Dương xỉ là loài cây mọc hoang dại ở các rừng nhiệt đới, chúng rất dễ sống và có khả năng phát tán nhanh nhờ gió vì vậy chúng có số lượng tương đối đông đúc. Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loài với nhiều tác dụng có lợi với môi trường tự nhiên và một số loài hiện nay được mang về trồng nhiều trong gia đình bởi vẻ đẹp hoang dã và màu sắc phong phú. Không chỉ là cây cảnh hoang dại, cây dương xỉ còn nhiều công dụng thú vị khác như: làm thuốc, khử độc tố asen có trong đất và nước thải ở những vùng khai thác khoáng sản.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập 2
2 Mục tiêu của chuyên đề thực tập 2
3 Nội dung thực hiện chuyên đề thực tập 2
PHẦN I: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP 1.1 Tuyến lộ trình và địa điểm khảo sát 4
1.2 Các nội dung thực tập 6
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI THỰC ĐỊA 2.1 Phương pháp quan sát 7
2.2 Phương pháp chụp ảnh, ghi chép 7
2.3 Phương pháp đo đạc, định vị 8
2.4 Phương pháp mô tả 8
PHẦN III: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu chung về Tam Đảo 9
3.2 Đặc điểm tự nhiên 9
3.3 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường 10
3.4 Kinh tế - Xã hội 16
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu chung về dương xỉ 17
4.2 Dương xỉ Tam Đảo 18
4.3 Vai trò của cây dương xỉ 22
4.4 Đề xuất các biện pháp bảo tồn và quản lý nhóm Dương xỉ 24
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận và kiến nghị về mặt chuyên môn 27
2 Đề xuất ý kiến của nhóm về chuyến đi thực tập thiên nhiên tại Tam Đảo .28
Trang 2MỞ ĐẦU
Thực tập thiên nhiên là một trong những học phần quan trọng và bổ ích đối vớisinh viên hệ Đại học chuyên ngành Quản lí Tài nguyên và Môi trường
1 Tính cấp thiết của chuyên đề thực tập
Dương xỉ là loài cây mọc hoang dại ở các rừng nhiệt đới, chúng rất dễ sống và
có khả năng phát tán nhanh nhờ gió vì vậy chúng có số lượng tương đối đông đúc.Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000loài với nhiều tác dụng có lợi với môi trường tự nhiên và một số loài hiện nay đượcmang về trồng nhiều trong gia đình bởi vẻ đẹp hoang dã và màu sắc phong phú Khôngchỉ là cây cảnh hoang dại, cây dương xỉ còn nhiều công dụng thú vị khác như: làmthuốc, khử độc tố asen có trong đất và nước thải ở những vùng khai thác khoáng sản
Cụ thể tại địa điểm thực tập, khu vực núi Rùng Rình (Tam Đảo - Vĩnh Phúc),Vườn quốc gia Tam Đảo với 57 loài dương xỉ khác nhau, chúng có vai trò quan trọngtrong việc thanh lọc môi trường không khí và làm sạch môi trường nước nơi đây
Vì vậy, tính cấp thiết của việc tìm hiểu đa dạng sinh học của dương xỉ(Polypodiophyta) ở khu vực thực tập đối với sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên vàMôi trường là biết được số lượng loài dương xỉ ở địa điểm thực tập và nắm bắt đượcvai trò của chúng đối với môi trường địa phương Từ đó cùng đưa ra các biện pháp đểbảo vệ, phát triển loài này một cách hợp lý, tận dụng được tối đa lợi ích của chúng đặcbiệt là với môi trường tự nhiên
2 Mục tiêu của chuyên đề thực tập
- Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực thực tập và sự phong phú đadạng của tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng củađịa phương
- Tìm hiểu đa dạng sinh học của dương xỉ (Polypodiphyta) tại Vườn quốc giaTam Đảo, khu vực núi Rùng Rình
- Tìm hiểu sâu hơn về vai trò của dương xỉ đối với con người và tự nhiên, đặcbiệt là môi trường khu vực thực tập, từ đó đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn nhómsinh vật này
3 Nội dung thực hiện chuyên đề thực tập
- Tiến hành thực tế tại khu vực núi Rùng Rình, Vườn quốc gia Tam Đảo
Trang 3- Tìm hiểu đa dạng sinh học của dương xỉ tại khu vực thực tập.
- Tìm hiều các thông tin cụ thể về loài dương xỉ: đa dạng về loài, số lượng, vaitrò đối với môi trường địa phương
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp bảo tồn và phát triển loài dương xỉ hợp lí
Trang 4PHẦN I: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP 1.1 Tuyến lộ trình và địa điểm khảo sát.
là địa điểm lý tưởng để thực tập thiên nhiên Dọc theo quốc lộ 3, đến đại phận tỉnhVĩnh Phúc, rồi từ Thành phố Vĩnh Yên men theo tỉnh lộ 302C ta lên đến Tam Đảo.1.1.2 Địa điểm khảo sát
Điểm khảo sát đầu tiên tại vườn quốc gia Tam Đảo đó là Trạm kiểm lâm Tam Đảo, với
tọa độ là 21o27’ Bắc, 105o38’ Đông Với hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là sựxuất hiện của nhiều loài dương xỉ mọc ven đường lên đỉnh Rùng Rình Mật độ xuấthiện cùng độ đa dạng và phong phú của các loài dương xỉ ngày càng dày đặc tính từTrạm kiểm lâm Tam Đảo (21o27’B,105o38’Đ) đến đỉnh núi Rùng Rình
Trang 5(21o31’B,105o40’Đ) Tại đây ta thấy rõ sự có mặt và phân bố đông đảo của dương xỉtúi bào tử nhỏ, hay dương xỉ thật sự (Polypodiphyta).
Hình 2: Trạm kiểm lâm Tam Đảo (Nguồn: Internet) Điểm khảo sát thứ hai đó là vùng có tọa độ 21o29’B, 105o39’Đ, trên đoạn đường
từ Trạm kiểm lâm Tam Đảo lên đỉnh núi Rùng Rình (gần trạm dừng chân cách bìarừng khoảng 3km) Tại đây ta thấy rõ sự đa dạng của ngành dương xỉ, với nhiều chủngloại mọc xen kẽ nhau
Điểm khảo sát thứ ba đó là khu vực gần Tháp truyền hình Tam Đảo, có tọa độ
21o22’B, 104o58’Đ Tại đây sự có mặt của dương xỉ cũng khá dày đặc nhưng chủ yếu
là dương xỉ túi bào
Các địa điểm khảo khát được thể hiện rõ trên hình sau:
Hình 3: Sơ đồ tuyến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo (Nguồn: Internet).
Trang 61.2 Các nội dung thực tập
- Thực tế tại khu vực núi Rùng Rình, Vườn quốc gia Tam Đảo, cụ thể là đoạn
đường từ Trạm kiểm lâm Tam Đảo lên đến đỉnh Rùng Rình (chú ý ba điểm khảo sátchính)
- Chụp ảnh, ghi chép cụ thể về sự đa dạng, phong phú và vai trò của dương xỉtrong khu vực thực tập qua những gì quan sát được và lĩnh hội được từ giáo viênhướng dẫn và các cán bộ phụ trách tại Vườn quốc gia Tam Đảo Chú ý chú thích cẩnthận, cụ thể những thông tin quan trọng, cần thiết cho bài báo cáo thực tập
- Tìm hiểu về các biện pháp bảo tồn và phát triển nhóm sinh vật này mà các cán
bộ của Vườn quốc gia đang áp dụng, từ đó đưa ra thêm được các biện pháp khác để tậndụng được tối đa lợi ích của chúng đối với môi trường
Trang 7PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI THỰC ĐỊA
2.1 Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá và có những kết luận ban đầu đểghi chép trong nhật kí, tạo cơ sở để đánh giá và báo cáo sau này Phương pháp này đòihỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn và nhạy bén của các giác quan như thị giác, thính giác
và ghi chép lại các yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm mô tả, phân tích,nhận định và đánh giá vấn đề
Phương pháp quan sát, đặc biệt là quan sát nhanh là phương pháp nghiên cứungoài thực địa rất hữu ích, vì nó cung cấp cho ta lượng thông tin cần thiết về vấn đềcần nghiên cứu ngoài thực tiễn Muốn việc quan sát đạt hiệu quả cao nhất, cần nhanhnhạy trong các giác quan để có thể thu thập được bằng chứng, tài liệu để phục vụ chocông tác nghiên cứu, báo cáo Ngoài ra cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung,phạm vi cần quan sát, đưa ra các tiêu chí, chỉ dẫn khi quan sát cụ thể ngoài thực địa.Người quan sát cần ghi chép lại những thông tin chính về nội dung, đối tượng quansát, đồng thời cần có sự liên hệ so sánh giữa thông tin ta quan sát được với các thôngtin khác
Phương pháp quan sát về cơ bản có thể chia thành quan sát trực tiếp và quan sátgián tiếp Quan sát trực tiếp đó là quan sát trực tiếp hành vi của con người, sự vật sựviệc, đối tượng cần quan sát ngay tại bối cảnh và thời gian thực tế diễn ra Quan sátgián tiếp là không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết còn sót lạingoài thực địa (ví dụ như vết lông chim, dấu chân, )
2.2 Phương pháp chụp ảnh, ghi chép
Phương pháp chụp ảnh, ghi chép cũng là một phương pháp quan trọng khi thựctập ngoài thực địa, đây là phương pháp giúp chúng ta có thêm những bằng chứng, tàiliệu để hoàn thiện và củng cố vững chắc bản báo cáo
Phương pháp chụp ảnh là phương pháp quan trọng nhằm bổ sung những dẫnchứng cụ thể, sinh động bằng hình ảnh cho bài báo cáo ngoài thực địa của chúng ta.Đối với phương pháp này, khi tác nghiệp ngoài thực địa, ta cũng cần lưu ý về độ sángtối, độ nét, đặc điểm đối tượng cần chụp ảnh; đồng thời cần đề cao tính chính xác vàchân thực lên hàng đầu Tuy những bức ảnh chụp đối tượng ngoài thực địa phục vụcho công tác nghiên cứu khoa học và học tập, nhưng cũng đòi hỏi tính chất nghệ thuậttrong mỗi tấm hình, làm sao để bức hình phải thật sáng rõ, chân thực, tạo cơ sở để làmdẫn chứng khoa học cho những bản báo cáo sau này
Đối với phương pháp ghi chép, vì đây là công tác thực tập thiên nhiên, ghi chépngoài thực địa, nên cần lưu ý việc ghi chép hết sức khẩn trương, ghi ngắn gọn, tránhdài dòng, việc ghi chép có thể sử dụng các ký tự, ký hiệu đặc biệt, viết tắt, miễn sao cóthể hiểu được để tạo cơ sở dẫn chứng làm báo cáo Việc ghi chép không cần phải tuân
Trang 8theo các quy tắc nhất định, cần ghi tốc ký, ghi những đặc điểm đặc trưng nhất, kháiquát nhất và quan trọng nhất về đối tượng, nội dung và phạm vi cần nghiên cứu, tránhghi chép nhiều, lặp ý, dài dòng Cần xác định rõ những thông tin cần thiết để ghi chép,không nên ghi thừa thông tin hoặc thiếu thông tin, cần biết vừa đủ lượng thông tin cần
để ghi chép, làm báo cáo
2.3 Phương pháp đo đạc, định vị
Phương pháp đo đạc, định vị là một phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa,giúp chúng ta định vị trực tiếp, xác định vị trí chính xác địa điểm cần khảo sát, nghiêncứu ngoài thực địa Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp cho ta những số liệuchính xác từ việc đo đạc các thông số của đối tượng ngoài hiện trường thực địa, tạodẫn chứng cụ thể để so sánh, lập báo cáo Công tác đo đạc và định vị cũng cần tuân thủcác quy tắc nhất định của việc đo đạc, định vị ngoài thực địa Việc đo đạc hay định vịphụ thuộc nhiều vào các máy móc, thiết bị cụ thể vì có độ chính xác cao hơn Sau khiquan sát tại hiện trường, chúng ta cần thêm các số liệu cụ thể, vị trí cụ thể của đốitượng nghiên cứu, ta sử dụng phương pháp định vị và đo đạc để cung cấp thêm nhữngdẫn chứng quan trọng Phương pháp ghi chép lúc này sẽ có nhiệm vụ ghi lại nhanhnhững thông số mà phương pháp đo đạc và định vị vừa xác định xong
Đối với phương pháp định vị, ta có thể định vị bằng điện thoại có GPS, định vịtoàn cầu, để lấy tọa độ cụ thể Nếu không thể lấy được tọa độ trực tiếp, ta có thể lấymột cách gián tiếp, đó là lấy tọa độ của khu vực gần đấy và ước lượng tọa độ cho khuvực khảo sát của mình Ngoài ra, để tăng tính chính xác, ta có thể mô tả thêm nhữngđiểm mốc xung quanh để người đọc dễ hình dung
2.4 Phương pháp mô tả
Khi lập báo cáo, việc chúng ta chỉ nêu ra tọa độ, vị trí phạm vi khảo sát hay chỉđưa ra những số liệu từ việc đo đạc đối tượng cần nghiên cứu, khảo sát thì sẽ khiếnngười đọc khó hình dung Vì vậy, phương pháp mô tả có vai trò làm sáng tỏ hơn, khiếnngười đọc hình dung rõ ràng về đối tượng, phạm vi, nội dung vấn đề cần nghiên cứu,nhằm cụ thể hóa hình ảnh bằng việc mô tả những nét cơ bản, những đặc điểm, điểmmốc của đối tượng cần nghiên cứu Ví dụ khi nói đến khu vực khảo sát ở tọa độ
21o29’B, 105o38’Đ, rất khó hình dung vị trí cụ thể của điểm khảo sát này, vì vậy, vaitrò của phương pháp mô tả sẽ cụ thể hóa điểm khảo sát này bằng những vật mốc cụthể, rằng điểm khảo sát này cách Trạm kiểm lâm Tam Đảo chừng 40m Phương pháp
mô tả cũng chính là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, như phương phápquan sát, đánh giá, ghi chép, định vị, hay đo đạc…
Trang 9PHẦN III: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu chung về Tam Đảo
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị (1.375m),Thạch Bàn (1.388m), Phù Nghĩa (1.375m) Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80km, vớikhoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m) Huyện Tam Đảo mớithành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chínhphủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dương, ĐạoTrù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châucủa huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảocủa thành phố Vĩnh Yên
Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh
Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc
với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Phía
Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp
huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp
huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập
Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của
tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp
huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên Tam Đảo
cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành
phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông,
có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan
tỏa lớn Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện
nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về
khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt
động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động
ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý Diện tíchcòn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng
Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc ( Nguồn: Internet)
Trang 10Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều
có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc tháiriêng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ dulịch Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc giatạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự pháttriển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh
3.2.2 Khí hậu
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao vớiđồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2tiểu vùng rõ rệt Cụ thể:
- Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo vàcác xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khí hậu mát mẻ,nhiệt độ trung bình 18oC-19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp.Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong pháttriển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển dulịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè
- Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã MinhQuang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại.Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùngĐông Bắc Bắc Bộ Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 22oC-23oC, độ ẩm tươngđối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tậptrung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởngcủa chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đờisống Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo làgió mùa Đông Bắc
3.3 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc
bộ rộng lớn và có khí hậu mát mẻ quanh năm Không chỉ vậy, Tam Đảo còn có mộtnguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và độc đáo
3.3.1 Tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, với nhiều thành phần loài, chủng loại,
nguồn gen Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.282 loài thực vật, trong đó có các loài điểnhình cho vùng cận nhiệt đới Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn
và bảo vệ như hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia
Trang 11longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii),chùy hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Dọc hai bên đường lên đỉnh Rùng Rình là sự xuất hiện dày đặc của dương xỉ,càng lên cao, sự phong phú và đa dạng của các loài dương xỉ càng gia tăng Ta thấy có
sự xuất hiện của nhiều loài dương xỉ hơn, có những loài dương xỉ rất quý và hiếm, ítgặp, ví dụ như những cây dương xỉ cổ đại; những cây dương xỉ thuộc Bộ dương xỉmộc (Cyatheales) với đủ hình hài, màu sắc; hay có những cây dương xỉ thuộc nhómMarattiopsida (Dương xỉ tòa sen)… Ngoài dương xỉ, các loài thực vật khác cũng xuấthiện nhiều, góp phần làm gia tăng tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tam Đảonhư: địa y, rêu tản, rêu than,…; các loài cây thuốc quý cũng xuất hiện nhiều trênđường lên đỉnh Rùng Rình, ví dụ như cây dứa rừng (quả dứa rừng điều trị bệnh sỏithận rất tốt), cây la hán quả (quả la hán có tác dụng thanh nhiệt, giải độc), cây hoa sơntrà… Ngoài ra, các cây cổ thụ với tán lá rộng và rậm rạp cũng phân bố rộng khắp cánhrừng, tạo điều kiện cư trú phù hợp cho các loài động vật, côn trùng sinh sống
Hình 5: Dương xỉ cổ đại trên đường lên đỉnh Rùng Rình
(Ảnh: Nguyễn Hà Trang)
Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng, với nhiều loài quý hiếm, đa dạng
cả về số lượng loài lần thành phần loài Sự có mặt của nhiều loài côn trùng khác nhưchuồn chuồn, bướm, xén tóc, bọ hung, vòi voi, bỏ củi, kẹp kìm, ốc cạn… cũng tạo nên
sự đa dạng sinh học cho vùng này
Trang 12Vườn quốc gia này cũng có 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ, trong 5lớp là: thú (Mammalia); chim (Aves); bò sát (Reptilia); ếch nhái (Amphibia) và côntrùng (Insecta) Vườn có tới 239 loài chim với nhiều loài có màu lông đẹp như vànganh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ, có những loài quý hiếm như gà tiền, gàlôi trắng; có 64 loài thú với những loài có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa,cầy mực, vượn, voọc đen, v.v Có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loàiđặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen (Amphiesma angeli);rắn ráo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotritondeloustali) và 8 loài côn trùng.
Hình 6: Cá cóc Tam Đảo (Nguồn: Internet)
3.3.2 Tài nguyên nước
Chất lượng nguồn nước ở đây
tương đối sạch, nước có nguồn gốc
từ các sông suối qua các khe đá chảy
ra Ta có thể sử dụng luôn nguồn
nước ở đây mà không cần phải
thông qua bất cứ thiết bị lọc nước
nào khác Trên đường từ Trạm kiểm
lâm Tam Đảo lên điểm dừng chân số
2, khu rừng tự nhiên, ta nhận thấy
trải dài theo con đường là các đường
ống cáp, trong đó có những đường
ống dẫn nước ngầm, chất lượng
nước ngầm ở đây tuy chưa có số liệu
cụ thể nhưng có thể nhận thấy chất lượng nguồn nước khá sạch, ít bị ô nhiễm do khôngtiếp xúc nhiều với các nguồn gây ô nhiễm trực tiếp
Tóm lại, tài nguyên nước ở đây khá dồi dào với chất lượng nước khá cao và ổnđịnh, đây là điều kiện quan trọng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất và tưới
Hình 7: Nước sạch từ khe đá chảy xuống
(Ảnh: Nguyễn Hà Trang)
Trang 13tiêu của nhân dân sinh sống quanh vùng Các cơ quan quản lý cần bảo tồn hơn nữanguồn nước ngọt nơi đây, tránh việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên nước, đồngthời ngăn ngừa những hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung, những hành vi gây
ô nhiễm nguồn nước nói riêng
Đỉnh Rùng Rình có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18oC-19oC, độ ẩm cao,quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp, tạo lợi thế trong phát các khu nghỉ mát,
du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè Tuy nhiên, đường lên đỉnh RùngRình khá dốc và khó đi
Trang 14loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ Lên tớiđỉnh, đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, phóng tầm mắt ra bốn
Trang 15Hình 10: Những dàn su su được trồng bên đường lên đỉnh Rùng Rình