Lập dự toán xây dựng công trình là 1 phần nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của dự án, là căn cứ để tiến hành giai đoạn thực thi dự án. Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dự toán là chỉ tiêu kinh tế dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế tổ chức thi công, tiến độ thi công của các phương án khác nhau. Việc tổ chức đấu thầu hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng hạng mục công trình. Việc đầu tư vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách được thực hiện qua hệ thống ngân hàng và chỉ được tiến hành trong phạm vi dự toán. Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành được thực hiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán tương ứng trong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Tài liệu dự toán được sử dụng rộng rãi khi thiết kê tổ chức thi công. Dựa vào dự toán để xác định nhu cầu về vật liệu, nhân công, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị… Lập kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng công trình.
Trang 1KHOA : CÔNG TRÌNH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Mã số: DTSV171875 Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG CÔNG NGHỆ BIM
ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DD&CN
Sinh viên tham gia:
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức mới và hướng giải quyết cho đề tài Nhờ sự hướng dẫn tận tình của ThS Vũ Thị Hương Lan, chúng em đã nắm bắt được nhiều kiến thức, do đó có thể hoàn thành đề tài Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, chúng em không thể tránh được những sai sót, mong được các thầy cô đóng góp ý kiến để hoàn thiện thêm Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô.
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Đặt vấn đề 5
2 Mục tiêu của đề tài 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Cấu trúc của đề tài 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 8
1.1 Giới thiệu chung về công nghệ BIM 8
1.1.1 Sự ra đời của công nghệ BIM (What’s BIM) 8
1.1.2 Giá trị của BIM (Value of BIM) 10
1.1.3 Các cấp độ ứng dụng BIM (Level of BIM) 11
1.1.4 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới 12
1.1.5 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam 14
1.2 Tổng quan về phần mềm Revit 15
1.2.1 Đặc điểm của phần mềm Revit 15
1.2.2 Ưu điểm của phần mềm Revit 17
1.2.3 Nhược điểm của phần mềm Revit 18
1.3 Thực trạng của việc lập dự toán công trình hiện nay 18
1.4 Kết luận chương 1 19
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 20
2.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềm Revit 20
2.1.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bê tông 20
2.2 Xây dựng giải pháp liên kết phần mềm dự toán với phần mềm Revit 37
2.2.1 Giải pháp nhập khối lượng thủ công từ Revit vào phần mềm dự toán 37
2.2.2 Giải pháp nhập khối lượng bán tự động từ Revit vào phần mềm dự toán 44
2.2.3 Giải pháp nhập khối lượng hoàn toàn tự động từ Revit vào phần mềm dự toán 47
2.2.4 Giải pháp tính giá ngay trong phần mềm Revit 48
2.3 Kết luận chương 2 49
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỤ THỂ 50
3.1 Ứng dụng phần mềm Revit vào việc tính toán khối lượng 1 công trình cụ thể 50
Trang 53.2.1 Hướng dẫn lập dự toán theo cách làm thủ công bằng phần mềm G8 51
3.2.1 Hướng dẫn lập dự toán theo cách làm bán tự động bằng phần mềm G8 52
3.3 So sánh kết quả dự toán có sự hỗ trợ của phần mềm Revit với kết quả dự toán theo phương pháp truyền thống của một công trình cụ thể 54
3.3.1 So sánh về độ chính xác của khối lượng 54
3.3.2 So sánh về thời gian lập dự toán 54
3.3.3 So sánh về khả năng tiết kiệm tài nguyên 54
` 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
- Lập dự toán xây dựng công trình là 1 phần nhiệm vụ quan trọng củacông tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của dự án, là căn cứ để tiến hành giaiđoạn thực thi dự án Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dựtoán là chỉ tiêu kinh tế dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế
tổ chức thi công, tiến độ thi công của các phương án khác nhau Việc tổ chứcđấu thầu hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng hạngmục công trình Việc đầu tư vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách đượcthực hiện qua hệ thống ngân hàng và chỉ được tiến hành trong phạm vi dựtoán Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành được thựchiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán tương ứngtrong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng Tài liệu dự toán được
sử dụng rộng rãi khi thiết kê tổ chức thi công Dựa vào dự toán để xác địnhnhu cầu về vật liệu, nhân công, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị… Lập kếhoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng côngtrình
- Hiện nay việc lập dự toán được tiến hành nhanh chóng và hiệu quảnhờ các phần mềm dự toán hiện đại như G8, F1, Eta 2017, Acitt, hitosoft…Tuy nhiên việc xác định khối lượng các công tác vẫn được thực hiện bằngcách nhập công thức thủ công vào bảng diễn giải của các phần mềm Côngviệc này thường chiếm rất nhiều thời gian của người kỹ sư Các bảng diễn giảithường rất dài, khó theo dõi và đôi khi vẫn xảy ra nhầm lẫn Bên cạnh đó córất nhiều công thức chỉ mang tính gần đúng dẫn đến khối lượng tính ra có sai
số khá lớn so với thực tế Thêm nữa, việc kiểm tra, thẩm tra dự toán phầnkhối lượng cũng tốn rất nhiều thời gian, công sức và khó khăn đặc biệt vớicác công trình lớn, số lượng công tác nhiều
- Những khó khăn nêu trên có thể được khắc phục và giải quyết mộtcách nhanh chóng nhờ ứng dụng công nghệ BIM mà cụ thể là phần mềm kếtcấu tiên tiến Revit Phần mềm có thể đưa ra đầy đủ các bảng tính khối lượngcho các công tác một cách nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn tự dộng.Điều này giúp cho việc lập dự toán trở nên đơn giản và nhanh chóng, chínhxác hơn Liên hệ giữa các bảng thống kê với hình ảnh không gian 3 chiềugiúp người lập có thể kiểm tra độ chính xác và đầy đủ của khối lượng cáccông tác Việc tính toán là hoàn toàn tự động nên khắc phục được vấn đề sai
số Việc theo dõi và kiểm tra, thẩm tra, kiểm toán cũng đơn giản, tiết kiệmthời gian, công sức hơn vì phần mềm không cho phép chỉnh sửa số liệu
- Hiện nay trên thế giới, việc ứng dụng phần mềm Revit trong quá trìnhthiết kế, thi công, vận hành công trình đã và đang phát triển mạnh mẽ, có rất
Trang 7nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều quốc gia khác nhau, nhưng tất cả đều bằngtiếng nước ngoài nên có khó khăn cho việc tiếp cận, học tập và nghiên cứu.
- Trong nước thì hiện nay đã có nhiều đơn vị ứng dụng phần mềmRevit và công nghệ BIM vào các dự án xây dựng của đơn vị mình đem lạihiệu quả cao Cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, nghiên cứu
về ứng dụng của phần mềm Revit, tài liệu học tập bằng tiếng Việt cũng đãkhá phổ biến Điều đó cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụngphần mềm Revit trong xây dựng nói chung và xây dựng DD&CN nói riêng
- Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy các tàiliệu hướng dẫn việc trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việc lập dựtoán xây dựng công trình còn chưa phổ biến, các sách tham khảo đều phảimua với chi phí cao, hoặc các tài liệu này thuộc phần nâng cao trong các khóahọc về Revit nên mọi người khó có thể tiếp cận Cũng có 1 số tài liệu, videohướng dẫn việc trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việc lập dự toánxây dựng công trình miễn phí tuy nhiên lượng kiến thức chia sẻ chưa nhiều,rời rạc chưa đầy đủ khiến cho việc tham khảo và học tập gặp nhiều khó khăn
- Nhóm tác giả mong muốn xây dựng một tài liệu tham khảo về việc sửdụng phần mềm Revit để trích xuất khối lượng và ứng dụng Revit vào việclập dự toán xây dựng công trình Nhóm tác giả sẽ cố gắng tổng hợp nhiềunhất các phương pháp để thống kê khối lượng của tất cả các công tác cơ bảncủa một công trình nhà dân dụng Đồng thời xây dựng một Template Revitmẫu tiện ích cho việc thống kê khối lượng trong Revit
- Đề tài cũng ứng dụng phần mềm Revit trong công nghệ BIM vào mộtcông trình cụ thể, để từ đó so sánh ưu nhược điểm của việc đo bóc khối lượngbằng phương pháp truyền thống với việc đo bóc khối lượng bằng phần mềmRevit
- Ứng dụng phần mềm Revit đưa các bảng thống kê vào dự toán để lập
dự toán tự động
2 Mục tiêu của đề tài
- Hướng dẫn cách trích xuất khối lượng trong revit
- Hướng dẫn cách liên kết khối lượng lấy từ revit vào các phần mềm dự toán
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các ứng dụng của phần mềm Revit trong việc trích xuất khối lượng
- Các ứng dụng hỗ trợ giúp liên kết phần thống kê khối lượng với phần mềm
dự toán
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu các phương pháp đo bóc tiên lượng vàlập dự toán xây dựng công trình Nghiên cứu các phương pháp trích xuất khốilượng của phần mềm Revit Nghiên cứu lý thuyết về BIM5D
Trang 8- Phương pháp thực hành Xây dựng mô hình công trình tính bằng phần mềmrevit, đưa ra các bảng tính khối lượng tự động, liên kết với G8 để xuất ra dựtoán theo cách làm mới.
5 Cấu trúc của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, dự kiến nội dung của đề tài gồm các phần sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1Giới thiệu chung về công nghệ BIM
2.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềmRevit
2.2 Xây dựng giải pháp liên kết phần mềm dự toán với phần mềm Revit2.3 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỤ THỂ.
3.1 Ứng dụng phần mềm Revit vào việc tính toán khối lượng 1 công trìnhXDDD cụ thể
3.2 Ứng dụng phần mềm Revit vào việc hỗ trợ lập dự toán 1 công trìnhXDDD cụ thể
3.3 So sánh kết quả dự toán có sự hỗ trợ của phần mềm Revit với kết quả
dự toán theo phương pháp truyền thống của 1 công trình cụ thể
3.4 Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM, PHẦN MỀM REVIT VÀ THỰC TRẠNG VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH 1.1 Giới thiệu chung về công nghệ BIM
1.1.1 Sự ra đời của công nghệ BIM (What’s BIM)
BIM là từ viết tắt của Building information Modeling; ra đời vào nhữngnăm đầu của thập niên 70 Đây là công nghệ sử dụng mô hình không gian 3chiều để khởi tạo, phân tích, quản lý, và truyền đạt thông tin công trình
Theo Viện Kiến trúc Hoa Kỳ, tên gọi Building Information Modeling(BIM) được Autodesk khởi xướng Hiện nay Autodesk đã phát triển nhiềuứng dụng cho phép xây dựng mô hình BIM như: Revit Architectural, Revit
mô hình BIM của công trình trên máy vi tính sẽ giống hệt như công trình thực
tế ở ngoài công trường Mô hình không gian ba chiều này được liên kết với
cơ sở dữ liệu thông tin của dự án, thể hiện tất cả các mối liên hệ về mặt khônggian, các thông tin hình học, kích thước, số lượng, và cả cấu tạo vật liệu củacác cấu kiện, bộ phận của công trình Nó thể hiện được toàn bộ vòng đời côngtrình từ khâu thiết kế đến triển khai thi công, vận hành và sử dụng công trình
Hình 0.1 Vòng đời của dự án
BIM chứa đựng những thay đổi mang tính cách mạng trong việc thôngtin của công trình xây dựng được tạo ra, thể hiện, và sau này được sử dụng
Trang 10trong quá trình xây dựng Do hợp nhất được thông tin từ tất cả các khía cạnhcủa quá trình xây dựng công trình nên BIM có thể làm tăng hiệu quả sử dụng
và tính sẵn có của các thông tin này lên gấp nhiều lần Tiến trình của BIMliên quan đến các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời (life cycle) của dự án(kiến trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, và bên quản lý dự án, cung ứng vậttư, ), tất cả những người xây dựng, những người quan tâm và có nhu cầutrao đổi thông tin về thiết kế của dự án
Hình 0.2 Các bên tham gia dự án
Hiện nay ngoài Autodesk còn có nhiều hãng phần mềm khác cũng pháttriển các phần mềm ứng dụng BIM rất hiệu quả như:
- Trong lĩnh vực kiến trúc có: Graphisoft Archicad 15; Bentley Architecture,Autodesk Revit Architecture
- Trong lĩnh vực kết cấu có: Tekla structures, Bentley structures, AutodeskRevit structures
- Trong lĩnh vực cơ điện có: Bentley building mechanical systems, GraphisoftMEP modeler, Autodesk Revit MEP
- Trong lĩnh vực phân tích kết cấu có: Solibri (green building); Integraredenvironmental solutions; Fluent; Staad.pro; Autodesk Robot structureanalysis;
- Trong lĩnh vực phối hợp các hạng mục của dự án: Bentley navigator,Autodesk naviswords Manage
- Trong lĩnh vực quản lý giá thành công trình có: Cost X; RIB; VICOsoftware
- Trong lĩnh vực chia sẻ các file dữ liệu có: Projectwise V8; FTP; MicrosoftOffice SharePoint; Newforma project information management
- Trong lĩnh vực quản lý tài sản: FM systems; Archibus; IBM.Maximo
Trang 111.1.2 Giá trị của BIM (Value of BIM)
1.1.2.1 Quan điểm của kiến trúc sư (Architect’s perspective)
- Tập trung vào thiết kế
Công nghệ BIM hỗ trợ tối đa các kiến trúc sư trong việc thể hiện ý tưởng,nhanh chóng đưa ra nhiều phương án thiết kế, thay đổi nhiều loại vật liệu theonhu cầu, và tạo ra mô hình có tính trực quan, giúp hoàn thiện các thiết kế,khắc phục các lỗi sai, bất hợp lý trong quá trình xây dựng ý tưởng
- Tăng sự tương thích giữa kiến trúc và kết cấu
Công nghệ BIM giúp tạo ra mô hình 3D gắn kết cả kiến trúc và kết cấu nênngười kiến trúc sư có thể đưa ra các phương án kiến trúc có tính khả thi cao,
mà công nghệ xây dựng hiện tại có thể đáp ứng được Từ đó giúp người kỹ sưkết cấu triển khai công nghệ thi công một cách chính xác và dễ dàng hơn,không gặp nhiều trở ngại do sự không tương thích giữa mô hình kiến trúc và
mô hình kết cấu
1.1.2.2 Quan điểm của kỹ sư kết cấu (Engineer’s perspective)
- Triển khai chính xác ý đồ của kiến trúc sư
- Đưa ra được nhiều giải pháp kết cấu
- Hình ảnh trực quan, gắn với các thông tin đầy đủ và chính xác về hình dáng,kích thước, vật liệu của kết cấu
- Xây dựng được mô hình ảo trên máy tính, kiểm soát được sung đột và cáccông việc trùng lặp
- Xác định trước được các công nghệ xây dựng có thể áp dụng và triển khaitrên mô hình trước khi xây dựng trên thực tế
- Cập nhật thông tin liên tục trong quá trình thiết kế, thi công
- Kiểm soát được tiến độ thi công của công trình
1.1.2.3 Quan điểm của kỹ sư cơ điện (M&E Engineer’s perspective)
- Tạo ra mối liên kết 3D giữa bộ môn kiến trúc và bộ môn cơ điện, giải quyếtcác vấn đề bất hợp lý khi thiết kế
- Tạo mô hình 3D trực quan, tránh bỏ sót chi tiết khi thiết kế và thống kê vậtliệu điện, nước
- Hỗ trợ tính toán năng lượng tiêu hao toàn công trình, giúp đưa ra nhiều giảipháp tiết kiệm năng lượng
1.1.2.4 Quan điểm của các nhóm làm việc kết hợp giữa các bộ môn
(Team’s perspective)
- BIM đem lại khải năng tích hợp nhiều giải pháp, cùng làm việc trong môitrường chia sẻ dữ liệu chung
Trang 12- Tạo ra các mô hình mô phỏng phức tạp, sử lý triệt để các sung đột giữa các
bộ môn thiết kế như kiến trúc, kết cấu, cơ điện…
- Chất lượng dự án tăng lên, giảm thời gian thiết kế thi công công trình, tiếtkiệm chi phí
1.1.2.4 Quan điểm của các nhà thầu xây dựng (Contractors’s perspective)
- Tăng khả năng thương mại hóa của dự án (nhờ các mô hình 3D sinh động,diễn họa sát với thực tiễn) giúp tăng khả năng thuyết phục khách hàng
- Tăng hiệu quả của quá trình thiết kế, tiết kiệm thời gian, vật liệu và chi phítriển khai dự án
- Tăng khả năng hình dung, bao quát quá trình thi công và dự báo sung đột,rủi ro tiềm ẩn, tăng hiệu quả của công tác an toàn lao động trên công trường
- Giúp xác định chính xác các thông tin của cấu kiện, từ đó làm tăng hiệu quảcủa công tác dự báo khối lượng thi công, tăng hiệu quả công tác dự trữ vật tư,vật liệu
- Hạn chế sai sót trong quá trình triển khai bản vẽ từ thiết kế đến thực hiện
- Quản lý tốt khối lượng từ mô hình
1.1.3 Các cấp độ ứng dụng BIM (Level of BIM)
- BIM 0D: Công trình được thể hiện bằng CAD 2D, hồ sơ được in dưới dạngbản vẽ giấy, chia sẻ file dưới định dạng DGW, PDF
- BIM 1D: Công trình được thể hiện bằng cách kết hợp CAD 2D & 3D, hồ sơđược in dưới dạng bản vẽ giấy, chia sẻ file dưới định dạng DGW, PDF
- BIM 2D: Công trình được thể hiện bằng cách kết hợp CAD 2D & 3D, và cácphần mềm 3D khác như 3Dmax, sketchup Hồ sơ được in dưới dạng bản vẽgiấy, chia sẻ file dưới định dạng 2D, 3D, tuy nhiên mỗi bộ môn sử dụng môhình 3D riêng, không chia sẻ dưới dạng mô hình chia sẻ thông tin duy nhất
- BIM 3D: Công trình được thể hiện bằng 1 mô hình 3D gắn thông tin duynhất, các bên cùng chia sẻ, truy cập và sử dụng một kho dữ liệu chung, một
mô hình chung duy nhất, thường ứng dụng lưu trữ đám mây
- BIM 4D: là mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố vềthời gian – tiến độ 4D BIM cho phép người sử dụng lập tiến độ, kế hoạch thicông và kế hoạch cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình
- BIM 5D: là mô hình 4D BIM tích hợp thêm các yếu tố về hao phí – chi phí.5D BIM được sử dụng để lập dự toán, kiểm toán chi phí và xây dựng kếhoạch vốn cho công trình
- BIM 6D: là bước phát triển tiếp theo của 5D BIM có tích hợp các thông số
về năng lượng trong và ngoài công trình 6D BIM thường được các kiến trúc
sư sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, từ đó đưa ra được thiết kế tối
ưu về năng lượng cho công trình
Trang 13- BIM 7D: là mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bịtrong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trịthiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quá trìnhvận hành sử dụng.
1.1.4 Tình hình ứng dụng BIM trên thế giới
Hình 0.3 Lộ trình ứng dụng BIM tại Mỹ
Hình 0.4 Lộ trình ứng dụng BIM tại Châu Âu
Trang 14Hình 0.5 Lộ trình ứng dụng BIM tại Australia
Hình 0.6 Lộ trình ứng dụng BIM tại châu Á
Trang 151.1.5 Tình hình ứng dụng BIM tại Việt Nam
1.1.5.1 Các văn bản pháp luật hiện hành
- Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 16/6/2014
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng
- Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng: QĐ 134/QĐ- TTg ngày 26/1/2015
1.1.5.2 Các đơn vị đang triển khai ứng dụng BIM
- Chủ đầu tư: VinGroup, Bitexco, Vietinbank…
- Đơn vị tư vấn: VNCC, CDC, PTW, Hacid, REE,Polysius…
- Đơn vị nhà thầu: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty cổ phần Cotec (CotecCons), Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Cofico)…
- Đơn vị khác: ViBIM, HSD Việt Nam, Synectics,VTCO…
1.1.5.3 Một số dự án ứng dụng BIM
- Dự án nhà công nghiệp, nhiệt điện Thái Bình
+ Chủ đầu tư: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giao cho Tổng công ty Điện lực dầu khí làm chủ đầu tư
+ Tổng thầu EPC: Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Viêt Nam (PVC)+ Quy mô: 34.295 tỷ đồng (1,7 tỷ USD)
Hình 0.7 Dự án nhà công nghiệp nhiệt điện Thái Bình
- Dự án hạ tầng: Cầu Sài Gòn 2
+ Chủ đầu tư: CII
+ Thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế BR
+ Quy mô:
Trang 16+ Tổng mức đầu tư: 75 triệu USD
+ Chiều dài: 987m; chiều rộng 23,5m
Hình 0.7 Dự án cầu Sài Gòn 2
- DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG: VIETINBANK TOWER
- Dự án nhà cao tầng: Vietinbank tower
+ Chủ đầu tư: Vietinbank
+ Thiết kế: Foster & Partners
+ Quy mô: Tổng diện tích khu đất: 4,2ha
+ 2 tháp 68 tầng và 48 tầng, 1 khối đế 7 tầng và 2 tầng hầm
Hình 0.8 Dự án Vietinbank Tower
Trang 171.2 Tổng quan về phần mềm Revit
1.2.1 Đặc điểm của phần mềm Revit
Revit là phần mềm được thiết kế bởi hãng Autodesk, được thiết kế theokhuynh hướng mô hình gán thông tin BIM Revit trình bày một cách thôngminh các thiết kế dưới dạng mô hình 3D có gắn đầy đủ các thông tin cần thiếtcho việc thiết kế, thi công, tính toán giá thành, và quản lý tài sản
Hiện nay Revit có cấu trúc gồm 3 phần: Revit Architect, RevitStructure, Revit Mep Đã có nhiều phiên bản revit ra đời và được nâng cấphàng năm: phiên bản 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
- Revit Architecture là phần mềm thiết kế thể hiện kiến trúc theokhuynh hướng mô hình công trình gán thông tin (BIM) Phần mềm trình bàymột thiết kế dưới dạng một loạt các vật thể và những thành phần thông minh,
ví dụ: tường, cửa sổ và các góc nhìn… Những vật thể và thành phần này đều
có tham số Thông tin của những vật thể và thành phần này đều được lưu trữtrong một mô hình công trình duy nhất Bạn có thể trích xuất không hạn chế
số lượng góc nhìn từ những dữ liệu của mô hình này
Hình 1.9 Giao diện Revit Architect
- Revit structure là phần mềm do hãng Autodesk phát triển, trong lĩnhvực thiết kế bản vẽ kết cấu Đây là phần mềm mô phỏng, thiết kế 3D phục vụcho việc thiết kế kết cấu xây dựng, bố trí thép, tạo lập các bản vẽ kết cấu thicông Phần mềm Revit Structure rất phù hợp với tất cả các kỹ sư, Họaviên làm việc trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng
Trang 18Hình 1.10 Giao diện Revit Structure
Hình 1.11 Giao diện Revit MEP
1.2.2 Ưu điểm của phần mềm Revit
- Từ một mô hình revit 3D duy nhất, có thể trích suất không giới hạn cácthông tin, góc nhìn, phối cảnh…theo nhu cầu của người sử dụng Nhờ đó việcquản lý dữ liệu trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm tài nguyên bộ nhớ, hệ thống hồ
sơ giấy tờ từ đó cũng trở nên tinh gọn hơn
- Là ứng dụng thông minh giúp triển khai hồ sơ nhanh chóng và hạn chế saisót cho người hành nghề Là một ứng dụng dễ hiểu, dễ học cho người mới bắtđầu tìm hiểu
- Tính đồng bộ và chính xác của hồ sơ : Mức độ ăn khớp giữa công trình xâydựng và bản vẽ là rất cao, có sự điều chỉnh ý tưởng thiết kế và phối hợp dễdàng giữa nhiều bộ môn (Architecture, Structure, MEP,…)
- Tính tương tác 2 chiều, khi thay đổi thông tin của 1 cấu kiện ở 1 khung nhìnbất kỳ thì tại bất kỳ khung nhìn nào khác cấu kiện cũng được thay đổi, ưuđiểm này thể hiện rất rõ khi phải thay đổi nhiều phương án thiết kế
Trang 19- Hệ thống được quản lý chặt chẽ, thống nhất mà không phải mất nhiều thờigian.
- Dễ dàng xuất bảng thống kê, khối lượng dự toán khi sử dụng Revit để vẽ hồsơ
- Nếu đã nắm đủ dữ liệu chuyên ngành và tài liệu cần thiết, bạn có thể triểnkhai một bộ hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng và đồng bộ
- Đặc biệt, chi phí quản lý thấp
- Đồng thời đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, giúp quá trình lên ý tưởng,trình bày và thuyết phục khách hàng thuận lợi hơn
- Hồ sơ thầu được đánh giá cao hơn
1.2.3 Nhược điểm của phần mềm Revit
- Hiện nay việc ứng dụng BIM tại Việt Nam chưa được rộng rãi, các côngtrình ứng dụng BIM cho toàn bộ dự án chưa nhiều, mới chỉ ở dạng thí điểm,nên việc ứng dụng revit vào xây dựng mô hình 3D gán thông tin còn gặpnhiều khó khăn Nhiều nơi việc lưu hành văn bản vẫn ở dạng 2D và bản vẽgiấy nên việc xây dựng mô hình BIM chưa phát huy được hiệu quả mà đôi khicòn mất nhiều thời gian hơn việc triển khai theo cách truyền thống
- Phần mềm Revit được thiết kế để thực hiện chức năng chính là mô phỏngthực tế công trình, vì vậy khi cần tính toán nội lực, tính thép phải liên kết vớicác phần mềm khác như Robot structure analisis vì vậy việc tính toán tươngđối phức tạp
1.3 Thực trạng của việc lập dự toán công trình hiện nay
- Lập dự toán xây dựng công trình là 1 phần nhiệm vụ quan trọng của côngtác quản lý vốn đầu tư xây dựng của dự án, là căn cứ để tiến hành giai đoạnthực thi dự án Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dự toán
là chỉ tiêu kinh tế dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế tổchức thi công, tiến độ thi công của các phương án khác nhau Việc tổ chứcđấu thầu hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng hạngmục công trình Việc đầu tư vốn xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách đượcthực hiện qua hệ thống ngân hàng và chỉ được tiến hành trong phạm vi dựtoán Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành được thựchiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán tương ứngtrong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng Tài liệu dự toán được
sử dụng rộng rãi khi thiết kê tổ chức thi công Dựa vào dự toán để xác địnhnhu cầu về vật liệu, nhân công, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị… Lập kếhoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng côngtrình
- Hiện nay, có nhiều cách để đo bóc khối lượng cho công trình xây dựng, tuynhiên cách thức phổ biến được dùng nhiều nhất hiện nay ở Việt Nam là dựavào hồ sơ thiết kế (bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
Trang 20thi công (BVTC)) để làm cơ sở tính toán, sau đó các kỹ sư dùng các phầnmềm hỗ trợ như Microsoft Excel hay các phần mềm dự toán hiện đại như G8,F1, Eta 2017, Acitt, hitosoft… Ưu điểm của các phương pháp này là dễ thựchiện Tuy nhiên, việc xác định khối lượng các công tác vẫn được thực hiệnbằng cách nhập công thức thủ công vào bảng diễn giải của các phần mềm chúng có nhược điểm về tính linh động và tự cập nhật thông tin trong quátrình thực hiện dự án xây dựng, các bảng diễn giải thường rất dài, khó theodõi và đôi khi vẫn xảy ra nhầm lẫn Bên cạnh đó có rất nhiều công thức chỉmang tính gần đúng dẫn đến khối lượng tính ra có sai số khá lớn so với thực
tế Thêm nữa, việc kiểm tra, thẩm tra dự toán phần khối lượng cũng tốn rấtnhiều thời gian, công sức và khó khăn đặc biệt với các công trình lớn, sốlượng công tác nhiều Đặc biệt đối với những dự án lớn, khi thiết kế mộthạng mục hay công tác nào đó bị thay đổi, việc cập nhật thông tin những thayđổi này không được diễn ra liên tục, điều này không những dẫn tới hao phínhiều thời gian của người lập, đo bóc khối lượng mà còm dẫn tới các trườnghợp thiếu sót về khối lượng Do đó, một phương án để đo bóc, thống kê khốilượng một cách hiện đại và có khả năng tự động hóa cao để khắc phục nhữngnhược điểm trên là vô cùng cần thiết cho ngành xây dựng Việt Nam
Hình 1.12 Minh họa bản dự toán lập theo cách truyền thống
1.4 Kết luận chương 1
- BIM là công nghệ xây dựng hữu hiệu của tương lai, đem lạirất nhiều lợi ích trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từkhi lên ý tưởng, thiết kế, triển khai chi tiết, thi công, quản lý.BIM giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong toàn bộ
Trang 21vòng đời của dự án BIM giúp quản lý khối lượng, tiến độ và xử
lý trước các xung đột có thể xảy ra
- Revit là một công cụ hữu hiệu để triển khai BIM Revit có đầy
đủ các tính năng để mô phỏng toàn bộ dự án từ chi tiết đếntổng thể Revit có thể giúp người dùng xuất các dữ liệu cầnthiết đặc biệt là khối lượng, chính xác đúng như trong thực tế
- Công việc lập dự toán xây dựng công trình ở Việt Nam hiệnnay đã đơn giản hơn nhờ các phần mềm dự toán hỗ trợ, tuynhiêu công đoạn bóc tách khối lượng thủ công thực sự chiếmquá nhiều thời gian, công sức mà đôi khi vẫn xảy ra sai sót,nhầm lẫn
- Vì vậy nhu cầu ứng dụng BIM, mà cụ thể là ứng dụng phầnmềm Revit để hỗ trợ việc lập dự toán xây dựng công trình làmột yêu cầu cấp thiết và đem lại nhiều lợi ích
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ HỖ TRỢ VIỆC LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bằng phần mềm Revit
Các bước dựng mô hình 3D đã được đề cập đến trong nhiều giáo trình,nhiều đề tài nghiên cứu, vì vậy tại đề tài NCKH của sinh viên này chúng tôikhông đề cập lại, mà chỉ tập trung vào nội dung chính của đề tài là ứng dụngphần mềm Revit để xuất khối lượng, hỗ trợ việc lập dự toán được đơn giảnnhanh chóng, chính xác và hiệu quả
2.1.1 Hướng dẫn cách tính toán khối lượng các công tác bê tông
2.1.1.1 Thống kê số lượng cấu kiện và thể tích bê tông cột.
- Tại bảng Project Browser tìm đến thư mục Schedules/Quantities.
Hình 2.1 Vị trí các bảng thống kê Schedules trong Project Browser
Trang 22- Nhấn chuột phải vào Schedules/Quantities chọn New
Schedules/Quantities…
Hình 2.2 Tạo một bảng thống kê mới New schedule
- Xuất hiện hộp thoại như hình:
+ Chọn Structural Columns tại thông số Category.
Hình 2.3 Tạo một bảng thống kê cột mới New schedule of Structural colums
Trang 23+ Nhấn OK lúc này xuất hiện hộp thoại như hình dưới:
Tại bảng này, để lấy thông số nào liên quan đến bảng thống kê về cột trọng
dự án thì ta sẽ chọn các tham biến ở bên cột Available fields sau đó nhấn vào nút: Add
Hình 2.3 Lấy các thông số cần thống kê đối với cột
- Kết quả sau khi chọn các tham biến để thống kế: Ta có thể sắpxếp các tham biến trong bảng thống kê cột bằng cách nhấn vàotham biến cần điều chỉnh sau đó nhấn vào nút: Move up hoặcMove dow
Trang 24Hình 2.4 Lấy các thông số cần thống kê đối với cột
- Sau khi chọn xong các tham biến cần thống kê, nhấn OK để kết thúc việc
tạo bảng thống kế Kết quả như hình:
Hình 2.5 Bảng thống kê bê tông cột
- Để có được bảng thống kê theo ý muốn, ta có thể thiết lập lại chế độ thống
kê bằng cách thiết lập lại chế độ thống kê trong các mục như hình bên dưới:
Trang 25Hình 2.6 Bảng hiệu chỉnh các tham số của bảng thống kê
- Người dùng có thể tạo thêm các tham biến mới để thống kê và khai báo các công thức để lấy ra được bảng thống kê theo ý muốn Để tạo ra các tham biến
ta có thể dùng các chức năng trong hình
2.1.1.2 Thống kê số lượng cấu kiện và thể tích bê tông xà dầm.
- Tại bảng Project Browser tìm đến thư mục Schedules/Quantities.
- Nhấn chuột phải vào Schedules/Quantities chọn New
Schedules/Quantities…
Hình 2.7 Bảng hiệu chỉnh các tham số của bảng thống kê
Trang 26- Với dầm ta thường chọn các tham biến thống kê như sau:
Hình 2.8 Các tham biến thường chọn đối với dầm
Hình 2.9 Bảng thống kê bô tông dầm
2.1.1.3 Thống kê số lượng cấu kiện và thể tích bê tông sàn.
- Tại bảng Project Browser tìm đến thư mục Schedules/Quantities.
- Nhấn chuột phải vào Schedules/Quantities chọn New
Schedules/Quantities…
Trang 27Hình 2.10 Tạo mới bảng thống kê bê tông sàn
- Với sàn ta thường chọn các tham biến thống kê như sau, ta có thể tạo thêm tham biến “bề dầy sàn” như ở hình dưới nếu cần:
Hình 2.11 Các tham biến thường chọn đối với sàn
Trang 28Hình 2.12 Bảng thống kê bô tông sàn
2.1.1.4 Thống kê số lượng cấu kiện và thể tích bê tông móng.
- Tại bảng Project Browser tìm đến thư mục Schedules/Quantities.
- Nhấn chuột phải vào Schedules/Quantities chọn New
Schedules/Quantities…
Hình 2.13 Tạo mới bảng thống kê bê tông móng
- Với móng ta thường chọn các tham biến thống kê như sau: