1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án hóa học 10 bài 34 Luyện tập oxi lưu huỳnh

7 435 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Giáo án hóa học 10 bài 34 Luyện tập oxi lưu huỳnh . Giáo án hóa học 10 bài 34 Luyện tập oxi lưu huỳnh . Giáo án hóa học 10 bài 34 Luyện tập oxi lưu huỳnh Giáo án hóa học 10 bài 34 Luyện tập oxi lưu huỳnh .

Trang 1

Tuần 30 (Từ 23/3/2015 đến 28/3/2015)

Ngày soạn: 15/3/2015

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 59

BÀI 34: LUYỆN TẬP OXI - LƯU HUỲNH

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

HS biết:

- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh trong đó oxi là chất oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh

- Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là oxi O2 và ozon O3

- Hai dạng thù hình của nguyên tố lưu huỳnh

HS hiểu:

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên

tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh

- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất

2 Kỹ năng

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó

- Viết cấu hình electron của nguyên tử O và S

- Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh

3 Phát triển năng lực

- năng lực ngôn ngữ hóa học

- năng lực giải quyết vấn đề

4 Tình cảm, thái độ

- Có lòng yêu thích bộ môn

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

ôn lại kiến thức và làm bài tập SGK

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Trong quá trình luyện tập

3. Giảng bài mới

Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết

A-KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Trang 2

GV kẻ bảng và yêu cầu học sinh điền

thông tin vào bảng

GV hỏi: Từ những đặt điểm về cấu

tạo và giá trị độ âm điện của oxi và

lưu huỳnh Em hãy hãy suy ra những

tính chất hoá học của chúng?

HS Dựa trên những đặt điểm về cấu

tạo và giá trị độ âm điện của oxi và

lưu huỳnh, suy ra những tính chất hoá

học của chúng

I – Cấu tạo và tác dụng của oxi và lưu huỳnh

huỳnh

Cấu hình e

Vị trí

Độ âm điện

Số oxi hóa Tính chất hóa học của đơn chất

Cấu hình e O (Z = 8): 1s22s22p4 S (Z = 16): 1s22s22p62s23p4

Tính chất hóa học

của đơn chất

O2: - tính oxi hóa mạnh S: - tính oxi hóa

- tính khử

Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết

GV Cho HS nêu các hợp chất của lưu

huỳnh đã học? Dựa vào thành phân tử

và số oxi hoá của lưu huỳnh trong các

hợp chất này Em hãy nêu các tính

chất hoá học của chúng? Viết phương

trình phản ứng minh hoạ?

HS Dựa vào thành phân tử và số oxi

hoá của lưu huỳnh nêu các tính chất

hoá học của H2S, SO2, SO3, H2SO4

GV yêu cầu Hs điền thông tin vào

bảng

Viết phương trình phản ứng minh hoạ

II – Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

HS bổ sung kiến thức vào bảng sau:

Trang 3

t 0

t 0

Hoạt động 2: Luyện bài tập

GV Cho HS vận dụng các kiến thức

vừa nêu trên vào làm các bai tập 1, 2,

3, 4, 5, 6 SGK

GV nhận xét

B-BÀI TẬP

BT1: D BT2: 1C; 2B BT3:

H2S: S có số oxh -2, là mức oxi hoá thấp nhất

H2SO4: S có số oxh +6, là mức oxi hoá cao nhất

BT4: Có 2 phương pháp

1) Fe + S  FeS FeS + H2SO4  FeSO4 + H2S

2) Fe + H2SO4  FeSO4 + H2

H2 + S  H2S

BT5: Nhận biết H2S, SO2, O2:

- Dùng tàn đóm đỏ để nhận biết O2

- Còn 2 bình H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy là H2S, không cháy là

SO2

BT6: Phân biệt HCl, H2SO3, H2SO4:

- Dùng BaCl2: Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào các ống nghiệm Nhỏ

dd BaCl2 vào các ống nghiệm, ống nào có kết tủa trắng là H2SO3 và

H2SO4 => nhận ra HCl Nhỏ dd HCl vào các kết tủa, kết tủa nào tan ra là BaSO3, không tan là BaSO4=> nhận ra

H2SO3 và H2SO4

4 Củng cố

Nhắc lại tính chất của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

5 Hướng dẫn về nhà

- Học bài và làm BT SGK

Rút kinh nghiệm bài dạy:

Trang 4

Trang 5

Tuần 30 (Từ 23/3/2015 đến 28/3/2015)

Ngày soạn: 15/3/2015

Ngày bắt đầu dạy: ………

Tiết 60

LUYỆN TẬP OXI - LƯU HUỲNH (tiếp)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

HS biết:

- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh trong đó oxi là chất oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh

HS hiểu:

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá của nguyên

tố với những tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh

- Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất

2 Kỹ năng

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó

- Viết cấu hình electron của nguyên tử O và S

- Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh

3 Phát triển năng lực

- năng lực ngôn ngữ hóa học

- năng lực giải quyết vấn đề

4 Tình cảm, thái độ

- Có lòng yêu thích bộ môn

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- phương pháp: - phương pháp đàm thoại

- phương pháp trực quan

- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- đồ dùng: giáo án

2 Học sinh

Xem trước bài mới, làm trước bài tập sách giáo khoa

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Ổn định tổ chức

Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

Trong quá trình luyện tập

3. Giảng bài mới

GV Hướng dẫn HS làm bài tập 7 SGK

- Viết PTPƯ xảy ra

Bài tập 7 SGK

Trang 6

- Xác định khí tạo thành

- Dựa vao PTPƯ lập hệ phương trình

(một phương trình theo số mol khí và

một phương trình theo khối lượng hỗn

hợp)

- Giải hệ phương trình và xác định

được khối lượng mỗi kim loại trong

hỗn hợp ban đầu

BT1: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại

Mg và Al tác dụng với dung dịch

H2SO4 loãng dư, thu được 8,96 lit khí

(đktc)

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong

hỗn hợp

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M

tối thiểu cần dùng

Hướng dẫn:

Làm tương tự bài tập trước

BT2: Cho 10,7 gam hỗn hợp 3 kim

loại Mg, Al và Cu vào dung dịch

H2SO4 loãng thấy có 7,84 lit khí (đktc)

thoát ra và 3,2 gam một chất rắn

không tan

a) Viết phương trình hoá học các

phản ứng xảy ra

b) Tính % khối lượng mỗi chất trong

hỗn hợp

c) Tính thể tích dung dịch H2SO4

1M tối thiểu cần dùng

Giải:

Phương trình:

Mg + H2SO4  MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2

Đặt nMg = x mol; nAl = y mol

Có hệ:

24x + 27y = 7,8

nH2 = x + 23 y = 0,4 giải ra được: x, y

Phương trình phản ứng

Mg + H2SO4  MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2

Cu + H2SO4  không phản ứng

=> Chất rắn không tan là Cu

=> mCu = 3,2 gam Đặt nMg = x mol; nAl = y mol

Có hệ:

Trang 7

24x + 27y = 10,7 – 3,2

nH2 = x + 23 y = 0,35 giải ra được: x, y

4 Củng cố

Khái quát lại về tính chất của oxi, lưu huỳnh, phương pháp dự đoán tính chất hoá học dựa vào độ âm điện và các mức oxi hoá

5 Hướng dẫn về nhà

- Học bài và làm BT7, 8 SGK, làm thêm BT SBT

- Ôn tập kỹ các nội dung kiến thức và bài tập của chương, chuẩn bị cho kiểm tra 45 phút

BT1: Phân biệt 4 dung dịch sau: Na2SO4, NaCl, H2SO4, H2SO4, HCl

BT2: Viết 3 phương trình hoá học điều chế CuSO4

BT3: Hoàn thành chuỗi phản ứng:

FeSO4 FeCl2

Fe

Fe2(SO4)3 FeCl3

BT4: Cho 15,2 gam hỗn hợp 2 oxit là FeO và MgO tác dụng với dung dịch

H2SO4 loãng dư thu được 39,2 gam muối

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra

b) Tính khối lượng mỗi oxit

c) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần dùng

BT5: Cho hỗn hợp Fe, Al, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lit khí (đktc) và có 6,4 gam một chất rắn không tan Cũng lượng hỗn hợp trên nếu cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 15,68 lit khí

SO2 Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

Rút kinh nghiệm bài dạy:

Ngày đăng: 27/01/2019, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w