Vùng kinh tế trọng điểm

3 403 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Vùng kinh tế trọng điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định công tác điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đã bước đầu đi vào ổn định, đạt kết quả khả quan. Mặc dù năm 2008, Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá cả biến động, tác động xấu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nhưng 4 vùng kinh tế trọng điểm vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân trên 13% (mức bình quân cả nước là 6,23%). So với cả nước, giá trị công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm chiếm 91,8%, giá trị xuất khẩu chiếm 88%, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/14 triệu đồng bình quân cả nước. Bốn vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đã khẳng định vị trí hạt nhân, là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. 4 tháng đầu năm nay, sản xuất công nghiệp tại 4 vùng kinh tế trọng điểm liên tục tăng trưởng, trong đó nông nghiệp được mùa, xuất khẩu đã có bước khởi sắc. Một số tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm đã giảm số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm. Đó là cơ sở bảo đảm kinh tế nước ta đã có dấu hiệu tích cực. Để phát huy vai trò hạt nhân, động lực của các vùng kinh tế trọng điểm, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm phải khắc phục ngay công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong vùng kinh tế trọng điểm còn yếu. Cần thực hiện tốt cơ chế phối hợp, hạn chế tình trạng trùng lắp, chồng chéo đầu tư để phát huy lợi thế của từng địa phương, từng vùng. Nếu tổ chức thông tin tốt sẽ hạn chế ách tắc. Phó Thủ tướng chỉ rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các tỉnh, thành phố rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục xem xét tình trạng thiếu, mất việc làm để kịp thời hỗ trợ lao động mất việc làm, đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động. Phó Thủ tướng ghi nhận những kiến nghị của lãnh đạo 17/24 tỉnh, thành phố tại 4 vùng kinh tế trọng điểm về các vấn đề: cấp thoát, nước; phát triển đường cao tốc, đường vành đai, cảng cạn, cảng biển, đường ven biển, đê chắn sóng, kè sông Hồng, sông Lô; xử lý rác thải rắn nguy hại; xử lý ô nhiễm các dòng sông, ô nhiễm môi trường; phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực . Phó Thủ tướng giao cho các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xem xét, giải quyết; đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kiểm tra việc thực hiện giải quyết các kiến nghị để báo cáo Chính phủ./. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:Thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam hiện đã thu hút 3.033 dự án, trong đó có 1.801 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 15 tỉ USD và gần 66.200 tỉ đồng Việt Nam. Các khu-cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có tỉ lệ lấp đầy bình quân 72,3% diện tích đất hữu dụng. Nhiều khu-cụm công nghiệp lấp đầy 100% diện tích. Không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các khu-cụm công nghiệp này còn đang đón một dòng chảy mạnh mẽ nguồn vốn của các doanh nhân trong nước. Những khu công nghiệp tập trung nhiều dự án trong nước như: Khu công nghiệp Tân Tạo có 168 dự án với số vốn 5.157 tỉ đồng, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân có 135 dự án với số vốn 1.725 tỉ đồng. Đến nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình thành 66 khu-cụm công nghiệp với diện tích 16.423ha chiếm 56,8% diện tích khu công nghiệp cả nước và 70,7% diện tích khu công nghiệp của các vùng kinh tế trọng điểm cả nước. Trong số khu-cụm công nghiệp kể trên có 46 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đang phát huy lợi thế về thu hút vốn đầu tư trong ngoài nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 600.000 lao động với thu nhập ổn định.(Báo Quân đội Nhân dân) Liên kết vùng VKTTĐMT - vùng Trung Trung Bộ là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho miền Trung và Tây Nguyên, với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển gắn với kinh tế công nghiệp và dịch vụ; bao gồm TP Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng sẽ có tiểu vùng động lực chính, là không gian phát triển kinh tế biển và ven biển, hình thành tuyến hành lang kinh tế thương mại tự do quốc tế dọc theo vùng duyên hải, dựa trên trục QL1A, tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống cảng biển. Vùng có diện tích 27.884 km2, dân số hơn 6,2 triệu người (thống kê năm 2006) và có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử Cách mạng và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Dự báo đến năm 2025, dân số trong vùng là 8,15 triệu người trong đó, hơn 6 triệu người trong độ tuổi lao động, đất xây dựng đô thị khoảng 60.000 - 65.000 ha, bình quân 120- 140 m2/người. Hệ thống chuỗi đô thị sẽ được xây dựng để tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng. Hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế sẽ gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia. Trong vùng sẽ hình thành tuyến du lịch hành lang ven biển, kết nối với các khu du lịch núi, du lịch di sản văn hóa và khám phá đại dương. Ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch cho thấy, phát triển các TP Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, các đô thị Vạn Tường, Núi Thành là những khu vực có khả năng thu hút nguồn vốn, cơ hội đầu tư trong nước và quốc tế. Vùng sẽ hình thành 4 cụm đô thị động lực với TP Đà Nẵng là đô thị trung tâm. Dự kiến, đến năm 2025, toàn vùng có 86 đô thị trong đó có 43 đô thị mới. VKTTĐMT ưu tiên đầu tư các dự án gồm: đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật chuỗi du lịch tổng hợp Huế - Lăng Cô - Non Nước; hình thành trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao ở Huế và Đà Nẵng; xây dựng Đà Nẵng là TP biển- trung tâm dịch vụ tổng hợp lớn nhất của vùng; xây dựng TP Huế trở thành trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước; xây dựng TP Quy Nhơn thành trung tâm tăng trưởng kinh tế phía Nam của vùng, là đầu mối giao thông đường bộ và cảng biển phục vụ trực tiếp cho vùng Tây Nguyên. Để rút ngắn thời gian đi lại giữa các cảng lớn trong vùng và toàn quốc, tuyến hành lang cao tốc trên biển chạy theo hướng Bắc - Nam và một tuyến liên hệ với quốc tế sẽ được xây dựng. Các cặp cửa khẩu qua các nước Myanmar, Thái Lan và Lào sẽ được nối thông với hệ thống cảng biển- khu kinh tế của VN trên cơ sở nâng cấp nối kết một số quốc gia, tỉnh lộ trong vùng. Phát triển Đà Nẵng xứng đáng là đô thị trung tâm vùng Để xứng đáng tầm vóc là đô thị trung tâm VKTTĐMT, UBND TP Đà Nẵng cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của TP đến năm 2020 với cơ chế chính sách hợp lý, tạo dựng môi trường thông thoáng để thu hút và tiếp thu tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hạ tầng bưu chính viễn thông đạt tiêu chuẩn của một TP hiện đại. Đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng bình quân 18%- 20%/ năm, theo hướng xuất khẩu sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tinh chế và chế tác. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%-13%/năm; phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ. Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải lớn của khu vực. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí và vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế TP, với tốc độ tăng bình quân hàng năm 15%- 16%. Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm du lịch biển đạt chuẩn quốc tế. . trò hạt nhân, động lực của các vùng kinh tế trọng điểm, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm phải khắc phục ngay công. phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kiểm tra việc thực hiện giải quyết các kiến nghị để báo cáo Chính phủ./. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:Thu

Ngày đăng: 20/08/2013, 19:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan