Ứng dụng etap thiết kế hệ thống nối đất trong trạm biến áp
Trang 1SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này,trước hết em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS.Nguyễn Nhật Nam đã rất tận tình giúp đỡ,hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này và cả quãng thời gian thực hiện đồ án môn học trước đó,Thầy đã giúp em củng cố kiến thức để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy,Cô trong khoa Điện-Điện tử
và bộ môn Hệ Thống Điện trường Đại Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm qua tại ngôi trường thân yêu này Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và
tự tin hơn
Trong quá trình thực hiện luận văn,mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót,rất mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy,Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh,tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Đình Kha
Trang 2hệ thống nối đất cũng chủ yếu tính trong mô hình đất đồng nhất.
Khi thiết kế hệ thống nối đất chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả những thiết bị được nối đất thì phải đảm bảo an toàn khi tiếp xúc Điện trở nối đất của hệ thống nối đất
có giá trị nhỏ,mà chỉ có xét giá trị điện trở nối đất thì hệ thống nối đất này không đảm bảo an toàn Mối quan hệ giữa điện trở của hệ thống nối đất và giá trị lớn nhất dòng điện
sự cố rất phức tạp Vì vậy điện trở nối đất của trạm biến áp có giá trị nhỏ cũng có thể nguy hiểm trong khi đó trạm biến áp khác có điện trở nối đất lớn hơn nhưng an toàn Bên cạnh đó,tầm quan trọng của việc ứng dụng một phần mềm chuyên dụng có độ tin cậy cao vào học tập,nghiên cứu cũng như ứng dụng vào công việc thực tiễn là rất cần thiết, nhằm thuận tiện hơn trong việc tính toán thiết kế mà vẫn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng
Đề tài luận văn tốt nghiệp: “Ứng dụng Etap thiết kế hệ thống nối đất trong trạm biến áp” sẽ bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Tìm hiểu về phần mềm Etap
Chương 2: Tìm hiểu về tiêu chuẩn IEEE Std 80-2000
Chương 3: Ứng dụng Etap thiết kế hệ thống nối đất trong trạm biến áp
Trang 3SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM ETAP 12.6.0 1
1.1 SƠ LƯỢC VỀ ETAP 1
1.2 GIAO DIỆN CỦA ETAP 2
1.3 CHI TIẾT CÁC PHẦN TỬ CHÍNH 4
1.3.1 Nguồn (hệ thống) 4
1.3.2 Máy Phát: 9
1.3.3 Bus 15
1.3.4 Đường dây truyền tải 19
1.3.5 Máy biến áp 2 cuộn dây 26
1.3.6 Tải tập trung(Lumped Load): 35
1.4 BÀI TOÁN TÍNH NGẮN MẠCH 38
1.4.1 GIỚI THIỆU VỀ CHỨC NĂNG TÍNH NGẮN MẠCH CỦA ETAP 38
1.4.2 VÍ DỤ TÍNH NGẮN MẠCH 41
CHƯƠNG 2 45
TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN IEEE STD 80-2000 45
2.1 GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN IEEE STD 80-2000 45
2.2 CÁCH TÍNH 45
2.2.1 Hai mục tiêu cần đạt được 45
2.2.2 Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người 47
2.2.3 Ảnh hưởng của tần số 47
2.2.4 Ảnh hưởng của biên độ và thời gian 47
2.2.5.Tầm quan trọng của máy cắt tốc độ cao 48
2.2.6 Giới hạn dòng điện cơ thể người chịu đựng 48
2.2.7 Điện trở của cơ thể người 48
2.2.8 Ảnh hưởng của bề dày lớp đất bề mặt 49
2.2.9.Giá trị lớn nhất cho phép của điện áp bước và điện áp tiếp xúc 49
2.2.10.Trình tự thiết kế lưới nối đất 50
Trang 4SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
2.3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC PHIÊN BẢN IEEE STD 80-2000, IEEE STD
80-1986, IEEE STD 665-1995 60
2.4 BÀI TOÁN THIẾT KẾ LƯỚI NỐI ĐẤT THEO IEEE STD 80-2000 61
2.5.THIẾT KẾ LƯỚI NỐI ĐẤT BẰNG ETAP THEO IEEE STD80-2000 66
2.5.1.Giới thiệu chức năng tính toán lưới nối đất trong Etap 66
2.5.2 Sử dụng chức năng tính toán lưới nối đất trong Etap 67
2.5.3.Ứng dụng Etap thiết kế lưới nối đất theo tiêu chuẩn IEEE Std 80-2000 70
CHƯƠNG 3 77
ỨNG DỤNG ETAP THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT TRONG TRẠM BIẾN ÁP 77 3.1 MÔ HÌNH HÓA SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LƯỚI ĐIỆN 220-110 kV THÀNH PHỐ CẦN THƠ 77
3.2 THỰC HIỆN THIẾT KẾ LƯỚI NỐI ĐẤT TRÊN ETAP 79
CHƯƠNG 4 91
TỔNG KẾT 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 5SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cửa sổ chính của ETAP 2
Hình 1.2 Các chức năng tính toán của ETAP 2
Hình 1.3 Các phần tử AC 3
Hình 1.4 Các thiết bị đo lường,bảo vệ 4
Hình 1.5 Trang info của nguồn(hệ thống) 4
Hình 1.6 Trang Rating của nguồn 5
Hình 1.7 Trang Short Circuit của nguồn 6
Hình 1.8 Trang Hamnic của nguồn 7
Hình 1.9 Trang Reliability của nguồn 8
Hình 1.10 Trang Energy Price của nguồn 9
Hình 1.11 Trang Rating của máy phát 10
Hình 1.12 Trang Imp/Mode của máy phát 11
Hình 1.13 Trang capalibity của máy phát 12
Hình 1.14 Trang Exciter của máy phát 13
Hình 1.15 Trang Govemor của máy phát 14
Hình 1.16 Trang info của Bus 15
Hình 1.17 Trang Phase V của Bus 16
Hình 1.18 Trang Load của Bus 17
Hình 1.19 Trang Rating của Bus 18
Hình 1.20 Trang info của đường dây 19
Hình 1.21 Trang parameter của đường dây 20
Hình 1.22 Trang configuration của đường dây 21
Hình 1.23 Trang Grouping của đường dây 22
Trang 6SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
Hình 1.24 Trang Earth của đường dây 23
Hình 1.25 Trang impedance của đường dây 24
Hình 1.26 Trang Sag & Tension của đường dây 25
Hình 1.27 Trang Info của máy biến áp 26
Hình 1.28 Trang Rating của máy biến áp 27
Hình 1.29 Trang Impedance của máy biến áp 28
Hình 1.30 Trang Tap của máy biến áp 29
Hình 1.31 Chỉnh đầu phân áp máy biến áp 30
Hình 1.32 Trang Grounding của máy biến áp 31
Hình 1.33 Trang Sizing của máy biến áp 32
Hình 1.34 Trang protection của máy biến áp 33
Hình 1.35 Trang Reliability của máy biến áp 34
Hình 1.36 Trang Info của tải 35
Hình 1.37 Trang Nameplate của tải 36
Hình 1.38 Trang Short Circuit của tải 37
Hình 1.39 Trang study case của chức năng tính ngắn mạch 38
Hình 1.40 Trang Standard chức năng tính ngắn mạch 39
Hình 1.41 Sơ đồ mạch điện tính ngắn mạch 41
Hình 2.1 Điện áp tiếp xúc 45
Hình 2.2 Sơ đồ thay thế điện áp tiếp xúc 46
Hình 2.3 Điện áp bước 46
Hình 2.4 Sơ đồ thay thế điện bước 47
Hình 2.5 Lưu đồ giải thuật 52
Hình 2.6 Thiết kế ban đầu lưới nối đất 63
Trang 7SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
Hình 2.7 Cửa sổ Etap 67
Hình 2.8 Chọn phương pháp tính 67
Hình 2.9.Cửa sổ thiết kế lưới nối đất 68
Hình 2.10 Thanh công cụ thiết kế theo IEEE 68
Hình 2.11 Thanh công cụ thiết kế theo FEM 69
Hình 2.12 Các chức năng tính toán 69
Hình 2.13 Cửa sổ thiết kế lưới nối đất 70
Hình 2.14.Cài đặt các thông số lưới 70
Hình 2.15 Cài đặt các thông số của các lớp đất 71
Hình 2.16 Cài đặt các thống số tính toán 72
Hình 2.17 Kết quả tính 73
Hình 2.18 Kết quả tối ưu thanh với số cọc giữ nguyên 74
Hình 2.19 Kết quả tối ưu thanh và cọc 74
Hình 2.20 Nhập các thống số đất 75
Hình 2.21 Nhập các thông số tính toán 75
Hình 2.22 Kết quả chạy tối ưu 76
Hình 3.1 Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Cần Thơ 77
Hình 3.2.Sơ đồ đơn tuyến lưới điện Cần Thơ trên phần mềm ETAP 77
Hình 3.3 Update Fault kA 80
Hình 3.4 Nhập các thông số tính toán lưới nối đất 81
Hình 3.5 Các thông số đất 81
Hình 3.6 Các thông số của thanh và cọc làm lưới nối đất 82
Hình 3.7.Kết quả được gợi ý từ chương trình 82
Hình 3.8.Lưới nối đất sau khi thiết kế 83
Trang 8SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
Hình 3.9.Giá trị Rg thu được sau khi thiết kế xong lưới nối đất 83
Hình 3.10.Các giá trị thu được sau khi thiết kế xong lưới nối đất 84
Hình 3.11.Kết quả mô phỏng theo phương pháp FEM 85
Hình 3.12.Đồ thị phân bố điện áp tiếp xúc 85
Hình 3.13.Đồ thị phân bố thế so với điểm xa vô cùng 86
Hình 3.14 Đồ thị phân bố điện áp bước 86
Hình 3.15.Lưới nối đất được thiết kế lại 87
Hình 3.16.Kết quả tính toán khi thêm thanh dẫn ở cửa 88
Hình 3.17.Đồ thị phân bố điện áp bước sau khi thiết kế lại 89
Hình 3.18.Đồ thị phân bố điện áp tiếp xúc sau khi thiết kế lại 89
Hình 3.19.Đồ thị phân bố thế so với điểm xa vô cùng sau khi thiết kế lại 90
Trang 9SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Giá trị trở kháng thứ tự của từng thành phần trên sơ đồ………42
Bảng 1.2 So sánh kết quả giữa tính toán ngắn mạch trên lý thuyết và trên máy tính bằng Etap………44
Bảng 2.1 Các thông số thiết kế lưới nối đất……… 53
Bảng 2.2 Các thông số của một số thanh dẫn kim loại……….56
Bảng 2.3 Vật liệu chọn làm thanh và cọc nối đất……… 57
Bảng 2.4 Giá trị điển hình của hệ số suy giảm D f……….60
Bảng 2.5 So sánh kết quả thiết kế……….73
Bảng 3.1 Các thông số về dây dẫn trong sơ đồ……….78
Bảng 3.2 Thông số về phụ tải tại các nút trên sơ đồ……… 78
Bảng 3.3 Thông số về máy biến áp sử dụng trong sơ đồ……… 79
Trang 10SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 1
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM ETAP 12.6.0
1.1 SƠ LƯỢC VỀ ETAP
ETAP là một trong những phần mềm hàng đầu thế giới về lĩnh vực tính toán, mô phỏng và phân tích hệ thống điện,bao gồm: Phân bố công suất, tính toán ngắn mạch, kiểm tra độ sụt áp khi khởi động động cơ, phân tích ổn định quá độ ,phân tích sóng hài,phối hợp bảo vệ,phân tích dòng công suất tối ưu,đặt tụ tối ưu,đánh giá độ tin cậy Phần mềm có thể chạy được cả Online và Offline
ETAP chạy tốt trên hầu hết các phiên bản windows.Khi cài đặt đòi hỏi phải có phần mềm hỗ trợ là Microsoft.NET Framework v1.1 hoặc Microsoft.NET Framework v2.0.ETAP sử dụng khóa cứng,quá trình cài đặt đơn giản chỉ cần làm theo hướng dẫn trên cửa sổ cài đặt
Đối với mạng điện có chiều dài lớn,việc tính toán bằng tay hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian,trong khi sử dụng phần mềm ETAP kết quả thu được có độ tin cậy cao Các chức năng thực hiện của ETAP:
- Khảo sát và phân tích một hệ thống điện đơn tuyến với nhiều nguồn cung cấp
- Xây dựng sơ đồ đơn tuyến của hệ thống điện cần phân tích
- Phân tích phân bố công suất hệ thống điện,phân bố công suất tổn thất trên đường dây,sụt áp trên đường dây,quá tải trên đường dây,hệ số công suất trên tải
- Phân tích ngắn mạch hệ thống điện: chế độ ngắn mạch đối xứng,chế độ ngắn mạch không đối xứng,ngắn mạch một pha chạm đất,hai pha chạm đất và ngắn mạch giữa hai dây pha,tính toán dòng ngắn mạch
ETAP cung cấp một bộ giải pháp phần mềm tích hợp đầy đủ bao gồm cả flash điện
hồ quang,dòng tải,ngắn mạch,ổn định thoáng qua,phối hợp tiếp sức,ampacity cáp,lưu lượng điện năng tối ưu,lưới nối đất và nhiều hơn nữa, modular chức năng của phần mềm
có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của công ty bất kỳ,từ nhỏ đến hệ thống năng lượng lớn.Về thư viện thì ETAP tích hợp đủ các loại cable,relay,CB của các hãng
và các dòng sản phẩm thường được sử dụng nên rất tiện cho việc chọn lựa thiết kế.Ngoài
ra người dùng có thể tự thêm vào các thư viện mới phù hợp với thực tế sử dụng
Trang 11SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 2
1.2 GIAO DIỆN CỦA ETAP
Cửa sổ chính được thiết kế thuận lợi cho người sử dụng
Hình 1.1 Cửa sổ chính của ETAP
Các chức năng tính toán :
Hình 1.2 Các chức năng tính toán của ETAP
Trang 12cảm ứng
Trang 13SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 4
Các thiết bị đo lường ,bảo vệ :
Hình 1.4 Các thiết bị đo lường,bảo vệ
Trang 14SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 5
ID: Tên của nguồn (hệ thống),tối đa đến 25 kí tự
Bus: Vị trí kết nối của nguồn (kèm điện áp định mức)
In/Out of Service: Trạng thái hoạt động của phần tử trong sơ đồ đơn tuyến
Equipment: Nhập các phần miêu tả về nguồn như tên, nguồn gốc, số hiệu
Mode: Chọn chức năng của nguồn
Swing: Nút cân bằng
Voltage Control: Cố định điện áp và công suất tác dụng
Mvar Control: Cố định công suất tác dụng và công suất kháng
PF control: Cố định công suất tác dụng và hệ số công suất
Trang Rating:
Hình 1.6 Trang Rating của nguồn
Rated KV: Điện áp định mức,tính bằng kV
Balanced/Unbalanced: Ba pha cân bằng/ không cân bằng
Generation Categories: Thiết lập các thông số hoạt động của nguồn, tùy từng chế
độ Mode và trạng thái hoạt động của nguồn mà ta thiết lập các thông số
Swing Mode: %V and Vangle
Trang 15SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 6
Voltage Control Mode: %V and MW
Mvar Control: MW and Mvar
Power Factor Control : MW and PF
Operating: Các thông số về điện áp,góc lệch của điện áp,công suất tác dụng,công
suất phản kháng của nguồn khi hoạt động sẽ được hiển thị
Trang Short Circuit:
Hình 1.7 Trang Short Circuit của nguồn
Grounding: Kiểu đấu dây
SC Rating: Thông số tính ngắn mạch
MVAsc: Công suất ngắn mạch
X/R: Tỉ số trở kháng của tổng trở thay thế
kAsc: Dòng ngắn mạch
Trang 16SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 7
SC Impendance (100MVAb): Các thông tin để tính ở đơn vị tương đối ở công
suất cơ bản là 100MVA các giá trị thứ tự thuận, nghịch và thứ tự không Nếu phần này được nhập giá trị, Etap sẽ tính lại phần SC Rating
Trang Hamnic:
Hình 1.8 Trang Hamnic của nguồn
Cung cấp các thông tin về dạng điện áp đầu ra và sóng hài của hệ thống Nếu là hệ thống cho điện áp đầu ra hình sin thì ta chọn None
Ngoài ra hệ thống này có thể đại diện cho các bộ nghịch lưu năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời khi đó điện áp đầu ra không phải hình sin mà theo một tiêu chuẩn hoặc của một nhà sản xuất nào đó Ta truy cập vào thư viện để chọn dạng điện áp đầu ra thích hợp
Trang 17SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 8
Trang Reliability:
Hình 1.9 Trang Reliability của nguồn
λA:tỉ lệ sự cố tác dụng trong số lần sự cố mỗi năm
μ : Tỷ lệ sửa chữa trung bình/ năm( μ=8760/MTTR)
FOR = MTTR/(MTTR + 8760/ λA)
MTTF: Khoảng thời gian giữa 2 lần hư hỏng (MTTF=1/ λA)
MTTR: Thời gian sửa chữa (giờ)/ năm
rp: Thời gian thay thiết bị
Switching Time:Thời gian chuyển sang nguồn cung cấp mới thay thế sau khi sự cố
Trang 18SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 9
Trang Energy Price:
Giá cung cấp điện của hệ thống Ta có thể xây dựng hàm chi phí của hệ thống để tính toán khi sử dụng chức năng vận hành tối ưu nguồn phát
Hình 1.10 Trang Energy Price của nguồn
1.3.2 Máy Phát:
Là máy phát điện AC 3 pha
Máy phát cũng tương tự như nguồn chỉ khác một vài điểm sau:
Trang 19SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 10
MVA: Công suất S định mức
%Eff: Hiệu suất làm việc
Poles: Số cực
FLA: Dòng đầy tải ở công suất định mức
RPM: Tốc độ đồng bộ
PrimeMover Rating: Công suất liên tục và cao điểm dùng để tính các cảnh báo
lúc khởi động các phụ tải động cơ
Mvar Limits: Giới hạn công suất phản kháng lúc cao điểm Có thể cài đặt hoặc
Etap tự tính theo PrimeMover Rating
Hình 1.11 Trang Rating của máy phát
Trang 20SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 11
Trang Imp/Mode:
Impedance: Thông tin về trở kháng siêu quá độ, thứ tự thuận, nghịch và thứ tự
không không dùng trong tính toán ngắn mạch
Dynamic Model: Mô hình máy phát và các thông số (bộ thông số chuẩn) để phân
tích ổn định hệ thống
Type: Kiểu máy phát (hơi, khí, thủy điện) và loại rotor (cực ẩn, cực lồi)
IEC 60909 S.C: Giới hạn chịu được khi ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909
Hình 1.12 Trang Imp/Mode của máy phát
Trang 21SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 12
Trang capability:
Thông tin về giới hạn hoạt động ở trạng thái ổn định của máy phát
Hình 1.13 Trang capalibity của máy phát
Trang 22SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 13
Trang Exciter:
Thông tin về hệ thống kích từ và bộ tự điều chỉnh điện áp AVR
Hình 1.14 Trang Exciter của máy phát
Trang 23SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 14
Trang Govemor:
Thông tin về bộ điều tốc và hệ thống điều khiển động cơ của máy phát
Hình 1.15 Trang Govemor của máy phát
Trang 24Hình 1.16 Trang info của Bus
Nominal kV: Điện áp danh định của thanh cái
In/Out of Service: dùng để chi trạng thái kết nối hay không kết nối của Bus với
các phần tử khác
Initial %V: Giá trị phần trăm điện áp của bus so với giá trị danh định,giá trị ban
đầu
Trang 25SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 16
Initial kV: Giá trị điện áp của bus tính bằng kV,giá trị này sẽ được tự động tính
khi giá trị Initial %V được nhập vào
Angle: Góc lệch pha của điện áp được tính bằng độ,giá trị mặc định là 00
Operating Voltage %V/kV/Angle: sau khi tiến hành chạy chương trình phân tích
dòng tải thì các giá trị này sẽ xuất hiện
Load Diversity Factor: Hệ số phân tán tải
Trang Phase V:
Thông tin chi tiết điện áp, góc pha của từng pha
Hình 1.17 Trang Phase V của Bus
Trang 26SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 17
Trang Load:
Thông tin chi tiết về các loại tải kết nối với Bus như công suất, loại tải, từng pha
Hình 1.18 Trang Load của Bus
Trang 27SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 18
Trang Rating:
Hình 1.19 Trang Rating của Bus
Standard: Theo tiêu chuẩn ANSI hay IEC
Type: Các loại Bus khác nhau để phân tích hồ quang và ngắn mạch
Continuous: Giá trị dòng tải liên tục mà Bus chịu được
Trang 28SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 19
1.3.4 Đường dây truyền tải
Trang info:
Hình 1.20 Trang info của đường dây
ID: Tên đường dây
From/To: Dây nối từ Bus /đến Bus
Length: Chiều dài dây, chọn đơn vị thích hợp
Trang 29Outside Diameter: Đường kính dây
GMR: Bán kính tự thân của dây dẫn (Ds)
Xa: Cảm kháng trên 1 đơn vị chiều dài
Xa ’: Dung kháng trên 1 đơn vị chiều dài
Ground Wire: Thông số dây nối đất
Hình 1.21 Trang parameter của đường dây
Trang 30SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 21
Trang configuration:
Configuration Type: Cách bố trí dây trên cột
GMD: Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn (Dm)
Phase: Height: khoảng cách từ mặt đất đến vị trí dây pha cao nhất
Spacing: khoảng cách giữa các dây pha với nhau
Transposed: Dây dẫn có hoán vị đầy đủ
Hình 1.22 Trang configuration của đường dây
Trang 31SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 22
Trang Grouping:
Các thông tin về nối đất đường dây (nối đất chống sét, nối đất lặp lại…)
Hình 1.23 Trang Grouping của đường dây
Trang 32SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 23
Trang Earth:
Các thông tin về lớp đất bên dưới dây dẫn
Hình 1.24 Trang Earth của đường dây
Trang 33SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 24
Trang impedance:
Hình 1.25 Trang impedance của đường dây
Có 2 tùy chọn
Calculated: Nhận kết quả tính từ Etap (R, X, B)
User Defined: Nhập kết quả có sẵn (R, X, B)
Impedance (per phase): Các thông số R, X, B của mỗi pha cho thứ tự
thuận, nghịch và thứ tự không
Trang 34SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 25
Trang Sag & Tension:
Các thông tin về cơ khí đường dây,điều kiện làm việc của đường dây như: nhiệt độ,áp suất,tốc độ gió,điều kiện môi trường,độ võng
Hình 1.26 Trang Sag & Tension của đường dây
Trang 35SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 26
1.3.5 Máy biến áp 2 cuộn dây
Trang Info:
Hình 1.27 Trang Info của máy biến áp
ID: Tên MBA
Prim: Tên bus kết nối phía sơ cấp, điện áp sơ cấp
Sec: Tên bus kết nối phía sơ cấp, điện áp thứ cấp
Standard: Theo tiêu chuẩn ANSI hay IEC
Trang 36SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 27
Trang Rating:
kV: Điện áp định mức
MVA: Công suất định mức
Max MVA: Khả năng quá tải của MBA
FLA: Dòng định mức
Type/class: Tùy từng loại tiêu chuẩn MBA phân ra làm nhiều loại và nhiều
lớp khác nhau (giải nhiệt, làm mát, vật liệu…….)
Hình 1.28 Trang Rating của máy biến áp
Trang 37SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 28
Trang Impedance:
Hình 1.29 Trang Impedance của máy biến áp
% Z: Giá trị phần trăm của tổng trở MBA so với Zcb được tính dựa trên điện
áp định mức MBA và công suất định mức MBA
X/R: Tỉ số điện kháng / điện trở MBA
Z variation: Tính toán lại tổng trở Z khi sử dụng đầu phân áp MBA
Z tolerance: Sai số để tính trường hợp xấu nhất
Trang 38SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 29
Trang Tap:
Hình 1.30 Trang Tap của máy biến áp
Fixed Tap: Chọn đầu phân áp MBA Ta có thể chuyển đổi tùy chọn theo các
nấc đầu phân áp hay theo kV bằng cách nhấn vào nút %Tap
LTC / Voltage Regulator: thiết lập các giá trị điện áp của mỗi nấc đầu phân
áp, cũng như chọn MBA có đầu phân áp hay không Nhấn vào LCT để nhập các giá trị đầu phân áp
Trang 39SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 30
Hình 1.31 Chỉnh đầu phân áp máy biến áp
Upper Band: điện áp giới hạn trên
Lower Band: điện áp giới hạn dưới
Tap: Min: % giới hạn điện áp thấp nhất
Max: % giới hạn điện áp cao nhất
Step: Giá trị mỗi nấc phân áp
Of Taps: Số đầu phân áp
Trang 40SVTH: HOÀNG ĐÌNH KHA 31
Trang Grounding:
Tổ đấu dây và kiểu nối đất MBA
Hình 1.32 Trang Grounding của máy biến áp