1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ đề kiểm tra học kì

2 288 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Trường THPT Nam Hải Lăng Họ và tên:……………………. Lớp :…………………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC I - LỚP 11 Năm học 2008-2009 MÔN: Vật lý 11– Ban cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi VL187 I. Trắc nghiệm (6đ) : Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án và tô tròn vào câu trả lời ở phiếu trả lời (mỗi đáp án đúng 0,33đ). Câu 1: Hiệu điện thế U MN =6V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng ? A. V M =6V B. V N =6V C. V N -V M =6V D. V M -V N =6V Câu 2: Một electron đặt trong điện trường có độ lớn 100V/m sẽ chịu một lực điện có độ lớn: A. 1,6.10 -17 N B. 1,6.10 -21 N C. 1,6.10 -10 N D. 3,2.10 -17 N Câu 3: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng: A. Không thay đổi B. Giảm đi một nữa C. Tăng lên gấp đôi D. Giảm đi 4 lần Câu 4: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là: A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường. B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường. C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường. D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. Câu 5: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho nguồn điện về: A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện. C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện. D. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. Câu 6: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của: A. Các ion âm ngược chiều điện trường. B. Các ion dương cùng chiều điện trường. C. Các electron tự do ngược chiều điện trường. D. Các proton ngược chiều điện trường. Câu 7: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với: A. Khối lượng dung dịch trong bình B. Điện lượng chuyển qua bình. C. Khối lượng chất điện phân D. Thể tích của dung dịch trong bình Câu 8: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là: A. 12 1 A B. 0,2 A C. 48 A D. 12 A Câu 9: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: A. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. Câu 10: Một tụ điện có điện dung C = 6 (µF) được mắc vào nguồn điện 100 (V). Năng lượng của điện trường giữa hai bản tụ điện là: A. 30 (mJ). B. 300 (mJ). C. 3 (mJ). D. 0,3 (mJ). Câu 11: Suất điện động của acquy là 8V. Công của lực lạ làm dịch chuyển lượng điện tích 0,8C bên trong nguồn điện là: A. 0,64J B. 1J C. 6,4J D. 10J Câu 12: Hai điện tích điểm q 1 = +3.10 -6 (C) và q 2 = -3.10 -6 (C), đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. Lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). B. Lực hút với độ lớn F = 90 (N). C. Lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). D. Lực hút với độ lớn F = 45 (N). Trang 1/2 - Mã đề thi 187 Đề chính thức Câu 13: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO 3 , cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho A Ag =108 (g/mol), n Ag = 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là: A. 1,08 (kg). B. 0,54 (g). C. 1,08 (mg). D. 1,08 (g). Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng. A. Tia Catôt chỉ mang năng lượng khi đập vào một vật nào đó. B. Tia Catôt bị lệch trong điện trường và từ trường. C. Tia Catôt tự phát quang. D. Tia Catôt phát ra theo mọi phương từ mặt catôt. Câu 15: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời của: A. Các ion âm. B. Các ion dương C. Các ion dương, ion âm và electron tự do D. Các ion dương và các ion âm Câu 16: Số electron đi qua tiết diện thẳng của 1 dây dẫn kim loại trong 1s là 1,25.10 19 (electron). Điện lượng chuyển qua tiết diện đó trong thời gian 15s là: A. 15C B. 18,75C C. 2C D. 1,25C Câu 17: Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện xảy ra khi: A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai mối hàn bằng nhau. B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai mối hàn bằng nhau. C. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhịêt độ ở hai mối hàn khác nhau. D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai mối hàn khác nhau. Câu 18: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây: A. Jun (J) B. Oát (W) C. Culông (C) D. Niutơn (N) II. Tự luận (4đ) : Cho mạch điện như hình vẽ: , Ω= 5,0r , Đèn có P đm =9W, U đm = 6V, R 2 =4Ω, R 3 =8Ω, R 4 =1Ω. a. Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn điện ? b.Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và hiệu điện thế mạch ngoài (U AB ) ? c. Tính công của nguồn điện thực hiện trong 10 phút ? d. Thí sinh chọn một trong hai câu hỏi sau: - Xác định hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch MN (U MN ) và PM (U MP ) ? - Xác định hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn và nhận xét độ sáng của bóng đèn ? ----------------------------------------------- ----------- Hết nội dung đề thi ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 187 . tên:……………………. Lớp :…………………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11 Năm học 2008-2009 MÔN: Vật lý 11– Ban cơ bản Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi VL187 I. Trắc nghiệm. Lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). D. Lực hút với độ lớn F = 45 (N). Trang 1/2 - Mã đề thi 187 Đề chính thức Câu 13: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO 3

Ngày đăng: 19/08/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w