Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào.. Kì giữa 3.Kì sau 4.Kì cuối a.Các NST đơn giãn xoắn dài r
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn: SINH HỌC 9
I.TRẮC NGHIỆM
Bài 2&3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Câu 1:Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (SGK/10)
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự ……… và ………… của cặp nhân tố di truyền ( gen ) qui định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình……… và ……… Đó là cơ chế di truyền các tính trạng
Câu 2: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản thì……….
a.F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b F2 phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
d F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
Câu 3: Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
a.Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng b.Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng
c.Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao d.Cả b và c
Câu 4: Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?
a/ Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
b/ Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống
c/ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống
d/ Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn
Câu 5: Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được :
a/ Toàn cà chua quả vàng b/ Toàn quả đỏ
c/ Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng d/ Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Câu 6 : Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
a/ Để nâng cao hiệu quả lai
b/ Xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
c/ Để phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
d/ Cả b và c đều đúng
Câu 7 : Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa
a/ Cá thể có kiểu hình trội b/ Là kiểu gen đồng hợp trội
Trang 2c/ Luôn biểu hiện kiểu hình lặn d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 8 : Thế nào là trội không hoàn toàn?
a.Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
b.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ
c.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F2 biểu hiện theo tỉ lệ : 1trội: 2 trung gian: 1 lặn
d.Cả b và c
Câu 9 Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?
A Cây cà chua B Ruồi giấm
C Cây Đậu Hà Lan D Trên nhiều loài côn trùng
Câu 10 Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là
A Cặp gen tương phản B Cặp tính trạng tương phản
C Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản D Hai cặp gen tương phản
Câu 11 Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?
A Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt B Sinh sản và phát triển mạnh
C Tốc độ sinh trưởng nhanh D Có hoa đơn tính
Câu 12 Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F 1 được gọi là
A Tính trạng lặn B Tính trạng tương ứng
C Tính trạng trung gian D Tính trạng trội
Câu 13 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A Phương pháp phân tích các thế hệ lai
B Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính
C Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
D Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng
Câu 14 Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm:
A Phép lai một cặp tính trạng B Phép lai nhiều cặp tính trạng
C Phép lai hai cặp tính trạng D Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai
Câu 15 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
B Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính
C Phương pháp phân tích các thế hệ lai
Trang 3D Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 16 Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội
B kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội
C kiểu gen của tất cả các tính trạng
D kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
Câu 17 Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là
A Ruồi giấm B Đậu Hà Lan
C Con người D Vi khuẩn E Coli
Câu 18 Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F 2 phải có
A Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó
B Các biến dị tổ hợp
C 4 kiểu hình khác nhau
D Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn
Câu 19 Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được
là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào?
A Kiểu gen đồng hợp B Kiểu gen dị hợp
C Kiểu gen đồng hợp trội D Kiểu gen dị hợp hai cặp gen
Câu 20 Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng: Hạt xanh thu được có kết quả như thế nào?
A 1:3 B 1:1 C 3:1 D 1:2
Câu 21 Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F 1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ
A 2A : 1a B 3A : 1a C 1A : 1a D 1A : 2a
Câu 22 Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A Phương pháp phân tích các thế hệ lai
B Phương pháp thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính
C Phương pháp dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
D Phương pháp theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng
Câu 23 Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F 1 gọi là gì?
A Tính trạng lặn B Tính trạng tương ứng
C Tính trạng trung gian D Tính trạng trội
Trang 4Câu 24 Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A P: AaBb x Aabb B P: AaBb x aabb
C P: aaBb x AABB D P: AaBb x aaBB
Câu 25 Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là
A Kiểu di truyền B Kiểu gen C Tính trạng D Kiểu gen và kiểu hình
Bài 9: NGUYÊN PHÂN
Câu 1: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kí phân bào?
Câu 2: Nguyên phân là gì?
a.Là sự phân chia tế bào đảm bảo cho cơ thể lớn lên
b.Là phương thưc duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào
c.Là sự phân chia đồng đều bộ NST về hai tế bào con
d.Cả a và b
Câu 3: Nguyên phân có ý nghĩa gì?
a.Sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con
b.Phân chia đồng đều chất tế bào cho hai tế bào con
c.Sự phân li đồng đều các crômatit về 2 tế bào con
d.Cả b và c
Câu 4: Chọn từ thích hợp trong số các từ sau để điền vào chỗ trống “Khi bắt đầu
nguyên phân, các NST kép dần dần ………, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào”
Câu 5: Sắp xếp thông tinở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột trả lời
1.Kì đầu
2 Kì giữa
3.Kì sau
4.Kì cuối
a.Các NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng mảnh dần thành chất
nhiễm sắc
b.Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co xoắn, có hình thái rõ rệt
c.Các NST kep đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
d.Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn
phân li về 2 cực của tế bào
e.Các NST kép đóng xoắn cực đại
g.Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
1- 2- 3-
Trang 5
Bài 10: GIẢM PHÂN
Câu 1:Vì sao những diễn biến co bản của NST ở kì sau I là cơ sở cho sự khác nhau về nguồn gốc NST trong giao tử?
a.Ở kì sau I, các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào
b.Các NST kép trong 2 nhân mới được hình thành có bộ NST đơn bội, khác nhau về nguồn gốc
c.Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào(kì giữa II)
d.Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nahu ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST lưỡng bội
Câu 2:Ở giảm phân II, tại kì giữa,các……… xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Tiếp đến là kì sau, từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào
Câu 3: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8 Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?
Câu 4: Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn định qua các thế hệ?
a Do qua giảm phân, bộ NST(2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
b Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội(2n) đặc trưng cho loài
c Do trong giảm phân và thụ tinh không xảy ra quá trình biến đổi NST
d Cả a, b và c
Câu 5 Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?
A Kì sau B Kì giữa C Kì đầu D Kì cuối
Câu 6 Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?
A Kì sau B Kì giữa C Kì đầu D Kì cuối
Câu 7 Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?
A Kì giữa của nguyên phân B Kì đầu của nguyên phân
C Kì giữa của giảm phân 1 D Kì đầu của giảm phân 1
Trang 6Câu 8 Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
A Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép
B Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội
C Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh
D Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh
Câu 9 Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là
A Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Câu 10 Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là
A 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Câu 1:Quá trình nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc nào?
a.Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X
b.Nguyên tắc bán bảo toàn: trong phân tử của AND có một mạch cũ và một mạch mới
c.Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của AND mẹ
d.Cả a, b,c
Câu 2:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtic đã tạo nên tính……… của AND Tính đa dạng và đặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật”
Câu 1:Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: “Gen mARN prôtêin tính trạng” là gì?
a.Sau khi được hình thành, nARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân
Trang 7b.Trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtic trên AND
c.Khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho
sự biểu hiện các tính trạng
d.Cả a, b, c
Câu 2:Chọn từ thích hợp cần điền trong đoạn sau: “ Trình tự các……… Trên AND quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng”
Bài 3:Hãy sắp xếp thông tin ở cột A và cột B sao cho phù hợp, ghi kết quả vào cột C
Các đại phân
tử(A)
Cấu trúc và chức năng(B) Kết quả(C ) 1.ADN
2.ARN
3.Prôtêin
a.Chuỗi xoắn kép gồm 4 loại nuclêôtit(A,T,G,X)
b Một hay nhiều chuỗi đơn, đơn phân là các axit amin
c Chuỗi xoắn đơn gồm 4 loại nuclêôtit(A,U,G,X) d.Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
e.Cấu trúc các bộ phận của tế bào, ezim, hoocmon,vận chuyển, cung cấp năng lượng
g.Truyền đạt thông tin di truyền từ AND đến prôtêin, vận chuyển các axit amin, câú tạo nên các ribôxôm
1- 2-
3-II TỰ LUẬN
Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ
1 Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước)
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp tương đồng
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST trong giao tử chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng
- Ở loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
-2 Cấu trúc của nhiễm sắc thể
Trang 8- Cấu trúc của NST được biểu hiện rõ nhất ở KỲ GIỮA
- Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V
- Dài: 0,5 – 50 µm
- Đường kính: 0,2 – 2 µm
- Cấu trúc: ở KỲ GIỮA gồm: 2 cromatic gắn với nhau ở tâm động; 1 cromatic
gồm 1 phân tử AND và protein loại histon
3 Chức năng của nhiễm sắc thể
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định
- NST có đặc tính tự nhân đôi các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế
bào và cơ thể
giới tính
Phân biệt:
Câu 3-SGK/26: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các tế bào của cơ thể
Câu hỏi ngoài: Phân biệt NST thường và NST giới tính?
Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
Có sự tương đồng về các cặp NST
Giống nhau ở cá thể đực, cái
Không quy định giới tính
Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
Chỉ có thể là 1 trong 2 loại: XX hoặc XY
Khác nhau ở cá thể đực, cái
Trang 9 Không quy định các tính trạng liên
quan đến giới tính
Quy định giới tính
Quy định các tính trạng liên quan đến giới tính
Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
1 Sự phát sinh giao tử
a) Giống nhau
- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục (noãn nguyên bào và tinh nguyên bào)
- Các tế bào mầm được thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử
b) Khác nhau
Noãn bào bậc một qua giảm phân I
cho thể cực thứ nhất (kích thước nhỏ) và
noãn bào bậc hai (kích thước lớn)
Noãn bào bậc hai qua giảm phân II
cho thể cực hai ( kích thước nhỏ) và 1 tế
bào trứng (kích thước lớn)
Mỗi noãn bào bậc một qua giảm phân
cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng
Tinh bào bậc một qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc hai
Mỗi tinh bào bậc hai qua giảm phân
II cho sinh 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng
Từ tinh bào bậc một qua giảm phân cho
4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng
2 Thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái
- Bản chất là sự kết hợp của hai bộ phận đơn bội tạo ra bộ phận lưỡng bội ở hợp tử
3 Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa
CÂU HỎI THÊM
Câu 2-SGK/36: Giải thích vì sao bộ NST đặc trung của những loài sinh sản hữu tính
lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể
Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ:
oGiảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội n NST
oThụ tinh giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n NST đặc trưng cho loài
oNguyên phân làm tăng số lượng tế bào (2n NST) giúp cơ thể lớn lên
Câu 3-SGK/36: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính
được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
Trang 10oNhờ sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST ở kì sau I của giảm phân đã tạo
ra các giao tử có sự khác nhau về nguồn gốc
oSự kết hợp của các giao tử khác nhau trong thụ tinh tạo nên vô số các cơ thể mang biến dị tổ hợp
oNguyên phân giúp cho cơ thể biến dị tổ hợp lớn lên
Câu 5-SGK/36: Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp
NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử
và các hợp tử?
Các tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab
Các tổ hợp NST trong các hợp tử: AABB, AABb, AaBB, AAbb, aaBB, AaBb, Aabb,
aaBb, aabb
Bài 15: ADN
1. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- Phân tử AND được cấu tạo từ các nguyên tố: C H O N P
- ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotic
- Các loại nucleotic
+ A (a đê nin)
+ T (timin)
+ G (guanin)
+ X ( xitoxin)
- Phân tử ADN có đặc thù và đa dạng
a) Đặc thù
Do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotic quy định
b) Đa dạng
Do sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotic
Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho sự đa dạng và đặc thù của
các loài sinh vật
2 Cấu trúc
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A, chiều cao 34 A gồm 10 cặp nucleotic
- Các nucleotic trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A-T; G-X
- Hệ quả NTBS: do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của 1
mạch sẽ suy ra được trình tự đơn phân của mạch
còn lại
Về tỉ lệ: A = T; G=X A+G = T+X
CÂU HỎI THÊM
Câu hỏi ngoài: 1 phân tử ADN có chiều dài 0,255
µm Biết số nu loại G bằng 20% tổng số nu của
gen.
10
MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH NU
NTBS: A=T G=X
Tổng nu của ADN: N=A+T+G+X
= 2(A+G) = 2(T + X)
Chiều dài ADN: L = N/2 x 3.4 A