1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

đồ án bãi đỗ xe tự động

44 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 3 MB

Nội dung

bãi gửi xe tự động PLC

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

I.1 PHIẾU GIAO

I.2 THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HẠNH Lớp : Điện tử 4

Khoá : K10 Khoa, Trung tâm : Điện tử

Tên đề tài: Thiết kế mô hình bãi gửi xe tự

động

Giảng viên hướng dẫn : ThS VŨ THỊ HOÀNG YẾN

NỘI DUNG YÊU CẦU

Ngày giao đề tài : 24/12/2017 Ngày hoàn thành : 02/03/2018

Trang 2

MỤC LỤ

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG 5

1.1 YÊU CẦU THỰC TẾ 5

1.2.GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ MỘT BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG CHUẨN 6

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1 KHỐI ĐIỀU KHIỂN 11

2.1.1 Đặc điểm bộ điều khiển lập trình plc 11

2.1.2 Bộ xử lý trung tâm CPU (Center Processing Unit) 14

2.1.3 Bộ nhớ và bộ phận khác 14

2.1.4 Khối vào ra: 15

2.1.5 Một vài lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng plc 15

2.1.6 Chức năng của khối điều khiển 15

2.2 KHỐI CẢM BIẾN 16

2.3 KHỐI HIỂN THỊ 17

2.4 KHỐI NGUỒN 18

CHƯƠNG III THI CÔNG THỰC TẾ 19

3.1 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH S7 – 200 19

1.1.1 Cấu hình cứng 19

3.1.2 Rơ le 22

3.1.3 Thanh ghi (Register): 23

3.1.4 Bộ đếm(counters) 23

3.1.5 Bộ định thời gian (Timer): 24

3.1.6 Cấu trúc bộ nhớ 24

3.1.7 Thực hiện chương trình 27

3.2 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CỦA S7-200 28

3.2.1 Phương pháp lập trình: 28

3.2.2 Tập lệnh của S7-200 30

3.3 GIỚI THIỆU BỘ CẢM BIẾN QUANG 35

3.3.1 Định nghĩa 35

3.3.2 Nguyên tắc hoạt động 35

Trang 3

3.3.3 Nguồn sáng 36

3.3.4 Phân loại cảm biến 37

3.3.5 Các ứng dụng của cảm bién thường gặp trong thực tế: 38

3.4 CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH 40

3.5 CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 40

3.6 BỘ NGUỒN 41

3.6.1 Biến áp 41

3.6.2 Bộ chỉnh lưu 42

KẾT LUẬN 43

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chế tạo thiết bị tự động hóa, kết hợp

với những thành tựu trong công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, đã cho phép tạo nên cácgiải pháp tự động hoá hoàn toàn trong mọi lĩnh vực Có thể nói tự động hoá đã trở thành xuhướng tất yếu của bất kỳ quốc gia, lãnh thỗ nào

Xuất phát từ thực trạng giao thông ở các thành phố lớn ở nước ta (như Hà Nội, Tp HồChí Minh) và các nước trên thế giới, với sự gia tăng ngày càng lớn của các phương tiện giaothông (đặc biệt là ôtô), một nhu cầu về bãi đậu đỗ cho các phương tiện giao thông là yêu cầucấp bách Một mặt, giảm tắt nghẽn giao thông, nó còn đem lại mặt thẩm mỹ cho một thành phốlớn hiện đại Với lý do đó, em đã khảo sát thiết kế một mô hình bãi đậu xe tự động Qua thờigian hơn 2 tháng tìm hiểu và thực hiện đề tài cùng sự hướng dẫn của giảng viên :

ThS VŨ THỊ HOÀNG YẾN, em đã hoàn thành đề tài

Nội dung gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG III: THI CÔNG THỰC TẾ

Mặc dù đã cố gắng song chắc chắn đề tài còn có nhiều thiếu sót Kính mong được sựgiúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG

1.1 YÊU CẦU THỰC TẾ

Hệ thống bãi đỗ xe tự động đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu khi nền kinh tế phát triển lượng ô tô tăng lên mọt cách chóng mặt, thực tại bãi đỗ xe tự lái thông thường có nhiểu bất tiệnnhư: dễ bị mất cắp phụ tùng xe nếu vị trí đỗ xe không lắp camera an ninh, người lái xe không

có kinh nghiệm phải mất nhiều thời gian để đưa xe vào vị trí đỗ xe chật hẹp ( đôi khi gây ra ùn tắc cục bộ), và hầu như rất khó kiểm soát khí thải và tiếng ồn khi xe di chuyển trong khu vực

đỗ xe

Đối với các bãi lái xe tự lái diện tích lớn, người lái xe phải mất rất nhiều thời gian để tìm chỗ

đỗ và tìm ra xe của mình khi lấy xe Và điều mà phần lớn nhà đầu rư quan tâm nhất là bãi đỗ xe

tự lái chiếm nhiều diện tích của công trình (bình quân 25m2/1 vị trí đỗ xe bao gồm diện tích đường di chuyển)

Trang 6

1.2.GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ MỘT BÃI ĐẬU XE TỰ ĐỘNG CHUẨN.

Một bãi đậu xe cạnh tranh phải có không khí thân thiện cho khách hàng, tiện lợi về vị trí

và đội ngũ lao động làm việc đặc biệt hiệu quả Các công ty hiện đại tập trung đội ngũ nhânviên, nếu có thể, tại vị trí trung tâm mà các nhân viên có thể thuận lợi về không gian quản lý

Để làm điều này, nó phải phối hợp một cách thông minh các kỹ thuật mới trong quản lý tựđộng, kỹ thuật âm thanh(audio) và hình ảnh (video) kỹ thuật trong nước (domestic)và truyềnthông tin số Kỹ thuật này tạo điều kiện tốt nhất cho các khách hàng quan tâm đến giao tiếpbằng thính giác và thị giác, giữa các khách hàng và trung tâm điều khiển giám sát có quyềntrợ giúp từ xa các vấn đề đang diễn ra, hay các sự kiện bất thường Các hoạt động vệ sinh vàbảo trì được thực hiện xung quanh khu vực đậu xe phải cần có kế hoạch và cần thiết

 Hệ thống đầy đủ là một hệ thống điều khiển tin cậy và dễ hiểu

 Hệ thống điều khiển tự động hổ trợ cho các nhà vận hành và tránh bị căng thẳng

 Hệ thống truyền thông và thông tin đề cao tính lưu động và tốc độ phản hồi nhanh

 Công nghệ sử dụng phải kinh tế và có khả năng mở rộng

Trang 7

 Hệ thống giám sát và chuẩn đoán lỗi phản ứng nhanh chóng, tin cậy và liên tục thôngbáo tình trạng của hệ thống.

 Tạo môi trường làm việc thân thiện và khả năng thực hiện cao

 An ninh là một yêu cầu quan trọng đầu tiên với cảm giác an toàn, tin cậy và thoải mái.Nếu mọi người tự do quyết định, họ sẽ bị lôi cuốn vào nơi mà họ cảm thấy an toàn.Việcquản lý hiện đai và thu hút ở khu vực đậu xe là ấn tượng tốt để mọi ngưòi cảm thấy antoàn trong khu vực quản lý Kỹ thuật an toàn không được gây khó chịu và tạo ấn tượngnhư là bị giám sát, nhưng phải tin cậy trong trường hợp nguy hiểm Khái niệm an toànhiện đại bao gồm hàng loạt các thiết bị kỹ thuật kèm theo

 Vấn đề an toàn được xem xét trước hết khi thiểt kế bãi đậu xe Sạch sẽ, sáng sủa , màuthân thiện là tất cả các đặc điểm chính của bãi đỗ xe Vấn đễ này đạt được bằng cáchsắp xếp rõ ràng, lối đi phải phẳng, chiếu sáng và màu đèn dễ chịu, nền khô và sạch sẽchống lại việc bị trượt, lối đi bộ, cầu thang và cẩu trục phải được sắp xếp sao cho sạch

sẽ

Trang 8

Công ty Scheidt & Bachmann(một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết

kế bãi đỗ xe tự động) đặt ra một chuẩn mới cho một bãi đỗ xe ít nhân sự tại trung tâm điều khiển là:

Phối hợp kỹ thuật quản lý bãi đỗ xe, ky î thuật nâng và hệ thống hướng dẫn giao thông, kỹthuật an ninh, kỹ thuật khoá (locking mechanisms), truyền thông trực quan, hệ thống trình tự,

hệ thống điều khiển video, kỹ thuật nhận dạng và kỹ thuật định lượng, hệ thống kỹ thuật giadụng (kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, thang máy, hệ thống cung cấp nguồn điện, hệthống báo cháy ) Các dịch vụ (cho chăm sóc, vệ sinh, bảo trì ) và nhiều hơn nữa

 Các thiết bị kỹ thuật ở hệ thống đậu xe tại địa phương với khả năng truyền thông ở mứccao giữa khách hàng và trung tâm điều khiển

 Hệ thống gồm nhiều máy tính chủ đặt tại nhiều nơi, làm việc thì hoàn toàn giống nhau

và có cùng quyền điều hành

 Màn hình tiếp xúc(touch screen) tại nơi làm việc, điều hành nhanh chóng và rõ ràng

 Có sự phân chia điều hành và quản lý ở mức điều khiển, cũng như ở khoảng cách xa

 Thiết bị mạng kỹ thuật số thông thường cho dữ liệu hình ảnh và âm thanh

 Chức năng vượt qua hệ thống (Cross-system ), như là chương trình điều khiển trongtrường hợp nguy hiểm

 Quản lý báo động thông thường với hệ thống báo động phân tán

 Giám sát và điều khiển thông thường thông qua hệ thống

 Quản lý thông qua dịch vụ( Cross-service ) kết nối với trung tâm đường dây nóng

 Trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề ở lối vào và lối thoát ở, trạm trả tiền tựđộng và các điểm nhạy cảm khác bằng tiếp xúc hình ảnh, giọng nói

 Tận dụng các phương thức trả tiền và phương thức nhận dạng

 Điều khiển rõ ràng và tin cậy

Hỗ trợ toàn diện khách hàng với các công cụ cần thiết.

 Bao gồm cả” đậu xe trên đường” (on-street parking ) thông qua kỹ thuật nối mạngkhông dây

 Mở rộng cho các ý tưởng đổi mới và mở rộng

Trang 9

 Tăng khả năng di động cho đôi ngũ nhân viên với các thiết bị di động nhỏ như (PDA,Pocket-PC, Handheld).

Một số bãi đỗ xe tự động trên thế giới

Trang 11

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

sơ đồ khối của hệ thống

II.1 KHỐI ĐIỀU KHIỂN

II.1.1 Đặc điểm bộ điều khiển lập trình plc

Một số thuật ngữ dùng để mô tả bộ điều khiển lập trình

Trang 12

+ PC Programmable Controller (Anh )+ PLC Programmable Logic Controller (Mỹ) + PBS Programmable Binary System (Thuỵ Điển) Thuật ngữ PC thể hiện ý nghĩa tổng quát nhất về bộ điều khiển lập trình nhưng thuật ngữPLC để phân biệt với máy tính cá nhân.

Sơ đồ khối bên trong PLC.

PLC gồm ba khối chức năng cơ bản: Bộ vi xử lý, bộ nhớ, và bộ vào/ra Trạng thái ngõvào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm, PLC thực hiện các lệnh logic trên cáctrạng thái của chúng và thông qua chương trình trạng thái ngõ ra được cập nhập và lưu vào bộnhớ đệm Sau đó, trạng thái ngõ ra trong bộ nhớ đệm được dùng để đóng mở các tiếp điểm kíchhoặt các thiết bị tương ứng

Bộ nhớ chương

điều khiển

Khối ngỏ vào

Mạch giao tiếp cảm biến

Mạch công suất

& cơ cấu tác động

Nguồn cấp điện

Trang 13

Bộ nhớ chương trình

EEPROM

tuỳ chọn

Bộ đệm

Bộ nhớ chương trình

EPROM

Nguồn pin

CPU

bộ

vi

xử lý

Clock

Bộ nhớ

hệ thống

ROM

Bộ nhớ

dữ liệu

RAM

Khối vào ra

Bộ đệm

Bộ đệm

Kênh ngõ ra Kênh ngõ vào

Sơ đồ cấu trúc bên trong PLC

Trang 14

II.1.2 Bộ xử lý trung tâm CPU (Center Processing Unit)

