1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật vũ nương trong tác phẩm chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ

3 4,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 162,19 KB

Nội dung

Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó bài mẫu 1 Người đăng: Hà Hoàng Ngày: 25122017 Đề bài: Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó bài mẫu 1 ngữ văn lớp 9 Bài viết: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi. Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó bài mẫu 1 Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ Em đáp lại. Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư. Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể: Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người. Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi. Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ. Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”. Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình. Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót, càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ . Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương. Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan. Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời. Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất. Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

Trang 1

Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò

chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác

phẩm Chuyện người con gái Nam

Xương của Nguyễn Dữ

Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 25/12/2017

Đề bài: Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện

người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó - bài mẫu

1 - ngữ văn lớp 9

Bài viết:

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo

sâu sắc Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp

người đẹp nết nhưng bạc mệnh Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự

với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật Em đã

được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương

bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy

cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc

tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã

biết không?” NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” –

Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu Em cũng đáp lại : “Em đã

được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em

Trang 2

rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình” Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực

sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh

đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi

mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm

nông nghiệp Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào

phú giàu có để ý Sau đó ta theo chàng về làm vợ Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải

tòng quân ra chiến trường Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của

hai người

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh

chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên

khóe mi Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một

khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương

con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không

thuyên giảm Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt

với mẹ chồng con quyết không phụ con” Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay

cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy

con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng

mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa” Thằng bé cười khúc khích Nhìn con trẻ lòng ta càng

chua xót, càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận Mừng mừng tủi

tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi

nguồn cho mọi bi kịch đau thương

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói

với cha nó là “Cha Đản lại về kìa” Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây

ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về” Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô

tình, quên nghĩa Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi

oan

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình Mặc dù sau đó chính

cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những

ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con Nói rồi Vũ Nương bật khóc

nức nở Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho

kiếp người của ta Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình” Rồi

nàng biến mất

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ

đi học Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi Vũ Nương một người con gái tài hoa

nhưng mệnh bạc Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một

Trang 3

người vợ và một người mẹ Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời Trương Sinh chỉ là một trong

những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh

đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch

Ngày đăng: 28/12/2018, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w