1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm nghèo ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng

116 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vữngluôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyênsuốt trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội và là một trong những nhiệm v

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu

Trang 2

MỤC LỤC

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢM NGHÈO 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở QUẬN

Trang 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI 45

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội quận Thanh Khê 472.2 THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO Ở QUẬN THANH KHÊ 532.2.1 Khái quát thực trạng nghèo ở quận Thanh Khê 53

2.2.3 Thực trạng giảm nghèo ở quận Thanh Khê 642.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở QUẬN

2.3.1 Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thựchiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của quận 742.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác giảm nghèo của quận Thanh

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở QUẬN THANH KHÊ ĐẾN

Trang 4

3.2.3 Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện 94

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Trang 5

ASXH An sinh xã hội

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ESCAP Ủy ban Kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương

HDI Chỉ số phát triển con người

LĐTB &XH Lao động Thương binh và xã hội

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

UBTMTQ Ủy ban Mặt trận tổ quốc

UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

Trang 6

2.1 Diện tích, dân số năm 2009 chia theo phường 46

2.3 So sánh thu nhập bình quân đầu người (GDP) 512.4 Trình độ học vấn của dân số từ 5 tuổi trở lên hiện đã thôi

2.5 Hộ nghèo của quận Thanh Khê qua các giai đoạn 552.6 Hộ nghèo của các phường thuộc quận Thanh Khê giai

2.10 Phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo của 4.804 hộ

2.11 Số hộ nghèo chia theo qui mô nhân khẩu năm 2009 622.12 Kết quả đào tạo nghề và giới thiệu việc làm 66

Trang 7

2.13 Tổng hợp cho vay vốn NHCSXH từ 2005 – 2011 672.14 Cơ cấu nguồn vốn chương trình giảm nghèo từ 2005-

2.15 Kết quả vận động quỹ Vì người nghèo và hỗ trợ xây

dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo từ năm 2005-2011 703.1 Phân công thực hiện các giải pháp giảm nghèo giai đoạn

Trang 8

MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài

Đói nghèo là vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa để lại cho xã hội nhiềuhậu quả nặng nề Đói nghèo tạo ra vòng luẩn quẩn: Đói nghèo, thu nhập thấpdẫn đến trình độ giáo dục thấp, kéo theo cơ hội việc làm ít từ đó lại sinh ra đóinghèo Xóa đói giảm nghèo trở thành vấn đề xã hội mang tính toàn cầu

Ở Việt Nam từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi nền kinh tếvận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tuy nền kinh tế

có sự phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, nhưng lại phải đươngđầu với vấn đề phân hóa giàu nghèo Xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vữngluôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyênsuốt trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội và là một trong những nhiệm vụquan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định: “khuyến khích làm giàu hợp pháp đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo” Đại hội IX tiếp tục hướng đi đó và nhấn mạnh: “Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo” Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo , phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh số hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững Có chính sách

và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế

Trang 9

phân hóa giàu nghèo, giảm nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn

và thành thị”.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công cuộc xóa đói, giảmnghèo đã đạt được một số thành tựu quan trọng Theo chuẩn quốc gia thì tỷ lệ

hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 15,25% năm 2011 Ngân hàng

thế giới đánh giá: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” Tuy nhiên, công

cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta còn khó khăn, đó là: nguy cơ tái nghèocao; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội việc làmcủa người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sảnxuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao Thực tế đó, đòi hỏiĐảng và Nhà nước ta tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu để công tác XĐGNđạt được những thành tựu cao hơn

Thanh Khê là một quận nội thành của Thành phố Đà Nẵng được thànhlập ngày 23-01-1997 theo Nghị định số 07/CP của Chính Phủ khi thành phố

Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương Quận ThanhKhê có diện tích tự nhiên 9,44 km2, bằng 0,74% diện tích thành phố Đà Nẵng,dân số có 171.766 người, với mật độ dân số 18.197 người/km2, là quận có mật

độ dân số cao nhất trong 6 quận nội thành của thành phố Đà Nẵng Nhữngnăm qua, chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn quận được triển khaithực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đã tạo tiền đề để hộ nghèo cải thiện chấtlượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo Giai đoạn 2001-2005, bình quân mỗinăm quận giảm được 1% hộ nghèo theo chuẩn thu nhập dưới 150.000đ/người/tháng; giai đoạn 2005-2008, bình quân mỗi năm giảm được 3,12% hộ nghèotheo chuẩn thu nhập dưới 300.000đ/người/tháng; từ năm 2009-2011, bìnhquân mỗi năm giảm được 4,27% hộ nghèo theo chuẩn thu nhập dưới500.000đ/người/tháng Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trên địa bàn

Trang 10

quận Thanh Khê trong những năm qua chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèogiảm nhanh, nhưng không ổn định, tỷ lệ hộ hộ nghèo còn cao, tình trạng phátsinh hộ nghèo còn diễn ra hằng năm Qua kết quả điều tra hộ thu nhập thấpvào quý I/2012, toàn quận có 6.917 hộ thu nhập dưới 1.200.000đ/người/tháng,chiếm 15,8% trên tổng số hộ dân Đây là thách thức lớn đối với Đảng bộ vàchính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -xãhội trong thời gian tới.

Vì vậy, giảm nghèo là vấn đề đang được cả nước nói chung, quậnThanh Khê nói riêng đặc biệt quan tâm Việc đề xuất những giải pháp giảmnghèo có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảmnghèo ở quận Thanh Khê là một yêu cầu cấp thiết hiện nay Với lý do đó, tôi

chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”

làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Những hộ nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và áp dụng các chính sách giảm nghèo của thành phố, quận

- Phạm vi nghiên cứu: Thanh Khê với đặc điểm là một quận trung tâm củathành phố Đà Nẵng, vì thế luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề nghèo đói và giảmnghèo cho người dân ở thành thị Luận văn chưa có điều kiện phân tích giải pháp

Trang 11

giảm nghèo cho các hộ nhập cư trên địa bàn quận Thanh Khê Về thời gian, luậnvăn tập trung nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở địa phương từ năm 2005 đến nay,nêu mục tiêu, giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo đến năm 2015 saocho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê vàthành phố Đà Nẵng Những nội dung của Luận văn được phân tích, lý giải chủyếu ở khía cạnh giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê.

4- Phương pháp nghiên cứu

Để xem xét vấn đề giảm nghèo một cách khách quan, sát thực tiễn, luậnvăn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tếhọc và xã hội học như: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh

để đánh giá và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu của luận văn

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo

- Phân tích thực trạng nghèo ở quận Thanh Khê trong thời gian qua Tìm ra nguyên nhân và hạn chế

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6- Bố cục đề tài:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mụcbảng biểu và sơ đồ, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văntrình bày trong 3 chương

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO Ở QUẬN THANH KHÊTRONG THỜI GIAN QUA

Trang 12

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở QUẬN THANHKHÊ ĐẾN NĂM 2015

7- Tổng quan đề tài

Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia giai cấp,vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại nhưmột thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từngkhu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại của nhân loại Mục tiêu xoá đóigiảm nghèo luôn được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội khôngchỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới Vì vậy, những năm gần đâynhiều quốc gia và tổ chức quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chếnghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toànthế giới

Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trongquá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước Ngay từ khi mới ra đời, ĐảngCộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình làgiải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc chomọi người dân, mọi gia đình Việt Nam

Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch pháttriển kinh tế -xã hội 5 năm (1996-2000) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

(năm 1996) đã khẳng định: "Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ quân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" Đại hội

IX (năm 2001) tiếp tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa đất nước Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo" Công cuộc đổi mới của đất nước

đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế -xã hội, đời sốngcủa đa số dân cư được cải thiện, công tác XĐGN đã thu được thành tựu đáng

Trang 13

kể Song, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xuhướng tăng lên Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó cónhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hòanhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổimới mang lại Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22% số hộ nghèo đói.Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở tất cả cáctỉnh, thành, quận, huyện trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao Nhiều hộthoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi robất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh,.

Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là vấn đề đượcĐảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa họcquan tâm nghiên cứu Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã cónhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đềxóa đói, giảm nghèo được công bố, cụ thể là các công trình sau:

- PTS Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều

kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, 1996 Cuốn sách này nêu lên các

quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên thếgiới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ nghèonông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch địnhchính sách xóa đói, giảm nghèo, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên

- Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 1997 Cuốn sách đã đánh giá khá đầy đủ về

thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nôngthôn nước ta đến năm 2000

-Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sỹ kinh tế, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.

Trang 14

- PGS.TSKH Lê Du Phong - PTS Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên),

Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Các tác giả

đã đánh giá những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 10 năm đổi mới vàtiềm năng ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta

- TS Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001 Các tác giả đã phản ánh tổng

quan về nghèo đói trên thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèođói hiện nay, nghèo đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ởtỉnh Quảng Bình; qua đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về xóa đóigiảm nghèo ở Việt Nam

- Vũ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003

- Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nxb Văn hóa- thông tin,

2004

- Hoàng Thị Hiền, Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học

viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005

Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề xóa đói giảm nghèo

như TS.Tạ Thị Lệ Yên,"Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo", tạp chí Ngân hàng số 11/2005; tác giả Trịnh Quang Chinh,"Một số kinh nghiệm từ chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Lào Cai", tạp chí Lao Động và Xã hội số 272 tháng 10/2005; TS Đàm Hữu Đắc,"Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp", tạp chí Lao động và Xã hội số 272 tháng 10/2005.

Trang 15

Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đềxóa đói, giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể khẳng định, cáccông trình nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là rấtphong phú Thành quả của những công trình đã cung cấp những luận cứ khoahọc, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo trêntoàn quốc và từng địa phương.

Mặc dù có nhiều dự án và nghiên cứu về vấn đề XĐGN nhưng đối vớiquận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào vềvấn đề này Cũng có một số báo cáo cuối năm, báo cáo tổng kết 4 năm mụctiêu giảm nghèo, tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức báo cáo thống kê, đánh giá.Quận Thanh Khê là một trong hai quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng việcgiảm nghèo mang tính bức xúc và được các cấp ủy đảng, chính quyền cũngnhư người dân đặc biệt quan tâm Việc lựa chọn đề tài giải pháp giảm nghèo ởquận Thanh Khê càng làm tăng thêm tính thiết thực trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO

1.1.1 Quan niệm về nghèo

a Quan niệm của một số tổ chức quốc tế

Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầucủa tất cả các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưngthịnh của đất nước Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giaicấp, dẫn đến bất ổn về xã hội, bất ổn về chính trị Mọi dân tộc tuy có khácnhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có chung một mục tiêu là làm thếnào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có Thực tế ở một số nước cho thấykhi kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì sự phân hoá giàunghèo ngày càng rõ rệt, tình trạng nghèo đói càng bức xúc và có nguy cơ dẫnđến xung đột

Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu ngàycàng có xu hướng nới rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu Tuy vậy,nhận thức, cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề nghèo đói đang cónhiều khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chínhphủ Điều đó đang làm hạn chế hiệu quả của các mục tiêu hay nỗ lực của cácchính phủ và các tổ chức trong việc cải thiện mức thu nhập cho người nghèotiến tới thu hẹp hố ngăn cách giàu - nghèo Do đó, cần có chủ trương, giảipháp xoá đói giảm nghèo (XĐGN) mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, nếu không

sẽ tạo ra những hậu quả khó lường đến cộng đồng, xã hội, như tình trạng didân tự do ồ ạt trên phạm vi quốc tế, phá hoại môi trường sinh thái, tiêu cực xãhội lan rộng, xung đột xã hội, xung đột chính trị và cao hơn nữa là xung độtgiai cấp, xung đột sắc tộc…

Trang 17

Để xây dựng các chủ trương, giải pháp XĐGN cần phải có quan niệmđúng về đói nghèo và có sự thống nhất chung cho các quốc gia về các kháiniệm nghèo đói Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khácnhau về cách tiếp cận, chứ không phải khác nhau về bản chất của nghèo đói.

