1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SỸ

73 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 823 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 1. PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quang trọng không thể thiếu của nền giáo dục hiện nay. Dưới chế độ của nền XHCN con người là vốn quý nhất. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động mà trước hết là đối tượng học sinh trong các trường học là một mục tiêu cấp bách. Bởi vì thế hệ trẻ là thế hệ tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của quốc gia TDTT là sự nghiệp của toàn nước toàn nhân dân, bao gồm TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao dân tộc và TDTT trường học. TDTT trường học bao gồm giáo dục thể chất bắt buộc và các hoặt động TDTT ngoại khóa. GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là bộ phận quang trọng trong hệ thống quốc dân. Cùng với thể thao thành tích cao. GDTC trong trường học đang góp phần đảm bảo cho nền TDTT nước ta phát triển cân đối và đồng bộ. Mục đính của GDTC nước ta là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện. Như nghị quyết trung ương IV chỉ rõ “sự phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đó là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm thực hiện chiến lược phát triển con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong giai đoạn hiện nay rèn luyện và phát triển thể chất trong nhà trường là một điều hết sức cần thiết, nó gắn liền với thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần của nghị quyết của đại hội lần thứ VII là: “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức có tay nghề, có năng lực hình thành tự chủ, năng động sáng tạo.” Tuy nhiên cũng nhận thức rõ ràng là công tác giáo dục thể chất có sự phát triển tiến bộ, nhưng mộ số trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục hiện nay. Trong những năm qua, mặc dù có sự quang tâm của Đảng của chính quyền các cấp và sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục đào tạo thành phố và nhân dân địa phương. Song số lượng và chất lượng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng, vẫn còn phát triển chậm, đặt biệt là lĩnh vực giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn chưa được coi trọng, chưa có sự đầu tư, quan tâm bằng các môn học khác. Vấn đề đáng quan tâm nhấn mạnh ở đây là: cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất vẫn còn nhiều hạn chế, nội dung chương trình, tài liệu còn chưa hoàng chỉnh, chưa thật sự thích hợp với từng đối tượng học sinh, nhu cầu tập luyện của học sinh chưa được đáp ứng đầy đủ. Hơn thế nữa nhà trường chưa có nhận thức đầy đủ và nghiêm túc về công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Hàng năm nhà trường vẫn cho học sinh tham gia thi đấu những môn thể thao cấp quận thành phố tổ chức nhưng chủ yếu là mang tính chất hình thức, có làm cho hoàn thành mục tiêu nhà nước giao cho. Do vậy, việc tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong các trường học đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, ngành TDTT và ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Nhận thức được vấn đề nêu trên với công tác hiện nay tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo, tôi mạnh dạng đi sâu nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”. 5 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế công tác GDTC tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng phù hợp với điều kiện thực tiễn Nhà trường, góp phần vào mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt đượ c mục đích nghiên cứu, đề tài đã đề ra các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng. Thực trạng về Chương trình môn học GDTC. Thực trạng về cơ sở vật chất. Thực trạng về đội ngũ giáo viên GDTC. Thực trạng về các hoạt động thể thao ngoại khóa. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò, vị trí công tác GDTC đối với GV, HS tại Nhà trường. Thực trạng về kết quả học tâm môn học Thể dục. Mục tiêu 2: Lựa chọn và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Đà Nẵng. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Ứng dụng thí điểm một số biện pháp được cho phép. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp được ứng dụng. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Trang 1

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trungthực của đề tài trước pháp luật

HỌC VIÊN

Bùi Thị Phương Dung

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU THƯỜNG DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang

Bảng 3.1 Khung phân phối chương trình giáo dục thể chất cho học

sinh khối 10 Trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng 34

Bảng 3.2 Khung phân phối chương trình giáo dục thể chất cho học sinh

khối 11 Trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng 35

Bảng 3.3 Khung phân phối chương trình giáo dục thể chất cho học

sinh khối 12 Trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng 36 Bảng 3.4 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC cho

HS trường THPT Trần phú thành phố Đà Nẵng (nguồn 2013) 37 Bảng 3.5 Thực trạng đội ngũ GV làm công tác GDTC tại Trường

THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (năm 2014) 39 Bảng 3.6 Kết quả xác định mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của

công tác GDTC tại Trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng 40

Bảng 3.7 Thực trạng về phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của HS

trường THPT Trần Phú năm học 2013-2014 42Bảng 3.8 Kết quả môn học Thể dục của học sinh trường THPT Trần Phú

thành phố Đà Nẵng (năm học 2013-2014 có 2540 HS) 44

Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn cán bộ, GV về nguyên nhân ảnh hưởng

tới chất lượng GDTC của HS trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (n=46) 45

Bảng 3.10 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả công tác GDTC cho HS trường THPT Trần Phú,thành phố Đà Nẵng (n = 68) 49

Trang 4

Bảng 3.11 Thực trạng về phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của

HS trường THPT Trần Phú năm học 2014-2015 55Bảng 3.12 So sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTT của HS khối 10,

trường THPT Trần Phú trước và sau thực nghiệm 58Bảng 3.13 So sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTT của HS khối 11,

trường THPT Trần Phú trước và sau thực nghiệm 59Bảng 3.14 So sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTT của HS khối 10

(năm học 2013-2014) với HS khối 10 (năm học 2014-2015),trường THPT Trần Phú 61Bảng 3.15 So sánh kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTT của HS khối 11

(năm học 2013-2014) với HS khối 11 (năm học 2014-2015),trường THPT Trần Phú 62Bảng 3.16 So sánh kết quả học tập môn Thể dục của các HS năm học

2013-2014 và năm học 2014-2015 63

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Bảng 3.11 Thực trạng về phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của HS

trường THPT Trần Phú năm học 2014-2015 55 1.6.1 Đặc điếm tâm lý 3.1.4 Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC

tại trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng 3.1.5 Thực trạng các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS trường

THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng Bảng 3.7 Thực trạng về phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của HS

trường THPT Trần Phú năm học 2013-2014 Bảng 3.11 So sánh tình hình tập luyện TDTT ngoại khóa của HS trường

THPT Trần Phú năm học 2013-2014 và 2014-2015

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay thế hệ trẻ được sống và học tập trong một chế độ xã hội chủnghĩa, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của cha ông ta để lại Trong sựnghiệp đấu tranh để bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước, thế hệ trẻ được Đảng,Nhà nước đặc biệt quan tâm, chăm sóc Họ là những chủ nhân tương lai của đấtnước nắm trong tay vận mệnh của dân tộc Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một việc làm rất quan trọng và cần thiết…” thấm nhuần lời dạy của Người, các thế hệ

trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng sinh viên đã, đang và sẽ là lực lượng quyếtđịnh tới tương lai của nước nhà

Trải qua các thời kỳ các mạng của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng công tác GDTC trong nhà trường các cấp Trong Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu rõ về mục tiêu đổi mới giáo

dục là “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.

GDTC là một mặt giáo dục toàn diện cho HS, sinh viên, là phương tiện hiệuquả để phát triển hài hòa cân đối hình thể, nâng cao năng lực thể chất và tố chấtthể lực của HS, sinh viên, đây cũng là một lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tácđộng tích cực đối với việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng,đạo đức, thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho người HS, sinh viên

Trong những năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mớiphương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng đãđạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễncủa nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và một số điều kiệnkhách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khóa đối với môn học GDTCnói chung vẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn họcchính thức, bắt buộc trong chương trình ở mọi cấp học, ngành học, nhưng đôi

Trang 7

khi vẫn bị xem nhẹ, giờ giảng dạy thể dục còn mang nặng tính hình thức.Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được yêucầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn vàthiếu thốn, đội ngũ cán bộ GV có nơi vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chấtlượng.

Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tácgiáo dục thể chất trong trường học Thể hiện qua việc thường xuyên ban hành cácnội dung chương trình môn học Thể dục với các giờ học nội khóa, ngoại khóathường xuyên cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đấtnước Thường xuyên tổ chức các giải phong trào cho học sinh với nội dung thiđấu đa dạng và phong phú đã động viên khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình.Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyđịnh tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên Nhằm độngviên khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia luyện tập thể thao hìnhthành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh viên

Với trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Phú thành phố Đà Nẵng thìcông tác GDTC cũng nằm trong tình trạng chung đó, giờ giảng đôi khi vẫn cònmang tính hình thức, việc đầu tư cơ sở vật chất chưa tạo được điều kiện thuậnlợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học Quy trình quản lý, chỉ đạo, tổ chứccác hình thức luyện tập chưa thực sự hợp lý, phương pháp dạy học còn đơn điệuthiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho HS Mặc dù học sinh rất thíchchơi thể thao nhưng lại không thích học môn Thể dục, coi giờ học Thể dục nhưgiờ vui chơi nên không chú tâm luyện tập Kết quả khảo sát trong các giờ họcThể dục cho thấy vẫn còn nhiều HS có thể lực chung chưa tốt làm ảnh hưởng tớikết quả học tập của các em

Về công tác GDTC trường học đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập tớinhững khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung là các tác giả thường đề xuấtnhững biện pháp còn mang tính chung chung, chưa cụ thể; các biện pháp chưathực sự thiết thực và gắn với thực tiễn của mỗi nhà trường

Trang 8

Đối với công tác GDTC tại trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng thì chưa có

đề tài nào đề cập, nghiên cứu Hiện nay chỉ mới dừng lại ở một số sáng kiếnkinh nghiệm của các giáo viên Thể dục, đây cũng là một hạn chế lớn; việc pháttriển công tác GDTC cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa họchơn, cần có những nghiên cứu sâu phát triển

Với công tác hiện nay tại trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng, chúngtôi nhận thấy công tác GDTC cho HS còn nhiều hạn chế như về phương pháp,trang thiết bị dạy và học môn Thể dục chưa tốt; thể lực chung của các em HS chưađáp ứng được với yêu cầu về khối lượng học tập của các em tại Nhà trường; mônhọc Thể dục chưa được các em HS, phụ huynh và ngay cả Nhà trường xem xétđúng mức… Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:

"Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh, Trường trung học phổ thông Trần Phú, thành phố Đà Nẵng".

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế côngtác GDTC tại Trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng, đề tài đề xuất một sốbiện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS, trườngTHPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng phù hợp với điều kiện thực tiễn Nhàtrường, góp phần vào mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt đươc mục đích nghiên cứu, đề tài đã đề ra các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THPT Trần

Phú, thành phố Đà Nẵng

- Thực trạng về Chương trình môn học GDTC

- Thực trạng về cơ sở vật chất

- Thực trạng về đội ngũ giáo viên GDTC

- Thực trạng về các hoạt động thể thao ngoại khóa

- Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò, vị trí công tác GDTC đối với GV,

Trang 9

HS tại Nhà trường.

- Thực trạng về kết quả học tâm môn học Thể dục

Mục tiêu 2: Lựa chọn và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công

tác GDTC cho học sinh, trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

- Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quảcông tác GDTC

- Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC

- Ứng dụng thí điểm một số biện pháp được cho phép

- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp được ứng dụng

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trường học.

GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáodục và đào tạo thế hệ trẻ phát toàn diện, đồng thời là một bộ phận quan trọngtrong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC trong trường học đang góp phần cùngvới thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền TDTT nước ta phát triển cân đối vàđồng bộ, nhằm thực hiện chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việtnam từ năm 2000 đến 2025, đưa nền TDTT nước ta hòa nhập và đua tranh vớicác nước trong khu vực và thế giới

Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 3

năm 1946 có viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe Vậy nên tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước " Quan điểm đó của Người về vai trò TDTT đã

được Đảng và Nhà nước ta quán triệt thực hiện và trở thành kim chỉ nam chohoạt động tập thể dục nâng cao thể chất con người Với quan điểm đó, trong

nhiều năm qua, toàn dân ta đã phát triển mạnh mẽ phong trào "Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, số

học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT) tăng lên

GDTC trong trường học các cấp có ý nghĩa vô cùng to lớn nâng cao sứckhỏe cho học, sinh viên, phù hợp với nguyên tắc phát triển con người toàn diện

mà Đảng và Nhà nước đề ra Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013,

điều 37, mục 2 quy định: " Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc ".

Trang 11

Quán triệt về quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường họccủa Hiến pháp, các cấp, các ngành liên quan luôn quan tâm , chú trọng bồidưỡng phát huy các yếu tố phát triển thể chất học sinh, tăng cường sự đầu tư ,quản lý công tác GDTC trong trường học.

Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 khóa XI,BCH trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nêu rõ

mục tiêu về giáo dục phổ thông “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…” Qua đó việc đổi mới trong công tác GDTC cũng phải được chú trọng để

nâng cao thể chất cho học sinh.[1]

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ quan điểm

“Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên”.[24]

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ “ Cần phát triển mạnh phong trào TDTT đại chúng nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng tuổi thọ của người Việt Nam ”

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém về công tác GDTC là do nhiềucấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của côngtác GDTC và còn xem nhẹ vai trò của GDTC Chưa nhìn thấy ý nghĩa củaTDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphòng, văn hóa, tư tưởng… nên chưa quan tâm về chế độ, chính sách đối vớiviệc phát triển TDTT Quản lý ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy hết đượcnguồn lực xã hội để phát triển TDTT giai đoạn mới

Trang 12

Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, về đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [13]

Luật TDTT được Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/11/2006, điều 20

quy định: "Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao" [14]

Luật TDTT cho thấy cần có sự thay đổi trong nhận thức về TDTT; đổi mớiTDTT trong trường học, trước hết phải đổi mới nhận thức từ xã hội, các cấp lãnhđạo đến cán bộ, giáo viên, coi trong TDTT giải trí gắn liền với điều kiện sinhthái tự nhiên là một vấn đề mới trong trường học

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục cho thế hệtrẻ, đặc biệt là GDTC thể hiện qua hầu hết các văn bản quan trọng, bên cạnh đóviệc đề cao chất lượng giáo dục cũng là một trong những yếu tố quan trọngquyết định đến trình độ giáo dục và đào tạo ở nước ta

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình và sáchgiáo khoa; thi cử và tuyển sinh; đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý; cơ

sở vật chất và thiết bị dạy học;sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền,đoàn thể; xã hội hóa giáo dục

Trong các yếu tố đó thì đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý là yếu

tố quyết định Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8khóa XI, BCH trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo; Luật TDTT 2006 quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở, nhà

Trang 13

trường, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định

số 09/2005/QĐ-TT ngày 11/01/2005 về xây dựng nâng cao đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn giáo viêncác cấp và đang triển khai thực hiện

Đối với bậc phổ thông, học sinh chịu ảnh hưởng rất nhiều ở thầy giáo, côgiáo Thầy giáo có uy tín, cô giáo có tài năng sư phạm sẽ tạo hứng thú học tâp chohọc sinh, từ đó sẽ định hướng, tác động đến các em trong việc xây dựng ý thức,thái độ học tập, hình thành nhân cách Thầy giáo giúp học sinh đánh giá đúng khảnăng và năng lực học tập của mình Đặc biệt đối với những học sinh giỏi sẽ giúpcác em phát hiện năng lực của mình Người thầy cũng là điểm tựa vững chắc để

từ đó giúp các em vượt qua mọi kết quả khó khăn, vươn lên đạt kết quả cao

1.2 Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục thể chất.

1.2.1 Đánh giá chất lượng giáo dục.

Đánh giá chất lượng giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu giáo dục là hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, sinh viên,đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức và sức khỏe, học vấn và nghềnghiệp, có ý thức cộng đồng, năng động và sáng tạo, có ý thức giữ gìn phát huycác giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có tính tổ chức

kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Theo Đặng Bá Lâm và cộng sự cho rằng: "Đánh giá chất lượng là một công việc được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của người học đối với các mục tiêu dạy học hay đào tạo đã đề ra Nó có thể bao gồm sự

mô tả liệt kê định lượng hay định tính các kết quả đó kèm theo nhận xét khi đem

ra đối chiếu, so sánh chúng với mong muốn đã đặt ra".

1.2.2 Đánh giá chất lượng giáo dục thể chất.

GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta,

và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là: "Quá trình sư

Trang 14

phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ con người".

GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy

đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động củanhà sư phạm phù hợp với HS với nguyên tắc sư phạm.GDTC chia thành hai mặttương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thểlực Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền vớigiáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động

GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là :" Phát triển toàn diệncác tố chất thể lực, trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoànthiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoànthiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống.Đồng thời, giáo dục các phẩm chất đạo đức giáo dục ý thức và nhân cách".Chương trình GDTC trong các trường THPT nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo

dục:"Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực của HS".

Nội dung chương trình GDTC trong các trường học được tiến hành trong cảquá trình học tập của học sinh sinh viên trong nhà trường dưới hai hinh thức:

Giờ học GDTC:

Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kếhoạch học tập của nhà trường Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao chohọc sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thíchhợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinhviên Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuậtđộng tác TDTT

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong

trường học là: "Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất

và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm

lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh".

Trang 15

Do vậy, giờ học chính khóa TDTT mang tính hành chính pháp quy, quy địnhđối với học sinh và cán bộ giảng dạy Đó là,giờ học theo chương trình có quy địnhthời gian và quy cách đánh giá chất lượng, được bắt đầu từ tập và làm quen từ mẫugiáo, sau đó là dạy TDTT theo chương trình ở các cấp học cho đến đại học.

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản

lý và giáo dục con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹthuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển một cách hài hòa,bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và chuyên môn Mặtkhác, trong giờ học TDTT, những phẩm chất ý chí của con người như: Lòngdũng cảm, tính mạnh dạn quyết đoán, tính kiên trì và khả năng tự kiềm chế được hình thành và hoàn thiện Các giờ học còn có vai trò rất lớn trong việc giáodục lòng yêu nước, tinh thần tập thể, sự thẳng thắn trung thực

Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh:

Là một bộ phận có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của HS, vớimục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàndiện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của HS Giờ học ngoạikhóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vàogiờ tự học của HS, sinh viên dưới sự hướng dẫn của GV TDTT hay hướng dẫnviên Ngoài ra còn có các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học baogồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội đại biểu từng môn thể thao, các bàitập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hằng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của HSsinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể

Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người thamgia tập luyện các môn thể thao yêu thích, RLTT tham gia cổ vũ phong trào rènluyện vì ngày mai lập nghiệp

Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụngtrong các đại học là toàn diện góp phần đóng góp là phương tiện để hợp lý hóachế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động,học tập của HS trong suốt thời kỳ học tập ở nhà trường, cũng như đảm bảo

Trang 16

chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện tương lai.

Chương trình giáo dục thể chất trong trường học nhằm biện quyết cácnhiệm vụ sau đây:

1 Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổchức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác họctập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc

2 Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung vàphương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số mônthể thao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiệnnói trên để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổchức các hoạt động TDTT ở cơ sở

3 Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thểmột cách hài hòa, xây dựng thói quen một cách lành mạnh và khắc phục các thóiquen xấu trong cuộc sống, nhằm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập và đạtnhững chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêuchuẩn RLTT theo lứa tuổi

4 Giáo dục óc thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độthể thao của vận đông viên, sinh viên

* Các chỉ tiêu thể lực:

Hiện nay ở nước ta, mọi cơ sở giáo dục, đào tạo đều phải căn cứ vào mụcđích, yêu cầu, nội dung của Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh,sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Với mục đích như sau:

- Đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường

- Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với cáctrường ở các cấp học và trình độ đào tạo

- Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe đểhọc tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trìnhhội nhập quốc tế

Trang 17

Về yêu cầu: Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên phải phùhợp với lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấphọc và trình độ đào tạo.

Các chỉ số cụ thể về tiêu chuẩn RLTT được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh như sau:

Tuổi,

giới Phân loại

Lực bóp tay thuận (kg)

Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)

Bật xa tại chỗ (cm)

Chạy 30m XPC (giây)

Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

Chạy tùy sức

5 phút (m)

16

nam

Tốt > 43,2 > 19 > 215 < 5,00 < 11,90 > 1030 Đạt ≥ 36,9 ≥ 14 ≥ 195 ≤ 6,00 ≤ 12,70 ≥ 920

16

nữ

Tốt > 29,0 > 16 > 165 < 6,00 < 12,30 > 890Đạt ≥ 26,0 ≥ 13 ≥ 148 ≤ 7,00 ≤ 13,30 ≥ 810

17

nam

Tốt > 46,2 > 20 > 218 < 4,90 < 11,85 > 1040 Đạt ≥ 39,6 ≥ 15 ≥ 198 ≤ 5,90 ≤ 12,60 ≥ 930

17

nữ

Tốt > 30,3 > 17 > 166 < 5,90 < 12,20 > 920Đạt ≥ 26,3 ≥ 14 ≥ 149 ≤ 6,90 ≤ 13,20 ≥ 830

18

nam

Tốt > 47,2 > 21 > 222 < 4,80 < 11,80 > 1050 Đạt ≥ 40,7 ≥ 16 ≥ 205 ≤ 5,80 ≤ 12,50 ≥ 940

18

nữ

Tốt > 31,5 > 18 > 168 < 5,80 < 12,10 > 930Đạt ≥ 26,5 ≥ 15 ≥ 151 ≤ 6,80 ≤ 13,10 ≥ 850

* Một số vấn đề đảm bảo cho công tác giáo dục thể chất:

Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục đào tạo trong nhà trường Do vậy, cầnphải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho côngtác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa, cũng như tự rèn luyện thể thao, RLTT vàhoạt động văn hóa - thể thao của học sinh sinh viên "Từng trường có định mứckinh phí phục vụ cho công tác giáo dục thể chất và hoạt đông văn hóa thể thao

Trang 18

cuả học sinh sinh viên trong quá trình giáo dục Từng trường phải đảm bảo yêucầu tối thiêu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theochương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể thao của nhà trường" [13]

Do vậy, phải tạo điều kiện cần thiết và cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiệnviệc dạy và học thể dục bắt buộc ở các trường học Ban quy hoạch xây dựng và nângcấp trường sở phải đảm bảo sân chơi, bãi tập cho học sinh sinh viên

Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế,quy định tính chất bắtbuộc thực hiện công tác giáo dục thể chất trong nhà trường Đó cũng là những chỉthị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo về việc

tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục thể chất và các quy phạm đánhgiá, cũng như những văn bản chế độ chính sách động viên, chế độ đãi ngộ, khenthưởng, kỷ luật với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác giáo dục thểchất để giáo dục thể chất là một công tác xã hội

Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong cáctrường học là nhân tố quyết định chất lượng công tác giáo dục thể chất trong nhàtrường.GV TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác giáo dục thể chất, tiếnhành dạy môn thể dục theo chương trình quy định, tổ chức hướng dẫn các hoạtđộng ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển thể thao học sinh sinh viên, tổchức ngày Hội thể thao của trường và tham gia các hoạt động chung của ngành,địa phương và toàn quốc Đồng thời phối hợp với các cơ quan, y tế tổ chứckhám và phân loại sức khỏe học sinh, để có biện pháp tập luyện riêng cho nhữnghọc sinh, sinh viên yếu sức khỏe, phát hiện và bồi dưỡng những học sinh cónăng khiếu về thể thao Tổ chức biên soạn giáo trình, giáo án phục vụ công tácgiảng dạy học tập và tiến hành dạy tốt môn học thể dục đối với các trườngkhông chuyên và các môn học thể thao trong chương trình đào tạo GV TDTTđối với các trường Đại học, Cao đẳng TDTT

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác giáo dục thể chất trong các trường Trung học phổ thông.

Mục tiêu chung của công tác GDTC, sức khỏe cho HS phổ thông trong thời

Trang 19

gian tới:

- Góp phần phát triển hài hòa thể chất, sức khỏe nâng cao thể lực, bồidưỡng năng lực và kỹ năng vận động nhằm tăng cường hiệu quả học tập, laođộng và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam

- Góp phần tạo dựng cuộc sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, hạn chế các

tệ nạn xã hội, đào tạo và bồi dưỡng tài năng TDTT cho đất nước

- Phấn đấu đưa việc dạy và học thể dục, sức khỏe, nội ngoại khóa vào nềnếp và có hiệu quả trong nhà trường phố thông

- Tăng cường rèn luyện thể chất và đẩy mạnh công tác y tế học đường, giáodục sức khