1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx

75 1,9K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 123,73 KB

Nội dung

Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL

Trang 1

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay,nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ Sự biếnchuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi không ngừng trong từng quốcgia trong từng khu vực trên thế giới Song song với sự thay đổi đó, bước vàonhững năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tếcủa Việt Nam đã phát triển mạnh Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyểnmạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấpsang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân Nền kinhtế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới Trước những đòi hỏi của nền kinh tế, hoạtđộng kiểm toán đã xuất hiện ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lậpvề kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăngcường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới Sự ra đời của cáccông ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bướcngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho nhữngngười quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam Kiểm toán đã trở thànhmột hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành TTL là một trongnhững tổ chức của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kếtoán kiểm toán và tư vấn tài chính Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thựctiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế là cơ sở để công ty phục vụvới chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngành nào mà khách hàng yêucầu.

Với đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp được đào tạo có quy mô,TTL đã cung cấp dịch vụ cho lực lượng khách hàng đông đảo hoạt động trongnhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế.Tuy mới phát triển và hình thành song, TTL đã nhanh chóng khẳng định vị trícủa mình trên thị trường trong hoạt động kiểm toán đầy mới mẻ TTL đã

Trang 2

không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác và mở rộng thịtrường.

Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trongnhững nội dung đặc chưng của cuộc kiểm toán, Với mục tiêu tìm hiểu lý luậnvà thực tế về giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính, giai đoạn chiếm nhiềucông sức và chi phí nhất trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính và quyếtđịnh nhất đến chất lượng của cuộc kiểm toán Theo đó đối chiếu so sánh giữanhững qui định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với những qui địnhtrong chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi, được sự hướng dẫn tậntình của giảng viên - Tiến Sĩ Chu Thành, em đã hoàn thành chuyên đề thực

tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả

hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểmtoán TTL”

Nội dung của chuyên đề bao gồm ba phần chính:

Phần I: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính

Phần II: Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long.

Phần III: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thành quytrình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nóiriêng và Báo cáo tài chính nói chung tại công ty TTL.

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán báo cáo kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đối tượng của kiểm toán tàichính.

1.1 Những đặc điểm chung của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo

tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệpđối với ngân sách Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan.

Ta có thể thấy Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấpcác thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kếtquả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanhnghiệp trong kỳ hoạt động đã qua Thông tin của báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định vềquản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanhnghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư các chủ nợhiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh được chia thành các phần:

Phần I: Lãi - lỗ: Phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và các hoạt

động khác của doanh nghiệp cùng với chi phí phát sinh nhằm xác định kếtquả hoạt động trong chu kỳ kế toán.

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh cáckhoản thuế phải nộp, cung như các khoản phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước.

Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đượcsắp sếp dưới dạng trật tự lôgíc khoa học nhưng khi dựa vào tính chất của cácchỉ tiêu ta có thể chia chúng ra làm 4 nhóm:

a Nhóm 1: Bao gồm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập của doanhnghiệp như: Tổng doanh thu, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần, thu nhậphoạt động tài chính, thu nhập bất thường.

Trang 4

b Nhóm 2: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp…, chi phí bất thường.

c Nhóm 3: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp như: Lợi tức hoạt động kinh doanh, lợi tức hoạtđộng bất thường, tổng lợi tức trước thuế, thu nhập trước thuế, thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp, thu nhập sau thuế.

d Nhóm 4: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện cácnghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và đối vớicác tổ chức kinh tế, xã hội khác như các khoản thuế, các khoản bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác.

Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường phải công bố bảngcân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiềntệ cùng thuyết minh báo cáo tài chính Thông thường đây là đối tượng quantâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân; do đó báo cáo tài chính là đối tượngtrực tiếp và thường xuyên của kiểm toán Đối với đối tượng kiểm toán là cácbảng khai tài chính này có nhiều người quan tâm trên nhiều góc độ khácnhau, đồng thời có nhiều chủ thể đa dạng do đó kiểm toán tài chính cần cóhệ thống chuẩn mực thống nhất làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán; đâylà đặc trưng nổi bật của kiểm toán tài chính Hệ thống chuẩn mực kiểm toánlà những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểmtoán, dùng để điều tiết hành vi của kiểm toán viên theo hướng và mục tiêuxác định Chuẩn mực kiểm toán chưa thể là thước đo đúng sai của báo cáotài chính, vì vậy cơ sở pháp lí để tiến hành các cuộc kiểm toán tài chính lại làcác chuẩn mực kế toán Kiểm toán viên phải xác minh toàn bộ báo cáo tàichính đã lập so với những chuẩn mực chung của kế toán được chấp nhận đểkết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháplí của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó Kết luận về việc xác minh báocáo tài chính được trình bày trên báo cáo kiểm toán, đồng thời với kết luậnvề độ tin cậy của thông tin, chủ thể kiểm toán còn đưa ra những phán quyếthoặc tư vấn thông qua thư quản lí.

Trang 5

1.2 Một số quy định của nhà nước đối với Báo cáo tài chính

Theo quyết định của bộ trưởng bộ tài chính số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01tháng 11 năm 1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Quy định:

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính trong đóBáo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN

- Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN- Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo,điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp cácxí nghiệp, các công ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tàichính chi tiết khác.

Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trongtừng báo cáo quy định trong chế độ kế toán được áp dụng thống nhất cho cácdoanh nghiệp.

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, thì có thể bổ sung, sửa đổi hoặcchi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.

* Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức củamột doanh nghiệp khác), có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửibáo cáo tài chính theo đúng các quy định tại chế độ kế toán Riêng báo cáolưu chuyển tiền tệ, tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi,nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiềntệ.

* Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng thứ3, thứ 6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tìnhhình tài chính quý đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình tàichính niên độ kế toán đó Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chínhhằng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động, kinh doanh.

Trang 6

* Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất là sau 15 ngày, kể từ ngàykết thúc quý và báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kểtừ sau ngày kết thục niên độ kế toán.

* Nơi nhận báo cáo tài chính:

Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định như sau:

Các loại doanh nghiệp

Nơi nhận báo cáoTài

Thống kê (2)

Bộ KHvà ĐT

2 Doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài

2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với vấn đề kiểm toán.

2.1.Mục tiêu kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Viêt Nam số 200: Mục tiêu của kiểm toánbáo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ýkiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không?

Mục tiêu của cuộc kiểm toán bình thường các báo cáo tài chính củakiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà

Trang 7

các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động vàsự lưu chuyển của dòng tiền theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận.

Mục tiêu kiểm toán chung của kiểm toán báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh là nhận xét trung thực của các báo cáo tài chính đượckiểm toán Các mục tiêu kiểm toán chung được chia làm hai loại cụ thể là sựhợp lý chung và các mục tiêu khác mục tiêu về tính hợp lý chung giúp kiểmtoán viên đánh giá các số dư tài khoản có hợp lý hay không xét theo tất cảcác thông tin mà kiểm toán viên có về công việc kinh doanh của khách hàng.Nếu kiểm toán viên thấy mục tiêu về tính hợp lý chung chưa thoả mãn thì tấtyếu phải xem xét đến các mục tiêu khác Với các bước triển khai những mụctiêu kiểm toán:

Báo cáo tàichính

Mục tiêu kiểm toán đặc thù được đặt ra tương ứng với cam kết của nhàquản lý và các bộ phận cấu thành trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, nó bao gồm các mục tiêu sau:

Các bộ phận cấuthành của báo cáo tài

Xác nhận của ban quản trịvề các bộ phận cấu thànhCác mục tiêu kiểm toánchung đối với các bộ phận cấu

Các mục tiêu kiểm toán đặcthù đối với các bộ phận cấu thành

Trang 8

Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên

khoản mục có thể xem mục tiêu này hướng vào tính đúng đắn về nội dungkinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ các bộ phận hìnhthành khoản mục đó Như vậy mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh bổ xungvào sự cam kết sự tồn tại hay sảy ra của nhà quản lý.

Mục tiêu trọn vẹn: hướng xác minh vào sự đày đủ về thành phần ( nội

dung ) cấu thành số tiền ghi trên khoản mục Mục tiêu này cũng là phần bổxung cho xác nhận về tính chọn vẹn của nhà quản lý.

Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Đơn vị có quyền sở hữu, quyền định đoạn

lâu dài với tài sàn và có nghĩa vụ phải thanh toán với các khoản công nợđược trình bày trên Báo cáo tài chính Do vây kiểm toán viên cần phải kiểmtra chủ quyền với các khoản nợ phải trả cũng như phải xem đó có thực sự lànghĩa vụ của công ty hay không.

Mục tiêu định giá: Sự định giá đúng từng số dư tạo thành tổng số dư tài

khoản, kể cả tính chính sác về mặt tính toán, sự nhận thức về các mức giảmcủa giá trị rong có thể thực hiện được Kiểm toán viên phải xác xác định quatrình tính toán, tổng cộng luỹ kế các số liệu trên Báo cáo tài chính xem cóchính xác hay không.

Việc phân loại: Là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận nghiệp

vụ được đưa vào tài khoản cùng việc việc sắp xếp các tài khoản trong Báocáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bảnpháp lý cụ thể có hiệu lực

Mục tiêu trình bày: Hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số

dư (hoặc tổng tài khoản) vào các Báo cáo tài chính Thực hiện mục tiêu nàyđòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn tất cả tài khoản thuộc Bảng cânđối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đãđược trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèmtheo.

Mỗi một mục tiêu kiểm toán chung có ít nhất một mục tiêu kiểm toánđặc thù Vì các mục tiêu kiểm toán được xác định trên cơ sở các mục tiêu

Trang 9

chung và trên cơ sở đặc điểm các khoản mục hoặc các phần hành cùng cáchphản ánh và theo dõi chúng trong hệ thống kế kế toán và kiểm soát nội bộ

2.2 Xác nhận của nhà quản lý

Xác nhận là những kiến nghị được Ban quản trị diễn đạt hoặc hàm ý vềcác yếu tố cấu thành bản báo cáo tài chính Những xác nhận của Ban quản trịtrực tiếp liên quan với các nguyên tắc kế toán đã thừa nhận Kiểm toán viênphải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơnvị được kiểm toán Mặt khác theo chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 508Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của chính phủ vềkiểm toán độc lập và thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 105/2000NĐ-CP.Trách nhiệm về xự tin cậy và hợp lý của các bảng khai tài chính được phânđịnh rõ ràng giữa kiểm toán viên và Ban giám đốc khách hàng.

Theo đó ta có thể phân loại xác nhận của nhà quản lý theo 2 tiêuthức:

* Cam kết của ban giám đốc:

Cam kết của ban giám đốc: là những cam kết về trách nhiệm của nhà

quản lý trong việc trình bày đúng đắn các Báo cáo tài chính Ban giám đốcchịu trách nhiệm về việc lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lýtình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyểntiền tệ của công ty trong năm, tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Lựa chọn các sổ sách kế toán đã được áp dụng chính sách nhất quán.- Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng

- Nêu rõ các chuẩn mực kế toán đã được áp dụng có được tuân thủ haykhông, những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giảithích trong Báo cáo tài chính hay không.

- Lập và trình bày các Báo cáo tài chính

- Lập các Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liêntục trừ trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinhdoanh.

Trang 10

Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ sách kế toán được lưu giữđể phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lýtại bất cứ thời điểm nào và bảo đảm rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quyđịnh hiện hành của nhà nước Đồng thời có trách nhiệm trong việc đảm bảoan toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp này thích hợp để ngănchặn, pháp hiện các hành vi gian lận và sai sót Không có sự kiện trọng yếunào xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính đòi hỏi phải được điều chỉnh haycông bố trên Báo cáo tài chính.

Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toáncó giá trị hơn các giải trình bằng lời nói Các giải trình bằng văn bản đượcthể hiện dưới các hình thức:

- Bản giải trình của Giám đốc;

- Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình vềcác giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng;

- Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giámđốc ký duyệt.

Phục lục1

VÍ DỤ VỀ BẢN GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC

Công ty ABC(Địa chỉ, điện thoại,

Fax, )

Ngày tháng năm   

Kính gửi: Ông/Bà

Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán  Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán củaÔng (Bà) cho Báo cáo tài chính của công ty ABC, năm tài chính kết thúcngày 31/12/X.

Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý cácbáo cáo tài chính của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện

Trang 11

hành (hoặc được chấp nhận tại công văn số ngày tháng năm của ).

Trong phạm vi trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xácnhận các giải trình sau đây :

 Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính đã được lập, trình bàytrung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và theo đúng chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các qui định có liênquan.

 Chúng tôi đã chuyển cho Ông (Bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, cáctài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hộiđồng quản trị, (gồm Biên bản họp ngày tháng năm và ngày tháng năm );

* Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bêncó liên quan;

* Công ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọng củacác hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Không có bấtkỳ hành vi không tuân thủ nào liên quan đến các yêu cầu của các cơ quan cóthẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính;

* Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trongtrường hợp cần thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính :

a) Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan;b) Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán;

c) Thoả thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượngtrước đây;

d) Các tài sản được đem đi thế chấp.

* Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch hay dự tính nào có thể làmsai lệch đáng kể số liệu kế toán hoặc cách phân loại tài sản và khoản nợ đãđược phản ánh trong báo cáo tài chính;

Trang 12

* Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuấtmột loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế hoạch hay dựtính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng hoặc lạc hậu; vàkhông có bất kỳ một khoản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị caohơn giá trị thực hiện thuần;

* Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính vàkhông có bất kỳ một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầmgiữ, ngoại trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáotài chính;

* Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công tyvới bên thứ ba đã được công ty hạch toán hoặc giải trình trong phần thuyếtminh X.;

* Hiện tại Công ty không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kếtthúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hoặc phải giải trìnhtrong phần thuyết minh;

* Vụ tranh chấp với công ty XYZ đã được giải quyết với khoản tiền làXXX VNĐ, và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính Không cókhiếu nại trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào đang bị khởi tố hoặc hiện naycó thể dự đoán được;

* Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tàichính tất cả các kế hoạch về việc mua lại các cổ phiếu của chính công ty, cácnguồn vốn được dự trữ cho kế hoạch này, các khoản đảm bảo cũng như việcchuyển đổi và các yêu cầu có liên quan khác.

 Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) (Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu)

* Cam kết giải trình về mối quan hệ của nhà quản lý với kiểm toánviên

Tuỳ theo luật định và thực tiễn phát sinh cũng như nhu cầu giải quyếtvế mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, loại cam kết này có thểbao gồm các vấn đề độc lập, khách quan của giám đốc, của ban kiểm toánnội bộ và kiểm toán viên bên ngoài.

Trang 13

+ Đối với Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện cuộc kiểmtoán theo nguyên tắc sau:

- Đang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính,thực hiện kiểm toán nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ định giá tài sản, tư vấnquản lý, tư vấn tài chính cho đơn vị được kiểm toán hoặc đã thực hiện cáccông việc trên trong năm trước;

- Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn,mua cổ phần;

- Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Banlãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệphoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quyđịnh của pháp luật.

+ Mối quan hệ giữa xác nhận của nhà quản lý với kiểm toán viên

Trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểmtoán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vịđược kiểm toán về những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính Để hạn chế sự hiểu lầm giữa kiểm toán viên và Giám đốc đơnvị, các giải trình bằng lời phải được Giám đốc xác nhận lại bằng văn bản.Phụ lục số 01 đưa ra ví dụ về những vấn đề được thể hiện trong bản giảitrình của Giám đốc hoặc trong văn bản của kiểm toán viên yêu cầu Giámđốc xác nhận.

Các vấn đề yêu cầu Giám đốc giải trình bằng văn bản được giới hạntrong những vấn đề riêng lẻ, hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính Đối với những vấn đề xét thấy cần thiết, kiểm toán viên phảithông báo với Giám đốc biết rõ ý kiến của mình về tính trọng yếu của vấn đềcần phải giải trình.

Trong quá trình kiểm toán, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vịđược kiểm toán gửi các bản giải trình tới kiểm toán viên và công ty kiểmtoán một cách tự nguyện hoặc do yêu cầu cụ thể của kiểm toán viên Khi

Trang 14

những giải trình này có liên quan đến những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải làm các công việc sau:

- Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hayngoài đơn vị để xác minh các giải trình của Giám đốc;

- Đánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình của Giám đốc vớicác bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được;

- Xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lậpgiải trình.

Giải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toánmà kiểm toán viên thu thập được (Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về khoảnphải trả không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về khoản phải trả đónhư hoá đơn của người bán ) Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng đó sẽ dẫn đến sựgiới hạn về phạm vi kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được Giám đốc giải trình.

Trong một số trường hợp, giải trình của Giám đốc là bằng chứng kiểmtoán duy nhất thu thập được (Ví dụ: Kiểm toán viên không phải thu thập cácbằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của Giám đốc thực hiệnmột khoản đầu tư dài hạn nào đó ).

Kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của Giám đốcmâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minhlại mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Giám đốc.

2.3 Quy trình kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh

Chuẩn mực kiểm toán đã thừa nhận đòi hỏi quá trình lập kế hoạch đầyđủ: Công việc phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phảiđược giám sát đúng đắn.

Trang 15

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

thực hiện kế hoạch kiểm toán

Hoàn thành kế hoạch & công bố BC kiểm toán

Việc lập kế hoạch để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu lực củatừng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ cógiá trị làm căn cứ cho kế luận kiểm toán đối với báo cáo tài chính Hạ thấpchi phí của cuộc kiểm toán tạo cho công ty sức cạnh tranh và do đó dữ đượckhách hàng nếu công ty đã có danh tiếng vì thực hiện công việc có chấtlượng Cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo ba giai đoạn sau

2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch, thu thập thông tin cơ bản về khách hàng, thu thậpthông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, đánh giá trọng yếu và rủiro, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, khai triểnmột kế hoạch kiểm toán toàn bộ và chương trình kiểm toán việc triển khainhư trên sẽ giúp kiểm toán viên có một kế hoạch kiểm toán toàn bộ, mộttrương trình kiểm toán hiệu quả và hiệu lực.

a Lập kế hoạch chung: Đây là quá trình thu thập thông tin ban đầu củakiểm toán đối với khách hàng, nhằm tiếp cận tìm hiểu nhu cầu của kháchhàng đánh giá khả năng phục vụ khách hàng Có nên chấp nhận hoặc tiếp tụcthực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, việc đánh giá các lý do củakhách hàng đối với cuộc kiểm toán, việc lưa chọn đội ngũ nhân viên kiểmtoán, và việc ký kết một thư hợp đồng:

* Đối với khách hàng cũ công ty kiểm toán cần đánh giá số khách hànghiện có hàng năm để xác định liệu có những lý do nào để không tiếp tục thựchiện kiểm toán nữa hay không, Xem xét thu lao, xác định liệu khách hàng có

Trang 16

tính thiếu tính liêm chính cơ bản hay không để từ đó xem xét tới khả năngkhông còn là khách hàng nữa

* Đối với khách hàng mới: Trước khi chấp nhận một khách hàng mới,tất cả các công ty kiểm toán cân điều tra về công ty khách để xác định khảnăng chấp nhận nó Các công ty kiểm toán có thể đánh giá vị trí tương laicủa công ty khách hàng trên thị trường, xem xét các mặt về tài chính (trạngthái ổn định), quan trọng nhất là xem xét được mối quan hệ của công tykhách hàng đối với công ty kiểm toán trước kia (lý do tìm công ty kiểm toánmới )

Khi công ty kiểm toán chấp nhận nhận hoặc tiếp tục kiểm toán chokhách hàng, Công ty kiểm toán cần phân bổ đội ngũ nhân viên cho thích hợpvới hợp đồng và thoả mản các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhậnnhằm tạo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán Quá trình kiểm tra sẽ được thựchiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ và thànhthạo như một kiểm toán viên Sau khi đánh giá năng lực phục vụ khách hàngcông ty kiểm toán cần phải đạt được một thư hợp đồng với khách hàng nhằmviết ra các điều kiện để giảm thiểu tối đa sự hiểu lầm

b thu thập thông tin cơ sơ

Việc thu thập các thông tin về công việc kinh doanh của khách hàng vàkiến thức về các mặt hoạt động của công ty là cần thiết cho việc thực hiệnkiểm toán đầy đủ Các thông tin này chủ yếu thu thập ở các văn phòng củacông ty khách hàng nhưng cũng có thể thu thập từ bên thứ ba như: Từ tổngcục thống kê, ngân hàng… việc thu thập này là cơ sở đánh giá đầu tiên đốivới khách hàng nên đối những khách hàng mới nó rất quan trọng Sự thuthập thông tin có thể được trình bày như sau:

* Thu thập kiến thức về môi trường và lĩnh vực hoạt động của kháchhàng:

- Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan;- Thị trường và cạnh tranh;

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ);- Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh;

Trang 17

- Rủi ro kinh doanh (Ví dụ: Công nghệ cao, thị hiếu của thị trường,cạnh tranh, );

- Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh;

- Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh,giá cả, );

- Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinhdoanh hàng năm;

- Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan;

- Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan;- Các nguồn cung cấp (Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động, ) và giá cả.

Tình hình kinh doanh của đơn vị

(Sản phẩm, thị trường, các nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệpvụ)

- Đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh; - Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng;

- Các vấn đề về nhân lực (Ví dụ: Số lượng, chất lượng lao động, sựphân bố nhân lực, nguồn cung cấp, mức lương, quy chế nhân viên, thoả ướclao động tập thể và công đoàn, việc thực hiện chế độ hưu trí và quy định củaChính phủ về lao động, );

- Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồngchính, các điều khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trườngchiếm lĩnh, các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danhtiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng, xu hướng, chiến lược và mụctiêu tiếp thị, quy trình sản xuất, );

- Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợpđồng dài hạn, mức độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán,các hình thức nhập khẩu, các hình thức cung ứng, );

- Hàng tồn kho (Ví dụ: Địa điểm, số lượng, chất lượng, quy cách, );

Trang 18

- Lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sángchế ;

- Các khoản chi phí quan trọng;- Nghiên cứu và phát triển;

- Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảohiểm rủi ro hối đoái;

- Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểmtoán;

- Các hệ thống thông tin quản lý (Tình trạng hiện tại, dự kiến thayđổi, );

- Cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và giới hạn nợ.

- Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về đơn vịđược kiểm toán (Ví dụ: Chuyên gia kinh tế, cơ quan cấp trên, khách hàng,nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh );

- Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vịđược kiểm toán (Ví dụ: Số liệu thống kê của Chính phủ, báo chí chuyênngành, thông tin của ngân hàng, thông tin của thị trường chứng khoán );

c Thu thập thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Trang 19

Thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốccông ty, những thông tin này cung cấp cho kiểm toán viên nhận định đượccác quy trình mang tính pháp lý ảnh hưởng tới các mặt hoạt động kinh doanhcủa công ty Sự hiểu biết sớm các chứng từ có tính pháp lý và sổ sách nàygiúp cho kiểm toán viên có khả năng thuyết minh bằng chứng liên quantrong suốt hợp đồng và đảm bảo có sự tiết lộ đúng đắn trên báo cáo tàichính:

Giấy phép thành lập và điều lệ công ty: việc nghiên cứu này giúp kiểm

toán viên nắm được về quá trình hình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnhvực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cung như cơ cấu, tổ chức… như:

+ Thay đổi nhân sự (Ví dụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toántrưởng, );

+ Kinh nghiệm và uy tín;+ Thu nhập;

+ Các cán bộ tài chính chủ chốt và vị trí của họ trong đơn vị;+ Kế toán trưởng và nhân viên kế toán;

+ Các chế độ khuyến khích vật chất, khen thưởng, kỷ luật;+ Sử dụng các ước tính kế toán và dự toán;

+ Phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành;

Trang 20

+ Áp lực đối với Giám đốc (hoặc người đứng đầu);+ Các hệ thống thông tin quản lý.

- Loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần,trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài );

- Lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh;- Thời hạn được phép hoạt động;

- Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan (Ví dụ: Trong nước, ngoàinước, uy tín và kinh nghiệm, );

- Cơ cấu vốn (những thay đổi gần đây hay dự kiến trong tương lai, );- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh;

- Phạm vi hoạt động;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh chính và các chi nhánh, đại lý;- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;

- Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược;

- Thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh doanh (đã lên kế hoạch hay đãthực hiện gần đây);

- Các nguồn và biện pháp tài chính;

- Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ(nếu có);

Các báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểmtra của năm hiện hành hay trong vài năm trước: cung cấp thông tin về tình

hình tài chính và kết qủa hoạt động kinh của đơn vị, gúp cho kiểm toán viêncó một cái nhìn tông thể về các vấn đề, nó là tài liệu quan trọng nhất trongmột cuộc kiểm toán Nó có thể chịu tác động của các nhân t ố li ên quan:

Môi trường lập báo cáo

(Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) đơn vị trong việc lập các báo cáo tài chính)

Trang 21

Yếu tố luật pháp

- Môi trường và các quy định pháp luật;

- Các chính sách tài chính và chính sách thuế ;- Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán;- Những người sử dụng báo cáo tài chính

Biên bản các cuộc họp: Đây là tài liêu chính thức về các cuộc họp của

hội đồng quản trị và các cổ đông Chúng tóm lược về những vấn đề quantrọng nhất đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp.Nếu kiểm toán viên bỏ qua không xem xét tới các biên bản này, kiểm toánviên có thể bỏ qua thông tin cần thiểt để xác định xem tài liệu báo cáo cótrung thực hay không Các biên bản này thường chứa đựng nhưng thông tinquan trọng như:

Các hợp đồng cam kết: Trong quá trình xem xét các hợp đồng, sự quan

tâm hàng đầu phải được tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào của hợp đồngpháp lý có ảnh hưởng tới sự tiết lộ về mặt tài chính Ảnh hưởng tiềm ẩn củamột hợp đồng đến báo cáo tài chính tự nhiên sẽ phụ thuộc vào măt bản chấtcủa nó Các hợp đồng và cam kết quan trọng như: hợp đồng bán, mua hànghoá…

d Đánh giá tính trọng yếu và rủi do

Trang 22

Trọng yếu là khái niệm tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các

thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thểnếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽrút ra sai lầm.

Mục tiêu của kiểm toán tài chính là khẳng định báo cáo tài chính đượctrình bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu Kiểm toán viên phải ướclượng sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính Sự phán xétnày không cần phải định lượng nhưng thường phải làm Đó là sự phán xét cótính nghiệp vụ có thể thay đổi quá trình kiểm toán khi các tình huống thayđổi.

Ước lượng về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằngở mức độ đó các Báo cáo tài chính có thể sai lệch nhưng vẩn chưa ảnhhưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Ước lượng nàylà một trong những quyết định quan trọng nhất mà kiểm toán phải đòi Saukhi ước tính trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính kiểm toán viên phảiphân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính Các yếutố ảnh hưởng tới sự phán xét:

- Trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệtđối

- Nhu cầu đối với cơ sở đánh giá tính trọng yếu

- Các yếu tố chất lượng cũng ảnh hưởng tới trọng yếu

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: Rủi ro kiểm toán là rủi

ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét khôngthích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán cộng những sai sót trọngyếu.

Mô hình tính rủi do kiểm toán do Alvin-arenns xây dựng:DAR = IR x CR x DR

Rủi ro tiềm tàng (IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọngyếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểmsoát nội bộ.

Trang 23

Rủi ro kiểm soát (CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặctính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừahết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Rủi ro phát hiện (DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từngnghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặctính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toánkhông phát hiện được.

Đánh giá rủi ro kiểm toán (DAR): Là việc kiểm toán viên và công tykiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp,bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Rủiro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiệnkiểm toán.

Trong quá trình tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên luônphải xét đoán, đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán có thể chấp nhân được vớitổng thể báo cáo tài chính và đối với từng khoản mục và phần hành cụ thể

Như vậy rủi ro và trọng yếu có mối liên hệ ngược chiều nhau, nếu mứcđộ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lai Kiểmtoán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lậpkế hoạch kiểm toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấpnhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Trường hợp này kiểm toánviên có thể:

- Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộnghoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủiro kiểm soát; hoặc

- Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình vàphạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của kiểm toán viênở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết quả đánh giáở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán Sự khác nhau này là do

Trang 24

sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của kiểm toánviên về đơn vị được kiểm toán dựa trên kết quả kiểm toán đã thu thập được,như: trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước khi kết thúc năm tài chính,kiểm toán viên đã đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán căn cứ trên dựtính trước kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếutình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khácbiệt đáng kể so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểmtoán sẽ có thay đổi Hơn nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toánviên thường ấn định mức trọng yếu có thể chấp nhận được thấp hơn so vớimức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm tăng khả năng phát hiệnsai sót

e Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ làmột hệ thống chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo bốn mục tiêu sau: Bảo vệtài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thựchiện các chế độ pháp lý, và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.

Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kếtoán và các thủ tục kiểm soát.

Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếuquan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính Việc tìmhiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểmtoán và việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểmtoán viên:

- Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọngyếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính;

- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sót trọng yếu;- Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.

Khi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kếhoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiệncủa hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Điều đó

Trang 25

giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tàichính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cầnthiết.

Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục tìm hiểu hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thay đổi tuỳ theo các điều kiện cụthể sau:

- Quy mô, tính chất phức tạp của đơn vị và của hệ thống tin học của đơnvị (Ví dụ: áp dụng chương trình vi tính từng phần hoặc toàn bộ; sử dụngtừng máy đơn lẻ hoặc nối mạng, );

- Mức độ trọng yếu theo xác định của kiểm toán viên và công ty kiểmtoán;

- Các loại kiểm soát nội bộ (Ví dụ: Kiểm soát hàng mua, hàng bán;kiểm soát tiền mặt, );

- Nội dung các qui định của đơn vị đối với những thủ tục kiểm soát cụthể (Ví dụ: Quy trình mua hàng, quy trình bán hàng, quy trình nhập kho, quytrình xuất kho, );

- Mức độ nhiều hay ít của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lưu giữcác tài liệu kiểm soát nội bộ của khách hàng;

- Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng là cao hay thấp.

Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểmtoán viên phải dựa vào:

- Kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động vàvề đơn vị;

- Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, với các phòng, ban vàđối chiếu với các tài liệu liên quan;

- Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toánvà hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp;

- Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, như: tổ chức hệthống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lýcác nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị

Trang 26

Sau đó dựa vào nhưngc thông tin mình thu thập được, kiểm toán viênmô tả hệ thống để giúp nhận ra các khía cạch cơ bả của kiểm soat nội bộnhư: về quá trình luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán khi chúng được lập,về tính thực thi của các thủ tục kiểm soát của khách hàng… chính điều đó kếtoán viên có thể đánh giá được rủi do kiểm soát nhằm đưa ra kế hoạch kiểmtoán một hợp lý nhất về thời gian, pham vi kiểm toán.

f.Lập chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến công việc mà kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểmtoán viên cũng như dự kiến về những tài liệu, thông tin liên quan cần sửdụng và thu thập.Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểmtoán cần thiết thực đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Các thủ tục kiểm toán bao gồm: - Thiết kế trắc nghiệm công việc- Thiết kế trắc nghiệm phân tích- Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

2.3.2 Chương trình kiểm toán

Đây là giai đoạn kiểm toán viên trực tiếp áp dụng các thủ tục thu thậpbằng chứng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra ý kiếncủa mình về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh Khi thực hiện cuộc kiểm toán về Báo cáo kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, kiểm toán viên thường tiến hành các khoản mụccông việc sau:

2.3.2.1 Kiểm toán doanh thu

Doanh thu của các doanh nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nướcbao gồm các khoản thu từ hoạt động sản suất kinh doanh cơ bản và cáckhoản doanh thu từ hoạt động khác( doanh thu từ hoạt động tài chính vàdoanh thu từ hoạt động bất thường khác) Việc kiểm toán doanh thu cần phảiđạt được yêu cầu: thu thập bằng chứng chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh về doanh thu đã hoạch toán đầy đủ trong sổ sách, được phân loại

Trang 27

chính xác, đã được tính toán đúng đắn và có thực, chứng minh và đảm bảorằng việc hạch toán doanh thu là trung thực hợp lý và đúng quy định của nhànước việc

Để đạt được yêu cầu ấy kiểm toán viên cần tiến hành các thủ tục kiểmtoán sau:

* Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc xem xét này để chứng minh là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạtđộng doanh thu hoạt động có hiệu quả không, khi đó kiểm toán viên phảixem xét cụ thể các thủ tục kiểm soát nội bộ đang áp dụng, tính nhất quántrong việc áp dụng các thủ tục và người thực hiện kiểm soát trong suốt niênđộ Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngaycả khi thực hiện chưa đầy đủ các qui định do có sự thay đổi nhân sự chủchốt; do hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người Trườnghợp có những biến động như nêu trên, kiểm toán viên phải xem xét riêngtừng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách kiểm soát nộibộ thì kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong thờigian có sự thay đổi đó.

Trong việc xem xét đó kiểm toán viên cần chủ ý tới việc soát xét cácquy định, việc hướng dẩn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định cácthủ tục đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ từ khâu nghiên cứukhách hàng, khả năng cung cấp dịch của đơn vị nội dung hợp đồng mua bán,cung ứng dịch vụ, phương thức giao hàng, hạch toán ban hàng quy định theocông nợ thanh toán tiền hàng, tiền công dịch vụ và thủ tục kiểm soát đối vớinhập từ hoạt động tài chính.

* Thực hiện các thủ tục khảo sát và Kiểm tra chi tiết về doanh thu bánhàng

Khi tiến hành kiểm toán kiểm toán viên tiến hành phân tích doanh thutừng quý để xác định sự biến động của các năm thoe tỷ lệ tăng phần trămtừng năm Khi có biến động lớn kiểm toán viên cần tim hiểu do nguyên nhâncủa sự biến động đó bằng các phỏng vấn, chọn mẫu để xem các nghiệp vụ

Trang 28

nghi nhân doanh thu đã được phản ánh trung thực hay chưa Các bước tiếnhành kiểm toán doanh thu được tiến hành như sau:

Bước 1: Ghi chú doanh thu: kiểm toán viên phải xác định các khoản ghi

nhận doanh thu có thực sự xảy ra hay không, có đúng với quy định pháp lýhay không.

Việc ghi nhận doanh thu phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Phải phát hành hoá đơn: Phòng kế toán phát hành hoá đơn bán hàng- Phát hành hoá đơn ghi tăng doanh thu thu nhập và tăng phải thu- Cơ sở ghi nhận doanh thu: phát hành hoá đơn được khách hàng chấpnhận thanh toán bất kể đã thu tiền hay chưa.

- Kiểm tra giá ghi trên hoá đơn, mã số hoá đơn, chiết khấu, giảm giáhàng bán được thực hiện theo đúng quy chế hay không Ngày trên hoá đơncó đảm bảo nghi đúng kế toán hay không, kiểm tra tính chính xác và sự phêchuẩn đầy đủ nhằm khẳng định, nghiệp vụ doanh thu phát sinh là đúng kỳ,đã được phê chuẩn đúng đắn.

Tiến hành định ra phương pháp hạch toán kế toán:

- Khi phát hành hoá đơn hạch toán: tăng doanh thu, tăng khoản phảithu hoặc tăng tiền

- Khi thu được tiền: Hạch toán tăng tiền mặt giảm khoản phải thu.

Bước 2: Xem xét các vấn đề cần ghi thư quản lý: Kiểm toán viên thực

hiện thủ tục kiểm tra việc lập, luân chuyển sử dụng hoá đơn bán hàng đượclập, kiểm tra việc ghi sổ kế toán để xem xét những tồn tại còn phát sinh saukhi đã hạch toán đầy đủ doanh thu và thu nhập khác, Kiểm toán viên ghinhận những tồn tại ấy vào thư quản lý.

Bước 3: Tổng hợp tài khoản 511,515, tổng hợp tài khoản đối ứng511,515: nhằm tìm ra chênh lệch của chúng đối với báo cáo kết quả kinh

doanh và so sánh sự đối ứng tài khoản

Bước 4: Ước tính doanh thu: Là việc ước tính số liệu theo dõi giữa

phòng kinh doanh và phòng kế toán có phù hợp hay không Lúc này côngviệc kiểm toán viên cần làm là:

Trang 29

- Nếu đơn vị chưa có số liệu của đối tượng cần ước tính, thì kiểm toánviên yêu cầu đơn vị (Phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán) làmchi tiết theo hàng tháng và tổng hợp thành số liệu cả năm.

- Khi phân tích doanh thu cần phải kiểm tra đến cả hợp đồng mua bán,biên bản thanh lý hợp đồng đối với đơn vị mua.

- Đối với các đơn vị ít chủng loại sản phẩm phân tích doanh thu phảidựa trên cơ sở khối lượng của từng loại, giá bán của từng loại theo từng thờikỳ để tính ra tổng doanh thu của cả năm.

- Đối với các đơn vị bán nhiều sản phẩm thì tổng hợp doanh thu theohàng tháng, kiểm tra chi tiết doanh thu trên hoá đơn theo giá bán quy địnhcủa từng thời kỳ theo phương pháp chọn mẫu ( Kiểm tra chi tiết doanh thu)

- Khi ước tính nếu có chênh lêch lớn thì kiểm toán viên cần phải xâydựng lại các ước tính, nếu vẩn còn chênh lệch lớn thì kiểm toán viên cầnphải nhận đình khả năng chênh lệch ở đâu, khoanh vùng để tập trung kiểmtra nhằm phát hiện ra những sai sót.

Bước 5: Tổng hợp doanh thu: được tổng hợp theo từng tháng, số liệu

được lấy từ sổ tổng hợp các loại doanh thu hàng tháng.

- Nếu những đơn vị bán nhiều loại sản phẩm không thể tổng hợp chi tiếttheo loại sản phẩm được thì chỉ tổng hợp theo hàng tháng từ sổ theo dõi chitiết doanh thu của đơn vị

- Kiểm toán viên kiểm tra sổ thieo dõi chi tiết doanh thu của đơn cị dauđó nhờ kế toán lập bảng tổng hợp này.

- So sánh từng loại doanh thu hàng tháng để đánh giá tính ổn định củadoanh thu, Nếu doanh thu các tháng không ổn định phải tìm hiểu nguyênnhân để đưa ra hướng kiểm tra chi tiết tập chung vào các sản phẩm và cáctháng cho phù hợp.

- Đánh tham chiếu số tổng hợp cộng doanh thu với tổng hợp tài khoảnđối ứng

- Nếu số tổng hợp doanh thu lấy từ sổ theo dõi chi tiết doanh thu chênhlệch với số tổng hợp trên tài khoản đối ứng thì phải tìm hiểu nguyên nhân,

Trang 30

giải thích được sự chênh lệch và ghi thư quản lý về theo dõi chi tiết doanhthu

Bước 6: Kiểm tra chọn mẫu: là việc chọn một số hoá đơn từ quyển hoá

đơn bán hàng tại thời điểm cuối năm Báo cáo tài chính và đầu năm tài chinhsau của Công ty, kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, tính chính xác của hoá đơnbán hàng có đầy đủ chữ ký theo quy định.

- Kiểm tra hồ sơ bán hàng đi kèm

- Kiểm tra việc tổ chức hạch toán trên sổ chi tiết để đảm bảo hạchtoán đúng kỳ

Một số chủ ý đối với việc kiểm tra chọn mẫu

- Nếu đơn vị dùng nhiều quyển hoá đơn bán hàng để viết trong giaiđoạn từ năm 25 tháng 12 năm N đến 01 tháng 01 năm N+1 thì kiểm tra chọnmẫu một quyển hoá đơn để kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ

- Nên kiểm tra tính liên tục của các hoá đơn trước và sau ngày 31tháng 12 hàng năm.

- Nếu kiểm tra thấy hoá đơn viết vừa hạch toán doanh thu vừa hạchtoán bất thường hoặc thu nhập tài chính thì khi kiểm tra chi tiết viết chungtrên một WP cũng được để số hoá đơn liên tục

- Nếu phát hiện sai sót kiểm toán viên yêu cầu điều chỉnh và kết luận- Nếu phát hiện các vấn đề quản lý cần phải ghi thư quản lý

Bước 7: Kiểm tra chi tiết đối với doanh thu tài chính và thu nhập bấtthường

Với doanh thu tài chính cần chủ ý:

- Đối với các đơn vị góp vốn liên doanh, KTV phải chủ ý tới kiểm trachi tiết các khoản chia lợi nhuận từ Liên doanh bằng cách kiểm tra biên bảnhọp hội đồng quản tri.

- Đối với lãi tiền gửi ngân hàng nếu nhỏ, không cần kiểm tra chi tiết- Cần kiểm tra chi tiết doanh thu tài chính từ các khoản phải thu khác

Trang 31

Với nghiệp vụ thu nhập bất thường: do đặc điểm của nghiệp vụ này làkhông thường xuyên nên kiểm toán viên phân chia nghiệp vụ và tiến hànhkiểm tra chi tiết 100% Đối với các khoản bất thường kiểm toán viên xemxét sự phê chuẩn của các cấp quản lý có thẩm quyền

2.3.2.2 Kiểm toán chi phí

Chi phí doanh nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nước bao gồmchi phí các hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí các hoạt động khác.

a Kiểm toán chí phí nguyên vật liệu

Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu: là một trong những nội dung quantrọng nhất trong và phức tạp nhất trong mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tàichính doanh nghiệp Khi thực hiện kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trựctiếp tiếp cần căn cứ vào:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Sổ tổng hợp và sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Các chứng từ và các tài liệu có liên quan đến việc xuất nhập sử dụngnguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh

Các bước tiến hành kiểm toán chi phí Nguyên vật liệu trước tiên kiểmtoán viên tiến hành kiểm tra chu trình nguyên vật liệu:

Bước 1: Tiến hành ghi chú và xem xét các vấn đề cần ghi vào Thu quảnlý

Tiến hành ghi chú là việc tìm hiểu chung về các nguyên vật liệu tồn tạitrong kho của công ty khách hàng về tên giọi chủng loại, số lượng… vềphương pháp tính giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm, phương pháp tổ chức hạch toán kế toán…

Các vấn đề ghi thư quản lý bao gồm: các tồn tại trong việc luân chuyểnchứng từ, trong việc ghi sổ kế toán… đối với nguyên vật liệu

Bước2: Kiểm kê Nguyên vật liệu: Trách nhiệm của kiểm toán viên là

quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho Khi thực hiện hiện thủ tục này kiểmtoán viên cần thu thập các thông tin để đánh giá tính tin cậy của các thủ tục

Trang 32

kiểm kê hàng tồn kho mà ban quản lý áp dụng, nhằm tạo sự tin cậy của mìnhvào kết quả kiểm kê của ban quản lý cung cấp

Trong khi quan sát việc kiểm kê, Kiểm toán viên cần thu thập bản copyhoặc ghi chép lại chi tiết của các chứng từ sau đây, đồng thời xét xem liệucác mặt hàng đó được ghi lại hay không

- Các chứng từ nhập kho gần nhất ( do mua hàng hoặc hàng bán trảlại) được lập trước khi kiểm kê

- Các chứng từ xuất kho gần nhất ( do bán hàng hoặc tả lại hàng nhập)được lập trước ngày kiểm kê

- Nếu có thể, thu thập các chứng từ nhâp/ xuất hàng tồn kho ngay saukhi kiểm kê

Bước 3: Tổng hợp tài khoản 152,621, các tài khoản đối ứng 152, 621.

nhằm tìm ra chênh lệch của chúng đối với báo cáo kết quả kinh doanh và sosánh sự đối ứng tài khoản, chủ ý kiểm tra các bút toán bất thường và kiểmtra chi tiết với đối ứng các tài khoản có pháp sinh lớn giữa các tháng.

Bước 4: Tổng hợp nhập xuất hàng tồn kho: Lập bảng tổng hợp xuất

nhập tồn hàng tháng nhằm kiểm tra giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuốitháng.

Khi lập bảng xuất nhập tồn kiểm toán viên cần tiến hành:

- Nếu đơn vị tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân giaquyền, kiểm toán viên thu thập báo cáo nhập xuất tồn tháng 12 và so sánhvới giá tồn kho của đơn vị để tìm CL

- Nếu đơn vị tính theo phương pháp khác thì phải kiểm tra chi tiết giáxuất kho theo phương pháp ấy

- Thu thập báo cáo nhập xuất tồn hàng quý hoặc cả năm để so sánh sốdư đầu kỳ, nhập, xuất trong kỳ, số dư cuối kỳ trên báo cáo nhập xuất với sốdư đầu kỳ, pháp sinh nợ, có và số dư cuối kỳ của tổng hợp tài khoản đốiứng ( thực tế nhiều đơn vị hai số liệu giữa hạch toán tổng hợp và báo cáonhập xuất là khác nhau)

Trang 33

- Qua thu thập báo cáo nhập xuất tồn vật tư năm , kiểm toán viên biếtđược các loại vật tư tồn kho ứ đọng theo kỳ báo cá.

- Phải đánh tham chiếu tổng nhập, tổng xuất theo từng thời kỳ kế toánvới tổng hợp tìa khoản đối ứng

Bước 5: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho: việc kiểm tra chi tiết là việc tiến

hành chọn mẫu một số phiếu nhập kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán chitiết, kiểm tra đến phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan theo cácnội dung sau:

- Kiểm tra tính chính xác của phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phải cóđầu đủ các chỉ tiêu và có đầy đủ các chữ ký theo quy định

- Kiểm tra hồ sơ mua Nguyên vật liệu kèm theo: hợp đồng muanguyên vật liệu , hoá đơn bán hàng,…

- Kiểm tra thuế GTGT đầu vào phù hợp với hoá đơn bán hàng

- Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết nhập nguyên vật liệu, phải trả vàthuế GTGT đầu vào với phiếu nhập kho và hoá đơn bán hàng và đảm bảohạch toán đúng

Khi tiến hành kiểm tra kiểm toán viên phải tìm hiểu được quy chế quảnlý nguyên vật liệu, nhập vật tư của đơn vị

Khi kiểm tra chi tiết nhập vật tư nên chọn các mẫu ở điều tất cả cáctháng, chọn tất cả các loại vật tư mua của nhiều người bán khác nhau vànhập vật tư từ các tài khoản khác nhau.

Nếu phân tích tổng hợp đã khoanh vùng được rủi ro, khi kiểm tra chitiết nên tập chung vào tháng đó, loại vật tư đó, giá mua đó.

Tính đúng số mẫu kiểm tra chi tiết Nếu phát hiện được nhiều sai sót thìkiểm toán viên phải mở rộng điều tra theo quy định

Khi phát hiện sai sót phải đưa ra bút toán điều chỉnh ở phần ghi chuKiểm tra thuế GTGT đầu vào đảm bảo sự hợp lệ

Ngoài việc khảo sát và thực hiện các thủ tục trên đối với hàng tồn khokiểm toán viên cần chủ ý tới những việc sau:

Trang 34

- Việc tổ chức quản lý và theo dõi quá trình sản xuất ở các phân xưởngtổ đội sản xuất của lãnh đạo, nhân viên thống kê, kế toán phân xưởng và tổđội sản xuất.

- Kiểm tra việc ghi nhật ký và việc lập báo cáo định kỳ của bộ phận sảnxuất quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng, tính độc lập củacán bộ làm việc này.

- Quan sát việc quản lý, bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang các phânxưởng, tổ đội sản xuất, quy trình và thủ tục kiểm kê đánh giá sản phẩm dởdang

- Xem xét quy trình luân chuyển , kiểm tra và sử dụng chứng từ kế toánvà các tài liệu có liên quan chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của bộ phận kếtoán.

b Kiểm toán chi phí tiền lương

* Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

Xem xét các văn bản các quy định của nhà nước và của doanh nghiệpvề lao động, tiền lương và liên quan đến tiền lương, lao động

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhà nước và của doanh nghiệpvề lao động và tiền lương.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động tiền lương* Thực hiện thủ tục kiểm tra chi phí tiền lương.

Bước 1 Tổng hợp tài khoản 334, tài khoản đối ứng 334:Bước 2 Ước tính tiền lương:

Phải đánh tham chiếu số liệu về doanh thu, giá trị sản xuất, đơn giá tiềnlương, số tiền lương hạch toán vào chi phí của đơn vị sang các WP có liênquan

Đối với các ngành sản xuất, kinh doanh khác nhau thì quyết định giaođơn giá của cấp có thẩm quyền cũng khác nhau như: Giao đơn giá tiền lươngcho doanh thu bán sản phẩm sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho doanh thubán hàng hoá

Trang 35

Phải thu thập bản photo quyết định giao đơn giá của cấp có thẩm quyềnkèm theo

Nhiều đơn vị Có bản quyết toán lương quỹ lương, kiểm toán viên xinmượn để so sánh với số ước tính trên

Đối với các công ty có nhiều đơn vị: khi kiểm toán ở đơn vị thì ước tínhquỹ lương ở đơn vị đó, khi kiểm toán ở công ty phải ước tính quỹ lương củatoàn công ty

Khi có chênh lệch thì kiểm toán viên phải điều chỉnh và đưa ra kết luận

Bước 3: Kiểm tra hợp đồng lao động và thanh toán tiền lương đối vớicông nhân viên

Kiểm tra hợp đồng lao động được ký giữa giám đốc đơn vị và người laođộng

Kiểm tra các quyết định nâng lương tại thời điểm gần nhất làm cơ sởtính lương cho người lao động

Kiểm tra bản thanh toán lương tháng…/200N lương của người lao độngđược tính phug hợp theo quyết định

Đã kiểm tra chữ ký của người nhận lương trên bảng lươngĐã kiểm tra sổ lương của người lao động

Bước 4: Kiểm tra phân bổ tiền lương vào các đối tượng chi phí

Kiểm toán viên xây dựng bảng phân bổ theo bảng chi tiết của các phânxưởng, phong ban đơn vị để phân bổ tiền lương cho phù hợp

Kiểm toán viên phải cùng kế toán xây dựng ước tính phân bổ trên Nếu có sai sót cần có bút toán điều chỉnh và kết luận

Bước 5 Ước tính BHXH, BHYT, KPCĐ

Phải thu thập biên bản thanh toán BHXH hàng quý với có quan BHXHvà tham chiếu tới số liệu có liên quan

c Kiểm tra chi phí hoạt động

Trang 36

Chi phí hoạt động là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụsản phẩm hàng hoá hay những chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiêp.( TK 627, 635, 641, 642, )

Đây là khoản chi phi quan trong và phức tạp vì tính đa dạng của cáchoạt động Đồng thời đây cũng là chi phí dễ xảy ra sai sót.

Quy trình kiểm toán của các nghiệp vụ pháp sinh chi phí trên là nhưnhau được tiến hành qua các bước:

Bước 1 : Các vấn đề về chi phí cần ghi thư quản lý: (Các tồn tại trong

việc quản lý, chính sách… đối với chi phí pháp sinh)

Bước 2 : Tổng hợp tài khoản chi phí và tài khoản đối ứng (Phân tích tài

khoản phát sinh chi phí, sự đối ứng các tài khoản, và các nghiệp vụ phát sinhbất thường)

Bước 3: Kiểm tra chi tiết tài khoản phát sinh chi phí (Chọn mẫu kiểm

tra phát sinh trong kỳ kế toán)

Bước 4: Kiểm tra chọn mẫu tài khoản phát sinh chi phí (Chọn mẫu

kiểm tra trong khoảng cuối năm tài chính và đầu năm tài chính mới)

Bước 5: Ghi chú Báo cáo tài chính các chi phí

Với các nghiệp vụ chi phí bất thương: do đặc điểm của nghiệp vụ này làkhông thường xuyên nên kiểm toán viên phân chia nghiệp vụ và tiến hànhkiểm tra chi tiết 100% Đối với các khoản bất thường kiểm toán viên xemxét sự phê chuẩn của các cấp quản lý có thẩm quyền

2.3.2.3 Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước là trách nhiệm bắt buộc là yêu cầupháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật Việc thựchiện kiểm toán được tiến hành qua các công việc sau:

Xét soát hệ thông kiểm soát đối với tình hình thực hiện nghĩa vụ thanhtoán với ngân sách nhà nước Xem xét các thủ tục của kiểm soát nội bộ đốivới hoạt động trên, tính độc lập của việc kiểm soát và tính hiệu lực của hệthống kiểm soát đó

Trang 37

Bước 1: Các vấn đề cần ghi thư quản lý: Ghi nhận những tồn tại đối với

vấn đề kê khai thuế, hạch toán thuế…

Bước 2: Tổng hợp tài khoản 333 ( các tài khoản 33311, 33312,…), 133,Tổng hợp tài khoản đối ứng trên: nhằm so sánh các tài khoản trên qua cácnăm tài chính, qua các tài khoản đối ứng… nhằm tìm ra những chênh lệch,tìm ra nguyên nhân chênh lệch, để khoanh vùng tập chung kiểm toán.

Bước 3: Ước tính thuế VAT đầu ra: Số liệu ước tính được lấy từ tổng

hợp doanh thu chi tiết theo từng, loại thuế xuất của khách hàng Nếu kháchhàng không theo dõi được chi tiết như trên, kiểm toán viên yêu cầu kế toánđơn vị làm “tờ khai thuế hiện nay đã kê khai tách”

- Đối với các loai doanh nghiệp có nhiều loại thuế suất khác nhau:Kiểm toán viên phải kiểm tra chon mẫu số liệu trên tổng doanh thu chi tiếtcho từng loại thuế suất để khẳng định số liệu dùng để ước tính thuế GTGTđầu ra có căn cứ.

- Đối với doanh nghiệp có một loại thuế suất thì phải kiểm toán cácloại hàng bán khác nhau để xác định thuế suất (kiểm tra chi tiết phần này khikiểm tra doanh thu, ước tính thuế GTGT đầu ra là có căn cứ).

- Sau khi phân tích thuế GTGT có chênh lệch, Kiểm toán viên phảitìm hiểu thêm, trao đổi với khách hàng, giải thích được nguyên nhân chêchlệch để thay đổi lại số liệu phân tích Nếu không phân tích được chênh lệchthì phải tìm ra sai sót cụ thể ở điểm nào để đều chỉnh Phương pháp phântích trên chỉ cho biết có sai sót, muốn viết sai sót ở đâu phải khoanh vùngdần.

Bước 4: Ước tính thuế VAT đầu vào: Số liệu lấy từ các WP ước tính

thuế GTGT đầu vào của các tài khoản, việc ươc tính thuế GTGT đầu vào củacác tài khoản Kiểm toán viên phải tra đổi phỏng vấn kế toán theo dõi tàikhoản của đơn vị.

- Muốn biết được các loại vật tư có thuế suất khác nhau phải kiểm trachi tiết từng loại vật tư, tham chiếu kiểm tra chi tiết vật tư.

- Muốn lấy doanh thu của từng mặt hàng, lấy số liệu nhập mua trênbáo cáo nhập xuất tồn từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.

Trang 38

- Hàng hoá vật tư đã mua về nhưng hoá đơn chua về thì phải nhập khotheo giá trị hợp đồng, chưa hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào, khi háođơn về thì phải hạch toán thuế GTGT đầu vào theo hoá đơn, Trường hợp nàysẩy ra thì phải loại doanh số mua trên khi ước tính thuế GTGT đầu vào

- Số liệu lấy từ các WP ước tính thuế GTGT đầu vào của các tàikhoản (đánh tham chiếu sang từ các WP có liên quan).Việc ước tính thuếGTGT đầu vào của tài khoản Kiểm toán viên phải trao đổi phỏng vấn kếtoán theo dõi từng tài khoản của đơn vị kết hợp với kiểm tra chọn mẫu đểxác định loại thuế xuất 5%, 10%.

- Sau khi phân tích thuế GTGT có chênh lệch, Kiểm toán viên phảitìm hiểu thêm, trao đổi với khách hàng, giải thích được nguyên nhân chêchlệch để thay đổi lại số liệu phân tích Nếu không phân tích được chênh lệchthì phải tìm ra sai sót cụ thể ở điểm nào để đều chỉnh Phương pháp phântích trên chỉ cho biết có sai sót, muốn viết sai sót ở đâu phải khoanh vùngdần.

Bước 5: Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra, đầu vào

- Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào ở phần kiểm tra chi tiêt muahàng hoá, vật tư, chi phí,…, Nếu kiểm tra trên chưa đủ mẫu theo quy định,thì sẽ kiểm tra chi tiết thêm cho đủ số mẫu theo quy định ở phần này.

- Kiểm tra chi tiết thuế giá trị gia tăng đầu vào ở phần kiểm tra chi tiếtdoanh thu Nếu kiểm tra trên chưa đủ mẫu theo quy định, thì sẽ kiểm tra chitiết thêm cho đủ số mẫu theo quy định ở phần này.

Bước 6: Kiểm tra tờ khai thuế VAT Phải đánh số liệu thuế GTGT đầura, đầu vào, thuế GTGT đã nộp từ bảng kiểm tra này với tổng hợp tài khoản

liên quan Nếu có chênh lệch giữa hạch toán và kê khai thì kết luận phải ghithư quản lý.

Bước 7: Xem xét thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, miễn giảm và tìnhhình thực hiện với nhà nước Lập bảng xem xét các khoản trên, xem xét các

khoản phải nôp và số còn nộp tại thời điểm cuối kỳ

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-Về nguyên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh trên bảng cân đối kế toán phải bằng tổng phát sinh phát sinh nợ có và tổn phát sinh có trên sổ Nhật ký  chung cùng kỳ - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
nguy ên tắc, tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh trên bảng cân đối kế toán phải bằng tổng phát sinh phát sinh nợ có và tổn phát sinh có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ (Trang 51)
Bảng cân đối phát sinh - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
Bảng c ân đối phát sinh (Trang 52)
PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC (Trang 56)
Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1: - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
Bảng ph ân tích tài chính năm N với năm N-1: (Trang 57)
Bảng phân tích tài chính năm N với năm N-1: - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
Bảng ph ân tích tài chính năm N với năm N-1: (Trang 61)
Bảng tài khoản đối ứng152: - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
Bảng t ài khoản đối ứng152: (Trang 61)
Bảng tổng hợp xuất nhập tồn được lập theo từng loại NVL một: - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
Bảng t ổng hợp xuất nhập tồn được lập theo từng loại NVL một: (Trang 62)
Khi lập bảng phân bổ này kiểm toán viên nhận thấy sự chênh lệch của tài khoản 622 giữa số ước tính và số hạch toán của đơn vị là: 45.978.567 - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
hi lập bảng phân bổ này kiểm toán viên nhận thấy sự chênh lệch của tài khoản 622 giữa số ước tính và số hạch toán của đơn vị là: 45.978.567 (Trang 65)
Kiểm toán viên tiếp tục ước tính thuế VATđầu vào dựa vào bảng sau: - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
i ểm toán viên tiếp tục ước tính thuế VATđầu vào dựa vào bảng sau: (Trang 67)
3 Nguyên vật liệu vay mượn không thuế suất - Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán TTL.docx
3 Nguyên vật liệu vay mượn không thuế suất (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w