KIỂM TRA MÔN: Tiếng Việt Thời gian làm bài 60 phút Câu1: Gạch chân các từ lạc trong mỗi nhóm từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão
Trang 1Họ và tên:
Lớp: KIỂM TRA
MÔN: Tiếng Việt
Thời gian làm bài 60 phút
Câu1:
Gạch chân các từ lạc trong mỗi nhóm từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, thợ nề
b) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo
Đặt tên:
Nhóm a:
Nhóm b:
Câu 2: Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày Mưa tối tăm mặt mũi Mưa thối đất thối cát Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn Tưởng như
biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền
Hãy nhận xét:
a) Ba câu ngắn ( in đậm) đoạn văn nhằm nhấn mạnh điều gì ?
b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào ?
Câu 3: Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau ? Sự đối lập đó gơi cho người đọc cảm nhận được điều gì ?
Mồ hôi xuống, cây mọc lên
Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu
Trang 2THANH TỊNH
Câu 4: Chỉ ra cái đúng và hay của sự so sánh trong câu thơ sau: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan HỒ CHÍ MINH
Câu 5:
Gạch dưới từ ngữ tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá trong đoạn thơ sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng sông lấp loáng sông Đà
QUANG HUY
Câu 6:
Trong bài “ Đất nước” (Tiếng Việt 5, tập 2) nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Mùa thu nay khác rồi,
Trang 3Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi,
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) cho biết:
Các động từ và tính từ in đậm ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào ?