Cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân Trên cơ sở phân tích bài như trên, có thể xác định chủ đề bài học gồm: - Khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo - Hình chiếu trục
Trang 1Tác giả: ………
Tổ phó tổ: ……….
Trường: ……….
Chủ đề: ………
Học sinh: Lớp 11, dự kiến số tiết dạy: 2 tiết
CHỦ ĐỀ: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài học có các nội dung chính sau:
1 Khái niệm
a Thế nào là hình chiếu trục đo
b Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
2 Hình chiếu trục đo vuông góc đều
a Thông số cơ bản
b Hình chiếu trục đo của hình tròn
3 Hình chiếu trục đo xiên góc cân
a Góc trục đo
b Hệ số biến dạng
4 Cách vẽ hình chiếu trục đo
a Cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
b Cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
Trên cơ sở phân tích bài như trên, có thể xác định chủ đề bài học gồm:
- Khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều và cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân và cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
Dự kiến chia số tiết như sau:
Tiết 1:- Khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
-Hình chiếu trục đo vuông góc đều và cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
Tiết 2: - Hình chiếu trục đo vuông góc đều và cách vẽ hình chiếu trục đo
vuông góc đều (Tiếp tục phần ôn luyện cách vẽ hình chiếu trục đo)
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân và cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
II MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học
Trang 2Bài học này sẽ được thực hiện trong 2 tiết với những mục tiêu sau:
* Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hiểu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân
* Kỹ năng:
- Biết cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể đơn giản
- Biết cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân của vật thể đơn giản
- Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
* Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của hình chiếu trục đo trong thiết kế kỹ thuật
- Thực hiện đúng quy trình vẽ các hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân
2 Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực vẽ kỹ thuật
- Năng lực tính toán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC
1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên
- Lập kế hoạch dạy học
- Các phiếu học tập cho các nhóm
- Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to các hình trong sách giáo khoa, máy chiếu, máy tính,…
* Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh tìm hiểu nội dung chủ đề thông qua sách giáo khoa, mạng internet
2 Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1 Mục đích: Ôn lại kiến thức bài học trước như: Hình chiếu vuông góc (theo
phương pháp chiếu góc thứ nhất), mặt cắt, hình cắt và chuẩn bị tâm thế học bài học mới
GV: Những tiết học trước các em đã tìm hiểu về hình chiếu vuông góc, mặt cắt,
hình cắt của một số vật thể đơn giản như:
Trang 32 Nội dung Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có em hãy vẽ nhanh hình
chiếu vuông góc của vật thể có nhình như sau:
3 Kỹ thuật tổ chức hoạt động
a Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên vẽ hình lên bảng yêu cầu học sinh làm bài tập vào nháp, đồng thời giáo viên gọi 01 học sinh lên thực hiện trên bảng
b Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
c Báo cáo, trình bày kết quả
- Khi hết thời gian làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh hướng lên bảng(hoạt động nhóm)
Hoạt động cá nhân: Học sinh tiến hành làm bài tập vào nháp
Hoạt động cả lớp: Cả lớp hướng lên bảng để xem kết quả 1 bạn lên bảng vẽ hình Giáo viên gọi một em học sinh nhận xét bài của bạn và so sánh kết quả của bài mình làm
d Sản phẩm, kết quả
Trang 4Vật thể Hình chiếu
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1 Mục đích
-Tiếp thu kiến thức mới về hình chiếu trục đo ở bài 5 SGK Công nghệ 11, để:
- Xác định những nội dung kiến thức cơ bản hình chiếu trục đo như: Thế nào là hình chiếu trục đo, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân
- Vận dụng kiến thức về hình chiếu trục đo để áp dụng vào những tình huống thực tiễn
2 Nội dung
- Khái niệm hình chiếu trục đo và các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo vuông góc đều, cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo xiên góc cân, cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân
3 Kỹ thuật tổ chức hoạt động
a Chuyển giao nhiêm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động cả lớp
Như vậy các em đã làm việc: Vẽ hình chiếu từ hình vật thể sang các hình chiếu
Hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu về cách chuyển từ các hình chiếu thành hình vật thể (Hay còn gọi là hình chiếu trục đo)
II Khái niệm
1 Thế nào là hình chiếu trục đo
Hoạt động cá nhân:
Các em quan sát hình 5.1 Sách giáo khoa trang 27
Trang 5hình
không gian ba chiều có gắn hệ trục toạ độ OXYZ, có 3 điểm A, B, C, chiếu theo một phương l nào đó lên trên mặt phẳng (P’) có được hệ trục tọa độ mới O’X’Y’Z’
và vật thể có 3 điểm A’, B’, C’ Vật thể trên mặt phẳng (P’) được gọi là hình chiếu trục đo
Thế nào là hình chiếu trục đo?
Dự kiến học sinh trả lời: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể
được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2 Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a Góc trục đo
Hoạt động cả lớp: Các em quan sát hình trên sẽ thấy trên mặt phẳng (P’) có hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’ , góc giữa các trục tọa độ gọi là góc trục đo
Hoạt động cá nhân: Em hãy tìm các góc trục đo của hình trên?
Dự kiến học sinh trả lời:
Góc trục đo gồm có: �X O Y' ' ' , Y O Z�' ' ', �X O Z' ' '
b Hệ số biến dạng
Hoạt động cả lớp:
- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó
Từ hình trên thấy hệ số biến dạng của các trục như sau:
O’A’/OA=p là hệ số biến dạng theo trục O’X’
O’B’/OB=q là hệ số biến dạng theo trục O’Y’
O’C’/OC=r là hệ số biến dạng theo trục O’Z’
III Hình chiếu trục đo vuông góc đều
1 Thông số cơ bản
Hoạt động cá nhân
Trang 6GV: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có những thông số cơ bản nào?
Dự kiến học sinh trả lời
- Góc trục đo gồm có: �X O Y' ' '= Y O Z�' ' '=�X O Z' ' ' = 1200
- Hệ số biến dạng: p = q= r =1
2 Hình chiếu trục đo của hình tròn
Hoạt động cả lớp: Giáo viên giới thiệu hình chiếu trục đo của đường tròn trên các mặt phẳng của hình chiếu trục đo vuông góc đều
elip bằng 1,22d; trục ngắn của elip bằng 0,71d (trong đó d là đường kính của hình tròn), các mặt phẳng nghiêng khác nhau thì trục dài và trục ngắn quay khác nhau
3 Cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều
Hoạt động cả lớp: GV chủ trì
Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có hình chiếu như hình 5.7 SGK
Cách 1: Như sách giáo khoa đã hướng dẫn trang 30, Vẽ các đường song song với
trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài a,
rộng b, cao c đặt lên ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng
Trang 7Bước 2: Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục O’X’
và chiều cao e và f theo trục O’Z’
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các hình
chiếu trục đo của vật thể
Cách 2: Vẽ các đường song song với trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể lên mặt phẳng X’O’Z’
Bước 2: Từ các góc của vật thể kẻ các đường song song với trục O’Y’ có khoảng cách b là chiều rộng của vật thể Sau đó nối các điểm có được bằng các đường thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các hình
chiếu trục đo của vật thể
IV Hình chiếu trục đo xiên góc cân
1 Các thông số cơ bản
Hoạt động cả lớp:
GV: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có những thông số cơ bản nào?
Dự kiến học sinh trả lời
- Góc trục đo gồm có: �X O Y' ' '= Y O Z�' ' '= 1350, �X O Z' ' ' = 900
Góc trục đo có 2 dạng như sau:
- Hệ số biến dạng: p = r =1, q =0,5
2 Cách vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân (tương tự như cách vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều)
Hoạt động cả lớp: GV chủ trì
Ví dụ: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể có hình chiếu như hình 5.7 SGK
Cách 1: Như sách giáo khoa đã hướng dẫn trang 30, Vẽ các đường song song với
trục O’Y’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài a,
rộng b, cao c đặt lê ba trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng
Trang 8Bước 2: Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của nó theo trục O’X’
và chiều cao e và f theo trục O’Z’
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các hình
chiếu trục đo của vật thể
Cách 2: Vẽ các đường song song với trục O ’ Y ’ tịnh tiến vào phía trong
Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể lên mặt phẳng X’O’Z’
Bước 2: Từ các góc của vật thể kẻ các đường song song với trục O’Y’ có khoảng cách b là chiều rộng của vật thể Sau đó nối các điểm có được bằng các đường thẳng song song với các cạnh của hình chiếu đứng
Bước 3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện các hình
chiếu trục đo của vật thể
Lưu ý: Khi kẻ các đường song song với trục O’Y’ lưu ý đến hệ số biến dạng q=0,5
3 Sản phẩm, kết qủa
- Học sinh hiểu được thế nào là hình chiếu trục đo và các thông số cơ bản
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức cơ bản để biết cách thực hiện vẽ các hình chiếu trục đo theo yêu cầu
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
1 Mục đích
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được
2 Nội dung
Làm bài tập Gv giao
3 Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau
GV: Giới thiệu cách làm theo từng phương án và từng loại hình chiếu trục đo
Các bài tập giáo viên giao làm theo từng bước
Trang 9Đáp án
Đáp án
Đáp án
1 Hoạt động cá nhân
2 Hoạt động nhóm
3 Hoạt động cả lớp
Bài tập 1: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu như
sau:
Bài tập 2: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu như
sau:
Bài tập 3: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu như
sau:
Bài tập 4: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và của vật thể có hình chiếu như sau: (Bài tập nâng cao)
Trang 10b.Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống
c.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Làm việc cả lớp
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến
d.Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá
và đánh giá đồng đẳng
Ghi kết quả đánh giá vào vở
e Sản phẩm học tập
Ghi chép kết quả bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc
cả lớp
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1 Mục đích
Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học ở lớp để phân tích, đánh giá về các bài tập đã làm Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được
2 Nội dung
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá cách vẽ hình chiếu trục đo
- Đề xuất ý kiến hoặc cách thực hiện khác
3 Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu về các bài tập trang 36, SGK Công nghệ 11
Trang 114 Sản phẩm học tập
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ
RỘNG
1 Mục đích
Học sinh mở rộng hiểu biết về
hình chiếu trục đo
2 Nội dung và kĩ thuật thực hiện
Học sinh tra cứu trên mạng
internet, tìm đọc sách liên quan đến
nội dung bài học để tìm hiểu thêm
hình chiếu trục đo của những vật thể
phức tạp
Hoạt động cá nhân
Giáo viên giao cho HS:
Bài tập: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể có hình chiếu như sau:
Trang 123 Sản
phẩm học tập
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về hình chiếu trục đo