CHĂN NUÔI LỢN HÒA YÊN - YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú yKhóa học: 2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 2CHĂN NUÔI LỢN HÒA YÊN - YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCHệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y Lớp: K45 – Thú y – N02Khoa: Chăn nuôi Thú yKhóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quang Tính
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin chân thànhcảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡem trong suốt thời gian thực hiện đề tài Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơnthầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Quang Tính đã tận tình hướng dẫn choem hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân tại trang trại chăn nuôilợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên đã tạo điềukiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luônủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Sùng A Páo
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung 19
Bảng 3.1 Lịch sát trùng của trang trại 41
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi của trại qua 2 năm 43
Bảng 4.2 Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn 44
Bảng 4.3 Chế độ cho ăn đối với lợn nái mang thai 45
Bảng 4.4 Chế độ ăn của lợn nái nuôi con 46
Bảng 4.5 Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại 47
Bảng 4.6 Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin 48
Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại 49
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện một số công tác khác 52
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs: Cộng sự ĐVT: Đơn vị tínhKg: kilôgam
MTV: Một thành viênml: mililit
Nxb: Nhà xuất bản
TNHH: Trách nhiệm hữa hạnTT: Thể trọng
Trang 6Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Điều kiện khí hậu 3
2.1.3 Quá trình thành lập trại 4
2.1.4 tình hình sản xuất của trang trại 4
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của trại 6
2.1.6 Cơ sở vật chất của trại 6
2.1.7 Thuận lợi và khó khăn của trại 9
2.2 Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 9
2.2.1 Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi 9
2.2.2 Những hiểu biết về những bệnh thường gặp tại cơ sở
132.2.3 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 26
2.2.4 Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợnnái nuôi con 30
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .
372.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 37
2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 38
Trang 7Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
3.1 Đối tượng nghiên cứu 39
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 39
3.3 Nội dung thực hiện 39
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 39
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi 39
3.4.2 Phương pháp thực hiện 40
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 42
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại 43
4.2 Kết quả thực hiện chuyên đề 44
4.2.1 Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tạitrại 44
4.2.2 kết quả của quy trình cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con ăn củatrại Hòa Yên 45
4.2.3 Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn lợn 47
4.2.4 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái 49
4.2.5 Kết quả thực hiện một số công tác khác 52
Trang 81.1 Đặt vấn đề
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trongngành nông nghiệp của Việt Nam Con lợn được xếp hàng đầu trong số cácvật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho con người và phân bón cho sảnxuất nông nghiệp Ngày nay, chăn nuôi lợn còn có tầm quan trọng trong việctăng kim ngạch xuất khẩu Đây cũng là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể chonền kinh tế quốc dân Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của cáctrang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc làmcần thiết.
Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn rất phát triển về cả số lượng và chấtlượng Tuy nhiên, ngoài việc phát triển mạnh mẽ đàn lợn thì kèm theo đó làmột số bệnh sinh sản thường xuyên mắc như: bệnh truyền nhiễm, bệnh kýsinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh sinh sản,… và trong quá trình sinh sản lợn nái
dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập như Streptococcus, Staphylococcus, E coli,
… gây nên một số bệnh sinh sản làm giảm khả năng sinh sản của lợn, ảnhhưởng tới việc tăng số lượng đàn lợn, gây thiệt hại kinh tế lớn Vì vậy, cácbệnh sinh sản ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giốngnói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả củatoàn ngành chăn nuôi lợn nói chung.
Để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và góp phần vào việc chămsóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái tốt hơn, em tiến hành thực hiệnđề tài:
“Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh chođàn lợn nái sinh sản tại trang trại chăn nuôi Hòa Y ên – Y ên Bái”
Trang 9- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn Hòa Yên, xãLương Thịnh, huyện trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trang trại.
- Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trìnhphòng, trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trang trại.
Trang 102.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1 Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi lợn Hòa Yên được thành lập và đi vào sản xuất lợngiống theo hướng chăn nuôi công nghiệp từ cuối năm 2016, địa điểm xâydựng trang trại tại xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Trấn Yên là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái nằm ở vùng trung du miềnnúi phía Bắc Trấn Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp vớivới huyện Văn Yên, phía Tây là huyện Văn Chấn, phía Nam là tỉnh Phú Thọ,phía Đông là huyện Yên Bình và thành Phố Yên Bái.
Trấn yên có diện tích là 625,595 km2.
2.1.2 Điều kiện khí hậu
Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Lương Thịnh có thểkhái quát như sau:
- Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm,trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7trong năm.
- Khí hậu: huyện Trấn Yên nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh vềmùa đông, nóng ẩm về mùa hè Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là82%, độ ẩm cao nhất là 88%, thấp nhất là 67%.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21 C - 23 C, mùa nóng tập trung vàotháng 6 đến tháng 7 Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đôngnam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa.
- Về chế độ gió: gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, giómùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 12.
Trang 11nuôi Hòa Yên nằm trên địa phận thôn Đồng Bằng 3, xã Lương Thịnh, huyếnTrấn Yên, tỉnh Yên Bái Trại mới được thành lập vào năm 2016 Trang trạihoạt động theo phương thức công ty đầu tư và thuê cán bộ kỹ thuật, côngnhân viên quản lý và chăn sóc lợn Hiện tại trang trại do ông Lương NguyênNgọc làm giám đốc, ông Ngô Xuân Trường làm trại trưởng.
2.1.4 tình hình sản xuất của trang trại
* Công tác chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiếnbộ khoa học hỹ thuật.
Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 – 2,3 lứa/năm.Trung bình số con sơ sinh là 15 con/đàn, số con cai sữa trung bình: 11 con/đàn Trại hoạt động vào mức tốt theo đánh giá của công ty chăn nuôi Hòa Yên.Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 28 ngày tuổi mới cai sữa, lý dolà tận dụng hết sữa mẹ Trước khi cai sữa yêu cầu phải đạt được 6,5 đến 7 kg/con.
Trong trại có 35 con lợn đực giống, các lợn đực giống nuôi nhằm mụcđích kích thích động dục (heatcheking) cho lợn nái và khai thác lấy tinh đểthụ tinh nhân tạo Trong trại nuôi 3 giống lợn Landrace, Yorshire và Duroc,các giống lợn đều là ông bà, cụ kỵ Riêng cấp giống cụ kỵ và dòng Duroc làphải phối thuần không được phối chéo, chỉ được phối chéo với cấp giống ôngbà đối với hai dòng Landrace và Yorshire Lợn nái được phối 2 liều cùng mộtcon đực giống, khoảng cách giữa 2 liều tùy thuộc vào loại nái, nái hậu bị thìliều thứ hai cách lều thứ nhất 12 giờ còn nái dạ thì phối liều thứ hai cách liềuthứ nhất 24 giờ.
Trang 12* Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luônthực hiện nghiên ngạt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty chănnuôi Hòa Yên.
- Công tác vệ sinh: hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát vềmùa Hè, ấm áp về mùa Đông Hàng ngày có công nhân quét dọn vệ sinhchuồng trại, thu gom, vệ sinh cống rãnh, đường hành lang được quét dọn sạchsẽ, đường đi giữa các dãy được rắc vôi theo quy định Công nhân, kỹ thuật,khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải tắm sát trùng sạch sẽ,thay quần áo bảo hộ lao động và nhúng chân vào chậu sát trùng trước khibước vào chuồng.
- Công tác phòng bệnh: trong chăn nuôi, phun sát trùng 3 lần/tuần, tiếnhành phun vào thứ 2, thứ 5, thứ 7 hàng tuần Rắc vôi hành lang 2 lần/tuần, tấtcả các phương tiện vào trại đều được sát trùng một cách nghiên ngặt ngay tạicổng vào Với phương châm phòng bệnh hơn trị bệnh nên tất cả lợn ở trại đềuđược tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh vắc xin được trại thực hiện nghiên túc, đầy đủ vàđúng kỹ thuật Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợnhậu bị, lợn đực và lợn con Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh,được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc bệnh và các bệnh mãn tính khácđể tạo trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin chođàn lợn đạt 100% Riêng bệnh tai xanh (PRRS) ở trại không phải tiêm phòngvắc xin bởi vì trong quá trình xét nghiệm cho thấy rằng lợn của trại dươngtính với bệnh PRRS.
Trang 13viên phát hiện sớm, cách ly và điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên điềutrị đạt 85 – 90% trong một thời gian ngắn Vì vậy không gây thiệt hại lớn vềsố lượng đàn lợn.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu tổ chức của trại được chia làm 3 nhóm như sau:
+ Nhóm quản lý gồm 1 giám đốc phụ trách điều hành trại, 1 trạitrưởng phụ trách quản lý kỹ thuật và công nhân, 5 bảo vệ chịu trách nhiệmbảo vệ tài sản chung của trại.
+ Nhóm kỹ thuật bao gồm 8 ký sư chăn nuôi phụ trách về chuyên mônchăm sóc nuôi dưỡng lợn, 4 kỹ thuật cơ điện phụ trách về vấn đề điện nước, 2kế toán.
+ Nhóm công nhân bao gồm 10 công nhân, 12 sinh viên thực tập thựchiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng lợn.
2.1.6 Cơ sở vật chất của trại
Trang trại chăn nuôi Hòa Yên được công ty chọn là nơi để tập huấn chotất cả các kỹ sư mới được tuyển dụng vào công ty Chính vì vậy, cơ sở vậtchất của trang trại được đầu tư khá đầy đủ, theo đúng quy trình.
Trong đó, trang trại có riêng 3 dãy nhà làm nơi ở và phòng học tập chocác kỹ sư này Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các sinh viên đến trạithực tập.
- Về cơ sở vật chất:
+ Trang trại có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhânvà sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh,quạt.
+ có hệ thống camera giám sát quanh trại.
Trang 14+ Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trang trại chú trọngđầu tư theo đúng yêu cầu của công ty.
-Trại lợn có khoảng 1 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho côngnhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động kháccủa trại.
- Trong trang trại có vườn trồng rau, cung cấp rau sạch cho công nhân.- Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng lợn chửa) vàgiường nằm (đối với chuồng lợn đẻ) được lắp đặt theo dãy.
- Có hệ thống quạt thông gió, dàn mát, điện sáng, núm uống nước cholợn tự động.
- Có hệ thống bóng điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa Đông.
- Ngoài ra trại còn có hai máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điệncho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
- Toàn bộ các vật liệu xây dựng chuồng trại được nhập khẩu từ nước ĐanMạch
- Trong khu chăn nuôi, ở trước cửa tất cả cả các chuồng đều có chậu sáttrùng, đường đi lại ở ngoài chuồng được rắc vôi hàng tuần, đường từ trongchuồng ra hố đổ phân đều được rải tấm đam bằng bê tông.
- Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan Nướcđược cất từ một bẻ lớn, xây dựng ở đầu trại Nước tắm nước, nước xả gầm,nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệthống ống dẫn tới bể chứa giữa các chuồng.
- Tất cả các chuồng được trang bị hệ thống cho ăn tự động (si lô), hiệntại ở khu cai sữa và khu mang thai đang cho lợn ăn bằng hệ thống tự động.
Trang 15nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi.
+ Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi.+ Khu nhà ăn cũng được tách biệt, rộng rãi và sạch sẽ.
+ Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ.
+ Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn, một phòng UV rộngdùng chứa đựng các loại vỏ thuốc và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quảncác loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điềutrị cho đàn lợn của trại.
- Hệ thống chuồng nuôi
+ Trang trại lợn có khoảng 1 ha đất xây dựng nhà điều hành, nhà cáchly, nhà cho công nhân, bếp ăn, kho thuốc, kho cơ khí, và các công trình phụcvụ cho công nhân.
+ Trang trại có 14 chuồng nuôi lợn thịt mỗi chuồng có 44 ô; chuồng đẻcó 6 chuồng mỗi chuồng có 60 ô; chuồng cai sữa có 4 chuồng mỗi chuồng có20 ô; chuồng mang thai có 3 chuồng mỗi chuồng có 252 ô; chuồng phối có 2chuồng mỗi chuồng có 268 ô; Chuồng hậu bị có 20 ô; chuồng đực có 38 ô; cómột phòng pha chế tinh được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máyđếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi tủ bảo quản tinh, các dụng cụ đóng liềutinh, nồi hấp cách thủy camera giám sát,… ngoài ra còn có một số các côngtrình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, khothuốc…
Hệ thống xây dựng khép kín hoàn toàn Phía đầu chuồng là giàn mát,ở sườn và cuối chuồng là quạt thông gió đối với chuồng phối và mang thai làcó 6 quạt ở cuối và 2 quạt ở 2 bên sườn chuồng, chuồng đẻ có 4 quạt, hai bên
Trang 161,2 m, trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng nhựa.
2.1.7 Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng giữa cánh đồng nên cách xa khu dân cư, khônglàm ảnh hưởng đến người dân xung quanh và đảm bảo yêu cầu vệ sinh antoàn dịch bệnh.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năngđộng, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
+ Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
2.2 Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1 Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi
2.2.1.1 Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nhiều nguyên nhân phứctạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợpcả hai Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các
Trang 17khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn Phần lớn các biện pháp này đều nhằmlàm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đềkháng của đàn lợn.
Vi khuẩn E coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường
đường tiêu hoá của vật chủ Khi môi trường quá ô nhiễm do vê sinh chuồngtrại kém, nước uống thức ăn bi nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi,
lợn giảm sức đề kháng dễ bi cảm nhiễm E coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu
vê sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh Trong chăn nuôiviệc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôidưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tậttốt và ngược lại Ô chuồng lợn nái phải được vê sinh tiêu độc trước khi vàođẻ Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 30oC đối với lợn sơ sinh và 28 -30oC với lợn cai sữa Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt Việc giữgìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa Đông và đầu mùa Xuân Nêndùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiếtlạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trongchăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], từ 3 - 5 ngày trước ngày dựkiến lợn đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóachất như Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùngchuồng lợn nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoángmát mùa Hè, ấm áp mùa Đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô sauđó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản Với những
Trang 18chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cầnphải vệ sinh tổng thể và triệt để: sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xửlý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùngvà phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, cácdụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa Các chất thải rắntrong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửachuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường Cần phunsát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày.Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vàokho bảo quản Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngaymà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.1.2 Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [13], nguyên tắc để điều trị bệnh là:+ Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng,dùng thuốc.
Trang 19+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạnchế lây lan.
+ Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơthể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bịtái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thểchữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm Nếu chữa kéo dài, tốn kémvượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thìkhông nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [13], các biện pháp chữa bệnhtruyền nhiễm là:
+ Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệsinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh) Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp,phân, nước tiểu Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đốiphó Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậythường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh Chữa bệnhbằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, cótác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độctố).
+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng,một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầmbệnh Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vikhuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ Chúng có thể chống lại thuốc vàtính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau Khi cần, có thể phối
Trang 20hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưacó tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụngngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn Tuy nhiên sử dụngkháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng,do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làmgiảm phản ứng miễn dịch của cơ thể Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gâynên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của khángsinh Vì vậy, khi dung thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữakhông khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xácđịnh Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian đểphát huy tác dụng của kháng sinh.
- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng vàđộc tính của từng loại, làm diện tích tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tácdụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt,dùng thêm vitamin, truyền nước sinh lý,…
2.2.2 Những hiểu biết về những bệnh thường gặp tại cơ sở
2.2.2.1 Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau Lợnhậu bị, lợn nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnhsong tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng.
Trang 21Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh vàhiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh.(Trần Ngọc Bích và cs, 2016) [3] đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêmđường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%.
* Nguyên nhân
Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằngtay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn thương, vi khuẩn xâmnhập và phát triển gây viêm Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảythai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao,… thường gây viêm tử cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [10], viêm tử cung là một quá trìnhbệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ Quá trình viêm phá huỷcác tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở giasúc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs,(2002) [17], Lê Minh và cs, (2017) [21], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thườngdo các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằngphương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫntinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn náigây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vậthoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âmđạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạctử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêmtử cung.
Trang 22- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm,Phó thương hàn, bệnh Lao,… gây viêm.
- Do vệ sinh chuồng lợn đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước vàsau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điềukiện để xâm nhập vào gây viêm.
Đoàn Kim Dung và cs, (2002) [7] cho biết: nguyên nhân gây viêm tử
cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu dunghuyết (streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella,E.coli,….
Lê Văn Năm và cs, (1999) [23] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từngoại cảnh gây bệnh như thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằngdụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất nhày các cơquan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡngbất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con(trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước banđầu khoảng 3 tuần sau đẻ) Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tửcung gây bênh Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ congây lên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhântạo sai kỹ thuật.
Bệnh còn xảy ra do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: khẩu phần thiếuhay thừa protein, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung.Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột gây đẻ khó, viêm tử cung do xây xát.Khoáng chất, vitamin cũng ảnh hưởng đến viêm tử cung.
Theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) [22], yếu tố thời tiết, khí hậu, ảnhhưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng viêm tử cung: mùa hạ có tỷ lệ nhiễm caonhất 53,37%, mùa Đông 46,05%, mùa Thu 43,70%.
Trang 23* Triệu chứng:
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệttới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sangvàng hay trắng và trong Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màuđen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu.
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:
+ Thể cấp tính: con vật sốt 41 -42oC trong vài ngày đầu âm môn sưngtấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đôi khi có máu lờ lờ.
+ Thể mãn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịchnhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảyra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần Lợn nái thường thụ tinh không có kết quảhoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạotử cung lan sang thai làm chết thai.
* Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinhdục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnhhưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triểncủa lợn con.
Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [10], Trần Thị Dân (2004) [5] khilợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:
- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai.
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt Khi mang thai, sự cothắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phôi cóthể bám chặt vào tử cung.
Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cungtiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồngtrứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co
Trang 24mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đếnthể vàng Thể vàng bị phá huỷ, không tiết progesterone nữa, do đó hàm lượngprogesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cungtăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.
- Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thaichết lưu.
Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung đểgiúp phôi thai phát triển Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượngprogesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cunggiảm, do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từmẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu.
- Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con tronggiai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.
Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt
của vi khuẩn E coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết
kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa.Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêuchảy, còi cọc.
- Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dụctrở lại.
Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thểvàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone.
Progesterone ức chế thùy trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sựphát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trởlại được và không thải trứng được.
Trang 25- Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khisinh đẻ Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ saulà nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ Mặt khác, viêm tử cung là một trong cácnguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sốngthấp Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnhhưởng tới hoạt động của buồng trứng.
* Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung
Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiệnvào lúc đẻ và thời kỳ tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nêndịch viêm có thể chảy ra ngoài Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới200 ml hoặc hơn nữa Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màutrắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá.
Người ta thấy rằng, thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấptính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì cho sữa Hiện tượngchảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi cónhững mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kếttinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra Các chất đọng ở âm hộ lợnnái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.
Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảyra thì có thể là do viêm bàng quang Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì cóthể bị nhầm lẫn.
Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối.Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủnên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục Mặtkhác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán chochính xác.
Trang 26Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái Để hạn chế tối thiểuhậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viên từđó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất,thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất Theo Nguyễn Văn Điền(2015) [11], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc khángsinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày Tiêm amoxicillin 15% 3 lần liêntiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnhcao.
Bảng 2.1 Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cungThể viêm
Chỉ tiêu phân biệt
Viêm nội mạc tử cung
Viêm cơ tửcung
Viêm tương mạc tử cung
Màu Trắng, xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt
Bỏ ăn
Bỏ ăn mộtphần hoặc bỏ
ăn hoàn toàn
Bỏ ăn hoàntoàn
Bỏ ăn hoàntoàn
2.2.2.2 Bệnh viêm vú* Nguyên nhân:
Trần Minh Châu (1996) [4] cho biết, khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng
cách, chuồng bẩn thì vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn xâm nhập gây
viêm vú Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái
Trang 27là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợnnái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa Sauvài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩnxâm nhập và gây viêm.
+ Do kế phát từ một số bệnh: sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ,viêm bàng quang,… khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu vềtuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.
+ Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú mộthàng vú, hàng vú còn lại căng sữa Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợncon bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm (TrươngLăng, 2000) [18].
