Phân biệt các khái niệm đối tượng nộp thuế người nộp thuế đối tượng chịu thuế vàngười chịu thuế?. - Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động
Trang 1Phân biệt các khái niệm đối tượng nộp thuế người nộp thuế đối tượng chịu thuế và
người chịu thuế ?
- Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối
tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp
thuế cho nhà nước.
-Người nộp thuế là người trực tiếp nộp thuế Theo Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 thì Người nộp
thuế là:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi
chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế
=> Như vậy, không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế đều là
đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định
-đối tượng chịu thuế: là những hàng hoá,dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh
của sắc thuế đó (là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định) Đối
tượng chịu thuế chính là mục đích của sắc thuế nhằm tác động lên để điều tiết một phần thu
nhập từ các hoạt động này vào ngân sách nhà nước
-người chịu thuế Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộp thuế trực
tiếp cho cơ quan thuế
-Được qui định cụ thể trong đạo luật - Không được xác định trong đạo luật
- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc nộp thuế
cho cơ quan thuế - Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng khôngphải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếp cho cơ quan
thuế
- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