Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh mà em biết hoặc đã đến tham quan Người đăng: Vũ Mừng Ngày: 29012018 Đề bài: Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh mà em biết hoặc đã đến tham quan bài văn mẫu lớp 6 Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của một vùng châu thổ phù sa sông Hồng. Vùng quê Thái Bình ven sông, ven biển nơi còn lưu lại dấu tích của nền văn minh lúa nước ngàn xưa. Quê tôi không chỉ nổi tiếng với cánh đồng lúa bát ngát, những bãi biển tự nhiên mà còn có hình ảnh chùa Keo như chẳng thể phai mờ trong tâm thức của người dân quê lúa. Người Thái Bình hôm nay, vẫn còn rỉ tai hát cho nhau nghe câu ca dao xưa: “Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ hội chùa Keo Thái Bình”. Chùa Keo nằm trên địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, được xây dựng cách đây 400 năm để tưởng nhớ thiền sư Dương Không Lộ. Tôi đến thăm chùa Keo rất nhiều lần nhưng cảm xúc thành kính vẫn y nguyên với tôi như lần đầu được đặt chân vào miền đất Phật này. Cũng giống nhiều ngôi chùa khác ở Bắc bộ, chùa Keo được xây dựng với kiến trúc cổ từ thời Lý. Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim, gồm 107 gian vô cùng rộng lớn. Chùa Keo được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất cả nước. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2 mét. Những cây cột trụ trong chùa được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng người nghệ dân xưa đã khéo kéo chạm khắc các bông sen tinh tế ở trên. Cánh cửa lim trầm mặc, qua năm tháng đổi thay của thời gian vẫn lặng lẽ ở đó, không có gì thay đổi. Bước vào trong ngôi chùa, sự uy nghi bao phủ toàn bộ không gian tâm linh nơi đây. Mỗi gian thờ tôi thấy các bức hoành phi, câu đối rất đẹp, trạm trổ từng dòng chữ Nho uốn lượn. Những bức tượng Phật thấp thoáng sau làn hương khói làm cho ngôi chùa thêm phần linh thiêng, cổ kính. Đến với chùa Keo, tôi không chỉ bị lôi cuốn bởi ngôi chùa rộng lớn, mà chùa còn có công trình kiến trúc vô cùng tuyệt mĩ, đó là gác chuông. Điểm độc đáo của gác chuông là bằng những mộng gỗ xếp vào nhau mà không dùng bất kì một đinh sắt nào để gia cố. Qua bàn tay tỉ mỉ của người nghệ nhân chạm khắc, từng đường nét trang trí mỹ thuật điêu luyện làm tôn vẻ đẹp lộng lẫy của toà tháp. Đứng trên gác chuông, tôi thả hồn mình theo những cánh cò trắng chập chờn nơi đồng lúa mênh mông, mang đến cho tôi biết bao trải nghiệm tuyệt vời tại nơi đây. Ngôi chùa cổ kính, đã đứng vững vàng qua 400 năm vói những biến động của lịch sử. Trải qua nhiều đợt trùng tu chùa Keo vẫn giữ được những giá trị văn hoá, kiến trúc của riêng mình. Chùa Keo được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cần được giữ gìn và bảo vệ. Hằng năm, lễ hội chùa Keo được tổ chức vào tháng giêng và tháng chín âm lịch, thu hút nhiều khách thăm quan trên mọi miền đất nước. Chùa Keo đã trở thành một biểu tượng ăn sâu vào văn hoá và tiềm thức của người dân Thái Bình. Người Thái Bình dẫu có đi đâu xa vẫn tự hào về một di tích lịch sử của quê hương. Với tôi, chùa Keo trở thành một phần kí ức không thể phai nhoà trong những năm tháng tuổi thơ.
Trang 1Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam
thắng cảnh mà em biết hoặc đã đến
tham quan
Người đăng: Vũ Mừng - Ngày: 29/01/2018
Đề bài: Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh mà em biết hoặc đã đến tham quan - bài văn mẫu lớp 6
Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của một vùng châu thổ phù sa sông Hồng Vùng quê Thái Bình ven sông, ven biển nơi còn lưu lại dấu tích của nền văn minh lúa nước ngàn xưa Quê tôi
không chỉ nổi tiếng với cánh đồng lúa bát ngát, những bãi biển tự nhiên mà còn có hình ảnh chùa Keo như chẳng thể phai mờ trong tâm thức của người dân quê lúa.
Người Thái Bình hôm nay, vẫn còn rỉ tai hát cho nhau nghe câu ca dao xưa: “Dù cho cha đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo Thái Bình” Chùa Keo nằm trên địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, được xây dựng cách đây 400 năm để tưởng nhớ thiền sư Dương Không Lộ Tôi đến thăm chùa Keo rất nhiều lần nhưng cảm xúc thành kính vẫn y nguyên với tôi như lần đầu được đặt chân vào miền đất Phật này Cũng giống nhiều ngôi chùa khác ở Bắc bộ, chùa Keo được xây dựng với kiến trúc cổ từ thời Lý Toàn
bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim, gồm 107 gian vô cùng rộng lớn Chùa Keo được mệnh danh
là ngôi chùa lớn nhất cả nước Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2 mét Những cây cột trụ trong chùa được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng người nghệ dân xưa đã khéo kéo chạm khắc các bông sen tinh tế ở trên Cánh cửa lim trầm mặc, qua năm tháng đổi thay của thời gian vẫn lặng lẽ ở đó, không có gì thay đổi Bước vào trong ngôi chùa, sự uy nghi bao phủ toàn bộ không gian tâm linh nơi đây Mỗi gian thờ tôi thấy các bức hoành phi, câu đối rất đẹp, trạm trổ từng dòng chữ Nho uốn lượn Những bức tượng Phật thấp thoáng sau làn hương khói làm cho ngôi chùa thêm phần linh thiêng, cổ kính
Đến với chùa Keo, tôi không chỉ bị lôi cuốn bởi ngôi chùa rộng lớn, mà chùa còn có công trình kiến trúc
vô cùng tuyệt mĩ, đó là gác chuông Điểm độc đáo của gác chuông là bằng những mộng gỗ xếp vào nhau
mà không dùng bất kì một đinh sắt nào để gia cố Qua bàn tay tỉ mỉ của người nghệ nhân chạm khắc, từng đường nét trang trí mỹ thuật điêu luyện làm tôn vẻ đẹp lộng lẫy của toà tháp Đứng trên gác chuông, tôi thả hồn mình theo những cánh cò trắng chập chờn nơi đồng lúa mênh mông, mang đến cho tôi biết bao trải nghiệm tuyệt vời tại nơi đây
Ngôi chùa cổ kính, đã đứng vững vàng qua 400 năm vói những biến động của lịch sử Trải qua nhiều
đợt trùng tu chùa Keo vẫn giữ được những giá trị văn hoá, kiến trúc của riêng mình Chùa Keo được
công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cần được giữ gìn và bảo vệ Hằng năm, lễ hội chùa Keo được
tổ chức vào tháng giêng và tháng chín âm lịch, thu hút nhiều khách thăm quan trên mọi miền đất nước
Chùa Keo đã trở thành một biểu tượng ăn sâu vào văn hoá và tiềm thức của người dân Thái Bình Người Thái Bình dẫu có đi đâu xa vẫn tự hào về một di tích lịch sử của quê hương Với tôi, chùa Keo trở thành một phần kí ức không thể phai nhoà trong những năm tháng tuổi thơ