Chồng có thể vắng mặt khi đăng ký kết hôn không? Lễ đăng ký kết hôn có bị hoãn lại khi anh chồng nước ngoài của tôi đi công tác và không về kịp Việt Nam vào ngày Sở Tư pháp ấn định? Trả lời có tính chất tham khảo Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 1262014NĐCP ngày 31122014 về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: “Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn”. Việc tổ chức lễ đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 24 Nghị định 1262014NĐCP như sau: “1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn. 2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn”. Bên cạnh đó, Điều 8 Thông tư 02a2015TTBTP ngày 23022015 hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 1262014NĐCP ngày 31122014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định: “1. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt và xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân. 2. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ không thể có mặt để tổ chức lễ đăng ký kết hôn vào ngày Sở Tư pháp ấn định thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn và nêu rõ lý do không thể có mặt. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người đề nghị gia hạn biết thời hạn gia hạn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn”. Như vậy, đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài mà việc đăng ký kết hôn diễn ra tại Việt Nam thì tổ chức lễ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp là một trong những thủ tục bắt buộc; và theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, khi buổi lễ được tổ chức thì bạn và chồng bạn bắt buộc phải có mặt. Trong trường hợp chồng bạn không thể có mặt trong buổi lễ thì phải có lý do chính đáng và có văn bản đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Bạn cần lưu ý thời gian gia hạn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội Nguồn: VNExpress
Chồng vắng mặt đăng ký kết khơng? Lễ đăng ký kết có bị hỗn lại anh chồng nước ngồi tơi cơng tác không kịp Việt Nam vào ngày Sở Tư pháp ấn định? Trả lời có tính chất tham khảo Theo khoản Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 trình tự giải việc đăng ký kết Việt Nam quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngồi: “Sau thực vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến quan cơng an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết đề xuất giải việc đăng ký kết hơn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định, kèm theo hồ sơ đăng ký kết hôn Trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn trình Sở Tư pháp hồ sơ đăng ký kết hôn, xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định Điều 26 Nghị định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn” Việc tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định Điều 24 Nghị định 126/2014/NĐ-CP sau: “1 Trong thời hạn ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn Lễ đăng ký kết hôn tổ chức trang trọng trụ sở Sở Tư pháp Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Sở Tư pháp chủ trì lễ, u cầu hai bên khẳng định tự nguyện kết hôn Nếu hai bên đồng ý kết đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn trao cho bên vợ, chồng Giấy chứng nhận kết hơn” Bên cạnh đó, Điều Thơng tư 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 hướng dẫn thi hành số Điều Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 Chính phủ quy định chi tiết số Điều biện pháp thi hành luật Hôn nhân Gia đình quan hệ nhân gia đình có yếu tố nước ngồi quy định: “1 Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân Trường hợp có lý đáng mà hai bên nam, nữ khơng thể có mặt để tổ chức lễ đăng ký kết vào ngày Sở Tư pháp ấn định phải có văn đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn nêu rõ lý khơng thể có mặt Sở Tư pháp có trách nhiệm thơng báo cho người đề nghị gia hạn biết thời hạn gia hạn không 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn” Như vậy, quan hệ nhân gia đình có yếu tố nước ngồi mà việc đăng ký kết diễn Việt Nam tổ chức lễ đăng ký kết hôn Sở Tư pháp thủ tục bắt buộc; theo quy định vừa trích dẫn trên, buổi lễ tổ chức bạn chồng bạn bắt buộc phải có mặt Trong trường hợp chồng bạn khơng thể có mặt buổi lễ phải có lý đáng có văn đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn Bạn cần lưu ý thời gian gia hạn không 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Cơng ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội Nguồn: VNExpress