Từ những nội dung trên về công tác quản lý ngân sách xã, để quản lý ngân sách xã đạt kết quả cao nhất ,tạo động lực để các đơn vị xã nuôi dưỡng nguồn thu ,tiết kiệmchi, nâng cao hiệu quả
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Minh Nguyệt
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
-2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thờigian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài chính-
Kế hoạch, phòng Thanh tra huyện, UBND các xã, thị trấn, Kho bạc Nhà nước huyệnYên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thựchiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hà
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình và sơ đồ viii Trích yếu luận văn ix Thesis Abstract xii Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2 1.2.1 Mục tiêu chung
2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Đặc điểm, vai trò, chức năng của ngân sách xã 6
2.1.3 Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 9
2.1.4 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
13 2.1.5 Nội dung công tác quản lý ngân sách xã
14 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã 24
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách xã 26
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý Ngân sách ở một số nước trên thế giới 26
Trang 63.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Tình hình đất đai huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 35
3.1.3 Tình hình dân số - lao động huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 38
3.1.4 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 41
3.2.2 Phương pháp xử lý tính toán số liệu 42
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 42
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
Phần 4 Kết quả và thảo luận 45
4.1 Hệ thống tổ chức quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ 45
4.1.1 Vị trí, chức năng 45
4.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 45
4.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý phòng TC-KH huyện Yên Mỹ 45
4.2 Tình hình quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 46
4.2.1 Tình hình quản lý quy trình lập dự toán thu, chi NSX 46
4.2.2 Thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách xã 53
4.2.3 Thực trạng công tác kế toán, quyết toán ngân sách xã 62
4.2.4 Tình hình thanh tra, kiểm tra ngân sách xã 66
4.3 Đánh giá về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013-2015 68
4.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách xã 68
4.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã 70
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện yên mỹ 72
4.4.1 Chính sách của Nhà nước 73
4.4.2 Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý NSX 74
4.4.3 Năng lực chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính xã 75
4.4.4 Ý thức chấp hành pháp luật của các xã 77
4.5 Định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ trong thời gian tới 78
Trang 74.5.1 Định hướng hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ 78
4.5.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ 80 Phần 5 Kết luận và kiến nghị 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 94
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục 97
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CNTT Công nghệ thông tin
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoáGTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013- 2015 37
Bảng 3.2 Tình hình dân số - lao động huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 39
Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013-2015 40
Bảng 3.4 Số liệu mẫu khảo sát 42
Bảng 4.1 Dự toán thu ngân sách xã huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013- 2015 48
Bảng 4.2 Dự toán chi ngân sách xã huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013- 2015 52
Bảng 4.3 Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế 53
Bảng 4.4 Tình hình thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013- 2015 54
Bảng 4.5 Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ (2013- 2015) 55
Bảng 4.6 Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã trong năm 2015 57
Bảng 4.7 Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân của việc chấp hành thu NS chưa đúng qui định 57
Bảng 4.8 Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013- 2015 59
Bảng 4.9 Tình hình chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu giai đoạn 2013-2015 61
Bảng 4.10 Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân của việc chấp hành chi ngân sách chưa đúng quy định 62
Bảng 4.11 Tổng hợp cân đối thu - chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013-2015 64
Bảng 4.12 Các công trình chưa được thẩm tra quyết toán giai đoạn 2013-2015 65
Bảng 4.13 Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ năm 2015 66
Bảng 4.14 Kết quả thanh tra, kiểm tra ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013-2015 67
Bảng 4.15 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 -2015 69
Bảng 4.16 Đánh giá của cán bộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ 73
Bảng 4.17 Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã 75
Bảng 4.18 Đánh giá năng lực của Chủ tịch UBND xã, cán bộ tài chính kế toán xã trong công tác quản lý NSX 77
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tên luận văn: Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xãhội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ
sở trong hệ thống ngân sách Nhà nướcđảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xãchủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nôngthôn mới, thực hiện chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Sự ổn địnhvững chắc, ngày càng lớn mạnh của ngân sách xã sẽ đóng góp vào sự ổn định phát triểncủa ngân sách Nhà nước và nền tài chính quốc gia Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay,công tác quản lý ngân sách xã còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều tồn tại và hạn chế cầnphải được hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước,phù hợp với xu thế hội nhập Việc quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹcũng không phải là một ngoại lệ, còn bộc lộ nhiều điểm yếu và khó khăn Vì vậy chúngtôi tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng,và đề xuấtcác giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên
Mỹ tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới Tương ứng với đó là các mục tiêu cụ thể baogồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã; (2)Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách
xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2015; (3) Đề xuất cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyệnYên Mỹ tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáovăn bản liên quan, niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, giao chỉ tiêu
kế hoạch Nhà nước và báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm Số liệu sơ cấp được thuthập bằng các công cụ điều tra, khảo sát các đối tượng cán bộ liên quan đến quản lýngân sách huyện, xã và người dân Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê mô tả,phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháptổng hợp để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lýngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên
Qua đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ tỉnh
Trang 12Hưng Yên cho thấy những hạn chế tồn tại đó là: từ các khâu lập dự toán, chấp hành dựtoán còn chưa được chú trọng còn mang tính hình thức, không tuân thủ theo định mứcquy định của Nhà nước ban hành, nhiều đơn vị khi lập dự toán nguồn thu, chi cao hơnrất nhiều so với dự toán được giao Việc chấp hành dự toán thu, nhiều khoản thu caohơn quy định, việc chấp hành dự toán chi chưa bám sát vào dự toán thu, còn phát sinhnhiều khoản chi sai chưa phù hợp với định mức, chi sai mục đích Công tác kế toánquyết toán chưa đảm bảo hoàn thành tốt công việc Công tác, thanh tra kiểm tra về ngânsách còn quá ít và chưa thường xuyên, các đơn vị xã còn phát hiện nhiều sai phạm.Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bànhuyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên bao gồm: (1) Chính sách của Nhà nước; (2) Cơ sở vậtchất phục vụ công tác quản lý ngân sách xã; (3) Năng lực chủ tịch UBND xã, cán bộ tàichính xã; (4) Ý thức chấp hành pháp luật của các xã
Để thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên trong những năm tới cần áp dụng các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện cơchế phân cấp quản lý ngân sách xã; hoàn thiện trong khâu lập dự toán ngân sách xã;nâng cao công tác chấp hành dự toán ngân sách trong đó cần thực hiện tăng thu ngânsách; đảm bảo chi tiêu tiết kiệm ,đúng định mức Hoàn thiện công tác kế toán, quyếttoán ngân sách xã Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán, cán bộ lãnhđạo cấp xã Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Hoàn thiện chính sách của Nhànước , thực hiện cải cách hành chính trong quản lý ngân sách xã
Từ những nội dung trên về công tác quản lý ngân sách xã, để quản lý ngân sách
xã đạt kết quả cao nhất ,tạo động lực để các đơn vị xã nuôi dưỡng nguồn thu ,tiết kiệmchi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách xã đề nghị Nhà nước có chính sách phù hợp
về thuế, định mức phân bổ, phân cấp nguồn thu đảm bảo việc quản lý ngân sách xãđược thuận lợi, đáp ứng nhu cầu thực tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địaphương cũng như sự phồn thịnh của đất nước
Trang 13THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Thu Ha
Thesis title: Management of commune budget in Yen My district, Hung Yen province.Major: Economic Management Code: 60.34.04.10
Training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The State budget plays a significant role in the national economic growth, socialprogress, political security and foreign affairs of the country Commune budget is abasis level budget in the State budget system that ensures the financial conditions ofcommune authorities in exploiting land advantages, meeting social-economicdevelopment goals, implementing social policies, and guaranteeing local security Astable growth of commune budget would provide a platform for growth anddevelopment of State budget as well as national finance However, management ofcommune budget has faced many shortcomings and limitations which should beimproved to meet the needs of national economy and the trend of integration Currently,the management of commune budget in Yen My district still has revealed manyweaknesses and difficulties Hence, the research objectives are: (1) to synthesize thetheoretical basis and practical problems of management of commune budget; (2) toevaluate the real situation of management of commune budget in Yen My district, HungYen province; (3) to analyze the factors affecting management of commune budget inYen My district; and (4) to propose the solutions to strengthen management ofcommune budget in Yen My district in coming years
Both primary and secondary data were used for thesis analysis Secondary datawas gathered from statistical yearbooks of Vietnam, documents and reports of Yen MyPeople’s Committee Primary data was collected by direct observation and interviewsthe officers, citizens in district and commune levels Descriptive statistics method andcomparative analysis method are used to describe the status of management ofcommune budget, as well as to analyze the factors affecting the management ofcommune budget in Yen My district
The research results showed the limitations of management of commune budget
in some stages Commune budget forecast and implementation are just a formality, lack
of interest and non-observance of the State regulation Many communes have estimatedthe budget revenue plan which is much higher than the approved budget forecast.Regarding implementation of budget revenue plan, the real revenue exceeded the
Trang 14regulation revenue The implementation of budget expenditure plan has not stuck to thebudget revenue plan Commune budget expenditure has not followed the regulationsand goals The commune budget accounting has not completed yet Inspection ofcommune budget is less frequently
There were four main factors affecting management of commune budget in Yen
My district including: the Government’s policies, facilities for management ofcommune budget, the capacity of commune financial staffs, and the awareness ofcommune staffs about law implementation
The research also proposed that to improve the efficiency of management ofcommune budget in the near future, some solutions should be focused: enhancing thedecentralization mechanisms for commune budget; improving the commune budgetforecast; strengthening the implementation of commune budget forecast toward saving;enhancing the commune budget accounting in a balance; strengthening the inspection ofmanagement of commune budget; performing administrative reform in management ofcommune budget
In short, to strengthen management of commune budget, the State should furtherimprove on mechanisms and policies such as: creating better tax policy, allocatingnorms of commune budget, decentralizing of budget revenue
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của ngân sáchnhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định.Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ môđối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình
ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Về mặt kinh tế, ngân sách nhà nước có vaitrò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hộithông qua các công cụ thuế và thuế suất của Nhà nước.Về mặt xã hội, ngân sáchnhà nước có vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Vềmặt thị trường, ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ để góp phầnbình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát
Ngân sách cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vàcũng có đặc thù riêng Nguồn thu Ngân sách xã được khai thác trực tiếp trên địabàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộngđồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào Ngân sách
xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống Ngân sách Nhà nước đảm bảo điều kiệntài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, pháttriển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện chính sách xã hội, giữgìn an ninh trật tự trên địa bàn Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, công tácquản lý ngân sách xã, còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nhiều điều bất cập, nhiềunhững tồn tại cần phải được hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnhcủa nền kinh tế đất nước, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hộinhập Sự ổn định vững chắc, ngày càng lớn mạnh của ngân sách xã sẽ đóng gópvào sự ổn định phát triển của ngân sách nhà nước và nền tài chính Quốc gia
Huyện Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía bắc tỉnh Hưng Yên, có ranh giớivới 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuậnlợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội Trong những năm qua kinh tế phát triển ổn định, đời sống vậtchất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, có được kết quả đó nhờ vào sự
Trang 16đóng góp không nhỏ của ngân sách nhà nước, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nôngthôn có sự đóng góp rất lớn của ngân sách xã khi thực hiện Luật NSNN Mặc dùvậy bên cạnh những mặt đã làm được, ngân sách xã của huyện Yên Mỹ cũng bộc
lộ không ít tồn tại, hạn chế Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu vềquản lý ngân sách xã, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào vềquản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ Xuất phát từ thực tế trên,chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý Ngân sách xã trên địa bànhuyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngânsách xã, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bànhuyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýngân sách xã
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2013 – 2015
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngânsách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ
Đối tượng khảo sát : một số đơn vị đại diện cấp xã sử dụng ngân sách nhànước, một số cán bộ làm công tác quản lý cấp xã, huyện
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã gồm lập
dự toán, chấp hành dự toán (hoạt động thu chi ngân sách xã), quyết toán ngânsách xã, công tác kiểm tra ngân sách xã Thực trạng công tác quản lý ngân sách
Trang 17Các thông tin, số liệu nghiên cứu được thu thập trong 3 năm, từ năm 2013
- 2015, số liệu điều tra tại thời điểm hiện tại Đề tài thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý ngân sách xã được quy định bao gồm những nội dung gì?
- Thực trạng quản lý ngân sách xã theo từng nội dung đã được thực hiệnnhư thế nào trên địa bàn huyện Yên Mỹ ?
- Những kết quả và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã trên địabàn huyện Yên Mỹ là gì ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trên địa bànhuyện Yên Mỹ ?
- Để hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ cần thiếtphải có những giải pháp gì?
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua việc nghiên cứu, đề tài làm sáng tỏ được vai trò, nội dung, cơ
sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã để từ đó đề ra các biệnpháp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên tốt hơntrong thời gian tới
Trang 182.1.1.1 Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử Sự hìnhthành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tếhàng hóa – tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhànước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại củanền kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát triển của ngân sáchnhà nước Ngân sách nhà nước đã xuất hiện cùng với sự hiện diện của Nhà nước.Như vậy, ngân sách nhà nước luôn gắn liền với Nhà nước, nó dùng để chỉ cáckhoản thu, chi của Nhà nước được thể chế hóa bằng pháp luật “Quốc hội thựchiện quyền lập pháp về NSNN, còn quyền hành pháp giao cho Chính Phủ thựchiện” Từ xưa đến nay đã có rất nhiều quan niệm về khái niệm NSNN, tuy nhiênchỉ có ba quan điểm khá phổ biến đó là:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước, là kế hoạch Tài chính cơ bản của Nhà nước
Quan điểm thứ hai cho rằng: ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toáncác khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền củanhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm.(Nguyễn Văn Tuyển, 2008)
Quan điểm thứ ba cho rằng: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinhtrong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn Tài chính khác nhau
Từ những quan điểm trên về ngân sách xã thấy rằng các quan điểm này cónhững nhân tố hợp lý song vẫn chưa đầy đủ, nó mới cho thấy được mặt cụ thể,mặt vật chất của NSNN mà chưa thấy hết được các mặt về kinh tế - xã hội củaNSNN Nó phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tếchứa đựng trong ngân sách nhà nước
* Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được cơquan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện
Trang 19chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Phương Thị Hồng Hà, 2006)
Ngân sách nhà nước được phân định thành ngân sách Trung ương và ngânsách địa phương Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương Ngân sách địaphương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân (Tỉnh, huyện, xã) ( Quốc hội, 2002)
*Xét về hình thức biểu hiện bề ngoài có thể nhận thấy: Ngân sách xã làtoàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyếtđịnh và được thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chínhquyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lýkinh tế, xã hội trên địa bàn
Các khoản thu NS xã bao gồm: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, cáckhoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổchức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của phápluật
Các khoản chi NS xã bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy xã, và các khoản chikhác theo quy định của pháp luật
*Xét về mặt bản chất: Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữachính quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phânphối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã Trên cơ sở đó đáp ứngcác nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyềnNhà nước cấp xã
2.1.1.2 Khái niệm quản lý ngân sách xã
Một số quan điểm về quản lý:
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng
Trang 20*Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiếtphối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền Biểu hiện cụthể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểmsoát Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiếtđược nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận
*Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp đểtập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước
và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quảnhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được những mục tiêu kinh tế,
xã hội
*Quản lý NSX được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng các phươngpháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tài chínhtrên địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và có thểđạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã – xã hội của địa phương.là tổ chức,điều khiển và theo dõi thực hiện công việc nào đó
Quản lý NSX phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình ngânsách (Lập dự toán ngân sách – Chấp hành ngân sách – Quyết toán ngân sách);phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách trong
hệ thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; phải đượcquản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngânsách và phải áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách ( cả
ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đốitượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chínhquyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia
2.1.2 Đặc điểm, vai trò, chức năng của ngân sách xã
2.1.2.1 Đặc điểm của ngân sách xã
Thứ nhất: NS xã là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính Quốc gia
NS xã bao gồm những mối quan hệ Tài chính nhất định trong tổng thể các quan
hệ Tài chính Quốc gia
Thứ hai: Các quan hệ Tài chính thuộc NS xã gồm những đặc điểm:
- Các hoạt động thu, chi của NS xã luôn gắn chặt với quyền lực về kinh tế,chính trị của Nhà nước, nó được thể hiện bằng thể chế, bằng luật định và nhữngcông cụ hành chính
Trang 21- NS xã luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung,lợi ích công cộng Toàn bộ các hoạt động thu, chi của NS xã chứa đựng baohàm các nội dung về kinh tế, xã hội và chứa đựng tổng thể các mặt lợi ích củacác đối tượng liên quan Các mối quan hệ lợi ích đó luôn được hài hoà và đảmbảo công bằng giữa các đối tượng Nhưng vấn đề lợi ích của Quốc gia, lợi íchcủa tập thể vẫn phải được đặt lên hàng đầu, nó thực hiện việc chi phối tất cả cácmặt lợi ích khác
- NS xã cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nét riêng củaNSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ,
có tác dụng riêng và được dùng cho những mục đích đã định trước
- Hoạt động thu, chi của NS xã được thực hiện theo nguyên tắc khônghoàn trả trực tiếp là chủ yếu
2.1.2.2 Vai trò của ngân sách xã
NS xã là một cấp ngân sách, là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhànước, chính vì vậy mà NS xã thể hiện đầy đủ vai trò của NSNN; NS xã cũng làmột bộ phận của bộ máy chính quyền cấp xã, vì vậy nó còn có những vai tròriêng Trong nền kinh tế thị trường định hướng theo Chủ nghĩa xã hội ở Nước tahiện nay, ngân sách xã cơ bản có vai trò chung của NSNN Tuy nhiên có nhữngđặc thù và vai trò riêng biệt được thể hiện:
Thứ nhất: NS xã cung cấp các phương tiện vật chất, tiền tài vật lực cho sựtồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã Để đảm bảo cho sự tồn tại
và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã thì chỉ có nguồn Tài chính từNSNN Như vậy mọi chi phí cho bộ máy cấp xã phải do NS xã đảm đương
Thứ hai: NS xã là một công cụ Tài chính quan trọng để chính quyền cấp
xã quản lý một cách toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội ở xã trong lĩnh vựcđược phân cấp, được thể hiện thông qua:
- Hoạt động thu ngân sách: Từ thu ngân sách đã tạo lập ra quỹ NS xã, từ
đó có điều kiện để hoạt động và có thể còn có đầu tư cho mục đích phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương Qua hoạt động thu còn giúp chính quyền xã thựchiện việc kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đitheo đúng hướng, đúng khuôn khổ của pháp luật Thu ngân sách còn góp phầnthực hiện các chính sách về công bằng xã hội…Việc thực hiện chế độ thu phạt viphạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm không những tạo nguồn thu cho ngân
Trang 22có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo công bằng xã hội,…Từ đó gópphần phát triển toàn diện khu vực dân cư mà đặc biệt là khu vực nông thôn, dầnthực hiện việc hiện đại hoá nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn vàthành thị.
2.1.2.3 Chức năng của ngân sách xã
NS xã có một vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Chức năng, vai trò của NS xãluôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và nó tuỳ thuộc vào từngthời kỳ, từng giai đoạn khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau và luôn thểhiện ba chức năng chính
- Chức năng thứ nhất là chức năng phân phối: Đây là công cụ chủ yếuphân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn Tài chính của Quốc gia; Cung cấp cácphương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững trật tự an toàn
xã hội, đảm bảo phát triển đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
- Chức năng thứ hai là chức năng điều tiết: Đây là công cụ điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế xã hội Là công cụ Tài chính quan trọng để quản lý điều chỉnh cáchoạt động kinh tế xã hội của đất nước; định hướng phát triển nền kinh tế, sảnxuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập nhằmđem lại sự công bằng và thực hiện việc giải quyết những vấn đề, những mâuthuẫn nảy sinh trong xã hội
- Chức năng thứ ba là chức năng kiểm tra: Xuất phát từ mối quan hệ mậtthiết của NSNN với các khâu trong hệ thống Tài chính Quốc gia, xuất phát từ lợiích chung, NSNN kiểm tra các hoạt động Tài chính trong việc làm nghĩa vụ nộpthuế, các khoản phải nộp, việc sử dụng các nguồn Tài chính Nhà nước, sử dụngcác tài sản Quốc gia và việc thực hiện luật pháp, chính sách về ngân sách cũngnhư các pháp luật, chính sách có liên quan khác Kiểm tra của NS xã gắn chặt với
Trang 23quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước; nó là một loại kiểm tra đơnphương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhànước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với ngân sách cũng như việc sửdụng vốn, kinh phí, tài sản của Nhà nước Như vậy, kiểm tra của NS xã đối vớihoạt động tài chính khác là một mặt trong hoạt động quản lý và kiểm tra của Nhànước, có tác động sâu sắc tới các hoạt động tài chính khác và có vai trò quantrọng góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ
2.1.3 Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
2.1.3.1 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
* Hệ thống NSNN: Là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau,
có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình phân phối và sử dụngnguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách (Đặng Thị VânHồng, 2010)
* Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN :
- Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ: Hệ thống NSNN được xâydựng căn cứ vào Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đốivới Nước ta, theo quy định của Hiến pháp, Việt Nam là một Quốc gia thống nhất,quyền lực Nhà nước thống nhất, do đó chỉ có NSNN thống nhất do Quốc hội phêchuẩn, dự toán và quyết toán NS xã; Chính Phủ thống nhất quản lý NSNN.Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với chính quyềnNhà nước; Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn Tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền Nhà nước
* Điều kiện hình thành một cấp ngân sách:
- Có một cấp chính quyền trên một vùng lãnh thổ xác định thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý
có thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu của chính quyền
Đối với đất nước Việt Nam hiện nay, hệ thống chính quyền được phânthành bốn cấp Vì vậy ứng với mỗi cấp chính quyền thì có một cấp ngân sáchtương ứng do đó hệ thống NSNN của nước ta gồm các cấp được thể hiện trên sơ
đồ 2.1
Trang 24Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương
NS tỉnh vàthành phố trựcthuộc Trungương
NS huyện,quận, thị xãthành phốthuộc tỉnh
NS xã,phường, thịtrấn
Sơ đồ 2.1 Hệ thống ngân sách Nhà nước
Trang 25Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chínhnhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ cóhiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và điềukiện thực tế cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền cácđịa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động sáng tạo của địa phươngmình trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách góp phần khuyếnkhích các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương, thường xuyên quantâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng mộtcách tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời đónggóp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợcủa ngân sách trung ương, góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, đẩy lùilạm phát và các hiện tượng tiêu cực khác
b Yêu cầu của phân cấp quản lý NSNN:
- Đảm bảo tính thống nhất của NSNN, nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗicấp chính quyền được ổn định theo Luật định
- Phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với phân cấp các lĩnh vực kháccủa Nhà nước, xác định rõ mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấpdưới, quan hệ giữa Trung ương và địa phương
- Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với Hiến pháp vàluật pháp quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấpchính quyền, đảm bảo mỗi cấp ngân sách có các nguồn thu, nhiệm vụ chi, quyền
và trách nhiệm về ngân sách tương xứng
- Quốc hội là cơ quan quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách,phê chuẩn quyết toán ngân sách ; HĐND các cấp được chủ động quyết định dựtoán ngân sách , quyết định phân bổ dự toán ngân sách địa phương
c Nội dung phân cấp quản lý NSNN: Đây chính là việc giải quyết các mối quan
hệ về quyền lực, quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền trong quá trình quản
lý và sử dụng NSNN bao gồm các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việcban hành các chính sách, chế độ thu, chi và chế độ quản lý NSNN
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi,nguồn thu và cân đối NSNN
Trang 26- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình NSNN.
d Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN:
- Phân cấp Ngân sách phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp kinh tế
và tổ chức bộ máy hành chính
- Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độclập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách
Trong hoạt động quản lý ngân sách, phân cấp quản lý ngân sách là tất yếukhách quan bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính Nhànước Để đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có sự phân cấp quản lý ngân sách, phâncấp quản lý ngân sách không chỉ giới hạn ở việc phân, giao nhiệm vụ thu, chi màphải bao quát tất cả các lĩnh vực của hoạt động ngân sách ở từng cấp và phải thựchiện trên những nguyên tắc nhất định Đối với nước ta hiện nay, thực hiện phâncấp quản lý theo các cấp NS từ ngân sách Trung ương đến ngân sách xã, thànhphố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện,quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp xã); ngân sách
xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)
Trong hệ thống NS ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, chi phốitrong hệ thống NS xã, ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ chi quan trọng,
có tính chất điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo chi cho an ninh, Quốc phòng
và các chương trình mục tiêu Quốc gia, phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội
và thực hiện chức năng hỗ trợ cho ngân sách xã
Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ chủ đạo khai thác nguồn thu tại chỗ, tận dụngtăng thu những nguồn thu được phân cấp, đồng thời sắp xếp lại các khoản chi,chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vitỉnh quản lý, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới.Ngân sách xã là cấp ngân sách trung gian có nhiệm vụ thu, chi theo luật ngânsách đồng thời là cấp dự toán thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng nhiệm
vụ được phân cấp
Ngân sách cấp xã vừa là cấp Ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vừa
là đơn vị dự toán đặc biệt với tư cách thụ hưởng NSNN Nó đóng vai trò quantrọng trong việc bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhànước cấp cơ sở
Trang 272.1.4 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
2.1.4.1 Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động ngân sách, một mặt nó bảo đảm
sự thống nhất ý chí và lợi ích qua huy động và phân bổ ngân sách để có đượcnhững hàng hoá, dịch vụ công cộng có tính chất quốc gia Mặt khác, nó đảm bảophát huy tính chủ động và sáng tạo của các địa phương, các tổ chức, cá nhântrong đảm bảo giải quyết các vấn đề cụ thể, trong những hoàn cảnh và cơ sở cụthể Tập trung ở đây không phải là độc đoán, chuyên quyền mà trên cơ sở pháthuy dân chủ thực sự trong tổ chức hoạt động ngân sách của các cấp chính quyền,các ngành, các đơn vị Nguyên tắc này được quán triệt thông qua sự phân công
và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong phân cấp quản lý ở cả bakhâu của chu trình ngân sách
2.1.4.2 Nguyên tắc công khai, minh bạch
Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín Minh bạch làlàm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhầm lẫn được.Quản lý ngân sách đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chínhđáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước Việc Nhà Nước
có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng
các nguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách.Điều này cũng rất quan trọng đối với nhà tài trợ, những người hiển nhiên sẽkhông hài lòng nếu sau khi hỗ trợ tài chính cho một quốc gia lại không có đủthông tin về việc sử dụng nó vào đâu, như thế nào? Những nhà đầu tư cũng cần
có sự minh bạch vềngân sách để có thể đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay 2.1.4.3 Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm
Với tư cách là người được nhân dân "uỷ thác" trong việc sử dụng nguồnlực, Nhà Nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trìnhquản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách Tính chịu trách nhiệm bao gồmchịu trách nhiệm có tính chất nội bộ và chịu trách nhiệm ra bên ngoài Chịu tráchnhiệm nội bộ của nhà quản lý ngân sách bao gồm chịu trách nhiệm của cấp dướivới cấp trên, với người giám sát, kiểm tra ngân sách trong nội bộ Nhà Nước.Chịu trách nhiệm ra bên ngoài muốn nói tới ở đây là tính chịu trách nhiệm củacác bộ, ngành đối với khách hàng của mình như những người nộp thuế hay đốitượng được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục Nâng cao tính chịu trách nhiệm ra
Trang 28bên ngoài đặc biệt cần thiết khi nhà nước gia tăng phí tập trung hoá, tăng tự chủtrong quản lý ngân sách cho các địa phương, bộ, ngành, đơn vị Điều này cũngđược thể hiện rõ trong luật ngân sách của Việt Nam Quốc Hội, HĐND được bầutheo nhiệm kỳ và chịu trách nhiệm giải trình trước toàn bộ cử tri về ngân sách.
Cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan lập pháp
2.1.4.4 Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hàihoà, hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi, các lĩnh vực, các ngành,các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ Đảm bảo cân đối ngânsách từ một đòi hỏi có tính chất khách quan xuất phát từ vai trò nhà nước trongcan thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và công bằng.Thông thường, khi thực hiện ngân sách các khoản thu dự kiến sẽ không đủ đểđáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước Vì vậy, tính toán nhu cầu chi sát với khảnăng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng Các khoản chi chỉ được phépthực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp
2.1.5 Nội dung công tác quản lý ngân sách xã
Đối với các nước ngân sách xã là bảng dự toán thu, chi bằng tiền của Nhànước trong khoảng thời gian nhất định, nó thường được xác định cho một năm.Đối với Nước ta, thời gian nhất định này được gọi là năm NS và năm NS trùngvới năm dương lịch tính từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm Tuy các nước có mốctính năm NS khác nhau, song thông thường đều tính 12 tháng Để thực hiện đượcnăm ngân sách, bao giờ cũng được bắt đầu từ khâu lập dự toán, sau đó tiến hànhthực hiện dự toán, sau khi dự toán được thực hiện hoàn thành, để đánh giá đượcviệc dự toán phải tiến hành một khâu gọi là quyết toán ngân sách Việc tiến hànhthực hiện ba khâu này trong năm ngân sách khi năm ngân sách kết thúc thì lạitiếp tục bắt đầu năm ngân sách mới, vì vậy hoạt động của ngân sách có tính chu
kỳ lặp đi lặp lại và hình thành nên chu trình liên tục của ngân sách xã
Như vậy: Chu trình quản lý ngân sách xã là quá trình quản lý thực hiệncác khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của một chu trình ngân sách.2.1.5.1 Lập dự toán ngân sách xã
Lập ngân sách xã thực chất là xây dựng dự toán các khoản thu, chi củangân sách trong một năm ngân sách, lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầutrong quá trình hình thành ngân sách
Trang 29Đối với nước ta, Luật Ngân sách Nhà nước quy định, hàng năm trên cơ sởhướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND cấp xã tiến hành lập dự toánngân sách năm sau của mình trình Hội đồng nhân dân (HĐND) xã, và HĐND xãquyết định dự toán ngân sách.
a Yêu cầu của lập dự toán ngân sách xã
- Dự toán NSX phải tập hợp được đầy đủ các khoản thu, chi và tổng hợptheo từng lĩnh vực thu, chi
- Dự toán chi đầu tư phát triển căn cứ vào các dự án đầu tư có đủ điều kiện
và nguồn vốn được đảm bảo, ưu tiên bố trí cho các công trình đang thực hiện dởdang
- Dự toán chi thường xuyên phải được tuân theo các chính sách chế độ,tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Lập dự toán NSX phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi không được vượtquá nguồn thu quy định có thể thực hiện trong năm kế hoạch Nghiêm cấm vay,chiếm dụng vốn hoặc cho vay dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã
- Dự toán phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian,đúng mục lục NSNN, gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nước xétduyệt, tổng hợp, đồng thời phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, rõcăn cứ tính toán
b Căn cứ lập dự toán ngân sách xã
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,trật tự an toàn xã hội ở xã
- Chính sách, chế độ thu, chi NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụchi NSX; chế độ tiêu chuẩn định mức thu, chi ngân sách của cấp có thẩm quyềnban hành và định mức phân bổ ngân sách do HĐND cấp tỉnh quy định
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND cấp huyện thông báo
- Tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước, ước thực hiện ngân sáchnăm hiện hành
c Trình tự lập dự toán ngân sách xã
- Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế, tổ đội thuế xã (nếu có), tổ uỷnhiệm thu, các thôn, đội để tính toán các khoản thu ngân sách (ở trong phạm viphân cấp cho xã quản lý)
Trang 30- Các ban ngành, tổ chức của xã căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao vàchế độ định mức, tiêu chuẩn chi tiến hành lập dự toán chi cho đơn vị, tổ chứcmình.
- Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trìnhUBND, báo cáo thường trực HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và phòngTài chính cấp huyện Thời gian báo cáo dự toán NSX do UBND cấp tỉnh quyđịnh Trên cơ sở đó UBND huyện kiểm tra, tổng hợp và ra Quyết định giaonhiệm vụ thu, chi chính thức cho NSX
Căn cứ nhiệm vụ thu, chi NSX do UBND cấp huyện giao, UBND xã hoànchỉnh dự toán thu, chi trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12 năm trước
- Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáoUBND cấp huyện và phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời thông báo công khai
dự toán NSX theo chế độ công khai Tài chính về ngân sách do Thủ tướng ChínhPhủ quy định
d Nội dung dự toán ngân sách xã
Dự toán ngân sách xã gồm hai phần:
- Phần 1: Dự toán thu NSX
+ Tổng hợp theo nội dung thu được phân cấp
+ Dự toán chi tiết thu theo Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mụclục NSNN
- Phần 2: Dự toán chi NSX:
+ Tổng hợp theo nhiệm vụ chi được giao
+ Dự toán chi tiết chi theo Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mụclục NSNN
Cụ thể nội dung dự toán thu, chi NSX như sau:
* Nội dung thu NSX theo luật NSNN :
(1) Các khoản thu ngân sách hưởng 100%:
- Các khoản thu phí, lệ phí
- Thu từ hoạt động sự nghiệp
- Thu từ quỹ đất công ích và đất công do xã quản lý
- Các khoản huy động đóng góp theo quy định và tự nguyện
Trang 31- Các khoản viện trợ không hoàn lại.
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước
- Các khoản thu khác còn lại theo quy định của pháp luật
(2) Các khoản thu phân chia tỷ lệ % (phân chia tỷ lệ điều tiết):
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế nhà đất
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
- Thuế nông nghiệp từ hộ gia đình
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
- Thuế quy định khác
Các khoản thuế trên được tính toán điều tiết giữa các cấp NS theo quyđịnh, riêng 5 loại thuế (từ thuế chuyển quyền sử dụng đất đến Lệ phí trước bạnhà, đất) theo quy định NSX được hưởng tối thiểu 70%; Căn cứ vào nguồn thu,nhiệm vụ chi mà HĐND tỉnh có thể quy định tỷ lệ điều tiết cho NSX hưởng caohơn đến tối đa là 100%
(3) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
- Thu bổ sung cân đối ngân sách
- Thu bổ sung có mục tiêu
* Nội dung chi NSX theo luật NSNN:
(1) Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không cókhả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh
- Chi đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bằng nguồnhuy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo quyđịnh của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
(2) Chi thường xuyên:
- Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã (như: tiền lương, tiềncông cho cán bộ, công chức của xã, sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã, các khoảnphụ cấp khác theo quy định của Nhà nước, các khoản công tác phí, chi hoạtđộng,… và các khoản chi khác theo quy định)
Trang 32- Kinh phí hoạt động của cơ quan đảng Cộng sản Việt Nam.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận tổquốc Việt nam, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binhViệt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
- Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượngkhác theo chế độ quy định
- Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
do xã quản lý (như: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quyđịnh, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội,…)
- Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ,lớp mẫu giáo, trợ cấp giáo viên mầm non…
- Chi cho sự nghiệp y tế
- Chi sửa chữa và cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạtầng do xã quản lý như trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa,thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, côngtrình cấp thoát nước công cộng,…Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệpkinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.(3) Dự phòng ngân sách xã:
Đây là khoản dự phòng cho các nhiệm vụ đột xuất hoặc khắc phục hậuquả thiên tai địch họa Dự phòng NSX được tính từ 3– 5% khoản chi thườngxuyên của ngân sách xã
2.1.5.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã
Chấp hành dự toán NS xã là việc thực hiện dự toán NS xã đã được phêchuẩn Nội dung chính quá trình chấp hành dự toán NS xã: Đây là quá trình tổchức thực hiện thu NS xã và bố trí cấp phát kinh phí của NS xã cho các nhu cầu
đã được phê chuẩn
Sau khi dự toán NS xã được phê duyệt và năm ngân sách bắt đầu (Tínhtheo năm dương lịch) thì việc thực hiện dự toán NS xã được tiến hành Theo LuậtNSNN, mọi khoản thu, chi của ngân sách xã đều phải thực hiện thông qua hệ
Trang 33thống Kho bạc nhà nước (KBNN) Vì vậy,việc đầu tiên là phải tiến hành mở tàikhoản ngân sách để giao dịch tại KBNN huyện Chủ tài khoản là chủ tịch UBND
xã (hoặc là người được ủy quyền), kế toán là kế toán ngân sách xã có đăng kýchữ ký tại KBNN
Căn cứ vào dự toán NS xã và phương án phân bổ NS xã cả năm đã đượcHĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NS xã theo mục lụcNSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán
Công tác chấp hành dự toán gồm các bước sau:
Bước 1: Lập dự toán thu, chi ngân sách xã quý, chia ra tháng
Căn cứ vào dự toán năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã tiếnhành lập dự toán thu, chi NS xã theo từng quý, chi tiết theo từng tháng, gửi Khobạc nhà nước thành phố nơi giao dịch trước ngày đầu mỗi quý
Bước 2: Tổ chức thực hiện thu ngân sách xã
Ban Tài chính xã phối hợp cùng cơ quan Thuế, các tổ, đội, bộ phận ủynhiệm thu tiến hành thực hiện công tác thu NS xã đối với các khoản thu Thungân sách xã phải đảm bảo thực hiện theo dự toán đã được phê duyệt và cáckhoản phát sinh, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản được phân giao và nộpvào tài khoản ngân sách tại KBNN
Các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo của
cơ quan Thuế hoặc ban Tài chính xã lập giấy nộp tiền (bằng tiền mặt hoặcchuyển khoản) trực tiếp đến nộp vào KBNN Trường hợp đối tượng không cóđiều kiện nộp trực tiếp vào KBNN thì có thể nộp thông qua cơ quan Thuế, hoặc
tổ, đội ủy nhiệm thu Việc thực hiện thu phải sử dụng biên lai thu tiền, mở sổsách theo dõi thu đầy đủ, chấp hành chế độ báo cáo việc sử dụng biên lai hàngtháng đối với cơ quan Thuế và phòng Tài chính huyện Hàng tháng, căn cứ vào
kế hoạch trợ cấp từ ngân sách cấp trên đã được phê duyệt, phòng Tài chính thôngbáo số trợ cấp của tháng và cấp lệnh chi chuyển cho NS xã thông qua tài khoảntại KBNN
Việc tính toán tỷ lệ điều tiết và luân chuyển chứng từ sẽ do KBNN thựchiện Đối với các khoản thu 100% KBNN sẽ chuyển cho Ban Tài chính xã mộtliên, đối với những khoản thu điều tiết KBNN sẽ lập bảng kê các khoản thu phânchia cho xã theo từng tháng, đối với thu bổ sung NS thì nhận giấy báo có
Trang 34Bước 3: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã
Việc chi ngân sách phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ nguồn lực cho hoạtđộng của bộ máy chính quyền, đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội; luôn chútrọng đến các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản lương, có tính chấtlương cho cán bộ Các khoản chi phải được kiểm soát chặt chẽ đúng quy định,đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả Chi đảm bảo được cân đối thu, chi ngân sách
Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung dự toán (nếu có)
Trong quá trình chấp hành ngân sách, có thể có những trường hợp phảiđiều chỉnh hoặc bổ sung dự toán cho phù hợp với những yêu cầu đặt ra
- Điều chỉnh kế hoạch khi: tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi hoặc
do Nhà nước có những thay đổi về cơ chế chính sách, khi có những biến độnglớn xảy ra, có sự thay đổi nhu cầu chi tiêu
- Bổ sung dự toán ngân sách khi có các nguồn thu phát sinh, các nhiệm vụchi cấp thiết cần giải quyết, khắc phục,… trên cơ sở có nguồn thu phát sinh.2.1.5.3 Kế toán ngân sách xã và quyết toán ngân sách xã
Quyết toán NS xã là giai đoạn tổng kết đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động
NS xã sau một năm ngân sách, đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NS
xã Thông qua quyết toán NS xã sẽ cho thấy được toàn bộ kết quả toàn diện vềhoạt động kinh tế - xã hội của địa phương Do đó quyết toán NS xã cần phảiđược đảm bảo chính xác, trung thực và kịp thời Muốn vậy cần phải thực hiệnnhững yêu cầu cơ bản sau
- Phải soát xét lại toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán NS
xã, đảm bảo quyết toán nhanh gọn, chính xác, kịp thời
- Đổi mới quá trình lập báo cáo, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toán
NS xã theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan địa phương, Thực hiện việc quyết toán từ cơ sở, gắn chặt cơ quan chuẩn chi, cơ quan cấpphát, cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện quyết toán NS xã
- Nâng cao vai trò của HĐND các cấp trong việc xem xét, phê chuẩnquyết toán và tổng quyết toán NS xã Đồng thời, trong quá trình thực hiện chutrình của NS xã đó là tiến hành việc phân tích, kiểm tra, kiểm toán NS xã Đây làcông tác thường được thực hiện trong quá trình thực hiện và sau khi một chu kỳ
Trang 35NS xã kết thúc Nó được tiến hành nhằm đánh giá việc thực hiện dự toán, chấphành dự toán, kế toán, quyết toán NS xã trong một chu kỳ hoặc một năm Tàichính Thông qua việc kiểm tra, kiểm toán thấy được những mặt tích cực, nhữngmặt còn hạn chế, những vướng mắc trong quá trình thực hiện và từ đó có cácbiện pháp khắc phục, xử lý kịp thời theo quy định
a Ghi chép về ngân sách xã
- Mở hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán
- Thực hiện việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh: Mọi khoản thu, chi NS
xã phát sinh phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ vào hệ thống chứng từ, sổ sách,báo cáo kế toán theo quy định Việc hạch toán kế toán và quyết toán ngân sáchphải thực hiện theo đúng mục lục NSNN và chế độ kế toán NS xã hiện hành
- Lập báo cáo kế toán, quyết toán theo đúng các biểu mẫu và thực hiệnbáo cáo định kỳ hàng tháng, quý theo quy định
- Kho bạc nhà nước huyện, thành, thị nơi giao dịch thực hiện công tác kếtoán thu chi quỹ NS xã theo quy định Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hìnhthực hiện thu, chi NS xã, tồn quỹ NS xã gửi UBND xã và có thể báo cáo đột xuấtkhi có yêu cầu
b Công tác khóa sổ và quyết toán ngân sách xã hàng năm
Để thực hiện việc khóa sổ kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm, BanTài chính xã cần thực hiện một số việc sau:
- Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán,
có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thờinhu cầu chi theo dự toán Trường hợp có khả năng hụt ngân sách phải có phương
án chủ động sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã
- Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch để đối chiếu tất cả các khoảnthu, chi NS xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ chính xác các khoản thu, chitheo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sáchtheo tỷ lệ quy định
- Đối với những khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử
lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được thì phải làm thủ tục chuyển nămsau
- Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theonguyên tắc sau:
Trang 36c Lập báo cáo quyết toán ngân sách xã hàng năm
- Ban Tài chính lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng nămtheo đúng biểu, đúng mục lục NSNN báo cáo UBND xã xem xét để trình HĐND
xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành thị để tổnghợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng Tài chính - kế hoạchhuyện, thành, thị do UBND tỉnh quy định
- Quyết toán chi NS xã không được lớn hơn quyết toán thu NS xã Sốchênh lệch thu lớn hơn chi gọi là kết dư ngân sách xã Toàn bộ kết dư năm trước(nếu có) sẽ được chuyển vào thu ngân sách năm sau
- Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản
để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành, thị;Kho bạc Nhà nước huyện, thành, thị nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi kết dưngân sách), lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhândân xã biết
- Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành, thị là đơn vị được giao tráchnhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi NS xã, trường hợp có sai sót phảibáo cáo UBND huyện, thành, thị yêu cầu HĐND xã điều chỉnh
d Thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách xã
Theo quy định, thời gian chỉnh lý quyết toán NS xã được thực hiện đếnhết 31/01 của năm sau
2.1.5.4 Kiểm tra, phân tích và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã
a Kiểm tra ngân sách xã
Kiểm tra tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý ngân sách xã.Kiểm tra là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định về chế độ NS xã, đảmbảo quy định về chế độ kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra,
Trang 37kiểm toán phải được tiến hành một cách thường xuyên và ở tất cả các bước trongquản lý NS xã Kiểm tra để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, khôngđúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời
Nâng cao vai trò giám sát của HĐND xã đối với công tác ngân sách xã;các cơ quan Tài chính cấp trên, đặc biệt là phòng Tài chính - kế hoạch huyện,thành, thị phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp
vụ cho công tác quản lý NS xã
Việc tiến hành kiểm tra nội bộ là vô cùng quan trọng, đồng thời UBNDcấp trên, các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẵn sàng vào cuộckhi có dấu hiệu để tìm ra, ngăn chặn, xử lý những sai phạm,…từ đó làm cho NS
xã hoạt động theo đúng quỹ đạo, hiệu quả, nền tài chính lành mạnh
Hình thức kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năngtheo kế hoạch nhất định Việc kiểm tra được tiến hành đối với hoạt động củaNSX trong một thời gian nhất định
- Kiểm tra đột xuất: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năngmột cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại, tốcáo liên quan đến công tác quản lý NS xã
- Kiểm tra thường xuyên: Đây là công tác kiểm tra thường xuyên trongquá trình hoạt động của NS xã Công tác kiểm tra thường gắn với các cơ quanchủ quản của NS xã như ngành tài chính, Thuế, KBNN…
b Phân tích và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã
Phân tích và đánh giá đó là một hoạt động cần thiết cho sự phát triển của
NS xã, việc phân tích và đánh giá thường thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết
về tài chính ngân sách; thông qua các hội nghị giao ban, hội thảo chuyên đề,thông qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách
Phân tích các hoạt động kinh tế của ngân sách nhằm đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách trong một thời kỳ; đối chiếu việc chấphành thực tế so với các chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định hiện hành Từ đóphát hiện ra những sai sót, hạn chế trong công tác NS xã Trên cơ sở đó có cácđịnh hướng, biện pháp cho sự phát triển của NS xã trong giai đoạn tiếp theo
Trang 382.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã
2.1.6.1 Sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật
Khi kinh tế phát triển- xã hội phát triển tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
ở đây thể hiện là tổng sản phẩm xã hội tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàngnăm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo vàđời sống của nhân dân được cải thiện
Bởi thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình đểtập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nướcnhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước Khi kinh tế- xã hội phát triển sẽ cácdoanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh gặp nhiều thuận lợi và lợi nhuận cao nguồn thu thuế cho NSNN cũngtăng,từ đó nguồn thu cho ngân sách xã cũng tăng Nhưng khi nền kinh tế pháttriển chậm, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đìnhtrệ, hàng tồn kho nhiều thì doanh thu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thấp,tình trạng lỗ trong sản xuất kinh doanh diễn ra phổ biến thì việc huy động nguồnthu vào NSNN từ thuế, phí gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguồn thu của ngân sách
xã giảm
Mặt khác khi xã hội phát triển thì nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuậttăng lên đo đó mà cũng cần phải bố trí nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầutrên Khi đó các nhà hoạch định chính sách phải tính toán đầu tư công như thếnào cho hợp lý, hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát
Như vậy, sự phát triển kinh tế- xã hội phát triển ảnh hưởng đến tốc độtăng thu, chi NSNN nói chung và NSX nói riêng, mặt khác chi tiêu công cũng làyếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.1.6.2 Chính sách của Nhà nước
Quản lý Ngân sách là một công việc đặc thù có sự quy định chặt chẽ củapháp luật về Ngân sách Chính vì vậy, quy định của Nhà nước về quản lý Ngânsách là yếu tố quyết định đến kết quả quản lý Ngân sách nói chung trong đó cóquản lý NS xã Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoànthiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu – chi giữa các cấp ngân sách,
mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tựquyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tíchcực trong quản lý hệ thống NS quốc gia Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi
Trang 392.1.6.3 Năng lực của cán bộ quản lý Ngân sách
Để quản lý có kết quả Ngân sách Nhà nước nói chung và Ngân sách xãnói riêng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạt động của cơ quan và cán bộ quản
lý Ngân sách Nếu bộ máy quản lý xã quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệuquả Nếu các công chức thiếu năng lực, trách nhiệm và sự trong sạch thì sẽ gâykhó khăn cho việc quản lý Ngân sách Luật phát đã đề ra hợp lý nhưng bộ máythực thi kém năng lực và phẩm chất thì sẽ không thực hiện được hoặc thực hiệnsai quy định Năng lực và đạo đức của đội ngũ trực tiếp là nhiệm quản lý Ngânsách, đây là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả và sự tác động của Ngân sáchđến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Do vậy các địa phương đều quan tâm đến nhân tố hết sức quan trọng này
và thường chú trọng song song hai nhiệm vụ: Trang bị đào nguồn nhân lực thôngqua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục- đào tạo; nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổchức quản lý NSX đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
2.1.6.4 Ý thức của lãnh đạo xã, thị trấn
Trong công tác quản lý Ngân sách Nhà nước, công tác tuyên truyền vậnđộng người dân tạo điều kiện để chính quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lýNgân sách như chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chi cho các hoạt động liênquan đến an sinh – xã hội…Đặc biệt công tác tuyên truyền vận động người dânnộp ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến số thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảmnghèo, đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh Các cấp ủy,chính quyền phải thực sự quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ thu ngân sách; phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để thu ngânsách đạt kết quả cao
Khi các cấp có thẩm quyền và các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ trựcthuộc ở từng địa phương bám sát nguồn thu, chú ý xây dựng những biện phápquản lý thu thuế chặt chẽ và hợp lý từ khâu đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế,theo dõi nộp thuế; thanh tra thuế; xử phạt và xử lý tố tụng thì nguồn thu sẽ sát
Trang 40với thực tế phát sinh ở từng địa phương, phân định rõ từng quy trình tổ chứcquản lý phù hợp thì khả năng đảm bảo thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ, thukịp thời sẽ trở thành hiện thực
Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm
và hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôncoi tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ
đó quản lý chặt chẽ từ các đối tượng sử dụng NSX, đối tượng thụ hưởng NSX,quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức,chấp hành và quyết toán NSX, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rútkinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý Ngân sách ở một số nước trên thế giới
Không chỉ Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều chútrọng đến việc quản lý nguồn ngân sách Thực tế, không có bất kỳ một quốc gianào phát triển lại không cần đến nguồn vốn này vấn đề là họ sử dụng và quản lýnhư thế nào? Hiệu quả hay không hiệu quả
Ở các nước có nền kinh tế phát triển thường áp dụng các phương thứcquản lý ngân sách nhà nước như sau:
-Quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra
Với phương thức này, việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách phải
có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức dự toán ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thựchiện mục tiêu, qua đó sẽ đạt được một kết quả đầu ra Phương thức quản lý nàycũng đòi hỏi những thay đổi trong khuôn khổ luật pháp, thể chế, cách thức xâydựng và điều hành kế hoạch ngân sách cũng như văn hóa quản lý theo hướngđảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động
-Quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn:
Đây là một công cụ nhằm liên kết giữa chính sách, kế hoạch và ngân sáchtrong một khoản thời gian trung hạn (3-5 năm) tại cấp độ chính quyền Trungương.Công cụ này hướng đến 6 mục tiêu cụ thể như: Tăng cường kỷ luật tàichính bằng việc ước tính số dư thực chất hơn đối với kinh tế vĩ mô; tích hợp thứ
tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm, để đảm bảo tính thích hợp;giúp phân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau và giữa các đơn vị trong cùng