Cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòngCuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng
Trang 1ĐÁP ÁN Cuộc thi tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng
Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) được thành lập ngày, tháng, năm nào ? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp xây dụng, quản lý và bảo vệ biên giới Tổ quốc?
Trả lời : Ngày 03/03/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg
thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay)
* Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới Tổ quốc:
-Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế
-Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng vũ trang, các địa phương, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới Bộ đội Biên phòng hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia Quản lý, bảo
vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, vùng biển - đảo là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; là sự nghiệp của toàn dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng vũ trang, các địa phương, các ngành liên quan và dựa vào nhân dân để quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới
Trang 2Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND ? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 2 ?
Trả
lời:
- Tính đến nay BĐBP có 154 tập thể, 67 cá nhân được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND
- Toàn lực lưọng 02 lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (Lần thứ nhất ngày 19/12/1979, lần thứ hai ngày 20/02/2009)
- Có 07 tập thể được tuyên dương lần thứ 02, gồm: Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, BĐBP Lạng Sơn; Đồn Biên phòng Cù Bai, BĐBP Quảng Trị; Trạm Kiểm soát Cửa Hội thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò, BĐBP Nghệ An; Đồn Biên phòng Pha Long, BĐBP Lào Cai; Đồn Biên phòng Pò Hèn, BĐBP Quảng Ninh; Đồn Biên phòng cầu Ván, BĐBP Đồng Tháp; Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, BĐBP Hà Tĩnh
Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định nhiệm vụ chung của BĐBP?
Trả lời:
- Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XI) thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004
- Luật Biên giới Quốc gia có 6 Chương, 41 Điều
- Điều 31, Chương III, quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP như sau:
1 Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm
vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân
2 Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật
Nhà nước xây dựng Bộ đội Biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ
Câu 4: Văn bản nào quy định về “Ngày Biên phòng”? “Ngày Biên phòng'”
có những nội dung gì ? Đến khi nào đuợc xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”?
Trả lời:
-Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BĐBP (3/3/1959 - 3/3/1989), Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 16/HĐBT ngày 22/2/1989 về tổ chức “Ngày Biên phòng” trong cả nước, bắt đầu từ ngày
Trang 3-“Ngày Biên phòng” có 05 nội dung, chính sau đây:
+ Nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia
+ Tăng cưòng đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa BĐBP và nhân dân, giữa BĐBP với các lực lượng khác
+ Không ngừng củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, chống mọi hành vi xâm phạm biên giới Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm và đột xuất của địa phương
+ Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp cho các tập thể và cá nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới
-Đến khi nào được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”: Tại kỳ họp thứ
3, Quốc hội nước CHXHCNVN (Khóa XI) ngày 17/6/2003 đã thông qua Luật Biên giới Quốc gia, trong đó quy định lấy ngày 03 tháng 03 hàng năm là “Ngày Biên phòng toàn dân” Đây là quyết định đánh dấu sự phát triển toàn diện của công tác Biên phòng; mở ra giai đoạn mới, huy động sức mạnh toàn dân, toàn diện, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc
Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân Vũ trang Trần Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì?
Trả lời:
-Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ hy sinh ngày 8/8/1961, tại bản Leng Su Sìn,
xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (trước đây là tỉnh Lai Châu), thuộc địa bàn Đồn Biên phòng 405, BĐBP tỉnh Điện Biên (trước đây là tỉnh Lai Châu) Đồng chí Trần Văn Thọ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 01/01/1967
-Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác vận động quân chúng về xây dựng chính quyền địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức quần chúng ở địa phương Trực tiếp, tham mưu, hướng dẫn cho nhân dân xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng cuộc sống mới XHCN, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, cuộc sống du canh, du cư của đồng bào các dân tộc thiểu
số, đưa bà con xuống vùng thấp định cư, dạy chữ xóa mù, cai nghiện thuốc phiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, làm cho bộ mặt các bản, làng biên giới thay đổi khởi sắc, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc
Câu 6: Những năm gần đây, cán bộ, chiến sĩ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo.
Trang 4Đồng chí (anh, chị) hãy kể tên và suy nghĩ của mình về việc làm đó?
Trả lời:
* Những năm gần đây, cán bộ, chiến sỹ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đổi với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo, cụ thể :
1 Cuộc vận động “Xây dựng mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”: BĐBP đã phối hợp với UBTWMT Tổ quốc Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP ủng hộ xây dựng trên 7.000 ngôi nhà Đại Đoàn kết, tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn 200 công trình dân sinh (cầu cống, trường lóp, đưòng thôn, xóm, bản) khu vực biên giới, biển đảo, tổng trị giá khoảng trên 300 tỷ đồng
2 Tặng “Bò giống giúp người nghèo biên giới”: Từ năm 2014 - 2016 BĐBP
đã phối hợp với Tập đoàn Quân đội Viettel vận động doanh nghiệp, cán bộ, chiến
sĩ, CNVCQP BĐBP vận động quyên góp, ủng hộ số tiền hơn 370 tỷ đồng mua 24.676 con bò giống, tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới các tỉnh vùng Tây Bắc, có vốn để phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống gia đình
3 Tham mưu, vận động tổ chức kết nghĩa các xóm, bản, cụm dân cư hai bên biên giới Việt Nam và các nước láng giềng
-Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã kết nghĩa được 29 cặp thôn, bản, cụm dân cư hai bên biên giới
-Tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã kết nghĩa được 86 cặp làng, bản cụm dân cư hai bên biên giới
-Tuyến biên giới Việt Nam - Cambuchia đã kết nghĩa được 36 buôn, sóc, làng, cụm dân cư hai bên biên giới
4 Chương trình “Nâng bước em tới trường”: BĐBP đã nhận đỡ đầu 2.844 cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với mức hồ chợ 500.000 đồng/em/ tháng cho đến khi tốt nghiệp PTTH Trong số học sinh trên có 87 em học sinh nước bạn Lào và 91 em học sinh nước bạn Camphuchia Riêng các Đồn Biên phòng còn giúp đỡ chăm nuôi 40 em ăn, ở tại đơn vị
5 Chương trình “Hãy làm sạch biển”: Do Đoàn thanh niên BĐBP phối hợp với Trung tâm tin tức VTV24, vận động tuyên truyền đoàn viên, thanh niên, nhân dân các tỉnh, thành có biển hàng tháng tổ chức ít nhất từ 01 đến 02 lần (thu gom rác thải, làm sạch biển) Đã thu hút đưọc 10.000 ngàn lượt đoàn viên, thanh niên BĐBP và 20.000 lượt đoàn viên, thanh niên, nhân dân địa phương thu dọn được 875.672 tấn rác thải/130.000 km bờ biển, kết hợp trồng 80.000 ha rừng ngập mặn
* Những suy nghĩ của cá nhân về những chương trình và việc làm đó:
- Tri ân đối với đồng bào nghèo nơi biên giới, hải đảo
- Tham gia xây dụng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên
Trang 5- Chung tay, góp sức xây dụng biên giới, hải đảo ngày càng giàu mạnh
- Góp phần xây dụng nền Biên phòng toàn dân ngày càng vũng mạnh
- Xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác
và cùng phát triển
- Góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 2.000 từ) nói lên cảm xúc của mình về người chiến sĩ Biên phòng, hoặc viết một tấm gương người tốt, việc tốt ở đơn vị, địa phưoưg mình trong xây dựng và bảo
vệ biên giới./.
Trả Lời
Viết về hình ảnh người chiến sỹ bộ đội Biên phòng nơi biên cương của Tổ quốc, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ sau:
Ai đi biên giới cho lòng ta theo với Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi Suốt một đời cùng với gió giao tranh
Biên cương, hải đảo - những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu
để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm
Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song
Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:
Biên cương ơi ký thác của bao đời Người sống để cháu con về hái lộc Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…
Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:
Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời
Trang 6(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng) Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:
Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi Như cột mốc ngàn đời Làm biên giới đất đai
(Vương Trọng - Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng) Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay
Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ
(Hành trình đỏ)
Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:
Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người
(Qua triền con sóng)
Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:
Nay biên giới đang vào mùa bọ chó Ruồi vàng bay rám cả vạt giang Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang
(Thư gửi từ biên giới) Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:
Những mùa đi thăm thẳm Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già
(Đỉnh núi) Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:
Trang 7Gạo thường lên sớm, thư thời chậm Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em
(Thư mùa đông) Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:
Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra!
(Trở về Bát Xát) Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:
Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao Nếu không thế mai họ không đến lớp Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu”
(Lớp học biên phòng) Lính biên phòng là những người rất tình cảm Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở
cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về
bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng
Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến
sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí
Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực
tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà
“tự do” giả hiệu Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới
Trang 8mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này
Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc