1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de thi olympic 11 1

6 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 478,53 KB

Nội dung

Câu 2: 4 điểm a.So sánh sự biến đổi cơ học, hoá học và sinh học ở động vật nhai lại, động vật có dạ dày đơn trong quá trình tiêu hóa thức ănc. Phân biệt hai hình thức ứng động sinh trưở

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN OLYMPIC 10-3 CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Sinh Học – Khối 11

(thời gian làm bài 180 phút, không tính thời gian phát đề)

-o0o -

A.PHẦN ĐỀ THI

Câu 1: (4 điểm)

a Cây xanh sử dụng nguồn nitơ không khí và trong đất bằng phương thức nào?

b Nhóm vi sinh vật nào có khả năng cố định nitơ khí quyển? Cho biết điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm?

c Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào?

d Giải thích tại sao ở cây xanh: mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần?

Câu 2: (4 điểm)

a.So sánh sự biến đổi cơ học, hoá học và sinh học ở động vật nhai lại, động vật có dạ dày đơn trong quá trình tiêu hóa thức ăn

b.Hiệu suất của tim do hai yếu tố quyết định: thể tích co tim và nhịp tim Giữa hai biện pháp tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi cho tim mạch hơn?

c.Vì sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn?

Câu 3: (4 điểm)

a Phân biệt hai hình thức ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật Vai trò của ứng động và nêu ứng dụng của ứng động vào thực tiễn

b.Để xác định tính cảm quang của clorophin người ta bố trí thí nghiệm như sau

1 2ml clorophin + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl sáng

2 2ml clorophin + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl tối

3 2 ml cồn + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl sáng

4 2 ml cồn + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl tối

Sau một thời gian khoảng 30 phút, quan sát và cho biết sự thay đổi màu sắc ở 4 ống nghiệm sẽ như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?

c.Bảng sau đây cho biết thông tin về các hooc môn thực vật và tác động sinh lí của nó

1.AIA(Auxin) a.ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng; làm khí khổng đóng; gây

trạng thái ngủ của chồi, hạt

2.GA(Gibêrelin) b.làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả

3.Xitôkinin c.tác động đến tính hướng sáng, ức chế sinh trưởng chồi bên,

kích thích ra hoa và tạo quả không hạt

4.Êtilen d.kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ; tăng tốc độ phân giải

Trang 2

tinh bột 5.AAB(Axit abxixic) e.kích thích sự phát triển chồi bên, ngăn chặn sự hóa già

Hãy viết tổ hợp ghép đôi giữa hai cột sao cho phù hợp giữa hooc môn và tác động sinh lí của chúng

Câu 4: (4 điểm)

a Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật

b Tại sao xung thần kinh chỉ truyền qua xinap theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau?

c Tại sao thiếu Iốt trong thức ăn, nước uống thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

d Hãy phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: ăn như “tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của tằm?

Câu 5: (4 điểm)

Ở một loài thực vật, cho Pt/c: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ Cho F1 tự

thụ phấn thu được F2: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng Cho biết các gen thuộc nhiểm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử

đực và giao tử cái

a Biện luận để tìm kiểu gen của P và F1

b Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2

-Hết -

.PHẦN HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.Cây xanh sử dụng nguồn N trong không khí và trong đất bằng phương thức sau:

- Nguồn N trong không khí:

+ Khi có sấm chớp: N 2 + O 2 -> HNO 3 -> các hợp chất nitrat -> cây dễ hấp thụ

+ Hoạt động của các vi sinh vật tự do và cộng sinh có khả năng cố định nitơ cho đất, từ đó

biến đổi thành các hợp chất chứa nitơ => cây dễ hấp thụ

- Nguồn N trong đất: Do sự phân huỷ xác, bã động, thực vật

+ Sự hoá mùn: Xác động, thực vật nhờ vi khuẩn, nấm phân giải thành chất mùn -> các axit

amin

+ Sự hoá amoniac: các axit amin tiếp tục nhờ vi khuẩn phân giải thành urê sau đó được phân

giải tiếp tục thành NH 3

+ Sự hoá nitrit: NH 3 oxihoá thành HNO 2 sau đó hình thành muối nitrit

+ Sự hoá nitrat: HNO 2 oxihoá thành HNO 3 sau đó hình thành muối nitrat

b Nhóm VSV có khả năng cố định nitơ khí quyển:

- Vi khuẩn sống tự do trong đất và trong nước: Nostoc, Clostridium…

- Vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium, Anabaena azollae…

* điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố đinh đạm:

+ có các lực khử mạnh

+ Được cung cấp năng lượng ATP

+ Có sự tham gia của enzim nitrogenaza

+ Thực hiện trong điều kiện kị khí

c Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH 3 có nguồn gốc từ glucozơ vì: quá

trình khử N 2 thành NH 3 sử dụng lực khử NADH, chất này được tạo ra từ quá trình hô hấp Mà hô

hấp sử dụng nguyên liệu là glucozơ, nguyên tử H trong glucozơ được gắn với NAD để tạo thành

NADH

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ 0,5đ

Trang 3

d.Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng:

Các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với

các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước

Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt

chẽ vào chu vi của các diện tích đó

Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều

so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn

1,0đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

Câu 2:

a So sánh sự biến đổi cơ học,hoá học và sinh học ở động vật nhai lại, động vật có dạ

dày đơn trong quá trình tiêu hóa thức ăn

Điểm so sánh Động vật nhai lại Động vật có dạ dày đơn

Biến đổi cơ

học

Lần ăn đầu nhai sơ qua, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi nhờ răng

Nhai kĩ hơn động vật nhai lại nhờ răng

Biến đổi hoá

học và sinh

học

- Dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế)

- Biến đổi sinh học ở dạ cỏ nhờ vi sinh vật

- Biến đổi hoá học:

+ Ở dạ dày: chủ yếu xảy ra ở dạ múi khế dưới tác dụng của HCl

và enzim của dịch vị

+ Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột

- Dạ dày đơn

- Biến đổi sinh học ở ruột tịt (mang tràng) nhờ vi sinh vật

- Biến đổi hoá học:

+ Ở dạ dày: thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của HCl và enzim của dịch vị

+ Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột

b Hiệu suất của tim do hai yếu tố quyết định: thể tích co tim và nhịp tim Giữa hai biện pháp tăng

thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi cho tim mạch hơn?

- Khi lao động nặng tim cần tống đi mỗi phút khoảng 20 lít máu, gấp 4 lần lúc bình thường Hiệu

suất hút của tim lệ thuộc vào thể tích co tim và nhịp tim Cho nên về lý thuyết tim có thể thực hiện

việc đó bằng 2 cách

+Giữ nhịp như cũ(70 lần/phút) nhưng tăng thể tích co tim lên 4 lần (4x70 =280ml)

+ Giữ thể tích co tim như cũ(70ml) nhưng tăng nhịp tim lên gấp 4 lần(4x70 = 280 lần/phút)

Tim không thể nào đập nổi 180 lần/phút hoặc tống đi mỗi lần 250ml máu Cho nên trên thực

tế, tim sẽ đập mạnh hơn đồng thời đập nhanh hơn Tuy nhiên càng đập nhanh, thời gian ghỉ ngơi

giữa hai lần đập càng giảm thì tim nhanh chóng mệt

Nếu ta luyện tập cơ thể từ việc nhẹ đến việc nặng dần và như thế một cách thường xuyên, thì

tim càng co bóp nhanh hơn, tống đi một lượng máu lớn hơn, nhờ đó mà giảm dần được nhịp co

bóp Giữa hai lần co bóp tim có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức nên tim làm việc được bền bỉ

hơn Vậy nên tăng thể tích co tim sẽ có lợi hơn cho tim mạch

c.Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu

quả nhất trên cạn?

Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí Phổi của chim không có

phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao mạch bao quanh

Chim có hệ hô hấp kép:

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,5đ 0,25đ

Trang 4

+ Khi hít vào, không khí giàu Oxi đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí giàu CO 2 từ phổi

đi vào túi khí trước

+ Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi còn không khí giàu CO 2 từ phổi và túi

khí trước đi theo con đường dẫn khí ra ngoài

 cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàu Oxi qua phổi để thực hiện trao đổi khí Khi hô

hấp, phổi chim không thay đổi thể tích => chim là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn

0,25đ 0,25đ 0,5đ

Câu 3:

a Phân biệt hai hình thức ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật

.Vai trò của ứng động và nêu ứng dụng của ứng động vào thực tiễn

Thường là các vận động liên quan đến đồng

hồ sinh học Là vận động cảm ứng do sự

khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế

bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan

(như lá, cánh hoa)

Phản ứng do sự thay đổi độ trương nước của

tế bào

Tùy thuộc tác nhân kích thích, ứng động sinh

trưởng được chia thành các kiểu tương ứng:

Quang ứng động, nhiệt ứng động.Các vận

động này có thể liên quan đến các hoocmon

thực vật

Các dạng ứng động không sinh trưởng: Ứng động sức trương (như vận động tự vệ), ứng động tiếp xúc và hóa ứng động (vận động bắt mồi)

- Vai trò: Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn

tại và phát triển

- Ứng dụng: Người ta có thể ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở hoa, đánh thức chồi

Trong nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng cho quá trình ra hoa

b Sau một thời gian khoảng 30 phút, quan sát và cho biết sự thay đổi màu sắc ở 4 ống

nghiệm sẽ như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?

- Bắt đầu thí nghiệm cả 4 ống nghiệm đều có màu đỏ của Methyl ở trạng thái oxi hóa Nhưng sau

thí nghiệm, khoảng 30 phút, thấy ống nghiệm 1 màu đỏ chuyển sang màu lục, còn các ống

nghiệm 2,3,4 vẫn giữ màu đỏ

- Sự chuyển màu của ống nghiệm 1 là do Clorophin khi được chiếu sáng đã bị kích thích, điện tử

bật ra khử Methyl đỏ Methyl đỏ bị khử đã mất màu đỏ và màu lục của Clorophin xuất hiện Lỗ

trống điện tử của Clorophin được lấp đầy bởi điện tử của axit Ascorbic

c Hãy viết tổ hợp ghép đôi giữa hai cột sau cho phù hợp giữa hooc môn và tác động sinh lí

của chúng

1c – 2d – 3e – 4b – 5a

Lưu ý: mỗi tổ hợp viết đúng được 0,25điểm

– 1c – 2d – 3e – 4b – 5a

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,75đ

0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ

Câu 4:

a.Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: 3 chiều hướng

Trang 5

hạch (tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh) thần kinh dạng ống

-Đối xứng: Từ đối xứng tỏa tròn (ở ruột khoang)  Đối xứng 2 bên (Do động vậtchủ động di

chuyển theo 1 hướng xác định)

-Đầu hóa: tế bào thần kinh tập trung về phía đầu  Não bộ phát triển  Điều khiển, phối hợp

hoạt động của các cơ quan  Đảm bảo cơ thể là 1 khối thống nhất

 Kết luận: Động vật bậc càng cao thì cấu tạo hệ thần kinh càng phức tạp, số lượng phản xạ

càng nhiều, phản xạ càng chính xác, tốn ít năng lượng  Giúp động vật thích nghi với môi

trường

b Tại sao xung thần kinh chỉ truyền qua xinap theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau?

- Bóng chứa chất trung gian hóa học chỉ có ở các chùy xinap

- Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học chỉ có ở màng sau xináp

 Vậy: Màng sau xinap không có chất trng gian hóa học, màng trước xinap không có các thụ thể

tiếp nhận chất trung gian hóa học  Xung thần kinh chỉ truyền qua xinap theo 1 chiều từ màng

trước ra màng sau

c Tại sao thiếu Iốt trong thức ăn, nước uống thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp

nhăn, trí tuệ thấp?

- Vì Iôt là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên Tirôxin  Thiếu Iốt  Thiếu Tirôxin dẩn đến:

 Giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào  Chịu lạnh kém

 Giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào  Trẻ em chậm lớn

 Giảm kích thước vá số lượng tế bào thần kinh  não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp

d Hãy phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: ăn như “tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa gì

đối với sự sinh trưởng và phát triển của tằm?

Người ta nói: ăn như tằm ăn rỗi với ý nghĩa là giai đoạn đó tằm tằm có tốc độ sinh trưởng

mạnh nhất nên cần có nhiều thức ăn nhất, cung cấp các chất dinh dưỡng cho các quá trình đồng

hóa

Nếu thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và cả sự phát triển của

cơ thể

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ

Câu 5: Ở một loài thực vật, cho Pt/c: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng Cho biết các gen thuộc nhiểm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái

a Biện luận để tìm kiểu gen của P và F1

b Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2

a Biện luận để tìm kiểu gen của P và F1

- Tính trạng chiều cao cây: Cây cao/ Cây thấp=(40,5% +15,75%) : (34,5% + 9,25%) =9:7

chiều cao cây do qui luật di truyền tương tác bổ sung chi phối

A-B- qui định cây cao

A-bb

aaB- quy định cây thấp

aabb

Vậy kiểu gen của F1xF1: AaBb x AaBb

- Tính trạng màu sắc hoa: Hoa đỏ/ hoa vàng =(40,5% + 34,5%) : (15,75%+9,25%) = 3:1 

màu sắc hoa nghiệm quy luật phân li Men đen chi phối

D: Hoa đỏ; d: Hoa vàng

Vậy kiểu gen F1 xF1 : Dd xDd

- Xét chung 2 cặp tính trạng F 1 : AaBbDd x AaBbDd = (9:7)(3:1) kết quả khác bài ra Tỷ lệ kiểu

hình thu được trong bài là kết quả của hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn , trong đó cặp Aa

hoặc Bb liên kết không hoàn toàn với Dd

- Xét trường hợp (1): Aa liên kết không hoàn toàn với Dd

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Trang 6

cây cao, hoa vàng = 15,75% A- B- dd = 0,1575

Ad

B

d

=0,1575 

Ad d

0,1575

0, 75 =0,21

Mà : A-dd + aadd = 0,25 aadd = 0,04 ad x ad = 0,04

0,2 0,2

Vậy kiểu gen F1 x F1: BbAd 40%

aD f x Ad

aD f

 Kiểu gen của Pt/c: BBAd

Ad x

aD bb aD

- Xét trường hợp (2): Bb liên kết không hoàn toàn với Dd

Lập luận tương tự như trường hợp 1

kiểu gen F1 x F1: Bd

bD f x Bd

bD f

 Kiểu gen của Pt/c: AABd

Bd x

bD aa bD

b Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F 2

Vì A và B có vai trò như nhau nên kết quả trường hợp (1)cũng giống kết quả trường hợp (2)

F1 x F1: Ad

aD f x Ad

aD f

F2: (Bb=0,5)(Ad

aD=03x0,3x2 +

AD

ad = 0,2x0,2x2)=13%

0,25đ 0,25đ

0,25

0,5đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ 0,5đ

Lưu ý: Học sinh làm theo cách khác đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa

Ngày đăng: 03/03/2019, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w