa mộtlớp bột rang Căn cho miếng kẹo vuông với trục dao và sao cho ba via cắt ra là ítnhất Bấm nút cho máy cắt dọc làm việc cắt miếng kẹo thành từng thanh đều nhau.Nhặt bỏ ba via hai bên, xoa bột lên bề mặt kẹo Chuyển miếng keo sang máy cắtngang, căn cho kẹo vuông góc với trục và sao cho ba via hai bên là ít nhất Bấm nútcho máy làm việc cắt kẹo thành từng viên, gạt bỏ ba via hai bên, hất nhẹ xuống sàng

để cho kẹo rời ra Bấm nút cho sàng làm việc để sàng loại bỏ bột bám và nhữngmảnh kẹo nhỏ xuống Gạt kẹo dàn đều 1 lớp trong khay đưa đi bao gói

Phải vệ sinh sạch bàn gói, hộp đựng kẹo, người gói phải rửa tay sạch lau khô, kẹomềm được gói trong 2 lớp giấy, giấy nhẵn và giấy tinh bột Giấy để phái bên trái lấygiấy đồng thời tay phải lấy kẹo Giấy tinh bột đặt cao hơn giấy nhãn tương đương5mm, viên kẹo đặt ngay ngắn chính giữa nhãn Gấp giấy trên trước, mép dưới sau,gấp hai tai kẹo chặt và cân đối

Cân thu kẹo đã gói, xúc vào túi nhỏ cho Etiket và cân đủ định lượng theo túi đã quyđịnh Hàn bằng máy dập chân, thanh nhiệt phải đủ nóng để hàn kín, đường hànphẳng cân đối, chín đều Các túi kẹo được xếp vào hộp Carton có lót bìa 2 đáy Xếp

Trang 36

đủ số kẹo theo trọng lượng ghi ở ngoài hộp Dán băng bảo hiểm, dán nhãn và phiếukiểm tra của K.C.S có ghi ngày, ca sản xuất, loại kẹo và trọng lượng hộp kẹo.

- Dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp:

Hình 1.9: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp

Đường kính, chất béo, sữa …

Máy trộn bột nhào kiểu trục ngang

Trang 37

- Dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ sôcôla:

Hình 1.10: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ socola

Đường kính, chất béo, sữa …

Máy trộn bột nhào kiểu trục ngang

Trang 38

Đặc tính kỹ thuật và thiết bị của dây chuyền:

Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp có phủ hoặc khôngphủ sôcôla được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn châu Âu, dây chuyềnthiết bị được nhập về từ Hàn Quốc

+ Máy trộn bột nhào kiểu trục ngang: được thiết kế theo dạng trục ngang, có côngsuất mẻ trộn phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền Thùng trộn bột đượcthiết kế có khả năng nghiêng 125o – có cấu tạo vỏ hai lớp để có thể sử dụng bảo

ôn nóng hoặc lạnh Cánh trộn được thiết kế dạng sigma đôi, có chế độ kiểm soáttốc độ trộn và thời gian trộn Hệ thống điều khiển bằng màn hình tinh thể lỏngcảm ứng với nhiều chương trình độc lập

+ Thùng chứa bột nhào: Được làm bằng thép không gỉ SU304, có bánh xe đẩythuận tiện cho việc di chuyển bột nhào

+ Máy đánh tơi bột: nhằm mục đích đánh tơi bột trước khi tiếp liệu vào máy trộnbột, tránh hiện tượng vón cục Toàn bộ thiết bị được chế tạo bằng thép không gỉbao gồm hệ thống ống dẫn và tiếp liệu

+ Phễu tiếp bột nguyên liệu: Được cấu tạo bằng thép không gỉ Sàng rung vận hànhnhờ động cơ và có hệ thống lọc bụi

+ Máy trộn bột kết hợp sục khí và bơm tiếp liệu: Hệ thống bơm chính loại Môn vậnhành nhờ động cơ xoay chiều Kiểm soát tốc độ trộn bằng bảng điều khiển cảmứng Bơm và động cơ được thiết kế trên khung thép không gỉ Bơm nguyên liệubột nhào đến máy đùn

+ Máy rót bột nhào: Được thiết kế trên phần mở rộng cảu băng tài vào đầu lònướng Máy rót có khả năng chịu lực cao bảo đảm hoạt động an toàn,

+ Lò nướng bánh: Kích thước lò: khổ rộng 1m, dài 30m phù hợp nướng bánh mềm,băng tải thép lá phẳng Bao gồm hai vùng nướng là vùng đốt trực tiếp và vùngđốt gián tiếp Có hệ thống bảo ôn cách nhiệt, có hệ thống quạt gió đối lưu Hệthống bảng điều khiển trung tâm, kiểm soát cơ chế hoạt động, nhiệt độ, hệ thốngđối lưu, băng tải Hệ thống vệ sinh băng tải tự động

+ Hệ thống băng tải làm mát: Hệ thống băng tải làm mát có chiều rộng 1,1m vàtổng chiều dài khoảng trên 50m, có hệ thống điều chỉnh tốc độ băng, băng tảibằng nhựa plastic phù hợp cho thực phẩm Có hệ thống băng tải xoay vòng vớiđường kính tâm là 1,8m

+ Hệ thống phun cồn tiệt trùng: Đầu phun cồn dạng sương và van cân bằng kiểmsoát cơ chế phun Bao gồm bộ điều chỉnh và thiết bị kiểm soát

+ Hệ thống chuẩn bị kem marshmallow: Hệ thống bao gồm: Bồn chứa gelatin;Cánh khuấy dạng turbo được thiết kế chuyên biệt cho bồn gelatin Van xả đáydẫn liệu đến bồn trộn; Hệ thống bồn trộn: được chế tạo tại Việt Nam; Có hệ thốngkiểm soát cơ chế vận hành; Có hệ thống kiểm soát cơ chế nạp khí tự động hoặc

Trang 39

bán tự động trong quá trình trộn kem; Hệ thống bơm vệ sinh CIP; Hệ thống làmlạnh nước và bơm tuần hoàn; Máy trộn kem đường, …

+ Hệ thống sắp xếp bánh và kẹp kem: hệ thống lật bánh, có các làn sắp xếp sảnphẩm Hệ thống kẹp kem marshmallow Hệ thống phân làn định vị

+ Hệ thống tiệt trùng: bao gồm 03 bộ tiệt trùng được thiết kế trên nền tảng băng tảitrung chuyển

+ Hệ thống cắt bánh bằng sóng siêu âm: gồm các hệ thống với năng lượng cung cấplên tới 1.200W, 21KV, nguồn cung cấp 220V Nhịp cắt phù hợp với công suấtdây chuyền, băng tải tiếp liệu xếp dỡ vận chuyển bánh

+ Hệ thống lưu trữ sôcôla và hệ thống tiếp liệu sôcôla: bồn chứa sôcôla, hệ thốnggia nhiệt chất béo với bơm chuyển tải, sàn thao tác, 02 bơm sôcôla, 01 bơmsôcôla cung cấp theo yêu cầu của máy phủ sôcôla

+ Máy phủ sôcôla: bao gồm băng tải dẫn sản phẩm, đầu phủ sôcôla, bàn trang trísôcôla

+ Hầm lạnh: được thiết kế chiều dài >30m Thiết kế theo dạng bảo ôn Băng tảichạy trong hầm lạnh được làm lạnh tuyệt đối ở cả hai chiều vận hành nhằm kiểmsoát nhiệt độ thay đổi trong hầm lạnh Buồng lạnh Hệ thống điều chỉnh tự độngcân bằng băng tải Băng tải độc lập đầu ra

+ Băng tải sắp xếp bánh: chiều rộng 01m, vận hành theo cơ chế sắp xếp sản phẩmtheo làn ngang sau khi ra khỏi hầm lạnh

+ Máy tiếp liệu tự động cho máy đóng gói: được thiết kế bao gồm nhiều bộ phận đểcáp cho các máy gòi Toàn bộ kiểm soát bằng PLC và sensor Kết nối trực tiếpvới máy đóng gói

+ Máy đóng gói: được thiết kế bao gồm 03 máy đóng gói tốc độ vận hành 50cái/phút, bao gồm các cơ chế kết nối cuộn bao bì, indate, kiểm soát lực thăngcuộn bao bì