Bộ xử lý trung tâm để điều khiển và quản lý tất cả hoạt động bên trong của PLC.Việctrao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và khối vào ra được thực hiện thông qua hệ thống bus dưới

sự điều khiển của CPU Một mạch dao động thạch anh cung cấp xung clock tần số chuẩn choCPU thường là 1 hay 8 MHz, tùy thuộc vào bộ xử lý được sử dụng

II.1.3 Bộ nhớ và bộ phận khác

Tất cả các PLC đều dùng các loại bộ nhớ sau :

ROM (Read Only Memory): đây là bộ nhớ đơn giản nhất (loại chỉ đọc) nó gồm các

thanh ghi, mỗi thanh ghi lưu trữ một từ với một tín hiệu điều khiển, ta có thể đọc một từ

ở bất kỳ vị trí nào ROM là bộ nhớ không thay đổi được mà chỉ được nạp chương trìnhmột lần duy nhất

RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, đây là bộ nhớ thông

dụng nhớ để cất giữ chương trình và dữ liệu của người sử dụng Dữ liệu trong RAM sẽ

bị mất khi mất điện Do đó điều này được giải quyết bằng cách luôn nuôi RAM bằngmột nguồn pin riêng

EEPROM: Đây là loại bộ nhớ maö nó kết hợp sự truy xuất linh hoạt của RAM và bộ

nhớ chỉ đọc không thay đổi ROM trên cùng một khối, nội dung của nó có thể xoá hoặcghi lại bằng điện tuy nhiên cũng chỉ được vài lần

Bộ nguồn cung cấp: Bộ nguồn cung cấp của PLC sử dụng hai loại điện áp AC hoặc DC,

thông thường nguồn dùng cấp điện áp 100 đến 240V; 50/60Hz, những nguồn DC thì cócác giá trị :5V, 24V DC

Nguồn nuôi bộ nhớ: Thông thường là pin để mở rộng thời gian lưu giữ cho các dữ liệu

có trong bộ nhớ, nó tự chuyển sang trạng thái tích cực nếu dung lượng tụ cạn kiệt và nóphải thay vào vị trí đó để dữ liệu trong bộ nhớ không bị mất

Cổng truyền thông: PLC luôn dùng cổng truyền thông để trao đổi dữ liệu chương trình,

các loại cổng truyền thông thường dùng là: RS232, RS432, RS485 Tốc độ truyền thôngtiêu chuẩn: 9600 baud

Dung lượng bộ nhớ: Đối với PLC loại nhỏ thì bộ nhớ có dung lượng cố định (thường là

2K) dung lượng chỉ đủ đáp ứng cho khoảng 80% hoạt động điều khiển công nghiệp do

Trang 15

giá thành bộ nhớ giảm liên tục do đó các nhà sản suất PLC trang bị bộ nhớ ngày cànglớn hơn cho các sản phẩm của họ.

II.1.4 Khối vào ra:

Mọi hoạt động xử lý tín hiệu bên trong PLC có mức điện áp 5V DC;15V DC (điện ápcho TTL, CMOS) trong khi tín hiệu điều khiển bên ngoài có thể lớn hơn nhiều, thường là 24V

DC đến 240V DC với dòng lớn Khối vào/ra có vai trò là mạch giao tiếp giữa mạch vi điện tửPLC với các mạch công suất bên ngoài, kích hoạt các cơ cấu tác động: Nó thực hiện sự chuyểnđổi các mức điện áp tín hiệu và cách ly Tuy nhiên khối vào ra cho phép PLC kết nối trực tiếpvới các cơ cấu tác động có công suất nhỏ (<= 2 A) nên không cần các mạch công suất trunggian hay rơle trung gian

Có thể lựa chọn các thông số cho các ngõ ra ,vào với các yêu cầu điều khiển cụ thể :

 Ngõ vào: 24 V DC; 110 V AC hoặc 220V AC

 Ngõ ra: Dạng rơle, transistor hay triac

II.1.5 Một vài lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng plc.

Hóa học và dầu khí: định áp suất (dầu), bơm dầu, điều khiển hệ thống ống dẫn, cân đông

trong nghành hóa …

Chế tạo máy và sản xuất: Tự động hoá trong chế tạo máy, cân đông, quá trình lắp đặt

máy, điều khiển nhiệt độ lò kim loại…

Bột giấy, giấy, xử lý giấy: Điều khiển máy băm, quá trình cán, gia nhiệt…

Thủy tinh và phim ảnh: quá trình đóng gói, thu nghiệm vật liệu, cân đong, các khâu hoàn

tất sản phẩm, đo cắt giấy

Thực phẩm, rượu bia, thuốc lá: đếm sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, kiểm soát quá trình

sản xuất, cân đông, đóng gói, hòa trộn …

Kim loại: Điều khiển quá trình cán, cuốn (thép), qui trình sản xuất, kiểm tra chất lượng.

Năng lượng: Điều khiển nguyên liệu (cho quá trình đốt, xử lý trong các turbin …) các

trạm cần hoạt động tuầu tự khai thác vật liệu một cách tự động (than, gỗ, dầu mỏ)

II.1.6 Chức năng của khối điều khiển

PLC hận tín hiệu có xe vào/ra từ cảm biến thì điều khiển mở barie Khi thanh gạt mở tối

đa sẽ chạm vào công tắc hành trình trên cửa vào/ra, công tắc này tác động đến PLC, PLC sẽ

Trang 16

điều khiển dừng mở barie Khi xe đã vào/ra, cảm biến phát hiện xe đã vào/ra sẽ tác động, đưatín hiệu về PLC, PLC sẽ điều khiển đóng barie lại, đồng thời tác động đến bộ đếm, đếm sốlượng xe Khi thanh gạt đóng tối đa sẽ chạm vào công tắc hành trình dưới ở cửa vào/ra, côngtắc này sẽ tác động đến PLC, PLC sẽ điều khiển dừng đóng barie.

Khi xe được đưa vào vị trí chỗ để xe, các cảm biến sẽ báo tín hiệu đến PLC, PLC sẽ tốnghợp, xử lý và đưa tín hiệu đến màn hình hiển thị thông tin số chỗ đã có xe, chỗ vẫn trống

2.2 KHỐI CẢM BIẾN

Sơ đồ khối khối cảm biến

Trang 17

Sơ đồ mạch khối cảm biến

Cảm biến tại cửa kiểm soát vào/ra: khi có xe vào/ra, cảm biến nhận biết tín hiệu xe và chuyển tín hiệu đến khối xử lý (PLC), PLC điều khiển mở barie cho xe vào/ra và đếm số lượng

xe vào ra

Cảm biến tại các vị trí để xe: khi có xe vào vị trí hay khi xe được lấy ra khỏi vị trí để xe, cảm biến xác nhận tín hiệu có xe hay không có xe rồi truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển (PLC) để xử lý tín hiệu rồi truyền thông tin đến bộ phận hiển thị

2.3 KHỐI HIỂN THỊ

Tín hiệu sau khi được truyền từ bộ phận điều khiển (PLC) đến sẽ được khối hiển thị tiếp nhận xử lý và hiển thị “ số lượng xe trong bãi”, “ mã số chỗ còn trống”, “mã số chỗ đã có xe” để thông báo trạng thái hiện tại của bãi đỗ.

Trang 18

2.4 KHỐI NGUỒN

Khối nguồn cấp sẽ cấp nguồn điện cho khối điều khiển, mạch lực điểu khiển của barie, mạch hiển thị đồng thời chia điện áp phù hợp cho mỗi khối

Trang 19

CHƯƠNG III THI CÔNG THỰC TẾ

III.1 THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH S7 – 200

I.1.1 Cấu hình cứng.

Như trên đã nói PLC (Programmable Logic Control) là thiết bị điều khiển logic lập trìnhđược, hay khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua mộtngôn ngữ lập trình

Hình ảnh thực tế PLC

Trang 20

 Thời gian xử lý 1024 lệnh nhị phân: 0.37ms.

 Bit memory/Counter/ Timer: 256/256/256

 Bộ đếm tốc độ cao: 6 x 60 Khz

 Bộ đếm lên/xuống: có

 Ngắt phần cứng: 4

 Số đầu vào/ra có sẵn: 24 DI / 16DO

 Số đầu vào / ra số cực đại ( nhờ lắp ghép thêm Modul số mở rộng:

 DI/DO/MAX: 128 / 120 / 248

Trang 21

 Số đầu vào / ra tương tự ( nhờ lắp ghép thêm Modul Analog mở rộng:

 AI/AO/MAX: 28 / 7/ 35 hoặc 0 / 14 / 14

 Kích thước: Rộng x Cao x sâu: 196 x 80 x 62

Mô tả các đèn báo trên S7 - 200, CPU226:

 SF (đèn đỏ ): Báo hiệu hệ thống bị hỏng Đèn SF sáng lên khi PLC có hỏng hóc

 RUN ( đèn xanh): Chỉ định PLC đang ở chế độ làm việc và thực hiện chương trình được nạpvào trong máy

 STOP (đèn vàng ): Chỉ định PLC đang ở chế độ dừng Dừng chương trình đang thực hiệnlại

 Ix.x (Đèn xanh) :Đèn xanh ở cổng vào chỉ định trạng thái tức thời của cổng Ix.x (x.x =0.0đến 1.5).Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị lôgic của cổng

 Qy.y (Đèn xanh ): Đèn xanh ở cổng ra báo hiệu trạng thái tức thời của cổng

 Qy.y (y.y = 0.0 đến 0.1 ) Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic củacổng

III.1.1.1 Cổng truyền thông.

S7-200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân để phục vụ choviệc ghép nối thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác Tốc độ truyền cho máy lập trìnhkiểu PPI là 9600 baud Tốc độ truyền cung cấp của PLC theo kiểu tự do là từ 300 đến 38.400

Trang 22

Để ghép nối S7-200 với máy lập trình PG702 hoặc với các loại máy lập trình thuộc họ

PG7xx có thể sử dụng 1 cáp nối thẳng qua MPI Cáp này đi kèm theo máy lập trình

Ghép nối S7-200 với máy tính PC qua cổng RS-232 cần có cáp nối PC/PPI với bộchuyển đổi RS232/485

III.1.1.2 Công tắc chọn chế độ làm việc cho PLC.

Công tắc chọn chế độ làm việc nằm phía trên bên cạnh các cổng ra của S7- 200 Có 3 vịtrí cho phép chọn

RUN cho phép PLC thực hiện chương trình trong bộ nhớ PLC S7 - 200 sẽ rời khỏi chế

độ RUN sang chế độ STOP nếu trong máy có sự cố hoặc chương trình gặp lệnh STOP

STOP cưỡng bức PLC dừng công việc thực hiện chương trình đang chạy và chuyển sang

chế độ STOP Ở chế độ STOP, PLC cho phép hiệu chỉnh lại chương trình hoặc nạp 1chương trình mới

TERM cho phép máy lập trình tự quyết định 1 trong các chế độ làm việc của PLC

(RUN/STOP)

III.1.1.3 Nguồn nuôi bộ nhớ và nguồn pin

Nguồn nuôi dùng để ghi trong chương trình hoặc nạp 1 chương trình mới

Nguồn pin có thể sử dụng để mở rộng thời gian lưu trữ cho các dữ liệu trong bộ nhớ Nguồn pin tự động chuyển trạng thái tích cực nếu như tụ nhớ cạn kiệt và nó phải thaythế vào vị trí đó để dữ liệu trong bộ không bị mất đi

III.1.2 Rơ le

Thực chất là một bộ nhớ 1 bit và có tác dụng như rơle phụ trợ vật lý trong mạch điềukhiển dùng rơle truyền thống nên được gọi là rơle logic Theo thuật ngữ máy tính Rơle cònđược gọi là cờ, được ký hiệu là M và được đánh số thập phân M0 ; M500 ; M800)

Phân loại rơle logic:

Rơle chốt (Latched Relay): rơle được chốt là rơle duy trì được trạng thái khi không cấp

điện cho PLC Nếu nguồn cung cấp điện bị hỏng khi PLC đang ở trạng thái hoạt độngthì tất cả các ngõ ra đều tắt (Off), trạng thái off vẫn được duy trì trừ trường hợp chúngđược kích hoạt khi PLC được cấp điện trở lại để thực hiện được trạng thái đó trongchương trình thì ta không kích trực tiếp các ngõ ra mà phải dùng rơle đựơc chốt làmtrạng thái trung gian kích các ngõ ra

Ngày đăng: 03/03/2019, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w