Thâm hụt kép tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích đềxuất một sốgiải pháp và kiến nghịgiúp cải thiện CCVLvà NSNN tại Việt Nam trong ngắn hạn và ngăn chặn tình trạng THK tại Việt Nam trong dài hạn.Theo đó, các nhiệm vụng hiên cứu cụ thể của công trình như sau:Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THK: khái niệm vềTHK, phân loại THK và tác động của chính sách kinh tế đến THK;Phân tích thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 –2015, đánh giá khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06
NGUYỄN LAN ANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS HOÀNG VĂN CHÂU
Hà Nội, 2018
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1 Nội dung vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
1.2.1 Thâm hụt cán cân vãng lai 7
1.2.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước 10
1.2.3 Thâm hụp kép 13
1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu 17
1.3 Phương pháp nghiên cứu 18
1.3.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp 19
1.3.2 Phương pháp sơ đồ hóa 19
1.3.3 Phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử 19
1.3.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 20
1.3.5 Phương pháp thực nghiệm 20
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến và tính mới của đề tài 20
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP 22
2.1 Thâm hụt cán cân vãng lai 22
2.1.1 Cán cân vãng lai 22
2.1.2 Thâm hụt cán cân vãng lai 27
2.1.3 Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô 28
2.2 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước 33
2.2.1 Ngân sách Nhà nước 33
2.2.2 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước 36
2.2.3 Mối quan hệ giữa THNSNN và một số nhân tố kinh tế vĩ mô 37
2.3 Thâm hụt kép 41
2.3.1 Khái niệm thâm hụt kép 41
2.3.2 Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế 42
Trang 42.3.3 Phân loại thâm hụt kép 47
2.4 Thâm hụt kép và nền kinh tế vĩ mô 50
2.4.1 Khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế 50
2.4.2 Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến THK 52
2.5 Thâm hụt kép tại một số quốc gia trên thế giới 54
2.5.1 Thâm hụt kép tại Malaysia 56
2.5.2 Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ 59
2.5.3 Thâm hụt kép trong các cuộc khủng hoảng tài chính 60
2.5.4 Bài học kinh nghiệm 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 66
3.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 66
3.1.1 Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2015 66
3.1.2 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô 67
3.2 Tình hình thâm hụt cán cân vãng lai 73
3.2.1 Các cán cân tiểu bộ phận 73
3.2.2 Cán cân vãng lai 86
3.3 Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước 88
3.3.1 Các thành tố của Ngân sách Nhà nước 88
3.3.2 Ngân sách Nhà nước 94
3.4 Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép 97
3.4.1 Tình hình thâm hụt kép 97
3.4.2 Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK 98
3.4.3 Đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế 102
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 105
4.1 Lựa chọn mô hình 105
4.1.1 Cơ sở lý thuyết 105
4.1.2 Mô hình kinh tế lượng 106
4.1.3 Số liệu nghiên cứu 107
4.2 Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình 110
Trang 54.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến đưa vào mô hình 110
4.2.2 Xây dựng mô hình tự hồi quy vector VAR 112
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình VAR
114
4.2.4 Kiểm định đồng liên kết 115
4.2.5 Phản ứng đẩy khi có cú sốc từ các biến trong mô hình 116
4.2.6 Kết luận về loại hình thâm hụt kép tại Việt Nam 117
4.3 Nguyên nhân thâm hụt kép tại Việt Nam 118
4.3.1 Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư 118
4.3.2 Mất cân đối trong vai trò giữa các khu vực kinh tế 120
4.3.3 Khủng hoảng kinh tế 123
4.3.4 Diễn biến tỷ giá không theo kịp nhu cầu thị trường 124
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM 125
5.1 Xu hướng của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới 125
5.1.1 Xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế 125 5.1.2 Xu hướng thâm hụt kép tại Việt Nam thời gian tới 126
5.2 Giải pháp bù đắp thâm hụt kép tại Việt Nam 130
5.2.1 Biện pháp bù đắp THCCVL 130
5.2.2 Biện pháp bù đắp THNSNN 131
5.3 Giải pháp hạn chế thâm hụt kép tại Việt Nam 132
5.3.1 Biện pháp cải thiện CCVL 133
5.3.2 Biện pháp hạn chế THNSNN 145
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 158
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN LAN ANH
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIF Cost – Insurance - Freight Chi phí, bảo hiểm, cước vận tải
đường biển
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GBD Growth Budget Deficit Tốc độ thay đổi thâm hụt ngân sách
Nhà nước GCA Growth Current Account Tốc độ thay đổi cán cân vãng lai GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ICOR Incremental Capital Output
Ratio
Hệ số đầu tư tăng trưởng
Trang 8LM Liquidity Preference – Money
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
1 Danh mục bảng
Bảng 1: Ba trạng thái của cán cân vãng lai 27
Bảng 2: Đánh giá một số nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai 28
Bảng 3: Một số dấu hiệu tương đồng về thâm hụt kép tại nhiều quốc gia trong các giai đoạn khác nhau 54
Bảng 4: Các FTAs Việt Nam đã tham gia 66
Bảng 5: Các thời điểm điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 2000 – 2015 69
Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 90
Bảng 7: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 94
Bảng 8: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi số liệu 111
Bảng 9: Xác định độ trễ tối ưu của mô hình VAR 112
Bảng 10: Kết quả kiểm định nhiễu trắng mô hình VAR 113
Bảng 11: Kết quả kiểm định Granger mối quan hệ nhân quả 114
Bảng 12: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 115
2 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Thu – Chi NSNN 35
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa nợ công và THNSNN 39
Sơ đồ 3: Dòng chảy tài chính trong nền kinh tế mở 41
Sơ đồ 4: Mối quan hệ giữa các biến số trong kiểm định Granger 117
3 Danh mục hình Hình 1: Hiệu ứng tuyến J 29
Hình 2: Trạng thái cân bằng của mô hình Mundell – Fleming 46
Hình 3: Cán cân vãng lai của Malaysia giai đoạn 1980 – 2020 57
Hình 4: Ngân sách Nhà nước và nợ công Malaysia giai đoạn 2001 - 2015 58
Hình 5: Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ giai đoạn 1968 – 2017 60
Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 67
Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 68
Hình 8: Diễn biến tỷ giá chính thức của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 70
Trang 10Hình 9: Lãi suất Việt Nam đồng giai đoạn 2000 – 2015 71
Hình 10: Tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 72
Hình 11: Tổng đầu tư trong nước của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 73
Hình 12: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 74
Hình 13: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 74
Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 75
Hình 15: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2000 – 2013 76
Hình 16: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 77
Hình 17: Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014 78
Hình 18: Thị trường xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014 79
Hình 19: Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 80
Hình 20: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 81
Hình 21: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 82
Hình 22: Cán cân thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 82
Hình 23: Cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 85
Hình 24: Cơ cấu cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 85
Hình 25: Cán cân thương mại Việt Nam theo khu vực kinh tế năm 2000 – 2014 86
Hình 26: Cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 87
Hình 27: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001 – 2015 89
Hình 28: Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế giai đoạn 2001 – 2015 89
Hình 29: Thu NSNN (không kể dầu thô) theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015 91
Hình 30: Chi NSNN theo mục đích giai đoạn 2000 – 2015 92
Hình 31: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001 – 2015 92
Hình 32: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 95
Hình 33: Thâm hụt NSNN Việt Nam theo cách tính của Quốc tế và Việt Nam 97
Hình 34: Ngân sách Nhà nước và Cán cân vãng lai Việt Nam 2000 - 2015 98
Trang 11Hình 35: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2015 102
Hình 36: Vòng tròn đơn vị mô hình VAR 113
Hình 37: Phản ứng đẩy khi có các cú sốc 116
Hình 38: Chênh lệch đầu tư và tiết kiệm Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 118
Hình 39: Cơ cấu thu NSNN Việt Nam theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015 121
Hình 40: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 122
Hình 41: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chia theo thành phần kinh tế 122
Hình 42: Vay bù đắp bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 132
Trang 12LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo xu thế hội nhập của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, cải thiện nền kinh tế, thể hiện qua việc chủ động tham gia vào các khu vực thương mại tự do (FTA), tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), khối kinh tế chung khu vực Đông Nam Á (AEC)… Sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, cộng với các chính sách mở cửa, luồng tác động từ thị trường quốc tế sẽ ảnh hướng đến Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực
Để đánh giá tổng quát sức khỏe của một nền kinh tế cần xem xét tổng quát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiết kiệm, đầu tư… Tất cả các chỉ số này đều có mối quan hệ tương quan với nhau
và tác động trực tiếp đến hai chỉ số quan trọng: ngân sách Nhà nước (NSNN) và cán cân vãng lai (CCVL) Nhà nước thông qua các công cụ chính sách để điều hành nền kinh tế, tác động đến các chỉ số kinh tế Về dài hạn, mọi chính phủ đều hướng đến mục tiêu thặng dư cán cân vãng lai và cân bằng ngân sách Nhà nước Tuy nhiên trên thực tế, thâm hụt ngân sách Nhà nước (THNSNN) và thâm hụt cán cân vãng lai (THCCVL) diễn ra khá phổ biến tại nhiều quốc gia Các nhà khoa học, kinh tế học, chính trị gia đã dành nhiều nguồn lực để nghiên cứu về THNSNN và THCCVL với
tư cách là hai vấn đề vĩ mô riêng biệt
THCCVL lớn và liên tục là nguyên nhân của mất cân bằng kinh tế vĩ mô, trong khi THNSNN cũng là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến số kinh tế, cả hai loại thâm hụt này đều có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển kinh tế trong dài hạn Vậy câu hỏi quan trọng được đặt ra là: “Chính phủ nên làm gì khi THCCVL và THNSNN xuất hiện đồng thời?”
Xuất phát từ Hoa Kỳ vào những năm 1980, các nhà khoa học, kinh tế học lần đầu quan tâm và nghiên cứu đến một hiện tượng kinh tế mới: “thâm hụt kép” (THK) – hiện tượng THCCVL và THNSNN diễn ra đồng thời tại một thời điểm đối với một nền kinh tế Đến những năm đầu thập niên 1990, các nước châu Âu như Đức, Thụy Điển… cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự Theo Ibrahim và Kumah (1996), đây là giai đoạn các nước định giá cao đồng nội tệ của mình, tài khoản vãng
Trang 13lai (TKVL) và NSNN đều bị thâm hụt bất thường Các quốc gia trải qua thời kỳ bùng nổ đầu tư, khi đó thâm hụt TKVL làm cho đất nước giảm các tài sản nước ngoài hoặc là tăng vay mượn từ phần còn lại của thế giới để tài trợ cho việc đầu tư mới bằng việc bán tài sản cố định và tài chính (trái phiếu, chứng khoán, đất…) Vì vậy, THCCVL liên tục sẽ làm cho đất nước tăng nợ nước ngoài ròng, dẫn đến THNSNN
Giả thuyết THK xuất hiện khẳng định rằng THNSNN gia tăng sẽ làm cho THCCVL gia tăng tương ứng Cùng với sự xuất hiện ngày càng phổ biến của hiện tượng THK tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiện tượng này Không dừng lại ở kết luận của giả thuyết THK cơ bản, các nghiên cứu đã đưa ra 4 mối quan hệ nhân quả giữa hai loại thâm hụt: (1) THNSNN kéo theo THCCVL, (2) THCCVL kéo theo THNSNN, (3) THNSNN và THCCVL có tác động 2 chiều, và (4) THNSNN và THCCVL không
có mối quan hệ nhân quả
Từ đầu thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng liên tục của THNSNN Theo học thuyết trường phái Keynes, đây chính là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến số kinh tế THNSNN do giảm thuế hay tăng chi tiêu chính phủ kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất Lãi suất tăng ảnh hưởng đến tăng dòng vốn vào, làm tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá, làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu Mặt khác, chính sách tài khóa mở rộng làm lạm phát tăng dẫn đến tăng giá trị tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, cũng là nguyên nhân làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu Như vậy, tăng lạm phát và lãi suất đều tạo áp lực gia tăng THCCVL trong nền kinh tế
Tuy nhiên, diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam không hoàn toàn tuân theo nguyên lý kinh tế của học thuyết Keynes Trong khi NSNN thâm hụt ngày càng sâu từ năm 2000 đến năm 2015 thì CCVL có cùng trạng thái thâm hụt trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI và chuyển hướng thặng dư trong giai đoạn 2011 – 2015, sau đó lại chuyển sang thâm hụt từ cuối năm 2015 Xu hướng vận động này là kết quả của các chính sách kinh tế của Chính phủ cùng với tác động từ biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế
Trang 14Thực tiễn THK tại Việt Nam yêu cầu cần có một nghiên cứu chính thống về trường hợp cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quan
hệ kinh tế quốc tế thế kỷ XXI Luận án tiến sĩ “Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết kinh tế
liên quan đến hiện tượng THK, thực trạng diễn biến THCCVL và THNSNN của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015, phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng THK dựa trên đánh giá tác động của các biến số kinh tế vĩ mô và tìm ra mối quan
hệ giữa THCCVL và THNSNN của Việt Nam dựa trên mô hình kiểm định Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xử lý hiện tượng THK tại Việt Nam trên cơ sở đạt được các mục tiêu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án “Thâm hụt kép tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện CCVL và NSNN tại Việt Nam trong ngắn hạn và ngăn chặn tình trạng THK tại Việt Nam trong dài hạn
Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của công trình như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THK: khái niệm về THK, phân loại THK
- Đề xuất một số giải pháp cho công tác xử lý THK
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề THNSNN và THCCVL tại Việt Nam Luận án nghiên cứu hiện tượng THK và vấn đề hạn chế THK, trong đó bao gồm cả những quy định Nhà nước về CCVL, cán cân thanh toán quốc tế, NSNN, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về trường hợp thâm hụt kép của một số quốc gia trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Trang 15Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào việc phân tích vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp xử lý THK tại Việt Nam;
Về mặt không gian: Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến THK của Việt Nam, luận án cũng nghiên cứu một số trường hợp THK trên thế giới là cơ sở để so sánh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý thâm hụt cho thị trường Việt Nam;
Về mặt thời gian: Khi đánh giá thực trạng THNSNN và THCCVL ở Việt Nam, luận án nghiên cứu từ năm 2000, giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cho đến năm 2015 Khi đề xuất giải pháp kiềm chế THK tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp từ năm 2018 đến năm 2025
4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đi sâu vào phân tích để giải quyết các câu hỏi sau:
i THK là gì? Có những loại THK nào? Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng THK?
ii THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 diễn ra như thế nào? Khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
iii THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào? Những nguyên nhân gì gây nên hiện tượng THK này?
iv THK tại Việt Nam sẽ biến động theo chiều hướng nào trong tương lai? Việt Nam cần làm gì để xử lý hiện tượng kinh tế này?
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mặc dù xuất hiện tại Hoa Kỳ từ những năm 1980 của thế kỷ XX và được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu, hiện tượng THK vẫn là hiện tượng mang tính đặc thù riêng đối với mỗi nền kinh tế Chưa có công thức chung để đánh giá THK tại mọi quốc gia, mà tùy vào tình hình cụ thể của từng nền kinh tế, trong từng giai đoạn phát triển riêng biệt mà THK biến động theo các chiều hướng khác nhau
Tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu
về THK trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2000 – 2015 Chính vì thế, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống tổng thể từ các hoc thuyết kinh tế thế giới về THK đến phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam
Trang 166 Kết cấu của đề tài
Luận án có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Lý luận cơ bản về THK
Chương 3: Thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Chương 4: Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Chương 5: Giải pháp hạn chế THK tại Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thâm hụt kép là hiện tượng cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước của một quốc gia thâm hụt tại cùng thời điểm Nghiên cứu về thâm hụt kép là nghiên cứu về cán cân vãng lai trong trạng thái thâm hụt, ngân sách Nhà nước trong trạng thái bội chi và các giai đoạn kinh tế mà hai hiện tượng trên cùng diễn ra, bao gồm việc nghiên cứu tách biệt từng đối tượng và nghiên cứu mối tương quan đồng thời
Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế và ngân sách Nhà nước là hai tài khoản quan trọng, thể hiện phần lớn bức tranh kinh tế của một quốc gia Hai nhân tố này liên hệ với các chỉ tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất theo chiều hướng tác động hoặc bị tác động Các mối quan hệ
đa chiều này tạo nên sự biến động không ngừng giữa các chỉ tiêu, có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực khác nhau đối với từng thời kỳ kinh tế Tìm hiểu về cán cân vãng lai, ngân sách Nhà nước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không thể không xem xét đến các nhân tố vĩ mô khác và mối tương quan giữa chúng
Quan hệ kinh tế giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước chính là nội dung quan trọng trong nghiên cứu thâm hụt kép Bản chất của thâm hụt kép phụ thuộc hoàn toàn vào mối tương quan này Vì vậy, đánh giá tác động qua lại giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước là nội dung chính trong các nghiên cứu về vấn
đề thâm hụt kép
Ngoài ra, luận án còn hướng đến một trong các mục tiêu quan trọng là đề xuất giải pháp xử lý hiện tượng thâm hụt kép, bao gồm cả thâm hụt cán cân vãng lai
và thâm hụt ngân sách Nhà nước Tùy theo sự phát triển kinh tế, quy định pháp luật
mà xu hướng biến động của cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước các quốc gia khác nhau là khác nhau Nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác sẽ giúp mở rộng góc nhìn, bổ sung luận điểm cho đề tài Bên cạnh đó, các nghiên cứu đi trước
về trường hợp của Việt Nam sẽ giúp luận án đánh giá sâu hơn về tính đặc thù của nền kinh tế, củng cố các quan điểm nghiên cứu
Trang 181.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1 Thâm hụt cán cân vãng lai
CCVL luôn là một đề tài nghiên cứu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm Các công trình nghiên cứu liên quan đến CCVL có quy mô đa dạng, từ các bài luận, bài báo chuyên ngành, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp
cơ sở đến cấp Nhà nước Tình trạng của CCVL là một trong những cơ sở quan trọng
để Chính phủ ban hành các chính sách kinh tế nhằm điều hành các chỉ số kinh tế vĩ
mô, giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển lành mạnh Chính vì vậy, các nghiên cứu về THCCVL có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc tại mọi thời điểm, là chủ đề quan tâm của cả Chính phủ, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và của mọi người dân Dưới đây là một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến THCCVL:
1.2.1.1 Công trình nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến THCCVL
Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc
tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc
tế (trong đó có CCVL) tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 Luận án chỉ ra rằng, trong giai đoạn này, cùng với các yếu tố khác, VND mất giá có thể đóng góp một phần vào tăng trưởng XK của Việt Nam nhờ tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa XK Ở khía cạnh NK, dưới áp lực của lạm phát cao, tỷ giá thực song phương và đa phương có xu hướng nhỏ hơn 1 đã khuyến khích NK vì làm cho hàng hóa nhóm này trở nên rẻ hơn so với hàng sản xuất trong nước Cùng lúc đó, XK giảm tính cạnh tranh do làm tăng chi phí sản xuất trong nước tương đối với giá bán trên thị trường quốc tế Kết quả là tốc độ tăng trưởng NK cao hơn XK dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng
Trong dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, tác giả Tô Trung Thành và cộng sự (năm 2014) đã nghiên cứu về “Cán cân thương mại Việt Nam: những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách” Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ ra rằng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt thương mại tại Việt Nam trong nhiều năm Nhóm tác giả lần đầu sử dụng cách tiếp cận liên thời
kỳ tại Việt Nam để phân tích các biến số quan trọng tác động đến tiết kiệm – đầu tư
Trang 19và từ đó tác động đến cán cân thương mại Kết quả phân tích cho thấy biến động của cán cân thương mại chịu tác động chủ yếu từ hai biến đó là độ sâu tài chính và tài sản ròng nước ngoài Ngoài ra, sau khoảng 5 – 6 quý thì ảnh hưởng của thu nhập tương đối cũng tăng lên và tác động dần tới biến động của cán cân thương mại
Tác giả Nguyễn Đức Thảo trong nghiên cứu năm 2005 về “Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2001” đã chỉ
ra cơ sở lý thuyết tổng hợp từ các học thuyết, trường phái kinh tế khác nhau về các nhân tố tác động đến CCVL, sử dụng số liệu từ năm 1992 đến năm 2001 để phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam Từ 11 nhân tố được xem xét nghiên cứu, sau quá trình thực hiện kiểm định kinh tế lượng, tác giả rút ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến THCCVL của Việt Nam Tiết kiệm và THCCVL chuyển động nghịch biến với nhau, mức tiết kiệm càng cao thì THCCVL càng giảm Tăng trưởng kinh tế trong nước có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân tài khoản vãng lai Ngược lại, phá giá đồng Việt Nam, tăng lãi suất quốc tế và tăng tỷ lệ trao đổi thương mại giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai
1.2.1.2 Công trình nghiên cứu tác động của THCCVL đến nền kinh tế vĩ mô
Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc
tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 khẳng định rằng thâm hụt CCVL có xu hướng gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá với sức ép ngày càng lớn Do cơ chế tỷ giá của VND gần như là cố định gắn với USD nên hầu hết sức ép tỷ giá từ trạng thái cán cân thanh toán quốc tế được phản ánh thông qua chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do so với tỷ giá chính thức Trong những thời điểm quy mô thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao đều cho thấy sức ép lên tỷ giá khi chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen và thị trường chính thức ngày càng rộng hơn Đối tượng nghiên cứu của luận án là tỷ giá hối đoái và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc
tế (bao gồm CCVL), không nghiên cứu đến các nhân tố khác trong nền kinh tế
1.2.1.3 Công trình đề xuất giải pháp cải thiện CCVL
Bài viết “Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam” của tác giả Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy đăng trên tạp chí Ngân hàng số 17 năm 2012
đã khẳng định: cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của
Trang 20CCVL và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Tác giả đề xuất các giải pháp cải thiện CCVL theo hai hướng: các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân tiểu bộ phận và nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ Một số giải pháp được
đề xuất như: thúc đẩy XK; kiểm soát và hạn chế NK; chú trọng phát triển ngành dịch vụ du lịch; nâng cao sức cạnh tranh các ngành dịch vụ non trẻ; đẩy mạnh XK lao động, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; xây dựng chính sách thu hút nguồn kiều hối Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị với Chính phủ một số vấn đề như các chính sách thương mại phải được điều tiết tuân thủ theo luật Quốc tế; cần thận trọng điều chỉnh các chính sách tỷ giá, tài khóa, tiền tệ theo đặc thù của thị trường Việt Nam
Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng
về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Vũ Thị Hiền năm 2012 đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam như ngân hàng, du lịch, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, giáo dục đại học Tuy nhiên các giải pháp của luận án chỉ tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của 6 ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu cho giai đoạn 2011 – 2020 Theo đó, các ngành dịch vụ còn lại trong cán cân dịch vụ không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài Như vậy các giải pháp của đề tài chỉ hướng đến cải thiện một phần cán cân dịch vụ trong CCVL của Việt Nam
TS Nguyễn Thị Ngọc Loan trong sách chuyên khảo “Chính sách kiều hối của một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã đề xuất một số giải pháp nhằm khơi thông nguồn kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam dựa vào 4 bài học kinh nghiệm Thứ nhất, chú trọng đến chính sách thu hút kiều bào về nước hàng năm nhằm khyến khích họ chuyển kiều hối về nước Thứ hai, sử dụng kiều hối để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ điều kiện vay vốn ở các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ Thứ ba, thu hút nhóm người định cư dài hạn ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài
về đầu tư cho đất nước Thứ tư, thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài
Trang 211.2.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước
NSNN luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia Tình trạng của NSNN có thể giúp Chính phủ đánh giá được một phần sức khỏe của nền kinh tế và đưa ra các chính sách để giải quyết các vấn đề trong toàn xã hội Chính vì vậy, NSNN luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với mọi điều kiện quốc gia, trong mọi giai đoạn phát triển Mỗi đề tài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết một vấn đề nhất định, có ý nghĩa trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi nền kinh tế Sau đây là một số nghiên cứu đã được công bố về vấn đề THNSNN
1.2.2.1 Công trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến THNSNN
Phạm Thị Hoàng Phương trong luận án tiến sĩ năm 2013 với đề tài “Đổi mới
cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2011 – 2020 ở Việt Nam” cho rằng về tổng thế, tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa quy mô và cơ cấu kinh tế với cơ cấu thu, chi NSNN Bên cạnh đó, NSNN mà cụ thể
là chi NSNN cũng chịu tác động bởi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, trình độ phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Công trình nghiên cứu tập trung về chi NSNN, không đánh giá các vấn đề liên quan đến thu NSNN và THNSNN Vì vậy, các phân tích tác động cũng không bàn về THNSNN, tuy nhiên có thể cung cấp cho người đọc một phần kiến thức liên quan để từ đó có những suy luận xa hơn
Tác giả Bùi Đường Nghiêu năm 2009 trong nghiên cứu “Bội chi và thâm hụt ngân sách” đã phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm, cách xác định bội chi, ngưỡng bội chi, các biện pháp bù đắp bội chi Trong các biện pháp và công
cụ tài chính để huy động nguồn bù đắp thâm hụt, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và nợ công Theo tác giả, ngày nay các chính phủ thường ưu tiên chọn các giải pháp vay trong nước và vay nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách Tuy nhiên, càng tăng cường đi vay, cả nợ gốc và lãi đều ngày càng gia tăng, chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình bởi phải dành ra một phần tài chính để chi trả cho các khoản nghĩa vụ nợ đáo hạn bắt buộc Nợ công tăng lên sẽ kéo theo lãi phải trả tăng; đến lượt nó, lãi phải trả tăng sẽ chất thêm gánh nặng lên thâm hụt ngân sách Vòng luẩn
Trang 22quẩn này sẽ càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lãi suất cao, tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng NSNN thấp
1.2.2.2 Công trình nghiên cứu tác động của THNSNN đến nền kinh tế vĩ mô
TS Mai Đình Lâm đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa các cấp trung ương và địa phương về quản lý
và thực hiện NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam đã chỉ ra rằng (i) phân cấp tài khóa có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế địa phương; (ii) trong cấu phần của biến phân cấp chi (gồm chi đầu
tư và chi thường xuyên), biến chi thường xuyên có hiệu ứng dương lên tăng trưởng kinh tế địa phương, ngược lại, nghiên cứu chưa phát hiện hiệu ứng của chi đầu tư địa phương lên tăng trưởng kinh tế địa phương; (iii) trợ cấp tài khóa và thu thuế không có tác động lên tăng trưởng kinh tế địa phương Trong nghiên cứu “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, TS Mai Đình Lâm khẳng định phân cấp tài khóa sẽ làm tăng tính năng động và chủ động của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương có thể khai thác phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế và tăng quy mô ngân sách địa phương, đồng thời làm cho trung ương không sa đà vào những công việc cụ thể của địa phương, tập trung quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện các chiến lược tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ
Nguyễn Thị Lan đã nhắc đến vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của NSNN trong luận án tiến sĩ năm 2006 của mình: “Giải pháp nhằm cân bằng ngân sách Nhà nước đến năm 2010” Luận án mô tả một cách xơ xài, tóm lược về việc giữ NSNN ở trạng thái ổn định, hoặc tiến tới cân bằng NSNN là điều kiện quan trọng, quyết định đến ổn định kinh tế vĩ mô Thông thường, khi NSNN thâm hụt và có xu hướng thâm hụt lớn, buộc Nhà nước phải tăng thuế, tăng vay nợ để bù đắp thiếu hụt NSNN Nếu tăng thuế sẽ làm cho thu nhập khả dụng giảm xuống, dẫn đến sức mua xã hội giảm, cầu hiệu nghiệm giảm, đó là áp lực giảm cung làm nền kinh tế đi vào trì trệ và suy thoái Đồng thời, tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng và giảm tiết kiệm Từ đó giảm đầu tư và tất yếu là giảm tăng trưởng kinh tế
Trong luận án tiến sĩ năm 2013 của Phạm Thị Hoàng Phương với đề tài “Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn
Trang 232011 – 2020 ở Việt Nam”, tác giả phân tích về bội chi NSNN ảnh hưởng đến cơ cấu chi NSNN và tăng trưởng kinh tế Tác giả nhấn mạnh rằng, ngoại trừ trường hợp Chính phủ lựa chọn chính sách cố ý thâm hụt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì bội chi NSNN (đặc biệt là bội chi cao) đã trở thành gánh nặng cho NSNN, gây khó khăn trong bố trí nguồn lực cho năm tài khóa tiếp theo Thực tế, Việt Nam đã lựa chọn chính sách tài khóa nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lựa chọn tỷ lệ bội chi NSNN là 5% để làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả phát triển kinh tế chưa đạt được mà lạm phát luôn nằm trong nhưỡng cần kiểm soát Nếu tiếp tục kéo dài quá trình này sẽ dẫn đến tình trạng vay nợ lớn, nợ xấu cũng như lạm phát tăng, ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.2.2.3 Công trình đề xuất giải pháp cải thiện NSNN
Luận án tiến sĩ năm 2006 của Nguyễn Thị Lan với đề tài “Giải pháp nhằm cân bằng ngân sách Nhà nước đến năm 2010” đi từ những phân tích về diễn biến hoạt động thu, chi NSNN và các động thái, chính sách của Nhà nước để đưa ra được đánh giá về hiệu quả cân bằng NSNN của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2005 Trên cơ
sở các đánh giá đó, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp: kinh tế và tài chính, với 9 giải pháp cụ thể nhằm tiến tới cân bằng NSNN Các giải pháp được tác giả đề xuất
là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu suất hiệu quả nền kinh tế, ổn định tiền
tệ và hoàn thiện môi trường pháp lý về quản lý giá, nâng cao hiệu quả thu chi NSNN, xác định lại các khoản thu chi trong bảng cân đối NSNN, nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Trong đề tài luận án tiến sĩ “Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế Việt Nam” năm 2007, tác giả Nguyễn Ngọc Thao coi thuế là công cụ quan trọng để chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô và giải quyết các vấn đề
về ngân sách Thuế nhập khẩu cần được xây dựng một lộ trình giảm thuế hợp lý với đặc thù nền kinh tế Việt Nam và tuân thủ các quy ước quốc tế Tác giả khuyến khích giảm tỷ trọng thuế gián thu trong thuế nội địa, tăng dần tỷ trọng thuế trực thu Bên cạnh đó, theo tác giả, chính phủ cũng cần đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý, xây dựng chính sách, nghiêm túc thực thi các quy định liên quan đến NSNN
Hoàng Thị Kim Thanh trong đề tài luận án “Giải pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” năm 2013 đề đề xuất các giải
Trang 24pháp như tăng thu NSNN, hợp lý hóa, hạn chế tăng chi NSNN, cân đối NSNN và tăng cường quản lý hiệu quả NSNN Những giải pháp đề xuất trước hết khắc phục các hạn chế hiện tại, đồng thời hướng tới các thông lệ chung, trên cơ sở tăng cường
kỷ luật kỷ cương tài chính – ngân sách, cải thiện hiệu quả, hiệu lực quản lý NSNN Bên cạnh các giải pháp hạn chế THNSNN lâu dài, hướng tới phát triển NSNN bền vững, tác giả cũng đề xuất các giải pháp trực tiếp hạn chế các nhu cầu chi NSNN quá khả năng của nền kinh tế và kiểm soát môi trường kinh tế tài chính lành mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực tới hoạt động thu – chi và cân đối NSNN
có các nghiên cứu chặt chẽ bằng phân tích lý thuyết và kiểm định mô hình Tại Việt Nam, THK đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu vài năm trở lại đây, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức chuyên đề nhỏ, các bài báo khoa học rời rạc, phân tích dựa trên quan sát hiện tượng kinh tế và suy luận khoa học, mà chưa lượng hóa để kiểm định các luận điểm Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến thâm hụt kép tại Việt Nam và trên thế giới:
1.2.3.1 Công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN
T K Jayaraman trong “Fiscal Deficits and Current Account Imbalances of the South Pacific Countries: A Case Study of Vanuatu” đã nghiên cứu nền kinh tế Vanuatu sau độc lập, với các số liệu trong 9 năm 1983 – 1991, tác giả phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến CCVL, vai trò của chính sách tài khóa trong việc xác lập tình trạng CCVL và ứng dụng mô hình để đề xuất chính sách Mô hình chỉ
ra rằng CCVL là kết quả của việc lựa chọn chính sách tài khóa nên ưu tiên chi thường xuyên hay chi phát triển Theo đó, tác giả đề xuất Chính phủ động viên các nguồn lực trong xã hội, cải cách chính sách thuế và tăng cường kiểm soát chi tiêu
Các tác giả Chin-Hong Pual, Evan Lau và Kim-Lee Tan trong bài nghiên cứu
“Budget-Current Account Deficits Nexus in Malaysia” đăng trên Tạp chí The
Trang 25Journal of Global Business Management đã sử dụng dữ liệu trong hơn bốn thập kỷ của Malaysia (từ năm 1970 đến năm 2005) để nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tài khoản vãn lai và ngân sách Nhà nước Với kiểm nghiệm đồng liên kết Johansen-Juselius (1990), kết quả không chỉ qua mối quan hệ rõ ràng trong dài hạn giữa hai loại tài khoản này Tuy nhiên, với kiểm nghiệm phi nhân quả Granger của Toda-Yamamoto (1995) lại chỉ ra một mối quan hệ nhân quả ngược từ tài khoản vãng lai đến ngân sách Nhà nước Điều này giải thích cho sự suy giảm thâm hụt tài khoản vãng lai có thể làm xấu đi tình trạng của ngân sách Nhà nước tại Malaysia
Trong nghiên cứu “Current account and fiscal deficits evidence of twin divergence from selected developing economies of Asia” của tác giả Nguyễn Văn Bôn được đăng trên tạp chí Southeast Asian Journal of Economics, tác giả đã nghiên cứu trường hợp của 10 nước châu Á (trong đó có Việt Nam) từ năm 1985 đến năm 2012 Nghiên cứu định lượng với dữ liệu bảng trên trong ước lượng GMM Arellano-Bond và mô hình sửa lỗi dựa trên ước lượng PMG cho kết quả trên thực
tế, sự mất giá của đồng nội tệ ở các nước Châu Á có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách mở cửa thị trường càng hấp dẫn càng giúp cải thiện cán cân vãng lai Thực tế tại các nước châu
Á, ngân sách Nhà nước thâm hụt ngày càng tăng do gia tăng chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp Ngân sách Nhà nước gia tăng thâm hụt không tác động tiêu cực đến tài khoản vãng lai Như vậy trái với kết quả của các nghiên cứu trước đó về sự tồn tại mối quan hệ thâm hụt kép tác động từ ngân sách Nhà nước đến cán cân vãng lai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm này chỉ ra rằng hai biến số vĩ mô không có mối quan hệ tác động Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện trên
dữ liệu bảng của 10 nước chưa thực sự xem xét đến sự khác biệt trong nền kinh tế của các quốc gia Số liệu của nghiên cứu phù hợp với 2 ước lượng kinh tế lượng lựa chọn là GMM và PMG, khi có nhiều quan sát với số mốc thời gian ít Điều này cho thấy bức tranh xu hướng chung của thị trường Châu Á, nhưng không chắc chắn các nước được đưa vào nghiên cứu có xu hướng riêng đồng nhất với xu hướng chung này Tác giả của nghiên cứu cũng đề xuất rằng khi có dữ liệu thông kê đầy đủ với
kỹ thuật ước lượng tốt hơn, các nhà khoa học nên tiến hành nghiên cứu cho từng quốc gia riêng lẻ
Trang 26Tác giả Collin Constantine trong nghiên cứu “Rethinking the Twin Deficits” đăng trên The Journal of Australian Political Economy đã nghiên cứu thâm hụt kép trong môi trường cân bằng thương mại với trường hợp của các nước Châu Âu Nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt về khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia không thể dẫn đến môi trường cân bằng thương mại Khi cân bằng thương mại tự do không thực sự đạt được thì tồn tại mối quan hệ nhân quả chạy từ thâm hụt thương mại đến thâm hụt ngân sách Nhà nước Nghiên cứu cũng cho rằng chính sách thắt lưng buộc bụng không có tác dụng trong trường hợp này
Năm 2016, tạp chí Theoretical and Applied Economics đăng bài nghiên cứu
“How budget deficit and current account deficit are interrelated in Indian economy” của tác giá U.J.Banday và Ranjan Aneja Nghiên cức đã phân tích cả mặt lý thuyết
và thực nghiệm mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt Ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai ở Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2013 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ tác động hai chiều và dài hạn giữa hai biến
số kinh tế vĩ mô tại Ấn Độ Bên cạnh đó, các biến như tỷ giá hối đoái, lạm phát cũng có ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai, tác động đến tình hình thâm hụt kép tại Ấn Độ
Suchismita Bose, Sudipta Jha với nghiên cứu “India’s Twin Deficits: Some Fresh Empirical Evidence” năm 2011 đã tổng hợp kết quả của một số công trình trước đó về vấn đề THK trên khắp thế giới Thống kê tại các nước OECD, các nước phát triển và đang phát triển, châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi… với nhiều phương pháp khác nhau đã chỉ ra rằng THK là một hiện tượng kinh tế phổ biến Tuy nhiên, bản chất THK tại các quốc gia khác nhau là không giống nhau, hoặc tại một nền kinh tế nhưng qua các thời kỳ khác nhau cũng khác nhau Theo đó, THCCVL có thể bị tác động từ THNSNN, hoặc THCCVL là nguyên nhân gây ra THNSNN, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng hai loại thâm hụt này tác động qua lại lẫn nhau, và cũng có nghiên cứu cho kết quả hai loại thâm hụt xuất hiện đồng thời nhưng không có mối liên hệ
1.2.3.2 Công trình đề xuất giải pháp xử lý hiện tượng THK
Trong nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí ngân hàng năm 2013, nhóm tác
Trang 27giả đã sử dụng dữ liệu từ năm 1994 đến năm 2012 để phân tích cho trường hợp Việt Nam Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ duy nhất là thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt tài khóa ở Việt Nam Như vậy, để khắc phục tình trạng thâm hụt tài khóa, kiểm soát bội chi ngân sách cần phải khắc phục tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai Điều chỉnh tình trạng cán cân vãng lai cần điều chỉnh tỉnh trạng nhập siêu hàng hóa và dịch vụ, duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trong nước, tiếp tục tăng cường thu hút kiều hối
PGS, TS Nguyễn Văn Dần (2014) đã có bài phân tích về thâm hụt kép ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị chính sách Trong phân tích của mình, tác giả cho rằng thâm hụt NSNN làm gia tăng cầu đầu tư, tăng cầu nhập khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, làm giảm cán cân thanh toán vãng lai, dẫn đến thâm hụt kép là điều không thể tránh khỏi Từ đó, tác giả đưa ra 5 khuyến nghị chính sách: nâng cao hiệu quả đầu tư; tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua phát hành trái phiếu cần phải tính toán kỹ đến tích lũy vốn tư nhân và vay nợ nước ngoài; tính toán đến điều kiện trả nợ của chính phủ và giữ tỷ số công nợ ổn định; có chính sách hợp lý để huy động tiết kiệm tư nhân nhằm bù đắp thiếu hụt của tiết kiệm công cộng; phối hợp chặt chẽ giữa quản lý công trái với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia 2016 về “Hoạt động tài chính Quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới”, tác giả Hoàng Thị Lan Hương
đã nghiên cứu “Thâm hụt vãng lai trong mối tương quan với ngân sách và các yếu
tố vĩ mô – Nghiên cứu Việt Nam và các nước châu Á” Kết quả kiểm định hồi quy với dữ liệu bảng đưa ra kết quả rằng sự thiếu bền vững của cán cân vãng lai ở Việt Nam và thực trạng cán cân vãng lai ở các nước khác trong khu vực có nguyên nhân
từ chi tiêu quốc gia và thâm hụt ngân sách Từ đó tác giả khuyến nghị trường hợp Việt Nam: bên cạnh nhiệm vụ kiểm soát mức thâm hụt ngân sách, Chính phủ Việt Nam cần kiên định theo đuổi chiến lược, mục tiêu lâu dài là tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu Bên cạnh đó, cần thận trọng trong hoạch định chính sách vay nợ nước ngoài
Trang 281.2.4 Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua một số công trình nghiên cứu đã được kể đến ở trên, có thể thấy rằng cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước là đối tượng nghiên cứu phổ biến của các quốc gia, trong mọi thời kỳ kinh tế Trong đó, cải thiện cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, là mục đích chính của các công trình nghiên cứu liên quan đến các nội dung này Các tác phẩm đã công bố rất
đa dạng về phương pháp tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu cũng như quy
mô của từng công trình Tuy nhiên, các tác phẩm này còn tồn tại một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, với các nghiên cứu độc lập về ngân sách Nhà nước Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa ngân sách Nhà nước
và các yếu tố trong nền kinh tế vĩ mô Các nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đánh giá thâm hụt ngân sách Nhà nước do hạng mục thu và chi quyết định, tức là xem xét các nhân tố bên trong của ngân sách Nhà nước, mà không xem xét các nhân tố bên ngoài tác động vào ngân sách Nhà nước Từ đó, hệ thống giải pháp hướng đến việc
xử lý thâm hụt ngân sách một cách bị động (sau khi thâm hụt đã xảy ra), mà thiếu các giải pháp ngăn chặn thâm hụt ngân sách chủ động Một số công trình nghiên cứu xử lý thâm hụt trong ngắn hạn và một số khác nghiên cứu về tính bền vững trong dài hạn của ngân sách Nhà nước, nhưng các công trình vừa hướng đến cải thiện ngân sách Nhà nước trong cả ngắn hạn và dài hạn thì còn rất hạn chế
Thứ hai, với các nghiên cứu độc lập về cán cân vãng lai của Việt Nam thường tập trung vào phân tích cán cân thương mại, ít quan tâm đế cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai Chỉ có một số ít công trình xem xét toàn diện đến cả 4 cán cân Một số bài viết đề cập đến giai đoạn thặng dư cán cân vãng lai 2011 – 2015 nhưng chưa có công trình nghiên cứu xem xét tổng thể nguyên nhân trình trạng cán cân vãng lai Việt Nam đổi chiều sau một thời kỳ dài liên tục thâm hụt
Thứ ba, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về hiện tượng thâm hụt kép một vài năm trở lại đây Tuy nhiên các bài nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ, chưa
hệ thống được các quan điểm lý thuyết cũng như chưa đưa ra được những đánh giá xác đáng để dự báo cho tình hình tương lai Các nghiên cứu đi sâu vào giai đoạn 2
Trang 29tài khoản cùng thâm hụt mà bỏ qua giai đoạn 2 tài khoản ở trình trạng trái chiều, đây là giai đoạn kinh tế rất quan trọng để phân tích đặc điểm mối quan hệ giữa 2 loại tài khoản này Công trình nghiên cứu về thâm hụt kép của Việt Nam đến thời điểm này thường sử dụng các phân tích định tính, thiếu các phân tích định lượng sử dụng các mô hình phù hợp với lĩnh vực tài chính, kinh tế vĩ mô để giúp chứng minh các luận điểm một cách chặt chẽ hơn
Thứ tư, các công trình nghiên cứu quốc tế thường sử dụng trường hợp cụ thể của nền kinh tế một hoặc một số quốc gia vào phân tích Đây là tài liệu tham khảo quý giá khi xem xét trường hợp của các quốc gia có những điểm phát triển tương đồng với Việt Nam Các tác phẩm quốc tế có đặc điểm chung là đi khá sâu vào phân tích định lượng và mô tả chi tiết các kết quả định lượng, mà hạn chế các luận điểm định tính Các tác phẩm này thường hướng đến kiểm định để rút ra một kết luận cụ thể cho một trường hợp cụ thể, mà không hướng đến việc đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt kép ở các quốc gia nghiên cứu
Với việc nhìn nhận khoảng trống mà các công trình nghiên cứu trước để lại, luận án hướng tới mục tiêu giải quyết một số vấn đề sau:
(1) Nghiên cứu đồng thời ngân sách Nhà nước và cán cân vãng lai với tư cách là hai nhân tố quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, bao gồm các đặc điểm riêng biệt và mối quan hệ với các nhân tố khác trong nền kinh tế Các thành phần cấu tạo nên ngân sách Nhà nước và cán cân vãng lai được xem xét đầy đủ, bao gồm cả các thành phần đóng góp tỷ trọng thấp
(2) Phân tích hiện tượng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 bao gồm
cả các phân tích định tính và định lượng Các kết quả thu được từ cả hai phương pháp nghiên cứu sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm tăng độ tin cậy trong các kết luận của tác giả Thông qua phân tích thực trạng, phân loại và tìm ra nguyên nhân THK tại Việt Nam, tác giả có cơ sở để đề xuất các giải pháp xử lý THK trong ngắn hạn
và ngăn chặn hiện tượng này trong dài hạn
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phân tích – tổng hợp, mô hình hóa, sử dụng dữ liệu lịch sử, tổng kết kinh nghiệm và phương pháp thực nghiệm
Trang 301.3.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về cùng một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu và tổng hợp thành hệ thống thông tin quan trọng
Tác giả dựa trên các lý thuyết kinh tế học cơ bản như lý thuyết hấp thụ của Keynes (phân tích mối quan hệ giữa NSNN và CCVL), mô hình Mundell – Fleming (phân tích mối quan hệ giữa NSNN, CCVL, tỷ giá và lãi suất) nhằm phân tích về mặt lý thuyết các học thuyết kinh tế liên quan đến THK Trên quan điểm của các nhà kinh tế học, thực tiễn THK tại một số quốc gia, tác giả phân loại THK xét theo bản chất mối quan hệ tác động giữa THCCVL và THNSNN
Bằng việc phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô với từng loại thâm hụt riêng lẻ (THCCVL và THNSNN), luận án đã tổng hợp được tác động của các biến số kinh tế đó đến THK (tức là xem xét tác động đồng thời lên THCCVL và THNSNN) Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ xác định ảnh hưởng của việc điều chỉnh một chính sách kinh tế đến các thành tố của THK
1.3.2 Phương pháp sơ đồ hóa
Luận án sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nhằm mô tả lại một cách đơn giản mối quan hệ, tác động qua lại giữa các biến số, đối tượng kinh tế Để thực hiện được sơ đồ hóa, tác giả chọn một yếu tố là biến gốc và một yếu tố là biến đích, giả
sử biến gốc thay đổi thì sẽ tác động đến biến đích như thế nào
Bằng phương pháp này, luận án biểu diễn các nội dung lý thuyết về mối quan
hệ giữa thu chi NSNN, mối quan hệ giữa nợ công và NSNN, phân tích về dòng chảy tài chính dưới dạng sơ đồ trực quan
1.3.3 Phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử
Luận án kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB Về lý thuyết, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như Keynes, Mundell – Fleming … Về thực nghiệm, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như Suchismita Bose trong nghiên cứu về THK tại một số quốc gia khác
Trang 31Trong phân tích thực trạng THK tại Việt Nam, tác giả có sử dụng số liệu được công bố bởi các tổ chức có uy tín như IMF, WB, Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Kết hợp với các số liệu trên, dựa vào diễn biến thị trường giai đoạn 2000 – 2015 cũng như các thay đổi chính sách, tác giả đưa
ra các mô tả và đánh giá cho thực trạng THK tại Việt Nam
1.3.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Luận án sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để khai thác các trường hợp THK tại một số quốc gia cụ thể (Hoa Kỳ, Malaysia…) nhằm chỉ ra sự tồn tại của các loại THK trong thực tiễn Từ đó, tác giả rút ra được một số kinh nghiệm về tình hình THK trên thế giới
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã trải qua một giai đoạn THK Các quốc gia được chọn phân tích và học hỏi kinh nghiệm mang tính đại diện Luận án khai thác mỗi đất nước một giai đoạn THK khác nhau, nhằm chỉ ra tuy biểu hiện bên ngoài của hiện tượng là như nhau nhưng bản chất là khác nhau và với từng loại THK thì phải có những chính sách áp dụng khác nhau
Luận án dự kiến đạt được kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống các lý thuyết cơ bản liên quan đến THK để làm cơ sở lý luận nghiên cứu trường hợp thị trường Việt Nam
- Mô tả tình hình THK tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra đánh giá khái quát về một số trường hợp THK cụ thể
- Mô tả thực trạng THCCVL, THNSNN và diễn biến THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, đánh giá khả năng chịu đựng THK của Việt Nam trong thời
kỳ này
Trang 32- Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất để xác định được THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào, chỉ ra các nguyên nhân gây nên THK tại Việt Nam, từ đó đề ra phương hướng xử lý thích hợp
- Đưa ra hệ thống giải pháp để xử lý tác động của THK đến nền kinh tế, cũng như giải pháp hạn chế THK xảy ra
Tính mới của đề tài:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về THK
- Tìm ra loại THK tại Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa 4 yếu tố: THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất
- Đề xuất giải pháp xử lý và hạn chế hiện tượng THK tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025
Trang 33CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP
2.1.1 Cán cân vãng lai
Theo điều 4, khoản 7 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 của Việt Nam, cán cân
thanh toán quốc tế là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời gian nhất định Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai là một bộ phận quan trọng,
phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cứ trú mà không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai
Như vậy, thứ nhất, cán cân vãng lai là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê quan trọng của quốc gia vì nó thể hiện toàn bộ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, phản ánh tất cả các khoản vay mượn của quốc gia với phần còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ Theo đó cán cân thanh toán quốc
tế được cấu thành từ 5 phần chính: cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính, lỗi và sai sót, cán cân dự trữ Cán cân vãng lai là cán cân cơ bản, quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế của mọi quốc gia, nó phản ánh các giao dịch vãng lai bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai (một chiều)
Thứ hai, trong CCVL, các giao dịch được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản Các cán cân cơ bản trong cán cân thanh toán quốc tế đều có giao dịch thực hiện bằng tiền hoặc tài sản Khi hạch toán, ghi chép, tùy theo tình hình thực tế mà các quốc gia lựa chọn đồng tiền sử dụng khác nhau Với các nước có đồng tiền không được tự do chuyển đổi (như Việt Nam) hoặc thường xuyên biến động, thường sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc
tế của quốc gia đó (Việt Nam sử dụng đồng đô la Mỹ để ghi chép) CCVL chỉ phản ánh sự thay đổi giá trị do giao dịch tạo ra (có sự chuyển đổi quyền sử dụng, sở hữu tài sản), mà không ghi nhận sự thay đổi giá trị tài sản do biến động về giá cả, tỷ giá hay do tác động của việc phân tổ thống kê
Thứ ba, giống như các giao dịch được ghi nhận vào cán cân thanh toán quốc
tế, giao dịch trong CCVL là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú
Trang 34Người cư trú của một quốc gia là tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế chủ yếu được hình thành từ quốc gia đó Để được xem là người cư trú của một quốc gia,
tổ chức, cá nhân phải được hình thành, có địa điểm hoạt động, nơi cư trú, nơi sản xuất, hoặc nơi hoạt động mà tại đó tổ chức, cá nhân này thực hiện hoặc dự định thực hiện các hoạt động và giao dịch kinh tế một cách rõ ràng và lâu dài tại quốc gia đó
Người cư trú của một quốc gia bao gồm: tổ chức kinh doanh, cá nhân, cơ quan chính phủ có trụ sở kinh doanh hoặc nơi cư trú hợp pháp tại quốc gia đó; cơ quan ngoại giao, quân đội, du khách, công nhân và chuyên gia làm việc ngắn hạn tại nước ngoài (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2015, tr52-53)
Thứ tư, các giao dịch trong CCVL không làm phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai Các giao dịch trong CCVL là các giao dịch bằng tiền và tài sản, bao gồm
cả quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản đều được chuyển giao ngay tại thời điểm giao dịch, không có bất kỳ nghĩa vụ nợ trong tương lai nào bị phát sinh Ngược lại với cán cân vốn và cán cân tài chính, các giao dịch bằng tiền và tài sản nhưng chỉ chuyển giao quyền sử dụng tài sản mà không chuyển giao ngay quyền sở hữu tài sản; sau một thời hạn đầu tư nào đó thì người chuyển giao mới thu hồi dòng tiền này, làm hình thành nghĩa vụ nợ đối với nước nhận tài sản
Thứ năm, kỳ lập báo cáo CCVL thường là một năm Thực tế, tùy theo nhu cầu mà báo cáo có thể được thống kê và lập thường xuyên hơn, có thể là hàng quý, hàng tháng Tuy nhiên, bản báo cáo với số liệu chính thức, được sử dụng rộng rãi, được các nước quy định trong luật, được IMF yêu cầu chính thức thực hiện là bản báo cáo năm
CCVL bao gồm 4 thành tố: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập (thu nhập sơ cấp), cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (thu nhập thứ cấp)
Theo IMF (1993), CCVL bao gồm:
- Cán cân thương mại
Xuất khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa
- Cán cân dịch vụ
Vận tải
Du lịch
Trang 35 Các dịch vụ khác
- Cán cân thu nhập
Thu nhập từ đầu tư
Thu nhập của người lao động
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Bao gồm các khoản chuyển giao bằng tiền, hiện vật được cho, tặng, biếu, viện trợ… không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú với người không cư trú và ngược lại
2.1.1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại (CCTM) ghi chép các giao dịch mua bán hàng hóa hữu hình giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm hai hoạt động là xuất khẩu
và nhập khẩu Khi XK hàng hóa, dòng tiền từ ngoài chảy vào quốc gia, tăng nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế Ngược lại, khi NK hàng hóa, dòng tiền chảy ra ngoài quốc gia, tăng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế
Trên thực tế, đối với mọi quốc gia, cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng nhất trong CCVL, thậm chí trong đa số các nghiên cứu, báo cáo, CCTM được
sử dụng thay thế cho CCVL CCTM thể hiện sức sản xuất, tiêu thụ và cung ứng hàng hóa của một quốc gia cho phần còn lại của thế giới Bên cạnh đó, dựa vào CCTM có thể đánh giá được mức độ phụ thuộc kinh tế vào các đối tác thương mại của đất nước Theo cơ cấu các mặt hàng trong CCTM sẽ chỉ ra được tính bền vững trong hoạt động XNK
Phụ thuộc vào mối tương quan giữa XK và NK mà CCTM tồn tại dưới 3 trạng thái:
- CCTM thặng dư: XK lớn hơn NK (tình trạng xuất siêu);
- CCTM thâm hụt: XK nhỏ hơn NK (tình trạng nhập siêu);
- CCTM cân bằng: XK bằng NK
2.1.1.2 Cán cân dịch vụ
Cán cân dịch vụ (CCDV) ghi chép các giao dịch mua bán dịch vụ (hàng hóa
vô hình) giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu Khi XK dịch vụ, dòng tiền từ ngoài chảy vào quốc gia, tăng
Trang 36nguồn cung tiền cho nền kinh tế Ngược lại, khi NK dịch vụ, dòng tiền chảy ra ngoài quốc gia, tăng cầu tiền trong nền kinh tế
CCDV ngày càng quan trọng trong CCVL của một quốc gia, nhờ vào xu hướng phát triển thương mại dịch vụ trên thế giới và tại các nước đang phát triển:
- Thương mại dịch vụ ngày càng tăng về cả quy mô và tỷ trọng trong thương mại quốc tế nói chung;
- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng những loại hình dịch vụ sử dụng hàm lượng tri thức cao;
- Càng ngày phương thức cung cấp dịch vụ càng ít đòi hỏi tương tác trực tiếp giữa người cung cấp và người sử dụng
Khuyến khích XK dịch vụ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời hỗ trợ các ngành sản xuất, xuất khẩu hàng hóa phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ và sản xuất có mối quan hệ tương hỗ như du lịch và sản phẩm truyền thống, vận tải, bảo hiểm và hàng hóa xuất nhập khẩu…
Dịch vụ có xu hướng hướng đến các ngành sử dụng hàm lượng tri thức cao,
vì vậy tốc độ phát triển nhanh và tiềm năng tạo ra năng suất lao động cũng như hiệu suất kinh tế là rất lớn Nhờ tốc độ phát triển nhanh mà ngành dịch vụ sẽ giải quyết nhu cầu việc làm ngày càng cao của xã hội, giúp giải quyết một phần nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư
Tương tự như CCTM, CCDV cũng tồn tại 3 trạng thái: thặng dư, thâm hụt và cân bằng
2.1.1.3 Cán cân thu nhập
Cán cân thu nhập (CCTN) phản ánh các dòng tiền về khoản thu nhập giữa quốc gia lập báo cáo và phần còn lại của thế giới, bao gồm phần nhận được và phần chi trả Thu nhập được xác định chủ yếu bao gồm thu nhập về đầu tư, là các khoản lãi suất, lãi cổ phần, lợi tức được chia cho các chủ sở hữu các doanh nghiệp nước ngoài; hoặc thu nhập của người lao động, là các khoản tiền lương, tiền thưởng, nhân công thanh toán cho người lao động nước ngoài đến làm việc ngắn hạn tại nước lập báo cáo
Trang 37Phụ thuộc vào chênh lệch giữa khoản nhận được và khoản chi trả thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú mà CCTN của một quốc gia tồn tại dưới 3 trạng thái: thặng dư, thâm hụt và cân bằng
2.1.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (CCCGVLMC) phản ánh các khoản cho và nhận quà biếu của một quốc gia với phần còn lại của thế giới, vì vậy chuyển giao vãng lai một chiều không mang tính chất có đi có lại Chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm 2 loại: chuyển giao một chiều tư nhân và chuyển giao một chiều chính phủ
Chuyển giao một chiều tư nhân bao gồm các khoản quà tặng của cá nhân, tổ chức phi chính phủ Một trong những giao dịch quan trọng là kiều hối, quà tặng mà người cư trú nhận được hoặc chuyển cho người thân, bạn bè ở nước ngoài
Chuyển giao một chiều chính phủ là quà tặng hoặc trợ cấp một quốc gia nhận được hoặc của quốc gia chuyển cho cá nhân, tổ chức, chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế
Kiều hối được coi là thành phần chính, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng nhất trong CCCGVLMC Kiều hối được chuyển về nước có thể đi theo hai con đường: chính thức và phi chứng thức Chuyển tiền thông qua kênh chính thức
sẽ thuận tiện, an toàn và người nhận tiền có thể nhận được tiền ngay, không mất thời gian chờ đợi Tuy nhiên, người gửi và người nhận phải xuất trình nhiều giấy tờ
để nhận tiền, hoặc trong trường hợp cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài thì phải khai báo với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ Bên cạnh
đó, người gửi và người nhận phải chấp nhận giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn, mua vào thấp hơn so với thị trường tự do Ngược lại với kênh chính thức, chuyển tiền qua kênh phi chính thức thì không được đảm bảo an toàn, phí chuyển tiền cao Nhưng người nhận cũng có thể nhận được tiền ngay mà không phải chờ đợi Phương thức này không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ, giá ngoại tệ bán
ra thấp hơn, mua vào cao hơn tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại Các chính phủ đều khuyến khích người dân chuyển tiền qua kênh chính thức vì đây là kênh chuyển tiền minh bạch và hợp pháp, giúp chính phủ thống kê được lượng kiều hối trên thị trường
Trang 382.1.2 Thâm hụt cán cân vãng lai
CCVL của một quốc gia trong kỳ báo cáo bằng tổng các cán cân tiểu bộ phận trong kỳ báo cáo đó, có nghĩa là:
CCVL = CCTM + CCDV + CCTN + CCCGVLMC Phụ thuộc vào tình trạng của các cán cân tiểu bộ phận mà CCVL sẽ rơi vào một trong ba trạng thái:
Bảng 1: Ba trạng thái của cán cân vãng lai
Thặng dư CCVL > 0 Nền kinh tế là chủ nợ của thế giới
Cân bằng CCVL = 0 Cân bằng cho và nhận giữa người cư trú và người
không cư trú Thâm hụt CCVL < 0 Nền kinh tế là con nợ của thế giới
Nguồn: Tác giả xây dựng
Trên thực tế, tình trạng cân bằng của CCVL rất ít khi xuất hiện và chỉ mang tính thời điểm, không mang tính thời kỳ Chính vì vậy, với mọi quốc gia trên thế giới, CCVL hầu hết luôn rơi vào một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt
Nếu CCVL của một nước đang thặng dự thì tài sản ở nước ngoài đang tăng nhanh hơn các khoản nợ nước ngoài, tức là quốc gia đó đang là bên cho vay ròng đối với phần còn lại của thế giới Ngược lại, một nước có CCVL thâm hụt thì các khoản nợ nước ngoài đang tăng nhanh hơn khối lượng tài sản ở nước ngoài, tức là quốc gia đó đang là bên đi vay ròng đối với phần còn lại của thế giới Trường hợp THCCVL, quốc gia đó đã đầu tư nhiều hơn so với tiết kiệm và phải sử dụng các nguồn lực hỗ trợ từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, đầu tư trong nước Tuy nhiên, để đánh giá một quốc gia có đang gặp rủi ro thanh toán hay không thì cần xem xét đến cả cán cân cơ bản (tổng của CCVL, cán cân vốn, cán cân tài chính) Nếu cán cân cơ bản đang dương thì nền kinh tế không chịu rủi ro thanh toán, còn nếu cán cân cơ bản đang âm thì nền kinh tế sẽ đối mặt với rủi ro thanh toán
Thâm hụt CCVL mang ý nghĩa khác nhau đối với tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia, tại mỗi thời điểm cụ thể
Trang 39Bảng 2: Đánh giá một số nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai
Hàng hóa của quốc gia không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, biểu hiện của suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia
Tiết kiệm nhỏ
hơn đầu tư
Biểu hiện nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Chi tiêu công tràn lan, thiếu hiệu quả và kỷ luật trong thực hiện chính sách tài khóa
Nguồn: Tác giả xây dựng
Như vậy, không phải cứ thặng dư CCVL là nền kinh tế phồn thịnh và thâm hụt CCVL là nền kinh tế suy thoái, mà phải phụ thuộc vào bối cảnh vĩ mô cụ thể mới có thể kết luận trạng thái CCVL đó là tốt hay xấu
2.1.3 Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô
2.1.3.1 THCCVL và tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của hai quốc gia với nhau Theo khoản 9, điều 4 Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam
i Tỷ giá hối đoái tác động đến THCCVL
Tỷ giá biến động tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tức là tác động lên cán cân thương mại và cán cân dịch vụ, còn cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai không phụ thuộc vào biến động của tỷ giá
Tỷ giá hối đoái tăng (phá giá tiền tệ) sẽ tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu theo hai hiệu ứng: hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng
(1) Hiệu ứng giá cả: khi tỷ giá tăng lên, hàng hóa nước ngoài tính bằng đồng nội tệ sẽ đắt lên tương đối và hàng hóa trong nước tính bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ đi
Trang 40tương đối Như vậy XK trở nên rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ, NK trở nên đắt hơn khi tính bằng đồng nội tệ Kết quả là trong ngắn hạn, tổng kim ngạch XK khi tính bằng ngoại tệ sẽ giảm đi so với trước khi phá giá Hiệu ứng giá cả tác động tiêu cực đến CCVL, làm tình trạng thâm hụt trầm trọng hơn trong ngắn hạn
(2) Hiêu ứng khối lượng: XK trở nên rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ, XK được kích thích, sản lượng XK tăng dần lên trong dài hạn Ngược lại, NK trở nên đắt hơn khi tính bằng đồng nội tệ, NK bị hạn chế, sản lượng NK giảm dần trong dài hạn Như vậy, về dài hạn, hàng hóa nội địa tăng được sức cạnh tranh so với hàng hóa quốc tế Hiệu ứng khối lượng tác động tích cực đến CCVL, làm cải thiện CCVL trong dài hạn
Vậy, việc tăng tỷ giá hối đoái có tác động như thế nào đến THCCVL còn phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng
Trong nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra Hiệu ứng tuyến J mô tả xu hướng của CCVL khi tỷ giá hối đoái tăng Hiệu ứng tuyến J được
phát biểu như sau: Nếu trạng thái xuất phát của cán cân thương mại là cân bằng,
thì sau khi phá giá nội tệ, trong ngắn hạn, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt, sau
đó sẽ được cải thiện và có thể thặng dư
Cán cân dịch vụ chịu cùng xu hướng tác động từ tăng tỷ giá giống như cán cân thương mại, còn cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai không chịu tác động
từ biến đổi tỷ giá Như vậy, hiệu ứng tuyến J đúng đối với cán cân thương mại thì cũng đúng đối với cả CCVL