ĐỀ 15 Phần I ( 3đ ) Các nhân vật : ông hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét đẹp đáng quí. Dùng câu trên làm mở đoạn, em hãy viết đoạn văn diễn dịch dài khoảng 12 câu. Trong có có câu mà chủ ngữ là một cụm chủ vị ( gạch chân câu đó ). Phần II : ( 7 điểm ) Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Hai khổ thơ trên có trong bài nào ? Ai là tác giả ? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã hoc trong chương trình Trung học cơ sở. Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì ? 3. Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ : Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 4. Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của mình về tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ trên. Gợi ý Phần I ( 3đ ) Các nhân vật : ông hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét đẹp đáng quí. Dùng câu trên làm mở đoạn, em hãy viết đoạn văn diễn dịch dài khoảng 12 câu. Trong có câu mà chủ ngữ là một cụm chủ vị ( gạch chân câu đó ). - Câu mở đoạn : đề đã cho - Các ý chính cần có : • Ông hoạ sĩ : Ông hoạ sĩ - người nghệ sĩ khát khao sáng tạo, đam mê nghệ thuật đến cháy bỏng ; là người từng trải, ông hoạ sĩ có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người. Ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh “ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ .”. • Cô kỹ sư hiện lên với suy nghĩ và tình cảm trong sáng tươi tắn về cuộc sống và con người. Cô hiểu về cuộc sống tuyệt đẹp của anh cán bộ khí tượng về “thế giới những con người như anh ”, về con đường mà cô đã lựa chọn, đang đi đi tới - lên công tác ở miền núi; tâm hồn cô bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. • Bác lái xe với lời kể hóm hỉnh khiến cô kỹ sư trẻ, ông hoạ sĩ già và người đọc được kích thích sự chú ý chờ đón sự xuất hiện của anh thanh niên - người cô độc nhất thế gian luôn mang nỗi “thèm ” được gặp người. Những cảm xúc và suy nghĩ của con người bình dị này đã làm hình ảnh anh thanh niên hiện lên rõ nét hơn , góp phần làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm : có bao nhiêu con người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước. - Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : câu có chủ ngữ là một cụm chủ vị ( dùng câu đầu giới thiệu về bác lái xe ). - Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. Phần II : ( 7 điểm ) Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Hai khổ thơ trên có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Bài thơ viết năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất là trên tuyến đường Trường Sơn- tuyến giao thông huyết mạch đưa hàng hoá, vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. - Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ năm 1969 và được in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. 2. Nội dung của những câu thơ trên: - Hai khổ thơ trên viết về tình đồng đội chan hoà thân thiết của những người lính gợi cho em nhớ đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã học trong chương trình Trung học cơ sở. - Điểm giống nhau của hai bài thơ đó : + Viết về những người lính dũng cảm coi thường hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc - giải phóng, thống nhất đất nước. + Cả hai bài thơ đều viết rất hay, rất cảm động về tình đồng đội thân thiết của những người lính chiến đấu nơi mặt trận gian khổ, thiếu thốn và đầy hiểm nguy. 3. Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ : Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Hai câu thơ nằm ở cuối tác phẩm không thuộc hàng những câu thơ đặc sắc, trái lại lại hết sức giản dị nhưng vẫn với giọng điệu thản nhiên gợi hành trình chiến đấu, nhịp sống đầy lạc quan tin tưởng của những người lính trẻ - Hai chữ “chông chênh” đã diễn tả được nhịp võng lắc trên những chiếc xe, hiện thực cuộc sống đầy gian khổ của người lính lái xe. Những chiến sĩ trẻ chỉ có thời gian ngắn ngủi dừng lại để ăn cơm , còn những giắc ngủ của họ cũng diễn ra trên hành trình xe chạy dưới bom đạn của quân thù - Hiện thực chiến đấu gian khổ ấy với giấc ngủ chông chênh trên võng nhưng ý chí chiến đấu của họ luôn vững vàng. Sức trẻ và tình yêu Tổ quốc là sức mạnh để họ băng qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, để họ sống lạc quan và tươi trẻ. - Đoàn xe lên đường với câu hát Lại đi, lại đi trời xanh thêm . Điệp ngữ “ lại đi ” khẳng định hành trình bất tận không ngưng nghỉ của tiểu đội xe không kính. Họnluôn trong tư thế trên đường, tư thế của những người “ta đi tới”. - Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi lên tâm hồn chan chứa lạc quan, đầy hy vọng, vô cùng yêu đời của những người lính trẻ- thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. 4. Đoạn văn diễn tả suy nghĩ của mình về tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ trên: * Lựa chọn những câu thơ thể hiện tình động đội trong bài thơ * Phát hiện ý nghĩa trong từng câu thơ: - Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hoà trong tình đồng đội, đồng chí : Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Họ có thể bắt tay nhau mà không cần mở cửa xe, thật thoải mái mà cũng thật thắm thiết. Tình cảm của những chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn biểu hiện thật giản dị, chân thật mà sâu sắc trên nền hiện tực gian khổ khốc liệt của chiến trường. Cái bắt tay ấy đã truyền sang nhau tình cảm đông đội và ý chí quyết tâm vượt qua gian khổ để chiến đấu. - Nguy hiểm vì phải đối mặt với bom đạn, gian khổ vì phải lái những chiếc xe không kính nhưng những chiến sĩ trẻ ấy luôn lạc quan. Họ tươi cười, sống sôi nổi trẻ trung với nụ cười luôn nở trên môi : nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - Những phút dừng chân nghỉ ngơi, những người lính trẻ gắn bó với nhau thân thiết như anh trong gia đình : chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Những người lính trẻ có định nghĩa về gia đình thật lạ, thật hay mà cũng thật chí tình; thật hóm mà cũng thật sâu sắc. Tình đồng đội nơi chiến trường thật thiêng liêng. Tình cảm ấy đã làm ấm lòng người chiến sĩ khi xa nhà và tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua những lần “bom giật, bom rung”, để họ đượ bên nhau trong vô vàn cái chunng gần gũi : chung bát đũa. chung nhịp võng cùng bắt tay qua cửa kính vỡ, cùng có một trái tim tràn đầy tình yêu Tổ quốc để đưa những chiếc xe không kính tới đích, cùng chiến đấu vì miền Nam phía trước. . chủ ngữ là một cụm chủ vị ( gạch chân câu đó ). - Câu mở đoạn : đề đã cho - Các ý chính cần có : • Ông hoạ sĩ : Ông hoạ sĩ - người nghệ sĩ khát khao sáng. ĐỀ 15 Phần I ( 3đ ) Các nhân vật : ông hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng