Hướng dẫn tự học Photoshop CS6

266 16.4K 144
Hướng dẫn tự học Photoshop CS6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn tự học Photoshop CS6

TỰ HỌC PHOTOSHOP CS6 (Sưu tầm và biên soạn) Mục lục Bài 1 - Các tính năng cơ bản Photoshop CS6 1. Giao diện làm việc Trong bài này không trình bày chi tiết tất cả các menu, Palette, và công cụ Photoshop CS6 mà chỉ nêu một số khái niệm hoạt động cơ bản. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các lệnh và các công cụ nhất định trong suốt cuốn sách này, trong các bài phù hợp nhất với chúng. Trong bài này, bạn sẽ khám phá như cách nhận biết các lệnh menu nào có các hộp thoại, tam giác nhỏ nằm ở một góc của Palette có chức năng gì, và những công cụ nào không sử dụng thanh Options. Bạn cũng sẽ tìm hiểu cách tạo tuỳ biến môi trường Photoshop để làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kế tiếp, bạn sẽ học cách cài đặt Preferences và Color Settings của Photoshop. Mục cuối của bài – đây có lẽ là mục quan trọng nhất trong toàn bộ cuốn sách này - giải thích những gì cần thực hiện Photoshop có vẻ hoạt động không đúng cách. a. Các Palette Photoshop (và các chương trình khác trong bộ Adobe Creative Suite) sử dụng các Palette di động. Các Palette này luôn xuất hiện ở phần trên cùng của cửa sổ ảnh. Một số chúng nằm dọc theo mép phải của màn hình. Cửa sổ ảnh sẽ không bao giờ che giấu các Palette. (Tuy nhiên, các Palette có thể che dấu các Palette khác). Thanh Options (nằm ngang qua đỉnh của vùng làm việc) và Toolbox (hay thanh công cụ) nằm dọc theo mép trái của màn hình cùng các Palette. Các Palette có các tính năng Photoshop mà bạn có thể cần truy cập thường xuyên. Không phải lúc nào bạn cũng cần có các Palette hiển thị. Trong Photoshop, nhấn phím Tab để che giấu tất cả các Palette hoặc nhấn Shift+Tab để che dấu cả ngoại trừ Toolbox và thanh Options. Với ít Palette hiển thị hơn, Palette bạn có thể tạo nhiều chỗ hơn cho ảnh của bạn. Bạn có thể che giấu và hiển thị các Palette một cách có chọn lọc thông qua menu Windows. Như bạn thấy ở hình trên nhiều Palette có thể được xếp lồng (được nhóm lại với nhau). Để đưa một Palette ra phía trước, hãy nhấp vào tab của nó. Bạn cũng có thể rê tab của một Palette để di chuyển nó khỏi một nhóm đến một vị trí bất kỳ trên màn hình hoặc vào một nhóm khác. Ngoài ra, ở cuối bên phải của thanh Options là Palette Well. Theo mặc định Palette Well này chứa các Palette Brushes, Tool Pre-sets, và Layer Comp. Hãy rê tab của một Palette vào Palette Well để đưa nó ra theo cách của bạn nhưng vẫn giữ cho nó dễ truy cập. Nếu nhiều Palette của Photoshop có thể được định lại kích cỡ. Giống như một cửa sổ ảnh, bạn rê góc phía dưới bên phải của Palette để mở rộng hay thu hẹp nó. Bạn cũng có nhiều nút để điều khiển tính hiển thị và kích cỡ của Palette hay nhóm Palette. Hãy xem hình minh họa phía dưới, những người dùng Macintosh có ba nút ở góc trên bên trái của Palette, và những người dùng Windows có một cặp nút nằm ở phía trên bên phải. - Nhấp nút phải để che giấu Palette (hay nhóm Palette) - Nhấp nút trái để tối ưu hoá. Hầu như tất cả Palette Photoshop đều có một menu Palette. Bạn có thể chọn nhiều tuỳ chọn khác nhau trong nenu này. (Toolbox và thanh Options không có các menu). Bạn mở menu Palette bằng cách nhấp vào tam giác nhỏ nằm ở góc trên bên phải của Palette. Menu Palette chứa những tuỳ chọn như kích cỡ thumbnail (chẳng hạn các Palette Layers, Channels, và Paths), cách hiển thị các mục trong Palette (Swatches, Styles, và Brushes trong số các mục khác), hoặc kích cỡ và nội dung của Palette (info và Histogram). Khi Palette được nêu cố định trọng Palette Well, tam giác vốn có tác dụng mở menu sẽ xuất hiện trong tab của Palette. Nội dung của một số Palette thay đổi tự động khi bạn làm việc với ảnh của bạn. Hãy thêm vào một lớp và Palette Layer sẽ hiển thị một lớp mới. Nếu bạn lưu một vùng chọn, Palette Channel sẽ hiển thị một kênh alpha mới. Khi bạn rê một cộng cụ xếp, Palette Layer nhận một lớp mới và Palette Path hiển thị mặt nạ vector của lớp đó. Bạn điều khiển một số Palette khác bằng cách tải (và xoá) nội dung thông qua các menu Palette hoặc bằng lệnh Edit | Preset Manager. Hãy sử dụng Preset Manager để lưu các tập hợp tuỳ biến của bạn cũng như để tải và xoá các mục ra khỏi các Palette. Ngoài nội dung của các Palette Brushes, Swatches, Styles, và Tool Presets, bạn sử dụng Preset Manager với một số picker (bộ chọn). Các picker là một loại mini-Palette, chỉ có sẵn với các công cụ và tính năng nhất định. Các picker Gradient và Custom Shape được truy cập thông qua thanh Options khi các công cụ đó đang được sử dụng. Picker Pattern được tìm thấy trong hộp thoại Fill, hộp thoại Layer Style, và (với một số công cụ) trong thanh Options. Picker Contour được sử dụng với 6 hiệu ứng trong hộp thoại Layer Style. Photoshop CS6 giới thiệu một số sự thay đổi quan trọng đối với Palette Layers, như minh họa ở hình dưới đây: Các tập hợp lớp không còn nữa. Cột Link cũng biến mất. Thay vào đó, Photoshop CS6 cung cấp cho bạn tính năng để chọn nhiều lớp bằng cách nhấn Shift+nhấp và Ctrl+nhấp. Bạn có thể biến đổi nhiều lớp, nhưng bạn không thể thêm nội dung vào nhiều lớp cùng lúc – giả sử, lắp đầu một vùng chọn trên hay hay ba lớp bạn cũng không thể áp dụng một style lớp cho nhiều lớp đồng thời. Bạn có thể liên kết và tạo các nhóm lớp (tương đương chức năng của các tập hợp lớp) từ các lớp được chọn thông qua menu Layers. b. Các công cụ Bạn điều khiển sự hoạt động của các công cụ Photoshop thông qua thanh Options. Ngoại trừ một vài công cụ liên quan đến đường dẫn (Direct Selection, Add Anchor Point, Delete Anchor Point, và con- vert Point), mọi công cụ trong Photoshop đều có các tuỳ chọn. Thanh Options thay đổi khi bạn chuyển đổi các công cụ. Và trong một số trường hợp, thanh Options thay đổi trong khi bạn làm việc với công cụ. Trong trường hợp của công cụ Crop, như hình minh họa dưới đây: Bạn có một tập hợp tuỳ chọn trước khi bạn rê công cụ và một tập hợp khác sau khi thiết lập hộp biên. Cách hoạt động của một số công cụ thay đổi khi bạn thêm một hay nhiều phím chỉnh sửa (Ctrl, Shift, và Alt). Chẳng hạn, các phím chỉnh sửa có thể tác động đến sự hoạt động của công cụ. Chúng ta sẽ xem xét các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee. - Nhấn giữ phím Shift trong khi rê: Thông thường các công cụ chọn marquee là có dạng tự do - bạn rê theo bất kỳ cách nào bạn thích. Mặt khác, khi bạn nhấn giữ phím Shift lúc bạn đang rê bạn ép buộc các tỉ lệ của vùng chọn theo một hình vuông hay hình tròn (thay vì một hình chữ nhật hay êlip) - Nhấn giữ phím Atl trong khi rê: Khi bạn nhấn giữ phím Option/Alt trong khi đang rê một công cụ chọn marquee, vùng chọn sẽ được đặt ngay chính giữa điểm mà bạn đã nhấp lần đầu tiên. Thay vì là một góc của vùng chọn, điểm bắt đầu đó là tâm của vùng chọn. - Nhấn giữ các phím Shift và Alt trong khi rê: Bạn có thể chọn từ tâm trong khi ép buộc các tỉ lệ bằng cách sử dụng các phím Shift và Alt kết hợp với nhau. - Sử dụng phím Shift để thêm vào một vùng chọn hiện có: Nếu bạn đã có một vùng chọn hoạt động trong ảnh, việc nhấn Shift+rê một cộng cụ chọn sẽ thêm vào vùng đó. (Nhấn Shift trước khi bạn nhấp và rê) - Sử dụng phím Alt để loại bớt khỏi một vùng chọn hiện có: Khi bạn có một vùng chọn và bạn nhấn giữ phím Alt, bạn có thể rê để loại bớt khỏi vùng chọn đó. Lưu ý trong hình dưới đây, con trỏ của công cụ chọn hiển thị một dấu trừ nhỏ khi loại bớt khỏi một vùng chọn. - “Ép buộc” với phím Shift hoặc Alt: Bạn thậm chí có thể ép buộc các tỉ lệ hay chọn từ tâm và thêm hoặc loại bớt khỏi một vùng chọn. Nhấn phím Shift (để thêm vào một vùng chọn hiện có) hoặc phím Alt (để loại bớt khỏi vùng chọn hiện có). Nhấp và bắt đầu rê công cụ chọn marquee. Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút chuột, hãy thả phím bổ xung và nhấn giữ Shift (để ép buộc các tỉ lệ) hay Alt (để canh giữ vùng chọn) hoặc cả hai; sau đó tiếp tục rê công cụ chọn của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng kỹ thuật này khi tạo một vùng chọn có hình dạng donut. Hãy rê vùng chọn hình tròn ban đầu, sau đó loại bớt một vùng chọn hình tròn nhỏ hơn ra khỏi tâm của hình tròn ban đầu. Hãy thử làm việc với các phím bổ xung trong khi đang làm với các công cụ. Bạn luôn luôn có lệnh Undo (Ctrl+Z) để undo các thao tác mà bạn đã thực hiện. 2. Tuỳ biến Photoshop CS6 Việc tạo tuỳ biến Photoshop không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mà còn giúp bạn làm việc chính xác hơn và tránh bớt các lỗi có thể xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng một Preset của công cụ Crop để tạo một tấm ảnh 5x7 ở 300 pixel trên mỗi inch (ppi). Một Preset như vậy sẽ luôn tạo ra các kích thước đó một cách chính xác. Việc cài đặt công cụ Crop mỗi lần bạn cần một tấm ảnh cỡ 5x7 ở 300 ppi không chỉ phí thời gian mà còn “mở cửa” cho các lỗi khác xâm nhập vào. a. Tuỳ biến vùng làm việc Một trong những cách dễ nhất để làm việc hiệu quả hơn là thấy ảnh của bạn rõ hơn. Nói chung càng lớn thì càng tốt, vì vậy bạn có càng nhiều chỗ để hiển thị artwork của bạn trên monitor thì bạn có thể phóng lớn và thực hiện công việc càng chính xác. Cách dễ nhất để gia tăng vùng làm việc (workspace)? Hãy nhẫn phím Tab để che giấu các Palette của Photoshop. Việc nhấn Shift+tab sẽ che giấu tất cả các Palette ngoại trừ thanh Options và Toolbox. Bạn cũng có thể rê các Palette mà bạn cần dùng thường xuyên đến Palette Well và che dấu các Palette khác. Đừng quên rằng các Palette chính có được phím tắt được gán để hiển thị và che giấu. Mặc dù các phím tắt có thể được tạo tuỳ biến, nhưng sau đây là các phím F được gán của các Palette chính (các phím chức năng nằm ở đầu bàn phím). - Actions: Alt+F9 - Brushes: F5 - Color:F6 - Info: F8 - Layers: F7 Cách hiệu quả nhất để tuỳ biến vùng làm việc là tạo các vùng làm việc (Workspace) chuyên biệt. Sắp xếp các Palette đúng như ý bạn cần cho một công việc cụ thể mà mà bạn thường thực hiện, chọn Windows | Workspace | New Workspace, và đặt tên Workspace cho loại công việc đó. Sau đó, bạn có thể tạo một vùng Workspace chuyên biệt cho mỗi loại công việc mà bạn thực hiện. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện việc chỉnh sửa màu, bạn cần nhìn thấy Palette Histogram (trong khung xem mở rộng), Palette Info, và Palette Channels. Hãy sắp xếp các Palette đó theo cách bạn cần chúng và sau đó che dấu các Palette còn lại, lưu workspace với tên Color Correction. Hoặc, khi bạn tạo các ảnh minh họa trong Photoshop, bạn cần nhìn thấy đồng thời hai Palette Layers và Paths. Rê một Palette ra khỏi nhóm để tách biệt nó, đặt cả hai

Ngày đăng: 18/08/2013, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan