Theo chúng tôi quan điểm cho rằng “diễn ngôn là một sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1.Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Đối tượng, nghiên cứu 7
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đóng góp của luận văn 8
5 Ý nghĩa của đề tài 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Tư liệu nghiên cứu 8
8 Lịch sử nghiên cứu 8
9 Bố cục 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Lý thuyết về phân tích diễn ngôn 10
1.1.1.Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 10
1.1.2.Những đặc tính của diễn ngôn 13
1.1.2.1.Tính mạch lạc 14
1.1.2.2 Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu 14
1.1.3.Phân loại diễn ngôn 16
1.1.4.Phương pháp và các đường hướng phân tích diễn ngôn 17
1.1.5.Những đặc điểm của diễn ngôn lời dẫn 20
1.1.6.Phương pháp phân tích diễn ngôn lời dẫn 22
1.2.Phóng sự 23
1.3.Phóng sự truyền hình 25
1.4 Những đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự 25
1.4.1 Ngôn ngữ báo chí 25
Trang 41.5.Lời dẫn 28
1.5.1.Khái niệm: 28
1.5.2.Vị trí và dung lượng lời dẫn 30
1.5.3.Chức năng của lời dẫn 30
1.5.3.1.Xác định chủ đề của phóng sự 30
1.5.3.2.Chứng minh tính thời sự của phóng sự 30
1.5.3.3.Nêu những ý chính 31
1.5.3.4.Thu hút sự chú ý của độc giả 31
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH TRÊN KÊNH ANTV 32
2.1.Cở sở phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 32
2.2 Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV theo nội dung 35
2.2.1.Lời dẫn gọi tên 35
2.2.2.Lời dẫn tóm tắt 36
2.2.3.Lời dẫn nguyên cớ 37
2.2.4.Lời dẫn chân dung 38
2.2.5.Lời dẫn tả cảnh 39
2.2.6.Lời dẫn nêu luận cứ 40
2 3 Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV theo vai trò của lời dẫn 42
2.3.1 Kể câu chuyện 42
2.3.2 Khơi gợi tính hiếu kỳ của người xem 43
2.3.3.Điềm báo 45
2.3.4 Định hình tâm trạng 46
2.3.Tiểu kết chương 47
Trang 5Chương 3: PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN
HÌNH TRÊN KÊNH ANTV 49
3.1 Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ở bình diện hình thức 49
3.1.1 Một số mô tả về chủ đề lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 49
3.1.2 Mô tả cấu trúc lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 52
3.1.2.1 Dung lượng của lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 52
3.1.2.3.Cấu trúc diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 57
3.1.2.4.Nhận xét 62
3.2.Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ở bình diện nội dung 63
3.2.1.Mô tả mạch lạc diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV63 3.2.2.Mạch lạc của lời dẫn thể hiện ở cấu trúc thông tin của phóng sự truyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV 64
3.2.2.1.Mối quan hệ của thông tin lời dẫn với thông tin phần còn lại của phóng sự truyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV 65
3.2.2.2.Mối quan hệ giữa lời dẫn với quy tắc xây dựng thông tin phóng sựtruyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV 78
3.3.Mạch lạc trong liên kết DN lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV 81
3.3.1.Các phương tiện duy trì chủ đề 82
3.3.1.1 Lặp từ vựng 82
3.3.1.2 Thế đồng nghĩa 85
3.3.1.3 Thế đại từ 86
3.3.1.4 Phép tỉnh lược 88
3.3.2.Các phương tiện phát triển chủ đề 89
3.3.2.1 Phép đối 89
3.3.2.1 Phép liên tưởng……… 90
3.3.3.Các phương tiện liên kết logic 91
3.3.3.1.Phép tuyến tính 91
Trang 63.3.3.2.Phép liên kết sử dụng liên tố 92
3.3.4 Nhận xét 94
3.4.Tiểu kết chương 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANNM : Bản tin An ninh ngày mới
DN : Diễn ngôn
KTTD : Bản tin Kinh tế tiêu dùng
NKAN : Bản tin Nhật ký an ninh
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Với chức năng và quyền lực thông tin của mình, báo chí ngày nay càng tác động to lớn đến mọi mặt xã hội, trở thành một động thái, hành vi xã hội, một thế lực xã hội Trong đó, thể loại phóng sự đang dần tỏ rõ những ưu thế của mình trong việc phân tích và đánh giá có chiều sâu các vấn đề được dư luận quan tâm, chú ý
Cùng với sự phát triển của thể thoại phóng sự trong hệ thống báo chí nói chung, phóng sự truyền hình cũng không ngừng thay đổi và từng bước hoàn thiện về cả nội dung và hình thức Với khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, hấp dẫn, khách quan, sinh động trong quá trình vận động, phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng bằng hình ảnh và âm thanh ( ngôn ngữ, tiếng động ), phóng sự truyền hình đã và đang có vị trí, vai trò quan trọng trong các chương trình truyền hình
Một tác phẩm phóng sự truyền hình gồm có 2 phần: phần lời dẫn và phần nội dung phóng sự Nếu như phần nội dung được coi là phần cốt lõi, phần
quan trọng nhất của một phóng sự truyền hình, thì “Lời dẫn phóng sự đáng được chú ý nhiều hơn nhiều người trong chúng ta dành cho nó Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển
từ xa của TV” [37; tr.46]
Lời dẫn có vai trò thu hút, lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng, gợi mở bối cảnh được nói đến trong phóng sự Ngoài ra, lời dẫn còn có các chức năng sau: kể câu chuyện, quảng cáo cho câu chuyện hoặc khêu gợi tính hiếu kỳ của người xem, tạo sự liên tục, liên kết bản tin thời sự
Trang 9Với tầm quan trọng đặc biệt của lời dẫn đầu, chúng tôi tìm cách cố gắng nhận diện một cách khái quất nhất về câu mở đầu phóng sự thời sự trên phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng học
2 Đối tƣợng, nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các lời dẫn đầu trong phóng sự truyền hình Cụ thể, chúng tôi phân tích, miêu tả lời dẫn đầu các phóng sự phát trong bản tin thời sự của kênh ANTV năm 2015
+ Chỉ ra đặc điểm cấu trúc lời dẫn và phong cách ngôn ngữ phóng sự truyền hình trên kênh ANTV
+ Mô tả mạch lạc của lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV
Từ những nhiệm vụ trên, chúng tôi hy vọng bước đầu khái quát được mô hình, cách thức viết, sử dụng lời dẫn phóng sự có hiệu quả trên kênh ANTV nói riêng và các kênh truyền hình khác nói chung
Trang 104 Đóng góp của luận văn
Nhận diện hình thức và mối quan hệ với chức năng, nhận diện những đặc trưng của lời dẫn phóng sự truyền hình trong chuyên ngành ngôn ngữ học, nhận diện vai trò của lời dẫn đối với phóng sự
5 Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:Bước đầu khái quát được đặc trưng sử dụng ngôn ngữlời dẫn phóng sự trên truyền hình ANTV
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tốt cho việc giảng dạy ngôn ngữ học báo chí trong nhà trường và tài liệu tham khảo hữu ích đối với phóng viên trong việc nâng cao chất lượng lời dẫn phóng sự
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp miêu tả, phân tích văn bản, phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc
7 Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu là các phóng sự được phát trên các bản tin thời sự kênh ANTV năm 2015
8 Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó chỉ đề cập đến phần nội dung chính của tác phẩm báo chí: tít, tiêu đề, câu mở đầu, câu cuối… Còn phần lời dẫn – phần phụ của phóng sự truyền hình thì chưa có công trình nào nghiên
Trang 11- Phần nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV
Chương III: Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV
- Phần kết luận
Trang 12Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về phân tích diễn ngôn
1.1.1.Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
Ở phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến khái niệm “phân tích diễn ngôn” trên cơ sở khái niệm “diễn ngôn” như đã trình bày mục trên
Harris (1952) là người đầu tiên nói về phương pháp phân tích diễn ngôn
áp dụng cho các chuỗi câu liên kết, coi phân tích diễn ngôn như là một hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn [24; tr.26] Đồng thời ông cũng rất chú ý tới việc đối lập giữa các tập hợp câu là diễn ngôn với cái gọi là một tập hợp ngẫu nhiên không có tính mạch lạc Theo sau Harris - một đại biểu của đường hướng cấu trúc luận trong phân tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu theo đường hướng chức năng luận cũng thể hiện quan điểm của mình về phân tích diễn ngôn Fasold (1990) nói
“nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ”; Brown.G và Yule.G, hai tác giả tiêu biểu coi “diễn ngôn như là một quá trình” cho rằng: Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức Nhà phân tích diễn ngôn, vì thế, quan tâm đến chức năng hay mục đích của một mẫu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu đó được người phát cũng như người nhận xử lí [42; tr.49] Nói một cách cụ thể hơn, nhà nghiên cứu cần tìm hiểu xem, nội dung thông điệp được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ
đã được người nói/viết tạo ra theo cách thức nào để đạt được mục đích, ý đồ tác động của mình tới người tiếp nhận trong bối cảnh giao tiếp thực tế, xác định… và đồng thời, nội dung thông điệp đó được người nghe/đọc tiếp nhận theo cách nào, với tâm lí ra sao… Từ việc mô tả đó mới khái quát lên thành
Trang 13những quy tắc trong ngôn ngữ mà người giao tiếp đã sử dụng để đạt được mục đích, ý đồ giao tiếp
Đồng quan điểm với hai tác giả trên, David Nunan (1998) cũng đã phân biệt phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn Phân tích văn bản là xem xét các đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ, còn phân tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng tức là liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành chức) Ông chỉ rõ giống như các nhà ngữ âm học, ngữ pháp học, nhà phân tích diễn ngôn cũng cần quan tâm đến việc nhận diện những cái đều đặn và những cái khuôn mẫu trong ngôn ngữ Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nhà phân tích diễn ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đạt đến mục đích cuối cùng của công việc phân tích: vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích được diễn đạt qua diễn ngôn
Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là một trong những người đầu tiên và nghiên cứu khá nhiều về dụng học Tác giả này cũng đã thể hiện quan niệm của mình như sau: Phân tích diễn ngôn là phân tích cả những yếu tố hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn Các yếu tố kèm lời, phi lời cũng được xem là các yếu tố thuộc về hình thức của diễn ngôn Về nội dung, nhà nghiên cứu cho rằng diễn ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu
tả Hai thành tố nội dung này có thể hiện tường minh qua các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc cũng có thể tồn tại một cách khiếm diện trong đích giao tiếp của đối phương Như vậy,theo Đỗ Hữu Châu, phân tích diễn ngôn đầy đủ là phải phân tích cả hai mặt nội dung và hình thức của diễn ngôn
Trang 14Bên cạnh đó, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học” cũng đã dành một số trang viết để nói về phân tích diễn ngôn Theo ông, phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là một cách tiếp cận việc nghiên cứu diễn ngôn dựa trên những khái niệm và thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống Phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ phân tích bằng một bộ phức hợp khái niệm
và thuật ngữ ngữ pháp quen thuộc với bất kỳ nhà nghiên cứu ngữ pháp nào và
cố gắng nhận ra xem những khái niệm đó cần thiết trong sự cấu trúc diễn ngôn như thế nào Phân tích diễn ngôn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu trúc câu đến đơn vị lớn hơn câu, nó thường bắt đầu bằng sự cố gắng nhận diện những đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ, sau đó, tìm kiếm những quy luật chi phối những đơn vị tối thiểu đó cùng nhau kết hợp thành chuỗi để tạo nên diễn ngôn như thế nào [21; tr.441-442]
Trong cuốn “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” của Diệp Quang Ban có trình bày: “Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếpcận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc)” [8; tr.158] Như vậy, định nghĩa này chú trọng tới ba yếu tố đối tượng khảo sát (tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu), đối tượng nghiên cứu (tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ khảo sát) và phương pháp tiếp cận là phương pháp phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng)
Với tác giả Nguyễn Hòa, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản không phải là hai bộ môn khác nhau mà chỉ là “hai mặt của phân tích ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội.”
Trang 15Theo chúng tôi quan điểm cho rằng “diễn ngôn là một sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”[24; tr.33] của Nguyễn
Hòa rất phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi về diễn ngôn lời dẫn phóng sự
Nói đến sự kiện giao tiếp tức là bao gồm các yếu tố: phương tiện ngôn ngữ thể hiện (phát ngôn hoặc văn bản), có chủ đề, nội dung, mạch lạc và thể hiện mục đích giao tiếp Và hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể được hiểu là nói đến những hoàn cảnh ngoài ngôn ngữ chi phối, tác động đến sự kiện giao tiếp đó như các yếu tố về hoàn cảnh tình huống hay điều kiện diễn ra ngoài diễn ngôn, kiến thức nền, yếu tố văn hóa, dụng học
Từ khái niệm “diễn ngôn” cho thấy, phân tích diễn ngôn là phân tích ngôn ngữtrong sử dụng Vì thế, diễn ngôn là khái niệm còn phân tích diễn ngôn là phương pháp hoặc cách tiếp cận Điều này cho thấy, ngữ cảnh chính
là yếu tố quan trọng trong phân tích diễn ngôn Các nhà ngữ pháp chức năng
- hệ thống cho rằng người ta không thể hiểu được ý nghĩa của những điều được nói ra nếu không biết gì về ngữ cảnh xung quanh chúng
1.1.2.Những đặc tính của diễn ngôn
Như vậy có thể thấy những đặc tính cơ bản của diễn ngôn là tính ma ̣ch l ạc, tính giao tiếp, ký hiệu và tính liên quan
Trang 161.1.2.1.Tính mạch lạc
Mạch lạc được Nguyễn Thiện Giáp coi là “cái quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành diễn ngôn”[20; tr.40] Cụ thể hơn George Yule cho rằng mạch lạc là điều được nói hay viết ra sẽ có nghĩa theo kinh nghiệm bình thường của họ về các sự vật Như vậy, cơ sở mạch lạc là những gì quen thuộc, kiến thức văn hóa chung, kiến thức nền Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng mạch lạc là mạch nối diễn ngôn, cho phép hiểu diễn ngôn trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội Mạch lạc là một phần của nội dung thực của văn bản Tính mạch lạc của diễn ngôn theo Diệp Quang Ban được thể hiện qua những phương tiện ngôn ngữ và phương tiện ngoài ngôn ngữ, đó là cách thức hay cấu trúc tổ chức diễn ngôn (hình thức tổ chức văn bản), trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản; quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống từ bên ngoài văn bản; trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.[8; tr.296]
Bên cạnh sự thể hiện trong liên kết, mạch lạc còn thể hiện trong cấu trúc hay cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu của diễn ngôn theo một cách thức hay trình tự nhất định nào đó nhằm thể hiện những ý tứ tạo thành mục đích nói Như vậy, có thể thấy tính cấu trúc của diễn ngôn mang tính chủ quan của người viết
1.1.2.2 Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu
Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được dùng làm công cụ giao tiếp và ký hiệu là những đặc tính không thể thiếu của diễn ngôn Song diễn ngôn là một đơn vị ngôn ngữ chưa hành động ngôn ngữ vì vậy tính giao tiếp, ký hiệu của nó có thêm phần của ngữ nghĩa và ngữ dụng Tức là ý nghĩa của lời nói và ý nghĩa dụng ngôn của lời nói
Trang 17Ý nghĩa lời nói được hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề
là ý nghĩa sự việc hay nội dung của sự kiện/ sự thể đã xảy ra, thể hiện qua các tham thể và mối quan hệ giữa các tham thể Nội dung mệnh đề thay đổi khi
có sự thay đổi của mộttrong các yếu tố này Xét về mặt nội dung biểu hiện, ý nghĩa của diễn ngôn bao gồm ý nghĩa của từng ký hiệu từ ngữ trong ngữ cảnh văn hóa và ngữ cảnh tình huống trong việc tạo và hiểu lời Nội dung dụng học là ý nghĩa rút ra từ ý định của người nói Dụng học quan tâm đến lực ngôn trung của diễn ngôn
Lyons đã cho rằng mọi phát ngôn đều có lực ngôn trung và các kiểu loại câu hay phát ngôn thông thường như phát ngôn trần thuật, nghi vấn hay
ra lệnh về thực chất chính là biện pháp hóa lực ngôn trung điển hình của câu, hay còn gọi là nội dung phi mệnh đề Cùng luận điểm “How to do things with word”, Austin đã khẳng định khả năng thực hiện hành động của phát ngôn
Theo David Nunan, đơn vị diễn ngôn có thể được cấu tạo bởi một từ, một ngữ, một câu, một đoạn, một văn bản,… miễn sao truyền đạt được thông điệp mạch lạc và sản phẩm của diễn ngôn gồm có hơn một câu Như vật đối với diễn ngôn chứa nhiều câu thì dụng ngôn của nó sẽ là ý nghĩa sử dụng khái quát của cả diễn ngôn chứ không phải là dụng ngôn đơn lẻ của từng phát ngôn
Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu của diễn ngôn cũng thể hiện sự tham gia vào hai quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ học là quan hệ hình và quan hệ cú đoạn, phản ánh qua khả năng kết hợp và lựa chọn diễn ngôn tùy theo tình huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp cũng như việc cấu tạo thành những đơn vị diễn ngôn lớn hơn
Trang 181.1.2.3.Tính quan yếu
Xét về hình thức, diễn ngôn là một cấu trúc các yếu tố quan yếu tạo nên mạch lạc của diễn ngôn Theo Nguyễn Hòa, các yếu tố quan yếu là các đóng góp thể hiện tính giao tiếp của diễn ngôn Các yếu tố quan yếu có chức năng biểu một sự thể gồm các tham thể, quá trình và mối quan hệ giữa các tham thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo Các yếu tố quan yếu tham gia vào diễn ngôn với hình thức là những đơn vị từ ngữ Những đơn vị từ ngữ này lại bị quy định bởi hoàn cảnh giao tiếp xã hội, mục đích phát ngôn và thể loại diễn ngôn
Với tư cách là một quá trình giao tiếp tương tác, nội dung của diễn ngôn được tổng hợp từ nhiều phương diện, trong đó mạch lạc là yếu tố quan trọng nhất Mạch lạc là sự hiện thực hóa của liên kết, cấu trúc, sự dung hợp giữa các hành động nói là tính quan yếu Tính quan yếu của diễn ngôn cũng chịu sự quy định của yếu tố văn hóa và những thông tin ngữ cảnh
1.1.3.Phân loại diễn ngôn
Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh xã hội
cụ thể Như vậy trong mỗi hoàn cảnh chúng ta lại có một thể loại diễn ngôn Điều này cho thấy việc phân loại diễn ngôn không phải là việc dễ dàng để có tính thuyết phục cao Cho đến nay đã có nhiều quan điểm đưa ra để phân loại diễn ngôn: dựa trên trường diễn ngôn (cho ra các loại diễn ngôn về giáo dục, tôn giáo hay khoa học); dựa vào sự phân biệt giữa phương thức biểu đạt nói – viết; dựa trên cách thể hiện chung hoặc cấu trúc thể loại, các kiểu loại khác nhau của mục đích giao tiếp sẽ cho ra kiểu loại diễn ngôn khác nhau; dựa vào chức năng ( diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính luận, hội thoại);… Song các cách phân chia theo trư ờng diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và cách thức
Trang 19diễn ngôn được chú ý hơn cả vì tính hợp lý của nó Tức là dựa vào chủ đề được đề cập, nội dung mệnh đề, mối quan hệ giữa các cá nhân tham gia bao gồm cả ý nghĩa dụng học, và phương tiện thể hiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) phân chia thành cách ngữ vực, tiếp đó trong các ngữ vực có những thể loại diễn ngôn cụ thể Chẳng hạn trong ngữ vực báo chí thì có các thể loại tin, bình luận, tin vắn, phóng sự, ký,…; Ngữ vực văn chương thì có các tiểu ngữ vực như văn xuôi, thơ, văn học dân gian và các thể loại cụ thể như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ lục bát, thơ văn xuôi, cổ tích, truyền thuyết…; Ngữ vực chính luận gồm các tiểu vực như pháp lý, ngoại giao, thương mại và các thể loại cụ thể như bản hiến pháp, luật, công ước, biên bản, tờ trình, giấy biên nhận…; Ngữ vực hội thoại hàng ngày có thể gồm các thể loại hội thoại, nói chuyện, phiếm đàm, tâm sự, chào hỏi, phỏng vấn
Diễn ngôn lời dẫn thuộc loại diễn ngôn có cấu tạo khuôn hình mềm dẻo, mang phong cách chính luận, thuộc ngữ vực báo chí Sự phân loại theo phong cách chức năng, kiểu văn bản và thể loại văn bản này giúp luận án có những phân xuất ban đầu về các đặc điểm thể loại của văn bản trong hướng tiếp cận phân tích Đồng thời, có thể thấy rằng bức tranh phân loại diễn ngôn rất đa dạng, tuy nhiên vẫn chủ yếu căn cứ trên bình diện cấu trúc hoặc căn cứ trên bình diện chức năng là mục đích giao tiếp
1.1.4.Phương pháp và các đường hướng phân tích diễn ngôn
Theo David Nunan, phân tích diễn ngôn tức là xem xét, phân tích những yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn thể hiện qua liên kết, cấu trúc tin, tin
cũ và tin mới, cấu trúc đề - thuyết, phân tích mệnh đề, phân loại diễn ngôn;
và tìm hiểu về mặt nghĩa đó là mạch lạc, hành động ngôn ngữ, hiểu biết cơ
sở, cách thức xử lý diễn ngôn (từ trên xuống, từ dưới lên, hay xử lý tương tác).Theo George Yule phân tích diễn ngôn bao gồm hai thao tác đó là phân
Trang 20tích cấu trúc diễn ngôn (thể hiện ở cái tạo nên một văn bản có hình thức tốt, tiêu điểm cấu trúc ở các đề tài, liên kết/ các yếu tố tổ chức văn bản) và dụng học (nghiên cứu những phương diện của những diều không được nói/ viết ra, quan tâm đến đằng sau cấu trúc và hình thức trong văn bản, đến tâm lý, kiến thức nền, niềm tin, mong đợi, nhất thiết phải khám phá những gì người nói hay viết có trong đầu) Đó là những phương pháp chung trong việc phân tích diễn ngôn, còn những phương pháp phân tích diễn ngôn cụ thể lại phụ thuộc vào những đường hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn
Chẳng hạn đường hướng dụng học, diễn ngôn được phân tích và tìm hiểu gắn liền với mục đích phát ngôn, ý nghĩa của người nói cụ thể là hành động nói Hành động nói lại gắn liền với hai quá trình tạo ngôn và hành động ngôn trung (lực ngôn trung, hành động dụng ngôn và hành động mượn lời)
Để hiểu được hết những hành động ngôn ngữ thì phải đặt diễn ngôn và văn cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp xã hội, xem xét diễn ngôn trong mối quan hệ tương tác giữa người sử dụng và với ngôn ngữ, với văn hóa, với quan hệ xã hội, hoàn cảnh xã hội
Theo đường hướngBiến đổi ngôn ngữ, diễn ngôn được xem xét trên
những cơ sở biến đổi xã hội Tức là, trong quá trình sử dụng và tương tác giao tiếp xã hội, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ có sự biến đổi Sự biến đổi này thể hiện rõ rệt nhất ở lớp từ vựng Vì thế, phân tích diễn ngôn gắn liền với phân tích ngữ vực Đó là, những thao tác liên quan đến việc miêu tả những đặc trưng: trường, thức và không khí của ngữ vực dựa trên hai khía cạnh chủ yếu là người sử dụng và cách thức sử dụng để rút ra những biến bổi ngôn ngữ
Các nhà phân tích diễn ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học xã hội
Trang 21thành và thương lượng nghĩa được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngôn ngữ, người
ta tiến hành các thao tác phân tích diễn ngôn Tức là đặt diễn ngôn vào trong bối cảnh xã hội – văn hóa, những tương tác xã hội thì ngôn từ được hình thành, bị tác động và được sử dụng như thế nào
Ngoài ra có rất nhiều phương pháp, thao tác phân tích và nghiên cứu diễn ngôn cụ thể của các nhà nghiên cứu theo những đường hướng phân tích diễn ngôn khác như: Đường hướng dân tộc học giao tiếp; đường hướng phân tích hội thoại; phân tích diễn ngôn trong tâm lý học xã hội; trong giao tiếp văn hóa…
Ở đây chúng tôi không có tham vọng giới thiệu hết những đường hướng phân tích diễn ngôn mà chỉ xin giới thiệu sơ qua vài nét về những đường hướng phân tích diễn ngôn hiện nay với hệ thống phương pháp luận của nó Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ hơn về phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp mà theo chúng tôi để làm công cụ cho công việc nghiên cứu, khảo sát tư liệu trong luận văn này
Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp là một phương pháp phân tích diễn ngôn thể hiện sự nỗ lực của Nguyễn Hòa trong việc tổng hợp các phương diện ưu thế của các đường hướng phân tích diễn ngôn trước đó, trên
cơ sở khẳng định chức năng và cấu trúc là hai thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ, lấy căn cứ mạch lạc là bản chất của diễn ngôn Theo ông, đây là đường hướng chức năng, coi diễn ngôn như là một quá trình tương tác giữa các thành viên xã hội Nhiệm vụ hàng đầu của phân tích diễn ngôn theo đường hướng này là phân tích cho được hình thức cấu trúc thể hiện mạch lạc đó là tính tổ chức, liên kết, tính quan yếu Trong đó, tính quan yếu được đánh giá
là quan trọng nhất, bởi lẽ cấu trúc như một mạng lưới các quan hệ của các yếu tố quan yếu Nói một cách khác, nói đến cấu trúc là nói đến việc kết hợp
Trang 22các yếu tố quan yếu và ý nghĩa biểu hiện mà yếu tố quan yếu biểu đạt Các yếu tố quan yếu hiện diện trong diễn ngôn với vai trò là những đơn vị từ ngữ Nguyễn Hòa cho rằng sự lựa chọn các nguồn lực từ ngữ này bị quy định bởi mục đích giao tiếp, ý định của người nói; các chiến lược văn hóa, diễn ngôn sẵn có trong một cộng đồng ngôn ngữ; hoàn cảnh xã hội (các cá nhân nhân tham gia tương tác, mối quan hệ, bản chất của bối cảnh tình huống); tính chất của các thể loại diễn ngôn đã được quy ước hóa và khung văn hóa, niềm tin
và hành động của các thành viên xã hội Kim chỉ nam của phương pháp này
là luận điểm: tất cả những biến cấu trúc, liên kết và quan yếu phải được đặt trong mối quan hệ với các giá trị văn hóa, lấy các giá trị văn hóa làm chuẩn;
và khí phân tích ngôn ngữ hành chức thiên về tương tác xã hội với chức năng liên nhân
Trong luận văn này, chúng tôi kết hợp phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp, đi từ phân tích những yếu tố quan yếu, cấu trúc quan yếu để làm cơ sở tiến hành phân tích mặt dụng ngôn làm thành chương chủ yếu của luận văn
1.1.5.Những đặc điểm của diễn ngôn lời dẫn
Trong mỗi tác phẩm báo chí, tuy không rạch ròi song có thể nhận diện hai dạng: ngôn ngữ tác giả ( ngôn ngữ của người viết, chủ thể sáng tạo tác phẩm với cái “ tôi”) và ngôn ngữ nhân vật ( ngôn ngữ của những nhân vật trực tiếp/ ngôn ngữ nhân vật không trực tiếp) Diễn ngôn lời dẫn luôn luôn là ngôn ngữ của tác giả, mang đậm tính chủ quan và cái tôi cá nhân Diễn ngôn lời dẫn có thể là thông điệp đầu tiên về sự kiện và thái độ quan điểm về sự kiện mà tác giả muốn gửi tới khán giả, nó bao hàm nhiều nghĩa và mục đích nói
Trang 23Trong một bản tin thời sự truyền hình, mỗi phóng sự đều có một lời dẫn
mà ở đó mỗi sự kiện, hiện thực xã hội đều được phản ánh theo góc nhìn của nhà báo Có thể nói, lời dẫn thể hiện rõ trình độ học thuật, trình độ tiếp cận của nhà báo đối với hiện thực mà anh ta phản ánh và bạn đọc
Ngữ cảnh xã hội của lời dẫn là ngữ cảnh hiện thực của sự kiện mà nó phản ánh, đó là hoàn cảnh xã hội thực tại Hoàn cảnh giao tiếp xã hội mà lời dẫn xuất hiện, đúng hơn nó là định vị nhiều hoàn cảnh giao tiếp xã hội thể hiện ở những lĩnh vực đời sống xã hội mà nó đề cập tới Mỗi lĩnh vực nó đề cập tới lại cho những quy định, những yếu tố quan yếu được sử dụng, kết hợp
để gây dựng hình ảnh của sự kiện sao cho phù hợp với những giá trị văn hóa, chuẩn mực học thuật, đời sống phổ biến, thông thường Ngữ cảnh giao tiếp của lời dẫn là ngữ cảnh giao tiếp của sự kiện, sự tình mà nó phản ánh trong hiện thực và chu cảnh văn bản Chu cảnh văn bản có tính đặc thù riêng của diễn ngôn lời dẫn thể hiện ở thể loại báo hình Ngôn ngữ của lời dẫn là ngôn ngữ của sự kiện trong bối cảnh xã hội và giao tiếp của nó trong hiện thực
Về mặt hình thức, chúng ta có thể hoàn toàn coi lời dẫn là đơn vị độc lập
để xem xét và phân tích Về mặt nội dung, đa phần các lời dẫn có nội dung song song với nội dung phóng sự
Diễn ngôn lời dẫn là một phần của phóng sự truyền hình, tuy về mặt hình thức độc lập song gắn kết chặt chẽ với phóng sự thể hiện qua nội dung
cụ thể là mạch lạc và ngữ nghĩa, ngữ dụng, nếu không có mối quan hệ này thì
đó là một phóng sự không thành công ở nghiệp vụ báo chí Ngoài những phương tiện liên kết, lời dẫn có thể sử dụng để thể hiện mạch lạc như những diễn ngôn thông thường khác Lời dẫn còn có những phương thiện thể hiện mạch lạc riêng nhờ những đặc điểm của tính báo chí trong một phóng sự, những vấn đề về ngôn dụng Thông tin của một bài báo tin tức bao giờ cũng
Trang 24là một thể thống nhất trả lời cho 6 câu hỏi: 5 Wh: Who – ai? What – cái gì? Why – tại sao? Where - Ở đâu? When – khi nào? Và 1 H: How – như thế nào? Lời dẫn là hình ảnh thu nhỏ của bài báo và lời dẫn liên quan đến những
dữ liệu này Lời dẫn của bài báo có nhiều chức năng : dẫn dắt phóng sự, khái quát nội dung phóng sự, nhận định sự kiện, nêu một phần sự kiện, nhân vật chính,… của bài báo Bất cứ lời dẫn nào cũng phải có mạch lạc với nội dung phóng sự Mạch lạc của lời dẫn được thể hiện rất linh hoạt, không có một khuôn mẫu chung
Diễn ngôn lời dẫn thể hiện ý chí và quan điểm của nhà báo với sự kiện anh ta phản ánh nhằm một mục đích tác động tới độc giả và điều khiển khán giả bằng thái độ, quan điểm đó
1.1.6.Phương pháp phân tích diễn ngôn lời dẫn
Trong luận văn này, chúng tôi kết hợp phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp và dụng học Chúng tôi đi sâu vào phân tích hình thức và cách thức tổ chức lời dẫn, tìm hiểu những hình thức thể hiện mạch lạc của diễn ngôn với nội dung phóng sự và phân tích dụng ngôn
Mặc dù, lời dẫn không có quan hệ cú pháp với nội dung phóng sự, song
nó có cấu trúc cú pháp riêng Theo chúng tôi, mọi nghiên cứu về ý nghĩa hay ngữ dụng đều xuất phát từ bản thân nội tại của lời dẫn, ở dây là cấu trúc lời dẫn Những đặc điểm về cấu trúc và hình thức sẽ là cứ liệu, bằng chứng cho chúng ta những dẫn giải về nội dung Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về
cú pháp của lời dẫn nhằm lột tả hết diện mạo cấu trúc của lời dẫn bên cạnh những chức năng của nó Hơn nữa, cấu trúc mệnh đề luôn song hành với tư duy và tư tưởng, nó cũng sẽ là một trong những phương tiện thể hiện mạch lạc của lời dẫn
Trang 25Về hình thức, lời dẫn có hai loại câu trần thuật ( khẳng định, phủ định ) và câu hỏi Chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc theo chức năng thông báo Đề
- Thuyết đối với thể loại lời dẫn chỉ có câu trần thuật và phân tích cấu trúc theo hình thức, phương tiện đối với thể loại lời dẫn có sử dụng câu hỏi
Lời dẫn là một đơn vị ngôn ngữ hành chức , vì thế tất yếu phải nghiên cứu và đặt nó trong hoạt động hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Khi đó những yếu tố quan yếu kết hợp với nhau ra sao để xây dựng cấu trúc thông tin và thể hiện tiêu điểm thông báo
Lời dẫn phóng sự là dự phản ánh, dẫn dắt, thể hiện quan điểm, mong muốn, yêu cầu của người nói về sự kiện, sự tình phản ánh Vì thế, chúng ta cần phân tích lời dẫn về mặt dụng học để nhận diện những nội dung không hiển ngôn này
Tất cả quá trình phân tích những yếu tố quan yếu, cấu trúc quan yếu, mạch lạc và dụng ngôn đều đặt trong mối liên hệ, tác động, chi phối của hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể là những giá trị văn hóa, bối cảnh vấn đề được nói tới,…
Lời dẫn có thể nói là sản phẩm trực tiếp của tư tưởng trong mối quan hệ giữa tư duy và sự kiện xã hội, thể hiện sự giao tiếp xã hội của ngôn ngữ Nó mang đậm tính cá nhân, trình độ, tri thức cũng như văn hóa của người làm báo Đồng thời, nó cũng là phương tiện thể hiện quyền lực của báo chí
1.2.Phóng sự
Thuật ngữ phóng sự tiếng Pháp là Reportage, tiếng Anh là Report Hai
từ này có nguồn gốc từ tiếng La tinh là Reporto, có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thông báo Theo một số nhà nghiên cứu về báo chí truyền thông thì thể
Trang 26loại phóng sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX gắn liền với những thành tựu trong tiến trình đấu tranh vì tự do báo chí và sự phát triển vượt bậc của các tư tưởng dân chủ tiến bộ
Ở Việt Nam, thể loại phóng sự báo chí xuất hiền từ đầu thế kỷ XX khi báo chí Tiếng Việt bắt đầu có sự “bừng nở” cả về số lượng đầu báo lẫn phong cách làm báo Các phóng sự đề cập đến nhiều mặt trongđời sống, đặc biệt phát huy thế mạnh khi đi vào những góc khuất, những mặt trái của xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Trong tác phẩm “ Phóng sự báo chí hiện đại” PGS.TS Đức Dũng định nghĩa: “phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện con người tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với với một bút pháp giàu chất văn học”[12, tr.27] Còn theo PGS.TS Dương Xuân Sơn thì “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độnhất định Trong phóng sự cái tôi trần thuật - nhân chứng khách quan rất quan trọng” [28; tr.41]
Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào khái niệm phóng sự của PGS.TS Dương Xuân Sơn Bởi, đặc điểm nổi bật của phóng sự đó là phản ánh sự kiện, hiện tượng, con người trong quá trình vận động biện chứng, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt uyển chuyển, thể hiện vai trò tích cực của cái tôi cá nhân trong việc quan sát phân tích sự kiện, hiện tượng
Trang 271.3.Phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình trước hết là một dạng của phóng sự báo chí, do vậy phải kế thừa đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí nói chung Nghĩa là phóng sự truyền hình vẫn phải hội tụ đầy đủ các đặc điểm cơ bản như phản ánh, phân tích sự kiện hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng, bút pháp linh hoạt, thể hiện rõ nét vai trò cái tôi cá nhân Điểm khác biệt của phóng sự truyền hình so với phóng sự của các loại hình báo chí khác chính là phương tiện thông tin của nó Đó là phương tiện chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, tác động tới người xem theo nguyên tắc hình tuyến Theo các tác giả Cudơnhétxốp, Xvic, Iarốpxki thì “tính chất phóng sự
là thuộc tính nội tại (đặc trưng bên trong), có tính bản chất của truyền hình” [34; tr.58] Điều này có nghĩa rằng: truyền hình tự thân nó đã mang những đặc tính của phóng sự và do vậy cũng thật dễ hiểu khi “phóng sự là thể loại phổ biến nhất, có hiệu quả nhất và là thể loại chủ đạo của báo chí truyền hình” [34; tr.59]
Một đặc điểm của phóng sự truyền hình là có sự xuất hiện của phóng viên, biên tập viên dẫn chuyện, như một nhân chứng, kể và bình về sự kiện, phỏng vấn những người trong cuộc nhằm làm sang tỏ chủ đề thể hiện thái độ thẩm định hiện thực của tác giả trước vấn đề má phóng sự muốn nêu ra.[33, tr.72-76]
1.4.Những đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự
1.4.1 Ngôn ngữ báo chí
Báo chí là lĩnh vực tác động trực tiếp với công chúng, đồng thời đề cập
và phản ánh về các khía cạnh của ngôn ngữ chuẩn mực Như giáo sư
Hô-hen-béc thuộc đại học báo chí Columbia đã nhận xét: “ Không thể cẩu thả trong
Trang 28việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được từ tin tức, ý kiến giữa các quần chúng càng hữu hiệu càng tốt Cũng không thể hạ giá văn phạm Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của độc giả hoặc khán giả có học thức, nếu không báo chí sẽ mất ngay sự kính trọng của quần chúng, sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện.Vì thế sự kiện và chuẩn xác luôn luôn phải đi đôi với nhau.’’ [5; tr.205]
Theo cuốn “ Phong cách học tiếng Việt” [10; tr.77] thì ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo những đặc điểm sau:
Trước hết, ngôn ngữ báo chí phải có chức năng thông báo Để thực hiện chức năng này, ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo tính khách quan trung thực trong việc phản ánh thông tin nhằm đưa đến những thông tin lành mạnh,
có ích giúp cho người ta mở rộng sự hiểu biết và triển theo khuynh hướng toàn diện
Thứ hai, ngôn ngữ báo chí có chức năng hướng dẫn dư luận và tác động, làm cho người đọc hiểu được bản chất của sự việc
Thứ ba, ngôn ngữ báo chí có chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng Khi thực hiện chức năng này ngôn ngữ báo chí thiên về các câu mệnh lệnh kêu gọi
Thứ tư, ngôn ngữ báo chí có tính chiến đấu mạnh mẽ Nó hình thành từ những cách lập luận đanh thép, từ các phương pháp sử dụng từ ngữ nhằm châm biếm, công kích, tiến tới phủ định đối phương
Thứ năm, ngôn ngữ báo chí có tính thẩm mỹ giáo dục Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần của đông đảo bạn đọc thì ngôn ngữ của nó phải
Trang 29được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ, không sa đà, dung tục Khi thực hiện được tính thẩm mỹ trong ngôn từ, báo chí đồng thời đã thực hiện tính giáo dục Việc đưa tin trung thực đầy đủ, cùng với việc phân tích, bình luận các sự việc theo cách nhìn khách quan, lành mạnh tự nó đã tạo nên tính giáo dục của báo chí
Thứ sáu, ngôn ngữ báo chí phải có tính hấp dẫn và thuyết phục cả về phương diện nội dung và hình thức, từ ngữ sử dụng phải độc đáo, kết hợp gây
ấn tượng, bất ngờ, sử dụng những từ ngữ sang tạo, có hiệu quả và mang đậm tính dân tộc
Thứ bảy, ngôn ngữ báo chí mang tính ngắn ngọn và biểu cảm, ngắn gọn trong ngôn ngữ hành chính-công cụ và ngôn ngữ khoa học Ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí ít nhiều gắn với xúc cảm chủ quan cá nhân, với quan điểm mỗi tờ báo cụ thể
Thứ tám, cách dùng từ ngữ của báo chí cần phải lưu ý ở việc sử dụng các từ ngữ phổ thông dễ hiểu, đó là các từ toàn dân, có tính thông dụng cao, không dùng từ quá trừu tượng và các từ ngữ dụng đặc biệt phải mang phong cách cá nhân của tác giả Về câu văn, phong cách báo chỉ thường sử dụng ít loại câu có nhiều tầng bậc mà thiên về các loại câu miêu tả có kết cấu ngắn ngọn, ít mở rộng định ngữ Điểm nổi bật của ngôn ngữ báo chí là hay sử dụng các kết cấu đảo
Trang 30được sử dụng trong phóng sự thường phải chính xác và khách quan Tính chính xác thể hiện ở chỗ ngôn ngữ phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, từng bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu
Đối với phóng sự trên truyền hình, ngoài mang những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí nói chung, phóng sự truyền hình còn mang thêm đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình Đó là tính đa dạng và phức thể của âm thanh, dùng
âm thanh truyền trên sóng làm phương tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động chính Tiếp theo là tính đơn thoại trong giao tiếp Đặc tính này là đặc tính được hiểu là ngôn ngữ của một người nói với hàng trệu người, vì vậy tác giả cho đó là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt Vì vậy, đòi hỏi người thực hiện cần lựa chọn phương tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả Cũng như phát thanh, ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ dành cho đám đông
1.5.Lời dẫn
1.5.1.Khái niệm:
Sapô được dùng trên báo chí Việt Nam từ thời của Nam Phong và nó
đã trở thành một tên gọi quen thuộc, đặc biệt có tác dụng đối với những bài báo dài
Có nhiều cách hiểu về Sapô: “Sapô là những thông tin chắt lọc nhất rút ra từ bài báo, ý tưởng chủ đạo mà người viết muốn gửi gắm” hay “Sapô là lời mào đầu nằm ngay sau tít” Tuy nhiên, cách hiểu đầy đủ nhất: “Sapô là cái thần của bài báo được hoặc rút ra từ một đến vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả, tòa soạn sinh thành từ cái thần đó bằng một hoặc
Trang 31Khái niệm sapo được dùng lần đầu ở phóng sự trên báo in, về sau được sử dụng trên cả báo điện tử Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, ngoài dùng trong phóng sự trên báo in, báo điện tử, sapo còn được dùng cả trong cả
phóng sự truyền hình.“Sapô hay lời dẫn (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa
là “cái mũ” Những người làm báo Việt Nam quen với cách gọi phiên âm sapô hay mào đầu, lời dẫn với tư cách là một thuật ngữ từ nghề nghiệp.[26;
tr.52]
Về cơ bản, lời dẫn phóng sự truyền hình có đặc điểm, cấu trúc giống sapo trên báo in và báo điện tử Từ lý do trên, chúng tôi đề xuất khái niệm lời dẫn như sau:
Lời dẫn phóng sự truyền hình là một đoạn văn nói diễn đạt, mô tả
ngắn gọn về vấn đề nội dung được nêu trong bài viết (tin, phóng sự)
Trong truyền hình, lời dẫn cần ngắn gọn, đủ ý, ấn tượng để chào mời người đọc đến với những thông tin được cụ thể hóa hơn trong tác phẩm
Trong truyền hình, lời dẫn tương tự như sapô của bài báo, ngắn gọn,
đủ ý, ấn tượng đề chào mời mọi người đọc đến với những thông tin được cụ thểhóa hơn trong tác phẩm.Lời dẫn phải thu hút, lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng của người xem Nhất thiết phải coi lời dẫn là điểm khởi đầu của câu chuyện kể chứ không phải chứa đựng những chi tiết bỏ đi, không cần thiết
Lời dẫn trong phóng sự truyền hình là một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu hay nhiều câu Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó Trong báo chí hiện đại, lời dẫn thường có xu hướng ngày càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu)
Trang 321.5.2.Vị trí và dung lượng lời dẫn
Lời dẫn là một yếu tố thu hút độc giả, nó đứng đầu hoặc đứng sau một phóng sự và thường đứng trước một phóng sự để gợi mở chủ đề
Đối với báo in, vai trò của sapô quan trọng, thì với phát thanh hay truyền hình nó càng quan trọng hơn Đặc biệt là đối với báo Internet, sapô không thể không có Nó vừa tóm tắt nội dung thông tin,vừa làm cho bài viết
có kết cấu chặt chẽ hơn
Trong báo chí hiện đại, lời dẫn thường có xu hướng ngắn gọn, nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của bài báo Tuy nhiên, độ dài hay ngắn của lời dẫn cũng còn phụ thuộc nội dung, tính chất của phóng sự
1.5.3.Chức năng của lời dẫn
1.5.3.1.Xác định chủ đề của phóng sự
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của lời dẫn Nó mang đến cho người đọc khái niệm chung về đề tài của bài viết,về góc độ mà tác giả lựa chọn xử lý Do xu hướng phát triển của xã hội, trong cùng một khoảng thời gian nhất định, công chúng muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt Khán giả sẵn sàng bỏ qua phóng sự nếu không tìm thấy ở mào đầu một điều gì đó hấp dẫn, có ý nghĩa, đáng để quan tâm, khiến họ phải xem cho hết tác phẩm
1.5.3.2.Chứng minh tính thời sự của phóng sự
Một phóng sự có ý nghĩa khi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề hiện tại, đang được xã hội quan tâm và có ảnh hưởng tới cuộc sống của khán giả Chính vì điều đó, ngay từ lời dẫn của phóng sự, phải nhấn mạnh được tính thời sự của thông tin mà bài viết phản ánh Đây cũng là lí do mà chúng ta
thường gặp các từ: đang, hôm nay, gần đây, vừa mới, đang đến gần…trong
Trang 33lời dẫn Rồi những cấu trúc có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại:
"tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn", "cho đến thời điểm này"… trong lời dẫn
1.5.3.3.Nêu những ý chính
Lời dẫn phải nêu được các ý chính, nội dung cơ bản của bài viết Điều này giúp cho khán giả dù không đọc hết bài báo cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát, quan trọng của tác phẩm
Tuy nhiên, việc nêu các ý chính thường gây sự dài dòng cho lời dẫn Mặt khác, nếu lời dẫn tập trung những thông tin chính thì độc giả sẽ không theo dõi đến nội dung phóng sự Điều này làm giảm hiệu quả báo chí, vì vậy chức năng này không phải là yêu cầu bắt buộc
1.5.3.4.Thu hút sự chú ý của độc giả
Có một câu ví von về lời dẫn: “Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người đọc thì lời dẫn phải thổi bùng đốm lửa
ấy thành một ngọn lửa, làm cho ngọn lửa đó bùng lên” Để làm được điều đó, lời dẫn phải được viết thật ấn tượng, hấp dẫn, gợi những thông tin có tính chất kích thích nhu cầu đọc và khơi dậy tính tò mò tìm hiểu tiếp của độc giả bằng cách thể hiện tốt thần thái của vấn đề hay sự kiện
Trang 34CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI LỜI DẪN PHÓNG SỰ
TRUYỀN HÌNH ANTV 2.1 Cở sở phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV
Trong cuốn “Nhà báo hiện đại”, ban biên soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri phân ra 5 loại sa-pôlà: sa-pô đích danh(sử dụng khi bài viết liên quan đến nhân vật nổi tiếng), sa-pô ẩn danh (sử dụng khi viết bài liên quan đến tổ chức, cá nhân không được nhiều người biết đến trong giới bạn đọc), sa-pô tóm tắt, sa-pô phức tạp và sa-pô gay cấn [45; tr.76]
Trong cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” GS John Hohenbeg chia “phần mở” ra thành 6 loại [41; tr.83], cụ thể như sau:
Phần mở cho tin trực thuật:Thường mở đầu cho những câu chuyện quan
trọng như các tấn thảm kịch, tai nạn thảm khốc Phần mở đầu nhấn mạnh vào hành động đưa đến tai hại, có thể bắt đầu bằng tổng số thiệt hại do tai nạn gây ra, kèm theo nguồn tin Đồng thời miêu tả hành động, nơi chốn và ý nghĩa của câu chuyện
Phần mở cá nhân:Sử dụng “ngôi thứ nhất số ít”, không nên dùng trong việc
tường thuật tin tức, trừ khi có nhân chứng mục kích thường được các nhà báo danh tiếng hoặc người viết bài muốn chứng tỏ mình đã mắt thấy tai nghe sự việc Báo chí dùng loại này để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài báo
Phần mở tương phản: Tạo ra một sự vô lý, tương phản hoặc một cái gì đó
gây ngạc nhiên, phẫn nộ trong phần mở Tuy nhiên, cần thận trong khi sử
Trang 35dụng kiểu sa-pô này vì dễ gây nhàm chán, không tạo được sự bất ngờ như mong muốn
Phần mở trì hoãn: Được gọi là kiểu phần mở“bồi đắp câu chuyện”, dùng
lối nói có nhiều chi tiết giật gân để đi dần đến, làm nổi bật một sự kiện thông thường
Phần mở giai thoại: Thường các tạp chí ưa dùng loại này Nếu viết theo lề
thói thông thường thì không thể thu hút sự chú ý của độc giả vào những nhân vật không hề nổi tiếng, thậm chí là tầm thường được đề cập trong bài báo Một câu chuyện giai thoại ngắn gọn, sáng sủa vềmột nhân vật bình thường của cuộc sống có thể gây chú ý của độc giả
Phần mở khôi hài:Không khí vui vẻ, thân mật và thoải mái ngay từ đầu bài
báo luôn giúp công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn Tuy nhiên cũng cần phải có giới hạn với sự đùa giỡn Nên pha trò tự nhiên, sẽ có hiệu quả Loic Hervouet, tácgiả cuốn “Viết cho độc giả” chia sa-pô làm 6 loại [42; tr.36] Trong sách này sa-pô được gọi là lời mở đầu:
+ Lời mở đầu nêu thông tin chính: Kể lại nội dung toàn bộ bài báo trong vài ba dòng
+ Lời mở đầu bổ sung cho đầu đề: Nếu đầu đề mang tính kích thích thì lời mào đầu phải nêu được chủ đề bài báo Và ngược lại, nếu đầu đề đã nêu được chủ đềthì lời mào đầu phải có tính kích thích người đọc
+ Lời mở đầu hoàn cảnh: Nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sựkiện và nêu lên góc độ đề cập bài báo
+ Lời mở đầu giới thiệu: Chứng minh rằng bài báo mang tính thời sự, giới thiệu vềngười được phỏng vấn hoặc tác giả bài báo
Trang 36+ Lời mào đầu nghi vấn: Đặt ra câu hỏi về chủ đề sẽ xử lý trong bài báo Mục đích kích thích người đọc và thông báo cho họ biết những gì sẽ đềcập trong bài
+ Lời mào đầu độc giả: Không phải là lời mào đầu mà đây là một đoạn đầu của bài báo được in theo kiểu chữ khác Cách làm này khá mạo hiểm, dễ gây nhầm lẫn vì đoạn đầu của bài báo chưa chắc đã bao quát được vấn đề Loại sa-pô này cũng thường gặp trên báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo điện
tử
Fabienne Gérault chia sa-pô thành 9 loại thông dụng: sapô gọi tên (gọi tên vấn đề, sự việc, hiện tượng được trình bày trong bài kèm theo bình luận ngắn); sapô tóm tắt (nắm bắt thông tin cốt lõi nhất, từ đó khái quát vấn đề); sapô nguyên cớ (kể lại sự việc khiến tác giả viết bài báo), sapô chân dung(phác thảo một nét nào đó về nhân vật trong tác phẩm: ngoại hình, thân thế, sự nghiệp, tính cách ), sapô nêu luận cứ(đưa ra các con số, dữ liệu có khả năng thu hút người đọc); sapô kể chuyện (người đọc có cảm giác tác giả đang kể một câu chuyện nào đó), sapô nêu cảm xúc(dùng để phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ riêng của tác giả) và sapô tiếp nối tiêu đề (mở rộng nội dung chính ở tiêu đề một cách vừa phải, kiệm lời, buộc người đọc phải đọc tiếp) [38; tr 104]
Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin”,phân chia đơn giản thành
sa-pô tổng hợp và sa-sa-pô chọn lọc [43; tr.115]
Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều cách phân loại sapô (lời dẫn) khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất rằng: Để phân loại sapô (lời dẫn) thì cần dựa vào nội dung, kết cấu, mục đích khi viết lời dẫn.Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 cách phân loại tương đối phổ biến trong báo chí
Trang 37truyền hình hiện đại: phân loại lời dẫn theo nội dung và phân loại lời dẫn theo vai trò của lời dẫn
2.2.Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV theo nội dung
Dựa vào đặc điểm lời dẫn phóng sự trên kênh ANTV chúng tôi chia lời dẫn thành 6 loại.Bao gồm: Lời dẫn gọi tên, lời dẫn tóm tắt, lời dẫn nguyên
cớ, lời dẫn chân dung, lời dẫn nêu luận cứ, lời dẫn tả cảnh
2.2.1.Lời dẫn gọi tên
Lời dẫn này thường chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong phóng
sự, kèm theo nó là lời bình luận ngắn gọn của tác giả
Ví dụ (1):“ Việc các hãng tàu biển nước ngoài liên tiếp “đẻ” ra các khoản phụ phí, trong đó có nhiều khoản rất vô lý càng khiến các doanh nghiệp tăng gánh nặng chi phí , giảm ưu thế cạnh tranh hàng xuất khẩu Phán ảnh của phóng viên Truyền hình Công an nhân dân.”
(PS “Loạn phí tàu biển”, tác giả: M.Vọng-Q.Thuần- N.T.Tâm, NKAN, 11)
13-Loại lời dẫn này chiếm 23% trong các bản tin thời sự của ANTV Nhận định ở đây được hiểu là sự nhận định về sự kiện và nhận định của người viết với tình tiết, tính chất, đặc điểm của nhân vật, đối tượng, hoàn cảnh xã hội của sự kiện, sự tình phản ánh Những nhận định ở phần lời dẫn thực sự là sức mạnh của lời dẫn trong việc tác động đến khán giả Chúng được thể hiện ở rất nhiều phương tiện ngôn ngữ như những phương tiện tình thái, động từ tình thái, tính từ,…
Lời dẫn có nghĩa nhận định về sự việc là những lời dẫn thể hiện thái
độ, quan điểm của tác giả đối với toàn bộ sự kiện, sự việc hay vấn đề thời sự
Trang 382.2.2.Lời dẫn tóm tắt
Lời dẫn tóm tắt là loại lời dẫn giúp khán giả có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi của vấn đề, từ đó có cái nhìn khái quát tới sự kiện được phản ánh
Ví dụ(2): “ Trả lời báo chí sau phiên họp Ban chấp hành ngày 28/2 vừa qua, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, do hợp đồng phức tạp nên VFF cần chờ ý kiến của Vụ pháp chế Bộ VH – TT&DL, đồng thời phải ngồi lại với VPF một lần nữa trước khi bàn giao”
(PS “Bao giờ VFF chuyển giao hợp đồng cho VPF”, tác giả: Tuấn Minh – Văn Linh, TSAN, 04-11)
Ví dụ (3): “Hiện nay, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước Tại tỉnh Hà Tĩnh, dịch xuất hiện ngày 07/02 ở xã
Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh Đến ngày 13/02, Hà Tĩnh có Quyết định công bố dịch tại địa phương này Ngoài xã Kỳ Trinh, tại xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên cũng đang có hiện tượng gia cầm chết không rõ nguyên nhân Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan Thú y Vùng 3 đang chờ kết quả xét nghiệm”
(PS“Hà Tĩnh công bố dịch cúm gia cầm H5N1”, tác giả Mai Thắng – Quyết Thắng, TSAN 13-11)
Loại lời dẫn này thường được sử dụng trong những phóng sự có tính chất tường thuật sự kiện, phản ánh thực trạng Loại lời dẫn này chiếm 24,2% tổng số các loại lời dẫn phóng sự trên các bản tin ANTV
Trang 392.2.3 Lời dẫn nguyên cớ
Lời dẫn này thường kể về các nguyên nhân sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo Nó sẽ khơi gợi cho khán giả về mối liên quan giữa phóng sựvới lí do thôi thúc nhà báo viết tác phẩm này Từ đó, tăng tính thuyết phục đối với khán giả
Ví dụ (4):
“Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn thủ đô đã bày tỏ thái độ bức xúcvề tình trạng chặt chém, thu giá trên trời tại các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội Có một thực tế là trên vé do Tổng cục Thuế phát hành có ghi rõ mồn một 2.000đ/lần gửi xe máy nhưng người ta ngang nhiên thu gấp 2 - 5 lần Vỉa hè, lòng đường dành cho lưu thông nhưng người
ta thản nhiên lập bãi trông xe ôtô thu 40.000 – 50.000đ/lần gửi xe Đó là thực trạng chặt chém ở các bãi gửi xe ở Hà Nội hiện nay Vậy câu hỏi được đặt ra là số tiền chênh lệch so với giá vé của ngành thuế phát hành; tiền thu được từ “chiêu” quay vòng vé; tiền kiếm được do lập bãi trông xe ở lòng đường, vỉa hè chảy vào túi ai? Phải chăng do quá nhiều đơn vị được
“quyền” cấp phép; quản lý; xử lý sai phạm nên dẫn đến tình cảnh “cha chung không ai khóc” và vi phạm trong lĩnh vực này mới ngày càng nghiêm trọng? Trong phóng sự ngày hôm nay, chúng tôi tiếp tục làm rõ thêm về số tiền thu vượt quá quy định của Nhà nước đã rơi vào túi ai?”
( PS “Trông giữ xe ở Hà Nội: Tiền tỷ vào túi ai?”, tác giả: Bảo Lộc – Tiến Mạnh, TSAN, 20-9)
Ở lời dẫn trên, sự việc dẫn đường là “tình trạng thu phí trông, giữ xe sai quy định của nhà nước” Đây cũng là nguyên nhân khiến tác giả đi tìm hiểu
sự việc sai quy định này
Trang 40Khảo sát cho thấy, phần mở đầu các lời dẫn nói trên thường được bắt đầu bằng những thông tin sự việc do phóng viên điều tra, tìm hiểu Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa xã hội vừa làm gia tăng tính xác thực và khách quan của tác phẩm báo chí
Trong các bản tin của ANTV, loại lời dẫn này chiếm số lượng lớn nhất trong các bản tin Nguyên nhân là do loại lời dẫn này thường được sử dụng cho các phóng sự có tính chất phản ánh thực trạng hoặc điều tra Đây là loại phóng sự chủ đạo trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV.Phóng sự này đòi hỏi phóng viên phải có thời gian đào sâu vấn đề, kỳ công thu thập chứng
cứ để hoàn thành tác phẩm
2.2.4 Lời dẫn chân dung
Đây là loại lời dẫn, người viết phác thảo nên những nét chân dung nào
đó của nhân vật chính trong tác phẩm.Đó có thể là ngoại hình nhân vật Đó
có thể là những nét về sự nghiệp, thân thế Đó có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung
Ví dụ (5): “Về với thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; ai cũng cảm động khi nhắc đến hoàn cảnh của cô sinh viên nghèo Lê Thị Mỹ Hạnh Mồ côi mẹ, ba thì tuổi cao bệnh nặng Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh cấp 2 nhưng Hạnh đã trở thành người mẹ trẻ của
3 đứa cháu mồ côi Ấy thế, bằng nghị lực phi thường, cô học trò nghèo này
đã vượt lên số phận và viết tiếp ước mơ của mình”
( PS“Nghị lực của cô gái mồ côi nuôi 3 đứa cháu mồ côi”, tác giả: Thùy Linh – Thành Khoa, NKAN, 12-12)