Quy chế tài chính hiệp hội bảo hiểm việt nam
QUY CHẾ TÀI CHÍNHHIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM CHƯƠNG ICÁC NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1.Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu-chi trên cơ sở hội phí do hội viên đóng góp. Điều 2.Năm tài chính của Hiệp hội trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày Đại hội thành lập Hiệp hội và kết thúc vào ngày 31/12 năm sau. Điều 3.Việc quản lý tài chính của Hiệp hội phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành và các quy định dưới đây. CHƯƠNG IICÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục I - Các khoản thuĐiều 4.Nguồn thu nhập của Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam bao gồm các khoản sau đây : - Hội phí do các hội viên đóng- góp; - Các khoản tài trợ bằng tiền và hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; - Các khoản đóng góp ngoài hội phí của hội viên theo quyết định của Hội nghị thường niên của Hiệp hội; - Thu khấu hao tài sản cố định; - Thu tiền thanh lý tài sản của Cơ quan thường trực Hiệp hội; - Thu tiền bồi thường tài sản của cá nhân, tập thể hoặc của công ty bảo hiểm; - Thu lãi tiền gửi ngân hàng; - Các khoản thu khác. Điều 5. Hội phí là nguồn thu cơ bản của Hiệp hội do hội viên đóng góp theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Hội phí được xác định trên cơ sở : a. Chia các doanh nghiệp hội viên làm 10 nhóm theo doanh thu : - Nhóm 1 : Dưới 20 tỷ đồng / năm, - Nhóm 2 : Từ 20 - 50 tỷ đồng / năm, - Nhóm 3 : Từ trên 50 - 100 tỷ đồng / năm, - Nhóm 4 : Từ trên 100 - 200 tỷ đồng / năm, - Nhóm 5 : Từ trên 200 – 400 tỷ đồng / năm, - Nhóm 6 : Từ trên 400 – 600 tỷ đồng / năm, - Nhóm 7 : Từ trên 600 – 800 tỷ đồng / năm, - Nhóm 8 : Từ trên 800 – 1.000 tỷ đồng / năm, - Nhóm 9 : Từ trên 1.000 – 1.500 tỷ đồng / năm, - Nhóm 10 : Trên 1.500 tỷ đồng / năm. b. Trên cơ sở doanh thu phí bảo hiểm thực tế năm trước của doanh nghiệp hội viên, xếp doanh nghiệp hội viên vào nhóm tương ứng (doanh thu nói ở đây bao gồm cả doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia). c. Quy định hệ số nộp hội phí của từng nhóm như sau : - Nhóm 1 : Hệ số 1, - Nhóm 2 : Hệ số 2, - Nhóm 3 : Hệ số 3, - Nhóm 4 : Hệ số 4, - Nhóm 5 : Hệ số 5, - Nhóm 6 : Hệ số 6, - Nhóm 7 : Hệ số 7, - Nhóm 8 : Hệ số 8, - Nhóm 9 : Hệ số 9, - Nhóm 10: Hệ số 10. Mức đóng góp hội phí: - Hội viên chính thức 22.500.000 đ/1 hệ số/năm (*). - Hội viên liên kết bằng 50% hội phí của hội viên chính thức nhóm 1 (11.250.000 đ/năm). - Riêng hội viên liên kết là các cơ sở đào tạo bảo hiểm trong nước, mức đóng hội phí là 3.000.000 đ/năm. Thời gian đóng hội phí: - Chậm nhất là 31/3 hàng năm (sau khi có số liệu báo cáo doanh thu của năm trước đó). - Riêng hội viên có số hội phí phải đóng trên 100.000.000 đ/năm chia làm 2 kỳ đóng là 31/3 và 31/7 hàng năm, mỗi kỳ đóng 50% hội phí. Mục II: Các khoản chi Điều 6.Các khoản chi bao gồm : - Chi mua sắm vật dụng văn phòng, - Chi khấu hao tài sản cố định, - Chi phí các dịch vụ thuê ngoài theo hợp đồng cung ứng dịch vụ, - Chi cho các chương trình, kế hoạch và dự án mà Hiệp hội đã thông qua, - Chi lương và các chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước cho Tổng Thư kí, Phó Tổng Thư kí, các cán bộ, nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội, - Chi phí giao dịch, tiếp khách, hội họp, - Chi mua- bảo hiểm tài sản, - Chi trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho Cơ quan thường trực Hiệp hội. Điều 7.Nguyên tắc chi tiêu : Việc chi tiêu phải bảo đảm nguyên tắc hợp lí, hợp lệ, tiết kiệm, phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành và các quy định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Điều 8. Chi tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Trả lương cho Tổng Thư kí, Phó Tổng Thư kí và các thành viên Cơ quan thường trực Hiệp hội trên cơ sở thời gian, chất lượng, hiệu quả công việc. Mức lương của Tổng Thư kí, Phó Tổng Thư kí do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định. Mức lương của các cán bộ nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội do Tổng Thư kí quyết định theo thang bảng lương hiện hành của cán bộ nhân viên làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Bảng lương cán bộ nhân viên Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Chức danh Bậc lương - Hệ số Chuyên gia cao cấp Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự Nhân viên Phục vụ 1 7,0 5,58 4,0 2,34 1,80 1,35 1 2 7,5 5,92 4,33 2,65 1,99 1,53 1,18 3 8,0 6,26 4,66 2,96 2,18 1,71 1,36 4 6,60 4,99 3,27 2,37 1,89 1,54 5 5,32 3,58 2,56 2,07 1,72 6 5,65 3,89 2,75 2,25 1,90 7 4,20 2,94 2,43 2,08 8 4,51 3,13 2,61 2,26 9 3,32 2,79 2,44 10 3,51 2,97 2,62 11 3,70 3,15 2,80 12 3,89 3,33 2,98 Các trưởng ban chuyên môn được phụ cấp hệ số 1. Các phó ban chuyên môn được phụ cấp hệ số 0,5. Thời gian tối thiểu để đưa vào diện xét nâng lương là 3 năm tính từ lần xếp bậc trước. Chỉ được nâng lương khi chất lượng và hiệu quả công việc được khẳng định tiến bộ rõ rệt. Ban Chấp hành Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt quỹ lương của Hiệp hội, mức lương cơ bản và hệ số trả lương. Quỹ lương hàng năm được Hội nghị thường niên phê chuẩn trong dự toán kinh phí hàng năm. Khi Nhà nước thay đổi mức lương cơ bản thì Ban chấp hành sẽ xem xét phê duyệt mức lương cơ bản mới cho phù hợp. Điều 9.Tổng thư ký Cơ quan thường trực Hiệp hội xây dựng Quy chế chi tiếp khách, hội họp, giao dịch đối ngoại, trình Ban Chấp hành Hiệp hội cho ý kiến sau đó trình Chủ tịch Hiệp hội ký ban hành. Mục III: Quản lý và sử dụng tài sản Điều 10.Tài sản của Hiệp hội bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động được hình thành từ hội phí và các nguồn khác do Hiệp hội giao cho Cơ quan trường trực Hiệp hội quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 11.Tài sản cố định được khấu hao theo chế độ qui định. Nguồn vốn do đơn vị trích khấu hao được bổ sung nguồn vốn mua sắm tài sản của Hiệp hội. Điều 12.Cơ quan thường trực Hiệp hội phải mở sổ sách theo dõi tài sản của Hiệp hội về số lượng và giá trị. Hàng năm, Cơ quan thường trực Hiệp hội phải báo cáo kiểm kê tài sản kèm theo báo cáo quyết toán trình Hội nghị thường niên. Mọi hư hỏng, mất mát tài sản phải xác định rõ nguyên nhân, nếu thuộc trách nhiệm cá nhân thì cá nhân phải đền bù theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp thuộc nguyên nhân khách quan, trình Hội nghị thường niên xin ý kiến xử lý. Điều 13.Cơ quan thường trực hiệp hội được quyền: Mua tài sản theo kế hoạch được duyệt, thay đổi cơ cấu tài sản, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm sử dụng có hiệu quả tài sản phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội nếu thu hồi đủ giá trị còn lại của tài sản. Trường hợp dự kiến không thu hồi đủ giá trị còn lại phải có sự phê duyệt của Ban Chấp hành. Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản được bổ sung nguồn kinh phí mua sắm tài sản của Hiệp hội. Mua bảo hiểm tài sản theo chế độ qui định. Mục IV: Lập dự toán và quyết toán thu - chi Điều 14.Dự toán thu - chi là cơ sở để điều hành thu - chi của Hiệp hội. Hàng năm, Cơ quan thường trực Hiệp hội phải lập dự toán thu - chi theo nội dung quy định tại mục I và mục II Quy chế này và phù hợp với nội dung chương trình hoạt động của Hiệp hội hàng năm. Dự toán thu chi phải được Ban Chấp hành phê duyệt sau đó trình Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị thường niên Hiệp hội phê chuẩn. Điều 15. [...]...CHƯƠNG II CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục I - Các khoản thu Điều 4. Nguồn thu nhập của Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam bao gồm các khoản sau đây : - Hội phí do các hội viên đóng- góp; - Các khoản tài trợ bằng tiền và hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; - Các khoản đóng góp ngồi hội phí của hội viên theo quy t định của Hội nghị thường niên của Hiệp hội; - Thu khấu hao tài sản cố định;... số 10. Mức đóng góp hội phí: - Hội viên chính thức 22.500.000 đ/1 hệ số/năm (*). - Hội viên liên kết bằng 50% hội phí của hội viên chính thức nhóm 1 (11.250.000 đ/năm). - Riêng hội viên liên kết là các cơ sở đào tạo bảo hiểm trong nước, mức đóng hội phí là 3.000.000 đ/năm. Chức danh Bậc lương - Hệ số Chuyên gia cao cấp Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán... đóng góp ngồi hội phí của hội viên theo quy t định của Hội nghị thường niên của Hiệp hội; - Thu khấu hao tài sản cố định; - Thu tiền thanh lý tài sản của Cơ quan thường trực Hiệp hội; - Thu tiền bồi thường tài sản của cá nhân, tập thể hoặc của công ty bảo hiểm; - Thu lãi tiền gửi ngân hàng; - Các khoản thu khác. - Nhóm 1 : Hệ số 1, - Nhóm 2 : Hệ số 2, - Nhóm 3 : Hệ số 3, - Nhóm 4 : Hệ số . của Ban Chấp hành Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Khi cần thiết, Ban Chấp hành Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có thể yêu cầu. QUY CHẾ TÀI CHÍNHHIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM CHƯƠNG ICÁC NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1 .Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện