- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.. - Giáo viên: Mô hình đường gấp khúc ABCD, đồ dùng dạy học có thể ghép kín được thành hình tam giác.. - Trong giờ
Trang 1Tiết 102: TOÁN
ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I MỤC TIÊU.
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.Nhận biết độ dài đường gấp khúc
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó Thực hiện được các bài tập cần làm ( BT 1a, 2,3), giảm tải bài 1(b)
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
II CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Mô hình đường gấp khúc ABCD, đồ dùng dạy học (có thể ghép kín được thành hình tam giác.)
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Ổn định.
2 Bài cũ : Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc
lòng bảng nhân 5 Hỏi học sinh về kết
quả của một phép nhân bất kì trong
bảng
3 Bài mới
- Trong giờ học toán này các em sẽ
được làm quen với đường gấp khúc
và cách tính độ dài đường gấp khúc
qua bài: Đường gấp khúc – Độ dài
đường gấp khúc.
Hoạt động 1: Luyện tập – thực
hành.
1 Giới thiệu đường gấp khúc và
cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
quan sát hình vẽ đường gấp khúc
- Hát
- 2 học sinh lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn, bạn nào học thuộc lòng bảng nhân 5
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Học sinh quan sát hình vẽ
Trang 2ABCD ở trên bảng rồi giới thiệu : Đây
là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào
hình vẽ) Cho học sinh lần lượt nhắc
lại: Đường gấp khúc ABCD (khi giáo
viên chỉ vào hình vẽ)
- Giáo viên giúp học sinh nhận diện
đường gấp khúc ABCD Chẳng hạn,
giúp học sinh nêu được: Đường gấp
khúc này gồm 3 đoạn thẳng AB,BC,
CD (B là điểm chung của 2 đoạn
thẳng AB và BC, C là điểm chung của
2 đoạn thẳng BC và CD)
- GV hướng dẫn học sinh biết nói
đường gấp khúc ABCD là gì Chẳng
hạn: Nhìn vào từng số đo của từng
đoạn thẳng , học sinh nhận ra độ dài
của đoạn thẳng AB là 2cm, của đoạn
thẳng BC là 4cm, của đoạn thẳng CD
là 3cm Tới đây liên hệ sang “ độ dài
đường gấp khúc” nếu biết được: “ Độ
dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ
dài của các đoạn thẳng: AB, BC,CD.”
- Gọi vài học sinh nhắc lại, rồi cho
học sinh tính:
2cm + 4cm + 3cm = 9cm
- Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD
là 9cm
- Giáo viên hỏi: Muốn tính độ dài
đường gấp khúc ta làm như thế nào?
Bài 1: Học sinh có thể nối theo nhiều
cách khác nhau, với mỗi cách có một
đường gấp khúc Chẳng hạn :
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại
- Học sinh quan sát
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh trả lời: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng
độ dài của các đoạn thẳng trên đường gấp khúc đó
Trang 3- Đường gấp khúc ABC.
- Đường gấp khúc BAC
- Đường gấp khúc ACB
-Bài 2: Học sinh dựa vào câu mẫu ở
phần a) SGK để làm phần b)
Hoạt động 2: Giúp học sinh nhận
biết đường gấp khúc “đặc biệt”
Bài 3: Cho học sinh nói đề bài rồi làm
bài
Chú ý : Khi cho bài nên cho học sinh
nhận xét về đường gấp khúc “đặc
biệt” này
Chẳng hạn:
- Đường gấp khúc này “khép kín” (có
3 đoạn thẳng, tạo thành hình tam
giác), điểm cuối cùng của đoạn thẳng
thứ ba trùng với điểm đầu của đoạn
thẳng thứ nhất Nói được mỗi đoạn
thẳng của đường gấp khúc này đều
bằng 4cm, nên độ dài của đường gấp
khúc có thể tính như sau:
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp
cả lớp làm vào vở
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng trên đường gấp khúc đó
- Học sinh lắng nghe
Bài giải
Độ dài đường
gấp khúc MNPQ
là
3 + 2 + 4 = 9cm
Đáp số: 9cm
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
5 + 4 = 9cm Đáp số : 9cm
Trang 44cm + 4cm + 4cm = 12cm
Hoặc
4cm x 3 = 12cm
4 Củng cố.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
5 Nhận xét- dặn dò.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tốt
- Nhắc nhở học sinh còn chưa chú ý học bài, chưa học thuộc bảng nhân
- Dặn dò học sinh chưa hoàn thành bài tập về hoàn thành tiếp vào vở
- Chuẩn bị: Luyện tập