Nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị gãy mấu răng C2 mất vững. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và khuyết điểm riêng.Phẫu thuật bắt vit khối bên C1 và chân cung C2 có nhiều ưu điểm và là giải pháp thay thế thích hợp cho nhiều trường hợp.Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm rút ra một số kinh nghiệm điều trị bằng kỹ thuật này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY MẤU RĂNG C2 MẤT VỮNG BẰNG PHẪU THUẬT VIT KHỐI BÊN C1 VÀ CHÂN CUNG C2 Phan Minh Đức*, Lê Trần Minh Sử*, Nguyễn Minh Tân* TĨM TẮT Mục tiêu: Nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị gãy mấu răng C2 mất vững. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và khuyết điểm riêng.Phẫu thuật bắt vit khối bên C1 và chân cung C2 có nhiều ưu điểm và là giải pháp thay thế thích hợp cho nhiều trường hợp.Chúng tơi thực hiện nghiên cứu nhằm rút ra một số kinh nghiệm điều trị bằng kỹ thuật này. Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân gãy mấu răng C2 đã được phẫu thuật bắt vít khối bên C1 và chân cung C2 tại BV Chợ rẫy, từ đầu năm 2010 đến tháng 06/2014. Kết quả: 96 bệnh nhân được phẫu thuật vít khối bên C1, chân cung C2 và hàn xương phía sau. Phần lớn là nam (87,5%). Tuổi trung bình 36,01. Ngun nhân chủ yếu do tai nạn giao thơng (58,33%) và té cao (30,2%). Lâm sàng đau cổ cao chiếm 90,62%, yếu liệt tứ chi 34 trường hợp (35,41%), 47,91% rối lọan cảm giác và 11,45% rối loạn cơ vòng. Phân loại gãy theo D’Alonzo: type II 65 trường hợp (67,7%), type IIA 15,63%, type III 16,67%. 88 bệnh nhân bắt vit C1và C2, 8 trường hợp bắt vit C1C2 và đốt sống cổ dưới. Hầu hết giảm đau cổ sau mổ (93.75%). Phục hồi vận động 85,41%. Khơng có trường hợp tử vong cũng như biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: Kỹ thuật bắt vit khối bên C1 và chân cung C2 trong điều tri gãy mấu răng C2 mất vững là một chọn lựa thich hợp. Phẫu thuật cho kết quả tương đối cao và ít biến chứng. Từ khóa: gãy mấu răng C2, mất vững, khối bên C1, chân cung C2 ABSTRACT RESULT OF SURGICAL TREATMENT OF INSTABILITY ODONTOID FRACTURE WITH ATLANTAL LATERAL MASS AND AXIS PEDICLE SCREW FIXATION Phan Minh Duc, Le Tran Minh Su, Nguyen Minh Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 52 – 58 Objective: A variety of surgical techniques may be used in the treatment of instability odontoid fractures. Each technique has some advantage and disadvantage.Atlantal lateral mass and axis pedicle screw fixationisan suitable alternative method. Methods. Retrospective study all the patients who were operatedatlantal lateral mass and axis pedicle screw fixation at Choray Hospital between the early of 2010 and June 2014. Results: Ninety six patients were surgey. Most patients is male (87.5%). Mean age is 36.01. The causes are trafic acidents (58.33%) and falling (30.2%). Clinical presentations include high neck pain (90.62%), quadriparesis (35.41%), sensory dysfunction (47.91%), and sphincter dysfunction (11.45%). Fracture types (D’Alonzo classification): type II 67.7%, type IIA 15.63%, type III 16.67%. 88 pts were of C1C2 fixations, 8 of C1C2 and lower cervical veterbral fixations. Most cases had neck pain release post‐operation (93.75%). Post‐ operation motor recovery is 85.41%. There is no mortality, no complication during the sugery Conclusion: Atlantal lateral mass and axis pedicle screw fixation for treatment of instability odontoid fractures is suitable option. Technique has good outcome and rare complication. *: Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Phan Minh Đức ĐT: 0913746822 52 Email: drminhduc@yahoo.com Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Keywords: odontoid fracture, instability, atlantal lateral mass, axis pedicle. ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy mấu răng C2 chiếm khoảng 10‐20% gãy cột sống cổ. Chỉ những gãy mấu răng C2 type II (Anderson và D’Alonso), hoặc kèm trật C1C2 mất vững mới có chỉ định phẫu thuật hàn xương(1,5,22) Có nhiều kỹ thuật áp dụng để làm vững C1C2 như cột chỉ thép mỏm gai C2 và cung sau C1 kèm ghép xương mào chậu (kỹ thuật của Brooks và Gallie), dụng cụ móc giữa bản sau, hay kỹ thuật bắt vit xuyên khớp C1C2 của Magerl, kỹ thuật xuyên vít mấu răng phía trước(5,8,10,18,29,30) Mặc dù kỹ thuật cột chỉ thép phía sau dễ thưc hiện, nhưng không làm vững chắc C1C2 ngay, tỉ lệ hàn xương thấp, và cấu trúc sau của C1 và C2 nguyên vẹn. Kỹ thuật xuyên vít qua khớp C1C2 của Magerl cải thiện được những khuyết điểm của phương pháp cột nhưng là một kỹ thuật khó, dễ gây tổn thương động mạch đốt sống và không thể thực hiện trong những trường hợp trật C1C2 nặng hoặc bệnh nhân có gù cột sống cổ ngực. Phẫu thuật xun vít mấu răng bảo tồn vân động C1 và C2 nhưng khó thực hiện và chỉ áp dụng trong một số ít bệnh nhân(9,11,14) Kỹ thuật bắt vit đa trục khối bên C1 và C2 của Harms là một chọn lựa thích hợp vì hiếm gây tổn thương động mạch đốt sống và dễ nắn chỉnh, cố định C1C2 hơn(14)Trong nghiên cứu này chúng tơi đánh giá kết quả điều trị và rút ra một số kinh nghiệm trong q trình thực hiện kỹ thuật này. trục khối bên C1 và chân cung C2 tại bệnh viện Chợ Rẫy từ đầu năm 2010 đến tháng 06 năm 2014. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kỹ thuật mổ: Bệnh nhân được mê nội khí quản. Tư thế nằm sấp, đầu cố định bằng khung Sugita. Rạch da đường giữa từ dưới ụ chẫm ngồi đến mỏm gai C5 hay C6. Bóc tách dưới màng xương khối cơ cạnh gai sống hai bên đến bờ ngồi khớp C2C3.Bóc tách dưới màng xương cung sau C1 ra hai bên để tìm thấy động mạch đốt sống và rãnh của nó trên cung C1.Bộc lộ tiếp tục ra đến bờ ngồi C1C2 để thấy được khối bên C1 và khớp C1C2 cũng như bờ trên trong chân cung C2. Sau khi bảo vệ động mạch đốt sống và rễ C2, dùng khoan cao tốc khoan vào khối bên C1 theo hướng vào trong 10‐150 dưới C‐arm. Sau đó vít đa trục đường kính 3,5mm, độ dài từ 26‐34mm được bắt vào khối bên C1. Điểm khoan vào C2 giữa 1/3 trên của khối khớp C2, hướng vít theo bờ trên trong của chân cung C2. Đặt Rod nối C1C2.Nắn trật C1C2 dễ dàng trên dụng cụ trong những trường hợp có trật C1C2. Phần ngoài cung sau C1 và C2 được mài vỏ xương và ghép bằng xương gai sau C3 hay C4 (Hình 1). Một số trường hợp chúng tôi cắt cung sau C1 ở những bệnh nhân chèn ép tủy nặng. Cân cơ được khâu vào gai C2. Đóng da theo lớp giải phẫu. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu 96 bệnh nhân gãy mấu răng C2 mất vững được phẫu thuật bắt vit đa Hình 1: Hình vẽ phẫu thuật và hình chụp trong lúc mổ. Nguồn: Mummaneri 2010 Phẫu Thuật Cột Sống 53 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Bảng 1: Biểu hiện lâm sàng KẾT QUẢ Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36,01, nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất 78 tuổi. (hình 2). Lâm sàng Đau cổ cao Yếu liệt tứ chi Rối loạn cảm giác Rối lọan vòng Số trường hợp 87 34 46 11 Tỉ lệ % 90,62 35,41 47,91 11,45 Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán bằng chụp Xquang tư thế thẳng, nghiêng và C2 há miệng.Tất cả bệnh nhân được chụp CT trước mổ để đánh giá khối bên C1 cũng như cấu trúc xung quanh nhằm đạt nhiều thơng tin trước mổ. Chúng tơi chụp MRI cho một số trường hợp lâm sàng có biểu hiện thương tổn tủy. Hình 2: biểu đồ phân bố theo tuổi Giới tính hầu hết là nam, chiếm 87,5% (hình 2). Nam Nữ Về loại gãy theo D’Alonzo: 65 trường hợp gãy type II đơn thuần chiếm 67,7%, type IIA chiếm 15,63%, type III 16,67% (Bảng 2). Gãy mấu răng C2 kèm trật C1‐C2 chiếm 52,08%, sáu trường hợp có vỡ thân C2. Có 3 trường hợp ghi nhận có gãy kèm chân cung C2 và 4 trường hợp kèm gãy bảng sau C1 phối hợp. Bảng 2: Phân loại gãy theo D’Alonzo 12,5% Số BN % 87,5% Hình 3: biểu đồ giới tính của gãy mấu răng C2 Ngun nhân chủ yếu do tai nạn giao thơng và té cao (88,53%). Lâm sàng hầu hết bệnh nhân có đau cổ cao sau chấn thương chiếm 90,62% các trường hợp. 35,41% có yếu liệt tứ chi, 47,91% có bất thường về cảm giác, 11,45% có rối loạn cơ vòng. Trong đó có 1 trường hợp liệt tứ chi và suy hơ hấp sau chấn thương. (Bảng 1) 54 Type I Type II Type IIA 65 15 67,2% 15,63 Type III 16 16,67 Tống công 96 100 Bắt vit khối bên C1 thành công trong tất cả 96 bệnh nhân. Không trường hợp nào bị tổn thương động mạch đốt sống và biến chứng khác trong mổ. 88 bệnh nhân bắt vít C1‐C2, 8 bệnh nhân bắt C1‐C2 kèm đốt sống cổ thấp. Việc nắn chỉnh được thực hiện dễ dàng.10 bệnh nhân cần giải ép cung sau C1. Tất cả được hàn xương sau bên bằng xương mào chậu, gai sống sau, hay xương khô. Sau mổ, hầu hết bệnh nhân giảm đau cổ cao, chiếm 93,75%. Phục hồi vận động sau mổ 85,41%. Một bệnh nhân liệt tứ chi Frankel B và suy hô hấp trước mổ, sau mổ một năm BN có thể đi lại, Frankel D. Đến nay, chưa gặp trường hợp nào gãy vít hay tuột vít cần mổ lại. Chun Đề Phẫu Thuật Thần Kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học Hình 3: Hình minh họa phẫu thuật gãy mấu răng C2 A. trước và trong mổ B. sau mổ C. sau một năm Nguồn: tác giả BÀN LUẬN Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật gãy mấu răng C2. Tuy nhiên, có thể chia ra hai loại chính đó là phẫu thuật lối trước hay lối sau. Mỗi phẫu thuật đều có ưu và khuyết điểm nhất định(4,13,22) Phẫu thuật xun vít mấu răng lối trước đầu tiên được báo cáo bởi Bohler. Kỹ thuật này cố định trực tiếp đường gãy, làm vững cột sống cổ ngay, bảo tồn vận động xoay C1C2, cho phép bảo tồn chức năng và giải phẫu tốt nhất cho mấu răng. Tỉ lệ hàn xương khoảng 90%. Apfelbaun và đồng nghiệp nhận thấy rằng, trong những bệnh nhân gãy cũ, trên 6 tháng, mô sẹo phát triển, xun vít tương đối khó, hàn xương kém. Nói chung, chỉ định xun vít mấu răng phía trước còn hạn hẹp, khó thực hiện khi gãy mấu răng và trật khớp C1C2 nhiều(22,30). Phẫu thuật làm cứng C1C2 và hàn xương phía sau cũng có nhiều kỹ thuật. Gallie, Brooks, Sonntag cột chỉ và hàn xương C1C2, Magerl xun vít qua khớp C1C2, Goel và Harms bắt vít khối bên C1 và chân cung C2. Mỗi kỹ thuật cho kết quả nhất định(2,5,7,22,24). Theo hướng dẫn điều trị trước đây, 177 bệnh nhân gãy mấu răng C2 được mổ làm cứng C1C2 Phẫu Thuật Cột Sống và hàn xương lối sau. Tỉ lệ hàn xương sau mổ như sau: type I 100% (1/1), type II 87% (128/147), và type III 100% (29/29). Maiman và Larson báo cáo tỉ lệ hàn xương ở vị trí gãy chỉ 35% nhưng hàn xương ở phía sau lên đến 100%. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo là phẫu thuật cột chỉ kèm hàn xương phía sau, và tất cả bệnh nhân bất động ngồi bằng Halo‐Vest(22). Đối với phẫu thuật xun vít qua khớp C1C2 phía sau của Magerl, tỉ lệ hàn xương tương đối cao hơn, khoảng 90% (78% ‐ 99%). Tuy nhiên, tỉ lệ tổn thương động mạch cột sống cao (3,7% ‐ 8,2%). Ngoài ra, phương pháp khó thực hiện ở bệnh nhân gù ngực lưng nặng(7,19,20,28). Với phẫu thuật vít khối bên C1 và chân cung C2 của Goel và Harms có nhiều cải tiến đáng kể. Tác giả Goel báo cáo 30 trường hợp năm 1994 và 160 bệnh nhân năm 2002 được phẫu thuật bằng nẹp vít khối bên C1 và chân cung C2, kết quả khơng bệnh nhân nào tuột vít, chỉ một bệnh nhân gãy vít 18 tháng sau nhưng đã hàn xương. Tỉ lệ hàn xương là 100% và khơng có biến chứng thần kinh, mạch máu(11,12). Năm 2001, Harms và Melcher báo cáo dùng nẹp và vít đa trục bắt vào khối bên C1 và chân cung C2 cho 37 bệnh nhân. Kết quả tỉ lệ 55 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 hàn xương 100% và khơng có biến chứng thần kinh, mạch máu. Với vít đa trục, việc bắt vít và đặt nẹp tương đối dễ dàng hơn, việc nắn chỉnh thuận lợi hơn trong những trường hợp trật C1C2 nặng(14). Tác giả Fiore và đồng nghiệp báo cáo 8 bệnh nhân được mổ bằng nẹp vít khối bên C1 vào năm 2002, tất cả đều thuận lợi về mặt kỹ thuật, khơng có biến chứng trong mổ. Tỉ lệ vững chắc sau mổ trong tất cả bệnh nhân(9). Năm 2008 tác giả Thổ Nhĩ Kỳ, Calisaneller báo cáo 4 bệnh nhân được phẫu thuật nẹp vít khối bên C1 và chân cung C2 cho kết quả tốt và không biến chứng(6). Năm 2010, hồi cứu 42 trường hợp bắt vít khối bên C1, Mumaneni và đồng nghiệp đã báo cáo kết quả hàn xương cao, đau cổ giảm và chức năng thần kinh cải thiện(19). Aryan và đồng nghiệp báo cáo 102 bệnh nhân được điều trị bằng nẹp vít đa trục khối bên C1 và chân cung C2 năm 2008, trong đó có 48 bệnh nhân gãy mấu răng type II. Kết quả 100 trường hợp có tỉ lệ hàn xương chiếm 98%(3). Về cơ sinh học: Richer và đồng nghiệp đã so sánh sáu kỹ thuật phẫu thuật cố định và hàn xương C1C2 khác nhau. Bao gồm cột chỉ theo phương pháp Gallie, vít xun khớp C1C2 đơn thuần hay cột chỉ hoặc móc C1 phối hợp, nẹp vít chân cung C2 và móc với bản sau C1, nẹp vít khối bên C1 và chân cung C2. Tác giả xác nhận rằng cố định ba điểm trên phức hợp C1C2 là vững chắc nhất.Kỹ thuật xun khớp C1C2 phối hợp với móc C1 là vững chắc nhất. Trong những kỹ thuật khơng ảnh hưởng đến khớp C1C2, nẹp vít khối bên C1 và chân cung C2 tạo độ vững chắc nhất(21). Trong nghiên cứu của chúng tơi, tất cả trường hợp bắt vít khối bên C1 đều thuận lợi. Chúng tơi nhận thấy việc bóc tách rộng rãi, xác định khối bên rõ ràng giúp rất nhiều trong việc khoan và bắt vít khối bên C1. Tuy nhiên, trong những trường hợp trật C1C2 nhiều kèm thối hóa cột sống cổ nặng, việc dò tìm khối bên tương đối khó khăn hơn.Q trình phẫu 56 thuật, chúng tơi đều mài vỏ xương hai bên C1 và C2 sau đó ghép xương. Trong nghiên cứu tiền cứu 52 bệnh nhân bắt vít khối bên C1 và chân cung C2 của chúng tôi vào năm 2012, tỉ lệ hàn xương 96,2% và C1C2 vững chắc trên X quang cúi ngửa là 100% sau một năm. Ở nghiên cứu này, một số bệnh nhân còn trong giai đoạn theo dõi, chúng tơi chưa thể đánh giá mức độ hàn xương chính xác. Về điểm bắt vít khối bên C1: Goel và Harms bắt trực tiếp vào khối bên sau khi vén rễ C2 xuống dưới. Điểm này nằm phía dưới cung sau C1(11,12,14). Tan và đồng nghiệp đã áp dụng vít vào khối bên trực tiếp trên cung sau C1 cho kết quả tốt(27). Trong nghiên cứu chúng tơi, 192 khối bên được bắt trực tiếp trên cung sau C1 như tác giả Tan. Chúng tơi nhận thấy thuận lợi trong điểm bắt vít này là: (1) Khơng cần vén rễ C2 xuống dưới nhiều, (2) Phần vít trong xương dài gồm khối bên và một phần cung sau C1 giúp vít chắc, (3) Trong trường hợp trật C1C2 nặng, cung sau C1và C2 sát vào nhau, điểm bắt vào cung sau thuận lợi hơn, (4) Khoan và hàn xương dễ hơn, (5) Trong trường hợp trật C1 ra trước, bắt vít trên cung sau C1 làm 2 đầu vít cách xa, thuận lợi cho nắn trật bằng cách ép C1C2 vào nhau. Tuy nhiên, điểm bắt vít ngay trên cung sau gần rãnh động mạch cột sống dể gây tổn thương. Chúng tơi dùng khoan cao tốc khoan vỏ xương tạo lỗ mồi để tránh tổn thương động mạch do trượt dụng cụ, đồng thời khi khoan và bắt vít, chúng tơi che chắn kĩ động mạch cột sống ở phía trên. Hầu hết trường hợp gãy mấu răng mới kèm trật C1C2 được nắn chỉnh dễ dàng trong lúc mổ và phục hồi độ rộng của ống sống bình thường. Cắt cung sau C1 là khơng cần thiết. Chúng tơi chỉ cắt cung sau C1 cho những trường hợp gãy mấu răng cũ kèm trật C1C2 nặng, tiên lượng khó nắn chỉnh về bình thường sau mổ(17). Cung sau C1 được cắt trước khi khoan bắt vít vào khối bên nhằm tránh tình trạng tổn thương tủy thêm. Vấn đề hàn xương: hầu hết tác giả hàn xương sau bên C1C2. Goel dùng xương mào Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học chậu và bột xương khô từ ngân hàng mô(11,12). Harms và Melcher dùng xương đồng loại(14). Aryan cải tiến kỹ thuật hàn xương của Harms bằng cách banh rộng khớp C1C2 và ghép xương đồng loại trực tiếp vào khoảng này(3). Với chúng tơi, hầu hết trường hợp đều lấy xương từ gai sau của đốt sống dưới C2, chỉ một số ít trường hợp lấy xương từ mào chậu sau. Gần đây, do có nhiều sản phẩm xương đồng loại, chúng tơi có dùng phối hợp giữa xương gai sống cổ sau và xương đồng loại. Việc lấy xương gai sống cổ sau dễ thực hiện, có thể lấy nhiều gai xương sống cổ dưới C2 và tránh được những biến chứng do lấy xương mào chậu. Tổn thương động mạch cột sống: hiếm gặp trong phẫu thuật này. Goel khơng gặp trường hợp nào tổn thương động mạch cột sống trong 160 bệnh nhân phẫu thuật(11). Harms và Melcher cũng không tổn thương động mạch cột sống trong 37 bệnh nhân(14). Aryan cũng không gặp trường hợp nào trong 102 bệnh nhân(3). Chúng tôi cũng khơng có trường hợp nào có tổn thương động mạch cột sống. Đây là ưu điểm của phẫu thuật so với phẫu thuật xuyên khớp C1‐C2 của Magerl(28). Tổn thương thần kinh: trong nghiên cứu, chúng tơi khơng gặp trường hợp nào tổn thương thần kinh nặng hơn. Điều này tương tự như các tác giả Goel, Harms và Aryan.Trong nghiên cứu của Goel và Aryan, tất cả rễ C2 đều cắt bỏ trong q trình phẫu thuật nhằm tạo khoảng trống đặt vít khối bên C1 và hàn xương. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương rễ C2 chưa được báo cáo rõ ràng(3,11,14). Tất cả trường hợp chúng tơi bảo tồn rễ C2, một BN có tăng cảm giác đau sau gáy, triệu chứng này bớt hẳn khi xuất viện. Vít sai vị trí: trong nghiên cứu, chúng tơi phát hiện một trường hợp một vít khối bên đi vào trong trên X quang há miệng. Sau đó chúng tơi xác định lại bằng CT. Tuy nhiên, bệnh nhân này khơng có triệu chứng lâm sàng và sau một năm theo dõi vẫn hàn xương tốt. Trong nghiên cứu đánh giá độ chính xác của 390 vít khối bên Phẫu Thuật Cột Sống C1 của Hu năm 2013, chỉ có 10 vít (2,8%) là khơng thể chấp nhận được trên CT. Tuy nhiên, các bệnh nhân này đều khơng có tổn thương thần kinh và động mạch cột sống. Nghiên cứu của chúng tơi khơng chụp CT sau mổ cho tất cả bệnh nhân. Vì vậy, tỉ lệ vít sai vị trí chưa đánh giá chính xác(16). Cũng như nhận xét của tác giả Hu, sự chính xác của vít khối bên C1 gia tăng theo kinh nghiệm phẫu thuật viên. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tơi rút ra được các ưu điểm chính của kỹ thuật: (1) cố định vững chắc C1C2 cả cúi ngữa và xoay, (2) nguy cơ tổn thương động mạch đốt sống và tủy sống thấp, (3) không cần sự ngun vẹn của cấu trúc sau C1C2, (4) khơng cần mang Halo‐vest vì cố định C1C2 vững chắc ngay sau mổ, (5) giúp nắn trật C1C2 dễ dàng, (6) có thể kèm giải ép cung sau C1, (7) tỉ lệ hàn xương cao. Phẫu thuật bắt vis khối bên C1 và chân cung C2 là một chọn lựa thích hợp cho điều trị gãy mấu răng C2 mất vững. Kỹ thuật này mang lại nhiều ưu điểm cải thiện các khó khăn của các kỹ thuật khác.Kỹ thuật cũng để lại ít biến chứng cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anderson LD, D’Alonzo RT (1974), “Fractures of the Odontoid Process of the Axis”, The Journal Of Bone And Joint Surgery, Vol. 56‐A, No.8, pp. 1663‐1673. Arnold PM, Haynes NG, Kelley BC (2011), “Evaluation and Treatment of Odontoid and Hangman’s Fractures”, Youmans neurosurgical surgery, Saunders Elsevier, 6thEdition, Volume III, pp 3192‐3200. Aryan HE, Newman CB, Nottmeier EW, Acosta FL Jr, Wang VY, Ames CP (2008), “Stabilization of the atlantoaxial complex via C‐1 lateral mass and C‐2 pedicle screw fixation in a multicenter clinical experience in 102 patients: modification of the Harms and Goel techniques”, J Neurosurg Spine 8: pp 222‐229. Boakye M, Mummaneni PV, Rodts GE, Haid RW (2006), “Treatment of Odontoid Fractures”, Operative Neurosurgical Techniques: Indication, Method and Result (Schmidek and Sweet), Saunders, 5thed, pp. 1729‐1735. Brooks AL, Jenkins EB (1978), “Atlanto‐axial arthrodesis by the wedge compression method”, J Bone Joint Surg Am 60, pp. 279‐284. Calisaneller T, Yilmaz C, Ozdemir O, Caner H (2008), “Posterior atlantal lateral mass fixation technique with 57 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 polyaxial screw and rod fixation system”, Turkish Neurosurgery, Vol. 18, No. 2, pp. 142‐148. 20 Pryputniewicz DM, Hadley MN (2010), “Axis Fractures”, Neurosurgery 66: A68‐A82. Dickman CA, Sonntag VK, Papadopoulos SM, Hadley MN (1991), “The interspinous method of posterior atlantoaxial arthrodesis”, J Neurosurg 77, pp. 190‐180. 21 FesslerRG, Sekhar L (2006), “Posterior Atlantoaxial Fusion: Surgical Anatomy and Technique Options”, Atlas of Neurosurgical Techniques, pp.128‐139. Richter M, Schmidt R, Claes L, Puhl W, Wilke HJ (2002), “Posterior atlantoaxial fixation: biomechanical in vitro comparison of six different techniques”, Spine 27: pp. 1724‐ 1732. 22 Ryken TC, Hadley MN, Aarabi B, Dhall SS, Gelb DE, Hurlbert RJ, Rozzelle CJ, Theodore N, Walters BC (2013). “Management of Isolated Fractures of the Axis in Adults”. Neurosurgery 72: pp. 132–150. 23 Schiess RJ, Desaussure RL, Robertson JT (1982), “Choice of treatment of odontoid fractures”, J Neurosurg 57, pp. 496‐499. 24 Shilpakar S, McLaughlin MR, Haid RW, Rodts GE, Subach BR (2000), “Management of acute odontoid fractures: operative techniques and complication avoidance”, Neurosug Focus 8 (6): Article 3. Fiore AJ, Haid RW, Rodts GE, Subach BR, Mummaneni PV, Riedel CJ, Birch BD (2002), “Atlantal lateral mass screws for posterior spinal reconstruction”, Neurosurg Focus 12 (1): Article 5, pp. 1‐6. 10 Gallie WE (1939), “Fractures and Dislocations of cervical spine”, Am J Surg 46, pp. 495‐499. 11 Goel A, Desai KI, Muzumdar DP (2002), “Atlantoaxial Fixation Using Plate And Screw Method: A Report Of 160 Treated Patients”, Neurosurgery 51: pp. 1351‐1357. 25 12 Goel A, Laheri V (1994), “Plate and Screw Fixation for Atlanto‐Axial Subluxation”, Acta Neurochir (Wein) 129, pp. 47‐53. Six E, Kelly DL (1981), “Technique for C1, C2, and C3 Fixation in Cases of Odontoid Fracture”, Neurosurgery, Vol. 8, No 3, pp. 374 – 377. 26 Southwick WO (1980), “Current Concepts Review: Management of Fractures of the Dens (Odontoid Process)”, The Journal of Bone and Joint Surgery, pp. 482‐486. 13 GreenbergMS (2010), “Surgicalfusion of the cervical spine”, Handbook of Neurosurgery, Thieme, 7thed, pp. 179‐190. 14 Harms J and Melcher RP (2001), “Posterior C1‐C2 Fusion With Polyaxial Screw and Rod Fixation”, Spine, Vol. 26, pp. 2467‐2471. 27 Tan M, Wang H, Wang Y, Zhang G, Yi P, Li Z, Wei H, Yang F (2003), “Morphometric Evaluation of Screw Fixation in Atlas via Posterior Arch and Lateral Mass”, Spine 28,pp: 888‐895. 15 Hsu WK, Anderson PA (2010), “Odontoid Fractures: Update on Management”, J Am Acad Orthop Surg 18:pp. 383‐394 28 16 Hu Y, Kepler CK, Albert TJ, Yuan Z, Ma W, Gu Y, Xu R (2013), “Accuracy and complications associated with the freehand C1 lateral mass screw fixation technique: a radiographic and clinical assessment”, J Neurosurg Spine 18: pp. 371‐377. Wright NM, Lauryssen C (1998), “Vertebral artery injury in C1–2 transarticular screw fixation: results of a survey of the AANS/CNS Section on Disorders of the Spine and Peripheral Nerves”, J Neurosurg 88: pp. 634–640 29 Yanni DS, Perin NI (2010), “Fixation of the Axis”, Neurosurgery 66: A147‐A152. 30 Yoon SM, Baek JW, Kim DH (2012), “Posterior Atalntoaxial Fusion with C1 Lateral Mass Screw and C2 Pedicle Screw Supplementedwith Miniplate Fixation for Interlaminar Fusion: A Preliminary Report”, J Korean Neurosurg Soc 52: pp.120‐125. 17 Kirankumar MV, Behari S, Salunke P, Banerji D, Chhabra DK, Jain VK (2005), “Surgical management of remote, isolated type II odontoid fractures with atlantoaxial dislocation causing cervical compressive myelopathy”, Neurosurgery 56: pp. 1004‐1012. 18 Menendez JA, Wright NM (2007), “Techniques Of Posterior C1–C2 Stabilization”, Neurosurgery 60 (Suppl 1): S‐103–S‐111. 19 Mummaneni PV, Lu DC, Dhall SS, Mummaneni VP, Chou D (2010), “C1 Lateral Mass Fixation: A Comparison of Constructs”. Neurosurgery 66, A153‐A160. Ngày nhận bài báo: 20/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014 Ngày bài báo được đăng: 05/12/2014 58 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh ... điều trị phẫu thuật gãy mấu răng C2. Tuy nhiên, có thể chia ra hai loại chính đó là phẫu thuật lối trước hay lối sau. Mỗi phẫu thuật đều có ưu và khuyết điểm nhất định(4,13,22) Phẫu thuật xuyên vít mấu răng lối trước đầu ... ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy mấu răng C2 chiếm khoảng 10‐20% gãy cột sống cổ. Chỉ những gãy mấu răng C2 type II (Anderson và D’Alonso), hoặc kèm trật C 1C2 mất vững mới có chỉ định phẫu thuật hàn ... C2. Đóng da theo lớp giải phẫu. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu 96 bệnh nhân gãy mấu răng C2 mất vững được phẫu thuật bắt vit đa Hình 1: Hình vẽ phẫu thuật và hình chụp trong lúc mổ. Nguồn: Mummaneri 2010