Khung phân tích

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (Trang 41)

Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định)

Đặc điểm nhân khẩu học cá nhân An sinh xã hội cho nông dân mất đất Chính sách hỗ trợ nông dân mất đất Đặc điểm nhân khẩu học gia đình Thực trạng an sinh xã hội cho nông dân mất đất

Nhu cầu được hỗ trợ an sinh xã hội của nông dân mất đất Khuyến nghị chính sách hộ trợ an sinh xã hội cho nông dân mất đất

40

Biến độc lập: Đặc điểm nhân khẩu học cá nhân (tuổi, giới tính, học vấn, trình độ học vấn, nghề nghiệp); Đặc điểm nhân khẩu học hộ gia đình (số thành viên, số năm số năm chung sống, dân tộc, nghề nghiệp...).

Biến can thiệp: Chính sách hỗ trợ nông dân mất đất; quá trình đô thị hóa.

Biến phụ thuộc: An sinh xã hội cho nông dân mất đất bao gồm: thực trạng và nhu cầu hỗ trợ an sinh xã hội của nông dân mất đất.

41

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lý thuyết

1.1.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội

Nội dung lý thuyết cơ cấu xã hội được giới thiệu ở phần này được trích dẫn và tham khảo từ website Viện Từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam [58]. Lý thuyết cơ cấu xã hội nhìn nhận xã hội như một hệ thống được gắn kết vững chắc bởi các bộ phận cấu thành. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: "Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các

thiết chế,...".

“Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội, v.v.. Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội” [58, tr.1].

Những khái niệm quan trọng trong lý thuyết cơ cấu xã hội: Địa vị xã hội, vai trò xã hội, thiết chế xã hội

Địa vị xã hội (social status) hàm nghĩa là thứ bậc của một cá nhân được xác định bởi sự giàu có, sự ảnh hưởng và uy tín. Địa vị xã hội không phải là

42

một hằng số mà là một biến số biến thiên theo thời gian, hoàn cảnh cũng như cấu trúc xã hội mà cá nhân và nhóm xã hội thuộc về. Bởi vậy, có khái nhiệm vị thế gán và vị thế đạt được. Vị thế gắn chính là một biến số mà con người khó thay đổi bởi nó là những giá trị mà sinh ra con người đã có như giới tính, xuất thân của gia đình có thể nhưng vị thế đạt được lại khác hoàn toàn vì nó có được nhờ sự cố gắng nỗ lực của chủ thể như học vấn, nghề nghiệp, chức vụ trong hệ thống tổ chức xã hội… ngoài ra, nhìn nhận địa vị xã hội của một cá nhân, nhóm xã hội sẽ là phiến diện nếu không đặt trong những cấu trúc xã hội cụ thể mà cá nhân và nhóm xã hội đó thuộc về. Bởi vậy, mỗi cá nhân, nhóm xã hội có thể có nhiều địa vị xã hội.

Những quan điểm về địa vị xã hội

1. Quan điểm thứ nhất, Địa vị xã hội giống như một vị trí (position) trong

một cơ cấu không ngụ ý về trật tự hay thứ bậc - theo cách xác định này, về bản chất: địa vị đồng nghĩa với vị trí.

2. Quan điểm thứ hai, là quan điểm thể hiện sự nhấn mạnh khía cạnh xếp

loại của địa vị và các nhóm địa vị.

Vai trò xã hội như là động lực, đưa những địa vị vào cuộc sống, vai trò và địa vị không thể tách rời nhau. Gắn với mỗi địa vị xã hội luôn là những vai trò xã hội và vai trò xã hội trên một phương diện nào đó đem lại khía cạnh động lực của một địa vị. Tthuật ngữ vai trò được dùng với một nghĩa kép. Mỗi một cá nhân có một loạt vai trò, được đem từ những những hình mẫu xã hội khác nhau. Trong cuộc đời, mỗi cá nhân thực hiện một số vai trò khác nhau, lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân. Đôi khi bản thân cá nhân rơi vào tình huống xung đột vai trò khi mà việc thực hiện vai trò này lại đi ngược với lợi ích, phản giá trị với vai trò khác.

Thiết chế xã hội theo nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa.

43

Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội.

Chức năng của thiết chế xã hội:

Các nhà xã hội học đều cho rằng thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Tất cả mọi xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của bản thân xã hội. Các nhu cầu xã hội cơ bản như sau:

1. Giao tiếp giữa các thành viên; 2. Sản xuất và sản phẩm dịch vụ;

3. Phân phối các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa;

4. Bảo vệ các thành viên khỏi tác động của thiên nhiên, bệnh tật và nguy hiểm khác;

5. Thay thế các thành viên (cả tái sinh sản sinh học) và thay thế văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa;

6. Kiểm soát hành vi của các thành viên.

Những cố gắng được tổ chức lại nhằm thỏa bãn các nhu cầu đó chính là các thiết chế cơ bản.

Thiết chế xã hội được tổ chức thành cơ cấu. Các yếu tố tạo thành thiết chế xã hội có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Khi thiết chế xã hội càng phức tạp, thì xã hội càng phát triển, và như vậy nó xác định vị trí, vai trò của cá nhân càng rõ ràng. Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng. Để đạt được điều đó mỗi thiết chế lại có một chức năng. Mỗi một thiết chế tự nó được cấu trúc ở mức cao và được tổ chức xung

44

quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận.

Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội:

1. Điều hòa xã hội; 2. Kiểm soát xã hội.

Các chức năng của các thiết chế xã hội được thực hiện thông qua các nhiệm vụ:

 Thiết chế xã hội vốn là những mô hình hành vi được đa số thừa nhận là chuẩn và thực hiện theo, do đó các cá nhân sẽ không mất thời gian để suy tính, đắn đo xem cách thức hành động đó là đúng hay sai để thực hiện hay không thực hiện. Nói cách khác, thiết chế đã đơn giản hóa tác phong hành động, lề lối tư duy của cá nhân. Mọi thành viên hành động theo thiết chế một cách tự động hóa.

 Thiết chế xã hội cũng là tập hợp các vai trò đã được chuẩn hóa. Đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học để thực hiện thông qua quá trình xã hội hóa. Nghĩa là, thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn. Ví dụ, thiết chế gia đình cung cấp cho cá nhân những vai trò bố mẹ, con cái,...; thiết chế giáo dục cung cấp cho cá nhân các vai trò thầy, học sinh,... chứ không phải do cá nhân sáng tạo nên các vai trò này.

Lý thuyết cơ cấu xã hội sẽ định hướng cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận văn từ việc phân tích biến cơ cấu xã hội của phường Lộc Vượng trên phương diện cơ cấu xã hội nghề nghiệp và cơ cấu xã hội vùng. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp được chuyển đổi theo xu hướng lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp dần chuyển đổi sang khu vực phi nông nghiệp. Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp này đặt ra vấn đề làm thế nào để người nông dân mất đất chuyển sang làm trong khu vực phi nông nghiệp. Nhưng không phải lao động

45

phi nông nghiệp đều mang lại lợi ích cao hơn và đảm bảo cuộc sống ổn định cho nông dân mất đất. Chỉ có lao động làm trong khu vực chính thức mới được hưởng chính sách bảo trợ từ nhà nước lẫn chủ lao động. Trong khi lao động phi chính thức lại là lao động làm thuê tự do, buôn bán nhỏ lẻ thì cuộc sống khá bấp bênh bởi không có chế độ chính sách bảo trợ và phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố sức khỏe, tuổi tác v.v.. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp là hướng tiếp cận để nhìn nhận về vị trí xã hội và vai trò xã hội của người nông dân mất đất trong cấu trúc xã hội mới, họ được – mất gì và cần hỗ trợ gì từ chính sách an sinh xã hội để ổn định cuộc sống? Thiết chế xã hội đóng vai trò điều hòa và kiểm soát xã hội, vậy khi một bộ phận trong xã hội là nông dân mất đất rơi vào cuộc sống bấp bênh, khó khăn cần đến chính sách an sinh xã hội để ổn định cuộc sống thì thiết chế xã hội nào sẽ hỗ trợ và hỗ trợ như thế nào? Luận văn này cần chỉ ra những thiết chế xã hội và việc cần làm để thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nông dân mất đất ổn định cuộc sống.

Trên phương diện cấu trúc xã hội vùng, cấu trúc xã hội đô thị thay thế cấu trúc xã hội nông thôn bởi quá trình đô thị hóa. Tổ chức xã hội đô thị có những khác biệt nhất định đối với nông thôn, kết đoàn hữu cơ thay thế kết đoàn cơ giới, một số tổ chức chính trị - xã hội được điều chỉnh nhờ áp dụng chính sách dành cho khu vực thành thị, lối sống thành thị thay thế lối sống nông thôn… và người nông dân cần phải thích nghi với địa vị xã hội mới. Liệu người nông dân nói chung, nông dân mất đất nói riêng có thích nghi được với những biến đổi này? Và điều mà luận văn này quan tâm là sự chuyển đổi từ xã hội nông thôn – thành thị nào khiến người người nông dân gặp khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của chính sách an sinh xã hội và thiết chế xã hội nào cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn.

Có thể nói lý thuyết cơ cấu xã hội là lý thuyết chủ đạo để luận văn này phân tích những bấp bênh trong cuộc sống của nông dân mất đất để từ đó định

46

hướng được vị trí và vai trò của chương trình, chính sách an sinh xã hội cũng như định hướng giải pháp. Định hướng giải pháp bao gồm giải pháp về chương trình, an sinh xã hội và giải pháp thực hiện chương trình, chính sách được đề xuất.

1.1.2. Lý thuyết an sinh xã hội

Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011 -2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam xây dựng đã có cách phân chia hệ thống an sinh xã hội gồm ba trụ cột dựa trên mục tiêu của mỗi nhóm chính sách và chương trình an sinh xã hội. Ba trụ cột an sinh xã hội được phân chia thành:

a. Chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động;

b. Chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm; c. Chính sách trợ giúp xã hội và giảm nghèo;

Cách phân chia này khá thuận tiện đối với việc phân tích đánh giá chính sách, chương trình về an sinh xã hội dựa trên mục tiêu hướng đến của chính sách. Tác giả sử dụng việc phân chia hệ thống an sinh này khi nghiên cứu về vấn đề an sinh xã hội đối với nông dân mất đất vì đây là nhóm đối tượng: 1. Cần chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không có chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp ngoài nông nghiệp (trừ nhóm làng nghề); 2. Thuộc nhóm thu nhập và có đời sống thấp. Chính sách an sinh xã hội cho nông dân mất đất có những điểm chung và khác biệt với chính sách an sinh xã hội nói chung. Người nông dân đặc biệt là nông dân mất đất cần những chính sách – chương trình an sinh xã hội giống như mọi thành viên khác trong xã hội, nhưng họ cũng cần những chính sách riêng biệt hỗ trợ để ổn định sinh kế. Do đó những hệ thống chính sách an sinh xã hội hướng đến giải quyết những vấn đề của người nông dân mất đất như sau:

47

- Chương trình và chính sách bảo hiểm với nền tảng là bảo hiểm xã hội

và bảo hiểm y tế - hướng đến hỗ trợ người nông dân khi gặp vấn đề về bệnh tật, sức khỏe...

- Chương trình và chính sách hỗ trợ người dân tham gia thị trường lao

động một cách tích cực: đào tạo nghề (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp); đào tạo kỹ năng đối phó với những rủi ro, bấp bênh về việc làm; kỹ năng mềm cần có khi tham gia thị trường lao động (ý thức kỷ luật lao động, kỹ năng tìm việc, xin việc..)

- Trợ cấp và trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất – nhóm chính

sách này vốn được áp dụng chung với những đối tượng đặc thù mà có thể người nông dân mất đất cũng thuộc đối tượng được thụ hưởng.

Mặc dù người nông dân mất đất cần những chính sách an sinh xã hội cụ thể và đặc thù nhưng chức năng và định hướng của an sinh xã hội đối với người nông dân vẫn đi theo định hướng chung của an sinh xã hội cho toàn xã hội:

1. Đảm bảo và duy trì thu nhập liên tục cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ở mức tối thiểu để giúp họ ổn định cuộc sống;

2. Tạo lập quỹ tiền tệ tập trung trong xã hội để phân phối lại cho những người không may gặp phải những hoàn cảnh éo le; gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm họa xảy ra do các nguyên nhân khác nhau giúp cho cuộc sống ổn định và an toàn.

Việc phân tích hiệu quả của chương trình – chính sách an sinh xã hội cho nông dân cần kết hợp với phân tích về “Lưới an sinh xã hội ( Social Safety Net). Dựa trên việc đánh giá hiệu quả bảo vệ và giúp nông dân mất đất trước những rủi ro. Tác giả Nguyễn Văn Định trong Giáo trình An sinh xã hội đã giới thiệu mô hình lưới an sinh xã hội dưới đây.

48

Về cơ bản mỗi tầng lưới an sinh xã hội sẽ có mức độ bảo vệ đối tượng khác nhau:

- Lưới thứ nhất: thường che chắn và bảo vệ cho người lao động và gia đình họ

- Lưới thứ hai: bảo vệ những đối tượng được ưu tiên

- Lưới thứ ba: Che chắn bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội

Theo quy luật chung thì lưới thứ nhất có đối tượng ngày càng được mở

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)