Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnKTTN, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện, các
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hoa
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơnPGS.TS Nguyễn Hữa Ngoan - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Người đã dành nhiềuthời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Học viện, các thầy cô giáo, đặc biệt làcác thầy cô trong bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rènluyện tại Học viện
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Gia Lâm, Chi cục Thuế,Chi cục Thống kê huyện và những cơ sở KTTN đã cung cấp những số liệu cần thiết vàgiúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hoa
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục bảng biểu vii Trích yếu luận văn viii Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp mới của đề tài
3 Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 4
2.1 Cơ sở lý luận
4 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương 9
2.1.3 Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 12
2.1.4 Nội dung của phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 13
2.1.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân
15 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
Trang 542.2.1 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở các nước trên thế giới 192.2.2 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong
Trang 6lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng ở Việt Nam 29
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân nói chung và phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh thương mại dịch vụ huyện Gia Lâm nói riêng 30
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 37
3.1.2 Kinh tế - xã hội 39
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn cho vấn đề nghiên cứu 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 46
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 47
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 48
3.2.4 Phương pháp phân tích 48
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 48
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 50
4.1 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Gia Lâm 50
4.1.1 Số lượng và cơ cấu các cơ sở kinh doanh theo ngành kinh tế quốc dân 50
4.1.2 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện 51
4.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện 52
4.2.1 Số lượng cơ sở kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ phân theo khu vực địa lý và loại hình 52
4.2.2 Lĩnh vực hoạt động của các cơ sở KTTN TMDV 56
4.2.3 Vốn sản xuất kinh doanh 59
4.2.4 Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ 61
4.2.5 Doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 64
4.2.6 Tình hình nộp ngân sách của khu vực KTTN TMDV 66
4.3 Thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ điều tra thực tế trên địa bàn huyện Gia Lâm 68
4.3.1 Tình hình máy móc thiết bị, công nghệ 68
4.3.2 Lao động 68
Trang 74.3.3 Vốn sản xuất kinh doanh 69
4.3.4 Doanh thu, lợi nhuận 72
4.3.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ 73 4.3.6 Về mặt bằng kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện 75
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện 76
4.4.1 Các yếu tố khách quan 76
4.4.2 Các yếu tố chủ quan 80
4.5 Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới 82
4.5.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của huyện Gia Lâm 82
4.5.2 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của huyện Gia Lâm 84
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 92
5.2.1 Đối với Nhà nước 92
5.2.2 Đối với Thành phố, Huyện 92
5.2.3 Đối với các cơ sở KTTN 94
Tài liệu tham khảo 95
Trang 8DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm 38
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm 40
Bảng 3.3 GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2013-2015 42
Bảng 3.4 GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý ( theo giá hiện hành) giai đoạn 2013-2015 43
Bảng 3.5 Số lượng và cơ cấu các thành phần KTTN trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 44
Bảng 3.6 Phân tổ mẫu điều tra khảo sát trên địa bàn huyện Gia Lâm 47
Bảng 4.1 Số lượng và cơ cấu các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý 50
Bảng 4.2 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện theo giá hiện hành 51
Bảng 4.3 Số cơ sở KTTN TMDV phân theo khu vực địa lý 52
Bảng 4.4 Số cơ sở TM-DV khu vực KTTN theo loại hình kinh tế 54
Bảng 4.5 Số cơ cở KTTN TMDV phân theo lĩnh vực hoạt động 57
Bảng 4.6 Vốn đầu tư theo từng loại hình KTTN các năm 2013- 2015 59
Bảng 4.7 Vốn đầu tư theo từng lĩnh vực hoạt động Thương mại Dịch vụ của kinh tế tư nhân 60
Bảng 4.8 Số lượng lao động phân theo loại hình KTTN TMDV 62
Bảng 4.9 Số lượng lao động khu vực KTTN TMDV phân theo lĩnh vực hoạt động 63
Bảng 4.10 Doanh thu thương mại dịch vụ của KTTN TMDV phân theo ngành kinh tế 65
Bảng 4.11 Nộp ngân sách nhà nước của cơ sở KTTN TMDV năm 2015 67
Bảng 4.12 Số lượng lao động trong các cơ sở KTTN TMDV 68
Bảng 4.13 Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN TMDV 70
Bảng 4.14 Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở KTTN TMDV 72
Bảng 4.15 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở KTTN TMDV 74
Bảng 4.16 Những chính sách ưu đãi KTTN TMDV của huyện Gia Lâm 78
Bảng 4.17 Ưu đãi quan trọng nhất với KTTN TMDV huyện Gia Lâm 79
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Tên tác giả: Đặng Thị Hoa
2 Tên luận văn: “Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội"
3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10
4 Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố HàNội, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giaolưu thương mại, tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện rất lớn Sốlượng hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân của huyện tăng lênđáng kể qua các năm Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là tronglĩnh vực thương mại dịch vụ ở huyện Gia Lâm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vàthế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém Giá trị gia tăng còn thấp, đónggóp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhânnhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập Việc nghiên cứu, tìmhiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của hoạt động kinh tế tư nhân trong lĩnhvực thương mại-dịch vụ tới sự phát triển kinh tế của huyện là rất cần thiết, từ đó kịp thời
có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơchế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế củahuyện và Thành phố
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnKTTN, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế nàytrong thời gian qua và đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc phát triểnKTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những nămtới Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở KTTN TMDV trên địa bàn huyện Gia Lâm giaiđoạn 2013-2015 trong đó nghiên cứu các nội dung về số lượng, quy mô lao động, lĩnhvực hoạt động và kết quả hoạt động của các cơ sở này Nghiên cứu dùng phương pháptiếp cận theo ngành, theo hình thức tổ chức của các cơ sở KTTN TMDV, việc thu thậpthông tin được thực hiện bằng hai hình thức là dùng số liệu thứ cấp và điều tra mẫu hộkinh doanh cá thể và mẫu các loại hình doanh nghiệp Số liệu thu thập được phân tổ,tổng hợp qua phần mềm excel, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh làhai phương pháp chính được dùng trong phân tích của luận văn
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở KTTN trên địa bànhuyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 có thể thấy các cơ sở KTTN TMDV chiếm 81,4%
Trang 11cơ cấu số lượng các ngành kinh tế của huyện Giá trị sản xuất ngành này trong năm
2015 chiếm 35% cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện Tính riêng nội
bộ ngành TMDV thì hoạt động bán buôn, bán lẻ chiếm nhiều nhất (năm 2015 chiếm63,5%) Tuy nhiên các cơ sở KTTN TMDV trên địa bàn huyện chủ yếu là các cơ sở cóquy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn, về trình độ lao động còn hạn chế Hoạt động củacác cơ sở này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố về thể chế, cơ chếchính sách; tiềm lực vốn và năng lực trình độ quản lý điều hành Trong các yếu tố nàyyếu tố về thể chế, về năng lực quản lý điều hành là quan trọng nhất quyết định đến hiệuquả hoạt động của các cơ sở
Từ nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã đưa ra một số giải phápnhằm phát triển kinh tế tư nhân của huyện đó là: giải pháp về thể chế, cơ chế trong đóđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục rườm rà không cần thiết, nângcao chất lượng hiệu quả phục vụ nhân dân của cán bộ công chức; mở rộng các hình thứchuy động vốn, tạo điều kiện để KTTN được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi Hỗ trợcông tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng,văn minh thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu học tập củanhiều đối tượng
Tóm lại để KTTN TMDV nói chung và KTTN TMDV trên địa bàn huyện GiaLâm nói riêng được phát triển cần sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc tạo môitrường thuận lợi cho KTTN phát triển, đồng thời cần sự nhạy bén, bản lĩnh của bản thâncác cơ sở KTTN trong kinh tế hội nhập
Trang 12THESIS ABSTRACT
Author: Dang Thi Hoa
Thesis title: “Developing the private sectors in commercial services at Gia Lamdistrict, Hanoi city“
Major: Economics Management Code: 60 34 04 10
Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
Gia Lam is a suburban district located at the Northeast gateway of Hanoi city
It has favorable geographic position for the process of economic-social developmentand for commercial exchanges as well as has great potential demand for goods andservices market Over the years, the number of individual business households and othertypes of private enterprises increased substantially in this district However, thedevelopment of the private enterprises especially in the commercial and services sector
in the district of Gia Lam is still not commensurate with the potential and strengths: itscompetitiveness and integration are still weak; low value are added; contribution tolocal budget is not high; the State management of the private sector in commercialservices is still inadequate The study and understanding of the development status, aswell as the impact of private economics activities in the field of commercial services tothe local economic development are essential Then, promptly tournaments measures topromote the strengths and to limit the negative impacts, and to have the mechanisms topromote the continously development of the private sector and to contribute more to thedistrict and city economies
The objectives of the thesis are to synthesize the theoretical basis and practicalproblems of the private sector development, to analyze and to assess the real status andfactors affecting the development of the private sectors in commercial services in thedistrict area, to propose some solutions to develop the private economic sectors at GiaLam district in the future The research subjects are the number of, labor scale, businessfields and the business outcome of the private economic sectors working in commercialservices at Gia Lam district in the period from 2013 to 2015 This research applied thesector approach and organization forms approach The author collected data andinformation from both primary and secondary sources Then, the collected data wasclassified and synthesized using Microsoft Excels software The description andcomparison statistic were the main methods used in analyzing the research results
The research results present that from the year 2013 to 2015 in Gia Lamdistrict, the private economic sectors accounted of 81.4% in the total of economic
Trang 13sectors The gross output of this sector in the year 2015 accounted for 35% of thedistrict’s production value Among the commercial services sectors, the wholesale andretail taken part of the major proportion (accounting for 63.5% in 2015) However, thescale of the private economic sector at Gia Lam district is still small and medium, withlimited capital resource and low qualification labor The business activities of thesesectors had been affecting by many factors including institution, policy, capital resourceand management skills Among these factors, institution and management skills are themost important factors that can determine the economic efficiency of those businesses
Through analyzing the affecting factors, the thesis had proposed somesolutions to develop the private sectors at Gia Lam district in the future focusing on theinstitution and mechanism These solutions aimed to promote the administration reform,
to eliminate the unnecessary cumbersome procedures, to improve the quality andeffectiveness of civil servants; to expand the forms of capital mobilization, and tofacilitate private sector accessing to the preferable capital resources Moreover, it isessential to assist the training to improve knowledge and management skills, salesskills, commercial civilization in many different forms in line with the needs ofdiversified audiences
To conclusion, in order to promote the development of the private sectors ingeneral and private sectors at Gia Lam district in particular, once the authorities in alllevels should put more effort to create a favorable environment for private sector to dotheir business On the other hand, the private sector itself should be more flexible andstronger to penetrate to the economics integration
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tếnhiều thành phần với kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thànhtựu đáng khích lệ, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt xã hội được cảithiện rõ rệt Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng đóng góp gần 50% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
và giải quyết gần 90% công ăn việc làm cho người lao động, khẳng định vị trí và
và vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển ổnđịnh của nền kinh tế hiện nay
Trong văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XII, kinh tế tư nhân đượckhẳng định là một động lực quan trọng đối với sự nghiệp thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế Đảng và nhà nước
đã đưa ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đó có chínhsách đối với khu vực kinh tế tư nhân Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phầnkinh tế tư nhân không ngừng phát triển
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thànhphố Hà Nội có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5,Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sôngHồng, sông Đuống, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội và giao lưu thương mại, tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch
vụ của huyện rất lớn Cùng với sự quan tâm của chính quyền Thành phố, huyệnGia Lâm đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt
so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội Đây là điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định
Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm trong những năm gần đây đã có sựchuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp vàdịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Số lượng hộ kinh doanh cá thể và cácloại hình doanh nghiệp tư nhân của huyện tăng lên đáng kể qua các năm Tuynhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnh vực thương
Trang 15mại dịch vụ ở huyện Gia Lâm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh,khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém Giá trị gia tăng còn thấp, đónggóp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý Nhà nước đối với kinh tế tưnhân nhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động củahoạt động doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnhvực thương mại-dịch vụ nói riêng tới sự phát triển kinh tế của huyện là rất cầnthiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế nhữngtác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đónggóp nhiều hơn nữa cho kinh tế của huyện và Thành phố
Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Phát triển kinh tế tư nhântrong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ ở huyện Gia Lâm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phầnkinh tế này tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện việc phát triển KTTN trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong nhữngnăm tới
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- KTTN là gì, KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là gì? Vai trò của
nó như thế nào trong phát triển kinh tế của huyện?
- Thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địabàn huyện Gia Lâm như thế nào?
Trang 16- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển KTTN trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm?
- Những giải pháp nào để phát triển KTTN trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ trên địa bàn huyện ?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
-Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTN trong lĩnh vực thươngmại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
-Khảo sát thực tiễn hoạt động của các loại hình thuộc khu vực kinh tế tưnhân: Hộ cá thể, Doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần (không có vốn nhà nước, không có vốn đầu tư nước ngoài) trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển KTTN trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, trong giaiđoạn 2013-2015
- Về nội dung: Số lượng, quy mô lao động, kết quả hoạt động của KTTNtrong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Về không gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng của KTTN tronglĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộitrong giai đoạn 2013-2015 và đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa KTTNtrong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời gian 2015-2020.1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về kinh tế
tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng
Trên cơ sở nguồn số liệu có chọn lọc, luận văn đã trình bày tổng quanthực trạng phát triển kinh tế tư nhân TMDV của huyện Gia Lâm, thành phố HàNội Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân và đềxuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyệntrong thời gian tới Giải pháp này có giá trị tốt trong tham khảo để hoạch định,xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói chung vàkinh tế tư nhân thương mại dịch vụ nói riêng
Trang 17PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Kinh tế tư nhân
KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn
bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinhdoanh Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phânphối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sảnxuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhtrước pháp luật của Nhà nước
Khu vực kinh tế tư nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được
tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân
* Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế Trongnền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế: kinh tếNhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong Nghị Quyết Hộinghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “…KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dướihình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân…”
* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế
Đảng ta xác định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tậpthể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài
KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được xác định có vaitrò quan trọng, là động lực của nền kinh tế
* Các loại hình kinh tế tư nhân
- Hộ kinh doanh cá thể: Là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá thểtiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất Hình thức kinh doanh
Trang 18này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, sử dụng lao động làm thuê khôngthường xuyên Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sảnxuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm vềkết quả kinh doanh của mình
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động củadoanh nghiệp
- Công ty TNHH: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏthành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông góp vốn chỉ chịu tráchnhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viênhợp danh Ngoài 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn Thànhviên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềcác nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
* Lĩnh vực hoạt động của kinh tế tư nhân
Các loại hình KTTN hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi,dịch vụ nông nghiệp; trồng rừng, chăm sóc rừng,khai thác lâm sản, dịch vụ lâmnghiệp; khai thác nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản
- Công nghiệp xây dựng gồm: công nghiệp khai khoáng, chế biến chế tạo,công nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, thu gom xử lý rác thải,xây dựng nhà các loại, các công trình đường bộ, đường sắt…
- Thương mại dịch vụ gồm: bán buôn bán lẻ, kinh doanh bất động sản,thông tin và truyền thông, khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng, ăn uống, lưutrú, vận tải kho bãi, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí và các hoạt động dịch vụ khác
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào nghiêncứu về hộ cá thể và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhântrong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Trang 192.1.1.2 Phát triển
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ
ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là mộtthuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tạitrong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc củaphát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Theo phạm trù triết học phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến,
mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong Phạm trùphát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy Điều đó cónghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thếgiới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang nhữngtrạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờlặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sựvật hay hệ thống nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệbên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài Nguồn gốc của phát triển là sựthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Phương thức phát triển là chuyểnhoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theokiểu nhảy vọt Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc (Vũ Tình vàcộng sự, 2005, Giáo trình triết học Mác-Lê-nin, Nhà xuất bản chính trị)
- Phát triển kinh tế (PTKT)
Quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất vànâng cao mức sống của dân cư Đối với các nước đang phát triển PTKT là quátrình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá; là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấukinh tế, thể chế kinh tế, văn hoá, pháp luật, thậm chí về kĩ năng quản lý, phongcách và tập tục Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của PTKT,nhưng không đồng nghĩa với PTKT Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sảnphẩm bình quân đầu người PTKT bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh
tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về
số lượng, chưa biểu thị được chất lượng Về khía cạnh chất lượng, PTKT có ýnghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu nhưtất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị Cho nên, PTKT không phải chỉ là
sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác với sự tăng trưởng đơn giản của
Trang 20và năng suất của các ngành, các vùng khác nhau, thu nhập của các tầng lớp dân
cư và của các vùng khác nhau 2) Mức độ thoả mãn các nhu cầu xã hội được coi
là cơ bản, tức là các chỉ tiêu xã hội về phát triển; chúng phản ánh chất lượng của
sự phát triển xét về nội dung phương thức sinh hoạt kinh tế như tuổi thọ bìnhquân, số calo theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ, vv 3) Cơ cấu của nền kinh tế,tính chất và sự thay đổi của nó (TS Đinh Văn Hải và cộng sự, 2014, Giáo trìnhKinh tế phát triển, Nhà xuất bản tài chính)
- Phát triển kinh tế tư nhân: Là quá trình tăng lên về quy mô và có sự thayđổi về cơ cấu dẫn tới tăng lên cả về chất và lượng của khu vực kinh tế tư nhân.Tăng lên về số lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanhnghiệp, quy mô doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sảnxuất kinh doanh được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư Tăng lên về chất
là tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý được nânglên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường khôngngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN ngàycàng tăng lên Thay đổi về cơ cấu trong lao động, cơ cấu ngành nghề kinh doanh,
cơ cấu vốn
2.1.1.3 Hoạt động thương mại, dịch vụ
* Hoạt động thương mại
- Theo nghĩa rộng:
Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt độngkinh doanh “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (Quốc Hội nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt nam, 2014) Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vựcsản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động muabán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất
Trang 21dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnhbằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Kinh doanh bất động sản , LuậtChứng khoán và các Luật chuyên ngành khác
- Theo nghĩa hẹp:
Theo Luật thương mại , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiếnthương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ (Quốc Hội nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,2005)
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tậptrung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, khôngbao hàm khâu đầu tư cho sản xuất
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ
+ Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại,theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bênmua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng
và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt nam, 2005)
+ Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo
đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho mộtbên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận(Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, 2005)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinhdoanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất,cung ứng dịch vụ Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liênquan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn,chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ
* Hoạt động dịch vụ
- Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kếtquả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể Hoạt động dịch vụ bao trùmlên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển
Trang 22kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thếgiới nói chung Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thốngnhư: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chínhviễn thông.mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hànhchính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn
- Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộngđồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người,như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi íchcung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyểnquyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền vớisản phẩm vật chất
Có lẽ định nghĩa mang tính khoa học và phản ánh đúng nhất bản chất củahoạt động dịch vụ là như sau "đó là một hoạt động kinh tế tăng thêm giá trị,hoặc trực tiếp vào một hoạt động kinh tế khác, hoặc vào một hàng hóa thuộcmột hoạt động kinh tế khác"
Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạtđộng lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tạidưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãnkịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người
2.1.2 Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương
Tại Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã trải qua nhiều biến động trongsuốt hai thập niên qua Kể từ khi nhà nước từ bỏ vai trò độc quyền hoạt động kinh
tế và công nhận thành phần kinh tế tư nhân, khu vực này không ngừng lớn mạnh
Có thể nói, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cùng với chính sách mở cửamậu dịch đã trở thành nhân tố chính dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nềnkinh tế Việt Nam
Bước ngoặt cơ bản là từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) Sau khiphê phán "những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tếphi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốcdoanh", mắc bệnh "chủ quan, duy ý chí, giản đơn hóa", "chưa thật sự thừa nhận
Trang 23những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan", Đại hội khẳngđịnh đường lối đổi mới, chỉ rõ "nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là mộtđặc trưng của thời kỳ quá độ", chỉ rõ sáu thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh;kinh tế tập thể; kinh tế gia đình; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tưnhân; kinh tế tư bản nhà nước Khái niệm "kinh tế tư nhân" được chính thức sửdụng từ Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Khóa VI Qua từng kỳ Đại hội và quátrình phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của cácthành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi căn bản so vớitrước đây Tại Đại hội X, Đảng khẳng định rằng, "Kinh tế tư nhân có vai trò quantrọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định là cần phải: “Hoàn thiện cơchế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong nhữngđộng lực của nền kinh tế”
Nghị quyết Đại hội XII đã có một một bước phát triển mới về nhìn nhậnvai trò của KTTN và được đông đảo dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao
Đó là sự xác nhận “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng” trong sự phát triểncủa đất nước Hoàn toàn có thể khẳng định rằng đó không chỉ là một sự xác nhậnvai trò mới của KTTN mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế nàyphát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới
Việc đổi mới nhận thức về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân như trên thểhiện sự đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn về khu vực kinh tế này.Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách lớn nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế
tư nhân phát triển, cụ thể:
- Chính sách và giải pháp hỗ trợ về tài chính nhằm tăng cường khả năngtiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho khuvực KTTN Theo đó, Chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạtđộng tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vựcsản xuất, xuất khẩu Chính phủ cũng đã xem xét việc thành lập Quỹ phát triển,Quỹ bảo lãnh tín dụng
-Ban hành các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ về mặt bằng sản xuất: rà soát,điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công khai diện tích đất, tổ chức giải phóngmặt bằng nhằm tạo quỹ đất cho các khu vực KTTN thuê hoặc dành quỹ đất đểxây các cụm, khu công nghiệp
Trang 24Những chính sách trên đã làm cho KTTN Việt Nam có những bướcphát triển nhanh chóng, lan rộng khắp các ngành kinh tế và các địa phươngtrong cả nước.
Vị trí, vai trò của KTTN ngày càng được khẳng định một cách rõ nét Nó
là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và đóng vai trò tolớn trong phát triển kinh tế, thể hiện trên các mặt sau:
+ KTTN khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồnnguyên liệu ở từng địa phương Phát triển KTTN sẽ tạo ra nguồn đầu tư quantrọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân
+ KTTN phát triển sẽ tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, bảo đảmđời sống và do đó góp phần vào việc ổn định kinh tế- xã hội Vì có quy mô vừa
và nhỏ, các cơ sở và DNTN dễ thích nghi với điều kiện nông thôn, nơi có nhiềulao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp Vai trò này càng có ýnghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta đang trong quá trình thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
+ KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêudùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát Khuvực KTTN có thế mạnh trong việc huy động vốn, khai thác các tiềm năng khác
có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước
+ KTTN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế thuộc sở hữu Nhànước, tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh để cùng phát triển.Vai trò hỗ trợ không chỉ tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn làđộng lực để kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình thông quacạnh tranh với sự xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể kinh tế tư nhân
Trang 25+ KTTN góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, qua
đó sử dụng và phát huy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lýsản xuất đã được tích luỹ qua nhiều thế hệ, kết hợp tính truyền thống và tính hiệnđại trong sản xuất Đặc điểm cơ bản nhất của ngành nghề truyền thống là gắnchặt với kinh tế cá thể và thực tế đã chứng minh, KTTN phát triển thì các ngànhnghề truyền thống phát triển Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh là động lựccho các chủ thể kinh tế nâng cao tay nghề, ứng dụng khoa học - công nghệ mới
+ KTTN tạo lập sự cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phầntích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,không thể không có doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều vốn, kỹ thuật, côngnghệ hiện đại trong một số ngành, nhằm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế Để làm được điều đó, cần tăng khả năng tích tụ vàtập trung vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện để vươn lên thànhdoanh nghiệp lớn Điều này có thể thực hiện thông qua phát triển kinh tế tư nhân.Thực tế cho thấy, quá trình phát triển KTTN đồng thời là quá trình tìm kiếmphương thức kinh doanh có hiệu quả nhằm làm giảm chi phí sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Đó là quátrình các chủ doanh nghiệp phải tự đổi mới công nghệ, kỹ thuật tại doanh nghiệpmình, chuyển hướng kinh doanh vào những sản phẩm có lợi nhất Tất cả nhữngvấn đề đó, tự nó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn, hợp lýhơn Điều này càng trở lên có ý nghĩa đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
+ KTTN góp phần nâng cao chất lượng lao động, nuôi dưỡng tiềm năngtrí tuệ kinh doanh Tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề lao động vàkinh nghiệm sản xuất kinh doanh được tích luỹ, lưu truyền trong từng ngànhnghề sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bền vững
2.1.3 Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Thứ nhất: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụcho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả cácngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độcũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hànglưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia
tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát
Trang 26vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau Có loại xẩy ra tức thì, nhưng có loạichỉ đem lại hiệu quả sau nhiều năm, chẳng hạn dịch vụ giáo dục phải sau 5-10năm mới có thể đánh giá đầy đủ Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch
vụ phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa
Thứ ba: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tácdụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất
và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng giántiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thươngmại dịch vụ là rất lớn Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự dohóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằnglợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóanông nghiệp và hàng hóa công nghiệp
Thứ tư: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng conngười cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ
và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác vớithương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểmsoát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ,
vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thươngmại so với thương mại hàng hóa Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóathương mại dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn hơn tự do hóa thương mại hànghóa, nó còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nướccung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó
2.1.4 Nội dung của phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
2.1.4.1 Phát triển kinh tế theo chiều rộng (PTKTTCR)
- Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên
cơ sở kĩ thuật như trước Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển,những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người
Trang 27lao động chưa có việc làm thì PTKTTCR là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
- Sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể và các doanh nghiệp trongkhu vực kinh tế tư nhân chứng tỏ KTTN ngày càng phát triển Đây là một trongnhững tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân
Quy mô của hộ cá thể, doanh nghiệp có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở
về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Phát triển quy mô chính là làmcho các yếu tố này của từng hộ, doanh nghiệp lớn lên, phù hợp hơn Quy mô hộ,doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinhdoanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh
tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, cho doanh nghiệp
Phát triển về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về
số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng hộ cá thể, doanhnghiệp hoạt động thực chất và ổn định đồng thời phải phù hợp với xu hướng pháttriển kinh tế xã hội
Phát triển vế số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp cần được xem xétđánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trườngtrong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệ phù hợp với sựphát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trong nước và thế giới
-Sự phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp được thể hiện ởviệc mở rộng các loại hình thương mại dịch vụ, làm cho chúng trở lên đa dạng vềmặt hàng, phong phú về hình thức, có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranhcủa vùng, của quốc gia
Tuy nhiên, PTKTTCR có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xãhội thấp Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triểnkinh tế theo chiều sâu
2.1.4.2 Phát triển kinh tế theo chiều sâu (PTKTTCS)
- Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiêntiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại laođộng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có Trongđiều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộccách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với nhữngtiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh
Trang 28học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang PTKTTCS Kết quả PTKTTCSđược biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động,giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người
- Việc PTKTTCS cần chú trọng đến thay đổi cơ cấu ngành hàng theohướng tăng cường các hoạt động vừa tạo ra doanh số cao vừa tạo ra nhiều giá trịgia tăng Điều này góp phần làm tăng GDP của nền kinh tế đồng thời mang lạihiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư mở rộngsản xuất, phát triển kinh tế
PTKTTCS phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theochiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện cho phép
2.1.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế tư nhân
Để đánh giá sự phát triển của KTTN nói chung và KTTN trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ nói riêng ta đánh giá trên các tiên chí sau:
- Về số lượng đơn vị: số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp ngày càngnhiều chứng tỏ KTTN ngày càng phát triển
- Về quy mô lao động: Hộ cá thể hay doanh nghiệp có quy mô lao độngcàng lớn càng thể hiện được vị thế của mình trên thị trường Việc tăng quy môlao động sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa hơn đồng thời cũng tạo ra nhiều giátrị gia tăng hơn
- Quy mô về vốn: Vốn đầu tư của Hộ, doanh nghiệp chính là vốn cho xâydựng, vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn dự phòng…và vốn lưu động Sự tănglên về vốn đầu tư của mỗi hộ, doanh nghiệp phản ánh một phần quan trọng sựphát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên ngoài việc đánh giá sự tăng lên về quy môcủa vốn, điều cần quan tâm vẫn là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó rasao, tức là nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận mang lại trên một đồng vốn bỏ ra
Ngoài ra tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động phản ánh khả năngtiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng của hộ, doanh nghiệp là dễ dànghay khó khăn
- Khoa học công nghệ: Khi nói tới sức mạnh của hộ, doanh nghiệp, trướchết phải nói tới trình độ công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, dịch
vụ Để thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình hộ, doanh nghiệp
Trang 29phải thường xuyên thay đổi, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị của mình Sựphát triển về công nghệ, máy móc thiết bị là biểu hiện khả năng nâng cao sứccạnh tranh của hộ, của doanh nghiệp trên thị trường nói riêng và trình độ trang bịmáy móc thiết bị biểu hiện bộ mặt phát triển của một khu vực kinh tế nói chung
- Doanh thu: Doanh thu càng lớn thì lưu chuyển hàng hóa càng nhiều, tốc
độ quay vòng vốn càng cao, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn hiệu quả và khả năngmang lại lợi nhuận càng nhiều
- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ doanhnghiệp đã chọn đúng mặt hàng, đúng dịch vụ để kinh doanh, nó phù hợp với nhucầu thị trường
- Đóng góp cho ngân sách: Đóng góp cho ngân sách là trách nhiệm nghĩa
vụ của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp Việc chấp hành tốt các quy địnhcủa pháp luật càng tạo vị thế của hộ, của doanh nghiệp trên thương trường
- Thị phần doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thị phần lớn trên thươngtrường thì sức hút của hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị cung cấp càng lớn, sản phẩm
có năng lực cạnh tranh cao
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân
Sự phát triển của KTTN nói chung và kinh tế tư nhân TMDV nói chungchịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có thể chia làm hai nhóm chính, đólà: Các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan
a Các yếu tố khách quan:
Là các yếu bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể điều chỉnh vàkiểm soát được Nó tác động liên tục tới hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khảnăng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
Các yếu tố khách quan bao gồm: Môi trường chính chị và pháp lý; yếu tốkinh tế, yếu tố văn hóa xã hội; cơ sở hạ tầng
- Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp : Môi trường chính trị
ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tưcủa các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Các hoạt độngđầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp
Trang 30Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quyphạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động,các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằngcách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quyđịnh của pháp luật Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật,phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người laođộng như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảmbảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp… ) Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thựcthi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
-Yếu tố kinh tế: Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởngnền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người… làcác yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp Thực tế trongnhững năm gần đây nhà nước đã có các chính sách kinh tế vĩ mô khá hiệu quảnhư tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc đầu tư công, tái cơ cấu doanhnghiệp nhà nước Những cố gắng của chỉnh phủ giúp kiềm chế được lạm phát, ổnđịnh lãi suất ngân hàng,ổn định tăng trưởng kinh tế tạo môi trường kinh tế thuậnlợi cho doanh nghiệp phát triển
Xu hướng mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay của nước ta tạo
ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Doanh nghiệp có điều kiện mở rộngthị trường, lựa chọn bạn hàng Tuy nhiên doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn
do canh tranh lớn, hạn chế về công nghệ, nguồn vốn
-Các yếu tố văn hoá xã hội : là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của ngườitiêu dùng Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độkhác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanhcho phù hợp Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chấtlượng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xửtrên thị trường, các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cáchthức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt vừa tạo cơhội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp
-Cơ sở ha tầng kỹ thuật : Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật cũng lànhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNTN Do hoạt độngthương mại, dịch vụ là hoạt động lưu thông hàng, nên trình độ phát triển hạ tầng
Trang 31Mặt khác khi trình độ khoa học kỹ thuật trong nước phát triển, các doanhnghiệp TMDV sẽ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh củamình, giúp cho các doanh nghiệp này sẽ giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Vì bằng phương tiện Web, internet một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đượcvới rất nhiều khách hàng, nhờ vậy giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệpTMDV giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch
b.Các yếu tố chủ quan
Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp
có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh.Tiềm năng phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá đúngtiềm năng cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanhđúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Nguồn vốn,nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lí, cơ sở vật chất của DN
- Nguồn vốn:Thực tế cho thấy, KTTN hoạt động trong các ngành từ côngnghiệp, nông nghiệp đến thương mại, dịch vụ nguồn vốn được hình thành từnguồn lực của các giai tầng trong xã hội như nông dân, người buôn bán, thợ thủcông, chủ doanh nghiệp họ chính là nhân dân, vì thế khu vực KTTN tiềm năng
và sức mạnh của nó thực sự to lớn và có tác động ảnh hưởng đến sự phát triểncủa nền kinh tế nước nhà
Nguồn vốn cho sự phát triển của KTTN thương mại, dịch vụ đó có thể lànguồn vốn tích luỹ, tiết kiệm của nhân dân, và những nguồn vốn này các cơ sởKTTN TMDV sử dụng cho hoạt động KD để phát triển kinh tế, theo ước tính vốnđầu tư của thành phần KTTN chiếm trên 70% vốn đầu tư toàn xã hội, trong đócác DN TMDV chiếm khoảng 30%, đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng chưađược khai thác hết Thông qua hoạt động của KTTN TMDV, nguồn vốn trong
Trang 32dân đã dần dần được sử dụng có hiệu quả, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước ta
- Nguồn nhân lực: Cùng với nguồn vốn tích luỹ, nguồn nhân lực có trình
độ và chuyên môn sẽ tác động to lớn đến họat động kinh doanh của các DNTN.Nếu có chính sách đúng họ có thể trở thành cầu nối chuyển vốn, khoa học, côngnghệ, máy móc thiết bị về để đầu tư phát triển kinh tế trong nước thông qua hoạtđộng thương nghiệp tư nhân Tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề vànhững kinh nghiệm sản xuất kinh doanh bí truyền được tích lũy qua nhiều đờitrong từng gia đình, dòng họ sẽ là nguồn sáng tạo vô tận cho sự tăng trưởng kinh
tế nếu có chính sách khơi dậy được hết tiềm năng cho KTTN Thương mại, dịch
vụ hoạt động Trong đó trình độ quản trị của người đứng đầu doanh nghiệp cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác địnhcho doanh nghiệp một hướng đi, một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong môitrường kinh doanh ngày càng biến động quyết định sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp
- Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thuhút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện cáchoạt động dự trữ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tàisản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhàxưởng, các thiết bị chuyên dùng … Điều đó thể hiện thế manh của doanh nghiệpquy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh …
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở các nước trên thế giới
* Tại Trung Quốc
Trước khi Trung Quốc có chính sách cải cách và mở cửa, khu vực tư nhâncủa Trung Quốc bị coi như “cái đuôi của chủ nghĩa tư bản” cần phải cắt bỏ.Nhưng trên thực tế, nhất là tại khu vực nông thôn tụt hậu rộng lớn, “cái đuôi củanền kinh tế tư hữu” này đã không hoàn toàn bị cắt bỏ, như các nhóm tư nhân, cơ
sở kinh doanh hộ gia đình hoặc các chợ của tiểu thương, do đòi hỏi cần thiết củathực tế nhưng lại hoạt động mang tính bất hợp pháp Khi làn gió mở cửa và cảicách thổi vào Trung Quốc, các lực lượng sản xuất nêu trên đã phát triển như nấmsau một thời gian dài bị kìm nén Nhờ chính sách cải cách và mở cửa, khu vực
Trang 33KTTN Trung Quốc đã phát triển rất mạnh trong 30 năm qua, từ chỗ bị hạn chế hay thậm chí cấm phát triển trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng của nềnkinh tế thị trường
Đầu tư nước ngoài, 9.4%
Đầu tư khu vực tư
nhân, 60%
Đầu tư khu vực Nhà nước, 30.6%
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các hình thức đầu tư
Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2010)
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển hết sức mạnh mẽ sau cải cách Năm
2005, số các đơn vị kinh doanh cá thể đã lên đến 24,64 triệu so với 0,14 triệu vàonăm 1978, với tổng số vốn đầu tư là 580,95 tỷ nhân dân tệ và thu hút 49 triệu laođộng Từ cuối những năm 1980, các doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc khôngngừng lớn mạnh với tốc độ hơn 30 %/ năm tính từ năm 1992 Đến cuối năm
2005, đã có 4.3 triệu doanh nghiệp tư nhân, với tổng vốn đăng ký 6.133,1 tỷNDT, thuê 58,24 triệu lao động Khu vực ngoài quốc doanh này đã góp phần tạonên 1/3 GDP và 4.5 số lao động mới trong những năm gần đây Khu vực cá thể
và ngoài quốc doanh cũng đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và giải quyết việc làm (Trung tâm thông tin tư liệu, Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương, 2010)
Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc còn đối mặt với nhiều hạn chế vềnguồn lực tài chính, con người và thể chế hỗ trợ phát triển, v.v Trong đó đángchú ý là những hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh lành mạnh
để thành phần kinh tế tư nhân được đứng trên một sân chơi bình đẳng với nhữngthành phần kinh tế khác Nghiên cứu do Uỷ ban kế hoạch và phát triển nhà nước
Trang 34tiến hành cho thấy đến năm 2004, thành phần kinh tế tư nhân Trung Quốc vẫngặp nhiều cản trở trong tiếp cận thị trường đối với gần 30 ngành nghề Tại mộttỉnh được chọn trong nghiên cứu, các công ty nhà nước có thể gia nhập 80 ngànhnghề, công ty do nước ngoài sở hữu có thể tham gia hơn 60 ngành nghề, trongkhi vốn tư nhân chỉ tiếp cận được với khoảng 40 ngành nghề Chính quyền địaphương tại đây đã từ chối đến 56% số đơn xin vay nợ của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trong khi hơn 70% trong tổng số các khoản vay ngân hàng được cấp chocác doanh nghiệp nhà nước Tuy khu vực tư nhân chỉ chiếm 30% lượng vốn hỗtrợ nhưng lại chiếm 50% đóng góp vào GDP và 70% số cơ hội việc làm (Trungtâm thông tin tư liệu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2010)
Năm 2005, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một số ý nhằmkhuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế cá thể,
tư nhân và ngoài nhà nước Trong đó tập trung vào bảy lĩnh vực chính: nới lỏngnhững hạn chế tiếp cận thị trường đối với khu vực ngoài nhà nước, tăng cường
hỗ trợ tài khoá, thuế, và tài chính cho khu vực ngoài nhà nước; cải thiện các dịch
vụ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao độngthuộc khu vực tư nhân; tích cực đưa ra những hướng dẫn và các chính sáchkhuyến khích sự phát triển của khu vực này với 36 quy định đã được đặt ra, dovậy văn kiện này thường được gọi là "khu vực tư nhân 36"
Các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân:
Một là, từng bước thực hiện chính sách phá bỏ hàng rào hạn chế ngànhnghề, giải quyết những khó khăn trong việc vay vốn, giảm những hạn chế trongviệc đầu tư trực tiếp trên thị trường vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrong đó bao gồm kinh tế tư nhân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân thamgia vào cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo môi trường cạnh tranh bìnhđẳng
Hai là, nhiều quyết sách kinh tế lớn đang được tập trung đẩy mạnh đều mở
ra địa bàn hoạt động phong phú cho các doanh nghiệp tư nhân Đẩy nhanh thựchiện Quyết định ngành nghề hoá khoa học kỹ thuật, khuyến khích phát triển cácdoanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân, thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhânchuyển sang mô hình khoa học kỹ thuật; Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhànước Việc này không chỉ thúc đẩy phát triển nhanh thành phần kinh tế tư nhân
mà còn thúc đẩy kinh tế tư nhân điều chỉnh, nâng cấp cơ cấu
Ba là, các điều kiện phát triển của chính thành phần kinh tế tư nhân ởTrung Quốc đến nay đã chín muồi Một là, chính quyền địa phương sẽ ngày càng
Trang 35coi trọng việc phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, hai là các doanh nghiệp cá thể
- đội hậu bị của kinh tế tư nhân phát triển nhanh, quy mô ngày càng mở rộng, sẽđăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, ba là, trong kinh tế thị trường, tiền đề
cơ bản của doanh nghiệp tư nhân sẽ được tăng cường, đó là tiền vốn được tíchlũy và lực lượng lao động học tập và dư thừa, bốn là sự chuyển đổi cơ chế kinhdoanh của các doanh nghiệp Nhà nước và xí nghiệp hương trấn
*Xu hướng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian gần đây đã có sự chững lại của nềnkinh tế tư nhân do một số doanh nghiệp tư nhân không thích ứng kịp với nhu cầungày càng cao của thị trường, do nhân tố chính sách, và một số vùng, một sốngành vẫn còn tâm lý kỳ thị kinh tế tư nhân Tuy nhiên, sự đào thải và phát triểncủa khu vực kinh tế tư nhân là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường.Qua quan sát và phân tích quá trình phát triển của khu vực tư nhân trong nềnkinh tế thời gian vừa qua, có thể rút ra được một số xu hướng sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc sẽtiếp tục cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước, và tỷ lệ đóng góp của khuvực này cũng sẽ tiếp tục tăng cao Có thế thấy rõ xu hướng này qua số liệu củaCục thống kê quốc gia Năm 2000, khu vực tư nhân trong nước chiếm khoảng42,8% GDP, với 12,6% đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài, trong đó cóđầu tư của Hồng Kông, Macao, và Đài Loan, tổng đóng góp của khu vực này là55% Đến năm 2005, tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực tư nhân trong nước là49,7%, đóng góp của đầu tư nước ngoài và Hồng Kông, Macao, Đài Loan là 15-16%, nâng tổng đóng góp vào GDP lên 65% Về đầu tư trong những năm gầnđây, đầu tư của khu vực tư nhân cũng đã tăng 18,1%.(Trung tâm thông tin tưliệu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2010)
Xu hướng thứ hai là số doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, nhất là các tổngcông ty và những công ty niêm yết Cùng với việc mở rộng tài sản của các doanhnghiệp tư nhân, cơ cấu doanh nghiệp tư nhân cũng đa dạng hơn, từ khi các doanhnghiệp kinh doanh cá thể và hộ gia đình chiếm đa số lên những tập đoàn hoặctổng công ty cổ phần Theo một khảo sát về doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc
do Hiệp hội công nghiệp và thương mại quốc gia tiến hành năm 2007, trong 10năm trở lại đây, tỷ lệ những doanh nghiệp cá thể trong tổng số doanh nghiệp tưnhân đã giảm từ 63,8% xuống 22,5%, và tỷ lệ các công ty TNHH tăng từ 16,5 lên
Trang 3662,9%.%.(Trung tâm thông tin tư liệu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2010)
Thứ ba, cơ cấu quản trị ngày càng chuẩn hoá và vững vàng nhờ liên tụchoàn thiện cơ cấu và chất lượng nhân lực Trong số các doanh nghiệp tư nhân,phong cách quản lý gia đình trị kết hợp ngày càng nhiều với cách quản lý dựavào chuyên gia Kết cấu quản trị cũng ngày càng tân tiến, hợp lý và hiện đại hơn.Càng ngày, các doanh nghiệp tư nhân thu hút càng nhiều lao động chuyên nghiệp
và có trình độ kỹ thuật cao, chất lượng quản lý và nhân sự cũng được tăng cường.Thứ tư, cơ cấu công nghiệp của khu vực tư nhân đang tiến tới tối ưu hoá,
mở rộng sang các ngành công nghiệp nặng, hoá chất và lĩnh vực hạ tầng Trình
độ công nghệ không ngừng nâng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được cảithiện Các doanh nghiệp tư nhân vẫn giữ vai trò chi phối trong ngành thương mạidệt may và các ngành thâm dụng lao động khác Do những hạn chế với tiếp cậnthị trường được nới lỏng, thị phần của khu vực KTTN trong các ngành côngnghiệp nặng, hoá chất và hạ tầng cũng sẽ tăng Đồng thời, năng lực đổi mới củadoanh nghiệp cũng liên tục được cải thiện, và hy vọng sẽ tạo ra nhiều công nghệ
và sản phẩm đủ tiêu chuẩn để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân ngày càng gánh vác nhiều trách nhiệm xãhội và giữ vai trò ngày càng tích cực hơn trong xây dựng phúc lợi xã hội và dịch
vụ công, quan trọng nhất là doanh nghiệp tư nhân góp phần quan trọng tạo nên
"xã hội hài hoà"
* Tại Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia rất nghèo nàn về tài nguyênthiên nhiên, dân số đông và phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu Tuy trảiqua những biến động trong suốt lịch sử, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau,nước Nhật đã trở thành một nền kinh tế thị trường hiện đại thuộc hàng bậc nhấttrên thế giới Với sự tăng trưởng vượt bậc qua ba giai đoạn, Nhật Bản là mộttrong các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế Giai đoạn đầutiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (1603) dẫn đến sự phát triển toàn diệnkinh tế nội địa Giai đoạn thứ hai là từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (1868)với việc ngành công nghiệp bắt đầu phát triển để rồi đưa Nhật Bản trở thànhcường quốc đầu tiên ở Châu Á sánh được với các quốc gia Châu Âu Trong giaiđoạn cuối cùng, từ thất bại trong Thế chiến II (1945), mặc dù kinh tế bị tàn phánặng nề nhưng với các chính sách phù hợp, Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục
Trang 37(1945 – 1954) và phát triển cao độ (1955 – 1973) khiến cho thế giới hết sức kinhngạc, gọi đó là thời kỳ “thần kỳ Nhật Bản” Từ năm 1974 đến nay, tốc độ pháttriển tuy có chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là một nền kinh tế lớn, hiện đứngthứ ba ở trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc) Trước đây, nước Nhật luôn giànhđược vị trí thứ hai sau Mỹ trong một thời gian dài trước khi bị Trung Quốc đuổikịp và vượt qua vào đầu năm 2011 (GDP năm 2014 của Nhật Bản là 4,8 nghìn tỷUSD, đứng thứ ba thế giới) Nhật Bản đã tiến hành triệt để công cuộc phát triểnkinh tế tư nhân kể từ năm 1868 dưới cuộc cải cách Minh Trị Đây là thời kỳ đãthực hiện những cải cách phi thường về mọi mặt chính trị, kinh tế và xã hội (TrầnViệt Khánh, 2012, Phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối vớiViệt Nam).
Song song với việc thủ tiêu hệ thống đẳng cấp là việc bãi bỏ các quy tắc
và luật lệ phong kiến hạn chế quyền tự do kinh tế Các biện pháp tích cực thúcđẩy hạ tầng cơ sở và hệ thống tài chính tiền tệ được thực hiện Nhật Bản tậptrung mạnh cho đầu tư giáo dục, ngoài việc dạy những lĩnh vực khoa học thôngthường, người ta còn dạy làm kinh tế tư nhân Chính phủ đồng thời khuyến khíchdoanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại và thựchiện tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước Quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được
mở rộng để tiếp thu những tư tưởng và kỹ thuật mới nhằm hiện đại hóa đất nước
Có thể nói kinh tế tư nhân Nhật Bản phát triển như ngày nay cũng gắn liền với sự
ra đời, phát triển của ngành công nghiệp kể từ thời đó Ngày nay, nước Nhật lànơi mà ngân hàng lớn nhất trên thế giới đặt trụ sở, đó là tập đoàn tài chínhMitsubishi Ngoài ra nước này còn sở hữu các công ty về dịch vụ tài chính và cáctập đoàn đa quốc gia vô cùng lớn mạnh Ví dụ như Sony, Sumitomo, Toyota,Fuji Điểm chung của những cái tên kể trên là việc đây đều là các doanh nghiệpthuộc sở hữu tư nhân Tuy sở hữu những tập đoàn tư nhân hùng mạnh nhưng trêntổng thể nền kinh tế thì số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lạichiếm một số lượng áp đảo Đây cũng là nét phát triển độc đáo của Nhật Bản với
sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốtquá trình hiện đại hóa đất nước Khu vực kinh tế này vẫn tồn tại rất phổ biến vàthể hiện được khả năng thích ứng cao của nó khi nước Nhật đã đạt trình độ pháttriển cao trên thế giới Và tìm hiểu về kinh tế tư nhân Nhật Bản cũng chính là tìmhiểu về sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
Trang 38Trong chiến tranh thế giới thứ II, vì mục tiêu tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ chiến tranh, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí Sau chiến tranh, các DNNVV đã phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh Kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại (cứ 73 người dân thì có 1 cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hiệu này có dưới 4 nhân viên) DNNVV còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp lắp ráp với trình độ công nghệ cao – đặc điểm nổi bật của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản Đáng chú ý là ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển Nó chiếm tới trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến và 16% tổng số công nhân trong ngành, nhưng chỉ cung cấp 6% sản phẩm Nếu tính thêm cả xí nghiệp nhỏ và 31 vừa (từ 1 – 100 công nhân) thì bộphận này đến cuối những năm 1960 vẫn cung cấp trên 50% tổng sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dùng để tàitrợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ cũng như nguyên nhiênliệu cho các xí nghiệp lớn Trong ngành nông nghiệp, sản xuất nhỏ cũng rất phổbiến Đến năm 1967, số nông hộ có dưới 2 hecta chiếm tới 94,5% tổng số nông hộ.
Trải qua một thời gian dài cho đến năm 2001, DNNVV đã chiếm tới99,7% tổng số doanh nghiệp Nhật Bản Tuy nhiên con số thống kê các doanhnghiệp đang hoạt động trong nước đã giảm từ gần 6,5 triệu doanh nghiệp ở cuốinhững năm 1990 xuống còn xấp xỉ 4,7 triệu doanh nghiệp vào năm 2006 (TrầnViệt Khánh, 2012, Phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối vớiViệt Nam)
Mặc dù sở hữu quy mô vừa và nhỏ, thế nhưng khu vực DNNVV đã cungcấp tới trên 29 triệu việc làm (tức hơn 70% tổng số lượng việc làm) ở Nhật Bản
Nó thực sự trở thành “xương sống” cho nền kinh tế sản xuất, là cơ sở để năng lựccạnh tranh của quốc gia được nâng cao Bên cạnh đó, quá trình phát triển đãmang đến cho khu vực DNNVV các vai trò mới: i) là “vườn ươm” của thị trườngcạnh tranh; ii) là chủ thể đổi mới công nghệ; iii) phát triển các việc làm có chấtlượng; và iv) thúc đẩy phát triển kinh tế ở mỗi địa phương Để có vai trò quantrọng trong nền kinh tế quốc dân như hiện nay, khu vực DNNVV đã nhận đượcnhiều hỗ trợ từ phía Chính phủ ở thời gian đầu trong quá trình phát triển để xâydựng năng lực cạnh tranh cho mình Các chính sách hỗ trợ đã vừa giải quyết các
Trang 39khó khăn liên quan tới những hoạt động trong sản xuất kinh doanh của mỗiDNNVV, vừa hoạch định các định hướng và tạo ra một môi trường thuận lợi cho
sự phát triển của các doanh nghiệp này
Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh tranh thị trường, thì chỉ riêng sự hỗ trợ từChính phủ là không đủ, các doanh nghiệp cũng phải tự thân vận động, tìm mọicách để đứng vững và chiếm được vị trí xứng đáng trên thương trường Trải quaquá trình phát triển lâu dài, những khó khăn về vốn, kinh nghiệm quản lý, nănglực trong nghiên cứu và phát triển dần dần được cải thiện Có thể thấy rõ ràng làchính mối liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản là cơ sở quan trọng
để xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh Sự hợp tác đó đã đem lại cho cácdoanh nghiệp các năng lực công nghệ cao, những ngành sản xuất mới có tiềmnăng về lợi nhuận cũng như có cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh cho mình
*Tại Hàn Quốc
Đây là một quốc gia Đông Bắc Á đã tạo nên sự thần kỳ Châu Á, từ mộtnước bị tàn phá và chia cắt sau nhiều năm sau chiến tranh đã vươn lên nganghàng với các nước phát triển trên thế giới nhờ biết nắm bắt thời cơ và vận dụngchính sách linh hoạt để huy động tiềm lực trong nước
Từ những năm 1960, Hàn Quốc đã đạt thành tích tăng trưởng và hội nhậptoàn cầu đáng nể để trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa với nền tảng côngnghệ cao tiên tiến nhất trên thế giới Từ một nước có GDP bình quân đầu ngườichỉ xấp xỉ các nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á vào thập niên 1950, đến năm
1996 Hàn Quốc đã là thành viên của khối OECD, và gia nhập câu lạc bộ ngàn tỷ
đô la trên thế giới năm 2004 Hiện Hàn Quốc là một trong 20 nền kinh tế lớn nhấtthế giới Cho đến nay, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc được đánhgiá khá tốt, nhất là so với các nước có cùng giai đoạn và hoàn cảnh phát triển.Ban đầu, hệ thống các mối quan hệ chính phủ và doanh nghiệp khép kín (hầu hết
là các doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn để nhận hỗ trợ), cấp tín dụng trực tiếp
và hạn chế nhập khẩu là những yếu tố, trong chừng mực nhất định, phù hợp dểtạo nên thành công đã được Hàn Quốc áp dụng triệt để Chính phủ xúc tiến nhậpkhẩu nguyên liệu thô và công nghệ để xuất khẩu hàng tiêu dùng, đồng thờikhuyến khích tiết kiệm và đầu tư hơn là tiêu dùng Cuộc khủng hoảng tài chínhChâu Á năm 1997-1998 bùng nổ đã làm bộc lộ những yếu kém có từ lâu của môhình phát triển Hàn Quốc, cụ thể là tỷ lệ nợ/tài sản cao và vay nước ngoài ngắn
Trang 40hạn ồ ạt Năm 1998, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,9% nhưng sau đó đã tăng lên 9%trong giai đoạn 1999-2000 Sau khủng hoảng, Hàn Quốc đã triển khai rất nhiềucải cách kinh tế, trong đó có mở cửa rộng hơn cho đầu tư nước ngoài và nhậpkhẩu; đồng thời, do khu vực kinh tế tư nhân đã tương đối phát triển nên nước nàycũng mau chóng vượt qua khủng hoảng và nay đã bắt đầu lấy lại sức mạnh củamình Từ năm 2003-2007, tăng trưởng dao động trong khoảng 4-5% Trước tìnhtrạng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc duytrì ở mức 2,2% năm 2008 giảm xuống còn 0,8% năm 2009 Nền kinh tế bắt đầuhồi phục từ quý III năm 2009, chủ yếu là nhờ tăng trưởng xuất khẩu, lãi suấtthấp, và chính sách tài khóa mở rộng Tuy nhiên, theo đánh giá chung của cácchuyên gia và nhà nghiên cứu, kết quả phục hồi kinh tế của Hàn Quốc đến tươngđối sớm và chủ động hơn so với một số nước phát triển khác Các công ty tưnhân đã được tạo điều kiện hình thành và phát triển thành những tập đoàn xuyênquốc gia chính là động lực cho sự hồi phục này (Trung tâm thông tin tư liệu,Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2010).
Quá trình phát triển của khu vực tư nhân Hàn Quốc có sự gắn kết chặt chẽvới các định hướng phát triển kinh tế, chính sách công nghiệp và những mục tiêu
hỗ trợ do nhà nước đặt ra nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là đưa nền kinh tếHàn Quốc từ một nền kinh tế “bắt chước” vào những năm 1960-1970 thành mộtnền kinh tế “đổi mới sáng tạo” vào những năm 1980 và liên tục phát triển ngoạnmục dựa vào thành tựu đổi mới công nghệ cao cho đến nay Cụ thể:
- Giai đoạn 1960-1970: đuổi theo các nước đi trước nhờ bắt chước côngnghệ
Trong giai đoạn này, Hàn Quốc bắt đầu chính sách công nghiệp hóa địnhhướng xuất khẩu, dựa vào công nghiệp chế biến và chế tạo lắp ráp bằng cách ápdụng công nghệ đa phát triển tại các nước tiên tiến Chính phủ khuyến khích tưnhân thành lập các doanh nghiệp lớn Các DNTN lớn được chính phủ trực tiếp hỗtrợ về tiếp cận vốn song phải chịu sự chi phối của chính phủ trong định hướngphát triển, và chịu trách nhiệm trước chính phủ về hiệu quả hoạt động cũng nhưnăng lực cạnh tranh của mình Các viện nghiên cứu do chính phủ tài trợ đượcthành lập và có đóng góp đáng kể vào việc tăng cường năng lực công nghệ củaquốc gia Khu vực tư nhân tiếp thu công nghệ qua nhập khẩu hàng hóa vốn., cơkhí chế tạo và cấp phép sử dụng công nghệ Chính phủ hạn chế FDI nhưng xúctiến nhập khẩu hàng hóa vốn và mua quyền sử dụng công nghệ của nước ngoài