HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚCTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2016 Tái bản có sửa chữa và bổ sung NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI Hà
Trang 1HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
NĂM 2016
(Tái bản có sửa chữa và bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI
Hà Nội – 2016
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) là các chức danh của nhà giáo đanggiảng dạy, đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở nước ta,
có năng lực, trình độ và uy tín cao trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học vàphục vụ cộng đồng
Xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh GS, PGS làchủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, bồidưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, chủ chốt trong các cơ sởgiáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc gia, dần tiệm cận chuẩn mực của cácnước tiên tiến trong khu vực và thế giới Chủ trương này cũng tạo cơ sở đểxác định vai trò, trách nhiệm và phương hướng phấn đấu cho cán bộ khoahọc, giáo dục; trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc xâydựng đội ngũ, đồng thời là cơ sở đề xuất và thực hiện chính sách, chế độ sửdụng, đãi ngộ đối với những trí thức có trình độ, uy tín cao
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) biên tập cuốnsách “Tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm2016”, dành cho các ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh
GS, PGS và thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp, các cơ sở giáo dụcđại học, các nhà giáo, nhà khoa học cùng những người quan tâm tới công việc này
Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất
I Báo cáo tại Hội nghị Tập huấn của Tổng Thư ký HĐCDGSNN
II Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh
GS, PGS
(Hợp nhất Quyết định số 174/2008/QĐ–TTg ngày 31 tháng 12 năm
2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ–TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Thủtướng Chính phủ; Viết tắt là Hợp nhất QĐ số 174 và QĐ số 20)
III Quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS
(Hợp nhất Thông tư số 16/2009/TT–BGDĐT ngày 17 tháng 7 năm
Trang 5Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viết tắt là Hợp nhất Thông tư số 16 vàThông tư số 30).
Trang 6IV Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chức danh giáo
sư các cấp
(Hợp nhất Thông tư số 25/2013/ TT–BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm
2013, Thông tư số 05/2014/TT–BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 vàQuyết định số 2418/QĐ–BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viết tắt là Hợp nhất Thông tư số 25, Thông tư số 05
và QĐ số 2418)
Phần thứ hai
I Danh sách thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
II Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành:
a) Danh sách thành viên Hội đồng;
b) Ngành, chuyên ngành thuộc Hội đồng;
c) Danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm
Phần thứ ba
I Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016;
II Hướng dẫn hồ sơ;
III Các biểu mẫu;
IV Địa chỉ điện tử tra cứu những văn bản liên quan.
Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho tất cả những ai quan tâm đến việcxét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam Chúng tôi mong nhận được góp ý của bạn đọc để lần tái bảnsau cuốn sách hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
GS.TSKH Trần Văn Nhung
Tổng Thư kýHội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
Trang 7PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁOTẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤN CỦA TỔNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ NHÀ NƯỚC
TRẦN VĂN NHUNG
Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM tháng 4 năm 2016 Căn cứ: QĐ số 174/2008/QĐ–TTg, QĐ số 20/2012/QĐ–TTg,
TT số 16/2009/TT–BGDĐT, TT số 30/2012/TT–BGDĐT, TT số 25/2013/TT–BGDĐT,
TT số 05/2014/TT–BGDĐT, QĐ số 2418/QĐ–BGDĐT và TT số 47/2014/TT–BGDĐT,
NQ số 02/NQ–HĐCDGSNN CÁC NỘI DUNG CHÍNH PHẦN MỘT: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH XÉT, PHONG GS, PGS
PHẦN HAI: QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
I Hướng dẫn một số tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
II Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn
III Một số vấn đề cần lưu ý
PHẦN BA: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT
I Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
Trang 8PHẦN MỘT
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH XÉT, PHONG GS, PGS
– Trước năm 1980, Chính phủ nước Việt Nam DCCH và Chính phủnước CHXHCN Việt Nam đã phong GS cho 29 người
– Từ 1980 đến tháng 4 năm 2016, sau 24 đợt xét trong 36 năm, tổng
số lượt GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.619, gồm có 1.680 GS
và 9.939 PGS, trong số đó nhiều người đã nghỉ hưu hoặc đã mất Dân sốnước ta hiện nay: trên 90 triệu người Theo thống kê của Bộ GD–ĐT, trongnăm học 2014–2015, tổng số SV ĐH là 1.825.000; số GV ĐH là 65.670,trong đó có 10.424 TS, 37.100 ThS, 536 GS và 3.290 PGS (tổng cộng cả GS
và PGS là 3.826) Như vậy chỉ có xấp xỉ 0,06 GS và 0,36 PGS trên 1 vạn dân(hay 0,43 GS hoặc PGS trên 1 vạn dân); 5,8 GS hoặc PGS trên 100 GV đạihọc; 0,21 GS hoặc PGS trên 100 SV Trong các năm 2011–2015: có 7,75%
GS là nữ, 24,64% PGS là nữ, tính chung: có 23,06% GS, PGS là nữ Trongkhi đó, ví dụ, Trung Quốc (theo số liệu của Bộ GD Trung Quốc năm 2010 và2013): Dân số 1,36 tỉ; có 3,85 GS hoặc PGS trên 1 vạn dân; 0,22 GS hoặcPGS trên 100 SV; 14% GS và 29% PGS là nữ; ĐH Giao thông Thượng HảiTrung Quốc (số liệu 2013): Có 2,44 GS trên 100 SV, 31 GS trên 100 GV;CHLB Đức (2014): Có 3 GS trên 1 vạn dân và 1,7 GS trên 100 SV; CH Áo(2015): Có 0,62 GS trên 100 SV, GS nữ chiếm 22,2% (ở nước ta chỉ 9,6%,thấp hơn nhiều) ĐH Pittsburgh (Mỹ, năm 2014): Có 13,4 GS, PGS trên mỗi
100 SV Con số này ở một số ĐH trọng điểm VN: ĐHQGHN 1,69 GS, PGStrên 100 SV, ĐHQGTP HCM 0,42, ĐHBKHN 0,84, ĐH Y HN 2,7, ĐH TháiNguyên 0,024, … Cho đến nay, HĐCDGSNN mới chỉ công nhận đặc cách
ba GS xuất sắc đã được bổ nhiệm làm GS ở nước ngoài: Ngô Bảo Châu (năm2005), Vũ Hà Văn (2010) và Nguyễn Ngọc Thành (2011) là GS Việt Nam
Trang 9PHẦN HAI QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
I HƯỚNG DẪN MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
2 Báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT
ƯV GS, PGS phải trình bày Báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT trước
Các trường hợp được xem là sử dụng thành thạo ngoại ngữ:
+ Đã học và tốt nghiệp ĐH hoặc ThS ở nước ngoài, đã viết và bảo
vệ luận án TS bằng ngoại ngữ đã đăng ký, chưa quá 5 năm tính đến ngày hếthạn nộp hồ sơ
+ Có bằng CN ngoại ngữ đã đăng ký và vẫn thường xuyên sử dụngđược trong chuyên môn
+ Đang dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ đã đăng ký
b) HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành đánh giá tất cả ƯV GS, PGSkhông được xem là thành thạo ngoại ngữ
Trang 10c) Khi cần thiết, HĐCDGS ngành và HĐCDGS nhà nước có thể đánhgiá lại cả các ƯV GS, PGS đã được xem là thành thạo ngoại ngữ
4 Thâm niên đào tạo
4.1 Quy định số lượng thâm niên đào tạo
ƯV PGS:
– Phải có ≥ 6 thâm niên, trong đó có 3 thâm niên cuối liên tục.– Nếu < 6 thâm niên thì phải có tổng số điểm công trình KH gấp 2 lần
và vẫn phải có 3 thâm niên cuối liên tục
– Nếu có ≥ 10 năm giảng dạy liên tục, trong đó nếu 3 năm cuối đithực tập, tu nghiệp không quá 12 tháng thì không xem là bị gián đoạn ở 3 nămcuối
– Nếu có bằng TSKH thì chỉ cần có ít nhất 1 thâm niên cuối
ƯV GS: Đã là PGS ≥ 3 năm và phải có 3 thâm niên cuối liên tục 4.2 Cách tính thâm niên đào tạo
a) Giảng viên (GV): Hoàn thành nhiệm vụ như quy định tại QĐ
64/2008/QĐ–BGDĐT và TT 18/2012/TT–BGDĐT
– ƯV GS:
+ Trước ngày 25/3/2015: ≥ 320 giờ chuẩn/1 thâm niên
+ Sau ngày 25/3/2015: 270 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 47/2014/TT–BGDĐT)
– ƯV PGS:
+ Trước ngày 25/3/2015: ≥ 280 giờ chuẩn/1 thâm niên
+ Sau ngày 25/3/2015: 270 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 47/2014/TT–BGDĐT)
b) Giảng viên thỉnh giảng (GVTG):
– ƯV GS:
+ Trước ngày 01/01/2011: ≥ 120 giờ chuẩn/1 thâm niên
+ Sau ngày 01/01/2011: ≥ 190 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT 16/2009/
Trang 11+ Trước ngày 01/01/2011: ≥ 90 giờ chuẩn/1 thâm niên
+ Sau ngày 01/01/2011: ≥ 170 giờ chuẩn/1 thâm niên (TT16/2009/TT–BGDĐT)
4.3 Cách quy đổi:
a) Trước 25/3/2015:
– Hướng dẫn NCS: 45 – 50 giờ chuẩn/1 luận án/12 tháng
– Hướng dẫn học viên (HV): 20 – 25 giờ chuẩn/1 luận văn
– Hướng dẫn SV: 12 – 15 giờ chuẩn/1 khoá luận hoặc 1 đồ án tốt nghiệp.– Hướng dẫn chính: 2/3 số giờ chuẩn
– Hướng dẫn phụ: 1/3 số giờ chuẩn; nếu có nhiều hướng dẫn phụ thìchia đều số 1/3 số giờ chuẩn
b) Từ 25/3/2015, Thông tư số 47/2014/TT–BGDĐT có hiệu lực, quy định:
– Hướng dẫn NCS tối đa: 200 giờ chuẩn/1 luận án Hướng dẫn chínhhoặc hướng dẫn phụ chia số giờ theo tỷ lệ quy định trước ngày 25/3/2015.– Hướng dẫn học viên (HV) tối đa: 70 giờ chuẩn/1 luận văn
– Hướng dẫn SV tối đa: 25 giờ chuẩn/1 khoá luận hoặc 1 đồ án tốt nghiệp
Minh chứng thâm niên:
là hướng dẫn chính hay hướng dẫn phụ, thì được coi là hướng dẫn chính
Trang 12Riêng ƯV thuộc khối ngành nghệ thuật, tiêu chuẩn này có thể được thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác của cá nhân được giải
nhất hoặc huy chương vàng ở trong nước hoặc nước ngoài, hoặc có sinh
viên do ứng viên trực tiếp hướng dẫn chính được giải nhất hoặc huy
chương vàng trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập
– ƯV PGS phải hướng dẫn chính ít nhất 2 HV đã bảo vệ thành côngluận văn ThS hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) 1 NCS đã bảo vệ thành côngluận án TS
Riêng ƯV thuộc khối ngành nghệ thuật, tiêu chuẩn này có thể được
thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác của cá nhân ít nhất được
giải nhì hoặc huy chương bạc ở trong nước hoặc nước ngoài, hoặc có sinh
viên do ứng viên trực tiếp hướng dẫn chính ít nhất được giải nhì hoặc
huy chương bạc trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập Chú ý:
– Đề tài luận án hoặc luận văn của NCS và HV mà ƯV hướng dẫnphải thuộc chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành ƯV đăng ký xét chức danh
Trang 13– Bằng phát minh, sáng chế và giải thưởng Quốc gia, Quốc tế, nếuchưa được tính điểm ở các mục khác thì cho từ 0 đến 1 điểm, nếu đặc biệtxuất sắc có thể cho đến 1,5 điểm, nếu nhiều tác giả thì chia đều số điểm chocác tác giả.
ƯV tự đánh giá chất lượng, giá trị các bài báo của mình và xếp từ caoxuống thấp
b) Sách phục vụ đào tạo
– Chuyên khảo: từ 0 – 3 điểm; Giáo trình: từ 0 – 2 điểm; Tham khảo:
từ 0 – 1,5 điểm Sách hướng dẫn, từ điển chuyên ngành: từ 0 – 1 điểm
– Chủ biên: 1/5 tổng số điểm; Các đồng tác giả: 4/5 tổng số điểm,chia theo giá trị đóng góp (kể cả chủ biên nếu có tham gia viết)
– ƯV GS thuộc các chuyên ngành Giáo dục, Tâm lý, Kinh tế, Luật,Ngôn ngữ, Khoa học quân sự, Khoa học an ninh, Sử, Khảo cổ, Dân tộc học,Triết học, Chính trị học, Xã hội học, Văn học, Văn hoá, Nghệ thuật, TDTTphải có ít nhất 1 cuốn sách chuyên khảo viết một mình và 1 giáo trình vừa làchủ biên vừa tham gia viết
c) Chương trình, đề tài NCKH
– ƯV GS phải chủ trì ít nhất 1 đề tài NCKH cấp Bộ hoặc tương đươngcấp Bộ, hoặc cao hơn đã được nghiệm thu, kết quả từ đạt yêu cầu trở lên – ƯV PGS phải chủ trì ít nhất 2 đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc chủ trì 1
đề tài NCKH cấp Bộ hoặc cấp cao hơn đã được nghiệm thu, từ đạt yêu cầutrở lên
– Chủ nhiệm chương trình cấp NN: từ 0 – 1,5 điểm; Phó chủ nhiệmhoặc thư ký: từ 0 – 0,5 điểm
– Chủ nhiệm đề tài cấp NN: từ 0 – 1,25 điểm
Trang 14– Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, tỉnh, thành phố, đề tài nhánh cấp NN:
từ 0 – 0,5 điểm
– Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: từ 0 – 0,25 điểm
– Đề tài NCKH đối với các ngành KH cơ bản (đề tài nghiên cứu cơbản) được công nhận như đề tài cấp bộ để tính điều kiện cần theo quy địnhtại khoản 4 Điều 9 và khoản 5 Điều 10 của QĐ 174 nhưng không được tínhđiểm công trình khoa học quy đổi
d) Hướng dẫn 01 NCS đã bảo vệ thành công luận án TS được tính
tổng cộng là 1 điểm Nếu có người hướng dẫn phụ thì hướng dẫn chính được2/3 điểm, hướng dẫn phụ được 1/3 điểm
II BẢNG TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN
(Ở đây chỉ nêu tóm tắt các tiêu chuẩn, để nắm được chi tiết, đầy đủ, cần phải xem các văn bản gốc)
1 Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Giáo dục (năm 2009)
2 Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động
5 Có báo cáo kết quả NCKH, CN và ĐT dưới dạng một công trình KHtổng quan được viết như một bài báo KH
6 Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyênmôn và giao tiếp được bằng tiếng Anh
7
Đạt số phiếu tín nhiệm trên tổng số thành viên HĐ: HĐCDGS cơ sở
≥ 2/3, HĐCDGS ngành ≥ 3/4, HĐCDGSNN ≥ 2/3 (với điều kiện ≥
Trang 15Vì tỉ lệ phiếu tín nhiệm tính trên tổng số thành viên Hội đồng, nên yêucầu tất cả các thành viên của HĐCDGS cả 3 cấp phải có mặt họp và bỏphiếu, bảo đảm quyền lợi cho các ứng viên Lịch họp và bỏ phiếu củaHĐCDGS cả 3 cấp phải được thông báo sớm để tất cả các thành viên đượcbiết, kịp xếp lịch tham dự đầy đủ
Tiêu chuẩn riêng
ƯV GS
(Điều 10 – QĐ 174)
ƯV PGS (Điều 9 – QĐ 174)
8 Được công nhận hoặc bổ
nhiệm PGS ≥ 3 năm và
phải có 3 thâm niên cuối
≥ 6 thâm niên trong đó đang có 3 thâmniên cuối Nếu ứng viên là TSKH thì chỉcần 1 thâm niên cuối Nếu < 6 thâm niênthì phải có 3 thâm niên cuối và tổng sốđiểm công trình gấp đôi
9 Hướng dẫn chính ≥ 2 NCS
đã bảo vệ thành công luận
án TS (riêng đối với ngành
Nghệ thuật đã nói tại điểm
5, mục I ở trên)
Hướng dẫn chính ≥ 2 HVCH đã bảo vệthành công luận văn ThS hoặc hướngdẫn chính (phụ) 1 NCS đã bảo vệ thànhcông luận án TS (riêng đối với ngànhNghệ thuật đã nói tại điểm 5, mục I ởtrên)
cấp Bộ hoặc tương đương
hoặc cấp cao hơn đã được
nghiệm thu, từ đạt yêu cầu
trở lên
Chủ trì ít nhất hai đề tài NCKH cấp cơ
sở hoặc chủ trì một đề tài NCKH cấp Bộhoặc cấp cao hơn đã được nghiệm thu, từđạt yêu cầu trở lên
Điểm công trình khoa học quy đổi
Trang 1612 Chỉ tiêu GS (Điều 6 – TT16) PGS (Điều 7 – TT16)
học, Triết, X.hội học, C.trị học, Văn học, Văn
hoá, Nghệ thuật,TDTT: ≥ 1 sách chuyên khảo
viết một mình và 1 giáo trình vừa chủ biên
vừa viết
– ƯV được quy định tại khoản 3 Điều 1 QĐ 20/2012/QĐ–TTg có
công trình khoa học, công nghệ xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao,
được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài, được HĐCDGS
cơ sở và HĐCDGS ngành xét, trình HĐCDGSNN quyết định
Quy trình được thực hiện theo ba bước như sau:
+ Ứng viên phải thuyết trình (có văn bản kèm theo) về “thành tíchkhoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc” trước Hội đồng Chức danh giáo sư cơ
sở (HĐCS) và Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành (HĐN);+ HĐCS và HĐN đánh giá, kết luận;
+ Chủ tịch HĐCS và Chủ tịch HĐN có trách nhiệm báo cáo bằng vănbản về “thành tích khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc” của ứng viên lên
Trang 17Cán bộ NC thuộc các viện NCKH chưa được Chính phủ cho phép đàotạo trình độ TS; bác sĩ thuộc các bệnh viện và những người nguyên là GVthuộc biên chế của CSGD ĐH có ít nhất 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đàotạo từ trình độ ĐH trở lên đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển làm công tác khácchưa quá 3 năm mà vẫn đang tham gia đào tạo đủ số giờ chuẩn, đăng ký xétcông nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thì được áp dụng tiêu chuẩnnhư đối với GVTG
III MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1 Tất cả QĐ công nhận PGS, bằng TS, ThS, chuyên khoa cấp II, ĐH,biên bản nghiệm thu đề tài NCKH, bằng tốt nghiệp ngoại ngữ, …, của ƯV vàNCS hoặc HVCH mà ƯV hướng dẫn đều lấy ngày hết hạn nộp hồ sơ tạiHĐCDGSCS (đối với 2016 là ngày 25/5) Các giấy tờ có sau thời hạn trênđều không được coi là hợp lệ, khi xét hồ sơ ƯV
2 ƯV, nơi không có HĐCDGS cơ sở hoặc là GVTG, được Thườngtrực HĐCDGSNN xét giới thiệu về nộp hồ sơ tại HĐCDGSCS phù hợp
3 Điều kiện để thành lập HĐCDGS cơ sở: Có từ 15 GV trở lên(không kể GVTG) là GS, PGS hoặc TS, trong đó GS + PGS ≥ 7
CSGDĐH mặc dù có đủ số tối thiểu các GS, PGS để lập HĐCDGS cơ
sở (09 người) vẫn có thể mời thêm GS, PGS từ nơi khác để lập HĐCDGS cơ
sở với số tối đa tới 17 người, để tăng thêm chuyên gia đánh giá và thêm tínhkhách quan Số thành viên mời thêm không quá một phần tư tổng số thànhviên hội đồng
Trang 181.2 Báo cáo kết quả NCKH & CN và ĐT.
1.3 Văn bằng, tài liệu minh chứng:
a) Bằng ĐH, ThS, TS của ƯV.
b) Giấy chứng nhận chức danh PGS nếu là ƯV GS.
c) Danh sách các bài báo KH đã được công bố (tham khảo thêm
Phần Bốn về việc xếp loại các tạp chí KH trên thế giới; ƯV tự chú thích thểloại bài báo của mình)
d) QĐ hướng dẫn NCS, HVCH, bác sĩ hoặc dược sĩ Chuyên khoa II, SV
làm khoá luận hoặc đồ án tốt nghiệp
đ) Bằng (hoặc QĐ cấp bằng) TS, ThS, giấy chứng nhận chuyên khoa
cấp II, bằng tốt nghiệp ĐH của SV do ƯV hướng dẫn
e) Hợp đồng thỉnh giảng, bản thanh lý hợp đồng hoặc bản nhận xét
của thủ trưởng CSGDĐH; QĐ cử đi làm chuyên gia GD ở nước ngoài; cônghàm hoặc hợp đồng mời giảng của CSGDĐH nước ngoài (nếu có)
g) QĐ nghỉ hưu nếu ƯV đã nghỉ hưu
h) QĐ hoặc hợp đồng thực hiện chương trình hoặc đề tài NCKH đã
được nghiệm thu, biên bản nghiệm thu, báo cáo tóm tắt của chủ nhiệmchương trình hoặc đề tài khi nghiệm thu
i) Bằng phát minh sáng chế, giải thưởng quốc gia, quốc tế.
Trang 191.4 Bài báo, sách (bản gốc hoặc bản photocopy) gồm:
a) Bài báo KH (xếp theo thứ tự chất lượng từ cao xuống thấp) b) Sách.
– Căn cứ vào các quy định của “Tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016”, ƯV tự phân chia theo
4 loại sách: Chuyên khảo, giáo trình, tham khảo, hướng dẫn, trong từng loạixếp theo thứ tự chất lượng từ cao xuống thấp;
– Nếu sách tái bản nhiều lần thì tự chọn cuốn sách có chất lượng cao nhất;
– Nếu sách có đồng tác giả thì đánh dấu phần bản thân biên soạn
2 Chuẩn bị hồ sơ
– Chậm nhất 20 ngày trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ tại HĐCDGS
cơ sở, tất cả ƯV phải nộp tại VP HĐCDGSNN một Bản đăng ký (mẫu số 1).Riêng ƯV là GV thuộc các CSGD ĐH không có HĐCDGS cơ sở và ƯV làGVTG nộp thêm một phong bì (ghi địa chỉ người nhận) của ƯV kèm hai ảnhmàu 4x6, đơn đề nghị được xét tại HĐCDGSCS (mẫu số 8)
– ƯV làm 3 bộ hồ sơ giống nhau, in trên giấy khổ A4, có đóng bìa
Mỗi bộ hồ sơ đóng thành 2 tập:
Tập I: Bản đăng ký, báo cáo kết quả NCKH&CN, ĐT và tất cả các
văn bằng, tài liệu minh chứng
Tập II: Các bài báo KH, sách (nếu nhiều sách không đóng thành tập
được thì nộp những quyển sách đó kèm theo hồ sơ)
II QUY TRÌNH XÉT
1 Thẩm định hồ sơ
a) Chủ tịch HĐCDGS cơ sở, Thường trực HĐCDGS ngành phân công
ba người thẩm định hồ sơ của mỗi ƯV
b) Người thẩm định hồ sơ phải có cùng chuyên ngành với ƯV Ngườithẩm định hồ sơ của ƯV GS phải là GS; của ƯV PGS là GS hoặc PGS.HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành có thể mời các chuyên gia có cùng ngànhchuyên môn không phải là thành viên HĐ tham gia thẩm định và cũng có thể
Trang 20mời các GS, PGS là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài
am hiểu lĩnh vực chuyên môn của ƯV, có uy tín KH cao và có phẩm chất tốt
để thẩm định những phần hồ sơ mà các GS, PGS có điều kiện tham gia
2 Xét ở HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành
a) Kỳ họp thứ nhất
1) Trao đổi, thống nhất những vấn đề chung
2) Ba người thẩm định hồ sơ đọc bản trích ngang của ƯV GS hoặc PGS Nếu người thẩm định không phải là thành viên HĐ thì cần tự niêmphong kín kết quả thẩm định và chuyển cho thường trực HĐ
Thường trực HĐ chỉ mở niêm phong trong cuộc họp để công bố kếtquả thẩm định của người thẩm định không phải là thành viên HĐ
Thành viên HĐ là ƯV không được tham gia khi HĐ nghe người thẩmđịnh đọc bản trích ngang về mình
3) Trao đổi công khai đánh giá từng ƯV (thành viên HĐ là ƯV khôngđược tham gia khi HĐ thảo luận công khai về mình)
4) Biểu quyết công khai về danh sách các ƯV đủ các tiêu chuẩn, điềukiện để được mời tới trình bày báo cáo KH tổng quan và đánh giá trình độngoại ngữ
b) Kỳ họp thứ hai
5) Các ƯV trình bày báo cáo kết quả NCKH&CN, ĐT và năng lựcngoại ngữ
6) Trao đổi công khai và đánh giá về báo cáo kết quả NCKH&CN,
ĐT và về trình độ ngoại ngữ của từng ƯV (thành viên HĐ là ƯV không tham
dự khi hội đồng trao đổi, đánh giá về mình)
7) Biểu quyết thông qua danh sách những ƯV có đủ các điều kiện đểđược HĐ bỏ phiếu tín nhiệm
8) Cử ban kiểm phiếu (thành viên HĐ là ƯV không được tham giaban kiểm phiếu)
Trang 2110) Thông qua biên bản kiểm phiếu, nghị quyết kỳ họp của HĐ vàbiên bản các buổi họp, báo cáo kết quả xét đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩnchức danh GS, PGS.
11) Rút kinh nghiệm và góp ý kiến về các vấn đề trong công việc xétcông nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
3 Chú ý
a) Tất cả các buổi họp của các cấp HĐ chỉ có các thành viên
HĐ và Ủy viên Ban Thư ký HĐCDGSNN do Tổng Thư ký cử mới đượctham dự
b) Ủy viên Thường trực HĐCDGS cơ sở và Ủy viên Thư kýHĐCDGS ngành có nhiệm vụ trực tiếp ghi chép biên bản
– Sau khi biên bản được thông qua trước HĐ, Thường trực HĐ cótrách nhiệm quản lý, giữ bí mật và nộp về Văn phòng HĐCDGSNN
– Tổ giúp việc không tham dự các buổi họp của HĐ và không giúpsao chép các biên bản đã nói trên
c) Gửi hồ sơ và báo cáo kết quả xét
– HĐCDGS cơ sở chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các tài liệu có liên quan
để báo cáo Thủ trưởng CSGDĐH
– Sau khi xác nhận kết quả xét, Thủ trưởng CSGDĐH nơi cóHĐCDGS cơ sở, công bố công khai tại CSGDĐH kết quả xét của HĐCDGS
cơ sở ít nhất 7 ngày trước khi gửi báo cáo lên HĐCDGSNN và cơ quan chủquản có thẩm quyền quản lý ƯV
– Hồ sơ của ƯV thuộc biên chế của đơn vị và hồ sơ của ƯV doHĐCDGSNN giới thiệu đến và báo cáo kết quả xét cùng các giấy tờ, văn bản
có liên quan được chuyển trực tiếp về Văn phòng HĐCDGSNN
d) HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành và HĐCDGSNN không bảo lưu
kết quả đối với các ƯV chưa đạt cho đợt xét sau
đ) Sau khi công bố quyết định và cấp giấy công nhận đạt tiêu chuẩn
chức danh GS, PGS, VP HĐCDGSNN lưu trữ một bộ hồ sơ ƯV (tập I và tập II)
Trang 22PHẦN BỐN: PHỤ LỤC
VỀ SỰ PHÂN LOẠI TẠP CHÍ KHOA HỌC
VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI NHẬN ĐĂNG MỘT BÀI BÁO
TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC
1 Mã số ISSN cho tạp chí và mã số ISBN cho sách
ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tếcho xuất bản phẩm nhiều kỳ (XBPNK), một mã được công nhận trên phạm vitoàn thế giới nhằm xác định nhan đề của các XBPNK Khi đã có chỉ số ISSN,thì tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính thức và giới thiệu trên quy mô toàncầu, nói nôm na là đã có "thẻ căn cước" để đi lại trong "làng" thông tin toàncầu Nhưng ISSN không liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu, bản quyềnhoặc bảo vệ nhan đề của XBPNK với các nhà xuất bản khác Khác với sự xétchọn và phân loại theo chất lượng tạp chí khoa học của Viện Thông tin Khoahọc (Institute for Scientific Information, ISI, Hoa Kỳ) hoặc Scopus của Nhàxuất bản Elsevier (Hà Lan), chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đếnchất lượng khoa học của các bài báo được đăng ở trong đó
Danh sách ISSN này bao hàm và rộng hơn rất nhiều so với danh sáchISI và Scopus Hiện nay, danh sách ISI bao gồm khoảng 10.000 tạp chí Đếntháng 5 năm 2012, Scopus bao gồm 18.500 tạp chí về khoa học tự nhiên,công nghệ, kỹ thuật, y dược và khoa học xã hội của hơn 5.000 nhà xuất bản(15% của Elsevier và 85% của các nhà xuất bản quốc tế khác) Danh sáchISSN bao gồm khoảng 1,3 triệu tên XBPNK (xem mô tả ở hình dưới) Thếnhưng ở Việt Nam vẫn còn một số tạp chí chưa đăng ký để có chỉ số ISSN
Từ năm 2012, chỉ những bài báo khoa học được đăng ở các tạp chí có chỉ sốISSN mới được HĐCDGS các cấp xem xét, tính điểm
Văn phòng HĐCDGSNN kiến nghị các ban biên tập tạp chí KHtrong cả nước, sau khi tạp chí đã được Cục Xuất bản, In và Phát hành cấpGiấy phép xuất bản (xem như là "giấy khai sinh"), cần làm tiếp thủ tụcđăng ký (miễn phí) mã số chuẩn quốc tế ISSN (để làm "thẻ căn cước")
Trang 23Kiếm, Hà Nội, Phòng 310 (tầng 3), ĐT: 04–39349116, Fax: 04–39349127,E–mail: Tranhanh@vista.gov.vn, website: vista.vn
Hiện nay, theo chúng tôi biết thì vẫn còn một số sách đã được xuấtbản tại Việt Nam chưa có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International StandardBook Number) Đây là mã số chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách.Trên thế giới, khái niệm và việc đăng ký mã số ISBN cho sách được bắt đầu
từ những năm 1966 – 1970 và đã trở thành thông lệ, còn ở ta mới từ năm
2007 Đây là việc làm tuy nhỏ nhưng lại cần thiết để chuẩn hoá công việcxuất bản và hội nhập quốc tế VP HĐCDGSNN đã kiến nghị HĐCDGS cáccấp, những cuốn sách được xuất bản từ ngày 01/01/2017 trở đi, phải có mã
số ISBN thì mới được tính điểm Việc đăng ký mã số chuẩn quốc tế ISBNđược thực hiện tại: Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyềnthông, Số 10, Đường Thành, Hà Nội ĐT: 04–39233152 và 04–39233153
2 Phân loại ISI
Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, ISI,Hoa Kỳ) đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắtkhe và kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ Mặc dù vẫn còn có những
ý kiến chưa thống nhất, nhưng ISI vẫn là một trong rất ít cách phân loại đượcthừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học của cáccông trình nghiên cứu Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tếthường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sáchkhoa học, kỹ thuật
ISI lúc đầu (năm 1960) chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science CitationIndex) với khoảng 4.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ cóchất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới Về sau SCI mởrộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng7.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ xuất bản từ năm 1900đến nay Hiện nay, ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science CitationIndex) với hơn 2.000 tạp chí xuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts
& Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tạp chí xuất bản từ năm 1975đến nay Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI
Trang 24với tổng cộng khoảng 10.200 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng
số hàng trăm nghìn tạp chí "thượng vàng hạ cám" trên thế giới
Chất lượng của các tạp chí ISI chủ yếu được đánh giá dựa trên quitrình kiểm duyệt để đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của cácbài báo đăng trên tạp chí đó thông qua chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor, IF).Các chỉ số khoa học từ nguồn ISI đã được Tổ chức xếp hạng đại học của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) sử dụng để đánh giá số lượng,chất lượng nghiên cứu khoa học và xếp hạng các trường đại học trên thế giới.Khi không có công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí ISI thì cáctrường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vàobảng xếp hạng quốc tế nào
Để dễ hình dung, chúng tôi tạm phác hoạ sơ đồ mô tả sự phân loại tạp chí khoa học theo ISI và chỉ số ISSN đối với tạp chí, ISBN đối với sách như sau:
ISBN
SSCI (2.000)
A&HCI (1.200)
ISSN (1,3 triệu)
SCI (4.000)
SCIE (7.000)
ISI (10.200)
Trang 253 Phân loại Scopus
Như đã nói ở trên, hiện nay, bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếphạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa họcSCIMAGO (http://scimagojr.com) hoặc Tổ chức xếp hạng đại học (QSWorld University Rankings, http://www.topuniversities.com), ., còn sửdụng cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus (được xây dựng từ tháng 11 năm 2004)của Elsevier (Hà Lan) Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chícũng được lựa chọn nghiêm ngặt Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gầngấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứakhoảng 70% số lượng tạp chí của ISI Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồmcác bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây Cách đánh giá chất lượng cáctạp chí của Scopus cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng trang web củaScopus (http://www.scopus.com) rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đíchkhác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học củacác cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu,
Các số liệu của Scopus đã được SCIMAGO sử dụng để đánh giá, xếp hạng các tạp chí khoa học và các cơ sở khoa học Theo số liệu đó, trong
số hơn 3000 cơ sở nghiên cứu mạnh ở trên thế giới, Việt Nam chúng ta
đã có tên 4 đơn vị: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam(VHLKH&CNVN), Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội
và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đặc biệt, trang web SCIMAGO(http://scimagojr.com) mở miễn phí, trong đó các tạp chí được xếp hạngchung và xếp hạng theo từng lĩnh vực và ngành hẹp, rất thuận tiện để Hộiđồng chức danh giáo sư các cấp tra cứu, đánh giá chất lượng của các tạp chíkhoa học quốc tế và bài báo khoa học liên quan
Trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm
2015, trong số 28 HĐCDGSN/LN chỉ có ba HĐCDGSN/LN (Vật lý, Toánhọc và Công nghệ thông tin) có 100% ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS có công bố quốc tế; ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của 10HĐCDGSN/LN chưa có công bố quốc tế Tất nhiên các con số này phụthuộc vào đặc thù quốc tế hóa của các ngành khoa học tự nhiên – công nghệ
và khoa học xã hội – nhân văn nhưng xu hướng hội nhập quốc tế đang yêucầu và thúc đẩy cả các ngành khoa học xã hội – nhân văn
Trang 26Chúng ta có thể tham khảo cách đánh giá các công bố quốc tế khi tàitrợ cho các đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ phát triển Khoa học và Côngnghệ Quốc gia (NAFOSTED, website: http://nafosted.gov.vn) Cần phảinhấn mạnh thêm rằng: Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, công bố quốc tế không chỉ là một đòi hỏi quan trọng đối với cácnhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, màngay cả đối với các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, Gần đây, khiTrung Quốc tăng cường lấn chiếm trên Biển Đông, thì chúng ta càng thấy rõtầm quan trọng to lớn của những tiếng nói và tài liệu có căn cứ khoa học trêncác diễn đàn quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam trong các lĩnh vực nhưkhảo cổ, lịch sử, địa lý, biển đảo, luật quốc tế, ngoại giao, để bảo vệ chủquyền lãnh thổ của Tổ quốc
Quan hệ giữa ISI và Scopus
ISI = 10.200; Scopus = 18.500 (ISI) ∩ (Scopus) 70% của ISI
Chúng tôi dùng hình trên mô tả mối quan hệ giữa ISI và Scopus
để chúng ta dễ hình dung.
4 Chỉ số H và IF
Khi xếp hạng (tương đối chính xác) các tạp chí khoa học trên thế giớingười ta thường dựa vào các chỉ số “đo” chất lượng khoa học của tạp chí, ví dụchỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) Rất khó đánh giá chất lượng các côngtrình nghiên cứu khoa học, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một chuẩnmực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu Theo định nghĩa được côngnhận, hệ số ảnh hưởng IF là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài
Scopus (18.500) (ISI) ∩ (Scopus)
7.000 ISI
(10.200)
Trang 27được công bố trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao, ví dụ như Science,Nature, , thường có chất lượng khoa học rất cao Tuy nhiên, hệ số ảnh hưởngcủa tạp chí cũng còn phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau
Năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Jorge Hirsch của Đại học California ởSan Diego đã đưa thêm chỉ số H (H–index) để đánh giá các kết quả khoa học vàlàm cơ sở so sánh đóng góp khoa học của các nhà khoa học khác nhau (trongcùng lĩnh vực) Theo Jorge Hirsch thì một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong số
N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn củamỗi bài đạt được từ H trở lên Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thôngtin: số lượng (số các bài báo được công bố) và chất lượng, tầm ảnh hưởng (số lầnđược các nhà khoa học khác trích dẫn) của hoạt động khoa học
Jorge Hirsch cũng đã xem xét chỉ số H cho một số nhà khoa học vàđưa ra nhận xét rằng, trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, các nhà khoa học Mỹthành công (successful) sẽ có chỉ số H = 20 sau 20 năm; một nhà khoa họcnổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40 sau 20 năm; thiên tài khoa học(truly unique individual) sẽ có chỉ số H = 60 sau 20 năm Jorge Hirsch cũng
đã đề nghị rằng ở Mỹ một nhà khoa học có thể bổ nhiệm Phó Giáo sư
(associate professor) nếu có chỉ số H khoảng 12 và giáo sư (full professor)
nếu H vào khoảng 18 Các nhà khoa học được giải thưởng Nobel thường cóchỉ số H trong khoảng từ 35 đến 100 Chỉ số H cao nhất của một số lĩnh vựckhác như hoá – lý: 100, sinh học: 160, khoa học máy tính: 70, trong khi đólĩnh vực kinh tế học có chỉ số H vào khoảng 40
Thiết nghĩ, khi đánh giá các ứng viên để trao giải thưởng khoa họchoặc để công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo
sư, nếu chúng ta tham khảo thêm chỉ số H của ứng viên đó thì sẽ có thêmthông tin về mức độ ảnh hưởng của ứng viên đó trong cộng đồng khoa họccùng lĩnh vực Hiện nay việc tìm chỉ số H của bất cứ nhà khoa học nào đềurất đơn giản nhờ trang web của Scopus
5 Một vài lưu ý khi nhận đăng một bài báo trong tạp chí khoa học
Vừa qua, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) vàThường trực các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành đã rà soátdanh mục các tạp chí khoa học được tính điểm năm 2016 Thường trựcHĐCDGSNN đánh giá sơ bộ và yêu cầu như sau:
Trang 285.1 Về chất lượng khoa học
Điều khó khăn và lâu dài nhất vẫn là việc nghiêm túc phấn đấu đểnâng cao chất lượng khoa học của các tạp chí khoa học Việt Nam, để sớm cóthêm những tạp chí được xếp hạng trong số 10.000 tạp chí ISI hoặc 18.500tạp chí Scopus trên thế giới Việc hoàn thiện theo các quy định quốc tế vềhình thức đối với các tạp chí thì đơn giản hơn nhiều, có thể làm sớm được
So với những yêu cầu và chuẩn mực quốc tế thông dụng về nội dung, chấtlượng khoa học và thể thức, hình thức trình bày, các tạp chí và bài báo khoahọc của nước ta còn phải được cải tiến, nâng cao hơn nữa thì mới có thể ngàycàng tiếp cận quốc tế được Một điều quan trọng là đề nghị ban biên tập các tạpchí chú trọng yêu cầu phản biện khoa học thật nghiêm túc (có thể ở trong hoặcngoài nước một cách phù hợp) để nâng cao chất lượng khoa học của bài báo.Mấy con số so sánh sơ bộ sau đây cho thấy mặc dù chúng ta đã cónhiều cố gắng nhưng chất lượng của các tạp chí khoa học hiện nay của ViệtNam còn khá thấp so với mặt bằng khu vực ASEAN và thế giới Cho đếnngày 21 tháng 3 năm 2016 đã có 356 tạp chí khoa học Việt Nam được đưavào danh mục tạp chí tính điểm của HĐCDGSNN Trong số đó, mới chỉ cómột tạp chí được vào danh sách SCIE cuối năm 2015 (Advances in NaturalSciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) của VHLKH&CNVN,hai tạp chí được vào danh sách Scopus (Vietnam Journal of Mathematics củaHội Toán học Việt Nam và VHLKH&CNVN và Acta MathematicaVietnamica của VHLKH&CNVN) Như vậy, trong số 356 tạp chí nói trên,Việt Nam chỉ có ba (≈ 0,84%) tạp chí nằm trong danh sách ISI hoặc Scopus
và cũng chỉ có 24 tạp chí bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt-Anh (≈6,7%).Trong khi đó, các quốc gia khác thuộc cộng đồng ASEAN như Malaysia đã
có 11 tạp chí ISI và 77 Scopus, Thái Lan có 21 tạp chí Scopus Singapore thìchủ trương đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, không tựxuất bản thêm tạp chí mới
Trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm
2015, trong số 28 HĐCDGSN/LN chỉ có ba HĐCDGSN/LN (Vật lý, Toánhọc và Công nghệ thông tin) mà 100% ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh
GS, PGS có công bố quốc tế; có 10 HĐCDGSN/LN mà các ứng viên đạt tiêuchuẩn chức danh GS, PGS chưa có công bố quốc tế Tất nhiên các con số này
Trang 29khẩn trương và trực tiếp hiện nay đang đòi hỏi và thúc đẩy cả các ngành khoahọc xã hội - nhân văn.
5.2 Về hình thức trình bày
Về hình thức, tên một số tạp chí chưa rõ địa chỉ cơ quan khoa học chủquản, tên tiếng Anh của tạp chí chưa chính xác Có đến 13 tạp chí cùng cótên là Tạp chí khoa học của 13 cơ sở giáo dục đại học, rất khó phân biệt khitruy cập trên internet Nhiều thông lệ quốc tế khác về hình thức cũng chưađược ban biên tập các tạp chí khoa học nghiên cứu áp dụng Để góp phầnnâng cao chất lượng khoa học và hội nhập quốc tế của các tạp chí, Thườngtrực HĐCDGSNN đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, ban biên tập của cáctạp chí khoa học quan tâm một số điểm sau:
5.2.1 Đối với tạp chí
- Tên tạp chí: tên tiếng Việt và tiếng Anh cần có "địa chỉ" để phânbiệt Chẳng hạn: Thay vì tên chung là Journal of Science không biết là củatrường đại học hay viện nào, nên chọn tên là, ví dụ, tạp chí của trường X: XUniversity Journal of Science hoặc là XU Journal of Science hoặc X Journal
of Science hoặc Science Journal of X University, để không bị lẫn vào
"rừng" tên tạp chí tương tự trong, ngoài nước ở trên mạng internet
- Không đăng quảng cáo, ảnh không liên quan đến nội dung các bàibáo khoa học đăng trong tạp chí Nếu cần thiết thì có thể chọn lọc một vài sốtrong năm (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) chỉ để đăng các bài báo khoa học
để được tính điểm, không đăng quảng cáo, thông báo,
- Theo thông lệ quốc tế, không cần ghi học hàm, học vị của các thànhviên Ban biên tập tạp chí và cũng không cần ghi tên người phản biện khoahọc/referee của bài báo được đăng
5.2.2 Đối với bài báo (theo thông lệ quốc tế)
- Tác giả bài báo: không cần ghi học hàm, học vị
- Bài báo phải kèm theo các thông tin:
+ Tóm tắt bài báo/summary/abstract (bài báo được viết bằng tiếngViệt thì phải có tóm tắt bằng tiếng Anh);
+ Từ khóa của bài báo/keywords;
Trang 30+ Mã số phân loại chuyên ngành của bài báo/subject classification(nếu có);
+ Ngày tòa soạn nhận được bài báo/received, ngày phản biện đánh giá
và sửa chữa/revised, ngày bài báo được duyệt đăng/accepted for publication;+ Tài liệu tham khảo/references
5.2.3 Từ năm 2012, theo quy định của Thường trực HĐCDGSNN,
chỉ những tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN mới đượcHĐCDGS các cấp tính điểm Việc này đã được thực hiện nghiêm túc.Thường trực HĐCDGSNN dự kiến: Đối với các sách phục vụ đào tạo từtrình độ đại học trở lên (sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo, sáchhướng dẫn), được xuất bản từ 01/01/2017 trở đi phải có mã số chuẩn quốc tếISBN thì mới được tính điểm (nội dung này đã được HĐCDGSNN thông báo
từ tháng 5/2015) Những sách được xuất bản trước ngày này được xem xét vàtính điểm theo quy định như các năm cũ
Thường trực HĐCDGSNN quy định: từ ngày 01/01/2017, các tạp chíkhoa học không đáp ứng đầy đủ các quy định tại mục 2.1 và 2.2 thì sẽ bịđưa ra khỏi danh mục tạp chí khoa học được tính điểm Đồng thời,HĐCDGSNN đề nghị ban biên tập các tạp chí khoa học gửi đườnglink/online của tạp chí cho Chủ tịch HĐCDGSN/LN có liên quan và Vănphòng HĐCDGSNN (email: hdcdgsnn@scpt.gov.vn) Sau đó, các Chủ tịchHĐCDGSN/LN tập hợp tất cả các đường link liên quan lại và gửi về Vănphòng HĐCDGSNN, để Văn phòng tổng hợp lại và đăng trên Website củaHội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
5.2.4 Hàng năm các tạp chí nên dành ít nhất một, hai số hoàn toàn
bằng tiếng Anh công bố những bài báo có chất lượng khoa học tốt nhất.HĐCDGSNN khuyến khích các tác giả trình bày bài báo bằng tiếng Anhhoặc song ngữ Việt-Anh để có tài liệu khoa học trao đổi và hội nhập quốc
tế về khoa học và giáo dục
Trên đây là những yêu cầu về chất lượng, nội dung, hình thức và thể
lệ đăng bài báo khoa học trong các tạp chí khoa học được đưa vào danh mụctạp chí tính điểm và yêu cầu đối với sách khi xét công nhận đạt tiêu chuẩnchức danh GS, PGS của HĐCDGSNN Xin thông báo đến các GS thành viênHĐCDGSNN, GS thành viên HĐCDGSN/LN, các cơ sở giáo dục đại học,
Trang 31Trong các kiến nghị và yêu cầu nói trên, nếu có điểm nào chưa hợp lýthì đề nghị các GS, các bạn đồng nghiệp và các ban biên tập tạp chí khoahọc, nhà xuất bản góp ý để HĐCDGSNN tiếp thu và hoàn thiện thêm.Trong khi viết Phần Bốn, chúng tôi đã nhận được những góp ý và bổsung rất có giá trị của GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Hữu Đức Phần nói vềScopus và Scimago trong bài này là nhờ đóng góp của GS Nguyễn Hữu Đức
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA PHẦN BỐN
1 Phạm Duy Hiển, A comparative study of research capabilities of East
Asian countries and implications for Vietnam, High Educ., (Springer),
http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/102/46/16569,
3 http://en.wikipedia.org/wiki/H–index
4 Nguồn thông tin từ Trung tâm ISSN Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ và từ Cục Xuất bản,
In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông
TRẦN VĂN NHUNG
Trang 32II QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM,
MIỄN NHIỆM CHỨC DANH GS, PGS
(Hợp nhất Quyết định số 174 và Quyết định số 20;
(Phần chữ in đứng thuộc QĐ số 174,
phần chữ in nghiêng thuộc QĐ số 20)
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1 Văn bản này quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệmchức danh giáo sư, phó giáo sư
2 Quy định này được áp dụng đối với nhà giáo đang làm nhiệm vụgiáo dục, giảng dạy trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (gọichung là từ trình độ đại học trở lên) ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
3 Các giáo sư, phó giáo sư đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam phong, công nhận hoặc bổ nhiệm trước ngày Quyết định này
có hiệu lực thi hành được tiếp tục giữ chức danh giáo sư, phó giáo sư
Điều 2 Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 “Sử dụng thành thạo ngoại ngữ” trong chuyên môn được xác địnhbởi các nội dung sau (cho cùng một ngoại ngữ):
a Đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết bằng ngoại ngữ;
b Viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ;
c Trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ
2 “Giao tiếp được bằng tiếng Anh” tức là diễn đạt được những điềumuốn trình bày cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người
Trang 333 “Thâm niên đào tạo” là thời gian làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy
từ trình độ đại học trở lên tính theo năm, tháng Mỗi năm gồm 12 tháng
Điều 3 Thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
1 Thủ tục bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư bao gồm việccông nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và việc bổ nhiệmchức danh giáo sư, phó giáo sư
2 Thủ tục miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm việc hủy
bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và việc miễnnhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Điều 4 Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
1 Việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đượcthực hiện hằng năm căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
2 Việc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư căn cứ vào nhu cầucông việc, cơ cấu đội ngũ giảng viên của cơ sở giáo dục đại học, việc giaonhiệm vụ và quyền cho giáo sư, phó giáo sư được quy định tại Điều 5, Điều
6 của Quy định này
Điều 5 Nhiệm vụ của giáo sư và phó giáo sư
1 Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục
và các văn bản hướng dẫn thực hiện
2 Giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên: giảng dạy; biênsoạn chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo; hướng dẫn đồ án, khóa luận tốtnghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, chuyên đề, luận án tiến sĩ và những nhiệm
vụ chuyên môn khác do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao
3 Nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học
4 Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đồng nghiệp trong tổ,nhóm chuyên môn và định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ cho tổ,nhóm chuyên môn
Trang 345 Hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học vềcông tác chuyên môn, tham gia các hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ,chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và cáccông tác khác.
6 Quản lý và tổ chức các sinh hoạt học thuật của bộ môn, nếu được
cử làm trưởng bộ môn
Điều 6 Quyền của giáo sư và phó giáo sư
1 Được hưởng các quyền của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục; được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học – công nghệ, xây dựng các chương trình, đề án phục vụ công tác quản lý và các điều kiện cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2 Đối với nhà giáo thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học công lập: a) Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp (mã ngạch 15.109) và được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng; trường hợp đã hưởng lương ở ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp được xếp lên một bậc lương liền kề.
b) Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư – giảng viên chính (mã ngạch 15.110) và được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng; trường hợp đã hưởng lương ở ngạch phó giáo sư – giảng viên chính được xếp lên một bậc lương liền kề.
c) Nhà giáo đã hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch được bổ nhiệm thì được tính thêm 5% phụ cấp thâm niên vượt khung.
d) Thời gian nâng bậc lương lần sau đối với nhà giáo đã hưởng lương hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch được bổ nhiệm tính từ khi có quyết định nâng bậc lương hoặc nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung gần nhất trước khi được bổ nhiệm và xếp lương mới Thời gian nâng bậc lương lần sau đối với nhà giáo được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch
Trang 35đ) Việc bổ nhiệm và xếp lương theo quy định tại điểm a, b, c và d của khoản này được thực hiện theo phân cấp hiện hành của Nhà nước Đối với nhà giáo đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2009, 2010
và 2011 thì được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp, phó giáo sư – giảng viên chính kể từ khi quyết định này có hiệu lực.
3 Các cơ sở không phải cơ sở giáo dục đại học công lập thì vận dụng các quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.”
Điều 7 Hội đồng Chức danh giáo sư
1 Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
a Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cótrách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danhgiáo sư, phó giáo sư;
b Thành viên của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch hội đồng, một Phó Chủ tịch hội đồng, Tổng thư ký và các ủy viên.Các thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải có chức danhgiáo sư Tổng thư ký hội đồng làm việc theo chế độ chuyên trách Các thành viên khác của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
c Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy
và tài khoản riêng Kinh phí hoạt động của Hội đồng được cấp từ ngân sách Nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2 Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chứcdanh giáo sư cơ sở là các hội đồng chuyên môn, do Chủ tịch hội đồng Chứcdanh giáo sư nhà nước quyết định thành lập để giúp Hội đồng Chức danh giáo
sư nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao
3 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức vàhoạt động của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các Hội đồng Chứcdanh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở
Trang 36Chương II TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Điều 8 Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư
1 Có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục vàcác văn bản hướng dẫn thực hiện
2 Trung thực, khách quan và hợp tác với đồng nghiệp trong hoạtđộng giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ
3 Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở (sau đây gọi tắt là ngày hết hạn nộp hồ sơ).
Nếu đã có bằng tiến sĩ nhưng chưa đủ 36 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thì phải có số công trình khoa học quy đổi gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này.
4 Có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là có thành tích khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc).
Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật chưa đào tạo trình độ thạc sĩ thì tiêu chuẩn này có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do nhà giáo trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
Trang 37hướng nghiên cứu chính, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và đào tạo của tác giả từ sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư hoặc từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đối với người đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
6 Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
7 Đạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viênHội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, đạt từ ba phần tư số phiếu tín nhiệm trởlên của tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành vàđạt từ hai phần ba số phiếu tín nhiệm trở lên của tổng số thành viên Hội đồngChức danh giáo sư nhà nước
Điều 9 Tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư
1 Đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 8 của Quy định này
2 Đã có ít nhất sáu năm, trong đó ba năm cuối liên tục, tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ làm nhiệm vụ giảng dạy từ trình độ đại học trở lên
đủ số giờ chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đối với nhà giáo đã có trên 10 năm làm nhiệm vụ giảng dạy liên tục
từ trình độ đại học trở lên ở cơ sở giáo dục đại học tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ, nếu trong ba năm cuối có thời gian đi thực tập nâng cao trình độ hoặc tu nghiệp không quá 12 tháng thì thời gian đi thực tập này không tính
là thời gian gián đoạn của ba năm cuối.
Nhà giáo chưa đủ sáu năm làm nhiệm vụ giảng dạy từ trình độ đại học trở lên thì phải có số điểm công trình khoa học quy đổi ít nhất gấp hai lần tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 8 của Quy định này và ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đang giảng dạy từ trình độ từ đại học trở lên đủ số giờ chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà giáo có bằng tiến sĩ khoa học hoặc bằng tiến sĩ chưa đủ 36 tháng như quy định tại khoản 3 Điều 8 của Quyết định này thì phải có ít nhất một
năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đang trực tiếp giảng dạy từ trình
độ đại học trở lên đủ số giờ chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Trang 383 Hướng dẫn chính ít nhất hai học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn (chính hoặc phụ) một nghiên cứu sinh
đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật chưa đào tạo trình độ thạc sĩ thì tiêu chuẩn này có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do nhà giáo trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
4 Chủ trì ít nhất hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc một
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài cấp cao hơn đã nghiệm thu vớikết quả từ đạt yêu cầu trở lên
5 Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, trong mục II của Phần thứ nhất Văn bản này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.
Điều 10 Tiêu chuẩn chức danh giáo sư
1 Đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 8 của Quy định này
2 Đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư có thời gian từ đủ 3 nămtrở lên tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ
3 Hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Nghệ thuật chưa đào tạo trình độ tiến sĩ thì tiêu chuẩn này có thể được xem xét và thay thế bằng các công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc nước ngoài của cá nhân, hoặc có sinh viên do nhà giáo trực tiếp hướng dẫn chính được giải thưởng cao ở trong và ngoài nước về thành tích nghiên cứu và học tập.
4 Biên soạn sách sử dụng trong đào tạo từ trình độ đại học trở lên phùhợp với chuyên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư Sáchphải được xuất bản, nộp lưu chiểu trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ
5 Chủ trì ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tàicấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên
Trang 39tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, trong mục II của Phần thứ nhất Văn bản này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.
Chương III THỦ TỤC BỔ NHIỆM CHỨC DANH
GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Mục 1 CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƯ,
PHÓ GIÁO SƯ Điều 11 Đối tượng được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
1 Giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học đang làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên
2 Những người đang tham gia làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy
từ trình độ đại học trở lên theo hình thức hợp đồng thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục đại học
Điều 12 Đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Nhà giáo thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục đại học, nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, đăng ký và nộp hồ sơ tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở đó Nhà giáo thuộc các đơn vị, nơi không có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, thì đăng ký tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Điều 13 Thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở
1 Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở thẩm định hồ sơ đăng ký xétcông nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo trình tự sau:
Trang 40a Mỗi hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phógiáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư hoặc phó giáo sư cùng ngành chuyên mônvới người đăng ký thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản; mỗi hồ sơđăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư phải được ít nhất 3giáo sư cùng ngành chuyên môn với người đăng ký thẩm định, đánh giá,nhận xét bằng văn bản;
b Trao đổi công khai về các ý kiến của những người thẩm định, đánhgiá và kết luận đối với từng hồ sơ;
c Nghe từng người đăng ký xét chức danh trình bày bản báo cáo kếtquả nghiên cứu khoa học, công nghệ và báo cáo kết quả đào tạo;
d Xác định trình độ ngoại ngữ của từng người đăng ký;
đ Thảo luận và thông qua danh sách những người đăng ký đủ điềukiện để đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm;
e Biểu quyết tín nhiệm bằng phiếu kín cho những người đăng ký
2 Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, lấy xác nhận của Thủ trưởng
cơ sở giáo dục đại học nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, gửi kết quả xét và toàn bộ hồ sơ của các ứng viên lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đồng thời thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Điều 14 Thẩm định hồ sơ, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành
1 Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phân loại hồ sơ và chuyểncho các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành
2 Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành thẩm định hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo trình tự như ở Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở quy định tại khoản 1 Điều
13, sau đó báo cáo kết quả xét và chuyển toàn bộ hồ sơ cho Hội đồng Chức