+ Hệ thống vệ sinh thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh: được lắp đặt sau mỗi máyđảm bảo vệ sinh băng tải tiêu chuẩn vi sinh trước sản xuất

+ Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ khác được gia công trong nước như:

+ Thùng chứa gelatin có cánh khuấy công suất 80l;

+ Hệ thống bồn hôm mixing công suất 400l + cánh khuấy 10 HP;

+ Bồn tiếp liệu marshmalow công suất 600l + cánh khuấy 3 HP;

+ Bồn dự trữ marshmalow công suất 600l + cánh khuấy 3 HP;

+ Hệ thống vệ sinh, đường ống, sàn thao tác, bơm bem marshmalow inox;

+ Hệ thống lọc nước và thanh trùng nước;

+ Hệ thống gia nhiệt nước, đường ống dẫn nước nóng, bơm tuần hoàn;

+ Thùng chứa sôcôla công suất 2 tấn, có cánh khuấy 5 HP,…

Trang 40

1.5 Nội dung chủ yếu của Dự án mở rộng

1.5.1 Mô tả mục tiêu của Dự án

Mục tiêu của Dự án là sản xuất bánh gạo, bánh kem xốp cuộn và kẹo với côngsuất 25.000 kg/ngày, tạo được sản phẩm ngon, mẫu mã đẹp mắt đáp ứng đa dạng hóasản phẩm phục vụ các thị trường trung và cao cấp

1.5.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án

Tổng diện tích đất của toàn bộ Nhà máy là 29.985 m2 Để lắp đặt dây chuyềnthiết bị này sản xuất bánh gạo, bánh kem xốp cuộn và kẹo cần có nhà xưởng đảm bảoyêu cầu cho sản xuất công nghiệp, thông thoáng, có diện tích khoảng 2.936,66 m2

Công ty xây mới phần diện tích mặt bằng nhà sản xuất bánh gạo trên khu đấttrống của nhà máy, còn xưởng bánh kem xốp cuộn và kẹo được cải tạo từ nhà xưởng

cũ Thành phẩm của dây chuyền được chứa tại mặt bằng nhà kho hiện tại của Nhà máybánh kẹo Hải Hà 1

1.5.2.1 Các hạng mục công trình chính

1 Phân xưởng sản xuất bánh gạo được xây mới hoàn toàn trên khu vực đất trống củaNhà máy có diện tích là 84,4m*16,4m = 1.384,16 m2 để lắp đặt dây chuyền sảnxuất và khu vực đóng thành phẩm

2 Phân xưởng sản xuất bánh kem xốp cuộn được cải tạo từ xưởng cũ có diện tích là33m*12,5m = 412,5 m2 để lắp đặt dây chuyền sản xuất và khu vực đóng thànhphẩm

3 Phân xưởng sản xuất kẹo được cải tạo từ xưởng cũ có diện tích là 60m*19m =1.140 m2 để lắp đặt dây chuyền sản xuất và khu vực đóng thành phẩm

Giải pháp kiến trúc:

Xưởng bánh gạo: Xây dựng nhà khung sắt cao 6 mét mái lợp tôn có thông gió

tự nhiên, tường nhà xưởng từ móng lên cao 3.0 mét và phía trên bọc tôn có tấm lấysáng tự nhiên

Mái sử dụng tôn lợp LD dày 0,45; xà gồ thép C200*50*20*2, vì kèo tổ hợpkiểu Zamil Trên đỉnh mái bố trí 6 kim thu lôi Ф14, L=1,5m

Tường xây gạch đặc D=220 tới cos +2600 bằng vữa xi măng 50#, trát tườngvữa xi măng #75 sơn nước không bả, tôn thưng dày 0,4; cửa sổ chớp tôn SC kíchthước KT=2400*800, mặt trong lắp lưới chống côn trùng; cửa sổ nhôm kính lùa cólưới chống côn trùng 2400*1400; cửa đi đẩy thép 3000*4000

Nền phủ bằng dung dịch Ashford Formula, bê tông M200 dày 100, đá 1x2 xoabóng, đá base dày 150 đầm chặt, bạt dứa chống thấm, cát tôn nền tưới nước đầm kỹdày 100

Ngày đăng: 04/03/2019, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w