Trong chương trình lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống Pháp có một vị trí khá quan trọng trong lịch sử dân tộc. Tìm hiểu phần kiến thức này, chúng ta sẽ nắm được nội dung của các kế hoạch quân sự mà Pháp Mĩ đã áp dụng trên chiến trường Việt Nam. Đồng thời, ta cũng biết được quá trình đấu tranh của nhân dân ta và từng bước làm thất bại các kế hoạch quân sự đó.
Trang 1Chuyên đề NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1946 - 1954
* Tác giả: ………
* Giáo viên lịch sử: ……….
* Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 12
* Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 6 tiết
Trong chương trình lịch sử lớp 12, giai đoạn kháng chiến chống Pháp có một
vị trí khá quan trọng trong lịch sử dân tộc Tìm hiểu phần kiến thức này, chúng ta
sẽ nắm được nội dung của các kế hoạch quân sự mà Pháp- Mĩ đã áp dụng trênchiến trường Việt Nam Đồng thời, ta cũng biết được quá trình đấu tranh của nhândân ta và từng bước làm thất bại các kế hoạch quân sự đó
Thời gian gần đây, các câu hỏi về giai đoạn chống Pháp xuất hiện ngày càngđều đặn trong các đề thi Đại học – Cao đẳng, đề thi THPT quốc gia hàng năm.Chính vì vậy, việc tổ chức ôn luyện cho học sinh về phần kiến thức này là luôn cầnthiết Qua đó, giúp các em có được những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và kĩ năngnhận định, giải quyết các dạng câu hỏi bài tập có liên quan
Trang 2Để giúp các em học sinh có được các kiến thức một cách có hệ thống về giai
đoạn lịch sử này, tôi đã xây dựng chuyên đề: “Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược 1946 - 1954”
Hệ thống các kiến thức sử dụng trong chuyên đề gồm các đơn vị kiến thứctrong SGK cơ bản, SGK nâng cao, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và một số tàiliệu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Pháp(1946 – 1954)
* Mục tiêu chuyên đề:
1 Kiến thức: Học sinh nắm và hiểu được:
+ Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, nộidung đường lối kháng chiến chống Pháp
+ Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong việc đề ra và thựchiện các kế hoạch quân sự ở Việt Nam
+ Cuộc chiến đấu của quân dân ta đánh bại các kế hoạch đó thông qua cácchiến dịch quân sự lớn:
• Cuộc tấn công trong các đô thị lớn phía Bắc vĩ tuyến 16
• Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
• Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
• Những chiến dịch tiến công để giữ vững quyền chủ động trên chiếntrường(1950-1953)
• Những thắng lợi quân sự trong chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954
• Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
+ Những thắng lợi của quân dân ta buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơnăm 1954
2 Kĩ năng:
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử,
kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
+ Rèn luyện kĩ năng vấn đáp, phân tích đề, lập dàn ý, làm bài thi …
3 Tư tưởng
Trang 3Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào và khâm phục cuộc đấutranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân ta; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước…
4 Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình, bản đồ lịch sử
+ Phân tích mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện lịch sử thế giới và trong nước.+ Nhận xét, đánh giá đặc điểm của các chiến dịch tiêu biểu
Trang 4Phần hai: NỘI DUNG
A KIẾN THỨC CƠ BẢN:
(Theo chương trình SGK cơ bản, bám sát phân phối chương trình)
I NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)
1 Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ(19/12/1946)
- Hành động của Pháp:
+ Mặc dù đã kí bản Hiệp ước 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946 nhưng thực dân Phápvẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa Ngay sau ngày6/3/1946 Pháp tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ; 11/1946 Pháp tấn côngHải Phòng, Lạng Sơn
+ Ở Hà Nội Pháp chiếm đóng Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phốYên Ninh… đến 18/12/1946 Phápp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lựclượng tự vệ, cho chúng kiểm soát Hà Nội
- Chủ trương của Đảng:
+ Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời Ngày12/12/1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp, ra chỉ thị “Toàn dân khángchiến” Sau đó Đảng và chính phủ họp hội nghị mở rộng (ngày 18 – 19/12/1946)quyết định phát động cả nước kháng chiến
+ Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, và khángchiến toàn quốc bùng nổ
2 Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong cácvăn kiện:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch(19/12/1946)
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Đảng(12/12/1946)
+ Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh(9/1947)
Trang 5- Nội dung đường lối kháng chiến: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tựlực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cuộc khángchiến là vì lợi ích của nhân dân Do đó phải huy động toàn dân tham gia khángchiến nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
+ Kháng chiến toàn diện: Địch đánh ta không chỉ về quân sự mà trên tất cả các mặttrận, đó là cuộc chiến tranh tổng lực Do vậy ta phải đánh địch trên tất cả các mặttrận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…khi kháng chiến toàn diệnphát huy sức mạnh toàn dân
+ Kháng chiến trường kì: Do so sánh lực lượng giữa ta và địch, ta còn yếu, địchmạnh Vậy ta không thể nhanh chóng đánh bại kẻ thù Để khắc phục nhược điểm
đó ta phải đánh lâu dài làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, làmchúng suy yếu, ta chuyển từ yếu thành mạnh tiến tới thắng lợi cuối cùng
+ Kháng chiến tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Đây là cuộc khángchiến bảo vệ độc lập dân tộc và đánh lâu dài nên trước hết phải dựa vào sức mình làchính Trong chiến tranh yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định nên chúng takhông ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài Tuy nhiên nếu có điều kiện ta vẫntranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế
II NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946
Trang 6gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh… đến 18/12/1946 Pháp gửi tốihậu thư yêu cầu ta giải tán lực lượng tự vệ, cho chúng kiểm soát Hà Nội.
- Trước tình hình đó, ngày 12/12/1946 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp, ra chỉ
thị “Toàn dân kháng chiến” Sau đó Đảng và chính phủ họp hội nghị mở rộng
(ngày 18 – 19/12/1946) quyết định phát động cả nước kháng chiến vào 19/12/1946
- Cuộc kháng chiến đầu tiên diễn ra trong các đô thị với mục tiêu giam chân địchtrong các thành phố, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cả nước tiếp tụcchuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
b Diễn biến:
- Tại Hà Nội: 20h ngày 19/12/1946 cuộc chiến đấu bắt đầu Lực lượng vũ trangđồng loạt tấn công các vị trí của Pháp Nhân dân dựng chiến lũy khắp nơi Trungđoàn thủ đô được thành lập, đánh những trận quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ ĐồngXuân…Sau hai tháng chiến đấu kiên cường, ngày 17/2/1947 quân ta rút khỏi vòngvây của địch, ra căn cứ an toàn
- Ở các thành phố, thị xã Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng… quân dân ta anh dũngtiến công, tiêu hao sinh lực địch
- Phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân phía bắc vĩ tuyến 16, nhân dân Nam
Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích
c Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc chiến đấu trong các đô thị góp phần đánh bại âm mưu tiêu diệt cơ quan đầunão kháng chiến của ta ở Hà Nội, góp phần tiêu hao sinh lực địch
- Ta hoàn thành mục tiêu giam chân địch trong các thành phố, bước đầu làm thất
bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh ” của thực dân Pháp, tạo điều kiện cả nước
chuyển sang đánh lâu dài
2 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
a Âm mưu - hành động của Pháp, chủ trương của ta.
* Âm mưu và hành động của Pháp:
Trang 7- Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị lớn trong cả nước thực dân Pháp mở cuộctấn công lên Việt Bắc nhằm: Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, phá tan căn cứViệt Bắc; Tiêu diệt quân chủ lực của ta hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- 7/10/1947 Pháp huy động 12 000 quân tấn công lên Việt Bắc theo ba hướng: mộtbinh đoàn nhảy dù xuống Bắc Cạn (Chợ Đồn, Chợ Mới ); một binh đoàn bộ binh
từ từ Lạng Sơn theo đường quốc lộ số 4 lên Cao Bằng, xuống Bắc Cạn bao vâyViệt Bắc ở phía Đông và phía Bắc; Ngày 9/10/1947 một binh đoàn hỗn hợp thủy,
bộ binh theo sông Hồng, ngược sông Lô lên Tuyên Quang bao vây phía Tây ViệtBắc
* Chủ trương của ta: Khi Pháp tiến công Việt Bắc, Đảng ta có chỉ thị “Phải phá
tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp”, nhằm giữ vững căn cứ địa, bảo vệ cơ quan
đầu não kháng chiến, giữ gìn chủ lực, tiêu hao sinh lực địch
- Mặt trận phía Tây: Quân ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật
là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch
- Phối hợp với Việt Bắc quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt độngmạnh (Hà Nội liên tiếp mở những đợt tập kích ngoại thành như Cầu Giấy, GiaLâm , ở Sài Gòn mở hàng loạt cuộc tập kích vào các đồn bốt, kho tàng của địch),kiềm chế không cho địch tập trung lực lượng vào chiến trường chính
c Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: 19/12/1947 sau hơn hai tháng chiến đấu quyết liệt của quân ta, thực dânPháp buộc phải rút chạy khỏi Việt Bắc.Ta tiêu diệt được hơn 6 000 tên địch, bắnrơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến
- Ý nghĩa:
Trang 8+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, giữ vững căn cứ Việt Bắc, bộ độichủ lực trưởng thành.
+ Sau thất bại Việt Bắc buộc Pháp phải thay đổi chiến lược từ đánh nhanh thắngnhanh sang đánh lâu dài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bước sang giaiđoạn mới
3 Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
a Hoàn cảnh lịch sử:
- Thuận lợi:
+ Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa nhân dânTrung Hoa ra đời Ngày 18/1/1950 Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vớiViệt Nam
+ Ngày 30/1/1950 Liên Xô và trong vòng một tháng sau các nước trong phe XHCNlần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phản đối chiến tranhĐông Dương lên cao
+ Đến 1950 lực lượng kháng chiến của ta lớn mạnh về mọi mặt: hậu phương đượccủng cố, phát triển đủ khả năng chi viện cho tiền tuyến
- Khó khăn: Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, từ 5/1950 Mĩ viện trợ kinh
tế và quân sự cho Pháp Nhận viện trợ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve (6/1949):Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường quốc lộ số 4, thiết lập “Hành langĐông - Tây”(Hải Phòng – Sơn La) Pháp chuẩn bị cuộc tấn công Việt Bắc với quy
mô lớn, mong giành thắng lợi, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
b Chủ trương của ta:
Pháp thực hiện kế hoạch Rơve làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứViệt Bắc bị bao vây…trước tình hình đó, tháng 6/1950 Đảng và Chính phủ quyếtđịnh mở chiến dịch Biên Giới nhằm: Tiêu hao sinh lực địch; Khai thông đường
Trang 9biên giới sang Trung Quốc và thế giới; Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, thúcđẩy kháng chiến lên cao.
c Diễn biến:
- Ngày 16/9/1950 ta nổ súng tấn công cứ điểm Đông Khê, sau hai ngày ta chiếmđược Đông Khê Mất Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Phápthực hiện cuộc “hành quân kép” (một cánh quân đánh lên Thái Nguyên thu hút chủlực của ta; một cánh quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từCao Bằng xuống)
- Từ 1/10 đến 8/10/1950 quân ta liên tục bao vây chặn đánh địch trên đường quốc
lộ số 4 khiến cho hai cánh quân từ Thất Khê và Cao Bằng không gặp được nhau.Thất Khê bị uy hiếp Pháp phải rút khỏi Thất Khê, Na Sầm về Lạng Sơn Cánh quân
ở Thái Nguyên bị quân ta chặn đánh Quân Pháp hoảng loạn phải rút chạy, đườngquốc lộ số 4 được giải phóng(22/10/1950)
- Phối hợp với mặt trận Biên Giới, quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng,Tây Bắc buộc địch rút khỏi Hòa Bình(11/1950); chiến tranh du kích phát triểnmạnh ở Bình – Trị - Thiên, Liên Khu V, Nam Bộ
Trang 10trước đông - xuân 1953 – 1954, ta mở nhiều chiến dịch tấn công địch trên chiếntrường chính Bắc Bộ cả ở đồng bằng, trung du, rừng núi nhằm giữ vững thế chủđộng.
a Chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951).
- Từ cuối 1950 đến giữa 1951 ta liên tục mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trần HưngĐạo (trung du ở Vĩnh Yên, Phúc Yên), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (đường số 18
từ Phả Lại đến Uông Bí), chiến dịch Quang Trung(ở Hà – Nam - Ninh)
- Đây là những chiến dịch tấn công có quy mô lớn của ta đánh vào phòng tuyếnkiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nhằm tiêu hao sinh lực địch Tuynhiên do địa bàn không có lợi cho ta nên kết quả chiến đấu hạn chế
b Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952.
- Tháng 11/1951 Pháp hành quân ra Hòa Bình nhằm nối lại hành lang Đông Tây
Để tiêu diệt sinh lực địch, phá tan kế hoạch bình định Bắc Bộ của chúng và đẩymạnh chiến tranh du kích, ta quyết định mở chiến dịch Hòa Bình
- Sau hơn 3 tháng chiến đấu ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – Sông Đàrộng 2 000 km2 với 15 vạn dân; Mở rộng căn cứ du kích
c Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.
- Thu đông 1952 Đảng mở chiến dich Tây Bắc nhằm tiêu hao sinh lực địch, giảiphóng đất đai
- Sau hai tháng chiến đấu, chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta giải phóng 28 000 km2
với 25 vạn dân gồm toàn bộ tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La(trừ Nà Sản)…phámột phần âm mưu thành lập xứ Thái tự trị của địch
d Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953.
- Xuân hè 1953 phối hợp với quân dân Lào ta mở chiến dịch Thượng Lào nhằmtiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dânLào
- Kết quả sau hơn một tháng chiến đấu ta giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, mộtphần Xiêng Khoảng và Phongxalì với trên 30 vạn dân
Trang 115 Những thắng lợi quân sự trong chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954.
a Kế hoạch Nava.
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Sau 8 năm chiến tranh, lực lượng của ta lớn lên một cách toàn diện, liên tiếpgiành những thắng lợi quân sự Thực dân Pháp ngày càng thiệt hại nặng nề, đến
1953 Pháp bị tiêu diệt 39 vạn quân, tiêu tốn gần 2 000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng
bị thu hẹp Quân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường
+ Pháp càng sa lầy trong chiến tranh càng lệ thuộc Mĩ, ngày 7/5/1953 được sự thỏathuận của Mĩ, Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông
Dương Nava vạch ra kế hoạch quân sự hòng giành thắng lợi quyết định để “kết
thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Nội dung kế hoạch Nava: Kế hoạch Nava được thực hiện trong vòng 18 tháng với
2 bước:
+ Bước thứ nhất: Trong thu – đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiếnlược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương; xâydựng quân cơ động chiến lược mạnh
+ Bước thứ hai: Từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ,thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phảiđàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh
Thực hiện kế hoạch trên, Pháp tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ, tiếnhành càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, tấncông vùng tự do của ta
b Chủ trương của ta:
Tháng 9/1953, Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ở ViệtBắc, vạch ra kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953-1954 với phương châm:Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng vềchiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải
Trang 12phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo cho tanhững điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của địch.
c Các thắng lợi quân sự trong chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954
Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, trong đông – xuân 1953 – 1954, quân ta
mở một loạt cuộc tiến công địch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương
* Ngày 10/12/1953 ta tấn công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại độiđịch, giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) Nava buộc phải đưa 6 tiểuđoàn từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ trở thànhnơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp
* Đầu 12/1953 liên quân Lào – Việt mở cuộc tấn công địch ở Trung Lào, tiêu diệt 3tiểu đoàn Âu – Phi, giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhet và căn cứXênô Nava phải tăng cường lực lượng cho Xênô và Xênô trở thành nơi tập trungbinh lực thứ ba của Pháp
* Tháng 1/1954 liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phòng lưuvực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì, căn cứ kháng chiến mở rộng 1 vạn km2.Nava phải đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang vàMường Sài, đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp
* Tháng 2/1954 quân ta tiến công Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu 2 000 tênđịch, giải phóng Kon Tum, một vùng rộng lớn với 20 vạn dân, bao vây uy hiếpPlâycu Pháp buộc phải tăng cường binh lực cho Plâycu là nơi tập trung binh lựcthứ năm của Pháp
* Ta còn đẩy mạnh chiến tranh du kích khắp các chiến trường, phá giao thông, sânbay, kho tang của địch, buộc Pháp phải phân tán lực lượng đối phó với ta
- Ý nghĩa: Các cuộc tiến công của ta trên các hướng chiến lược khác nhau đã gópphần tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai, phân tán cao độlực lượng quân sự của địch, làm phá sản kế hoạch tập trung quân cơ động của Pháp
ở đồng bằng Bắc Bộ Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
6 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954