Do vậy, việc nghiên cứu về thực trạng, nguyênnhân và giải pháp đối với dự án đầu tư công, công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư công đã được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước qua
Trang 1TRẦN THỊ VIỆT HÒA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 2TRẦN THỊ VIỆT HÒA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
TRẦN THỊ VIỆT HÒA
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 12
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 12
1.1.1 Một số khái niệm 12
1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư công 15
1.1.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công 16
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 16
1.2.1 Hoạch định dự án đầu tư công 16
1.2.2 Tổ chức thực hiện dự án đầu tư công 18
1.2.3 Quản lý chất lượng dự án đầu tư công 23
1.2.4 Thanh quyết toán vốn của dự án đầu tư công 26
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện dự án đầu tư công 27
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 29
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 29
1.3.2 Bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế quản lý dự án đầu tư công .29
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 32
2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị 32
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị 36
2.1.3 Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Quảng Trị 41
2.1.4 Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước và cơ chế quản lý dự án đầu tư công 45
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 47
2.2.1 Thực trạng công tác hoạch định dự án đầu tư công 47
2.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện dự án đầu tư công 49
2.2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư công 63
2.2.4 Thực trạng công tác thanh quyết toán vốn dự án đầu tư công 69
2.2.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về dự án đầu tư công 73
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI QUẢNG TRỊ 76
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 76
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 83
3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 83
Trang 63.1.3 Quan điểm, định hướng phát triển đầu tư công của tỉnh trong
những năm tới 85
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI QUẢNG TRỊ 87
3.2.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch dự án đầu tư công 87
3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư công 89
3.2.3 Cải thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư công 91
3.2.4 Tập trung đẩy nhanh công tác thanh quyết toán vốn của dự án đầu tư công 93
3.2.5 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với dự án đầu tư công 94
3.2.6 Một số giải pháp khác 95
3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
3.3.1 Kết luận 97
3.3.2 Kiến nghị 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
Trang 7Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BQLDA Ban Quản lý dự án
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 8Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2016 36Bảng 2.2 Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2012 - 2016 42Bảng 2.3 Tình hình thẩm định tổng mức đầu tư dự án đầu tư công tỉnh 50
quản lý giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.4 Số lượng dự án đầu tư công được thẩm định và phê duyệt 51
giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.5 Tình hình phân bổ nguồn vốn dự án đầu tư công do cấp tỉnh 55
quản lý giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.6 Tổng hợp các nhóm dự án đầu tư công được cấp vốn thực 58
hiện giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.7 Kế hoạch - thực hiện giải ngân vốn dự án đầu tư công giai 59
đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.8 Chênh lệch giá thầu của các hình thức lựa chọn nhà thầu 61Bảng 2.9 Ưu, nhược điểm của các phương thức lựa chọn nhà thầu 62Bảng 2.10 Tỷ lệ dự án đầu tư công phải điều chỉnh trong quá trình triển 64
khai dự án
Bảng 2.11 Một số dự án đầu tư công chậm tiến độ hoàn thành của tỉnh 66Bảng 2.12 Tiến độ thi công và sự ảnh hưởng tới trượt giá các gói thầu 67
dự án trong giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 2.13 Công tác giải ngân vốn cho các dự án đầu tư công giai đoạn 70
2012 - 2016
Bảng 2.14 Kết quả quyết toán vốn dự án đầu tư công giai đoạn 2012 - 2016 72Bảng 2.15 Kết quả công tác xử lý vi phạm về dự án đầu tư công 74
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
%17%%173%
một nước đang phát triển với mong muốn tăng trưởng cao như Việt Nam, thì dự
án đầu tư công luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nềnkinh tế Dự án đầu tư công đã góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của cácthành phần kinh tế Vốn đầu tư công của Việt Nam liên tục tăng qua các năm
và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tuy nhiên, tỷ lệ đầu
tư công lớn không đảm bảo kết quả tăng trưởng cao cho nền kinh tế
Đầu tư công chỉ dẫn đến tăng trưởng nếu các dự án thực sự hiệu quả Vì vậy,quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công để cải thiện, nâng cao hiệu quảcác dự án đầu tư công luôn là ưu tiên hàng đầu của nước ta hiện nay
Và đối với một tỉnh Quảng Trị còn hạn chế về các điều kiện kinh tế xãhội, dự án đầu tư công cũng có một vai trò hết sức quan trọng Quảng Trị làmột tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầumối giao thông, điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành langkinh tế Đông - Tây Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợptác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triểnthương mại, dịch vụ và du lịch
Thời gian qua, được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách
ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới.Kinh tế Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển do đó cần nguồn vốn đầu tưlớn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhiều công trình, dự án Nguồn vốn trong dự
án đầu tư công luôn chiếm tỉ trọng lớn (30.7%) trong tổng vốn đầu tư toàn xãhội của tỉnh Cùng với đó, việc quản lý của nhà nước đối với dự án đầu tưcông có vai trò to lớn trong việc điều tiết, sử dụng hiệu quả vốn dự án đầu tưcông
Trang 11Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế của tỉnh thì việc quản lý dự án đầu tư công còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập,gây ra tình trạng lãng phí, làm giảm sút hiệu quả sử dụng vốn dự án đầu tư vàchưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cho nên, cần có sự đánhgiá công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư công của tỉnh để từ đó tìm ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước ở lĩnh vực này Đó là lý do
tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tưcông do cấp tỉnh quản lý tại tỉnh Quảng Trị để từ đó xây dựng những giảipháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công nhằmbảo đảm hiệu quả dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
nguyên nhân của vấn đề
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin liên quan đến
Trang 12cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố, chủtrương chính sách liên quan đến quản lý dự án đầu tư công và các số liệuthống kê Nghiên cứu tài liệu gồm ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu
và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đó Luận văn sử dụngthông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về dự án đầu tư công
và quản lý dự án đầu tư công của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính qua các năm, giai đoạn từ 2012 đến 2016
Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Phân tích những quan điểm
từ các lý thuyết đã thu thập được để hệ thống hóa lý thuyết một cách đầy đủ
và sâu sắc về dự án đầu tư công và quản lý dự án đầu tư công
- Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quảnghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến dự ánđầu tư công và công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công
Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã đượctổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, sốtuyệt đối để phân tích, so sánh số liệu, đánh giá thực trạng công tác quản lýnhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tổnghợp vấn đề, làm rõ sự khác biệt và đặc trưng riêng của vấn đề nghiên cứu từ
đó làm cơ sở để đưa các lựa chọn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhànước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tác quản lý nhànước đối với dự án đầu tư công có nguồn vốn do cấp tỉnh quản lý trên địa bàntỉnh Quảng Trị
Trang 13Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu các nội dung trên tại tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dự án đầu
tư công giai đoạn 2012 - 2016, các giải pháp đề xuất có giá trị trong những năm đến
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấutrúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư công
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trênđịa bàn tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản lý dự án đầu tư công có ý nghĩa hết quan trọng trong quá trìnhthực hiện dự án đầu tư công Do vậy, việc nghiên cứu về thực trạng, nguyênnhân và giải pháp đối với dự án đầu tư công, công tác quản lý nhà nước về
dự án đầu tư công đã được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm.Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề mà tác giả đang nghiêncứu, cụ thể như sau:
Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động – Xã hội.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở đúc kết những lý luận và thực tiễnquản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong quátrình đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Giáo trình cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ
Trang 14thống của một môn khoa học về việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dâncủa Nhà nước Giáo trình đã trình bày các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộphận cấu thành, các chức năng, quy luật và nguyên tắc quản lý nhà nước vềkinh tế, công cụ và phương pháp, tổ chức bộ máy thông tin và quyết địnhquản lý, cán bộ và công chức quản lý nhà nước về kinh tế Nội dung giáotrình được chia thành 7 chương trình bày những kiến thức từ các công trìnhnghiên cứu, các chuyên đề về quản lý nhà nước về kinh tế với những vấn đề
lý luận và thực tiễn mới phát sinh Những kiến thức cơ bản của giá trình là nộidung tham khảo phục vụ chương 1 và được vận dụng để làm cơ sở cho việcphân tích, đánh giá tình hình quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư côngtrong chương 2 của luận văn
Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu
tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Giáo trình đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trong lĩnhvực hoạt động đầu tư; vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển trong nềnkinh tế; cung cấp những khái niệm, nguyên tắc tổ chức quản lý, các quy luậtđặc thù của hoạt động đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế; cung cấp cái nhìn toàndiện về kinh tế đầu tư, cách đánh giá hiệu quả đầu tư, cách lập, thẩm định,triển khai và quản lý hoạt động đầu tư; xem xét các nguồn vốn và giải pháthuy động các nguồn vốn đó cho hoạt động đầu tư Giáo trình đưa ra nhữngnội dung từ khi tiến hành triển khai một dự án đầu tư cho đến khi dự án đượchoàn thành đưa vào sử dụng, công tác chuẩn bị nhỏ nhất cần trải qua trong dự
án đầu tư, từ đó đem lại một cái nhìn toàn diện về kinh tế đầu tư cho ngườilàm công tác quản lý kinh tế Giáo trình này được phân thành 9 chương đisâu vào những vấn đề cốt lõi của bộ môn Kinh tế đầu tư, được dùng làm tàiliệu nghiên cứu giảng dạy cho giáo viên, sinh viên các trường Đại học chuyên
Trang 15ngành Kinh tế trong cả nước Những vấn đề đề cập trong giáo trình này được
sử dụng làm tài liệu tham khảo trong Chương 1 của bài luận văn
Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư, NXB Lao
động – Xã hội
Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xãhội chủ nghĩa đòi hỏi cần có những sự đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt ở nhiềulĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực quản lý dự án đầu tưnhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả về kinh tế xã hội Quátrình quản lý dự án đầu tư bao gồm nhiều công đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu
tư đến giai đoạn vận hành kết quả của quá trình đầu tư Vì vậy đứng trướcviệc giải đáp các thắc mắc về vấn đề: Quản lý đầu tư theo dự án là gì, nộidung và các phương pháp quản lý dự án đầu tư như thế nào… giáo trình đãđược biên soạn để giải đáp phần nào những vấn đề mới được phát sinh trongquá trình chuyển mình của nền kinh tế Giáo trình đề cập đến khái niệm, chutrình lập và quản lý các dự án, cách quản lý dự án theo chu trình, các tiêu chíđánh giá hiệu quả mà dự án đầu tư mang lại Nội dung của giáo trình nàyđược dùng làm tài liệu tham khảo cho chương 1 của luận văn
Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB
Giáo dục
Giáo trình gồm 8 chương trình bày những kiến thức cơ bản về lý luận phântích và quản lý dự án đầu tư phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu thựctiễn đang diễn ra ở Việt Nam giai đoạn hiện nay Hoạt động đầu tư rất rộng và
đa dạng, chịu tác động bởi những đặc điểm sản xuất của các ngành, đặc điểm củasản phẩm xây dựng, liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên Vì vậy,hoạt động đầu tư rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượngsản phẩm và hiệu quả đầu tư thấp Do đó, phải nâng cao chất lượng quản lý hoạtđộng đầu tư và xây dựng Để nâng cao chất lượng
Trang 16quản lý đầu tư và xây dựng, trước hết và quan trọng nhất là quản lý tốt dự ánđầu tư kể từ khi có ý định đầu tư, xác định chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư,quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác và
sử dụng Nội dung giáo trình nêu lên những nội dung cơ bản về quản lý đầu tư
và dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; phân tích kinh tế, tài chính dự án đầutư; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; kế hoạch hoá vốn đầu tư; đấuthầu xây dựng và quản lý đấu thầu xây dựng; quản lý, thanh toán vốn đầu tưcông trình xây dựng; quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Vũ Thành Tự Anh (2012), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công
thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright.
Nghiên cứu đã so sánh thực trạng quản lý đầu tư công ở Việt Nam vớiquản lý đầu tư công trên thế giới để từ đó tìm ra những hạn chế trong quản lýđầu tư công ở Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị để tăng cường hiệuquả và hiệu lực của quy trình quản lý đầu tư công Theo nghiên cứu này thìnhà nước cần có những thay đổi phương thức làm quy hoạch, thẩm định dự
án và kiểm tra thẩm định dự án độc lập, lựa chọn dự án phải đi đôi với lập dựtoán đầu tư, tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án đầu tư công, coiviệc quản lý vận hành dự án như một khâu trong quy trình quản lý dự án đầu
tư công, siết chặt kỹ luật đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư công, tăngcường kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc, gắn quản lý đầu tư côngvới tổng thể hệ thống thể chế, chính sách quản lý kinh tế
Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn, Nataliya Biletska và Jim Brumby
(2010), A diagnostic framework for assessing public investment management,
The World Bank Africa Region, Public Sector Reform and Capacity BuildingUnit & Poverty Reduction and Economic Management Network, PublicSector Unit
Trang 17Nghiên cứu đã cung cấp một khung chẩn đoán thực dụng và khách quan
để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công của các chính phủ Việc phân bổngân sách cho đầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế trong tương lai,khẳng định các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tư công là rấtquan trọng Khung chẩn đoán còn để thúc đẩy chính phủ để thực hiện định kỳ
tự đánh giá hệ thống đầu tư công và cải cách cơ chế quản lý để nâng cao hiệuquả của đầu tư công Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra những câu hỏi chẩnđoán để hỗ trợ việc đánh giá chất lượng quản lý dự án đầu tư công
Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới với sự hỗ trợ của Nhóm các
nhà tài trợ cùng mục đích (2005), Việt Nam – Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, NXB Tài chính.
Tại chương 8 của báo cáo đã xem xét quản lý đầu tư công ở Việt Namqua chất lượng lập kế hoạch đầu tư công nói chung và tình hình triển khai cụthể Từ đó phân tích sâu hơn và đưa ra những giải pháp về những vấn đề mấuchốt trong quản lý đầu tư công bao gồm chương trình đầu tư công và việcquản lý các nguồn lực, quản lý một chương trình đầu tư công cộng trong điềukiện phân cấp nhiều hơn, tính bền vững, thẩm định và tiêu chí phân bổ nguồnlực, quản lý chương trình và cải cách thể chế Chính phủ cần tiến hành đánhgiá một cách chiến lược việc phân công trách nhiệm đầu tư công giữa các cấpchính quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường hơn nữa năng lực củamình trong việc hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ quan đượcphân cấp đầu tư Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư và mẫu đăng ký dự
án cần được xây dựng và triển khai thực hiện tại tất cả các cấp chính quyền.Cần đưa phân tích chi phí thường xuyên phát sinh từ dự án đầu tư vào quytrình lựa chọn dự án đầu tư và sử dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn như mộtcách cân đối và đảm bảo tính thống nhất giữa chi thường xuyên và đầu tư
Trang 18Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công,
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Báo cáo nghiên cứu thực trạng đầu tư công ở Việt Nam và những tác độngcủa cơ chế đầu tư công đối với tình trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn
2000 - 2010, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế,
cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tưcông trong vài năm tới phục vụ chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng của Việt Nam Báo cáo đã đề ra những khuyến nghị về việc giảm thuếthu nhập doanh nghiệp nhằm bình ổn môi trường vĩ mô, phục hồi kinh tế, cảithiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để cắt giảm chi tiêu công; xây dựng
lộ trình cổ phần hóa một phần và triệt để các doanh nghiệp nhà nước, thực hiệngiảm các đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước; đầu tư công chuyển dần sanghình thức chi tiêu của chính phủ, mua sản phẩm bình đẳng giữa doanh nghiệp tưnhân và nhà nước; công tác quy hoạch cần có sự kết hợp hài hòa giữa quy hoạchđịa phương với sự phát triển tổng thể nền kinh tế; đẩy mạnh hình thức PPP chocác dự án đầu tư công; tăng cường sự giám sát dự án đầu tư công từ cấp trungương đến địa phương và cộng đồng
Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố
Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn đã đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lýđầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những cải cách cần phảithực hiện, những kiến nghị với cấp Trung ương và lộ trình thực hiện nhữngcải cách này Những cải cách ở cấp thành phố có thể áp dụng là tăng cường
Trang 19năng lực cơ quan nhà nước thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát; đẩynhanh quá trình cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng; bắt buộc áp dụngphương pháp thẩm định phân tích lợi ích - chi phí đối với dự án đầu tư công;giảm bớt gánh nặng ngân sách thông qua hợp tác công - tư Những kiến nghịđối với cấp Trung ương là đổi mới mô hình khuyến khích, khen thưởng đốivới cán bộ công chức; tiếp tục rà soát hoàn thiện các luật; mở rộng ràng buộc
về ngân sách chi cho đầu tư công
Nguyễn Mạnh Hải (2015), Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công để từ đó đưa ragiải pháp nâng cao chất lượng các công tác về cơ chế chính sách và các quyđịnh pháp luật, nâng cao chất lượng khâu hoạch định đầu tư, chất lượng côngtác quy hoạch, chất lượng khâu thẩm định và phê duyệt dự án, duyệt tổng dự
toán, công tác đấu thầu và chỉ định thầu, chất lượng quản lý vốn đầu tư, công tácchuẩn bị đầu tư, chất lượng công tác quản lý thực hiện đầu tư, nâng cao chấtlượng khâu kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đầu tư, công tác nghiệm thu vàthanh quyết toán công trình, đánh giá hiệu quả sử dụng công trình và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện quản lý đầu tư công
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn các bài viết khác được đăng lên cáctạp chí chuyên ngành như Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Tạp chí Tài chính,… vàcác luận văn nghiên cứu khác Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã nêu rađược một cách khái quát những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về dự ánđầu tư công, đưa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục những hạn chế còntồn tại Tuy nhiên, do có sự khác biệt giữa quy mô, trình độ phát triển kinh tế -
xã hội giữa tỉnh Quảng Trị so với các tỉnh, thành khác và của cả nước nên đốivới quản lý nhà nước về dự án đầu tư công của tỉnh Quảng Trị thì những nghiêncứu này còn mang tính chất tổng quát, chưa đi
Trang 20sâu vào tình hình cụ thể của địa phương Với nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa
ra những nguyên nhân, lỗ hỏng trong công tác quản lý về dự án đầu tư côngcủa chính quyền địa phương để đưa ra những giải pháp hợp lý khắc phục tìnhtrạng này
Trang 21CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.1.1 Một số khái niệm
a Đầu tư công
Có nhiều cách thức định nghĩa đầu tư công, phổ biến là xây dựng theo tính chất của quan hệ sở hữu vốn, khu vực đầu tư và đối tượng đầu tư
Cách thứ nhất: Theo quan hệ sở hữu vốn, giả định nền kinh tế chỉ có 2hình thức sở hữu tương ứng là nhà nước và tư nhân thì hoạt động đầu tư sửdụng vốn thuộc sở hữu nhà nước được gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tưnhân gọi là đầu tư tư nhân Như vậy, định nghĩa này tiếp cận đầu tư côngtheo góc độ chủ thể quản lý nhà nước, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm củanhà nước đối với hoạt động đầu tư công
Cách thứ hai: Theo khu vực đầu tư, nền kinh tế bao gồm hai khu vực làcông cộng và tư nhân Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công cộng gọi là đầu
tư công cộng, hoạt động đầu tư thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân
Cách thứ ba: Xét theo đối tượng thụ hưởng đầu tư và đầu ra của đầu tư,
các hoạt động sản xuất ra hàng hóa công cộng gọi là đầu tư công, các hoạtđộng sản xuất ra hàng hóa tư nhân gọi là đầu tư tư nhân Tiếp cận theo góc
độ này, kinh tế công cộng cho rằng: đặc trưng chủ yếu của hàng hóa, dịch vụcông là hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, cộng đồng,việc tiến hành hoạt động cung cấp hàng hóa ấy có thể do nhà nước trực tiếpđảm nhận, trao quyền cung cấp hàng hóa công cho các cá nhân hoặc Nhànước tài trợ công cho khu vực tư để cung cấp hàng hóa công Theo cách tiếpcận này, hoạt động đầu tư công là hoạt động đầu tư cung cấp hàng hóa công,
Trang 22có thể do chủ thể Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm dưới sự quản lý, hỗ trợ
và định hướng của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của xãhội, cộng đồng
Có thể thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư công đềuhướng đến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xãhội, của cộng đồng Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết vàgiám sát các hoạt động đầu tư này
Ở Việt Nam, đầu tư công được định nghĩa tại khoản 15 điều 4 Luật Đầu
tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18 tháng 06 năm 2014 như sau:
“Đầu tư công” là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình,
dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
b Vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 củaQuốc hội ngày 18 tháng 06 năm 2014 gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốncông trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địaphương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của cácnhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từnguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhànước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư
Dự án đầu tư công
Có khá nhiều các định nghĩa, khái niệm về dự án đầu tư trong các tàiliệu nghiên cứu hoặc các văn bản hướng dẫn
Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèmtheo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, tại Điều 5:
“Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
Trang 23tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng củasản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạtđộng đầu tư trực tiếp)”.
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 quy định tại điều 3: “Dự án đầu tư là tậphợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tưkinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Tùy theo mục đích, phạm vi xem xét, khái niệm dự án đầu tư có thểđược diễn đạt khác nhau, nhưng có thể nói một cách chung nhất là: Dự ánđầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặccải tạo, nâng cấp những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào
đó trong một khoảng thời gian xác định
Theo Luật Đầu tư công thì “Dự án đầu tư công” là dự án đầu tư sử
dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công
Căn cứ vào tính chất thì dự án đầu tư công được phân loại như sau:
Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo,nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,mua trang thiết bị của dự án;
Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc
và dự án khác không quy định tại dự án có cấu phần xây dựng
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì dự án đầu tư công được hiểu
là dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng
Quản lý dự án đầu tư công
Quản lý dự án là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các hoạt động của dự án trong quá trình lập, thực hiện và giám sát thực hiện dự án
Trang 24Bản chất của quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối và giámsát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề
ra Các mục tiêu của dự án là các mục tiêu: thời gian hoàn thành, kết quả đạt được và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án
Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyềnlực nhà nước đối với các quá trình đầu tư của các cơ quan trong bộ máy nhànước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong thực hiện đầu tư các dự
án công; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án; kiểm tra, kiểmsoát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nướcnhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước; đảm bảo hoạt động đầu
tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát,lãng phí
Quản lý dự án đầu tư công theo Vũ Thành Tự Anh (2012) là một hệthống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chínhsách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, vàđánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệulực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triểnchung của nền kinh tế
1.1.2 Đặc điểm dự án đầu tư công
Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư công không cố định, phụ thuộc vàochiến lược, chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từngthời kỳ và mức độ đầu tư, phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
Dự án đầu tư công thường đòi hỏi lượng vốn lớn, vật tư thường rất lớn
Hoạt động của mỗi dự án đầu tư công mang tính chất lâu dài, thời gian hoàn vốn chậm
Trang 25Dự án đầu tư công mang tính chất xã hội, mục đích chính là phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
1.1.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư công
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn trong dự
án đầu tư công
Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch phát triển ngành
Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước,
tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tư công
Quản lý việc sử dụng vốn dự án đầu tư công theo đúng quy định đối vớitừng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm,hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí
Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của dự án đầu tư công.Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hìnhthức đối tác công tư
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.2.1 Hoạch định dự án đầu tư công
Hoạch định dự án đầu tư công là một quá trình ấn định những mục tiêutrong công tác quản lý dự án đầu tư công của cơ quan quản lý Nhà nước vàxác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
Định hướng chiến lược đầu tư là xuất phát điểm của quy trình quản lýđầu tư công, được thể hiện qua chiến lược, kế hoạch tổng thể Định hướngnày giúp cho hoạt động đầu tư công của chính phủ phản ảnh được các ưutiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chương trình và raquyết định đầu tư của các bộ, ngành và của các cấp chính quyền địa phương
Trang 26Quản lý công tác quy hoạch được coi là nội dung đầu tiên trong quản lý
dự án đầu tư công Quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong sử dụngnguồn lực có giới hạn của ngân sách cũng như tài nguyên hiện có của tỉnhtrong khi có quá nhiều nhu cầu dịch vụ công phải thỏa mãn cho xã hội
Quản lý quy hoạch là tiền đề cho việc triển khai các dự án đầu tư côngthông qua việc xác định các mục tiêu, thời điểm đầu tư và dự tính nguồn lựccần thiết để việc xây dựng dự án được tiến hành một cách đồng bộ và đạt hiệuquả cao
Hoạch định dự án đầu tư công phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Bảo đảm hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian hướng đếnmục tiêu phát triển bền vững, không vì phát triển một vùng nhất định mà làmảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của các vùng khác
Đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật; Quy trình, nộidung hoạch định dự án tuân thủ Luật Quy hoạch và các luật khác liên quan.Mục tiêu của quy hoạch, các văn bản ban hành quy hoạch cần phải rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi
Sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệmôi trường; Hoạch định dự án đầu tư công phù hợp với quy hoạch phát triểntổng thể, quy hoạch các ngành, khu vực
Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành, các vùngtrong cả nước, giữa các địa phương trong vùng và khai thác, sử dụng tối đakết cấu hạ tầng hiện có; Có sự thống nhất trong phân bố phát triển khônggian với kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái
Các loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau, không có quy hoạch chồng chéo gây lãng phí nguồn lực địa phương
Trang 27Cán bộ, công chức thực hiện công tác hoạch định phải có năng lực,chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là nắm rõ tình hìnhphát triển, nguồn lực sẵn có, tiềm tàng của địa phương để có cách thức tiếnhành hợp lí nhất.
1.2.2 Tổ chức thực hiện dự án đầu tư công
a Thẩm định và phê duyệt dự án
Dự án đầu tư công cần được phân tích chi phí và lợi ích một cách chitiết, thẩm định tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội Bêncạnh đó là phân tích những rủi ro tiềm tàng, tính bền vững, tác động với môitrường mà dự án đem lại
Nội dung thẩm định Dự án đầu tư được quy định cụ thể tại Nghị định59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng,Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điềunghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng
- Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư xác định giá trị thực của dự ántrên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn chấp nhận dự án hoặc với các dự án thay thếkhác Giá trị thực của dự án đầu tư được thể hiện ở các mặt sau: sự phù hợpgiữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế vănhoá xã hội của quốc gia của tỉnh và của chủ đầu tư đã xác định
Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư: thấy được nội dungcủa dự án được lập có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở những nội dungnào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa nội dung một cách hợp lý; xác định đượctính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lợi cao hay thấp;biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủđộng có được những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cáchthiết thực và hiệu quả nhất
Trang 28Việc quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gồm các nội dungnhư sau:
Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Tiến hành thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng dự án đầu tư công
Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tờ trìnhthẩm định dự án, dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở Nội dungthẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình, được quy định tại Điều 11,59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật là xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kếcông trình về kết cấu và các khía cạnh khác liên quan đến công trình Sự hợp
lý của các giải pháp kết cấu công trình; sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩnxây dựng được áp dụng; đánh giá mức độ an toàn công trình; sự hợp lý củaviệc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầucông nghệ; sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.Phê duyệt tổng dự toán là xem xét giá trị tổng dự toán có phù hợp với khốilượng so với hồ sơ thiết kế và việc áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản có phùhợp với chế độ quản lý đầu tư và xây dựng hay không
Trong trường hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng thì nên sửdụng tư vấn độc lập để kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án
Dự án đầu tư công được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:
Dự án được thực hiện phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triểnngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quyhoạch đô thị; quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trang 29Dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, có tác động thúc đẩy sựphát triển kinh tế địa phương.
Dự án phải làm rõ được sự cần thiết để đầu tư, có mục tiêu, phạm vi, quy mô rõ ràng
Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định; có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao
b Lập và phân bổ nguồn lực dự án
Bất kỳ dự án đầu tư công nào đều là một bộ phận của kế hoạch đầu tưcông tổng thể, vì vậy việc lập và phân bổ nguồn lực dự án phải được cân nhắcphù hợp với kế hoạch đặt ra (hàng năm, trung hạn, và dài hạn) để đảm bảo dự
án phù hợp với ưu tiên và khả thi về mặt tài khóa
Việc bố trí vốn đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải
được lập theo kế hoạch đầu tư phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm Các dự án đầu tư từ nguồnvốn ngân sách nhà nước phải được tổng hợp, phân bổ kế hoạch vốn đầu tưhàng năm theo đúng Luật Ngân sách nhà nước, quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiênnhư sau: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa
bố trí đủ vốn, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho
dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài,vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối táccông tư; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; Dự ánkhởi công mới
Để đảm bảo tính công bằng và tăng cường hiệu lực giám sát sau này, cáctiêu thức lựa chọn dự án, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phải được công khai
Trang 30Dự án đầu tư công có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn dự
án tốt mà còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động quản lý và bảo trì tài sản.Ngân sách chi thường xuyên vì vậy phải được điều chỉnh thích hợp để
phản ánh những khoản chi mới phát sinh này
- Nguyên tắc của việc phân bổ vốn ngân sách cho dự án đầu tư công:Đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong vàngoài nước
Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Trung ương về điềuhành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn đểthanh toán cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán, công trình hoàn thànhđưa vào khai thác sử dụng còn thiếu vốn
Các dự án đảm bảo theo tiến độ và việc bố trí vốn cho dự án mới phảibảo đảm tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ương,vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng15% đối với dự án nhóm A, 20% đối với dự án nhóm B, 35% đối với dự ánnhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm
c Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu(hoặc hồ sơ yêu cầu), đánh giá hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) và kết quảđấu thầu (hoặc kết quả chỉ định thầu) tuân thủ theo quy định của pháp luật vềđấu thầu như: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốchội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ: Quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, …và cácmẫu hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại điều 33 Luật Đấu thầu như sau:
Trang 31Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán muasắm Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn
bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặcmột số gói thầu để thực hiện trước;
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu;
Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứtheo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dựtoán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý
Quy trình lựa chọn nhà thầu công khai, công bằng và hiệu quả được xâydựng và công bố theo quy định Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốchội Bên cạnh đó, cần lường trước những cơ chế để ngăn chặn (hoặc ít nhất làgiảm thiểu) nguy cơ tăng chi phí trong tương lai
Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý lựa chọn nhà thầu:
Công tác quản lý lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư công phải thựchiện đúng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác
liên quan
Đảm bảo hoạt động lựa chọn nhà thầu diễn ra một cách công bằng, minhbạch, khách quan đối với các đối tượng tham gia Đảm bảo quyền và lợiích của các đối tượng liên quan và lợi ích chung của dự án
Có sự hợp lí khi quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, hợp lí về nộidung, cách thức xử lý, đánh giá, giám sát trong quá trình tổ chức hoạt động đấu thầu
Các bên liên quan phải cung cấp đầy đủ hồ sơ dự thầu, các thông tin, dữliệu cụ thể Chỉ tiến hành lựa chọn nhà thầu khi đã được cung cấp đầy đủthông tin, dữ liệu
Trang 32Cán bộ thực hiện quản lý lựa chọn nhà thầu cần có chuyên môn, nghiệp
vụ vững vàng, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân
1.2.3 Quản lý chất lượng dự án đầu tư công
Quản lý chất lượng dự án đầu tư công theo điều 31 Nghị định số
59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựngbao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng công trình; Quản lý tiến độ xây dựngthi công xây dựng công trình; Quản lý khối lượng thi công xây dựng côngtrình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;Quản lý hợp đồng xây dựng; Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: Chủ đầu tư xây dựngcông trình phải tổ chức giám sát thi công xây dựng để kiểm tra sự phù hợp vềđiều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu vàhợp đồng xây dựng mà nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tư; Kiểmtra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình donhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra vàgiám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình theo các điều kiện nhàthầu thi công xây dựng cam kết trong hợp đồng xây dựng
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình xây dựng
trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng Tiến độ thi công xâydựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự ánđược chủ đầu tư chấp thuận Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn vàthời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từnggiai đoạn theo tháng, quý, năm Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tưvấn giám sát thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theodõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trongtrường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưngkhông được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án Trường hợp xét
Trang 33thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án.
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Việc thi công xây dựngcông trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt Khốilượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà
thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công
và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệmthu, thanh toán theo hợp đồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dựtoán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xâydựng phải xem xét để xử lý Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặcngười quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyếttoán công trình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng:Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả
dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;phải theo từng công trình và phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng côngtrình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước
Quản lý hợp đồng xây dựng: Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xâydựng được thực hiện theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP , Nghịđịnh 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các văn bảnhướng dẫn thực hiện hợp đồng khác
Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng công trình: Nhàthầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp bảo đảm an toàn cho người vàcông trình trên công trường xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liênquan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận và nhất trí Các biệnpháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên côngtrường xây dựng để mọi người biết và chấp hành Ở những vị trí nguy hiểm
Trang 34trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn có thể xảy ra.
Quản lý môi trường xây dựng công trình: Nhà thầu thi công xây dựngphải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trêncông trường và môi trường xung quanh như: chống bụi, chống ồn, xử lý phếthải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khuvực đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưađến nơi quy định Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biệnpháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường
Sự thành công trong quản lý chất lượng dự án phụ thuộc vào nhiều nhân
tố như lựa chọn đúng dự án tốt, lập ngân sách chính xác, chuẩn bị các
điều kiện cần về năng lực quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự,….Trong quá trình triển khai dự án, có thể xuất hiện những tình huống mớiảnh hưởng đến thiết kế, tiến độ hay chi phí dự án Vì vậy, hoạt động quản lýchất lượng dự án cần có một sự linh hoạt nhất định để có thể ứng phó vớinhững tình huống này
Công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư công đạt hiệu quả khi đáp ứngđược các tiêu chí sau:
Quản lý chất lượng dự án đầu tư công phải thực hiện đúng theo quyđịnh của pháp luật về hoạt động quản lý dự án và các quy định khác liên quan.Mỗi điều chỉnh của dự án đầu tư công đều phải xác định rõ nguyên nhân
và có phương thức xử lý hợp lí
Quản lý chất lượng dự án phải được tiến hành liên tục, thường xuyên
để đảm bảo dự án được tiến hành theo tiến độ, quy trình đã được duyệt, đúng khối lượng, chất lượng quy định
Mức độ thất thoát tài sản trong dự án đầu tư công, chi phí quản lý thấp nhất để đạt được kết quả tốt nhất đối với dự án
Trang 35Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý chất lượng dự án cần cóchuyên môn, nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.
1.2.4 Thanh quyết toán vốn của dự án đầu tư công
- Công tác quản lý hoạt động thanh toán, quyết toán nguồn vốn dự ánđược thực hiện đúng với Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước số83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 32/2015/NĐ-CPngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
và các Nghị định, Thông tư liên quan của Chính phủ
- Kho bạc Nhà nước phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thammưu trình Bộ ban hành một số văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quátrình thực hiện kiểm soát giải ngân vốn đầu tư công và tăng cường kiểm soátthanh quyết toán các khoản vốn dự án đầu tư Đồng thời, ban hành các vănbản hướng dẫn các đơn vị KBNN thực hiện kiểm soát thanh quyết toán
- Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở,ban, ngành và hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc hoànthiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán Đảm bảo mọi hồ sơ, chứng từ do chủđầu tư và BQLDA gửi tới Kho bạc đều được tiếp nhận và giải quyết theođúng chế độ và thời gian quy định Bên cạnh đó, KBNN thường xuyên có vănbản đôn đốc các chủ đầu tư, các BQLDA đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án,nghiệm thu khi đã có khối lượng hoàn thành và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục gửiđến KBNN để kiểm soát thanh toán, thu hồi vốn đã tạm ứng
Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải thực hiện quản lý chi phí
và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định của Chính phủ Chủđầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đểtrình người có thẩm quyền phê duyệt
Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh toán, quyết toán nguồn vốn dự án đầu tư công gồm có:
Trang 36Việc quản lý thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư của các dự án đầu tưcông phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả vàchấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và các quy định kháccủa pháp luật.
Hồ sơ thanh quyết toán của vốn dự án đầu tư công phải đầy đủ thủ tụcpháp lý, có chứng từ, hóa đơn hợp lệ, có quyết định, dẫn chứng có tính thuyết phục, khách quan
Khi thanh quyết toán phải đảm bảo chi phí được tính đúng, đủ theo thiết
kế, các định mức, đơn giá xây dựng phù hợp với thực tế; kiểm tra sự phù hợpgiữa các bộ phận, hạng mục công trình, giữa chi phí, giá gói thầu trong kếhoạch với thực tế phát sinh
Các cá nhân thực hiện công tác quản lý thanh quyết toán phải có nănglực chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững cơ chế chính sách của nhà nước, cóphẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện dự án đầu
Thực hiện đánh giá dự án có được triển khai theo đúng thiết kế, tiến độ
và ngân sách dự toán, có chất lượng và kết quả như kỳ vọng và mục tiêu ban đầu hay không
Không chỉ thanh, kiểm tra khi dự án đầu tư công hoàn tất mà còn cầnthanh, kiểm tra quá trình bàn giao cho tổ chức vận hành, bảo trì, bảo dưỡng
Trang 37tài sản hình thành từ dự án, kiểm tra phần hạch toán và những thay đổi về giá trị tài sản sau hoàn thành, đánh giá mức độ hữu dụng của dự án.
So sánh dự án đang xem xét với các dự án tương tự khác trong nước vàquốc tế, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế và triển khai các
dự án khác trong tương lai Bên cạnh việc đánh giá này, dự án cũng có thểđược kiểm toán để đánh giá mức độ tuân thủ của dự án đối với hệ thống luậtđịnh về đầu tư công
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định có hành vi viphạm dẫn đến quyết định đầu tư sai, tư vấn thiết kế, thiết kế, thẩm định sai,quản lý để xảy ra thất thoát, lãng phí hay có hành vi vi phạm, hành vi che giấuphạm dẫn đến đầu tư kém hiệu quả; thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật
Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đạt hiệu quả khi đảm bảođược các tiêu chí đánh giá sau:
Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm được thực hiện đúng theo quyđịnh của pháp luật; các quyết định được đưa ra phải đúng người, đúng tội,không được bao che, giảm nhẹ hành vi sai phạm
Chuyên viên thanh, kiểm tra phải có sự trình độ chuyên môn, nghiệp vụnhất định và khả năng áp dụng những phương pháp thanh tra một cách linhhoạt, phù hợp
Những kết luận, nhận định, kiến nghị của thanh tra về sự vi phạm
trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư của dự án phải bảo đảm đầy đủ chứng cứ, tính khách quan, kịp thời
Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, góp phần khắc phục được
những sai lầm tại đơn vị thanh, kiểm tra
Trang 38Công tác thanh, kiểm tra cần có trọng tâm, trọng điểm, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lặp.
Hoạt động xử lý vi phạm có tính tuyên truyền với các tổ chức, cá nhân,
từ đó có tác dụng tính răn đe, phòng ngừa sai phạm; thúc đẩy các tổ chức, cánhân tự kiểm tra kiểm soát, tự giác chấp hành pháp luật và thường xuyênchấn chỉnh công tác quản lý dự án đầu tư công
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức độ đầu tư của dự án đầu tưcông Những ảnh hưởng xấu từ điều kiện tự nhiên như thiên tai, lụt bãothường xuyên là một trong những nguyên nhân làm tăng nguồn vốn dự án đầu
tư công theo hướng không tích cực Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏđến cơ cấu kinh tế của một địa phương, từ đó dẫn đến sự khác nhau trongmức độ đầu tư ở các lĩnh vực, khu vực khác nhau
- Sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư xây dựngnhằm đáp ứng cũng như đồng bộ được với sự phát triển Mặt khác, khi các cơ
sở kinh tế và điểm dân cư tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng đòi hỏikhông chỉ việc mở rộng mà còn là việc đầu tư mới nhiều dự án kết cấu hạtầng, sản phẩm, dịch vụ công ích nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của nền kinh
tế Quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng dân số là nhân tố tác động làm tăng đáng
kể nhu cầu của dự án đầu tư công
1.3.2 Bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế quản lý dự án đầu tư công
Bộ máy quản lý đầu tư gồm UBND địa phương và các sở tham mưu như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, là cơ quan đề xuất các sản phẩm
bản hoạch định và các quyết định đầu tư
Trang 39Năng lực của cơ quan Nhà nước là yếu tố mang tính quyết định đến hiệuquả quản lý dự án đầu tư công và kết quả đạt được của dự án Để dự án
đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện dự án đầu tư công vàquản lý dự án đầu tư công cần phải đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng
và có chất lượng cao Phải đảm bảo được rằng những người phụ trách dự án
có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng được yêu cầu của dự án
Cơ chế quản lý dự án đầu tư công là các quy định của Nhà nước thôngqua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lýhoạt động đầu tư Nếu cơ chế quản lý dự án đầu tư công của Nhà nước mangtính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư,tiết kiệm trong việc quản lý vốn của dự án đầu tư công
1.3.3 Khả năng tài chính triển khai dự án
Để đi đến quyết định đầu tư dự án không thể không tính đến khả năngtài chính Đối với hoạt động của dự án đầu tư công, do đây chủ yếu là nhữnghoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề tài chính lại càngphải được quan tâm chặt chẽ Nguồn kinh phí để thực hiện dự án đầu tư côngchủ yếu là từ ngân sách nhà nước Mà nguồn kinh phí để đầu tư ở giới hạnnhất định và ngân sách còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau,nhiều dự án khác nhau Do vậy, khi đưa ra một chính sách, dự án đầu tư côngkhông thể không chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tư cho
dự án Trong điều kiện của nước ta ở giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng này cótác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư công
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sự phát triển nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị nói riêng và của đất nướcnói chung có sự đóng góp rất lớn của sự phát triển dự án đầu tư công Việctăng cường đầu tư phát triển các dự án đầu tư công đã góp phần hoàn thiện
và thúc đẩy sự phát triển của kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh; điều hòa, dẫndắt và thúc đẩy sự phát triển đồng đều của các khu vực kinh tế khác
Đặc điểm của loại hình dự án đầu tư này là sử dụng vốn lớn, nhưngnguồn lực vốn lại có giới hạn, nên cần phải quản lý một cách chặt chẽ để bảođảm nâng cao hiệu quả đầu tư Để thực hiện được yêu cầu này cần có sự hìnhthành khung lý thuyết về quản lý dự án đầu tư công, từ đó làm cơ sở để phântích và kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả Các nội dung quản lýnhà nước đối với dự án đầu tư công bao gồm: Công tác hoạch định; Công tác
tổ chức thực hiện dự án đầu tư công; Công tác Quản lý chất lượng; Công tácthanh quyết toán dự án đầu tư công; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý viphạm dự án đầu tư công
Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư công cũngchịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả nhân tố chủ quan vànhân tố khách quan