Các nhà khoa học có nhiều định nghĩa về nghèo như: Nghèo về vậtchất, nghèo về tri thức, nghèo về văn hóa, nghèo về điều kiện sinh hoạt v.v Còn đói là khái niệm dùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phậndân cư Do vậy, nghèo đói hay đói nghèo là khái niệm kép

Có khá nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, tùy thuộc vào cáchtiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà cónhững khái niệm khác nhau về nghèo đói

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương doESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (ThaiLan), các quốc gia trong khuvực đã thống nhất cho rằng: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khôngđược hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hộithừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội và phong tục tập quán củatừng địa phương” [5 tr.16] Đây là khái niệm tương đối đầy đủ và bao quát, nên

có thể coi đây là định nghĩa chung nhất và có tính hướng dẫn về phương phápnhận diện nét chính yếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia Tuy nhiên, cáctiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa chưa được xác định vì còn phải tính đến

sự khác biệt về mặt chênh lệch giữa các điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độphát triển của mỗi vùng, miền khác nhau Ưu điểm của khái niệm này là: Làm rõđược bộ phận dân cư nghèo đói là: "Tùy theo trình độ phát triển KT-XH vàphong tục tập quán từng địa phương" Đây là khái niệm được nhiều nước trênthế giới sử dụng trong đó có Việt Nam

b Quan niệm của Việt Nam

Các nhà nghiên cứu và quản lý ở nước ta thừa nhận và sử dụng khái

Trang 18

niệm nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế- xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương(ESCAP) đưa ra Bên cạnh đó, còn có một số khái niệm liên quan như hộnghèo, hộ tái nghèo, xã nghèo, vùng nghèo

- Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một quá trìnhthực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thunhập đã ở trên chuẩn nghèo

- Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượtnghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo Ý nghĩa củakhái niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải phápxoá đói giảm nghèo

- Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầu

kỳ không thuộc danh sách hộ nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo Nhưvậy, hộ mới bước vào danh sách hộ nghèo bao gồm những hộ như sau: Hộnghèo chuyển từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lý

do nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc hộ tái nghèo

- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ

sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch v.v , trình độdân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao

- Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao

Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối Đói

nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế nhưng với tư cách là hiện tượngtồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, nghèo đói thực chất

là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ không đơn thuần chỉ là vấn đềkinh tế, cho dù các yếu tố đánh giá của nó trước hết và chủ yếu dựa trên cáctiêu chí về kinh tế Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thựctiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta

Trang 19

1.1.2 Quan niệm về chuẩn nghèo

Để đánh giá được mức độ nghèo đói, cần phải đưa ra các tiêu chí cụthể Tuy nhiên các tiêu chí xác định không cố định mà luôn có sự biến động

và khác nhau không những giữa các nước mà còn khác nhau trong từng giaiđoạn lịch sử

a Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới

Để đánh giá được mức độ nghèo đói, cần phải đưa ra các tiêu chí cụthể Tuy nhiên các tiêu chí xác định không cố định mà luôn có sự biến động

và khác nhau không những giữa các nước mà còn khác nhau trong từng giaiđoạn lịch sử

- Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của UNDP

Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phốithu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư Thước đo này tính phân phốithu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhấtđịnh, nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sốngcủa dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính là:Đem chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm,mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rấtnghèo Theo cách tính này, vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu nhấtchiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% nghèo nhất chỉ chiếm1,4% Như vậy nhóm giàu nhất gấp 59 lần nhóm nghèo nhất [28]

- Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của WB

Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độgiàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tínhtheo đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức làtính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD Phương pháp PPP

Trang 20

(purchasing power parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.

Theo phương pháp Atlas [15, tr.31], năm 1990 người ta chia mức bình

quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại:

+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu

+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu

+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước khá giàu

+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước trung bình

+ Từ 500 đến dưới 2.500USD/người/năm là nước nghèo

+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo

Theo phương pháp PPP [19], theo phương pháp thứ hai này, WB muốn

tìm ra mức chuẩn nghèo đói chung cho toàn thế giới Trên cơ sở điều tra thunhập, chi tiêu của hộ gia đình và giá cả hàng hóa, thực hiện phương pháp tính

"rổ hàng hóa" sức mua tương đương để tính được mức thu nhập dân cư giữacác quốc gia có thể so sánh WB đã tính mức năng lượng tối thiểu cần thiếtcho một người để sống là 2.150calo/ngày Với mức giá chung của thế giới đểđảm bảo mức năng lượng đó cần khoảng 1USD/người/ngày Từ đó, năm 1995

WB đã đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bìnhquân đầu người dưới 370USD/người/năm Với mức trên WB ước tính có trên1,2 tỷ người trên thế giới đang sống trong nghèo đói

Tuy nhiên, theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ cóthu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội Do đặc điểm của nền kinh tế -xãhội và sức mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo đói theo thu nhập (tínhtheo USD) cũng khác nhau ở từng quốc gia Ở một số nước có thu nhập cao,chuẩn nghèo được xác định là 14USD/người/ngày Trong khi đó chuẩn nghèocủa Malaixia là 28USD/người/tháng Srilanca là 17USD/người/tháng.Bangladet là 11USD/ người/ tháng Ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người

Trang 21

hiện nay khoảng 600 USD/ người/ năm, nên trên bình diện chung của thế giớinước ta là nước nghèo khó, do đó không thể lấy mức nghèo đói của WB đểxác định nghèo đói của Việt Nam.

Chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo đầu người là chỉ tiêu chính màhiện nay nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàunghèo Nhưng cũng cần thấy rằng nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu

tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội Trong thực tế nhiều nước phát triển cóthu nhập bình quân theo đầu người cao nhưng vẫn chưa đạt được sự phát triểntoàn diện; Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, thiếu việc làm, ô nhiễm môitrường và những bất công khác vẫn còn phổ biến, khoảng cách giàu nghèongày càng tăng lên, xu hướng này không chỉ xảy ra ở những nước nghèo màcòn ở những nước khá và giàu Qua đó có thể thấy rằng: nghèo khổ trong xãhội không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp hay cao mà còn là kết quảcủa phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội Vì vậy, để đánh giávấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc dân bình quân, UNDP cònđưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm hệ thống ba chỉ tiêu: tuổithọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trongnăm Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển vàtrình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận các nước giàu nghèo tương đốichính xác và khách quan

b Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam

Đối với Việt Nam, ngoài cách xác định chuẩn nghèo đói theo mứchưởng thụ Kcalo từ bữa ăn hàng ngày qui đổi ra thu nhập theo cách tính của

WB, còn có các cách xác định chuẩn nghèo khác nhau, điển hình là cách xácđịnh của Tổng cục Thống kê (TCTK) và của Bộ Lao động Thương binh và xãhội (Bộ LĐ-TB&XH)

Trang 22

Ở Việt Nam trong những năm qua đã dựa trên 2 căn cứ để xác địnhchuẩn nghèo Một là căn cứ vào chuẩn nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội công bố Hai là chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê

và Ngân hàng Thế giới Hiện nay, chủ yếu là sử dụng chuẩn nghèo do Bộ Laođộng -Thương binh và xã hội đưa ra Chuẩn nghèo này được tính toán dựavào nhu cầu chi tiêu cơ bản của lương thực, thực phẩm (nhu cầu ăn hàngngày) và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm (mặc, nhà ở, y tế, giáodục, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội) [18]

- Chuẩn nghèo theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ ngày 27/9/2001 trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốcgia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” cụ thể như sau:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng

+ Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng

+ Vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng

- Đến hết giai đoạn 2001-2005, do mức sống của nhân dân ngày càngcao, cùng với chủ trương chung là từng bước tiếp cận các nước đang pháttriển trong khu vực về XĐGN Do vậy, ngày 8/7/2005 Thủ tướng Chính phủ

đã ra Quyết định 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụngcho giai đoạn 2006-2010 Theo quy định mới:

+ Chuẩn nghèo dành cho khu vực nông thôn, áp dụng cho các hộ có mứcthu nhập bình quân đầu người là 200.000 đồng/người/tháng

+ Chuẩn nghèo dành cho khu vực thành thị, áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người là 260.000 đồng/người/tháng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điềuchỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu đề xuấtphương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng phê chuẩn đó là: Chuẩn nghèo điều

Trang 23

chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ số năm 2006 là 6,5%) Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn -những hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo; khu vực thànhthị -những hộ có mức thu nhập bình quân từ 360.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.

- Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủtướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giaiđoạn 2011-2015 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong

hộ cho từng vùng như sau:

+ Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng

có thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó:

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cảnước

+ Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước.+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói nghèo theo chuẩn nâng lên

Lúc đầu nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyểnsang chỉ tiêu thu nhập Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo từng bướcthỏa mãn nhu cầu của con người (ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa ).Chuẩn được điều chỉnh gắn với tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện điềukiện sống của người dân, tình hình thay đổi cơ cấu chi tiêu, thu nhập của

Trang 24

người dân Mặt khác theo phương pháp này, tạo điều kiện cho cơ sở có thểtriển khai được việc lập danh sách hộ nghèo và xác định các hỗ trợ cần thiết.

Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này có hạn chế là chưa tính toán đầu

đủ nhu cầu tiêu dùng (chỉ chú ý một số nhu cầu lương thực, thực phẩm và một

số nhu cầu phi lương thực, thực phẩm) Độ tin cậy chưa cao do không có điềukiện điều tra diện rộng, thu thập thông tin về thu nhập của người dân nôngthôn và miền núi rất khó chính xác

Mặc dù có một số hạn chế nhưng cách tính chuẩn nghèo của Bộ Laođộng, Thương binh và xã hội là tương đối phù hợp với hoàn cảnh Việt Namhiện nay

Riêng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ còn qui định chuẩn nhóm cậnnghèo, cụ thể: hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ401.000đ đến 520.000đ/người/tháng; hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mứcthu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng

- Bộ LĐTB&XH cũng đưa ra cách xác định hộ nghèo đói theo chuẩn nghèo đói đã được công bố như sau:

Bước 1: Phổ biến hướng dẫn chuẩn nghèo theo phương pháp kết hợp hộ

tự kê khai và rà soát của ban xoá đói giảm nghèo (XĐGN) Tiến hành tậphuấn, hướng dẫn biểu mẫu cho cán bộ địa phương và các hộ

Bước 2: Tổ, thôn, bản tổ chức điều tra, khảo sát lên danh sách các hộnghèo, đói, tổ chức rà soát lại việc kê khai của hộ, đưa ra hội nghị thôn, bảnthảo luận, lập số hộ nghèo đói

Bước 3: Ban XĐGN phường, xã kiểm tra xác định lại lần cuối để báocáo lên UBND quận, huyện Quận, huyện tổng hợp báo cáo lên sở LĐTBXH

Bộ LĐTBXH tổng hợp từ báo cáo của các sở để trình lên Chính phủ

Trang 25

Dựa theo phương pháp đánh giá trên, Bộ LĐTBXH đã xác định được tỷ

lệ nghèo đói của Việt Nam qua các năm đầu của từng giai đoạn được nêutrong bảng 1.1:

Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo đói qua các năm đầu mỗi giai đoạn

Nghèo khổ gồm các khía cạnh cơ bản sau:

- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng

- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáodục và y tế

- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ

- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của ngườinghèo

Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm

hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.

Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống

Trang 26

Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống

dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương

Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu

của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối Còn khi xem xét thựctrạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá nhânkhác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánhbằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ tươngđối Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ cótính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia, giữa quốcgia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc giathuộc khu vực khác…)

Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú

ý mấy điểm:

Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực

kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu

cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất

Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân

tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông thôn và đôthị Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầungười trong ngày

Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn

vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm thướcđo

Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả

mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chicho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ

Trang 27

Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói

thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm.1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

a Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội

* Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên:

- Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, thành phố, giao thông đi lại khó khăn

- Đất đai cho nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, diện tích bình quân trên đầu người cao

- Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước

- Thời tiết khác nghiệt bão lụt thiên tai Hàng năm có số người cứu trợđột xuất do thiên tai khoảng từ 1 -1,2 triệu người Bình quân hàng năm số hộvừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn do không ít đang sống ở ngưỡng đóinghèo nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm

* Nguyên nhân về kinh tế:

- Ảnh hưởng không thuận lợi của những nhân tố thuộc về kinh tế đốivới XĐGN bao gồm: Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu,tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồnlực vật chất cho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp ; ưu tiên đầu tư nhiềuvào vùng động lực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư cácvùng nghèo, hỗ trợ người nghèo

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố cơ bản để nhànước tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất để hình thành vàtriển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khănphát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ

đó có sự vươn lên thoát khỏi nghèo đói Vì vậy, quy mô nền kinh tế lớn vàtăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng để thực hiện XĐGN

Trang 28

trên quy mô diện rộng Ngược lại nếu quy mô nền kinh tế nhỏ bé thì lượngtuyệt đối về tích lũy sẽ nhỏ; tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thì khả năng tăngquy mô tích lũy sẽ gặp trở ngại, nguồn lực dành cho XĐGN sẽ khó khăn Bêncạnh đó lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sảnxuất nông nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạc hậu; cơ cấu sản xuấttrong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - kỹ thuậttrong sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm sẽ nhỏ, khócạnh tranh thị trường dẫn đến năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởngkém, khả năng tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và huy động nguồn lực choXĐGN sẽ hạn chế Điều đó muốn nói lên rằng, quá trình XĐGN phải tìmkiếm giải pháp để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theohướng tiến bộ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành để tạo ra nhiềusản phẩm có chất lượng và giá trị cao, cạnh tranh thị trường tốt vv đảm bảotăng tốc độ tăng trưởng và mở rộng quy mô của nền kinh tế; từ đó tăng nguồnlực để thực hiện các mục tiêu XĐGN Chính kết quả XĐGN tốt sẽ tạo thêmmột lực lượng sản xuất mới dồi dào hơn, đảm bảo sự ổn định và phát triển chogiai đoạn tiếp theo.

- Thu nhập dân cư thấp và sự phân hóa thu nhập lớn là một bất lợi đốivới người nghèo và công tác XĐGN Rất nhiều cuộc điều tra mức sống dân cưcho thấy chênh lệch giàu - nghèo, thu nhập giữa các nhóm dân cư có xuhướng gia tăng Năm 1993 ở vùng thành thị chiếm 24% dân số nhưng tạo ratrên 60% GDP với mức tăng trưởng trên 10% /năm Ở nông thôn chiếm 76%dân số chỉ tạo ra 40% GDP với mức tăng trưởng chậm (gần 5% /năm) [3,tr.37] Trong thực tế những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta cơbản đúng như nhận định trên Theo tính toán thì năm 2000, dân số thành thịchiếm khoản 25% và tạo ra 68% GDP Còn 75% dân số nông thôn chỉ tạo rakhoản 32% GDP Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và

Trang 29

20% nhóm nghèo nhất từ 4,3 lần năm 1993 tăng lên 8,14 lần năm 2002;khoảng chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004 Thu nhập bình quân của 20%nhóm nghèo nhất năm 2001 là 107.000đ/người/tháng So sánh mức chi tiêubình quân đầu người của 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất thìnăm 1992 - 1993 nhóm giàu nhất gấp 4,58 lần năm 1997 - 1998 gấp 5,49 lần

và năm 2001 - 2002 gấp 6,15 lần [3, tr.11] Hầu hết các hộ nghèo đều ở nôngthôn, năm 2002 chiếm 90,5% tổng số hộ nghèo của cả nước Do nguồn thunhập thấp và bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên các hộ nghèo ít có khảnăng tái đầu tư sản xuất mở rộng và chống chọi với những biến cố xảy ra như:mất mùa, mất việc làm, mất sức khỏe vv mặt khác rủi ro trong sản xuất kinhdoanh đối với người nghèo cũng rất cao, nhất là trong điều kiện kinh tế thịtrường, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, trình độ tay nghề thấp, thiếu thôngtin v.v Vì vậy, thu nhập của người nghèo đã thấp rồi nhưng khả năng đểtăng thu nhập của họ cũng rất khó khăn Đây là một trở ngại lớn đối vớiXĐGN Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của nước ta (khu vực thànhthị 260.000đ/người/tháng, khu vực nông thôn 200.00đ/người/tháng) thì cuốinăm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo chiếm 22% số hộ toàn quốc.Vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%); Tây nguyên (38%); BắcTrung Bộ (35%) Như vậy, những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế khókhăn tiếp tục có tỷ lệ hộ nghèo cao

Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọngquyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu XĐGN

Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt đượckết quả nhanh thì nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực.Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình

hỗ trợ như: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng

Trang 30

nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng CNH, HĐH từ đó tạo nhiều việc làm cho người laođộng; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗtrợ phát triển sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, đào tạo Nguồn lực của nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của chính phủ, khả năng vay nợcủa nước ngoài

Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần cónguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên thoát nghèo Nguồn lực họ có thể cóđược là từ các nguồn hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tíndụng và khả năng tích lũy của bản thân họ Một bài học chung cho cả Nhànước và cá nhân của các hộ nghèo, cộng đồng nghèo là phải dựa vào nguồntích lũy của chính mình, hạn chế đến mức tối thiểu vốn vay thì mới có thểphát triển và XĐGN bền vững Ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế trongnhững năm vừa qua đạt khá cao, GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn

2001 - 2005 là 7,5%/năm GDP năm 2005 đạt khoảng 815 nghìn tỷđồng(tương đương 51,5 tỷ USD); tỷ lệ tích lũy năm 2005 đạt khoảng 29,4%GDP và tăng bình quân hàng năm trên 10%/năm; tổng quỹ tiêu dùng tăngbình quân hàng năm khoảng 7,6%/năm; tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhànước bình quân hàng năm đạt 23,5% GDP; bội chi Nhà nước không quá 5%GDP [15, tr.15] Nhờ đảm bảo được tỷ lệ tích lũy và tỷ lệ tích lũy vào đầu tưkhá cao nên năng lực mới huy động vào nền kinh tế được tăng nhanh và cũngnhờ đó mà thành tựu đạt được trong XĐGN khá tốt Tổng nguồn vốn huyđộng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu XĐGN trong 5 năm 2001-2005 của cảnước đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng (không kể vốn tự có của hộ nghèo và tíndụng ngân hàng thương mại), trong đó, huy động từ cộng đồng 1.500 tỷ đồng(chiếm 3,7%); vốn tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng (chiếm 29,3%) còn lại là

Trang 31

vốn ngân sách Nhà nước và các dự án tài trợ là 27,5 nghìn tỷ đồng (chiếm

67%) (Nguồn: Bộ lao động - Thương binh xã hội - Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010) Bên cạnh đầu tư hỗ trợ

trực tiếp cho các đối tượng nghèo, thì thành quả về đầu tư để chuyển dịch cơcấu kinh tế của đất nước, thông qua các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng, chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nôngthôn v.v đã tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động, tăng thunhập cho người lao động đã góp phần tích cực cho công cuộc XĐGN đạt kếtquả tốt Một vấn đề được quan tâm nữa trong huy động nguồn lực là tự tạonguồn lực tại chỗ là chính với sự hỗ trợ một phần của nhà nước, cộng đồng,khơi dậy tiềm năng trong dân theo hướng vươn lên “tự cứu” Thực tiễn trongnhững năm qua, XĐGN luôn gắn với việc khuyến khích làm giàu chính đáng

từ đó mà tạo được nhiều công ăn việc làm Chính những hộ dân có vốn, cókinh nghiệm làm ăn là nơi giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư theophương ngôn “lá lành đùm lá rách” v.v Những kết quả tổng hợp từ hai phíaNhà nước và nhân dân đã đem đến những thành tựu quan trọng về XĐGN.Bình quân mỗi năm giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm2%/năm, tính vững chắc trong kết quả XĐGN cũng được nâng lên Trong báocáo phát triển Việt Nam năm 2004, quốc tế đã đánh giá “những thành tựuXĐGN của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trongphát triển kinh tế”

- Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến XĐGN theo hai hướng thuận lợi và khó khăn

Thị trường và cơ chế thị trường đã đòi hỏi và làm bộc lộ những yêu cầuliên quan tới sự phát triển kinh tế, xã hội mà mỗi chủ thể sản xuất kinh doanhphải đáp ứng Chính trong sự đáp ứng đó với những mức độ chênh lệch khácnhau về nhiều mặt giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã

Trang 32

diễn ra và được phản ánh trong kết cục của nó là hiện tượng phân hóa nghèo Trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị vàtính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trướchết là lợi ích cá nhân Nghĩa là nó nâng cao một cách đáng kể vai trò của nănglực cá nhân, thúc đẩy tính tự giác và ý thức trách nhiệm đối với công việc vàsản phẩm lao động Giá trị lợi ích đã thúc đẩy cạnh tranh, làm nảy nở tài năngkích thích con người về tính chủ động, óc sáng kiến, tính linh hoạt trong cácphản ứng và hành vi đáp ứng Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con ngườivào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định, phảithường xuyên tự đổi mới, phát triển để vượt qua sự đào thải, thậm chí phảichấp nhận sự đào thải Mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợinhuận vì lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tìnhtrạng nghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt để,dẫn đến phân hóa giàu -nghèo càng thêm sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp

giàu-và xã hội

Trong thực tế thì người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thuathiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh Họ không có điều kiện sảnxuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh

tế nên giá thành sản phẩm cao Mặt khác họ là những người thiếu kinhnghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, không có sức khỏe, thiếu vốn sảnxuất vv năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường

Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn Đòi hỏinhà Nước phải có giải pháp hỗ trợ họ khắc phục những khuyết tật của cơ chếthị trường là một yêu cầu trong XĐGN Mặc dù vậy, mặt tích cực của cơ chếthị trường cho thấy rằng nếu có sự điều tiết kịp thời và hiệu quả thì nhữngngười vươn lên thoát nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường là sự trưởngthành làm cho lực lượng sản xuất phát triển không chỉ về số lượng mà cả về

Trang 33

mặt chất lượng Do đó có thể nói: Nghèo đói trong kinh tế thị trường là nghèođói trong tiến trình của sự phát triển XĐGN trong kinh tế thị trường là phảihướng vào phát huy lực nội sinh trong bản thân

* Nguyên nhân về xã hội

- Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN baogồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sứckhỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành

Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơcấu dân cư Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao độngchính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu Như vậy, phải chăngnghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lạicàng làm cho đời sống khó khăn hơn Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động vàthu nhập của hộ gia đình sẽ giảm Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăngnên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm Sức khỏe của người mẹ

đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khisinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao

Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bìnhquân đầu người sẽ giảm Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho mộtlượng dân cư lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợthực hiện các mục tiêu XĐGN Nếu cơ cấu dân số trẻ nhiều thì áp lực đầu tưcho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăngtrưởng chậm Một vấn đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cư phân bổ ở những vùngnghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nước mà cao thì nguy cơxuống cấp môi trường và tình trạng nghèo đói sẽ lớn (do tình trạng phátnương làm rẫy, khai phá tài nguyên bừa bãi, làm xói mòn đất )

- Xét yếu tố lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp Mộtlao động chính phải nuôi nhiều người ăn theo, cùng với cơ cấu lao động phân

Trang 34

bổ chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ ít,thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầungười, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp Do vậy, khó khăn cho việc xây dựng và phát triểncác quỹ XĐGN.

Bảng 1.2: Thống kê dân số, lao động, GDP và GDP bình quân đầu người

của Việt Nam

Tổng dân số (nghìn người) 74.057 76.597 78.686Tổng lao động có việc làm(1.000 người) 34.493 35.976 37.676

Tỷ lệ lao động có việc làm/dân số(%) 46,58 46,96 47,88Lao động có việc làm theo ngành (%) 100 100 100

+ Công nghiệp và xây dựng (%) 11,65 11,95 12,5

Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ đồng) 313.623 399.942 481.295

Trang 35

Từ kết quả so sánh ở bảng trên cho thấy tình hình ở Việt Nam, lao độngtập trung chủ yếu ở ngành nông -lâm -ngư nghiệp, chiếm trên 70% tổng số laođộng xã hội nhưng tạo ra giá trị GDP /lao động là rất thấp, chỉ bằng 1/8 ngànhcông nghiệp - xây dựng và bằng 1/7 ngành dịch vụ Vấn đề đặt ra cho côngtác XĐGN là tìm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảmlao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động trong ngành công nghiệp

và dịch vụ Chính ngành công nghiệp và dịch vụ là ngành mở ra khả năngtiềm tàng để tạo nhiều việc làm mới có thu nhập cao

Chất lượng nguồn lao động (trình độ tay nghề, sức khỏe, thái độ laođộng của người lao động) là một yếu tố rất đáng được quan tâm đối với quátrình phát triển nói chung và XĐGN nói riêng Chất lượng nguồn lao động sẽtác động trực tiếp tới khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và côngnghệ mới Phát triển nhiều ngành nghề mới đòi hỏi áp dụng khoa học, kỹthuật và công nghệ cao sẽ tăng năng suất, thu nhập cho người lao động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quá trình tự do hóa thương mại(như cam kết hội nhập khu vực thương mại tự do AFTA; gia nhập WTO)không chỉ tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận đầu vào, máy móc thiết bị, côngnghệ mới, mở rộng thị trường hàng hóa, đẩy nhanh quá trình cải cách khu vựcdoanh nghiệp Nhà nước, hạn chế buôn lậu vv mà còn gây tác động tiêu cựcđến những ngành có sức cạnh tranh thấp của Việt Nam Tự do hóa thương mại

có thể làm tăng nhu cầu sử dụng lao động, mang lại cơ hội việc làm và thunhập cao hơn cho một bộ phận đáng kể người lao động trong các khu vực cólợi thế so sánh (như nông, lâm và thủy sản, dệt may, xây dựng và xuất khẩu);nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động, làm nảy sinh nguy cơthất nghiệp, giảm thu nhập và không đảm bảo các điều kiện an toàn lao độngđối với một bộ phận lao động khác Lao động rẻ của Việt Nam sẽ không còn

là một lợi thế cạnh tranh Đa số người nghèo Việt Nam có trình độ

Trang 36

chuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn và làm việc trong cáckhu kinh tế phi chính thức thì rất khó hưởng thụ thành quả kinh tế trong quátrình hội nhập Chất lượng nguồn lao động gắn liền với việc nâng cao trình độdân trí và chiến lược phát triển giáo dục Tài sản chủ yếu của người nghèo làthời gian lao động; Giáo dục góp phần tăng năng suất của tài sản này Kết quảvới từng cá nhân là có thu nhập cao hơn [16, tr.74] Người học cao thì biếtchăm lo sức khỏe cho mình nên mạnh khỏe hơn Người học cao thì ít sinh đẻnhiều vv Đa số những người nghèo, vùng nghèo của Việt Nam là những nơi

có trình độ dân trí thấp Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tưchăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ítđược quan tâm hơn, ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìmkiếm việc làm có thu nhập cao Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùngnày sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọimặt sẽ gia tăng Kết quả bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ người đi học của nhómnghèo thấp hơn nhóm giàu:

Bảng 1.3: Tỷ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam.

Nhóm trung 90,8 94,6 91,9 28,8 65,5 77,6 2,6 20,7 42,6 bình

Trang 37

Nhóm gần 93,5 96 93,7 38,4 71,8 78,8 7,7 36,4 53 giàu nhất

Nhóm giàu 95,9 96,4 95,3 55 85,5 85,8 20,9 64,3 67,2 nhất

Người kinh 90,6 93,3 92,1 33,6 66,2 75,9 7,9 31,4 45,2

và hoa

Các dân tộc 63,8 82,2 80 6,6 36,5 48 2,1 8,1 19,3 thiểu số

Thành thị 96,6 95,5 94,1 48,5 80,3 80,8 17,3 54,5 59,2 Nông thôn 84,8 90,6 89,2 26,3 57,9 69,9 4,7 22,6 37,7

Nguồn: Báo cáo Việt Nam năm 2004

Cũng theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì chi phí cá nhâncho giáo dục (cho một học sinh) của nhóm giàu nhất gấp trên 5 lần của nhómnghèo nhất

- Về y tế: người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùngkhó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức laođộng suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ Họ phảigánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịuchi phí cao cho khám chữa bệnh Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản

để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho ngườinghèo thoát khỏi nghèo đói Trong thời kỳ 1993 - 1997 tình trạng ốm đau củangười giàu giảm 30% nhưng tình trạng của nhóm nghèo vẫn giữ nguyên vàtheo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì năm 2002 tỷ lệ người bị ốmđau không lao động được của nhóm nghèo nhất gấp 2 lần nhóm giàu nhất; tỷ

lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng cao gấp 3 lần nhóm giàu nhất [4, tr.66]

- Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị.Các tệ nạn xã hội phát sinh như: trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, mê tín

Trang 38

và sự trỗi dậy của các tập tục lạc hậu, tôn giáo phát triển v.v Đạo đức sẽ suyđồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến mức nhất định có thể dẫn đến rốiloạn xã hội Tập tục lạc hậu và mê tín luôn đối lập với văn minh tiến bộ Nócản trở quá trình tiếp thu tri thức mới, tiến bộ khoa học, kỹ thuật vv nêncàng tụt hậu xa hơn Nếu người nghèo không được chú ý giải quyết, tỷ lệ vàcấp độ của nghèo đói vượt qua giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặtchính trị như mất ổn định chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị,đặc biệt là nguy cơ diễn biến hòa bình và chiến tranh biên giới mềm sẽ xảy ra.Nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội và chính trị.Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập của nước

ta hiện nay thì sự lệ thuộc của người nghèo vào người giàu, vùng nghèo vàovùng giàu, nước nghèo vào nước giàu là điều khó tránh khỏi Bắt đầu từ kinh

tế rồi xâm nhập vào văn hóa, hệ tư tưởng, chính trị Có thể nói, nghèo đói vàlạc hậu đi đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc những người nghèo, vùngnghèo, nước nghèo là một lực cản lớn trong quá trình thực hiện các chươngtrình phát triển, XĐGN của quốc gia và các địa phương

- Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến thànhquả thực hiện các mục tiêu XĐGN là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý,điều hành gắn với cải cách hành chính công Để hỗ trợ cho người dân nóichung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của nhànước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tậnngười dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹthuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghèo

Cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinhthần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụ trên Thực tế cho thấy,những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi Trình độ cán bộ cơ

sở xã, thôn rất thấp, nhiều vùng cán bộ xã chưa học hết cấp 2; đọc viết chưa

Trang 39

thành thạo, lực lượng cán bộ khuyến nông, lâm của tỉnh, huyện tăng cườngtham gia giúp xã thường không đủ mạnh Bên cạnh số lượng cán bộ thiếu về

số lượng, trình độ chuyên môn hạn chế, chế độ lương thấp vv Trong lúc lạiphải công tác ở vùng khó khăn nên lòng nhiệt tình, hăng hái không cao vv

do đó kết quả các hỗ trợ của nhà nước và của cộng đồng đến với người nghèo

bị hạn chế Bên cạnh tăng cường lực lượng cán bộ cho XĐGN thì vấn đề tổchức bộ máy quản lý, điều hành thực thi nhiệm vụ XĐGN từ Trung ương đếntỉnh, thành, quận, huyện và cơ sở cũng cần được quan tâm Trong thời gianqua, Nhà nước đã rất cố gắng cho nông dân nói chung và người nghèo nóiriêng vay vốn với lãi suất ưu đãi, điều kiện vay, thủ tục vay ngày càng thôngthoáng, nhưng thực tế chưa hẳn các hộ nghèo được hưởng đúng lãi suất ưu đãicủa Nhà nước Nhà nước giảm lãi suất vay vốn Ngân hàng, giảm thuế sử dụngđất nông nghiệp cho nông dân nhưng đồng thời tổ chức không tốt việc xã hộihóa, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn nên sự đóng góp của dân cư

ở nông thôn rất cao Điều tra ở Thái Bình và nhiều tỉnh khác cho thấy các hộnông dân thường phải đóng 20 - 30 khoản “phụ thu lạm bổ” trong một năm;thậm chí có hộ đóng góp một năm giá trị tương đương 600 kg thóc [17, tr.17].Thêm nữa, ở một số địa phương các khoản đóng góp này bị tham nhũng, bịthất thoát do chính sự yếu kém của cán bộ trong bộ máy Nhà nước Như vậy,

do tổ chức bộ máy quản lý, điều hành không tốt vô tình Nhà nước mà trựctiếp là đội ngũ cán bộ thực thi ưu ái, hỗ trợ nông dân ở mặt này thì lại lấy đicủa họ ở mặt khác Từ thực tiễn cho thấy việc XĐGN phải được xem xét xử

lý một cách tổng thể, nhất là trong tổ chức quản lý và điều hành thực hiện làmsao mọi sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức Quốc tế, của cộng đồng đếnđúng, đủ tới những hộ nghèo Đáp ứng yêu cầu này chính là tăng cường lựclượng cán bộ XĐGN cùng với nâng cao năng lực bộ máy quản lý, điều hành

tổ chức thực hiện XĐGN

Trang 40

- Một nhân tố nữa làm tăng đói nghèo, tính phức tạp cho XĐGN đó làhậu quả chiến tranh tàn khốc như ở Việt Nam, làm hàng triệu người hy sinhhoặc tàn phế, một số vùng tài nguyên, môi trường bị hủy diệt gây ra nhữnghậu quả nặng nề và lâu dài như chất độc màu da cam, tai nạn chiến tranh,đồng ruộng bị hoang hóa, bom mìn

b Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo -

Quy mô hộ lớn, đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao

Quy mô hộ gia đình rất quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bìnhquân của các thành viên trong hộ, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quảcủa nghèo khổ Hộ nghèo không có điều kiện tiếp cận với các biện pháp sứckhoẻ sinh sản, chưa có kế hoạch hoá gia đình Quy mô gia đình lớn làm cho tỷ

lệ người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực laođộng nên dẫn đến thiếu lao động

- Trình độ học vấn thấp

Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếmđược việc làm tốt nên mức thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu,không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡngcon cái… Điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnhhưởng thế hệ tương lai Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnhhưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất là sẽ làmcho việc thoát nghèo qua giáo dục trở nên khó khăn hơn

- Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định

Do trình độ học vấn thấp kém và không tự nâng cao trình độ của bảnthân, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với tình trạng việc làmkhông ổn định; không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa,không có năng lực hiểu biết về thị trường Không năng động giải quyết việc

Ngày đăng: 14/02/2019, 16:20

w