1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tài nguyên và môi trường du lịch

32 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 68,95 KB

Nội dung

Theo cảm nhận của mình khi đến với khu du lịch này về mức độ hấpdẫn thì tương đối chứ không cao lắm vì chưa có hoạt động giành cho du kháchkhi tham quan xong, điểm du lịch cần có nhiều h

Trang 1

trải dài 100m Thuộc xã Nam Đà, huyện Kông K’Nô, tỉnh Đắk Nông

Đặc điểm của thác là luôn có bụi nước trắng giống như khói mờ bao phủ, dòngthác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Bên những vách đá sừng sững, thác nước reo vang, tạo nên một vùng khônggian rộng lớn âm thành dào dạt, trầm hùng

Xung quanh là thác là một khu rừng đặc dụng với nhiều loại cây ngắnngày, loại cây lâu năm, những dây leo có giá trị sinh học cao Có những tảng đá

và khối đá lớn nhỏ khác nhau tạo cho du khách nhiều điều thú vị từ cái nhìnđầu tiên Ở trên cao bên vách tay phải đi vào có những thác nước nhỏ đổ xuốngtạo thành những hò nước nhỏ bên cạnh khu đường đi tạo nên không khí mát mẻ

và cũng là một trong những tài nguyên quý của điểm du lịch

Dòng nước nơi đây chảy rất nhanh và mạnh, nước thì trong, đặc biệt làkhi đi lên đỉnh của điểm du lịch này thì nước trên đó trong veo có thể nhìn thấynhững rong rêu và có thể nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó Phía trên thì cómột đồng cỏ, và người ta chăn bò trên này lấy cỏ đó làm thức ăn cho chúngcũng là một mặt để tăng trưởng kinh tế cho vùng

Mức độ khai thác và triển khai tương đối tốt vì thấy có những người thợđang gia công lại các con đường cũng như là làm sạch các bụi rậm, có nhữngbảng hiệu chỉ dẫn đường và giới thiệu khách tự tham quan

Ở khu du lịch này thì hoạt động du lịch vẫn diễn ra tốt thấy có nhiềuđoàn khách tham quan, thích hợp cho những khách thích khám phá những vẻ

Trang 2

đẹp kì vĩ, có nhà trưng bày, nhà bán đồ lưu niệm, có nơi cho khách nghỉ ngơi,

có người trực ngoài cổng chào và hướng dẫn khách

Khu du lịch này thì không có hướng dẫn viên tại điểm để dẫn mìnhtham quan, phần lớn là tự tham quan, khám phá Nhưng có anh Quản Lí ngồitrong nhà dành cho khách nghỉ, muốn biết điều gì thì lại anh giải đáp, rất nhiệttình vui vẻ và thân thiện, anh còn cho cả số điện thoại để liên lạc hỗ trợ chomục đích học tập sau này nữa

Khí hậu nơi đây thì mát mẻ trong lành nhờ có nhiều cây xanh

Tuy nhiên tình trạng rác thải vẫn còn, và những lá cây rơi rụng rấtnhiều và chưa được xử lí, cần có những nhân viên thu dọn rác sau mỗi ngàyhoạt động để cho môi trường nơi đây trong sạch hơn nữa và tình trạng rác thảikhông còn

Theo cảm nhận của mình khi đến với khu du lịch này về mức độ hấpdẫn thì tương đối chứ không cao lắm vì chưa có hoạt động giành cho du kháchkhi tham quan xong, điểm du lịch cần có nhiều hoạt động thêm nữa để gắn vớiquá trình tham quan, ví dụ như tạo một quầy nước uống nhỏ trên đỉnh thác đểkhi lên đến đấy thấy mệt mỏi thì du khách có thể nghỉ ngơi và dùng nước tạiđây

Đường đi khá xa trung tâm thành phố nhưng được cái đến nơi rồi thì thấy thácnước rất là đẹp Tuy nhiên thì chỉ ngồi ngắm thác rồi về chứ khu du lịch này không cónhiều dịch vụ hấp dẫn cho lắm Mình muốn tắm trong làn nước mát đó nhưng mà cóthể do địa hình nên cũng không được Điểm du lịch nằm trong khu dự án phát triển về

du lịch miền núi của vùng Tây Nguyên, sau này sẽ kết hợp nhiều loại hình du lịch lạivới nhau để tạo nên những cảm giácmới khi khách đến đây

2 ĐẮK LẮK

2.1 Bảo Tàng Đắk Lắk

Trang 3

Thuộc dạng Tài nguyên du lịch nhân văn, vị trí tọa lạc tại số 12, Lê Duẩn, Thành

Phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk

Đặc điểm của bảo tàng này là được các chuyên gia bảo tàng học của Pháp đã hỗtrợ để không gian trưng bày trong bảo tàng rất trực quang và hiện đại, tái hiện lại cáchiện vật lịch sử, văn hóa đời sống của người dân tỉnh Đắk Lắk Đây cũng là bảo tàngđầu tiên ở Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, bao gồm: tiếng Việt, tiếngPháp, tiếng Anh và tiếng Ê-đê

Khi đi vào cổng thì 2 bên đường sẽ thấy có rất nhiều cây cổ thụ lâu năm rất cao

và lớn, dưới chân những cây cổ thụ là một thảm cỏ rất xanh tươi tốt Đường đi thìthông thoáng, có nhà nghỉ, quán nước cho du khách

Khí hậu nóng nực vì đi ngay ngày nắng gắt

Mức độ hấp dẫn, và hoạt động du lịch nơi ra diễn ra tương đối tốt vì thấy có rấtnhiều lượt khách đến đây tham quan và tìm hiểm Tại đây thì có bán quà lưu niệm Cónhững băng ghế đá dành cho khách nghỉ chân, không gian ở sân rất là lớn

Khi đến vào trong bảo tàng thì vó thuyết minh viên tại điểm tên Trần Thị Nguyệtgiới thiệu tất cả những hiện vật có trong bảo tàng

Bảo tàng bao gồm ba khu trưng bày chính trên tầng 2 của tòa nhà:

Khu giữa: Đa dạng sinh học

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của TâyNguyên như là:

Rừng: thủy tùng, cẩm xe, gỗ xưa, cẩm lai và các loại thuốc dân gian;

Động vật: báo, gấu chó, chồn bay

Khu sinh thái: hồ Lắk, thác Đray Nur

Trang 4

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con ngườiTây Nguyên tiêu biểu là người Êđê bản địa ngoài ra còn các dân tộc bản địa khác vàmột số dân tộc nhập cư như là:

Nông nghiệp: gùi, các dụng cụ trồng lúa của người bản địa

Săn bắn hái lượm: thuyền độc mộc, giỏ, lao

Dụng cụ bắt voi và thuần dưỡng voi

Nhà dài và không gian trong nhà: ghế dài, bếp lửa, đồ trang sức

Trang phục: Già làng, thầy cúng

Nghề thủ công: diệt thổ cẩm, dệt chiếu, làm đồ gốm cuộn vải, lò rèn hơi bằngống tre

Cồng chiêng Tây Nguyên: cồng chiêng của người Êđê và Jarai

Rượu cần Tây Nguyên với kích thước các chum to nhỏ khác nhau

Nhạc cụ dân tộc: đàn đá

Tang lễ: lễ bỏ mả và tượng nhà mồ

Trang phục của một số dân tộc bản địa và các dân tộc nhập cư khác: ngườiM'Nông, người Việt, người Dao, người Thái

Khu bên phải: Lịch sử

Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khíchiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Ngoài

ra, còn các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đầu những năm hòa bình,

Trang 5

Tuy nhiên việc giới thiệu thông tin đến khách thì thuyết minh viên nói quánhanh, nói không ngừng nghỉ, cần chuyên nghiệp hơn nữa là nói chậm rãi để chokhách tiện cho việc tiếp thu và ghi chép.

Cơ sở vật chất phục vụ cho khách chưa cao ví dụ như có ít quạt trên trần tườngquá và buổi trưa nữa nên rất nóng nực, tạo cảm giác không thoải mái, cần đầu tư

2.2 Quầy Lưu Niệm Già Làng Ama H’Rin

Thuộc dạng Tài Nguyên du lịch nhân văn Vị trí tọa lạc tại hẻm 31, đường Trần

Nhật Duật, Tp Buôn Ma Thuộc, Đắk Lắk

Nói là quầy lưu niệm vậy chứ thật là ra một ngồi nhà dài của người dân tộc Ê Đê

và ngôi nhà này của ông Ama H’Rin

Đặc điểm của nơi đây là nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phivật thể truyền thống giàu bản sắc độc đáo của dân tộc Êđê Ngôi nhà sàn (nhà dài)truyền thống này được lợp ngói nhuốm màu thời gian xen với những ngôi biệt thựđược xây dựng với lối kiến trúc hiện đại, nhưng phần mái vẫn mô phỏng theo kiểu máinhà dài truyền thống Hầu hết những ngôi biệt thự đều được xây dựng phía sau ngôinhà dài và đó chính là nơi ở của cả gia đình Và được biết nơi đây được giàu có và cóđiều kiện để xây dựng những ngôi biệt thự như thế là nhờ trồng Cà Phê

Bên trong ngôi nhà này là trưng bày những hiện vật của dân tộc Ê Đê, bên trong

có bán quà lưu niệm và những loại nước giải khát khác nhau Phía trước nhà có trưngbày vài bình rượu cần, chiếc võng bằng gỗ, đi lên nhà dài này bằng cây cầu thang theotính ngưỡng phồn thực của người Ê Đê

Ngôi nhà này được làm bằng những loại gỗ quý vừa cứng vừa bóng láng nhưgiáng hương, chít, căm xe, không bao giờ bị mối mọt

Chính những ngôi nhà dài này là điểm nhấn thu hút đông đảo khách thập phươngđến thăm quan và nghỉ qua đêm, mỗi khi có dịp đặt chân đến đây

Trang 6

Bên ngoài ngôi nhà là những vườn rợp bóng cây xanh tươi tốt, có trồng nhữngloài hoa, phía trước mặt tiền sân của ngôi nhà được lót gạch tàu, xung quang thì nhữngtham cỏ xanh tươi, có băng ghế đá cho khách nghỉ ngơi.

Hoạt động du lịch chưa cao vì có ít khách đến tham quan khi đến đây

Mức độ hấp dẫn tương đối

Khí hậu xung quanh trong lành mát mẻ nhờ có những cây xanh

Tuy nhiên thái độ của người giữ cửa không tốt Giá vé vô nhà tham quan và muasắm là 10.000 đồng một người

2.3 Cụm Du Lịch Làng Cà Phê Trung Nguyên

Vị trí tọa lạc tại 222 Lê Thánh Tông, Tp Buôn Ma Thuộc, Đắk Lắk

Đặc điểm nơi đây có không gian siêu rộng, chắc cả làng dọn vô uống cafe cũng

đủ, nội tới ngoại thất đều hoành tráng đầu tư rất nhiều tiền, bao gồm 3 khu:

- Khu siêu thị: bán cafe, các loại ly, phin sữa đặc do trung nguyên sản xuất.Ngoài ra còn có 1 khu bán trà, rượu thuốc, phấn hoa, mật ong,…giá cả bằng bên ngoài

- Khu trưng bày: gồm các loại máy pha cafe cổ, mang về từ châu Âu từ thời mấynăm 1800s, siêu cổ luôn Tham quan miễn phí

- Khu uống cafe: được chia thành rất-nhiều không gian, khu nhà cổ, khu sofa,ngồi bệt, sân vườn, ngồi trong hang động, khu ngồi ngắm thác

Chỗ này rất đầu tư về phong cảnh Nước uống ngon, cafe đậm đà, giá cao trên50k Mình uống loại l'amour khá ngon, hợp với các bạn nam, mạnh

Không có người hướng dẫn chủ yếu tự do tham quan, tìm hiểu

Mức độ hoạt động cao vì biết kết hợp nhiều loại hình, và khách tham quan rấtnhiều

Mức độ hấp dẫn đối với du khách là rất cao vì quán cực rộng, có hồ, có suối, có

cả thác nước Cây cối, hoa lá nhiều Chụp hình bao đẹp

Trang 7

Khu vực để xe rất rộng, có người phục vụ dắt xe mỗi khi ra vào Đây là địađiểm thích hợp gặp mặt bạn bè, thư giản và thăm quan hoặc check in sống ảo khi đếnBuôn Mê Thuột.

Khí hậu nơi đây tốt trong lành nhờ có các thác nước và hệ thống cây cảnh rấtnhiều Phía ngoài có những cây Cà Phê tươi tốt Có những khối đá lớn, nhìn trông rấtđẹp mắt Có hệ thống cây lâu năm và ngắn ngày

Tuy nhiên thái độ phục vụ của nhân viên nơi đây chưa cao lắm, cần chuyênnghiệp hơn

Nhà vệ sinh rất khó tìm và sầm uất bên trong cần di dời ra ngoài

Khi mình đến đây thì hệ thống lá cây rơi rụng rât nhiều chưa được xử lí Đặcbiệt là nơi đây số lượng muỗi rất nhiều, cần có biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa

2.4 Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Là ngôi chùa được tích góp của Bà Đoan Huy Hoàng Thị Cúc (vợ của vua KhảiĐịnh), Tên chùa Khải Đoan được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông làĐoan Huy hoàng thái hậu, là ngôi chùa lớn nhất Đắk Lắk

Thuộc dạng Tài Nguyên du lịch nhân văn, là một điểm du lịch tâm linh, ngôi

chùa tọa lạc tại 117, đường Phan Bội Châu, Phường Thống Nhất, tp BMT, Đắk Lắk

Đặc điểm là nét đốc đáo cổ kính của ngôi chùa giữa lòng thành phố Buôn MaThuột đang vươn lên hiện đại hóa, đã trở thành thắng cảnh du lịch của Tây nguyên

Những kiến trúc và hiện vật được trưng bày xung quanh và trong chùa:

Cổng tam quan xây hai tầng, cao 7m, rộng 10,5m; gian giữa tầng trên thờ Hộ

Pháp Vi Đà, hai gian bên đặt tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện; giữa có chữ Sắc tứ Khải Đoan, hai bên xây tường bao dọc theo đường Quang Trung, trang trí chữ Vạn, hoa sen

và tên chùa (chữ Hán)

Sau cổng, bên phải có đài Quan Âm xây năm 1970 Bên trái có tháp tôn trí đứcPhật A Di Đà, dưới thờ linh cốt cố Hòa thượng Thích Quang Huy, vị trụ trì tiền nhiệm.Sau lưng tháp là nhà thờ linh cốt Phía sau là cây bồ đề, tượng đức Phật Thích Ca lộthiên và hội trường, thư viện Sau chánh điện, cách một sân rộng là nhà hậu tổ

Trang 8

Ngôi chánh điện có mặt bằng hình chữ nhật (16m x 20m), chia làm hai phần.Nửa phần trước mang kiểu dáng cung đình Huế với cấu trúc cột kèo theo kiểu nhàrường, mái chồng diêm, kết hợp với phong cách nhà dài dân tộc Tây Nguyên Nửaphần sau xây theo lối hiện đại Bờ nóc chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt Giữa haimái, mặt trước có bảy tấm phù điêu minh họa sự tích đức Phật Thích Ca.

Chánh điện gồm năm gian thờ 6 vị Phật và Bồ tát (bằng đồng) Gian giữa tôn trítượng đức Phật Thích Ca (tượng cao 1,8m) Trước tượng Phật Thích Ca đặt tháp ngọc

Xá lợi Phật được tôn thờ vào ngày 18-4-2001 (25-3 năm Tân Tỵ), tượng đức Phật A Di

Đà Hai bên tôn trí tượng bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền

Tượng đức Phật Thích Ca và tượng bốn vị Bồ tát bằng đồng được chùa đặt đúctại Đồng Nai và đã tổ chức trọng thể lễ an vị vào ngày 25-10-2003 (01-10 năm QuýMùi)

Trung tâm điện Phật có treo tấm biển chạm trỗ công phu, giữa có ghi tên chùa

bằng chữ Hán mạ vàng: Sắc Tứ Khải Đoan Tự, bên trái có hàng chữ nhỏ: Bảo Đại Quý Tỵ Niên Xuân Cát Nhật, do các nghệ nhân Huế tôn lập Trong chánh điện còn

có một quả đại hồng chung nặng 380 kg do Thái tử Nguyễn Phúc Bảo, pháp danh Tâm

Ấn cúng, được các nghệ nhân phường Phường Đúc (Huế) thực hiện ngày 15-12 nămQuý Tỵ (19-01-1954), đường nét chạm khắc tinh xảo Thân chuông cao 1,15m, chu viđáy 2,70m; quai chuông là một đôi rồng liền thân, miệng ngậm hạt châu Phần trên

thân chuông ghi bốn chữ Hán: Khải Đoan Chung Tư.

Không có hưỡng dẫn, tự tìm hiểu và tham quan

Là ngôi chùa có kiến trúc độc lạ nên cũng là lý do để thu hút khách nơi đây.Bên trong thì không có bán đồ ăn, thức uống nhưng bên ngoài cổng thì có

Xung quanh thì hệ thống cây rất ít Cây chủ yếu là các loại cây cổ thụ có tảngrất lớn, và với một số loại cây kiểng được để trong chậu

Toàn bộ sân thì được lót bằng xi măng rất sạch sẽ

Có những chỗ ngồi dành cho khách khi mệt

Trang 9

Tình trạng rác thải thì không có, tình trạng lôi kéo khách cũng không.

Mức độ hoạt động tốt thu hút rất nhiều tín đồ và du khách đặc biệt là người theođạo Phật

Mức độ hấp dẫn cao, du khách khi đến đây tự do tham quan và cúng lạy

Điểm du lịch tâm linh được đánh giá cao

2.5 Trung Tâm Du Lịch Buôn Đôn

Vị trí tọa lạc tại Buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.Trung tâm này thu hút nhiều lượt khách nhờ thời gian qua, bằng cách tổ chức nhiềuchương trình hấp dẫn như giao lưu văn hóa cồng chiêng, trải nghiệm trên mình voi,cưỡi voi vượt sông Sêrêpôk, tham quan nhà mồ, thưởng thức ẩm thực Tây nguyên…,Trung tâm du lịch Buôn Đôn đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách Theo Ban Quản

lý Trung tâm, để tiếp tục thu hút đông đảo khách tham quan, sắp tới, trung tâm sẽ chútrọng hoạt động liên kết tour với Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu du lịch sinh thái BuônĐôn…cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

2.5.1 Tham quan Nhà Dài

Thuộc loại Tài Nguyên du lịch nhân văn Ngôi nhà dài này cũng giống như

kiến trúc của ngôi nhà dài được nói ở trên 2.2, nhưng khi đến ngôi nhà dài này thì cóthuyết minh viên hỗ trợ giới thiệu về kiến trúc, cũng như nghề săn bắt voi nơi đây Bêntrong ngôi nhà dài được trưng bày ghế dài, các dụng cụ săn bắt tái hiện lại nghề nghiệpcũng như văn hóa đời sống của người dân nơi đây lúc bấy giờ Có chú voi con ở trongnày nơi ra đời của bài hát chú voi con ở Bản Đôn

Khí hậu xung quanh khá là ô nhiễm do người ta đang thi công các dự án.Cần trồng nhiều cây xanh hơn nữa để tao bóng mát và không khí trong lành

Có nhà lưu niệm và bán quà lưu niệm cho khách

Có khu dành cho khách nghỉ ngơi và có bán nước giải khát

Tuy nhiên nơi đây vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi còn xảy ra do nơi đâythuộc đất đỏ badan và đường xá chưa được làm củng cố

Mức độ hấp dẫn đối với du khách chưa cao chủ yếu khách đến đây để biếtđược văn hóa nhà dài thôi, chứ các dịch vụ dành cho khách thì còn rất hạn chế

Trang 10

Mức độ hoạt động không cao lắm vì thấy ít khách tham quan.

Cần đầu tư hơn nữa về các trang thiết bị bên trong ngôi nhà dài ví dụ như cácthiết bị làm mát như quạt máy chẳng hạn,

2.5.2 Điểm tham quan Nhà Sàn (Nhà Ama Kông)

Thuộc loại Tài Nguyên Du lịch nhân văn Nhà Ama Kông là ngôi nhà của

Ông Ama Kông là người săn voi và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng nhất Việt Nam,Ông là người săn voi nhiều nhất với số lượng 298 con

Đặc điểm của ngôi nhà này là đã được hơn 120 năm, toàn làm bằng gỗ kể cảmái và cầu thang đi lên Khi vào nhà mới thấy những khe sáng của mái gỗ Nhà trưngbày những dụng cụ săn voi của Ông và những tặng phẩm của một thời oanh liệt cùngnhững hình ảnh của ông

Khi vào nhà thì có người giới thiệu về ngôi nhà cũng như là cuộc đời củaAma Kông, trong nhà có bàn thờ của ông Theo được biết thì ngôi nhà có 3 máy nhưng

do bị bão nên đã sụp hết một máy rồi

Đặc biệt lưu ý khi đến đây là không được phép chụp ảnh bà cụ bên ngoài khichưa được sự đồng ý của bà và không được chụp ảnh bàn thờ của Ama Kông

Bên trong ngôi nhà thì bán thuốc Ama Kông mọi người có thể mua về để làmquà tặng cho người thân hoặc bạn bè, và bán những loại nước giải khát

Hầu như là điểm du lịch nhà Ama Kông này chưa được đầu tư vì giữ đượcnét ban đầu

Khí hậu tương đối mát mẻ

Cảnh quan xung quanh ngôi nhà thì có cây xanh nhưng rất ít, hình rất hoang

sơ và dân dã

Sân trước nhà thì chưa được đầu tư lót gạch hay tráng xi măng, khi trời nắngthì đi dược đến lúc mưa thì chỉ toàn là sìn và sìn thôi, cần đầu tư nhiều hơn nữa vềđường đi vào nhà và hệ thống cây cảnh xanh xung quanh

Chưa có chỗ cho khách nghỉ chân bên ngoài, đa số khách mệt ngôi ở lan cannhà mà thôi như vậy rất nguy hiểm bì toàn bộ nhà làm bằng gỗ

Phía dưới và xung quang sân của ngôi nhà còn thấy rất nhiều rác cần được xử

lí Bên trong ngôi nhà cần được trang bị hệ thống làm mát ví dụ như quạt gió để phục

vụ khách khi vào ngôi nhà mà tìm hiểu

Mức độ hấp dẫn thì khá cao vì khi đến với Buôn Đôn thì ai cũng phải đến vớingôi nhà này

Mức độ hoạt động chưa tốt lắm

Để được khai thác tốt hơn nữa thì nơi đây cần đầu tư nhiều hơn nữa về hệthống trước sân và xung quanh nhà để phục vụ khách khi đến đây tham quan

Trang 11

2.5.3 Cầu Treo Buôn Đôn

Là một điểm du lịch văn hóa sinh thái nổi tiếng Nằm trên dòng sông

Sêrêpốk huyền thoại chảy ngược, độc đáo và duy nhất

Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia

cố thêm cáp sắt Cầu được bắt trên một bụi Gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổimọc bên bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòngSerepôk Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn

rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạngắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toànnằm trên cây tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh

Khi đến đây, chúng ta cảm thấy mình như được hòa lẫn vào thiên nhiên, thíchthú nhất là cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân Thoải mái nô đùa, trêu chọc nhau bằngcách làm lắc lư chiếc cầu tre mảnh mai và cười giòn như trẻ thơ

Sau khi đi dạo một vòng có thể về nghỉ trên các ngôi nhà chòi trên cây hoặc

tụ họp trên sàn gỗ rộng rãi cũng lơ lửng trên cây

Sau khi đi cảm giác trên cầu xong, chung ta cùng nhau lên bờ cạnh cầu treo

để thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng Bản Đôn như cơm lam, rượu cần, cácmón ăn chế biến từ cá sông và đặc biệt là món gà nướng Bản Đôn được chế biến theomột công thức rất đặc biệt từ những chú gà thả vườn

Được xem các loại động vật khác nhau, tham gia nhiều trò chơi giải trí Đặcbiệt còn được cưỡi voi

Đặc biệt, ở đây có những, ghế đá, xích đu sàn gỗ rộng và bằng phẳng đểkhách thư giãn, nghỉ ngơi và lấy lại bình tĩnh sau khi đã đi qua cầu treo

Do nằm cạnh bờ sông nên có những cái chòi nhỏ cặp bờ sông để khách ngắmnhìn sông và nghỉ ngơi

Hệ thống nước nơi đây chảy rất mạnh, nước không trong lắm nhưng cũngkhông đục lắm

Khí hậu mát mẻ, dễ chịu nhờ hệ thống sống và cây rừng

Trang 12

Có hệ thống cây xanh, hoa cỏ tươi tốt, tạo một bầu không khí rất dễ chịu,ngay cả khi trời nắng.

Có nhân viên phục vụ bán thức ăn nhẹ và nước giải khát

Đến đây tha hồ mà chụp ảnh với những không gian đẹp đặc biệt và chỗ bờsông

Mức độ hấp dẫn của điểm này theo mình là cao Vì đầy đủ các cảm giác vàcác dịch vụ dành cho khách

Mức độ hoạt động cao vì có nhiều khách tham quan

Tuy nhiên cần có nhiều biện pháp xử lí rác thải ven bờ sông vì nhìn khôngđẹp mắt và ô nhiễm

3. KON TUM

3.1 Nhà Thờ Gỗ

Thuộc loại Tài Nguyên du lịch nhân văn

Vị trí: Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, Tp Kon Tum.Đặc điểm: Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cáchRoman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na được hoàn thành năm 1918

Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhàtrưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ

sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc Trên tường rơm là những bức tranh kính màu vềChúa, Đức Mẹ rực rỡ khi ánh nắng vùng cao xuyên qua,…

Khu hoa viên của nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa HàiĐồng được làm từ một thân gỗ nguyên sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dântộc Tây Nguyên Chiếc thánh giá và các tượng trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhàthờ như các con chiên, các tượng thánh bằng gốc rễ cây rừng làm không gian mangđậm màu sắc đại ngàn

Bên ngoài có những loài hoa, những cây cảnh với những tán cây lớn, nhỏkhác nhau tạo nên một không khí rất dễ chịu khi đến đây

Trang 13

Khí hậu tương đối lạnh vì đi vào buổi sang.

Xung quanh nhà dưới sân thờ được lót xi măng rất sạch sẽ

Có những khu nghỉ ngơi dành cho khách, có ghế đá để nhiều đường và lối đikhác nhau

Tuy nhiên, ở đây không có chỗ cho khách uống nước, cần đầu tư thêm vềmảng này

Do đến nhà thờ vào một ngày bình thường nên bắt gặp sự thầm lặng của mộtgiáo đường Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầunguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập

Không có người hướng dẫn hỗ trợ khách, chủ yếu là tự tham quan

Mức độ hấp dẫn tương đối không cao lắm

Mức độ hoạt động cũng giống như mức độ hấp dẫn tương đối, không thấy cónhiều khách

Cần có thêm nhiều dịch vụ bên ngoài nhà thờ để phục vụ khách

3.2 Di Tích Chiến Thắng Đắk Tô – Tân Cảnh và Ngã 3 Đông Dương (cửa khẩu Bờ Y)

3.2.1 Di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh

Thuộc loại Tài Nguyên du lịch nhân văn, di tích lịch sử này nằm ở vị trí Thị

trấn Đắc Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum

Đặc điểm: Nơi diễn ra trận đánh ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ vào năm1972

Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độcao 600 m, cách thị trấn Đăk Tô 1 km về hướng Tây Nam Di tích nằm trên quốc lộ 14đoạn từ Đăk Tô đi Ngọc Hồi Đây là chiến trường ác liệt nhất của khu vực TâyNguyên, là căn cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên đượcgiải phóng tháng 4 năm 1972

Khi bước đến di tích chiến thắng Đắk Tô, chúng sẽ dễ dàng thấy được mộtđài tưởng niệm uy nghi, thể hiện được sự đoàn kết của nhân dân Tây Nguyên với

Trang 14

Đảng Bên cạnh đó, còn có một tấm bia lớn lưu lại các chiến công hiển hách trongchiến thắng di tích chiến thắng Đak Tô – Tân Cảnh, nhằm tưởng niệm các chiến sĩ đã

hy sinh anh dũng tại nơi này, Bên cạnh tượng đài là hai chiếc xe tăng cách mạng đãtừng tham gia trận đánh năm 1972 Nếu chúng muốn tìm hiểu thêm về lịch sử chiếnđấu hào hùng đã từng diễn ra tại đây, thì có thể tham khảo các dữ liệu được cất giữ cẩnthận trong các phòng trưng bày Nếu bạn là yêu thích nền văn hóa của dân tộc TâyNguyên, thì lại có thêm cơ hội tham quan nhà Rông, dự các lễ hội ở đây… dịp maythật tốt giúp bạn hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về sự kiên cường của những người connơi núi rừng Tây Nguyên kỳ vỹ

Bên cạnh những tượng đài và những chiếc xe tăng thì còn có những hàng câyxanh (không rỏ là cây gì nhưng tạo ra bóng mát rất nhiều) cho khách khi ngơi khi thamquan

Nơi đây không có khói bụi nhiều bởi vì khoảng cách hơi xa với đường lộ.Xung quanh được lót xi măng và gạch cam, vàng rất sạch sẽ

Khí hậu nóng, khô

Khí hậu nắng nóng, bụi đường nhiều quá

Tuy nhiên cần xây dựng thêm hệ thống khu nghỉ ngơi và bán nước giải khátcho khách bởi vì tham quan vào buổi trưa quá nắng

Không có người hỗ trợ hướng dẫn khách, chủ yếu tự do tham quan

Cảnh quan diện tích rộng lớn

Mức hấp dẫn cũng không cao lắm

3.2.2 Ngã 3 Đông Dương (cửa khẩu Bờ Y)

Vị trí: Từ Kontum, theo quốc lộ 14 đến Ngọc Hồi,và đi thêm 22km đến Bờ

Y, ngã ba Đông Dương, nơi biên giới 3 nước Việt Nam, Campuchia, Lào Phía Bắc,khu này giáp huyện Đắk Glei, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đông giáp huyệnĐắk Tô và xã Đắk Ang (huyện Ngọc Hồi), phía Tây giáp Lào và Campuchia (có chungđường biên giới với Lào 30 km, Campuchia 25 km)

Trang 15

Đặc điểm: Đây là cột mốc biên giới do ba nước Việt Nam - Lào - Campuchiaxây dựng trên đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, cách thị trần Plei Kần,huyện Ngọc Hồi khoảng 30 km.Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích 70.438

ha, bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Nông, Đắk Dục và thị trấn Plei Kần,huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Tuy nhiên do không đi lên đến đỉnh của cột mốc được chỉ ở phía dưới khuvực để chữ “CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y” thôi Nên thấy xung quanh đây có trồngvài loại cây xanh tạo bóng mát và bầu không khí trong lành

Có nhà bán hàng lưu niệm tên “Thủy Dương” nơi đây chuyên bán sỉ và lẻhàng tiêu dùng Thái Lan – Lào – Việt Nam

Có những quán nước bán thức ăn nhanh và nước giải khát cho khách nghỉchân

Xung quan được lót xi măng rất sạch sẽ

Có diện tích không gian rộng

Mức độ hấp dẫn chưa cao vì chỉ ở dưới thôi

Mức độ hoạt động hoạt động diễn ra tương đối cao, vì du khách thích loạihình khám phá cột mốc ở đây

Cần trồng nhiều cây xanh hơn nữa để tạo cảnh quang tốt hơn

4. GIA LAI

4.1 Nhà máy Thủy Điện Ialy

Thuộc loại Tài Nguyên du lịch nhân văn Nhà máy chính được đặt tại vị trí

thuộc thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Đặc điểm của nhà máy thủy điện Ialy: Công suất 720MW Sản lượng điệnbình quân theo thiết kế:3 tỷ 680 triệu kWh/năm

Là công trình lớn nhất trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê san.Nằm trên địa bàn 2 huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.Phần lớn các hạng mục của công trình được xây dựng ngầm trong lòng núi Là côngtrình duy nhất ở Việt Nam có hệ thống cáp dầu 500kV

Nhà máy có 4 tổ máy, công sức đạt 720MW Cho đến nay nhà máy đã cungcấp rất nhiều cho mạng lưới điện quốc gia

Ngoài tiềm năng sản xuất về điện ra thì công trình này còn tạo ra một hồnước rộng lớn trông xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên Hồ là điểm du lịch sinh tháihấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Đây còn là nơi cung cấp nước và nguồn lợi thủy sản cho tỉnh Kon Tum vàGia Lai

Do nằm giữa hệ thống rừng núi nên cây cối tạo bóng máy rất nhiều Hệ thống

đá đẹp và đa dạng được kết vào nhau tạo nên đập rất lớn

Khí hậu nóng nực vì 2 bên toàn là đá, vách núi

Trang 16

Mức độ hấp dẫn đối với du khách cao vì được khám phá một công trình đồ

sộ như thế này với những cảm giác khác nhau Ngoài ngắm được núi rừng còn ngắmđược những thác nước, những hồ rất sinh động

Mức độ hoạt động khi đến đây thì thấy khách cũng tương đối, không nhiềulắm,cũng không ít quá

Tuy nhiên ngoài cửa khi đi vào trong nên đầu tư chỗ nghỉ chân và bán nướcgiải khát dành cho khách

Theo như được biết việc mở rộng nhà máy sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếuđiện thường diễn ra ở vùng Tây Nguyên

Với tiềm năng và vị thế của mình nhà máy sẽ tiếp tục góp phần đắc lực choviệc phát triển đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội khu vực Tây Nguyên nói riêng vàquá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung

4.2 Biển hồ T’Nưng

Thuộc dạng Tài Nguyên du lịch tự nhiên – được cấp là Di Tích Danh Thắng.

Nằm ở vị trí cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km theo hướng tây bắc

Đặc điểm của hồ là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm trên núi, được xem là đôimắt Pleiku

Cung đường vào hồ T’Nưng rất lãng mạn Hai bên cung đường uốn lượnquanh co là những rừng thông xanh mướt Chưa kịp nghe mùi gió hồ đã ngửi thấythơm ngát mùi nhựa thông

Qua hết con dốc cao, hồ T’Nưng hiện ra trước tầm Biển trời bao la hiện lêntrước mắt Hồ tựa núi, núi tựa mây Non nước hữu tình hồ xanh trong vắt

Trời trong có mây, cảnh vật ở hồ T’Nưng hiện rõ: Xanh trời, xanh mây, xanhcây, xanh nước

Hồ T'Nưng là nơi ẩn náu của các loài chim như: bói cá, cuốc đen Chim kơtúc, kơ vông thường thấp thoáng trong các cụm hoa sen, hoa súng trên mắt hồ; le

le, ngỗng trời thường lặn ngụp trong những bãi lau sậy; và trên trời, chim chơrao, chim trắc la bay lượn

Hồ T'Nưng còn là vựa cá lớn của Tây Nguyên, gồm đủ loại cá nước ngọtnhư cá chép, cá trắm, cá trôi, cá đá, cá niềng, cá chày, Ngoài ra còn có rùa, ba

ba, lươn, là những thuỷ sản sống lâu năm trong hồ

Ở 2 bên đường trồng rất nhiều thông và những cây trái nơi đây không được

sử dụng thuốc trừ sâu để cho phát triển tự nhiên

Tuy nhiên, nơi con đường đi vào bằng đất chưa được đầu tư xây đường, nêncần đầu từ để có thể tham quan cả mùa mưa lẫn mùa khô

Khí hậu mát mẻ, trong lành

Mức độ hấp dẫn cao

Mức độ hoạt động cao vì rất nhiều khách đến đây vào buổi chiều

Ngày đăng: 22/02/2019, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w