1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Về bài thơ: Hai nửa vầng trăng

3 1,8K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Về bài thơ Hai nửa vầng trăngBài thơ Hai nửa vầng trăng của tác giả Hoàng Hữu là một câu chuyện buồn man mác, lãng mạn, mộng mơ về mối tình không thành của đôi trai gái, rất hợp với nhữn

Trang 1

Về bài thơ Hai nửa vầng trăng

Bài thơ Hai nửa vầng trăng của tác giả Hoàng Hữu là một câu chuyện buồn man

mác, lãng mạn, mộng mơ về mối tình không thành của đôi trai gái, rất hợp với những tâm hồn ở độ tuổi thanh thiếu niên Tôi hay đọc bài thơ này cho bạn bè, người thân nghe, đôi khi lại chỉ lẩm nhẩm đọc cho… chính mình Thích thì thích thật nhưng giả dụ nếu có ai hỏi

tôi rằng Hai nửa vầng trăng hay ở chỗ nào, lãng mạn ở chỗ nào, cái gì làm nên nỗi buồn

cho bài thơ… thì tôi đành chịu Nỗi khát khao muốn giải thích cho thỏa đáng, cho rõ ràng cái hay của bài thơ cứ canh cánh bên lòng Để rồi một ngày tôi chợt "mặc khải" về bài thơ

Xin được dẫn lại đây cách hiểu của mình về Hai nửa vầng trăng.

Hai nửa vầng trăng

Tình cờ anh gặp lại vầng trăng

một nửa vầng trăng thôi một nửa

trăng vẫn đấy mà em xa cách quá

nơi cuối trời em có ngóng trăng lên?

Nắng tắt lâu rồi trăng thức dậy dịu êm

trăng đầu tháng có lần em ví

Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa

tên anh như nửa trăng mờ tỏ

ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời

Ôi vầng trăng theo con nước đầy vơi

trăng say đắm rào trên cỏ ướt

trăng đầu tháng như đời anh

chẳng thể nào khác được

trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết em đã khóc

trăng từng giọt tan vào anh mặn chát em đã khóc

nhưng làm sao tới được

bến bờ anh tim dội sóng không cùng

đến bây giờ trăng vẫn cứ xanh

cứ một nửa như đời anh một nửa

nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ…

Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ

mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.

HOÀNG HỮU

Bài thơ như lời nhà phê bình Hồng Diệu đã từng nhận định là miêu tả một nỗi

buồn: "Ta chỉ cảm thấy bài thơ buồn, một nỗi buồn cô đơn cả một tình yêu đầy trắc trở.

Và dù cuối bài, nhà thơ có tỏ ra tin tưởng và hy vọng, nhưng vẫn không quên nỗi buồn

Trang 2

xưa" Vậy nỗi buồn được thể hiện ở những khía cạnh nào? Trước nhất nó được biểu hiện ở

những cụm từ gợi cảm giác chia ly Những từ này phân bố trong bài thơ kiểu "nhiều cây

thành rừng" Tất cả có 12 từ gồm có 7 từ một nửa và các cụm từ xa quá, bỏ quên, chẳng thể nào khác được, hao khuyết trải dài từ đầu đến cuối, tạo nên một trường ngữ nghĩa gợi

nên âm hưởng chia ly buồn bã Chúng ta sẽ thấy hơn âm hưởng này khi khảo sát mối quan

hệ giữa số lần xuất hiện của hai nhân vật trữ tình anh, em Trong bài thơ, từ

Anh: Xuất hiện 7 lần

Em: Xuất hiện 6 lần

Hai con số này gợi lên nhiều điều Đây là một số chẵn và một số lẻ Chúng tuy gần nhau, sát nhau nhưng lại lệch nhau, không cân xứng Hơn nửa tổng của hai số này là 13 Một con số rất không đẹp, một con số nhiều người kiêng ngại Hai điểm này gợi liên tưởng

về một điểm bất an, trắc trở về mối tình giữa hai nhân vật anh và em Gần nhau thật đấy, yêu sát nhau thật đấy nhưng xét về tổng thể lại không hợp, lại thiếu một chút gì tựa như là duyên, là phận, là hòa hợp để đi xa hơn nữa Cứ cho rằng sự xuất hiện của những con số dù

là ngẫu nhiên vì trong nhiều bài thơ hiện tượng này cũng xảy ra Nhưng trong một văn cảnh, một cảm hứng cụ thể tất yếu chúng sẽ phải mang ý nghĩa của cảm hứng cụ thể đó Ở bài thơ này là nỗi buồn Còn trong bài thơ khác, dựa vào cảm hứng chủ đạo của bài thơ đó, chúng có thể mang ý nghĩa khác (Về bản thân mình, chúng tôi tin rằng sự xuất hiện của những con số trong bài thơ này là vô thức của tác giả chi phối, sắp đặt trong quá trình sáng tác)

Để ý một chút, chúng ta thấy số lần xuất hiện của nhân vật trữ tình anh ngang bằng với số lần xuất hiện của cụm từ một nửa Bảy và bảy Một sự tương ứng 1:1 Điều này phản ánh rằng nhân vật anh luôn đồng hành với nỗi cô đơn, với cảm giác thui thủi một mình

Sau cùng, chúng ta hãy nhìn vào trật tự phân bố của cặp từ anh-em theo chiều dọc

toàn văn bản Đây là trình tự xuất hiện của chúng (Xin ghi tắt A thay cho anh, E thay cho

em)

A-E-E-E-A-A-A-E-A-E-A-A-E

1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12-13

Người xưa từng nói Thi trung hữu nhạc Vậy chúng ta hãy xem nhạc tính của

"đoạn nhạc" trên như thế nào? Nếu coi trình tự xuất hiện này như một đoạn nhạc thì ở đây người nhạc sĩ đã ghi sai một nốt Chỉ một nốt thôi nhưng đã làm cả đoạn nhạc sai nhịp Nốt nhạc sai đó nằm ở vị trí mười hai Từ nốt đầu đến nốt thứ mười phân bố rất cân xứng, hài hòa

A-E-E-E-A-A-A-E-A-E (1:3; 3:1; 1:1)

Về lý để đảm bảo sự hài hòa, cân đối của đoạn nhạc thì khi A xuất hiện ở vị trí thứ mười một, vị trí thứ mười hai phải là E Và vị trí mười ba-vị trí cuối là A Khi đó chúng ta

sẽ có một đoạn nhạc như sau:

A-E-E-E-A-A-A-E-A-E-A-E-A

Đoạn nhạc khởi đầu là A, kết thúc cũng là A, phân bố nhịp nhàng và đối xứng, gợi nên âm hưởng du dương, êm ái Nhưng đáng tiếc điều chúng ta mong muốn đã không xảy

ra Vị trí mười một là A và vị trí mười hai cũng là A Vậy là hỏng cả đoạn nhạc Sự trúc trắc ở cuối đoạn nhạc này còn gợi nên điều gì khác ngoài sự trúc trắc trong tình duyên của hai người Hơn nửa, vị trí của nốt nhạc sai này chiếu theo bài thơ thì rơi vào những câu:

Nhưng làm sao tới được

Bến bờ anh tim dội sóng không cùng

Trang 3

đến bây giờ trăng vẫn cứ xanh

cứ một nửa như đời anh một nửa

Trái tim là biểu tượng của tình yêu, biểu tượng của một mối tình trọn vẹn Sự trúc trắc xảy ra ở nhịp quan trọng nhất này đã phản ánh rõ ràng tình yêu của anh và em không

bao giờ kết thúc theo dạng Happy end.

ĐOÀN MINH TÂM

Ngày đăng: 19/08/2013, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w