+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợnnái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa Sauvài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn
xâm nhập viêm như: E coili, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella… (Duy
Hùng, 2011) [15].
+ Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn,sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú,thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm.
* Triệu chứng:
Theo White B R và cs, (2013) [23] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặcđiểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắm, không xuống sữa,nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy cómủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC Tùy số lượng vú bị viêmmà lợn nái có biểu hiện khác nhau Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú,thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm Tuy vậy, lợn nái cũng lười
Trang 28cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữabị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy.
Bình thường bệnh viêm vú xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 5 - 7ngày có khi đến một tháng Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [29], viêm vúthường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú Vúcó màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứngđau Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dàitrong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vúxuống sàn, ít cho con bú.
Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉachảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [20].Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặccục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôikhi có máu.
Trang 29Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa cónhiều chất độc, sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn conbú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh vàtrọng lượng cai sữa thấp.
Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khóchữa, lợn nái có thể chết.
Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnhhưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.
2.2.2.3 Hiện tượng đẻ khó
Lợn nái đẻ mà thời gian sổ thai nhưng thai vẫn không được đẩy rangoài Bệnh biểu hiện nhiều hình thức, diễn biến khác nhau Nó không nhữnggây tổn thương cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh,thậm chí cả lợn con và lợn mẹ có thể chết.
* Nguyên nhân
- Đẻ khó do nguyên nhân cơ thể mẹ: khi chăm sóc, nuôi dưỡng khôngtốt, thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu của lợn mangthai dẫn đến cơ thể heo mẹ bị suy nhược, sức khỏe kém Trong quá trình đẻ,sức rặn đẻ của lợn yếu, thậm chí không rặn đẻ, cổ tử cung co bóp yếu nênkhông đủ sức đẩy thai ra ngoài.
Lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra đẻ khó Lợnquá gầy cũng dẫn đến đẻ khó.
Do cấu tạo tổ chức các phần mềm như: cổ tử cung Âm đạo giãn nởkhông bình thường có chỗ giãn quá mạnh, chỗ lại không giãn nên việc đẩycon ra gặp khó khăn.
Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển khôngbình thường, vôi hóa cột sống hay xoang chậu hẹp Trong quá trình đẻ độ giãnnở kém, thai bị mắc trước cửa xoang chậu không ra được Khi quá trình rặnđẻ kéo dài, sức co bóp lớn ép lợn con bị chết.
Trang 30Ở thời gian có thai kỳ cuối, thai quá to lợn nái vận động mạnh, chèn éptử cung làm tử cun bị xoắn vặn lại, tư thế tử cung không bình thường, đườngsinh dục trở nên không bình thường cũng gây đẻ khó.
Do rối loạn hormone tuyến sinh dục cái: kích tố nhau thai Relaxin lúc
đẻ ít nên không bị mất lớp canxi ở bán động háng, không giãn dây chàng
xương chậu (không sụt mông) hoặc prostaglandin không đủ gây co bóp tử
cung nên không tống thai ra ngoài được.- Đẻ khó nguyên nhân do bào thai.
Chiều hướng và tư thế của bào thai lúc đẻ không bình thường, trườnghợp lợn con nằm không đúng tư thế: bốn chân lợn con hướng về xương sốnglợn mẹ, lợn con nằm đưa vai ra trước, lợn con đầu ngước ra sau lưng, lợn conđầu quẹo sang một bên,lợn con đưa đầu và bốn chân ra một lượt, lợn conmõm ra trước, hai chân trước co xuống bụng, lợn con đầu cúp xuống ngực.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá tokhông phù hợp với kích thước của xoang chậu và đường sinh dục của lợn mẹ.Thai bị dị hình hay quái thai.
Đẻ khó nguyên nhân bào thai thường chiếm ¾, những ngyuên nhân vàloại hình đẻ khó khác thường xảy ra đơn độc hoặc kết hợp lại với nhau nhưbào thai quá to mà xoang chậu lại quá hẹp, thai to cộng với tư thế thai khôngbình thường… khi rặn đẻ thai bị kẹt không ra được.
* Triệu chứng
Lợn nái đến ngày đẻ, nước ối vỡ ra, trong nước ối có lẫn phân su nhưngkhông thấy thai ra Lợn nái có biểu hiện rặn nhiều lần, rặn mạnh, thậm chí lợnnái còn rặn căng bụng, cong lưng, chân đạp vào thành chuồng đẻ rặn nhưngthai vẫn không ra Do thời gian rặn đẻ mạnh và kéo dài thai vẫn không ra làmcho lợn nái mệt mỏi Nếu để lâu có thể dẫn đến lợn con bị ngạt và chết Khiđưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai to hoặc ở tư thếkhông bình thường nằm kẹt ở trước cửa xoang chậu.
Trang 31Khi dùng biện pháp can thiệp không đúng cách, gây xây xát niêm mạctử cung, hoặc dụng cụ thủ thuật không đam bảo vệ sinh làm cho lợn nái bịnhiễm một số bệnh: viêm tử cung, viêm vú, sảy thai truyền nhiễm… khi đó,niêm mạc sẽ có những vết sẹo gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ…dẫn đến sảy thai, tiêu thai, đẻ non ở những lần sinh sản tiếp theo, thậm trí làvô sinh.
2.2.2.4 Bệnh sót nhau
Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết,can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại.Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém không đẩy đượcnhau ra.
* Nguyên nhân:
Theo Trịnh Đình Thâu và cs, (2010) [30] sau khi đẻ tử cung co bóp yếutrong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận độngthỏa đáng Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P Hoặc tửcung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thaiquá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.
+ Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác.
+ Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyềnnhiễm đặc biệt là bệnh sảy thai truyền nhiễm, hoặc do cấu tạo của nhau.
Trang 32* Triệu chứng: căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại:
+ Sót nhau hoàn toàn: toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung Khi mắcthường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn.
+ Sót nhau vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lạitrong tử cung con mẹ.
Biểu hiện triệu chứng khi lợn nái bị sót nhau: con vật đứng nằm khôngyên, không hoàn toàn: ở động vật đơn thai một phần màng nhau còn dính lạitrong tử cung con mẹ Đối với động nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sảndịch chảy ra màu nâu Để dễ phát hiện có sót nhau hay không khi đỡ đẻ cholợn người ta thường gom toàn bộ nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm sốnhau ra và số lợn con sẽ phát hiện lợn còn có sót nhau hay không.
* Điều trị: can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để
quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnhtay, tránh những tổn thương Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tửcung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết Sau khi nhau thai ra dùng nướcmuối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (Trịnh Đình Thâu vàcs, 2010) [30].
Thực hiện phòng bệnh: vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngàybằng dung dịch sát trùng Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợncon bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn Tăng cường ăn uốngđủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt chất đạm để hạn chếnguy cơ thừa sữa Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở nhữngvùng bị viêm Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹlên vùng vú bị sưng (Duy Hùng, 2011) [15].
Trang 332.2.3 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
2.2.3.1 Sự thành thục về tính và thể vóc* Sự thành thục về tính:
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục vàcó khả năng sinh sản Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đãphát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục Concái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại,
+ Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau:những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giốngthuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơnnhững giống có tầm vóc lớn.
Phạm Hữu Doanh và cs, (2003) [6] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên ởlợn nội rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 – 25 kg Ở lợn nái laituổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵnmáu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 – 55kg Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7tháng khi lợn có khối lượng 60 – 80 kg Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sócnuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau Lợn Ỉ, MóngCái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) cácgiống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ7 - 8 tháng tuổi.
* Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợncái Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thụcvề tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn
Trang 34nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trungbình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chếthức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 thángtuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thànhthục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục,nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tíchluỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năngbình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng tới các hoocmonoestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng oestrogen trongcơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.
* Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng:
Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi độngdục Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa Thu - Đông, điềuđó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăngtrọng thấp trong các tháng nóng bức Những con được chăn thả tự do thì xuấthiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt Mùa đông, thời gian chiếusáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làmchậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặcánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
* Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớnlên Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi Theo Phạm Hữu Doanh vàcs, (2003) [6], không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳnày cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôithai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt