Với những kết quả có được, một số giải pháp được đề nghị cho sự phát triển chương trình du lịch sinh thái tại cộng đồng là tập trung vào việc đa dạng hóa các hoạt động du lịch và nâng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
LÊ HOÀNG TÂM
NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP
“CỘNG ĐỒNG LÀM DU LỊCH SINH THÁI” TẠI THÔN DỖI, HUYỆN NAM ĐÔNG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2007
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP
“CỘNG ĐỒNG LÀM DU LỊCH SINH THÁI” TẠI THÔN DỖI, HUYỆN NAM ĐÔNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: ThS Hoàng Hữu Cải Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2007
Trang 3 Ban giám đốc và các anh chị thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông
Anh Minh và anh Phúc, cán bộ Hạt Kiểm lâm Khe Tre
Chị Phạm Thị Duyên Anh, cố vấn Du lịch bền vững của Tổ chức SNV
Anh Trần Đức Sáng và anh Lê Anh Tuấn, cán bộ Phân viện nghiên cứu văn hóa - thông tin tại Huế
ThS Hồ Hỷ, cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, cùng các quý thầy cô, các bạn sinh viên thuộc Khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế
Các quý thầy cô, và tập thể sinh viên DH03LN thuộc Khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Chúng tôi chân thành cảm ơn!
Trang 4Tóm tắt
Tên đề tài: Nghiên cứu một trường hợp “Cộng đồng làm du lịch sinh thái” tại thôn Dỗi, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: Từ 15/03/2007-30/06/2007
Địa điểm nghiên cứu: thôn Dỗi, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay trên thế giới, khái niệm du lịch cộng đồng đã được xem như là một sinh kế mới, giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo cuộc sống thường nhật cho cộng đồng Tuy nhiên khái niệm này chưa được hiểu rõ
ở Việt Nam, đặc biệt là ở cấp địa phương Do vậy, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một trường hợp cộng đồng được sự hỗ trợ của SNV làm du lịch sinh thái tại thôn Dỗi Nghiên cứu phân tích sinh kế và tìm hiểu mối liên hệ giữa các sinh kế hiện nay
và sự phát triển của CTDLST tại khu vực; tư liệu hóa tiến trình thực hiện CTDLST của cộng đồng và phân tích sự tham gia của họ Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích các tài liệu thứ cấp và thông tin sơ cấp được thu thập bằng các công cụ PRA
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Thôn Dỗi có những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như là một sinh
kế mới Cộng đồng và các bên tham gia đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức sau một thời gian tham gia chương trình
Với những kết quả có được, một số giải pháp được đề nghị cho sự phát triển chương trình du lịch sinh thái tại cộng đồng là tập trung vào việc đa dạng hóa các hoạt động du lịch và nâng cao năng lực của địa phương thông qua việc đào tạo để tạo ra được lợi nhuận lớn hơn
Trang 5Summary
Title of the study: Community-based eco-tourism: A case study in Doi Hamlet, Thuong Lo Commune, Nam Dong District, Thua Thien Hue Province
Time: from 15th March to 30th June, 2007
Study site: Doi Hamlet, Thuong Lo Commune, Nam Dong District, Thua Thien Hue Province
Community-based tourism is known as a “tool” to resolve the conflict between local livelihood and nature resource conservation in the world However, the concept is not well understood in Vietnam, especially at the local level The present research aims to examine the eco-tourism program implemented in Doi hamlet with the support of SNV (Netherland Development Organisation) Based on the analysis of secondary data and the collection of primary information through PRA tools and techniques, the research analyses community’s livelihoods and examines the linkages between livelihoods and eco-tourism development in the area The involvement of local people in eco-tourism activities was documented and the impacts of their participation were also analysed
The main findings can be summaried as follow:
Doi hamlet has several natural and cultural advantages to develop tourism as an alternative for livelihoods improvement The awareness of the necessity of community and stakeholders participation has been increased and measures have been taken to foster this participation There are clear connection between local livelihoods and their participation in the process
eco- Based on the findings, some recommendations were elaborated for the development of the community-based tourism with a special focus on diversification of eco-tourism activity and development of local capacity through trainings to help local people to get a greater benefit from the initiative
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Summary
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Du lịch sinh thái 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Sự tiến hóa của khái niệm du lịch sinh thái 5
2.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái, nguyên tắc của du lịch bền vững 5
2.1.4.1 Định nghĩa về cộng đồng 8
2.1.4.2 Sự tham gia của cộng đồng 8
2.2 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên thế giới và tại Việt Nam 10
2.2.1 Tình hình thế giới 10
2.2.2 Tình hình ở Việt Nam 12
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Địa điểm nghiên cứu 14
3.1.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14
3.1.1.1 Vị trí - ranh giới 14
3.1.1.2 Lịch sử cộng đồng dân tộc Katu ở thôn Dỗi 15
3.1.1.3 Địa hình 16
3.1.1.4 Khí hậu, thủy văn 17
3.1.1.5 Tài nguyên rừng, đất đai 17
3.1.1.6 Tình hình kinh tế, xã hội 20
3.1.2 Đặc trưng truyền thống của dân tộc Katu - tiềm năng phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia tại địa phương 21
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1 Phân tích tiến trình nghiên cứu 25
3.3.2 Thu thập thông tin thứ cấp 26
3.3.3 Thu thập thông tin sơ cấp 26
3.3.4 Phương pháp xử lý thông tin 26
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Sinh kế của người dân 28
4.1.1 Dân số 28
4.1.2 Sản xuất nông nghiệp 29
4.1.2.1 Trồng trọt 29
4.1.2.2 Chăn nuôi 31
4.1.3 Khai thác tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng 33
4.1.3.1 Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ 33
4.1.3.2 Công tác quản lý bảo vệ rừng 36
4.1.4 Các nguồn thu khác 38
Trang 74.2 Đánh giá mối quan hệ giữa các sinh kế hiện nay và phát triển DLST 40
4.3 Du lịch sinh thái 41
4.3.1 Phân tích tiến trình 41
4.3.2 Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng thôn Dỗi 45
4.3.2.1 Tổ chức hoạt động 45
4.3.2.2 Mức giá các dịch vụ 49
4.3.2.3 Những quy định về phân phối lợi ích kinh tế từ du lịch 50
4.3.3 Chương trình DLST của cộng đồng sau một thời gian đi vào
hoạt động 52
4.3.3.1 Những thành quả mang lại cho cộng đồng 52
4.3.3.2 Những thách thức và tồn tại 56
4.3.4 Nhận thức của các bên liên quan khi tham gia vào CTDLST dựa vào cộng đồng 59
4.3.4.1 Nhận thức của các bên liên quan 59
4.3.4.2 Nhận thức của cộng đồng 60
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI 65
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CTDLST 71
Trang 8DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Nguyên tắc của du lịch bền vững 7
Bảng 2.2: Các tác động tiềm năng của du lịch trong các cộng đồng 9
Bảng 2.3: Các điểm đến hàng đầu của du lịch ở Châu Mỹ 10
Bảng 3.1: Dòng lịch sử 16
Bảng 3.2: Chế độ mưa và gió trong năm ở xã Thượng Lộ 17
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thượng Lộ 18
Bảng 3.4: Một số loài thực vật phổ biến tại xã Thượng Lộ 19
Bảng 3.5: Một số loài động vật phổ biến tại xã Thượng Lộ 19
Bảng 3.6: Thống kê dân số xã Thượng Lộ 20
Bảng 4.1: Cấu trúc dân số các hộ điều tra thôn Dỗi 28
Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp 29
Bảng 4.3: Lịch thời vụ 30
Bảng 4.4: Thống kê đối tượng lấy củi 34
Bảng 4.5: Danh sách nhóm hộ quản lý rừng tự nhiên xã Thượng Lộ 37
Bảng 4.6: Tác động của các sinh kế hiện nay đến CTDLST dựa vào cộng đồng 40
Bảng 4.7: Vai trò của các bên liên quan 43
Bảng 4.8: Những thuận lợi và khó khăn của các bên liên quan 44
Bảng 4.9: Mức giá các dịch vụ 49
Bảng 4.10: Thống kê số hộ tham gia 52
Bảng 4.11: Thống kê thời gian tham gia và đánh giá CTDLST 53
Bảng 4.12: Thống kê hoạt động của các hộ dân tham gia 54
Bảng 4.13: Thống kê nhu cầu đào tạo của các hộ tham gia 55
Bảng 4.14: Thống kê nguyên nhân không tham gia 56
Hình 3.1: Bản đồ huyện Nam Đông 15
Hình 3.2: Phân tích tiến trình nghiên cứu 25
Hình 4.1: Cấu trúc dân số các hộ điều tra thôn Dỗi 28
Hình 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp 29
Hình 4.3: Thống kê tần số mức thu nhập dựa vào trồng trọt 31
Hình 4.4: Thống kê tần số thu nhập dựa vào chăn nuôi 32
Hình 4.5: Tỷ trọng thu nhập nông nghiệp 32
Hình 4.6: Thống kê tần số khối lượng củi lấy hàng tháng 33
Hình 4.7: Thống kê tần số lấy các loại LSNG 34
Hình 4.8: Thống kê tần số thu nhập dựa vào lấy song mây 35
Hình 4.9: Thống kê số hộ trồng keo lai và cao su 38
Hình 4.10: Thống kê tần số thu nhập dựa vào các nguồn khác 39
Hình 4.11: Tỷ trọng thu nhập 39
Hình 4.12: Sơ đồ tiến trình thực hiện CTDLST 42
Hình 4.13: Sơ đồ tổ chức BQLDL thôn 46
Hình 4.14: Đánh giá mức độ hài lòng của các hộ tham gia 53
Hình 4.15: Thống kê nhu cầu đào tạo của các hộ 55
Trang 9XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên WTTC: World Travel Tourism Council
Hội đồng Lữ hành và du lịch thế giới
ICT: Costarican Institute Tourism
Viện du lịch Costarica WTO: World Tourism Organisation
Tổ chức Du lịch thế giới UNESCO: United Nations Education, Scientific and Cultural Organisation
Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa
ASEANTA: Association of South-East Asian Nations Tourism Assembly
Hiệp hội du lịch Đông Nam Á PATA: Pacific Asian Travel Association
Hiệp hội Lữ hành châu Á, Thái Bình Dương FAO: Food and Agriculture Organisation
Tổ chức Lương nông thế giới PRA: Participatory Rural Appraisal
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Trang 10Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam, một quốc gia luôn đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên cho đến năm 2004 trên cả nước vẫn còn xấp xỉ 4,6 triệu người nghèo, chiếm 18,1% dân số1 Con số này cho thấy con đường xóa đói giảm nghèo của nước ta vẫn còn đầy khó khăn Hơn nữa, công cuộc chống đói nghèo hiện nay càng khó khăn hơn rất nhiều khi nó đòi hỏi tính chất bền vững, một sự phát triển bền vững
Hiện nay cụm từ "phát triển bền vững" được nói đến rất nhiều trong các tài liệu, trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, để thực hiện được đúng ý nghĩa của sự phát triển bền vững mà trong đó giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và vấn đề bảo tồn đặc biệt là ở các cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn
là một bài toán khó, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều bên liên quan
Để giải quyết được những mâu thuẫn đó, trên thế giới và ở nước ta hiện nay
đã thực thi nhiều chương trình, hành động, kế hoạch mà trong đó phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng được xem như là một giải pháp tốt vì có thể tạo ra những hoạt động sinh kế mới, thân thiện với môi trường và có thể hạn chế các tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên
Hiện trạng của thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trường hợp như vậy Thôn Dỗi cách thành phố Huế khoảng
60 km theo hướng tây nam, người dân nơi đây phần lớn sinh sống với mức thu nhập dưới 0,5USD/ngày được xác định là một trong những điểm nóng về đói nghèo2 Cộng đồng dân cư ở đây, chủ yếu là đồng bào người Katu ngày càng mất dần bản
1 Nguồn Ngân hàng thế giới
2 Nguồn www.snvworld.org
Trang 11sắc văn hóa của mình Hơn nữa nơi đây lại rất gần VQG Bạch Mã, do đó nguy cơ xâm hại về vấn đề bảo tồn là rất cao
Trong tình hình đó, SNV đã có những hoạt động nhằm khởi xướng những cách tiếp cận mới ở thôn Dỗi SNV tư vấn cho các tổ chức, cơ quan ở các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ tiến trình chống đói nghèo SNV làm việc với 1300 tổ chức trên thế giới ở 26 quốc gia SNV hoạt động tại Việt Nam từ 1995 trên các lĩnh vực Tiếp cận thị trường cho người nghèo, Quản lý lâm nghiệp phối hợp, Du lịch bền vững vì người nghèo; Khí sinh học và năng lượng tái tạo; Quản lý nhà nước SNV tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ Chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo
từ năm 2001, hiện đang hoạt động ở 9 tỉnh và cấp Trung ương3
Từ năm 2003 đến nay, SNV phối hợp với Sở Du lịch Huế thực hiện Chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo Một dự án du lịch sinh thái đã đi vào hoạt động tại thôn Dỗi từ năm 2004 Câu hỏi đặt ra là sau một thời gian đi vào hoạt động, dự án đã mang lại gì cho người dân tại đây? Đã giải quyết "bài toán bền vững" tại địa phương như thế nào? Sự tham gia của người dân như thế nào?v.v Do
đó trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp chúng tôi mong muốn
đóng góp vào việc nghiên cứu những vấn đề trên thông qua đề tài: "Nghiên cứu
một trường hợp “Cộng đồng làm du lịch sinh thái” tại thôn Dỗi - huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế"
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
1 Tìm hiểu sinh kế của cộng đồng
2 Tìm hiểu chương trình du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại khu vực thôn Dỗi
3 Đánh giá tác động của sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong thời gian thực hiện chương trình
4 Bước đầu đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng ở khu vực
3 Nguồn www.snvworld.org
Trang 12và định nghĩa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi, đã được Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế thiết lập năm 1990:
Sự du lịch một cách có trách nhiệm đến các vùng tự nhiên, có tác dụng trong bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống của người dân địa phương
Du lịch khoa học hay nghiên cứu
Du lịch văn hóa, dân tộc hay di sản văn hóa
Trang 13Khi nhận thức và kinh nghiệm hoạt động tăng lên, cần có một định nghĩa toàn diện và chi tiết hơn Gần đây (1999), Martha Honey đã đề nghị một định nghĩa chi tiết:
Du lịch sinh thái là du hành đến các vùng đất mong manh, còn nguyên sinh
và thường là các khu bảo tồn, với các hoạt động được cố gắng giữ tác động thấp và thường ở quy mô nhỏ Nó giúp giáo dục du khách; cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo tồn; các lợi ích trực tiếp để phát triển kinh tế và sự tạo quyền của các cộng đồng địa phương; và thúc đẩy sự tôn trọng các nền văn hóa khác và quyền con người
Tuy nhiên, có sự nhất trí giữa các tổ chức liên quan đến du lịch sinh thái (bao gồm Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên) chung quanh định nghĩa đã được chấp nhận năm
1996 bởi Liên hiệp Bảo tồn Thế giới (IUCN) trong đó mô tả du lịch sinh thái là:
Du hành và thăm viếng, một cách có trách nhiệm đối với môi trường, các vùng thiên nhiên để thưởng ngoạn và cảm nhận thiên nhiên (và các đặc trưng văn hóa đi kèm, cả trong quá khứ và hiện tại) có tác dụng thúc đẩy bảo tồn, có một tác động thấp mà du khách có thể tạo ra và có lợi cho sự tham gia tích cực về xã hội- kinh tế của người dân địa phương
Dưới đây là một định nghĩa khác về du lịch sinh thái:
Là một hình thức du lịch chủ yếu được gây cảm hứng bởi lịch sử tự nhiên của một khu vực, bao gồm cả các nền văn hóa hóa bản địa của nơi đó Các du khách sẽ tham quan những nơi còn tương đối chưa phát triển với một tấm lòng cảm kích, tham gia và nhạy cảm Du khách sẽ sử dụng theo cách không phá hoại các tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, và họ sẽ đóng góp cho vùng tham quan thông qua sức lực hay các biện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực tiếp cho việc bảo tồn khu vực đó cũng như cho phúc lợi kinh tế của cư dân địa phương Chuyến tham quan cần phải củng cố sự đánh giá đúng đắn về du lịch sinh thái cũng như những cống hiến của nó đối với sự nghiệp bảo tồn nói chung và đối với những nhu cầu cụ thể của địa phương Du lịch sinh thái cũng bao hàm một cách tiếp cận có tính quản lý của quốc gia hay khu vực sở tại, trong đó những nơi này
Trang 14cam kết sẽ thiết lập và duy trì các thắng cảnh với sự tham gia của cư dân địa ương, sẽ kinh doanh chúng một cách thích hợp, sẽ thực thi các luật lệ và dùng tiền lãi của doanh nghiệp để cung cấp cho việc quản lý đất tại những nơi đó cũng như cho sự phát triển của cộng đồng (Ziffer, 1989)
ph-Có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST Nhưng có một quan niệm tương đối thống nhất là: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch thiên nhiên, có sự giáo dục
và giải thích về môi trường thiên nhiên, hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn và được quản
lý bền vững về mặt sinh thái Các du khách sẽ được tham quan, hiểu biết, đánh giá
và thưởng thức các vùng thiên nhiên và văn hoá mà không gây nên những tác động phá hủy không thể chấp nhận được đối với các hệ sinh thái và văn hoá địa phương (Lê Văn Lanh, 2000)
2.1.2 Sự tiến hóa của khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm đã phát triển từ hơn 20 năm qua khi các cộng đồng làm công tác bảo tồn, người dân sống trong và chung quanh các khu bảo tồn, và công nghiệp lữ hành và du lịch chứng kiến một sự bùng nỗ trong du lịch thiên nhiên và thực hiện các mối quan tâm lẫn nhau của họ trong việc định hướng cho sự tăng trưởng này Du lịch sinh thái mang lại một tiền đề để đạt được các mục đích bảo tồn, cải thiện đời sống của các cộng đồng địa phương và tạo ra cơ hội kinh doanh mới - hứa hẹn một tình huống hiếm hoi trong đó tất cả các bên đều có lợi
Các mối quan hệ giữa các nhà bảo tồn, các cộng đồng và người thực hiện các dịch vụ du lịch không phải luôn luôn là êm ả và hợp tác Tuy nhiên, khái niệm và phương thức của du lịch sinh thái đã mang các đối tác khác nhau này lại với nhau
Du lịch sinh thái đã nẫy sinh như là một diễn đàn chung để thiết lập quan hệ hợp tác
và cùng hướng dẫn một lộ trình của du khách muốn trãi nghiệm và học hỏi về thiên nhiên và các nền văn hóa đa dạng ở các khu bảo tồn
2.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái, nguyên tắc của du lịch bền vững
Du lịch sinh thái sẽ không phát huy được những tác dụng tích cực nếu như
nó bị người ta lãng quên đi các nguyên tắc (hay chỉ đáp ứng được một số nguyên tắc) mà thậm chí đôi khi nó còn mang lại hậu quả không mong muốn:
Trang 15Các vườn quốc gia ở Bắc Mỹ trong năm 1991 đã được "yêu thích đến chết" bởi gần 400 triệu du khách đã "chà đạp lên các nơi cư trú mong manh, đã hủy hoại các loại thực vật do ô nhiễm từ xe cộ của họ thải ra, đã làm hoảng loạn các loài động vật và phá hoại thiên nhiên hoang dã " Tại Kenya, khu vực trung tâm của V- ườn quốc gia Amboseli đang bị biến thành bán sa mạc do các xe hơi của du khách gây ra, trong khi ở Maasai Mara, nơi tiếp nhận 200.000 khách một năm, việc xây dựng nhiều nhà nghỉ bên ngoài khu vực kiểm soát đang đe dọa sự quá tải đối với hệ
sinh thái ở đây (WWF, 1992)
Do vậy du lịch sinh thái đòi hỏi phải có những yêu cầu sau:
Có một tác động không đáng kể lên tài nguyên thiên nhiên của một khu bảo tồn;
Thu hút các nhóm liên quan (các cá nhân, cộng đồng, khách du lịch sinh thái, người điều hành tuyến du lịch và các cơ quan chính phủ và tổ chức có liên quan) trong các giai đoạn lập kế hoạch, phát triển, thực thi và giám sát;
Tôn trọng, bảo vệ và phát huy các nền văn hóa và truyền thống địa phương;
Tạo ra thu nhập bền vững và công bằng cho các cộng đồng địa phương và cho các nhóm liên quan khác trong khả năng có thể, bao gồm những người điều hành các tuyến du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch tư nhân;
Tạo ra thu nhập cho khu bảo tồn bảo tồn; và
Giáo dục tất cả các nhóm liên quan về vai trò của họ trong việc bảo tồn thiên nhiên
Một khi đáp ứng được những yêu cầu đó, thì du lịch sinh thái mới hướng đến được một nền du lịch bền vững
Trang 16Bảng 2.1: Nguyên tắc của du lịch bền vững
(Nguồn WWF, 2000)
1 Sử dụng các nguồn tài nguyên
một cách bền vững Bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là tối cần thiết và nó sẽ
khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài
2 Giảm việc tiêu thụ quá mức và
giảm chất thải Giảm bớt tiêu thụ và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí cho việc hồi phục lại môi
tr-ường bị suy thoái, đồng thời sẽ đóng góp cho chất lượng du lịch
3 Duy trì tính đa dạng Duy trì và tăng cường tính đa dạng thiên nhiên,
văn hóa và xã hội là điều rất cơ bản cho một nền du lịch bền vững lâu dài, và nó sẽ tạo ra
cơ sở mạnh mẽ cho ngành công nghiệp này
4 Hợp nhất du lịch vào quá trình
qui hoạch Phát triển du lịch nếu được hợp nhất trong khuôn khổ qui hoạch chiến lược quốc gia và địa phương,
và nếu có tiến hành đánh giá tác động môi trường
sẽ tăng cường khả năng phát triển lâu dài của ngành du lịch
5 Hỗ trợ kinh tế địa phương Hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác nhau của địa
ph-ương cũng như có tính đến các chi phí và giá trị môi trường thông qua phát triển du lịch để vừa bảo
vệ được nền kinh tế vừa tránh được những tổn hại
7 Lấy ý kiến quần chúng và các
đối tượng có liên quan Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất
cần thiết nếu như những nơi này sẽ làm việc cùng nhau và cùng giải quyết các xung đột về quyền lợi
8 Đào tạo cán bộ Đào tạo cán bộ trong đó có đa vấn đề du lịch sinh
thái vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng cán bộ địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch
9 Tiếp thị du lịch một cách có
trách nhiệm Tiếp thị mà cung cấp cho các du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự
tôn trọng của du khách đến môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi thăm quan, đồng thời sẽ tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng
10 Tiến hành nghiên cứu Tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành du lịch
thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu thu thập là cần thiết nhằm giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn tại và đem lại lợi ích cho địa điểm thăm quan, cho chính ngành du lịch
và cho khách hàng
Trang 172.1.4 Du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng - đáp án cho “bài toán
bền vững”
2.1.4.1 Định nghĩa về cộng đồng
Từ ngữ “cộng đồng” ở đây nói đến một nhóm người không đồng nhất, chia
sẻ một vùng cư trú trong cùng khu vực địa lý và tiếp cận một tập hợp tài nguyên thiên nhiên địa phương Mức độ liên kết và phân hóa xã hội, sức mạnh của những niềm tin và định chế chung, sự đa dạng về văn hóa và các yếu tố khác thay đổi rộng rãi trong và giữa các cộng đồng (Schmink, 1999)
2.1.4.2 Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là một trong những nguyên tắc và cũng chính là mục tiêu mà du lịch sinh thái hướng đến Có thể nói một trong những thành công của du lịch nói chung cũng như riêng du lịch sinh thái và để đạt được tính bền vững thì phải có sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng mang lại nhiều lợi ích cho chính họ và các bên liên quan, góp phần làm thành công chung cho cả chương trình:
Cộng đồng:
Nâng cao chất lượng cuộc sống vì tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập
Bảo tồn văn hóa và môi trường
Quản lý đồng đều tài nguyên địa phương
Cải thiện quản lý nhà nước tại địa phương
Khối doanh nghiệp:
Sản phẩn đa dạng
Cải thiện chất lượng sản phẩm
Quản lý tài nguyên bền vững
Trang 18 Giảm sức ép đối với tài nguyên thiên nhiên
Giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường
Hỗ trợ các nghiên cứu khoa học
Bảng 2.2: Các tác động tiềm năng của du lịch trong các cộng đồng
Tình trạng Đối với các cộng đồng Đối với các khu bảo tồn
Xâm canh, sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên
vững
(Nguồn IUCN, 2005)
Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động của mình như làm vai trò hướng dẫn viên, đảm nhiệm chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, về hàng lưu niệm cho khách thông qua việc tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nỗ lực bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực sẽ được phát huy bởi người dân địa phương sẽ nhận thức được sự gắn kết hữu cơ giữa việc bảo tồn và cuộc sống của họ, và chính họ sẽ là những người chủ thực sự, người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương, 1999)
Trang 192.2 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1 Tình hình thế giới
Hiện nay, ngành du lịch đều được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở hầu hết mọi nơi, trong định hướng phát triển kinh tế của mình đều khai thác “ngành công nghiệp không khói” này, trong đó làm du lịch sinh thái là một hướng đi mới trong xu thế du lịch hướng đến bền vững hiện nay
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2001), du lịch trên toàn thế giới tăng trưởng theo một tỷ lệ được ước lượng là 7,4% trong năm 2000 - đây là mức tăng trưởng cao nhất trong gần một thập kỷ và hầu như tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng năm 1999 Trên 698 triệu người đã đi đến một nước khác trong năm 2000 và đã chi hơn 476 tỷ USD, một sự gia tăng khoảng 4,5% so với năm trước Công nghiệp lữ hành và du lịch hỗ trợ 200 triệu việc làm trên thế giới - 1 trong mỗi 12,4 việc làm Vào năm 2010, con số này được ước lượng tăng lên 250 triệu, hay 1 trong mỗi 11 việc làm (WTTC, 2000)
Khu vực phát triển nhanh nhất là Đông Á và Thái Bình Dương với một mức tăng trưởng 14,5% Ở Châu Mỹ, mức tăng trưởng nhanh nhất thuộc về Trung Mỹ (+8.8%)
Bảng 2.3: Các điểm đến hàng đầu của du lịch ở Châu Mỹ
Trang 20nguyên Thế giới ghi nhận rằng trong khi du lịch nói chung đã tăng trưởng theo một
tỷ lệ hằng năm là 4%, du lịch thiên nhiên tăng theo một tỷ lệ hằng năm giữa 10% và 30% (Reingold, 1993) Dữ liệu hỗ trợ cho mức tăng trưởng cao này được tìm thấy trong báo cáo điều tra của Lew với những người điều hành các tuyến du lịch trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là những người đã trãi nghiệm mức tăng trưởng hằng năm trong những năm gần đây là từ 10% đến 25% (Lew, 1997) Một số các chỉ báo khác của sự tăng trưởng này là:
Số lượt thăm viếng Khu bảo tồn biển Hol Chan ở Belize đã tăng từ 33.669 du khách trong năm 1991 lên 50.411 trong năm 1996 hay hai phần ba trong thời kỳ (Cơ quan Du lịch Belize, 1997)
Hơn hai phần ba số du khách ở Costa Rica đã thăm các khu bảo tồn và khu
dự trữ thiên nhiên
Một cuộc điều tra những người điều hành du lịch sinh thái có cơ sở ở Hoa
Kỳ cho thấy rằng số người điều hành tăng 820% giữa 1970 và 1994, hay trung bình 34% một năm (Higgins, 1996)
Các điểm đến trên toàn thế giới của khách hàng thuộc những người điều hành du lịch sinh thái có cơ sở ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ đi đến: Trung Mỹ 39%, Nam Mỹ 25%, Bắc Mỹ 18%, Mexico và vùng Caribbea 5% và các vùng khác 13% (Higgins, 1996)
Theo ước lượng của Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, du lịch sinh thái tăng trưởng theo một tỷ lệ khoảng 10-15% mỗi năm
Nhiều quốc gia có các điểm hấp dẫn du lịch chủ yếu là các khu vực thiên nhiên đang trãi nghiệm sự gia tăng nhanh chóng số du khách Ví dụ, số lượt du khách đến Costa Rica tăng hơn bốn lần, từ 246.737 trong năm 1986 lên 1.031.585 trong năm 1999 (ICT, 2001) Belize đã trải nghiệm một mức gia tăng số du khách hơn 600%, từ 51.740 trong năm 1986 lên 334.699 vào mười năm sau (WTO, 1997)
Ở Honduras, các chuyên gia ước lượng rằng số du khách yêu thiên nhiên tăng gần 15% (với một tổng số khoảng 200.000 du khách) trong năm 1995; một mức gia tăng 13-15% về số du khách được dự kiến cho năm 1996 (Dempsey, 1996)
Trang 21Đến nay Việt Nam đã ký 12 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước, tham gia Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Hiệp hội Lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), hợp tác du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có quan hệ với 800 hãng du lịch của trên 50 nước
Phát triển du lịch bền vững cũng là một hướng đi đúng đắn của chúng ta trong thời gian với qua Với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ chúng ta mong muốn xây dựng một nền du lịch cộng đồng với sự tham gia của người dân SNV tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ Chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo từ năm
2001, hiện đang hoạt động ở 9 tỉnh và cấp Trung ương
Để chuẩn bị cho công tác gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO5), cũng như hành động của chúng ta sau khi trở thành một thành viên chính
thức, Chính phủ cũng đã đề ra Chương trình hành động trong đó có nội dung: “Tiến
hành công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn song song với việc thực hiện chính
5 Tên viết tắt tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization), phân biệt với tên viết tắt tiếng Anh của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)
Trang 22sách xã hội, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xoá đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.”
Một trong những chương trình du lịch với sự tham gia của cộng đồng thành công nhất là chương trình du lịch tại Sapa Sa Pa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta Khách du lịch trong và ngoài nước đến Sa Pa bị hấp dẫn bởi khí hậu dịu dàng, phong cảnh nên thơ, hùng vĩ, những thắng cảnh như thị trấn, đỉnh Phanxipăng…
Sa Pa còn thu hút du khách bởi phương thức mới: Du lịch cộng đồng Du khách có thể đến các bản làng, ăn ở, sinh hoạt với cộng đồng các dân tộc ở Sa Pa
Hiệu quả bước đầu cho thấy: nhiều du khách rất quan tâm đến phương thức
du lịch mới này Năm 2004 có 100 nghìn lượt khách, năm 2005 tăng lên 170 nghìn lượt khách và dự kiến năm 2006 sẽ lên 280 nghìn lượt khách Chỉ tính hết quý I năm 2006 vừa qua đã đạt hơn 100 nghìn lượt khách Trong đó có 40% là người nước ngoài mang 76 quốc tịch khác nhau, riêng số khách du lịch người Pháp chiếm 17%.6
6 Nguồn www.mofa.gov.vn
Trang 23Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở thôn Dỗi, thuộc xã Thượng Lộ, nằm ở phía tây nam, thuộc huyện miền núi Nam Đông là một trong hai huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế (cùng với huyện A Lưới), thôn Dỗi được biết đến là một điểm nóng về đói nghèo, là nơi giao thoa của vùng dự án Hành lang xanh7 và Vườn quốc gia Bạch Mã, thôn Dỗi được biết đến là một nơi có cảnh quan thích hợp để làm du lịch sinh thái với diện tích rừng tự nhiên thuộc vùng đệm VQG Bạch Mã, thác Kazan – một trong những thác đẹp nhất tại khu vực này Hơn nữa, người dân ở thôn
là cộng đồng dân tộc Katu, một dân tộc có truyền thống, những nét văn hóa độc đáo Vì các lý do đó, thôn Dỗi là một trong những nơi nằm thực hiện chương trình cộng đồng làm du lịch của tổ chức SNV
3.1.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu
3.1.1.1 Vị trí - ranh giới
Thôn Dỗi, là một cộng đồng dân cư nằm trong vùng đệm gần vườn quốc gia Bạch Mã Thôn, cách trung tâm huyện Nam Đông khoảng 3 km và cách thành phố Huế 60 km theo hướng tây nam Thôn Dỗi là một trong 4 thôn thuộc xã Thượng Lộ
Phía đông xã Thượng Lộ giáp với xã Hương Lộc
Phía tây là xã Hương Hòa và Thượng Nhật
7 Dự án Hành lang xanh là dự án bảo tồn 4 năm, bắt đầu từ năm 2005 nhằm hỗ trợ Chi cục kiểm lâm và các
bên liên quan khác bảo tồn các khu rừng, cảnh quan và động vật hoang dã có giá trị ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Dự án Hành lang xanh do Ngân hàng thế giới – Quỹ môi trường toàn cầu, UBND Thừa Thiên Huế và tổ chức SNV tài trợ Công tác bảo tồn và bảo vệ khu vực Hành lang xanh được xác định là một trong những khu vực bảo tồn ưu tiên khẩn cấp ở Việt Nam của chiến lược Trung Trường Sơn của WWF/Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bảo vệ các khu rừng cung cấp các dịch vụ môi trường nhằm góp phần phát triển kinh
tế bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn www.greencorridor.org.vn )
Trang 24 Phía nam là cộng đồng người Katu của huyện Hiên và Giằng thuộc tỉnh Quảng Nam
Phía bắc là thị trấn Khe Tre
Hình 3.1: Bản đồ huyện Nam Đông
3.1.1.2 Lịch sử cộng đồng dân tộc Katu ở thôn Dỗi
Cộng đồng dân cư tại thôn Dỗi là đồng bào dân tộc người Katu Trong Thôn
có 4 dòng họ chính, mỗi dòng họ lại tôn thờ một vật linh thiêng khác nhau Họ Trần (Arat) thờ tắc kè, họ Hồ (Achuoc) thờ nước, họ Hoàng (A-vo) thờ vượn, và họ Lê (A-binh) thờ cá
Cộng đồng người Ktu tại thôn Dỗi có gốc ở huyện Hiên và Giằng thuộc tỉnh Quảng Nam Người Ktu đã di cư đến vùng này hơn 200 năm trước do bị đàn ong tấn công Những nhóm dân cư này sống rãi rác tại các nơi thuộc vùng Bạch Mã ngày nay Một nhóm trong số đó sinh sống ở đầu Khe Dôi, và đó cũng là lý do hình thành nên tên cộng đồng thôn Dỗi Trong suốt thời gian chiến tranh những cộng đồng người Ktu bị tập trung trong những "ấp chiến lược" (1962-1965) dưới chế độ Ngô Đình Diệm Một số khác rút vào những khu vực rừng núi xa xôi (những vùng
Trang 25dọc Khe Chamang) Sau này người dân thôn Dỗi và một số cộng đồng thôn khác cùng nhau thành lập xã Thượng Lộ (dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản) Từ thời điểm đó thôn Dỗi trở thành một phần của Thượng Lộ Năm 1973, thôn Dỗi và những người ở thôn khác di chuyển ra khỏi vùng núi và ổn định ở những vùng quanh xã Thượng Lộ hiện nay, tuy nhiên những nhà chính của họ vẫn ở những vùng núi cao Cho đến đầu những năm 1980, theo chính sách định canh định cư của Nhà nước người dân mới rút ở hẳn về tại điểm cư trú ngày nay
Stt Mốc thời gian Các sự kiện chính
chuyển vào rừng sâu
phụ thuộc hoàn toàn vào rừng và nương rẫy
sách định canh định cư
Lộ được chuyển giao cho VQG Bạch Mã quản lý
nhân dân xã Thượng Lộ
động của chỉ thị 286 và 287/TTg của Thủ tướng Chính phủ và do lệnh cấm rừng của chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế
nghiêm trọng dọc sông Tả Trạch trong trận lụt lịch sử năm 1999 ở miền Trung Việt Nam
vào cộng đồng
do cơn bão Chanchu
Trang 263.1.1.4 Khí hậu, thủy văn
Xã Thượng Lộ cũng mang các đặc điểm chung của khí hậu miền Trung Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa và khô rõ rệt:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12
Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8
Lượng mưa bình quân hàng năm là 3.200 mm Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 70-85% lượng mưa cả năm
Bảng 3.2: Chế độ mưa và gió trong năm ở xã Thượng Lộ
Ghi chú: - Mưa:+ ít; ++ trung bình; +++ nhiều; ++++rất nhiều
- Gió mùa Đông Bắc (Lạnh) :# ít, ## trung bình;
### nhiều; #### rất lạnh
- Gió mùa Tây Nam:* ít; ** trung bình; *** nhiều; **** rất nhiều
(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn Nam Đông)
Trong năm, nhiệt độ trung bình là 22,50C, nhiệt độ cao nhất: 390C, nhiệt độ thấp nhất: 5,50C
Trên địa bàn xã Thượng Lộ có khe Tre và nhiều khe suối lớn chảy qua Các khe suối trên có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất không những cho nhân dân trong xã mà còn cho cả huyện Nam Đông và vùng
hạ lưu
3.1.1.5 Tài nguyên rừng, đất đai
Thôn Dỗi là khu vực ở phía cuối của xã, tiếp giáp với rừng Đất của địa phương là đất chua và rất cằn cỗi Do đó canh tác hoa màu trên một diện tích rộng gặp rất nhiều khó khăn
Trang 27Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thượng Lộ
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 109.72
Trang 28Diện tích rừng tại địa phương là rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa, do đó
có tính đa dạng khá cao Tại đây có hơn 50 loài gỗ lớn, trong đó có nhiều loài quý
hiếm như Gõ (Sindora tonkinensis), Gió bầu (Aquilaria crassana), Lim xanh
(Erythophloeum fordii), Kim giao (Podocarpus fleuryi), Ươi (Sterculia
lychnophlora), và hơn 150 loài cây trung bình và gỗ nhỏ khác, (Ban quản lý rừng
phòng hộ Nam Đông, 1997) Ở đây có khoảng 55 loài thú có vú và 150 loài chim
Tại đây, năm 1999 cũng đã phát hiện ra là nơi cư trú của loài thú đặc biệt quý hiếm
là Sao la (Pseudoyx nghetinhnesis)
Bảng 3.4: Một số loài thực vật phổ biến tại xã Thượng Lộ
(Nguồn VQG Bạch Mã)
Bảng 3.5: Một số loài động vật phổ biến tại xã Thượng Lộ
Stt Tên loài Sự biến đổi số lượng
Trước đây Hiện nay
Stt Tên loài Trước đây Hiện nay Sự biến đổi số lượng
Trang 29Ghi chú: + Ít; ++ Trung bình; +++ Nhiều
(Nguồn VQG Bạch Mã)
Bảng thống kê những loài thực vật và động vật phổ biến tại địa phương cho
thấy đây là một trong những điểm cần được quan tâm đặc biệt bởi không những có
những loài đặc hữu như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mà số lượng hiện nay so
với trước đây cũng giảm
3.1.1.6 Tình hình kinh tế, xã hội 8
Thôn Dỗi là một trong 4 thôn thuộc xã Thượng Lộ bao gồm các thôn : Thôn
Dỗi, Thôn La Hố, Thôn Mụ Năm, Thôn Cha Măng So với các thôn còn lại trong
xã, thôn Dỗi là thôn đông dân cư nhất và 100% là đồng bào dân tộc người Katu
Bảng 3.6: Thống kê dân số xã Thượng Lộ
(Nguồn UBND xã Thượng Lộ, 2006)
Là địa phương miền núi, đất đai lại không màu mỡ nên canh tác nông nghiệp
tại địa phương gặp nhiều khó khăn Nhìn chung, hoa màu chủ yếu ở đây là lúa
nước, ngô, sắn, khoai và một số cây trồng kinh tế khác như cau, tiêu
Về chăn nuôi, đây cũng phải là một điểm mạnh của thôn Toàn thôn chỉ có
34 con trâu (20 trâu cày kéo), 104 con bò (22 bò lai), 160 con lợn (12 lợn nái); còn
đàn gia cầm thì vẫn chưa phục hồi lại nhiều sau những đợt dịch cúm vừa qua, chủ
yếu nuôi nhỏ lẻ với số lượng không đáng kể
8 Tổng hợp số liệu thống kê của UBND Xã Thượng Lộ năm 2006
Trang 30Về giáo dục, toàn xã có tổng số học sinh các cấp là 298 em Trong đó bao gồm:
2006, toàn xã đã phổ cập giáo dục ở các bậc như sau:
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt 87,5%
Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đạt 82,7%
Phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học đạt 15%
Tỷ lệ xóa mù chữ là 98,32%
Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn thường xuyên được quan tâm, công tác điều trị các loại bệnh thông thường và cấp thuốc được kịp thời Chương trình y tế Quốc gia, y tế cộng đồng đều được triển khai thực hiện tốt Nhờ vậy trong năm qua số người bị mắc bệnh các loại giảm đáng kể, chất lượng chăm sóc của bà mẹ đối với trẻ ngày càng được nâng lên, do đó tỷ lệ suy dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 5 tuổi còn 29,41%
Về dân số - kế hoạch hóa gia đình, hiện nay tổng số hộ toàn xã là 215 hộ, nhân khẩu 1102 (trong đó Nam 572, Nữ 530) Qua các đợt tuyên truyền, vận động đến nay kết quả nghiên cứu đạt được đó là 105 người đã sử dụng các biện pháp tránh thai Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 33,33%
3.1.2 Đặc trưng truyền thống của dân tộc Katu - tiềm năng phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia tại địa phương
Trong quá trình khảo sát trước khi tiến hành xây dựng chương trình du lịch tại đây Các chuyên gia tư vấn của du lịch bền vững của SNV cùng với các bên liên
Trang 31quan đã nhận ra ở đồng bào dân tộc Katu có truyền thống văn hóa độc đáo rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng
Theo một số nghiên cứu của các nhà dân tộc học, và trên cơ sở quá trình phỏng vấn tại địa phương có thể nhận thấy rằng quê hương gốc của người Katu là ở huyện Hiên và huyện Giằng tỉnh Quảng Nam Do nhiều nguyên nhân, người Katu
đã di cư đến tỉnh Thừa Thiên Huế từ 500 - 600 năm trở lại đây, cư trú tại hai huyện
A Lưới và Nam Đông
Về tên gọi, có nhiều cách khác nhau là: Katu, K’tu, C’tu, Ktu, K-tu Tuy nhiên trong các nghiên cứu đều giải thích rằng “tu” có nghĩa là “ngọn”, tức là muốn giải thích là cộng đồng sống ở đầu ngọn nước, nơi hiểm trở Hệ ngôn ngữ của người Katu thuộc ngữ hệ Môn-Khơme
Về đặc trưng kinh tế, giống như hầu hết các đồng bào dân tộc thiểu số khác, trước đây người Katu sống ở môi trường núi non hiểm trở, lại sống thành từng làng biệt lập ít có sự giao lưu với bên ngoài Các hoạt động kinh tế truyền thống là: săn bắt, đánh cá, canh tác nương rẫy, và là một nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp Nghề thủ công truyền thống chỉ phát triển dừng lại ở mức đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, hoạt động mua bán chủ yếu là trao đổi vật ngang giá
Do canh tác trên các triền núi, đất đai nhanh bạc màu nên người Katu đã hình thành tập quán du canh Mỗi hộ gia đình người Katu có từ 5-10 tấm rẫy, đồng bào luân canh từ tấm rẫy thứ nhất cho đến tấm rẫy cuối cùng (mỗi rẫy canh tác từ một đến ba năm) và khi tấm rẫy đầu tiên cằn cỗi đã mọc cây xanh tốt trở lại, độ phì nhiêu trong đất tăng lên, thì lại quay trở lại canh tác Sau khi thống nhất đất nước, theo lời kêu gọi của Nhà nước người Katu đã thực hiện định canh, định cư và hiện nay không còn tập quán du canh nữa
Về đặc trưng xã hội, xã hội người Katu được tổ chức trên cơ sở chế độ phụ quyền Chủ nhà, cũng như người thừa kế tài sản đều thuộc về người đàn ông Trong
xã hội tuy đã có kẻ giàu người nghèo nhưng chưa phân chia thành giai cấp Những
gia đình giàu có (Cavan, Cavô) thường có nhiều chiêng, ché, nồi đồng, trâu, dê
đồng thời nuôi người ở trong nhà
Trang 32Tổ chức xã hội truyền thống duy nhất của người Katu là làng (Viel) với người đứng đầu là chủ làng (Takoiviel) Người chủ làng là người đứng tuổi am hiểu
phong tục tập quán và có vốn sống, nói năng hoạt bát, có uy tín
Bên cạnh chủ làng còn có hội đồng già làng, gồm các cụ già lớn tuổi, am hiểu phong tục tập quán của địa phương, có nhiệm vụ tư vấn cho chủ làng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng Hội đồng già làng được mọi thành viên trong làng kính trọng, có vị trí quan trọng trong các cuộc họp làng cũng như ăn uống cộng đồng
Trong quan hệ họ hàng, người Katu cùng họ (Cabu) đều thờ một vật kiêng
cữ khác nhau và cùng coi nhau như anh em ruột Đứng đầu mỗi cabu là Takoicabu
là người chịu trách nhiệm giải quyết những việc xảy ra trong nội bộ của cabu hay giữa cabu với người làng, nhưng chủ yếu là những việc liên quan đến cưới xin, ma
chay hoặc tổ chức một số lễ nghi khác
Hôn nhân của người Katu là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú bên chồng
Người trong cùng một cabu không được kết hôn với nhau, nếu trái với điều đó sẽ là
loạn luân, bị xử phạt rất nặng
Về trang phục, trước đây người đàn ông Katu chủ yếu đóng khố vào mùa hè
và mặc áo chui đầu vào mùa đông, còn phụ nữ có đủ áo váy Trang sức của người Katu khá đa dạng về chủng loại và màu sắc, bao gồm vòng đeo cổ, đeo tai, các chuỗi mã não Đồ trang sức ngoài ý nghĩa thẩm mỹ còn có yếu tố tín ngưỡng và thể hiện sự giàu có Ngày nay, người Katu mang trang phục giống người Kinh, những trang phục truyền thống chỉ xuất hiện ở các dịp lễ hội
Làng của người Katu trước đây có từ 15-30 nóc nhà được bố trí hình tròn, hình ôvan hay hình đa giác xung quanh một bãi đất rộng và bằng phẵng dùng làm sân Nằm ở trung tâm là nhà Gươl9 - ngôi nhà chung của làng, có ý nghĩa rất linh
9 Gươl, được xem như là biểu thị sức mạnh của cộng đồng Cách xây dựng và trang trí nhà Gươl rất phức tạp với những luật định chặt chẽ Gươl được xem là nơi thiêng liêng, là nơi họp, giải quyết những chuyện chung
của cả làng, nơi đây được xem như là “…một ngôi trường học, ở đó diễn ra sự trao truyền kinh nghiệm sản
xuất, sinh hoạt, ứng xử giao tiếp với con người, với tự nhiên của các thế hệ; ở đó truyền thống tộc người được nuôi dưỡng, khơi nguồn qua các điệu lý, câu chuyện kể Xưa kia, Gươl là nơi sinh hoạt tâm tình, canh gác và ngủ hàng đêm của lớp thanh niên làng chưa vợ Ở đó, quây quần quanh bếp lửa, họ được ông, cha, anh kể cho nghe những truyền thuyết về dòng họ, về tộc người mình; dạy các bài hát dân ca, cách hát lý, sử
Trang 33thiêng, gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau.Trong các kiểu nhà truyền thống của người Katu thì Gươl là trung tâm, là điểm nhấn cho kiến trúc cũng như tục lệ của người Katu
Lương thực chính của người Katu là sắn, ngô, lúa các loại, cá thịt do săn bắt được hoặc do chăn nuôi mà có Nhìn chung cách ăn uống của người Katu đơn giản,
ít chế biến và mang đậm tính tự cung tự cấp Tính cộng đồng trong ăn uống rất cao thể hiện qua cách bày biện, cách thức hưởng thụ cũng như tập quán chia phần thức
ăn
Người Katu không theo tôn giáo nào ngoài hình thức tôn giáo nguyên thủy còn thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh của đồng bào Theo cách hiểu của đồng bào thì bất cứ vật nào cũng có thần, có ma trú ẩn trong đó nên mọi hoạt động sản xuất, làm nhà, cưới xin, ma chay đều có sự hiện diện của thần linh và có sự đồng
ý của thần linh Điều này phản ánh nhận thức hết sức mơ hồ của đồng bào trước sức mạnh của thiên nhiên
Người Katu có kho tàng văn nghệ dân gian khá độc đáo, nhiều bài hát, điệu múa, truyện kể được truyền từ đời này sang đời khác ngày càng phong phú Trong truyền thống họ có nhiều lễ hội10 rất đặc sắc
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu của đề tài những nội dung được xác định cần nghiên cứu là
Lễ Đâm pê vắc (hết trỉa)
Lễ Xót haro tymê (thu hoạch)
Lễ Chêrê quách Avĩ (lễ đưa lúa về kho)
Lễ Bhuôih Avĩ tmêe (cúng cơm mới)
Lễ Nghe bhuôih crung (cúng rừng)
Lễ Prơngot (kết nghĩa)
Lễ bhuôih trí (đâm trâu)
(Nguyễn Văn Mạnh cùng đồng sự, 2001)
Trang 34Phân tích sinh kế, tìm hiểu những tác động của các hoạt động sinh kế đến du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Phân tích tiến trình, tư liệu hóa tiến trình xây dựng chương trình du lịch cộng đồng tại địa phương
Dựa vào tiến trình đó, rút ra những nhận xét ban đầu, có một đánh giá khái quát về việc thực hiện chương trình du lịch cộng đồng trong khoảng thời gian qua tại địa phương
Rút ra những bài học, kinh nghiệm
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phân tích tiến trình nghiên cứu
Để quá trình nghiên cứu đảm bảo được tính logic, tiến trình nghiên cứu đã được xây dựng như sau:
Hình 3.2: Phân tích tiến trình nghiên cứu
Trang 353.3.2 Thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp về tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội được thu thập tại UBND xã Thượng Lộ, phòng Thống kê UBND huyện Nam Đông, cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Những số liệu diện tích rừng, đa dạng sinh học được thu thập tại Hạt Kiểm lâm nhân dân Khe Tre, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, Chi cục Lâm nghiệp TTHuế, Sở NN&PTNT TTHuế, cùng một số đường dẫn internet
Những thông tin về du lịch được thu thập tại văn phòng SNV, phòng Công Thương UBND huyện Nam Đông
Đặc trưng truyền thống của người Katu, được ghi nhận từ các công trình khoa học nghiên cứu của các tác giả khác nhau, đặc biệt là từ Phân viện nghiên cứu văn hóa – thông tin tại Huế
3.3.3 Thu thập thông tin sơ cấp
Sử dụng một số công cụ trong phương pháp PRA để thu thập thông tin sơ cấp như : phân tích bối cảnh, bản đồ phác thảo, dòng lịch sử, lịch thời vụ, phỏng vấn người đưa tin then chốt, phỏng vấn nông hộ (phỏng vấn 60 hộ trong thôn), phân tích các bên liên quan, sơ đồ hai mảng
3.3.4 Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin thứ cấp được tổng hợp, lựa chọn phù hợp với từng nội dung nghiên cứu Thông tin sơ cấp được tổng hợp, phối kiểm để có được thông tin chính xác
Để phân tích sinh kế tiến hành phỏng vấn nông hộ dựa vào bảng hỏi Từ kết quả thu được tiến hành xử lý, phân tích được cơ cấu cây trồng, vật nuôi , dùng lịch thời vụ xác định thời gian canh tác trong năm, thống kê các nguồn thu nhập từ đó kết luận được tỷ trọng sinh kế Từ kết quả phân tích có được tìm hiểu những tác
động của các hoạt động sinh kế đến CTDLST tại địa phương
Phân tích tiến trình thực hiện CTDLST: tiến hành phỏng vấn người đưa tin then chốt, gặp gỡ các bên liên quan, kết hợp phỏng vấn nông hộ Từ những thông tin có được tư liệu hóa tiến trình thực hiện Dùng sơ đồ hai mảng, phân tích các bên
Trang 36liên quan để phân tích được vai trò, những thuận lợi và khó khăn của các bên liên quan khi tham gia CTDLST
Dựa vào thông tin có được khi phỏng vấn các hộ tham gia và không tham gia đánh giá sơ bộ những kết quả và tồn tại mà CTDLST mang lại cho cộng đồng nơi đây
Từ những thông tin có được, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các bên tham gia và cộng đồng trong tiến trình thực hiện CTDLST
Trang 37KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sinh kế của người dân
4.1.1 Dân số
Tổng số hộ điều tra là 60 hộ, với 315 nhân khẩu Số liệu thống kê cho thấy cấu trúc dân số tại thôn Dỗi là dân số trẻ, với 40,6% trong độ tuổi <15 và 53,3%
trong độ tuổi 15-60 Với cấu trúc dân số này, lực lượng lao động trong thôn được
đảm bảo cho hiện tại và cả nhu cầu trong tương lai Đây là cũng là cơ sở đảm bảo
cho nguồn nhân lực tham gia các hoạt động của CTDLST tại địa phương
Bảng 4.1: Cấu trúc dân số các hộ điều tra thôn Dỗi
Hình 4.1: Cấu trúc dân số các hộ điều tra thôn Dỗi
Trang 38Như vậy trung bình mỗi người dân ở thôn Dỗi có 1,85 sào tức khoảng 925
m2 đất canh tác trồng trọt Với một địa phương vùng cao có mức đầu tư cho nông nghiệp thấp thì diện tích canh tác bình quân đầu người như vậy là không cao
Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp
Hình 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng ở đây cũng đơn giản Chủ yếu tập trung vào các loại là lúa nước, bắp, sắn, chuối, khoai và cây trồng kinh tế là cau và tiêu Ngoài ra trong quá trình khảo sát thấy trồng rải rác một số hộ các loại cây ăn quả khác như chôm chôm, mãng cầu với số lượng không đáng kể Với cơ cấu cây trồng như vậy cho thấy nguồn lương thực cho thôn phải mua từ bên ngoài (chỉ có 55% số hộ trồng lúa)
Trang 39Điều này cảnh báo nếu mở rộng CTDLST, thì việc đảm bảo cho một nền ẩm thực truyền thống, mang tính chất “cây nhà lá vườn” rất khó khăn
Cây trồng được sử dụng với hai mục đích chính là để sử dụng trong gia đình bao gồm các loại như lúa, sắn, khoai và bắp; bên cạnh đó cau và tiêu là 2 loại cây mang lại thu nhập chính cho hoạt động trồng trọt tại đây
Nhìn vào bảng cơ cấu cây trồng cho thấy cau, tiêu (93%) và chuối (97%) là những loại cây trồng phổ biến ở đây Điều này cũng cho thấy sự hợp lý vì qua khảo sát cho thấy diện tích đất canh tác ở khu vực vừa ít lại không tốt nên chủ yếu các hộ chỉ trồng trọt quanh vườn nhà và các loài cây cau, tiêu và chuối đã chiếm ưu thế Những cây trồng khác cần diện tích rộng, nên số hộ trồng cũng ít hơn như lúa (55%) và bắp (30%)
Bảng 4.3: Lịch thời vụ
Các cây lương thực được trồng quanh năm, trong đó lúa trồng được 2 vụ, bắp
và khoai trùng với một vụ lúa, sắn thì trồng quanh năm với số lượng không đáng kể chỉ để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi lợn là chính Điều đáng lưu ý là bên cạnh việc trồng lúa nước là chủ yếu, tại địa bàn vẫn còn giữ truyền thống trồng lúa rẫy Xét về năng suất thì lúa rẫy không hiệu quả bằng canh tác lúa nước Tuy nhiên, nên giữ lại truyền thống canh tác này vì nó thường đi kèm với các lễ hội trong suốt quá trình canh tác như: lễ trỉa lúa, lễ hết trỉa, lễ thu hoạch, lễ đưa lúa về kho, lễ cúng cơm mới Đây là cơ sở cho CTDLST tại địa phương mở một tour du lịch khám phá văn hóa truyền thống của người Katu
Hai loại cây trồng kinh tế là cau và tiêu thường được trồng chung với nhau (người dân tận dụng gốc cau cho tiêu bò lên) Nhìn chung người dân thu hoạch cau,
và tiêu rải rác quanh năm nhưng tập trung thu hoạch tiêu vào tháng 11 và tháng 12,
Trang 401,5 -2 triệu
2 - 2,5 triệu
2,5 -3 triệu
3 - 3,5 triệu
3,5 - 4 triệu
Lịch thời vụ cũng cho thấy rõ khoảng thời gian từ tháng 8-9 khá nhàn rỗi Do vậy CTDLST cần nghiên cứu để tăng mạnh hoạt động trong chương trình này để tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi trong thời gian này vừa làm cho CTDLST thêm mạnh và đồng thời cũng làm giảm được nguy cơ cho công tác bảo tồn Bởi lẻ trước đây, khoảng thời gian nhàn rỗi này người dân thường vào rừng, và các vụ vi phạm thường xãy ra trong thời điểm này
Hình 4.3: Thống kê tần số mức thu nhập dựa vào trồng trọt
Nguồn thu nhập chính từ các loại nông sản của vùng là cau và tiêu Tuy nhiên, mức thu trung bình hàng năm với các hộ biến động từ dưới 0,5 triệu đồng/năm cho đến hơn 4 triệu đồng/năm Mức thu nhập phổ biến từ trồng trọt là khoảng từ 1 – 3 triệu đồng/năm (tỷ lệ 55%)
4.1.2.2 Chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi ở đây cũng không lớn Qua các hộ khảo sát chỉ có 31 hộ chăn nuôi heo (chiếm 51,7%), 21 hộ chăn nuôi bò (chiếm 35%), và 4 hộ chăn nuôi các loài khác như trâu, dê (chiếm 6,7%) Đàn gia cầm tại địa phương chưa hồi phục lại được sau những đợt cúm gia cầm, chỉ có một số họ nuôi nhỏ lẻ với số lượng không đáng kể Do vậy nguồn thu từ hoạt động chăn nuôi cũng không lớn, tập trung chủ yếu vào việc bán lợn hàng năm