Những bất cập tác giả đề cập đến liên quan đến hoạt động giám sát củaNgân hàng nhà nước cụ thể như: Việc phân biệt thanh tra và giám sát ngânhàng chưa rõ ràng; Hoạt động ngân hàng chưa p
Trang 1MAI THỊ VÂN ANH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ðà Nẵng – Năm 2015
Trang 2MAI THỊ VÂN ANH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC VŨ
Ðà Nẵng – Năm 2015
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Mai Thị Vân Anh
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 2
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8
1.1.1 Khái niệm NHTW 8
1.1.2 Các mô hình tổ chức NHTW 9
1.1.3 Hoạt động cơ bản của NHTW 10
1.2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.2.1 Khái niệm hoạt động giám sát từ xa ngân hàng 12
1.2.2 Nội dung giám sát từ xa của NHTW đối với NHTM 14
1.2.3 Các phương pháp giám sát của NHTW đối với NHTM 16
1.2.4 Quy trình giám sát từ xa của NHTW đối với NHTM 19
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA 22
1.3.1 Tiêu chí đánh giá quy trình giám sát từ xa 22
1.3.2 Tiêu chí đánh giá trực tiếp hoạt động giám sát từ xa 22
1.3.3 Tiêu chí đánh giá gián tiếp hoạt động giám sát từ xa 23
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
Trang 51.5 KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MỘT SỐNHTW TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI NHTM 29
1.5.1 Hoạt động giám sát của một số Ngân hàng trung ương trên thế giớiđối với NHTM 29
1.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 37
2.1 HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG 37
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh Đà Nẵng 37
2.1.2 Hoạt động Ngân hàng của các TCTD trên địa bàn thành phố ĐàNẵng 39
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂNHÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 44
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy giám sát 44
2.2.2 Thực trạng thực hiện công tác giám sát từ xa của Ngân hàng nhànước chi nhánh thành phố Đà Nẵng 462.2.3 Đánh giá chung về công tác giám sát từ xa của Ngân hàng nhà nước
chi nhánh Đà Nẵng đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ
XA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 64
Trang 6HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 64
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 66
3.2.1 Hoàn thiện quy trình và nội dung giám sát từ xa chặt chẽ 66
3.2.2 Tăng cường phối hợp giữa CN NHNN thành phố ĐN với các Cơ quan, bộ phận có liên quan trong hoạt động ngân hàng 68
2.2.3 Đào tạo cán bộ giám sát có chuyên môn và đội ngũ kế cận 69
3.2.4 Hoàn thiện chế độ tiền lương cho cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng 72
3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ 72
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 73
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 73
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 7Ký hiệu Ý nghĩa
Trang 8Số hiệu Tên bảng Trang
2.1 Số lượng CN TCTD và Phòng giao dịch trên địa bàn 40
thành phố Đà Nẵng
2.2 Tình hình hoạt động NH trên địa bàn 2012 - 2014 412.3 Cơ cấu dư nợ trong giai đoạn 2012 - 2014 432.4 Số lượng và trình độ cán bộ thanh tra NHNN Đà Nẵng 452.5 Diễn biến nguồn vốn huy động theo nhóm của các 50
NHTM trên địa bàn giai đoạn 2012 – 2014
2.6 Số liệu tín dụng trong giai đoạn 2012 – 2014 54
Trang 9Số hiệu Tên hình Trang
1.1 Quy trình giám sát của NHTW đối với NHTM 202.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước CN TP Đà Nẵng 372.2 Tình hình huy động vốn và dư nợ trên địa bàn giai 41
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động của cácNgân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang ngày càng được mở rộngtheo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá Mục tiêu an toàn và hiệu quả củatừng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại là một mụctiêu quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khi thực hiệnhoạt động giám sát ngân hàng thương mại
Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng đã phát triển nhanh chóng về quy mô và số lượng, với 57 CN TCTD
và 235 PGD, hoạt động ngân hàng đã cung ứng các dịch vụ ngân hàng và đápứng phần lớn nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế của thành phố, đồng thờicạnh tranh trong tất cả các mặt dịch vụ ngân hàng nhằm nâng cao thị phầnđang diễn ra rất gay gắt
Thời gian qua, thông qua hoạt động giám sát đối với các ngân hàngthương mại trên địa bàn, NHNN chi nhánh Đà Nẵng đã phần nào góp phầnđảm bảo sự an toàn cần thiết cho hệ thống ngân hàng thương mại Song, mộtthực tế không thể phủ nhận là tình trạng an toàn thiếu bền vững trong hoạtđộng của các ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động của các ngân hàngthương mại còn thấp Để đảm bảo hoạt động của các ngân hàng trên địa bàntăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật
về tiền tệ và ngân hàng thì hoạt động giám sát của NHNN chi nhánh Đà Nẵngđối với các NHTM trên địa bàn ngày càng phải được hoàn thiện Đây là lý do
mà tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận trong hoạt động giám sát củaNHTW đối với NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát từ xa của NHNNchi nhánh Đà Nẵng đối với các NHTM trên địa bàn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát từ xacủa NHNN chi nhánh Đà Nẵng đối với các NHTM trên địa bàn trong thờigian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt độnggiám sát từ xa của NHNN chi nhánh Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài dựa trên sự kết hợp thống
kê, phân tích, tổng hợp số liệu thực tế, vận dụng kiến thức thực tế để đưa racác đánh giá, nhận định cụ thể Đồng thời phỏng vấn một số cán bộ thanh trangân hàng có kinh nghiệm để nắm bắt thông tin, thu thập thêm ý kiến nhậnxét, đánh giá, để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục
Trang 12trung ương đối với ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát từ xa của Ngân hàng nhà
nước chi nhánh Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa của Ngân hàng
nhà nước chi nhánh Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Bài viết “Tái cơ cấu hệ thống giám sát thị trường tài chính Việt Nam”
của Tiến sĩ Lê Xuân Sang (2013), đăng trên tạp chí Quản lý kinh tế số 56
Tác giả đã phân tích những thành tựu phát triển hệ thống giám sát thịtrường tài chính Việt Nam trong hai thập niên qua, sau đó tác giả tập trungvào phân tích một số bất cập, yếu kém và rủi ro trong giám sát thị trường tàichính, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu hệ thốnggiám sát thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới Trong bài viết này,tác giả đã chỉ ra một trong những thành tựu của đổi mới giám sát thị trườngtài chính Việt Nam đó là các thức tổ chức giám sát từ chỗ chủ yếu tập trungvào thanh tra tại chỗ nhằm kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM mà mở rộnghoạt động giám sát từ xa (dựa trên nguồn thông tin nhận được) theo các chuẩnmực trong nước và quốc tế (CAMELS/BASEL) Hoạt động giám sát từ xa đãđóng góp một vai trò quan trọng trong việc củng cố chất lượng cho hoạt độngthanh tra tại chỗ Sự phối hợp hoạt động giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ thểhiện sự cải cách hoạt động giám sát của NHNN theo các nguyên tác giám sátcủa quốc tế Những tiến bộ bước đầu trong hoạt động thanh tra, giám sát đãgóp phần bảo đảm an toàn cho hệ thống các TCTD nói chung và cho hệ thốngcác NHTM nói riêng Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra được những bất cập, yếukém trong việc giám sát trên thị trường tín dụng ngân hàng như: công tácthanh tra, giám sát an toàn (cả vi mô lẫn vĩ mô) chưa đáp ứng được yêu cầucủa bối cảnh mới Hoạt động kiểm ta tại chỗ của NHNN gặp khó
Trang 13khăn vì hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nguôn nhân lực, trong khi
đó, giám sát từ xa con bất cập trong việc tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin,đặc biệt trong bối cảnh các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán chưađược áp dụng rộng rãi, nhất quán và thiếu hiệu lực cao Công tác giám sát tíndụng chưa bao quát hết toàn bộ các định chế tài chính cá liên quan đến hoạtđộng tín dụng Đến nay, trình độ quản trị ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đầy đủcác chuẩn mực quốc tế CAMELS và BASEL
- Bài viết “Bất cập trong các quy định về thẩm quyền giám sát Ngân hàng ở Việt Nam” của tác giả Viên Thế Giang (2012), đăng trên tạp chí Công
nghệ ngân hàng số 74 (trang 38)
Tác giả làm rõ những bất cập trong thẩm quyền giám sát ngân hàng củacác cơ quan có thẩm quyền từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ nhữngbất cập này
Những bất cập tác giả đề cập đến liên quan đến hoạt động giám sát củaNgân hàng nhà nước cụ thể như: Việc phân biệt thanh tra và giám sát ngânhàng chưa rõ ràng; Hoạt động ngân hàng chưa phát huy được vai trò trongviệc giám sát thị trường ngân hàng, mặc dù đã có những quy định về giám sátrủi ro như xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạtđộng ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ ngân hàng…
Từ những bất cập trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả giám sát ngân hàng cũng như thu hẹp đầu mối nhằm nâng caochất lượng và giá trị của kết luận giám sát ngân hàng, như: Thống nhất thẩmquyền giám sát ngân hàng về NHNN để bảo đảm tính thống nhất của phápluật về giám sát ngân hàng; Thiết lập cơ chế pháp lý cho việc cung cấp, chia
sẻ thông tin và cơ chế phối hợp trong giám sát ngân hàng giữa Bảo hiểm tiềngửi và Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng
- Bài viết “Đổi mới công tác thanh tra giám sát ngân hàng và quản trị
Trang 14rủi ro thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại” của tác giả Đào
Quốc Tính (2013), đăng trên tạp chí ngân hàng số 16
Tác giả đặt ra vấn đề với sự bùng nổ của công nghệ ngân hàng, đa dạnghóa các loại hình dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh Sự ra đời của hàng loạtcác sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích như: ATM, InternetBanking, Home Banking là những bước tiến lớn của các NH thương mạitrong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại Điều này đặt ra nếu khôngtiến hành đổi mới phương pháp thanh tra cũng như không cải tiến nền tảngcông nghệ thông tin hỗ trợ thì công tác thanh tra, giám sát sẽ không bắt kịptốc độ phát triển cả về quy mô và mức độ phức tạp của thị trường tài chínhtrong nước
Để giải quyết được tình trạng trên, cần có một giải pháp công nghệthông tin giúp Cơ quan TTGSNH nói chung có thể theo dõi được cả quá trìnhlập hồ sơ thanh tra, các biểu mẫu báo cáo tại chỗ lập lịch thanh tra, dữ liệu bổsung cho quá trình thanh tra và thông tin thu được sau khi thanh tra tại chỗ.Đây cũng chính là mục tiêu hoạt động của dự án "Xây dựng hệ thống thôngtin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa" mà Cơ quan TTGSNH hiện đang triểnkhai Dự án gồm 5 cấu phần chính tương ứng với việc xây dựng 5 hệ thốnggiám sát gồm: Hệ thống giám sát an toàn vi mô; Hệ thống chỉ tiêu, giám sátxếp hạng TCTD theo CAMELS; Hệ thống giám sát vĩ mô; Hệ thống cảnh báosớm; Hệ thống quản lý thanh tra giám sát
- Đề tài “Giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của Th.s Nguyễn Đăng Hồng (2011), đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Ngành (Bộ), đơn vị chủ trì: Cơ quan TTGSNH
Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính an toàn hệthống Ngân hàng, đặt ra yêu cầu phải đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vữngcủa hệ thống Ngân hàng, từ đó đã đưa ra các nhóm giải pháp, cụ thể:
Trang 15- Quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
- Thanh tra tại chỗ:
+ Nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra
+ Củng cố, hoàn thiện phương pháp thanh tra
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát bảo đảm
Cơ quan này thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; Ban hànhquy chế; Thực hiện thanh tra, giám sát; xử phạt và thu hồi giấy phép
+ Đổi mới phương pháp giám sát: Hiện nay, phương pháp giám sát tuânthủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ
ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống NH cũngnhư không phù hợp với thông lệ quốc tế Chính vì vậy, NHNN đã tiến hànhxây dựng và đang thực hiện triển khai phương pháp giám sát theo Camels
+ Thống nhất nội dung giám sát: Nội dung giám sát thống nhất đượcthể hiện trong việc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN cầnthống nhất trong xây dựng các báo cáo liên quan đến hoạt động giám sát cũngnhư thống nhất được các nội dung trong từng báo cáo cho tất cả các bên liênquan, đảm bảo bộ phận GSTX và bộ phận TTTC phối hợp trong việc xâydựng các báo cáo giám sát, đảm bảo sự hiểu biết của các TCTD trong việchợp tác và cung cấp thông tin
Trang 16+ Hoàn thiện quy trình giám sát: Quy trình giám sát cần có sự kết hợpcủa hai bộ phận chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của Cơ quan
Thanh tra, giám sát của NHNN Ngoài vị trí và vai trò của từng bộ phận trong
hệ thống giám sát nói chung, trong đó bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tạichỗ cần phối hợp hoạt động và xây dựng các sản phẩm báo cáo giám sát như
đã mô tả, quy trình giám sát cụ thể cũng cần được xây dựng nhằm chỉ rõ cácbước công việc và đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả cho công tác giám sát
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và đội ngũ kế cận: Kếhoạch phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố được NHNN quan tâm và đề cao
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI
VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Quan điểm của Pháp về NHTW như sau: NHTW là cơ quan phát hànhtiền và đầu não của hệ thống NH trong nước và mặc nhiên trở thành thiết chếquản lý ngoại tệ và dự trữ quốc gia cho chính quyền Nhà nước, cung ứng điềutiết tiền tệ, bảo vệ giá trị của nội tệ, quản lý hoạt động NH
Theo Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ban hành ngày16/06/2010 thì: NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, làNHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động NH và ngoại hối; thực hiện chức năngcủa NHTW về phát hành tiền, NH của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệcho Chính phủ
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về NHTW như sau: NHTW là ngânhàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnhvực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc NHTW là bộ máy tài chínhtổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngânhàng đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng kháctrong nền kinh tế
Trang 18Trong một quốc gia, hoặc một nhóm các quốc gia chỉ có một ngân hàngtrung ương duy nhất, thực hiện việc điều tiết và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ –ngân hàng một cách tập trung và thống nhất Do đó, NHTW có những đặc
điểm như sau: (i) Không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với các tổ chức tín dụng (ii) Chức năng quản lý của Ngân hàng trung ương khác với sự
quản lý của các Bộ Ngoài quản lý bằng biện pháp hành chính, Ngân hàngtrung ương còn có các nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh, song Ngân hàngtrung ương sử dụng các công cụ sinh lời chỉ như phương tiện quản lý, không
nhằm mục đích lợi nhuận (iii) Mục đích hoạt động của Ngân hàng trung ương
là cung ứng, điều hòa lưu thông tền tệ, quản lý hệ thống ngân hàng nhằm phát
triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ (iv) Ngân hàng
trung ương là định chế hổn hợp của hai tính chất: quản lý hành chính vàdoanh nghiệp
1.1.2 Các mô hình tổ chức NHTW
NHTW có thể là một cơ quan trực thuộc Chính phủ như NHTW củaAnh, hoặc chịu sự quản lý một phần từ Chính phủ như NHTW của Nhật,Canada, hoặc là một Ngân hàng tư nhân, nằm ngoài sự kiểm soát của Chínhphủ như Cục dự trữ liên bang Mỹ
Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó, NHTW nằm
trong nội các Chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự,
về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thựchiện chính sách tiền tệ Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nướcĐông Á (Hàn quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam ) hoặc các nướcthuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễdàng phối hợp điều hành chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chínhsách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quảcủa tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ Môhình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai tháctiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển
Trang 19Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủđộng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ Sự phụ thuộc vào chính phủ cóthể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn là ổn định giá trị tiền tệ, góp phầntăng trưởng kinh tế.
Mô hình NHTW độc lập với chính phủ là mô hình trong đó NHTW
không chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà chịu sự chỉ đạo của Quốc hội Quan
hệ giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác Các NHTW theo mô hìnhnày là Cục dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản,NHTW châu Âu (ECB) Xu hướng tổ chức NHTW theo mô hình này đangcàng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển Theo mô hình này, NHTW cótoàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ màkhông bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu ngân sách hoặc các áp lực chính trịkhác Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình nàyđều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điềuhành chính sách tiền tệ Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chiphối của người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự củaNHTW
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữachính sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủchi phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả
Như vậy có thể thấy rằng, không có một mô hình nào có thể được coi làthích hợp cho mọi quốc gia Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW
và chính phủ phải tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế, đặcđiểm lịch sử và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của từng nước
1.1.3 Hoạt động cơ bản của NHTW
a Phát hành tiền
NHTW được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo các quyđịnh trong luật hoặc được chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, mứcphát hành ) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền
Trang 20tệ của quốc gia Đồng tiền do NHTW phát hành là đồng tiền lưu thông hợppháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi ngườikhông có quyền từ chối nó trong thanh toán.
Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách nhiệm của NHTW trongviệc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát hành cũng nhưphương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế
b Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW sử dụngcác công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưuthông nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ đồng thời thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm
c Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các NHTM
NHTW không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp với cácchủ thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với cácngân hàng thương mại Bao gồm:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại dưới dạng tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán;
- Cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấulại (tái chiết khấu) các chứng từ có giá ngắn hạn do các ngân hàng trung giannắm giữ Việc cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng thương mại khôngchỉ giới hạn ở nghiệp vụ tái chiết khấu các chứng từ có giá mà còn bao gồm
cả các khoản cho vay ứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêuchuẩn, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW;
- Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng thương mại:
Vì các ngân hàng thương mại đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữbắt buộc và dự trữ vượt mức tại NHTW nên có thể thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau Khi
đó, NHTW đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thương mại
Trang 21d Thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW không chỉ cungứng các dịch vụ ngân hàng thuần tuý cho các ngân hàng trung gian, mà thôngqua các hoạt động đó, NHTW còn thực hiện vai trò điều tiết, giám sát thườngxuyên hoạt động của các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo sự ổn địnhtrong hoạt động ngân hàng và bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế,đặc biệt là của những người gửi tiền, trong quan hệ với ngân hàng
e Thực hiện các dịch vụ tài chính cho Chính phủ.
Cho dù NHTW được xây dựng theo mô hình nào, độc lập hay phụthuộc vào Chính phủ, thì ít nhiều NHTW cũng có những ảnh hưởng và sựtương tác nhất định đối với các hoạt động kinh tế tài chính của Chính phủ
Đối với mô hình NHTW độc lập với Chính phủ, sự can thiệp củaChính phủ vào trong hoạt động của NHTW là rất hạn chế Tuy nhiên doNHTW luôn sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết khối lượng tiềncung ứng, mà trái phiếu Chính phủ thường được mua bán trên thị trường nàynên hoạt động của NHTW có tác động nhất định tới chính sách tài khóa củaChính phủ Từ đó, trong một số trường hợp, hoạt động của chính sách tài khóa
do Chính phủ điều hành cũng có những tác động nhất định đến hoạt động củaNHTW trong mô hình này hoặc ngược lại
Đối với mô hình NHTW phụ thuộc vào Chính phủ thì NHTW có thểđược coi là một cơ quan đại diện của Chính phủ trong các dịch vụ tài chínhNhà nước Bên cạnh hoạt động của chính sách tiền tệ, NHTW cũng thực hiệnthêm các hoạt động hỗ trợ Chính phủ trong việc phát hành trái phiếu Chínhphủ, thực hiện vay nợ trong và ngoài nước hay thực hiện thanh toán choChính phủ,
1.2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm hoạt động giám sát từ xa ngân hàng
Để hiểu rõ khái niệm hoạt động giám sát từ xa, trước tiên cần phân biệt
Trang 22sự khác nhau của các khái niệm: giám sát và thanh tra.
Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh(Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từbên ngoài đối với đối tượng nhất định Theo từ điển Luật học (tiếng Đức) giảithích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiệnthẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác dộng cótính trực thuộc” Theo từ điển tiếng Việt, thanh tra “là đến tận nơi xem xét,kiểm tra sự việc nhằm đưa các hoạt động theo định hướng và theo các quytrình, quy phạm đã được xác định trên các văn bản pháp lý nhà nước”
Thanh tra ngân hàng được hiểu theo khoản 11, điều 16, Luật NHNN là
“hoạt động của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việcchấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”
Giám sát trong từ điển tiếng Việt được hiểu là “sự theo dõi, xem xétlàm đúng hoặc sai những điều đã quy định” hoặc được hiểu là “theo dõi, kiểmtra xem có thực hiện đúng những điều quy định hay không”
Tại khoản 12, điều 6, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
nêu: “Giám sát ngân hàng là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng
hợp phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thốngthông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờirủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạtđộng ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Có thể thấy có sự khác biệt giữa khái niệm “thanh tra” và “giám sát”.Thanh tra là việc tổ chức kiểm tra từ bên ngoài của đối tượng bị thanh tra, làhoạt động của cơ quan quản lý cấp trên đối với đối tượng bị kiểm tra Giámsát là việc kiểm tra và theo dõi từ xa với nhiều nội dung thực hiện như phântích định tính, định lượng, tổng hợp, xử lý số liệu, Thanh tra thường đượctiến hành bằng cách đến tận nơi, trực tiếp kiểm tra, trong khi đó giám sátthường không cần phải đến tận nơi
Như vậy, hoạt động giám sát từ xa còn có thể hiểu là thanh tra phòng
Trang 23ngừa, là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo
do chính các NHTM cung cấp để đánh giá các nội dung hoạt động của NHTM
và từ đó xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho các NHTM cụ thể và chotoàn hệ thống NHTM đồng thời đề ra các biện pháp xử lý khi cần thiết Đốivới hoạt động giám sát từ xa thì cán bộ thanh tra chỉ ngồi tại trụ sở của cơquan thanh tra, tiếp nhận các thông tin báo cáo để phân tích, đánh giá tìnhhình đơn vị được giám sát một chính xác, thường xuyên và có hệ thống
1.2.2 Nội dung giám sát từ xa của NHTW đối với NHTM
Về cơ bản, GSTX là một hệ thống phân tích, đánh giá thông tin sử dụngBảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu thống kê định kỳ của các NHTM đểNHNN nắm một cách thường xuyên tình hình hoạt động nhằm cảnh báo chocác nhà lãnh đạo NHTM những vấn đề cần thiết, hoặc kiến nghị biện phápkhắc phục thích hợp, kịp thời; định hướng cho thanh tra tại chỗ những vấn đềtrọng tâm, trọng điểm
Tại Việt Nam, công tác GSTX bắt đầu thực hiện từ năm 1991, quanhiều năm nghiên cứu thì phương thức này ngày càng được hoàn thiện, gópmột phần không nhỏ cho công tác TT của NHNN ngày một tốt hơn
Căn cứ theo văn bản hướng dẫn quy chế giám sát từ xa đối với cácTCTD hoạt động tại Việt Nam (Phụ lục 2), nội dung giám sát đối với cácNHTM được quy định như sau:
Diễn biến về cơ cấu nguồn vốn, tài sản
Thanh tra NHNN yêu cầu các TCTD phân tổ Tài sản và Nguồn vốntheo những khoản mục quy định, sau đó đánh giá cơ cấu vốn của TCTD xem
có ổn định hay không, có chiều hướng tăng/giảm như thế nào, nguồn vốn huyđộng chủ yếu ở thị trường nào (thị trường I hay thị trường II), kiểm tra giớihạn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn theo quy định củaNHNN Đối với cơ cấu tài sản, Thanh tra Ngân hàng quan tâm đến tài sảnsinh lời Giá trị tài sản sinh lời cao phản ánh chất lượng quản lý và sử dụngvốn hiệu quả Ngoài ra, việc giám sát tài sản còn được thực hiện giám sát đối
Trang 24với các khoản tín dụng, bảo lãnh lớn phát sinh trong 15 ngày có giá trị từ 5%vốn tự có của TCTD trở lên và giám sát dư nợ tín dụng đối với khách hàng từ5% vốn tự có của TCTD trở lên.
Chất lượng tài sản
Thanh tra Ngân hàng đánh giá chất lượng tài sản của từng TCTD dựatrên sự phân loại hoạt động cấp tín dụng theo thị trường, theo kỳ hạn, theo cácthành phần kinh tế chủ yếu và theo 20 ngành kinh tế chủ chốt
Các tỷ lệ phản ánh chất lượng tín dụng như nợ quá hạn/tổng dư nợ chovay được theo dõi diễn biến và mức độ biến động của các kỳ trước so với hiệnnay, sự biến động đó do nguyên nhân gì? Tỷ lệ tăng, giảm do yếu tố tử số haymẫu số hoặc do cả hai, trên cơ sở đó mới có những đánh giá chính xác về chấtlượng tín dụng của ngân hàng
Chất lượng tín dụng được đánh giá tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng
dư nợ ở mức dưới 3% và nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợquá hạn Ngoài ra, các nội dung khác như dự phòng phải thu khó đòi so vớitổng tài sản phải trích dự phòng, quy chế quản lý chất lượng tài sản củaTCTD, cơ cấu đầu tư tín dụng cũng được Thanh tra Ngân hàng xem xét
Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh
Thanh tra Ngân hàng tiến hành đánh giá các khoản mục thu chi của mộtTCTD theo các tiêu thức như:
- Tính đầy đủ và hợp lý của các khoản thu nhập, chi phí và diễn biến
Trang 25với vốn chủ sở hữu; lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn cổ phần; dự phòng phải thu khó đòi thực tế so với số phải dự phòng.
Vốn tự có
Đối với cấu phần vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được giám sát với giá trị tối thiểu phải duy trì là 9% (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có/ Tài sản rủi ro >= 9%) (theo thông tư 13/2010/TT-NHNN) Ngoài ra, Thanhtra Ngân hàng còn giám sát việc chuyển nhượng cổ phần có ghi tên theo quyđịnh của NHNN, giám sát mức độ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp,giám sát về mức vốn pháp định của mỗi loại hình tổ chức tín dụng, vốn điều
lệ ghi trên sổ sách kế toán tối thiểu phải bằng vốn pháp định do Chính phủquy định tại nghị định số 82/1998/NĐ-CP, ngày 03/10/1998
Việc đảm bảo khả năng chi trả
Một TCTD được đánh giá là đảm bảo được khả năng chi trả khi tỷ lệ tàisản có thể thanh toán ngay tối thiểu phải bằng tỷ lệ nguồn vốn phải thanh toánngay Ngoài ra, TCTD được yêu cầu phải duy trì thường xuyên tỷ lệ dự trữbắt buộc, đảm bảo sự tăng trưởng về tài sản dựa trên sự tăng trưởng về vốnhuy động, đánh giá sự phụ thuộc vào nguồn vốn dễ biến
động, các khoản vốn lớn và sự biến động của chúng Phân
tích một số chỉ số tài chính chủ yếu của TCTD
Thanh tra Ngân hàng tiến hành phân tích một số chỉ số tài chính củaTCTD bằng cách là đánh giá điều kiện tài chính hiện tại và lịch sử tài chínhgần nhất Trên cơ sở đó, Thanh tra Ngân hàng đưa ra những dự đoán vềnhững khả năng trong tương lai có thể xảy ra Ngoài ra, việc đánh giá TCTDđược tiến hành trên phương diện tổng thể, không chỉ dựa vào một trong haichỉ số để đưa ra kết luận mà phải kết hợp với mối liên hệ của những chỉ số cóliên quan khác.
1.2.3 Các phương pháp giám sát của NHTW đối với NHTM
Phương pháp giám sát tuân thủ: là phương pháp mà NHTW sử dụng
đơn thuần là kiểm tra và theo dõi sự tuân thủ của các NHTM đối với các
Trang 26quy định trong hoạt động ngân hàng của NHTW Ví dụ như, NHTW quy địnhmột tỷ lệ giới hạn về đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng thìhoạt động giám sát của NHTW chỉ là hoạt động theo dõi và kiểm tra xem cácngân hàng thương mại có thực hiện và đảm bảo đúng theo mức giới hạn quyđịnh do NHTW đưa ra hay không.
Phương pháp giám sát CAMELS: là phương pháp được xây dựng dựa
trên việc giám sát đối với từng hoạt động chủ yếu (C-A-M-E-L-S) của Ngânhàng thương mại bao gồm hoạt động đảm bảo mức độ an toàn Vốn (Capital),hoạt động đánh giá chất lượng tài sản (Assets), hoạt động quản lý của ngânhàng (Management), hoạt động thu nhập (Earning), hoạt động quản lý thanhkhoản (Liquidity) và hoạt động quản lý độ nhạy (Sensitivity)
Trên cơ sở giám sát từng hoạt động của NHTM, NHTW xây dựng các
“Báo cáo giám sát an toàn hệ thống”, “Báo cáo cảnh báo sớm” và “Báo cáođánh giá xếp hạng” theo từng nội dung hoạt động của NHTM Thông qua cácbáo cáo này, với những nhận xét, đánh giá hay xếp hạng cho từng hoạt động,
từ đó NHTW đưa ra những kết luận chung cho hoạt động tổng thể của ngânhàng cũng như những NH cụ thể
+ Báo cáo giám sát an toàn hệ thống là báo cáo được xây dựng hàng
tháng từ những dữ liệu tài chính của các ngân hàng Báo cáo này sẽ do bộ phậngiám sát từ xa xây dựng nhằm phản ánh các chỉ số hoạt động cho toàn bộ ngànhngân hàng, và được biểu diễn theo đồ thị phân bố tần suất dựa trên chu kỳ hoặccác dãy thời gian khác nhau Bên cạnh đó là phần phân tích đi kèm với các sốliệu và những nhận xét về xu hướng, sự tiến triển trong hệ thống ngân
hàng nói riêng và đánh giá tính ổn định của hệ thống tài chính nói chung
+ Báo cáo cảnh báo sớm là một báo cáo đi kèm với báo cáo giám sát an
toàn hệ thống, cũng được xây dựng bởi bộ phận giám sát từ xa Xuất phát từnhững phân tích phân bố tần suất trong báo cáo giám sát an toàn hệ thống,
Trang 27báo cáo cảnh báo sớm đưa ra danh sách các ngân hàng có những đột biếntrong mỗi đồ thị phân bố tần suất Kết quả của báo cáo cảnh báo sớm là đưa rađược danh sách các ngân hàng thương mại cụ thể có những biểu hiện bấtthường Đây là những ngân hàng có các chỉ tiêu nằm dưới mức giới hạn hoặcnằm ngoài xu hướng chung của toàn hệ thống.
+ Báo cáo đánh giá xếp hạng cho từng NHTM được lập hàng quý từ số
liệu tài chính của từng NHTM và các thông tin khác Báo cáo này là cầu nốitrung tâm giữa hoạt động phân tích, giám sát từ xa và các thông tin do hoạtđộng thanh tra tại chỗ thu thập Với các số liệu về tần suất, tỷ suất của từngngân hàng từ bộ phận giám sát từ xa và phân tích diễn giải về các thông tin từ
bộ phận thanh tra tại chỗ và các nguồn khác, đây là tài liệu cho phép xếp hạngtừng ngân hàng Những điểm yếu cụ thể được phát hiện trong kết quả xếphạng từng ngân hàng là cơ sở cho việc lập kế hoạch thanh tra và xác địnhphạm vi cho các cuộc thanh tra tiếp theo
- Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro (risk-based supervision): là
phương pháp được xây dựng dựa trên việc giám sát hoạt động chung củaNHTM thông qua việc đánh giá các loại hình rủi ro mà NH đang gặp phải.Thông thường, các loại rủi ro mà một NHTM thường gặp phải bao gồm:
Rủi ro tín dụng (Credit risk): rủi ro xảy ra khi các khoản nợ và vay củangân hàng thương mại không thu hồi được hoặc chậm thanh toán
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk): là rủi ro thanh khoản tập trung vàokhả năng ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ khi đến hạn của mình
Rủi ro hoạt động (Operational risk): là rủi ro xảy ra trong quá trìnhNHTM vận hành các quy trình nghiệp vụ của mình
Rủi ro thị trường (Market risk) là rủi ro của ngân hàng đối với các biếnđộng về lãi suất, ngoại tệ, hay các sản phẩm phái sinh
Rủi ro pháp lý (Legal risk) là rủi ro xảy ra đối với NHTM do có những
Trang 28biến động về các quy định pháp luật, về chính trị xã hội…
Trên cơ sở xác định các loại rủi ro mà NHTM có thể gặp phải, NHTWđưa ra những đánh giá về khả năng quản trị từng loại rủi ro của NHTM Từ đó
có những nhận xét và thiết lập những yêu cầu cần thiết đối với NHTM nhằmgiúp cho NHTM có thể có đủ khả năng quản trị rủi ro cho mình
Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro sẽ giảm bớt các hoạt động thanhtra trực tiếp đối với NHTM, NHTW sẽ căn cứ vào các hoạt động mà cácNHTM thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả trong quản trị từng loại rủi rocủa NHTM Các hoạt động này bao gồm: xác định chính xác loại rủi ro ngânhàng đang đối mặt; đo lường và đánh giá mức độ của rủi ro; kiểm tra và điềuchỉnh hoạt động của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra; giám sátliên tục rủi ro trong suốt quá trình hoạt động Trên cơ sở đánh giá từng hoạtđộng cụ thể của quá trình quản trị rủi ro, NHTW có thể đưa ra nhận định vềkhả năng quản trị rủi ro của NHTM ở mức độ nào, có thể đưa ra mức xếphạng cho khả năng quản trị rủi ro của từng NHTM
1.2.4 Quy trình giám sát từ xa của NHTW đối với NHTM
Quy trình GSTX nằm từ bước 4 đến bước 9 trong quy trình thanh tra, giám sát khép kín của NHTW đối với NHTM được thể hiện qua hình 1.1 dưới đây:
Bước 4 – 9: Bộ phận giám sát từ xa tiến hành thu thập các thông tin cầnthiết liên quan đến ngân hàng, các nguồn thông tin có thể lấy từ báo cáo định
kỳ của ngân hàng, từ các tổ chức nghiên cứu về hoạt động ngân hàng như các
tổ chức về thống kê, phân tích, hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng…Sau đó, bộ phận giám sát từ xa sẽ tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu; xâydựng các báo cáo giám sát an toàn hệ thống về tổng thể hệ thống ngân hàng,báo cáo cảnh báo sớm về các ngân hàng có các dấu hiện bất thường và gửisang bộ phận thanh tra tại chỗ để được xác minh thêm
Trang 29Bước 13: Thay đổi, chỉnh sửa hệ thống
và môi trường pháp
lý cho phù hợp với thực tế hoạt động của các NHTM
tra, cam kết thực hiện kế
hoạch phát triển và hoạt
động của NH
Bước 11: Báo cáo
kế t quả thanh tra tại
chỗ và đưa ra kết
luận thanh tra
Bước 2: Bước đầu ban
hành những quy định về
quản lý rủi ro cho hoạt động của cácNHTM
Bước 3: Cấp phép hoạt động cho các NHTM
Bước 4: Xây dựng các mẫu báo cáo mà các NHTM phải thực hiện
và cung cấp cho NHTW
Bước 10: Lên kế hoạch
và tiến hành thanh tra
Trang 30Một cách cụ thể, quy trình GSTX được xây dựng chi tiết như sau:
(i) Tiếp nhận thông tin từ TCTD thông qua mạng truyền tin của NHNN:
định kì hàng tháng, hàng quý các TCTD có trách nhiệm truyền các báo cáoliên quan đến tình hình hoạt động của TCTD cho bộ phận Thanh tra, giám sátcủa NHNN như tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn, thunhập, chi phí… qua mạng truyền tin của NHNN Tất cả các báo cáo mà cácTCTD truyền về phải tuân thủ theo đúng mẫu biểu mà NHNN đã cung cấp
(ii) Xử lý thông tin theo chương trình đã cài đặt về GSTX: sau khi
nhận được tất cả các thông tin theo quy định nhằm phục vụ cho hoạt độnggiám sát từ xa, cán bộ giám sát từ xa của bộ phận Thanh tra, giám sát NHNN
sẽ sử dụng phần mềm GSTX đã được cài đặt để xử lý thông tin
(iii) Vận hành chương trình GS để cho các mẫu biểu phân tích, biểu
phân tổ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu: Bảng phân tổ tài sản Nợbằng VND và ngoại tệ; Bảng phân tổ tài sản Có bằng VND và ngoại tệ; Bảngphân tích nợ quá hạn; Biểu phân loại cho vay; Biểu tính toán khả năng chi trả;Biểu tính toán các chỉ số về thực trạng hoạt động của TCTD; Biểu giám sátcác chỉ số về quy chế
(iv) Tiến hành phân tích để đánh giá sự biến động về tình hình hoạt
động kinh doanh và tài chính: phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạtđộng, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống, thực hiện xếp hạng các tổchức tín dụng hằng năm theo mức độ an toàn;
(v) Xác định những vấn đề cần chú trọng qua giám sát và thực hiện cácyêu cầu khắc phục qua GS: Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướngbiến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng; cácrủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
Trang 31(vi) Chuyển kết quả phân tích, GS cho TTTC để sử dụng trong TTTC
định kỳ, hoặc có thể tổ chức TT đột xuất nếu cần: kiến nghị, đề xuất biệnpháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đốitượng giám sát ngân hàng theo quy định pháp luật
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ XA
1.3.1 Tiêu chí đánh giá quy trình giám sát từ xa
a Tính đầy đủ của quy trình.
Hoạt động GSTX được thực hiện theo quy trình quy định, quy trình đầy
đủ thì sẽ đảm bảo cho công tác GSTX được thực hiện chặt chẽ Quy trìnhđược đánh giá là đầy đủ khi thực hiện cơ bản 6 bước đã trình bày ở mục 1.2.4
b Tính khoa học, tối ưu của quy trình.
Tính khoa học, tối ưu của quy trình thể hiện ở việc thực hiện quy trình
có trình tự khoa học, tránh trùng lắp, chồng chéo Quy trình khoa học, tối ưu,gọn nhẹ sẽ bảo đảm cho công tác GSTX được thông suốt, hiệu quả cao Quytrình theo quy định của pháp luật đã được các nhà làm luật phân tích, nghiêncứu để đảm bảo tính khách quan, khoa học Tuy nhiên trong quá trình áp dụng
có thể phát sinh nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, nếu quy trình cónhững vấn đề chưa khoa học, chưa tối ưu thì nên đề xuất với cơ quan chứcnăng chỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn
1.3.2 Tiêu chí đánh giá trực tiếp hoạt động giám sát từ xa
- Số lượng các vi phạm quy chế an toàn được phát hiện đúng: Khi cácquy chế an toàn về vốn, về dự phòng, về giới hạn tín dụng v v bị vi phạm với
số lượng lớn, và xảy ra ở nhiều NHTM thì cũng là nguy cơ gây ra sự mất antoàn hệ thống Phát hiện các vi phạm quy chế an toàn đòi hỏi phải chính xác,phản ánh đúng số lượng vi phạm quy chế an toàn
- Số lượng các NHTM được cảnh báo rủi ro: Cảnh báo rủi ro đối với cácNHTM được hiểu là việc các NHTM nằm ngoài xu hướng chung của hệ thống
Trang 32trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng sẽ được cảnh báo Trên cơ sở đó, cácNHTM nhận được cảnh báo từ bộ phận giám sát của NHTW sẽ có rà soátnhằm tìm hiểu nguyên nhân của những khác biệt này Nếu đó là những biếnđộng tiêu cực, có khả năng gây ra những rủi ro cho hoạt động của ngân hàngthì NHTW cùng với các NHTM sẽ đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằmngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra cho các NHTM cũng như cho hệ thốngngân hàng Như vậy, khi số lượng các NHTM được cảnh báo tăng, đó cũng cóthể coi là một dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
1.3.3 Tiêu chí đánh giá gián tiếp hoạt động giám sát từ xa
- Chỉ tiêu an toàn vốn (hệ số CAR_Capital Adequacy Ratio): chỉ tiêunày được tính cho từng NHTM, nhóm NHTM và toàn hệ thống NHTM cũng
là một chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động của hệ thống NHTMkhi chỉ tiêu này đảm bảo mức yêu cầu tối thiểu 9%
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín dụng: Chỉtiêu này thường được tính theo năm và cho toàn hệ thống ngân hàng nhằm xácđịnh được tốc độ tăng trưởng của năm này so với năm trước Tuy nhiên, đểtính được tốc độ tăng trưởng theo năm và cho toàn hệ thống, hoạt động giámsát của NHTW cũng cần nắm được tốc độ tăng trưởng theo kỳ (tháng/quý)của từng NHTM hoặc nhóm NHTM Trên cơ sở đó, tốc độ tăng trưởng vốnhuy động và tăng trưởng tín dụng biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởngkinh tế thì có thể coi là một dấu hiệu cho thấy hoạt động ngân hàng có vai trònhất định trong sự phát triển kinh tế, hay nói một cách khác là ngân hàngđược coi là kênh dẫn vốn hiệu quả trong nền kinh tế
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản: (Nợ xấu / Tổng dư nợ, Dựphòng / Nợ xấu) các chỉ tiêu này cũng cần được xác định theo từng NHTM,nhóm NHTM và toàn hệ thống NHTM Với việc quy định một ngưỡng giá trịthấp (khoảng 3%) cho chỉ tiêu Nợ xấu /Tổng dư nợ NHTW sẽ giám sát được
Trang 33chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng.
- Các chỉ tiêu phản ánh thanh khoản: (Dư nợ/Huy động; Tài sản thanhkhoản/ Tổng tài sản; Vay liên ngân hàng/Tổng nguồn vốn) Các chỉ tiêu nàycho thấy ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng chi trả, giữ được sự tin tưởng củanhững người gửi tiền, từ đó đảm bảo khả năng huy động vốn cho nền kinh tếcủa hệ thống ngân hàng Một ngưỡng giá trị cụ thể cho từng chỉ tiêu cần đượcxác định tùy theo từng NHTW, từ đó NHTW có căn cứ để đánh giá tính thanhkhoản của hệ thống ngân hàng và so sánh giữa các nhóm ngân hàng
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ
XA CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng trung ương
Việc lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp.
Việc lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp với mức độ phát triển của
hệ thống NHTM, cũng như trình độ và khả năng của NHTW sẽ là yếu tố tíchcực nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM
Phương pháp giám sát tuân thủ từng được sử dụng trong lịch sử, ở nhữnggiai đoạn mà hoạt động ngân hàng chỉ đơn thuần là những hoạt động truyềnthống Trong bối cảnh đó, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển, sốlượng ngân hàng chưa nhiều NHTW chỉ cần thông qua các quy định và các mứcgiới hạn để kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, khingành công nghiệp ngân hàng phát triển, hoạt động ngân hàng không chỉ giớihạn trong hoạt động nhận gửi và cho vay, các ngân hàng thương mại hiện đại đãgia tăng cả về số lượng và chất lượng thì phương pháp giám sát tuân thủ sẽkhông đảm bảo cho hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM đạt được mụctiêu về sự an toàn cho hoạt động của hệ thống NHTM
Phương pháp giám sát theo CAMELS là phương pháp thường được sử
Trang 34dụng đối với các nước mà hệ thống ngân hàng mới đang phát triển ở giai đoạnđầu, tức là số lượng các NHTM chưa nhiều, các dịch vụ ngân hàng mới giatăng ở mức hạn chế Do đó, NHTW có thể tiến hành đánh giá định kỳ chotừng Ngân hàng thương mại thông qua báo cáo đánh giá xếp hạng theoCAMELS.
Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro thường được áp dụng tại các quốcgia mà hoạt động ngân hàng đã tương đối phát triển, hoạt động ngân hàngkhông chỉ bao gồm các hoạt động truyền thống mà còn mở rộng các loại hoạtđộng và dịch vụ ngân hàng hiện đại khác Sự an toàn trong hoạt động củangân hàng không chỉ thể hiện ở sự an toàn của từng hoạt động riêng lẻ màphải là sự kết hợp tổng thể của các loại hoạt động và dịch vụ mà ngân hàngđang thực hiện Do đó, phương pháp giám sát lúc này phải được thực hiệnbằng việc đánh giá khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng thì mới giám sátđược mức độ an toàn tổng thể của NHTM Tuy nhiên, phương pháp này đòihỏi phải có một sự phát triển đồng bộ về hệ thống cơ sở pháp lý, về hệ thốngquản lý thông tin và trình độ của cán bộ giám sát
Sự tuân thủ chặt chẽ quy trình giám sát.
Các bước trong quy trình liên quan đến bộ phận giám sát từ xa của NHTW, bao gồm việc thu thập dữ liệu – tổng hợp dữ liệu – phân tích dữ liệu– xây dựng báo cáo Trong các bước này, bất kỳ hoạt động nào bị bỏ qua đều
có thể ảnh hưởng đến chất lượng các báo cáo và các chỉ số mà bộ phận giámsát từ xa xây dựng Báo cáo giám sát an toàn hệ thống, báo cáo cảnh báo sớmphản ánh đúng thực trạng của hoạt động NHTM sẽ giúp cho hoạt động giámsát của NHTW có những hành động kịp thời nhằm đảm bảo sự an toàn chohoạt động của cả hệ thống ngân hàng và của từng ngân hàng cụ thể
Trình độ của cán bộ giám sát.
Trình độ của cán bộ giám sát được thể hiện không chỉ là trình độ của
Trang 35từng cán bộ riêng lẻ, mà đó là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ giámsát trong hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM, đồng thời là sự phốihợp, đào tạo và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cán bộ giám sát.
Hoạt động giám sát của NHTW phải được thực hiện bởi nhiều cán bộgiám sát có trách nhiệm và năng lực
Đối với giám sát từ xa, trình độ của cán bộ giám sát được thể hiện ởtính chính xác trong các báo cáo giám sát an toàn hệ thống về sự dự đoán xuhướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, chỉ ra những nguy cơ chung tronghoạt động ngân hàng Do vậy, cán bộ giám sát từ xa phải có khả năng tổnghợp thông tin tốt, linh hoạt trong thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau,sàng lọc thông tin và đưa ra những phân tích khách quan, chính xác Bên cạnh
đó, cán bộ giám sát từ xa cũng phải phối hợp với các cán bộ thanh tra tại chỗ
để kiểm chứng thêm thông tin về các NHTM có những dấu hiệu bất thường,xây dựng danh sách các NHTM cần chú ý trong báo cáo cảnh báo sớm
Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ.
Xu thế hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực tài chính, NH đang diễn
ra hết sức mạnh mẽ đã thúc đẩy dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển nhanhchóng về cả số lượng, chất lượng trên nền công nghệ hiện đại, yêu cầu đặt rađối với hoạt động thanh tra, giám sát nói chung và hoạt động giám sát từ xanói riêng là phải trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, hệ thống côngnghệ hiện đại Có như vậy mới chủ động theo kịp sự thay đổi của các TCTD,cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời từ đó hỗ trợ đắc lựccho hoạt động thanh tra, giám sát được diễn ra thuận lợi
1.4.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng trung ương
Khung pháp lý cho hoạt động giám sát đối với NHTM.
Khung pháp lý được hiểu là các quy định của pháp luật đối với hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM cần được chặt chẽ và rõ ràng
Trang 36Trong quy định pháp lý đối với NHTW cần đảm bảo rõ ràng và chặtchẽ về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của NHTW trong hoạt động giám sátđối với NHTM Cụ thể:
- Luật pháp cần quy định một cách thống nhất, khả thi và rõ ràng tráchnhiệm của NHTW và các cơ quan giám sát khác có liên quan trong hoạt độnggiám sát đối với NHTM NHTW cần có sự độc lập trong hoạt động để khôngphải chịu các áp lực về chính trị và có khả năng thực hiện được các mục tiêucủa mình
- Luật pháp về ngân hàng cũng cần quy định các tiêu chuẩn tối thiểu màcác ngân hàng phải đáp ứng; cho phép NHTW có đủ linh hoạt để ấn định cácquy tắc đảm bảo an toàn theo cách bắt buộc hành chính khi cần thiết, để đạtđược những mục tiêu đã định cũng như được sử dụng những đánh giá địnhtính; trao quyền hạn thu thập và chứng thực thông tin một cách độc lập choNHTW; và trao quyền hạn cho NHTW có thể phạt trong một phạm vi nhấtđịnh khi mà những yêu cầu đảm bảo an toàn không được tuân thủ (bao gồm
cả quyền loại bỏ các cá nhân ra khỏi các hoạt động ngân hàng, thực hiện lệnhcấm hoặc rút giấy phép)
- Xây dựng một hệ thống hợp tác giữa Ngân hàng trung ương và các cơquan giám sát có liên quan, chia sẻ các thông tin phù hợp giữa các cơ quanchính thức, cả trong nước và nước ngoài, chịu trách nhiệm về sự an toàn vàlành mạnh của hệ thống tài chính; sự hợp tác này cần được đảm bảo bởi cơchế bảo mật đối với những thông tin giám sát và đảm bảo là các thông tin nàychỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát hiệu quả các
Trang 37hệ thống ngân hàng, tuy nhiên các cơ quan khác với các mục đích khác nhaucũng có những thông tin và các hoạt động giám sát nhất định đối với NHTM,
ví dụ cơ quan bảo hiểm tiền gửi hay Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Như vậy, việc đưa ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức có liênquan trong hoạt động giám sát ngân hàng sẽ giúp NHTW tận dụng được cácnguồn thông tin nhiều chiều cho hoạt động giám sát NHTM
Nhận thức của NHTM về lợi ích của hoạt động giám sát.
Hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM sẽ chỉ có kết quả tốt khi
có sự phối hợp hoạt động tích cực của cả hai phía: đối tượng tiến hành giámsát và đối tượng bị giám sát Điều này có nghĩa là các NHTM khi là đối tượnggiám sát của NHTW cần hiểu rõ lợi ích của hoạt động giám sát đem lại chongân hàng mình
Như vậy, NHTM cần thấy lợi ích và tác dụng của hoạt động giám sát.Hoạt động giám sát là cơ sở để giúp cho ngân hàng thương mại đánh giá đượcthực trạng hoạt động của mình, là căn cứ để điều chỉnh và xây dựng các hoạtđộng quản trị rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong cáchoạt động của ngân hàng Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ có sự hợp tác tích cựcđối với các bộ phận giám sát và thanh tra của ngân hàng trung ương, nhằmđem lại kết quả tốt nhất cho công tác thanh tra Sự hợp tác của NHTM đối vớihoạt động giám sát từ xa của NHTW được thể hiện ở việc tích cực đáp ứngcác yêu cầu về thông tin của NHTW Hoạt động giám sát của NHTW chỉ thực
sự được hoàn thiện khi hoạt động này đem lại lợi ích cho chính ngân hàngthương mại được giám sát và cho toàn bộ hệ thống ngân hàng
Hệ thống quản lý thông tin của NHTM.
NHTM xây dựng được hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng
và hiệu quả cho các lĩnh vực mà NHTM đó hoạt động cũng sẽ là một yếu tốtác động tích cực đến chất lượng hoạt động giám sát của NHTW Khi thông
Trang 38tin mà các NHTM gửi về cho NHTW được thực hiện với sự hỗ trợ của cácđường mạng nội bộ hoặc mạng internet, với sự chuẩn hóa cao thì sự cập nhật,
dự báo và đánh giá hoạt động ngân hàng của NHTW sẽ được nâng cao Hoạtđộng giám sát sẽ được đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có những cảnhbáo kịp thời cho từng NHTM cụ thể hoặc cho cả hệ thống ngân hàng
Sự che dấu thông tin, làm sai lệch nguồn tin sẽ dẫn đến nguy cơ mất antoàn và thiếu lành mạnh, tiếp đến là những đổ vỡ của NHTM, gây ra những ảnhhưởng đến uy tín của chính bản thân NHTM và hoạt động của toàn hệ thống
Do đó, hệ thống thông tin quản lý của NHTM cần được đầu tư và pháttriển, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý của chính bản thân các NHTM, đồng thờiđáp ứng những yêu cầu thông tin của NHTW
1.5 KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA MỘT SỐ NHTW TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI NHTM
1.5.1 Hoạt động giám sát của một số Ngân hàng trung ương trên thế giới đối với NHTM
a Quỹ dự trữ liên bang Mỹ
Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàngkép (dual banking system), nghĩa là cả chính quyền liên bang và tiểu bang đều
có quyền kiểm soát đối với ngân hàng Hệ thống này được thiết lập nhằm giúpchính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trongphạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chínhquyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạtđộng sang các bang khác nhau Các cơ quan quản lý hệ thống tài chính quantrọng của Chính phủ Mỹ là Cục kiểm soát tiền tệ, Hệ thống dự trữ liên bang,Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, Bộ Tư pháp, Ủy ban chứng khoán và hốiđoái cũng có vai trò quản lý ngân hàng nhưng kém quan trọng hơn, trong khi
đó Hội đồng ngân hàng bang là cơ quan quản lý cấp bang cao nhất đối vớingân hàng Mỹ
Trang 39Cục kiểm soát tiền tệ thường kiểm tra các NH lớn khoảng hai năm mộtlần; Bảo hiểm tiền gửi Liên bang, thường kiểm tra định kỳ ba năm một lần;
Hệ thống dự trữ Liên bang, có chu kỳ TT ngắn hơn, thường là 1,5 năm mộtlần Các cơ quan có thể sử dụng kết quả của nhau, nội dung TT không báotrước cho TCTD Các cuộc TT là cơ sở xếp loại các NH theo năm yếu tố: antoàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, khả năng thanh toán, và khả năng sinhlời (CAMELS)
b Ngân hàng trung ương Trung Quốc
Hoạt động quản lý và giám sát ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật củanước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quản lý và giám sát hoạt động ngânhàng (ngày 27/12/2003)
Cơ quan giám sát ngân hàng độc lập với NHTW và trực thuộc Hộiđồng Nhà nước Hệ thống giám sát tài chính của Trung Quốc theo mô hìnhphân tách độc lập , bao gồm 3 Ủy ban độc lập với nhau và trực thuộc Hộiđồng Nhà nước: (i) Ủy ban giám sát ngân hàng thực hiện giám sát các đốitượng là NHTM, ngân hàng chính sách, HTX tín dụng, công ty quản lý tàisản, công ty tín thác và đầu tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính;(ii) Ủy ban giám sát chứng khoán thực hiện giám sát các sở giao dịch chứngkhoán, công ty chứng khoán, quy tương hỗ và các công ty niêm yết; (iii) Ủyban giám sát bảo hiểm thực hiện giám sát các công ty bảo hiểm và các hãngmôi giới bảo hiểm
Cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện ban hành qui chế an toàn, giám sát (tại chỗ và từ xa), cấp phép hoạt động ngân hàng và xử lý vi phạm
Hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng nhằm (i) thúc đẩy ngànhngân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh; (ii) Duy trì niềm tin của thị
trường vào hệ thống ngân hàng
Đối tượng chịu sự quản lý và giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng
Trang 40Trung Quốc bao gồm: Các tổ chức có hoạt động ngân hàng: Các NHTM, cáchợp tác xã tín dụng, ngân hàng chính sách, công ty quản lý tài sản, công ty tínthác và đầu tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
c Ngân hàng trung ương Thái Lan
Ngân hàng trung ương Thái Lan xây dựng hệ thống giám sát dựa trênphương pháp giám sát rủi ro theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế Hệthống này cho phép Ngân hàng trung ương Thái Lan có thể phát hiện và giảiquyết các vấn đề của các tổ chức tín dụng sớm ngay trong giai đoạn đầu, từ đóđảm bảo sự an toàn và lành mạnh không chỉ của các tổ chức tín dụng nóiriêng mà của cả hệ thống tài chính nói chung
Các tổ chức tài chính chịu sự giám sát của Ngân hàng trung ương TháiLan bao gồm: các Ngân hàng thương mại Thái Lan, chi nhánh các ngân hàngnước ngoài, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng, các công ty quản lý tàisản Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Thái Lan còn chịu trách nhiệm giám sáthoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng và Quỹ tín dụng quốc gia
Ngân hàng trung ương Thái Lan cũng duy trì sự hợp tác với các tổ chứcgiám sát khác như:
- Tổ chức giám sát quốc gia: Nhằm tăng cường tính hiệu quả của công
tác giám sát, Ngân hàng trung ương Thái Lan và các tổ chức giám sát khácnhư Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ủy ban chứng khoán, Tổ chức chống rửatiền, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan… luôn hợp tác với nhau trong việctrao đổi các thông tin giám sát Một Hội đồng chính sách tài chính tín dụng đãđược thiết lập nhằm xây dựng và kiểm soát việc thực hiện các chính sáchgiám sát của các tổ chức tài chính tín dụng Các thành viên của Hội đồng baogồm Thống đốc Ngân hàng trung ương, là chủ tịch Hội đồng, và các đại diệncủa các bộ phận giám sát có liên quan từ các tổ chức nêu trên, là các thànhviên Hội đồng Ngoài ra, nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức giám