Nghiên cứu cũng đãlàm rõ đánh giá của các nhà đầu tư đối với các nội dung liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế.. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI ANH TUẤN
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI ANH TUẤN
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 834 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRẦN VĂN HÒA
HUẾ, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
BÙI ANH TUẤN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, sở banngành trong tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
PGS TS Trần Văn Hòa - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời gianquý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời giantôi tiến hành thực hiện luận văn
Các Sở, ban, ngành có liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các đồng nghiệp và cácdoanh nghiệp tham gia khảo sát đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việcđiều tra phỏng vấn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyếnkhích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
BÙI ANH TUẤN
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Bùi Anh Tuấn.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2015-2018.
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN VĂN HÒA.
Tên đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp FDI đóng góp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tạo công ănviệc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác, tạo ra lantỏa về công nghệ… Thừa Thiên Huế là một trong 05 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng khả năng huyđộng vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh ThừaThiên Huế kế hoạch thu hút bình quân khoảng 500 triệu USD/năm đến 800 triệuUSD/năm nhằm tạo nguồn lực để thúc đẩy kinh tế, xã hội Đây là một kế hoạch không
dễ dàng đạt được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và sự cạnhtranh trong việc thu hút FDI từ các tỉnh thành khác trên cả nước Đứng trước tình hìnhnày, Thừa Thiên Huế cần phải đánh giá lại các tiềm năng, hoạt động, chính sách thuhút FDI của tỉnh nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp
2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập sốliệu (thứ cấp và sơ cấp), Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, Phương pháp phântích (thống kê mô tả, so sánh, chuỗi thời gian), Phương pháp chuyên gia (nhằm có gócnhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp)
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trựctiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế Làm rõ kinh nghiệm về thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài tại một số địa phương trong cả nước và bài học kinh nghiệm đối vớitỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ hai, nghiên cứu đã đánh giá và phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2017 Nghiên cứu cũng đãlàm rõ đánh giá của các nhà đầu tư đối với các nội dung liên quan đến thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế Nghiên cứu xác định được 07 nhân tốtác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là: (1)Thị trường tiềm năng, (2) Lợi thế chi phí, (3) Nguồn nhân lực, (4) Tài nguyên thiênnhiên, (5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (6) Cơ sở hạ tầng xã hội, (7) Những ưu đãi và hỗ trợ
Từ đó rút ra được những thành tựu và hạn chế của công tác này
Thứ ba, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế Cụ thể: (1) Đầu tư, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực; (2) Phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên; (3) Nâng cao độ hấp dẫncủa thị trường; (4) Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi, tăng cường hỗ trợ doanhnghiệp; (5) Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng xã hội; (6) Gia tăng lợi thế về chi phí;(7) Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ASEAN : Association of South East Asia Nations
Cộng đồng các quốc gia Đông Nam ÁBOT : Build - Operate - Transfer
Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
FDI : Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP : Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nộiGNP : Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
MNE : Multinational Enterprise
Công ty đa quốc giaODA : Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thứcPCI : Provincial Competitive Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhR&D : Research & Development
Nghiên cứu và Phát triểnTNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốcWTO : World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv
Danh mục các bảng viii
Danh mục các sơ đồ ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc của luận văn 9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10
1.1 Cơ sở lý luận 10
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.3 Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế 13
1.1.4 Các yếu tố tác động đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1.1.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan 17
1.1.6 Mô hình nghiên cứu 24
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài tại một số địa phương 26
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33
Trang 82.1 Thực trạng tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế
33
2.1.1 Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế 33
2.1.2 Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua 52
2.1.3 Kết quả của công tác thu hút đầu tư nước ngoài 55
2.2 Đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua kết quả khảo sát 60
2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 60
2.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 61
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 64
2.2.4 Phân tích tương quan 67
2.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 69
2.2.6 Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư 76
2.2.7 Đánh giá năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế .77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 80
3.1 Mục tiêu và quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế 80
3.1.1 Mục tiêu 80
3.1.2 Quan điểm 80
3.2 Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế 80
3.2.1 Đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80
3.2.2 Phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên 81
3.2.3 Nâng cao độ hấp dẫn của thị trường 82
3.2.4 Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp 83
3.2.5 Nâng cao chất lượng Cơ sở hạ tầng xã hội 84
Trang 93.2.6 Gia tăng lợi thế về chi phí 87
3.2.7 Cải thiện và phát triển Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 87
KẾT LUẬN 86
1 Kết luận 89
2 Kiến nghị 89
2.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ 89
2.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố trong nghiên cứu của Agnieszka Chidlow, Stephen Young
(2008) 18
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI 20
Bảng 1.3: Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế 25
Bảng 2.1: Số dự án và quy mô vốn đăng ký các dự án FDI (2012 - 2017) 53
Bảng 2.2: Số dự án và vốn đăng ký FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo hình thức đầu tư giai đoạn 2012 – 2017 54
Bảng 2.3: Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo đối tác từ năm 2012 - 2017 54
Bảng 2.4: Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành nghề 57
Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu khảo sát 61
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 62
Bảng 2.7: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett's 65
Bảng 2.8: Kết quả phân tích EFA biến độc lập 66
Bảng 2.9: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett's đối với nhân tố phụ thuộc 67
Bảng 2.10: Ma trận hệ số tương quan 68
Bảng 2.11: Tóm tắt mô hình 69
Bảng 2.12: Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy 71
Bảng 2.13: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 71
Bảng 2.14: Kết quả phân tích hồi quy 74
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định One Sample T Test 76
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa phương để đầu tư của các
doanh nghiệp FDI 24
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu 26
Sơ đồ 2.1: PCI năm 2017 giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Bắc Ninh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Dương và thành phố Đà Nẵng 33
Sơ đồ 2.2: So sánh kết quả 10 chỉ số thành phần PCI Thừa Thiên Huế của năm
2017 với 2016 34
Sơ đồ 2.3: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa 72
Sơ đồ 2.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 73
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận những vai trò tích cực của khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đối với nền kinh tế củacác quốc gia Doanh nghiệp FDI đóng góp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tạocông ăn việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác,tạo ra lan tỏa về công nghệ, kỹ năng quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần nâng cao khả năng cạnhtranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế
Tại Việt Nam, khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng và là độnglực thúc đẩy nền kinh tế Trải qua gần 30 năm, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoàiđược ra đời vào tháng 12 năm 1987, cả nước có hơn 26.500 dự án đầu tư còn hiệulực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 185,62 tỷ USD,chiếm 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực Các dự án này khi đi vào hoạt động đãđóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước Có thể thấy rõ ở mấy điểm sau:
Trước hết, ĐTNN là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tưphát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nềnkinh tế Tỷ trọng ĐTNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15%năm 2005 lên 23,7% năm 2017, riêng năm 2018 tỷ trọng này lên tới 30,8%
Đóng góp của ĐTNN vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng cao, nếu giaiđoạn 1986 - 1996, khu vực ĐTNN chỉ đóng góp 15,04% thì giai đoạn 2010 - 2017 đãđóng góp đến 27,7% Khu vực ĐTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngânsách, với giá trị nộp ngân sách từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14,2 tỷUSD (giai đoạn 2001 - 2000) Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDIđạt 23,7 tỷ USD, chiếm 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đónggóp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách Nhà nước
ĐTNN cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Hiện nay, 58,2% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo
ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành côngnghiệp chủ lực của nền kinh tế, như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông
Trang 13tin…, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trìnhhiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước.
Bên cạnh đó, ĐTNN đã góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượngcao như tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển,logistics, giáo dục – đào tạo, y tế, siêu thị, khách sạn, du lịch…; tạo ra phương thứcmới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mạinội địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuấtkhẩu, tạo ra một số phương thức sản xuất mới, góp phần cải thiện tập quán canh tác
và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương
ĐTNN cũng đã tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương; góp phần chuyển đổikhông gian phát triển, hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chếxuất, khu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt đất nước; đóng góp quan trọng cho thúc đẩy
và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từngbước đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Khu vực ĐTNN cũng đãthực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏacông nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phát triển côngnghiệp hỗ trợ…
Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được lưu tâm Thứnhất, các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp,nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu nên giá trị gia tăng chưa cao, điển hình là các hoạtđộng may mặc, da giày, điện - điện tử, xe máy Thứ hai, kỳ vọng chuyển giao côngnghệ, kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp trong nước từ khu vực FDI khó trở thànhhiện thực, khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các ngành sử dụng nhiềulao động phổ thông có chi phí nhân công thấp, sử dụng các dây chuyền công nghệtrung bình hoặc đã lạc hậu Thứ ba, không ít các doanh nghiệp không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ các cam kết khi đăng ký kinh doanh về đầu tư trang thiết bị, xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam Thứ tư, tình trạng doanhnghiệp FDI báo lỗ, chuyển giá, trốn thuế và gian lận thương mại đang diễn ra ngàycàng phổ biến hơn
Trang 14Thừa Thiên Huế là một trong 05 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng khả năng huy động vốnđầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế Tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằmkêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và đã đạt được một số kết quả khả quan Giaiđoạn 2012 – 2017, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút được 169 dự án đầu tư với tổngvốn đăng ký là 31 ngàn tỷ đồng, trong đó, thu hút FDI được 48 dự án với tổng vốnđăng ký đạt gần 19,150 ngàn tỷ đồng (tương đương 912,12 triệu USD).
Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư,Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 07 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổngvốn đầu tư đăng ký là 49,23 triệu USD tương đương 1.033 tỷ đồng Hiện tại, có 23quốc gia và vũng lãnh thổ đang có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đứng đầu làSingapore với tổng vốn đầu tư là 875 triệu USD, theo sau là Seychelles với tổngvốn đầu tư 368 triệu USD
Giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế kế hoạch thu hút bình quânkhoảng 500 triệu USD/năm đến 800 triệu USD/năm nhằm tạo nguồn lực để thúcđẩy kinh tế, xã hội Đây là một kế hoạch không dễ dàng đạt được trong bối cảnh nềnkinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và sự cạnh tranh trong việc thu hút FDI từ cáctỉnh thành khác trên cả nước
Đứng trước tình hình này, Thừa Thiên Huế cần phải đánh giá lại các tiềmnăng, hoạt động, chính sách thu hút FDI, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài với nội dung: “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận văn kinh tế
M ục tiêu cụ thể
Trang 15[1] Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;
[2] Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2012-2017
[3] Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnhThừa Thiên Huế
Ph ạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2017; nguồn số liệu sơ cấp đượcthu thập từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2018; đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khảnăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
- Những tài liệu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, hệ thống quyđịnh pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà nước hiện hành, những kinhnghiệm của một số tỉnh khác đạt hiệu quả cao trong đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tài liệu đã được công bố như Niên giám thống kê của các cấp; Số liệu tổnghợp điều tra về đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên
Trang 16Phương pháp nghiên cứu định tính
- Khảo sát các doanh nghiệp FDI
Tác giả khảo sát toàn bộ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp FDI có ý định đầu tư vào tỉnh ThừaThiên Huế (dựa trên dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cungcấp) để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệpnày trên địa bàn Thừa Thiên Huế Theo đó, số lượng bảng hỏi phát ra là 167, thu vềđược 159 bảng hỏi đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phương pháp thống kê mô tả và phân tổ thống kê
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, sốbình quân) để phân thành các tổ, mô tả và phân tích thực trạng thu hút đầu tư nướcngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 06 năm 2012-2017
Phương pháp thống kê so sánh
- So sánh định lượng: So sánh dữ liệu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
qua các năm Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện các giải phápquản lý để có những định hướng cho những năm tiếp theo
- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để
đánh giá
X ử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0
- Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Trang 17Việc kiểm định độ tin cậy của các biến phân tích với hệ số Cronbach’s Alphadựa trên những thang đo lường được xây dựng công phu theo các hiện tượng kinh
tế, xã hội vốn rất phức tạp nên phải được kiểm định độ tin cậy trước khi vận dụng
Độ tin cậy của số liệu được hiểu là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường củacác biến điều tra là không có sai số, từ đó các kết quả trả lời từ phía người đượcđiều tra là chính xác và đúng thực tế
Phiếu điều tra sử dụng thang đo của Rennis Likert (hay được gọi là thang đoLikert), thang đo Likert với 5 mức độ thể hiện từ thấp đến cao được sắp xếp từ 1-5như sau: 1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Bình thường; 4 Đồng ý; 5 Rấtđồng ý
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ sốCronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê vềmức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau
Công thức của hệ số Cronbach’s Alpha là α = Nρ/[1 + ρ(N-1)] Trong đó: ρ
là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi Ký tự Hy Lạp ρ (Pro) tượng trưngcho tương quan trình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra Theo quy ước thìmột tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥0,8 Hệ số α của Cronbach sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không.(Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đếngần 1 thì thang đo lường rất tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiêncứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trongtrường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnhnghiên cứu Trong trường hợp này, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha biến nào
có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại vàtiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mục đích của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory FactorAnalysis) để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng và ChuNguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Trang 18Điều kiện của các tham số thống kê khi thực hiện phân tích nhân tố bao gồm(Anderson & Gerbing, 1988 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009):
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ tiêu dùng để xem xét độthích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm địnhBartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng khôngtrong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biếnquan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu NguyễnMộng Ngọc, 2005)
+ Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân
tố Do mỗi biến riêng biệt có Eigenvalue là 1 nên chỉ những nhân tố có Eigenvaluelớn hơn 1 mới được xem là có ý nghĩa và được giữ lại
+ Chỉ số phần trăm phương sai trích (Percentage of Variance Criterion: đạidiện cho phần trăm lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố Tổng phươngsai trích của tất cả các nhân tố phải lớn hơn 50% thì phân tích nhân tố mới đảm bảogiải thích được hầu hết ý nghĩa của các biến quan sát
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): hệ số tương quan giữa mỗi biến quansát và nhân tố, trong đó biến có hệ số tải nhân tố cao hơn sẽ mang ý nghĩa đại diệncao cho nhân tố Tiêu chuẩn chọn thang đo là các biến quan sát có hệ số tải nhân tố
≥ 0,5, vì vậy các biến có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại và mỗi lần chỉ loại mộtbiến Biến bị loại theo nguyên tắc dựa trên trọng số nhân tố lớn nhất của từng biếnquan sát không đạt, biến nào có trọng số nhân tố này không đạt nhất sẽ bị loại trước
và sau đó tiến hành chạy phân tích nhân tố với các biến còn lại
+ Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal axisfactoring với phép xoay vuông góc Varimax, các biến sẽ có trọng số nhân tố rất caohoặc rất thấp lên một nhân tố nào đó Do đó, Varimax giúp phân biệt rõ hơn giữacác nhân tố và tăng cường khả năng giải thích nhân tố
- Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội
Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient): Hệ số tươngquan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trongkhoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ Hệ số
Trang 19tương quan Pearson sẽ nhận giá trị ừ -1 đến +1, hệ số này lớn hơn 0 cho biết có sựtương quan dương giữa hai biến và ngược lại là tương quan âm giữa hai biến nếu hệ
số này bé hơn 0 Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng cao thì mức độ tương quan củahai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác độngcủa các các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp Mô hình dựđoán có thể là:
Y=B0 + B1X1i + B2X2i + B3X3i + + BkXki + ei
Y là biến phụ thuộc ; Xki là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quansát thứ i ; Bk là hệ số hồi quy riêng ; ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phốichuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi
Biến phụ thuộc là nhân tố “Quyết định đầu tư” và biến độc lập là các các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư được rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ýnghĩa trong phân tích tương quan Pearson Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng
để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mởrộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyếtcác hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0
- Kiểm định các giả thuyết
Mô hình chưa thể kết luận được là tốt nếu chưa kiểm định việc vi phạm cácgiả thuyết để ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệuquả nhất
+ Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là một hiện tượng trong đó cácbiến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến
là chúng cung cấp cho mô h́ình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnhhưởng của từng biến một Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép(tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) được sửdụng Theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008), khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 10nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau
+ Phương sai của sai số thay đổi: Phương sai thay đổi là hiện tượng phương
Trang 20các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F không cònđáng tin cậy Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoánthì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm Luận văn xem xét đồ thịphân tán giữa giá trị phần dư đã chuẩn hóa và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa để kiểmtra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi có thỏa mãn hay không.
+ Tương quan chuỗi: Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạngnhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn khôngthiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả Trong trường hợp đó, kiểm địnhDurbin- Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất
Sau khi kiểm tra kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thểkết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả.Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị Nội dung chính của Luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàiChương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên HuếChương 3: Giải pháp tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 21PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo
đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài
từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác” Mục đích của nhà đầu tư trựctiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tếkhác ấy
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công tyliên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDIhoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDIgồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội
bộ công ty
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) cóđược một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lýtài sản đó.”
Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các công cụ tài chínhkhác Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tưthường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: FDI
tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia ấy để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm
Trang 22Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấyphép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệmquản lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ.) Nhưvậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài Hai đặcđiểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu
tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lýđối tượng đầu tư
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất hiện đầu tiên trongLuật Đầu tư nước ngoài năm 1987, theo đó doanh nghiệp FDI bao gồm: doanhnghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong đó, doanh nghiệpliên doanh là doanh nghiệp mà phần góp vốn của bên nước ngoài không được thấphơn 30% tổng số vốn Theo Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn ĐTNN baogồm doanh nghiệp do nhà ĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại ViệtNam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại, trong
đó, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham giaquản lý hoạt động đầu tư Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốnĐTNN là một trong những loại hình của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Theo hình thức thâm nhập, FDI được chia thành 2 loại: đầu tư mới và mualại, sáp nhập qua biên giới
+ Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư trực tiếp vào cơ sở sản xuất hoàn toàn mới ởnước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại Hình thức này thường tạo ra cơ sở sản xuất
và công ăn việc làm mới ở nước chủ nhà Đây là hình thức FDI truyền thống, chủ yếu
để nhà đầu tư ở nước phát triển đầu tư vào nước đang phát triển, kém phát triển
+ Mua lại, sáp nhập qua biên giới: là hình thức liên quan đến việc mua lại,hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động Hình thức này đượcthực hiện rộng rãi ở nước phát triển, nước mới công nghiệp hóa và phát triển mạnhtrong những năm gần đây
- Theo mức độ tham gia vốn vào dự án đầu tư, có 04 hình thức FDI:
Trang 23+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise): làdoanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà đầu tư thành lập mới, mua lại, tựquản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
+ Liên doanh (Joint Venture Enterprise): là hình thức đầu tư mà một doanhnghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước chủnhà và nước ngoài
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Coloration): là hìnhthức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh,trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên màkhông thành lập pháp nhân mới Hình thức này thường áp dụng trong lĩnh vực tìmkiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợpđồng phân chia sản phẩm
+ Các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng -chuyển giao là hình thức mà nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, điện, cấpthoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác
- Theo mục đích của nhà đầu tư, FDI bao gồm: đầu tư theo chiều ngang vàtheo chiều dọc
+ Đầu tư theo chiều ngang là loại đầu tư mà công ty sao chép toàn bộ hoạtđộng, thiết lập nhà máy ở nước ngoài giống hệt hoạt động của công ty trong nước,
tổ chức kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm và hàng hóa ở nhiều nước khác nhau.Nhà đầu tư mở rộng, thôn tính thị trường nước ngoài cùng một loại sản phẩm cólợi thế cạnh tranh Hình thức này thường dẫn đến độc quyền, lợi nhuận không caonhưng rủi ro thấp
+ Đầu tư theo chiều dọc là loại đầu tư mà công ty xác định từng giai đoạnsản xuất ở các quốc gia khác nhau, chuyên sâu vào một, một vài mặt hàng, mỗi loạimặt hàng được đầu tư sản xuất từ A đến Z, công ty chia tách hoạt động của mìnhtheo chức năng và có thể quyết định đặt tất cả sản xuất của mình đối với một chitiết, thành phần cụ thể trong một nhà máy ở nước ngoài Hình thức này được sử
Trang 24dụng khi mục đích của nhà đầu tư là khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên, yếu tốđầu vào rẻ (lao động, đất đai, tài nguyên) Hình thức này đem lại lợi nhuận cao vìkhai thác được ở tất cả các khâu nhưng rủi ro cao và thị trường không rộng.
- Ngoài ra, theo động cơ của nhà đầu tư, FDI được chia thành: đầu tư tìmkiếm hiệu quả, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm tài sảnchiến lược
Tóm lại, mỗi loại hình FDI có đặc thù riêng và yếu tố ảnh hưởng đến thu húttừng loại FDI tại mỗi địa điểm khác nhau Tùy vào lợi thế địa điểm đặc thù nướcchủ nhà và động cơ nhà đầu tư mà họ sẽ có quyết định hình thức đầu tư phù hợp
1.1.3 Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế
1.1.3.1 Những tác động tích cực
Lợi ích của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư thể hiện ở một số điểm chính:
- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh
tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơnphải có nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn
có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI
- Tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý: Trong một số trường hợp, vốn chotăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưngbuộc bụng” Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằngchính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia giúp một nước có cơ hội tiếpthu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy vàphát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn
- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đaquốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay
cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũngtham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và toàn cầu Chính vì vậy, nướcthu hút đầu tư có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi để đẩymạnh xuất khẩu
- Tạo việc làm và đào tạo nhân công: một trong những mục đích của FDI làkhai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn
Trang 25đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộphận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tếcủa địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,
mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước tiếp nhận FDI, sẽ đượcdoanh nghiệp cung cấp Điều này góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năngcho nước tiếp nhận FDI
- Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Đối với nhiều nước đang pháttriển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng
1.1.3.2 Những tác động tiêu cực
- Vận động hành lang chính trị: Một số Công ty đa quốc gia (MNE) đã vậnđộng hành lang chính trị để có được các chính sách, luật pháp có lợi cho họ, thậmchí, một số MNE lớn buộc, đe dọa chính phủ phải thông qua những quy định, chínhsách có lợi cho họ Các nước lớn có thể làm thay đổi điều kiện thị trường trongtương lai và việc thu hút FDI sẽ tạo ra chính sách phân biệt đối xử để tối đa hóa lợiích của các nước lớn, đồng thời, FDI không chỉ là phương tiện để tìm kiếm lợinhuận, mà còn là một cách để đạt được một điều khiển nào đó, cả kinh tế và chínhtrị, ở nước sở tại
- Đe dọa doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong nước: MNE thường có tiềm lựctài chính mạnh và nắm giữ quyền chi phối giá cả trên thị trường quốc tế do quy môlớn nên họ có thể giảm giá, quảng cáo, khuyến mại trong thời gian dài Ngoài ra,MNE tham gia thị trường toàn cầu và có chuỗi cung ứng hiệu quả nên có sản phẩm
rẻ hơn và hiện diện ở mọi nơi, được mọi người biết đến Vì thế, các công ty địaphương nhỏ, hoạt động ở thị trường nội địa của nước chủ nhà không thể cạnh tranh,
bị loại bỏ trong kinh doanh và nhiều việc làm có thể bị mất thay vì tạo ra
- Chuyển giao công nghệ lạc hậu: mặc dù MNE nắm giữ công nghệ hiện đạinhưng họ không chuyển giao công nghệ đó cho nước chủ nhà với lý do sợ đánh mấtlợi thế cạnh trạnh Công nghệ được chuyển giao thường là công nghệ cũ và nềnkinh tế nước chủ nhà không thể phát triển nhanh Hơn nữa, thông tin không phải lúcnào cũng hoàn hảo và chính thông tin không đầy đủ, không chính xác, có thể dẫn
Trang 26đến nước chủ nhà thu hút công nghệ không đúng, lạc hậu và công nghệ này trởthành gánh nặng cho nền kinh tế, môi trường.
- Khai thác cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường: Việc khai thác tàinguyên thiên nhiên của nước chủ nhà là hiện tượng rất phổ biến của FDI MNE khaithác cạn kiệt tài nguyên của nước chủ nhà để tối đa hóa lợi nhuận và thường bỏ quayếu tố bền vững gắn với cộng đồng và môi trường sống của địa phương như những
gì đã xảy ra ở thế kỷ thứ 17 của chủ nghĩa thực dân
Tóm lại, FDI vừa mang lại những tác động tích cực rõ ràng, rất cần thiết đốivới nước chủ nhà, nhưng cũng có những tác động tiêu cực, tích cực không rõ ràng
Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, FDIxuất hiện là hiện tượng tất yếu nên thu hút FDI là rất cần thiết, đặc biệt là quốc giađang phát triển Vấn đề đặt ra đối với nước chủ nhà là làm thế nào để gia tăng dòngchảy FDI, phát huy tối đa tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đối với nềnkinh tế thông qua chính sách thu hút FDI phù hợp với đặc thù từng quốc gia, từngthời kỳ
1.1.4 Các yếu tố tác động đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.4.1 Các yếu tố về Thể chế - Luật pháp
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên mộtlãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và pháttriển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanhnghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
- Sự bình ổn: Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt choviệc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột
sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ,thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
- Các đạo luật liên quan: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động,Luật Chống độc quyền, chống bán phá giá
- Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanhnghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp, như: các chính
Trang 27sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chínhsách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
1.1.4.2 Các yếu tố về kinh tế
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dàihạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp
sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực
- Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trongmỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyếtđịnh phù hợp cho riêng mình
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát
- Các chính sách kinh tế của Chính phủ: Luật Tiền lương cơ bản, các chiếnlược phát triển kinh tế của Chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảmthuế, trợ cấp
- Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP,
tỉ suất GDP trên vốn đầu tư
1.1.4.3 Các yếu tố về văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hộiđặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho
xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường đượcbảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần Tuy vậy chúng
ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vàocác quốc gia Sự giao hoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triểnvọng phát triển với các ngành
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quantâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành cácnhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
- Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống;
- Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;
- Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống;
- Điều kiện sống
Trang 281.1.4.4 Yếu tố công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hàng loạt các côngnghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ Nếu cách đây 30năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chứcnăng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập Trước đây chúng ta sử dụngcác máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim chomáy ảnh Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiệnđại đã giúp rút ngắn khoảng cách về địa lý, giảm bớt phương tiện truyền tải
- Đầu tư của Chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Việc kết hợp giữacác doanh nghiệp và Chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vậtliệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế
- Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: Một bộ máy tínhmới chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệpphải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến các ngànhnghề đang hoạt động
- Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dầnđược gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vựcđịa lý Khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơidoanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới
1.1.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài là rấtcần thiết cho các quốc gia và địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư và giatăng thu hút FDI cho tăng trưởng kinh tế Tầm quan trọng của vấn đề này càng được
Trang 29nhấn mạnh khi có khá nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đượcthực hiện Agnieszka Chidlow, Stephen Young (2008) trong một báo cáo nghiêncứu tại Viện William Davidson thuộc Đại học Michigan đã kiểm tra các yếu tốquyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ba Lan, ở cấp độ khu vực Cáctác giả sử dụng dữ liệu khảo sát từ một bảng câu hỏi trực tuyến trong tháng 02 năm
2005 và một mô hình logic đa thức kết hợp các đặc điểm cụ thể của 91 chủ đầu tư,
họ thấy rằng các nhân tố tìm kiếm kiến thức, nhân tố tìm kiếm thị trường, nhân tốtích tụ, tác động chính đến dòng vốn FDI cho khu vực Mazowieckie (bao gồmWarsaw), bên cạnh các nhân tố tìm kiếm hiệu quả và nhân tố địa lý khuyến khíchFDI vào các khu vực khác ở Ba Lan
Các tác giả kiểm định các biến giải thích cho các nhân tố nêu trên theo bảngdưới đây:
Bảng 1.1: Các nhân tố trong nghiên cứu của Agnieszka Chidlow, Stephen
1 Sự tồn tại sẵn có của những ngành phụ trợ cho cung cấpcác linh phụ kiện
2 Một số các công ty khác nhau từ cùng quốc gia đanghoạt động ở đây
3 Mức độ sẵn có nguyên liệu thô với chi phí thấp
1 Mức độ giáo dục trong vùng (ví dụ: trình độ ngoại ngữ)
thị trường 2 Nhu cầu tiêu dùng
Nguồn: Agnieszka Chidlow, Stephen Young (2008)
Trang 30Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Lv Na và W.S Lightfoot (2006) về đề tài
“Các nhân tố quyết định đến FDI ở mức độ địa phương tại Trung Quốc” thì cácnhân tố ảnh hưởng đến sự mất cân đối trong phân bổ dòng vốn FDI vào các lãnh thổcủa một quốc gia là: (1) Quy mô thị trường: được đo bằng biến giải thích GDP/Vốn;(2) Sự tích tụ: được đo bằng số đường cao tốc, đường sắt/km2; (3) Chất lượng laođộng: Có ảnh hưởng tích cực đến FDI; (4) Chi phí lao động: được đo bằng tiềnlương trung bình có tương quan nghịch với FDI; (5) Mức độ mở cửa và quá trìnhcải cách: được đo bằng phần trăm số doanh nghiệp sở hữu Nhà nước/tổng số doanhnghiệp địa phương, nhân tố này có tương quan nghịch với FDI
Theo Nguyễn Ngọc Anh (2014), nghiên cứu FDI ở Việt Nam tập trung vàocác hướng nghiên cứu như: nghiên cứu về sự đóng góp của FDI cho phát triển kinh
tế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, nghiên cứu tác động của FDI đối vớităng trưởng kinh tế và kích thích đầu tư, phát triển công nghiệp địa phương, gia tăngxuất khẩu, xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu chính sách thu hút FDI của Việt Namtrên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI tại các địa phương, nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI Việt Nam trên cấp độ quốc gia và địa phương
Ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi ThịBích Phương (2014), sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 30 quốc gia đang phát triển cóthu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, ước tính bằngphương pháp hồi dữ liệu bảng (panel data) Kết quả hồi quy cho thấy, đầu tư trựctiếp nước ngoài có thể được giải thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tếnhư: quy mô thị trường được đại diện bởi GDP, tổng dự trữ, độ mở thương mại, yếu
tố cơ sở vật chất được cải thiện bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng chiều vớiFDI Kết quả này hàm ý rằng những quốc gia có quy mô thị trường càng lớn, tíchlũy dự trữ càng nhiều cũng như cơ sở hạ tầng phát triển và độ mở kinh tế càng cao
sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước mình nhiều hơn
Bên cạnh đó, hai tác giả đã thống kê hàng loạt các công trình nghiên cứukhoa học tương tự đã được tiến hành bởi các tác giả trên thế giới, góp phần vữngchắc trong việc củng cố kết luận của nghiên cứu:
Trang 31Bảng 1.2: Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI
Tác giả Phương pháp và mẫu
có tác động ngược chiều với FDI Ngoài
ra, xếp hạng rủi ro quốc gia chịu ảnhhưởng bởi sự phát triển của khu vực tưnhân, sự phát triển của ngành, cán cân tàikhóa, tổng dự trữ và tham nhũng
Garibaldi
& cộng sự
(2002)
Nghiên cứu dòng vốn FDI
và đầu tư gián tiếp vào 26
nền kinh tế chuyển đổi tại
Đông Âu bao gồm cả Liên
bang Xô Viết từ năm 1990
đến 1999 bằng mô hình
hồi quy
FDI có thể được giải thích tốt bởi các nhân
tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn địnhcủa kinh tế vĩ mô, mức độ cải cách của nềnkinh tế, tự do hóa thương mại, tài nguyênthiên nhiên, phương pháp tư nhân hóa (chỉ
số tự do hóa của De Melo, Denizer vàGelb (1996, 1997), EBRD), rào cản đối vớiđầu tư trực tiếp nước ngoài, tình trạngquan liêu của chính phủ (liên quan đến vấnnạn tham nhũng ở nước nhận đầu tư)
Pravakar
Sahoo
(2006)
Nghiên cứu các nhân tố
tác động lên FDI tại các
nước Nam Á trong giai
đà tăng trưởng để cải thiện quy mô thịtrường, chính sách thương mại để sử dụnglao động dư thừa tốt hơn, giải quyết nhữngách tắc về cơ sở hạ tầng và cho phép chínhsách thương mại mở cửa hơn
Trang 32Nghiên cứu tại 38 quốc
gia đang phát triển giai
độ GDP/ người sẽ thu hút được nhiều FDIhơn Tuy nhiên, trong trường hợp, biến đạidiện là GDP (hoặc GDP/ người) thì quy
mô thị trường không tác động đến FDI.Ngoài ra, cơ sở vật chất và độ mở thươngmại cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc thu hút FDI tại những quốc gia này
Pravin
Jadhav
(2012)
Xác định các nhân tố tác
động lên FDI tại các nền
kinh tế BRICS (Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc,
Ấn Độ) từ năm 2000
-2009, bằng cách sử dụng
kiểm định tính dừng và
hồi quy đa biến
Quy mô thị trường được đo lường bởiGDP thực có tương quan dương với FDI
và có ý nghĩa thống kê, điều này hàm ýrằng hầu hết các nhà đầu tư vào BRICS bịthúc đẩy bởi mục đích tìm kiếm thị trường.Phân tích thực nghiệm cũng chỉ ra rằng hệ
số của các biến độ mở thương mại, tàinguyên thiên nhiên, yêu cầu của luật pháp
và nhân quyền đều có ý nghĩa thống kê.Quy mô thị trường, độ mở thương mại cótác động cùng chiều lên FDI Tài nguyênthiên nhiên có tác động ngược chiều lênFDI, có thể là do FDI chảy vào các nước
Trang 33BRICS không bị thúc đẩy bởi mục đíchtìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014)Một khía cạnh khác, nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Tường Anh và NguyễnHữu Tâm (2013) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 – 2010, với phươngpháp ước lượng OLS dựa trên bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Xúc tiếnnước ngoài và Bộ Công thương Hai tác giả tập trung phân tích về tác động của cácnhân tố thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ và tác động tíchlũy đến khả năng thu hút FDI của mỗi địa phương Kết quả nghiên cứu định lượngchỉ ra những thay đổi quan trọng trong quyết định lựa chọn đầu tư, tiến tới nhữngthị trường mới, tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động giá rẻ và sẵn sàng chấp nhậnnhững hạn chế về cơ sở hạ tầng, chính sách Chính phủ, mà cụ thể là chính sách đấtđai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao động là những nhân tố cho thấyảnh hưởng mạnh đến FDI
Thêm nữa, Nguyễn Như Bình và Haughton (2002) tiến hành kiểm tra các yếu
tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI của 16 nước Châu Á giai đoạn 1991 - 1999 bằng dữliệu bảng Kết quả cho thấy sự cởi mở (tỷ lệ xuất khẩu/GDP) của một quốc gia sẽ ảnhhưởng đến thu hút FDI Bên cạnh đó, tỷ giá thực tế, thâm hụt ngân sách hay tiết kiệmcũng là những yếu tố quan trọng Trên cơ sở đó, tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng củaHiệp định Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và kết luận rằng hơn30% FDI vào Việt Nam trong năm đầu tiên và tăng gấp đôi trong dài hạn
Trang 34Ở phạm vi địa phương, Nguyễn Phương Hoa (trích bởi Nguyễn Ngọc Anh,2014) sử dụng phương pháp hồi quy để nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự phân
bổ FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2000 Nghiên cứu chỉ ra kích thước thịtrường (đo lường bằng GDP địa phương), công nhân có tay nghề, GDP bình quânđầu người và khu công nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến sự phân bổ FDI đăng ký
và thực hiện các tỉnh
Trong khi đó, bằng phương pháp nghiên cứu tương tự, Phạm Hoàng Mai(2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ở các địa phương của ViệtNam giai đoạn 1988 - 1998 cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn bởi cơ sở hạtầng tốt, chất lượng nguồn lao động, ưu đãi thuế, ngoài ra nếu kích thước địaphương lớn nhưng ưu đãi về thuế không có tác động đáng kể đến thu hút FDI ở cáctỉnh nghèo và vùng sâu, vùng xa Tiếp đến, nghiên cứu của Nguyễn Phi Lan (2006)
đã bổ sung thêm một số yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định địa điểm củacác nhà đầu tư nước ngoài, đó là: yếu tố tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường,nguồn nhân lực, chi phí lao động, điều kiện cơ sở hạ tầng, đầu tư trong nước và tỷgiá hối đoái Các nhân tố như nhân công giá rẻ và sự ổn định kinh tế vĩ mô (đolường bằng lạm phát) cũng ảnh hưởng thuận chiều đối với thu hút FDI vào ViệtNam trong nghiên cứu của Phan Văn Tâm (2011)
Nguyễn Mạnh Toàn (2010) tiếp cận một phương pháp khác khi nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương tại Việt Nam Tác giả
đã thực hiện khảo sát gần 260 doanh nghiệp ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵngvới bốn nhóm nhân tố (tài nguyên, chính sách, cơ sở hạ tầng và kinh tế) với cácthành phần như nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
ưu đãi và hỗ trợ, lợi thế chi phí và thị trường tiềm năng Kết quả cho thấy hạ tầng kỹthuật; sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương; chi phí hoạt động thấp lànhững nhân tố có ảnh hưởng quan trọng khi nhà ĐTNN xem xét lựa chọn địa điểmđầu tư tại Việt Nam Những nhân tố như thị trường tiềm năng, tài nguyên thiênnhiên, nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhưng ít quan trọng hơn 03 nhân tố trên, trongkhi đó, vị trí địa lý và CSHT xã hội có rất ít ảnh hưởng
Trang 35Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa phương để đầu tư của
các doanh nghiệp FDI
Nguồn: Nguyễn Mạnh Toàn (2010)
1.1.6 Mô hình nghiên cứu
1.1.6.1 Cơ sở thiết lập mô hình nghiên cứu
Việc xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốnđầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên những cơ sở sau đây:
- Thứ nhất, dựa vào cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu
tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Thứ hai, dựa vào các công trình nghiên cứu khoa học về các yếu tố tácđộng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được công bố, đặc biệt là công trình
“Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địaphương của Việt Nam” của Nguyễn Mạnh Toàn (2010)
- Sau khi đã nghiên cứu kỹ các mô hình thể hiện các nhân tố tác động đếnthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vựcnghiên cứu, tác giả quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu của TS Nguyễn MạnhToàn (2010) để nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn FDI vào tỉnhThừa Thiên Huế vì mô hình các nhân tố này thể hiện khá rõ nét tình hình thực tiễn
Trang 36của một địa phương tại Việt Nam Tuy nhiên, với mục đích hướng tới xây dựng cácgiải pháp mà lãnh đạo tỉnh có thể chủ động tác động đến các nhân tố để thu hút vốnFDI nên tác giả quyết định loại bỏ nhân tố “Vị trí địa lý” ra khỏi mô hình (theo tácgiả, nhân tố “Vị trí địa lý” là nhân tố khách quan, không thể thay đổi được).
1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các căn cứ như trên, mô hình nghiên cứu các nhân tốtác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành và trìnhbày như sau:
Bảng 1.3: Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế Các nhóm nhân tố Nhân tố ảnh hưởng Dự đoán ảnh hưởng
Tiềm năng thị trường Càng được đánh giá cao càng tốtKinh tế
Lợi thế về chi phí Chi phí càng thấp càng có lợi thếNguồn nhân lực Càng hiệu quả càng tốt
Tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên Càng phong phú càng tốt
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Càng đầy đủ, hiện đại và theo hệ
chuyên giaTheo đó, thang đo của nghiên cứu được tác giả kế thừa dựa theo thang đogốc của Nguyễn Mạnh Toàn và sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnhvực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế để có những điềuchỉnh phù hợp cho đặc thù tại địa phương
Trang 37Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến
chuyên gia
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài tại một số địa phương
- Thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, với lợi thế về vị tríđịa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và
sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút có hiệuquả dòng vốn FDI
Thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Bắc Ninh chỉ có 04 dự án FDI với tổng vốnđầu tư đăng ký 177,58 triệu USD đến tháng 8/2016, đã tăng lên 882 dự án FDI vớitổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12,1 tỷ USD Riêng trong 08 tháng đầu năm 2016,toàn tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 111 dự án FDI với tổng vốn đầu tưđăng ký là 429,58 triệu USD Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu
Tiềm năng thị trường
đầu tư)
Những ưu đãi và hỗ trợ
Trang 38Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Chínhphủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha, trong đó có 09 KCN đã đi vào hoạt độnghiệu quả như: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, ĐạiĐồng - Hoàn Sơn, KCN Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA Các KCN được đầu tư
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệtmay, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thịtrường trong nước và quốc tế
Không chỉ thu hút được lượng FDI lớn, Bắc Ninh còn được biết đến như là:
“Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới” Các dự án FDI ởBắc Ninh còn được đánh giá cao về chất lượng bởi sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn
và thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia(Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia) Đây là điểmđặc biệt đáng chú ý khi trên cả nước, số lượng các tập đoàn lớn đầu tư còn khiêmtốn, không như kỳ vọng
Nhìn chung, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng đối với pháttriển kinh tế tỉnh Bắc Ninh Cụ thể, khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng giá trị sảnxuất công nghiệp toàn tỉnh, đóng góp tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa BắcNinh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu lớn trên cả nước Thu nhập bình quân của laođộng trong các KCN đạt 5,578 triệu đồng/người/tháng
- Thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam
Với vị trí mang tính chiến lược, kết nối các địa phương trong nước và quốc
tế, lợi thế nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi cho việc lưuthông hàng hóa, dịch vụ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nướckhác thuộc ASEAN, Đông Á… Cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, Quảng Nam đãtiến hành quy hoạch, xây dựng các KCN và cụm công nghiệp Đến nay, QuảngNam có 53 cụm công nghiệp, 08 KCN và khu kinh tế mở Chu Lai
Nhờ chủ động trong xây dựng những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt,cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng… QuảngNam cũng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI hiệu quả như: Nhà máy Ô tôTrường Hải, Kính nổi Chu Lai, các dự án du lịch lớn của Indochina Capital,
Trang 39VinaCapital, Victoria, Golden Sand, Palm Garden… là cơ sở tạo nên sự phát triểnkinh tế, xã hội của địa phương.
Được biết, những ngày đầu mới tái lập tỉnh, Quảng Nam chỉ thu hút đượcdưới 10 doanh nghiệp FDI với số vốn đăng ký đầu tư dưới 20 triệu USD Đến năm
2014, trên địa bàn tỉnh đã có 104 dự án FDI với vốn đăng ký trên 5,219 tỷ USD.Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách của Tỉnh hàng năm trên 800 tỷđồng, giải quyết hơn 20.000 lao động tại địa phương
Riêng 06 tháng đầu năm 2016, Quảng Nam đã dẫn đầu khu vực miền Trung vềthu hút vốn FDI, đứng vị trí thứ 22/53 trong bảng xếp hạng, đã có 11 dự án FDI đượccấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 103,4 triệu USD Nhiều dự án được khởi công vàtăng vốn Mới đây nhất, 46 nhà cung cấp linh kiện, vật tư cho Tập đoàn Mazda (NhậtBản) đã đến tìm hiểu cơ hội và thỏa thuận xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai
- Thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương
Là một tỉnh thuần nông, Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển côngnghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp Thực
tế đó buộc tỉnh Bình Dương phải có sự đột phá, đi tắt đón đầu Với tinh thần tạođiều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, Bình Dương đã chủ động xây dựng cácchương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; luôn sâu sát, lắng nghe và kịp thờigiải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tạo niềmtin cho các nhà đầu tư, “coi khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là khó khănvướng mắc của tỉnh”; tập trung nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; chỉđạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cáchhành chính thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Nhờ vậy, đến nay Bình Dương đã trở thành một trong 5 địa phương thu hútFDI nhiều nhất cả nước, là một “địa chỉ đỏ” về thu hút FDI của Vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam Tính đến tháng 06/2016, Bình Dương thu hút 2.883 dự án với tổngvốn đầu tư đăng ký khoảng 25,355 triệu USD Nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốcgia có năng lực tài chính và công nghệ đã đầu tư vào tỉnh
FDI đã đem đến công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến gópphần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại địa phương Hiện nay, các
Trang 40nước Châu Á chiếm 74% tổng vốn đăng ký, các nước Châu Âu chiếm 10%, châu
Mỹ chiếm 4% (chủ yếu là Hoa Kỳ), còn lại 12% thuộc các Vùng lãnh thổ
Điểm nhấn trong thu hút FDI của tỉnh Bình Dương là các dự án của các tậpđoàn lớn trên thế giới tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử côngnghệ cao, điện gia dụng, dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng cao cấp, các dịch vụ caocấp và bất động sản
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất,chiếm tỷ trọng 92,75% trong tổng số dự án và chiếm 71,60% vốn đầu tư đăng ký;Lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm 15,58% tổng vốn đầu tư, có 01 dự án với
số vốn đầu tư 1 tỷ 200 triệu USD; Dịch vụ chiếm 1,08% số dự án và 3,43% tổngvốn đầu tư; Lĩnh vực xây dựng chiếm 4,86% tổng vốn đầu tư với 43 dự án… Quy
mô trung bình một dự án FDI ở Bình Dương đạt khoảng 8,8 triệu USD/dự án
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng FDI ở một sốđịa phương cho thấy, muốn tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cần có giảipháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từ các nước pháttriển, các nước có công nghệ cao, công nghệ hiện đại Tuy nhiên, mục tiêu của cácnhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không đồng nhất với mục tiêu của quốc gia hay địaphương tiếp nhận FDI
Vì lợi nhuận, các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa chi phí, do đócần có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút vốn FDI, sử dụng FDI cùngvới quản lý Nhà nước hiệu quả về nguồn vốn này Đối với Thừa Thiên Huế, có thểtham khảo các bài học kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và tăng cườngvai trò của chính quyền địa phương Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quảFDI, thời gian qua các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình Dương đã triển khaihiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nước ngoài đểhướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu
tư thực hiện đúng cam kết, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ
Do vậy, đối với Thừa Thiên Huế, việc tăng cường vai trò của chính quyền tỉnh trong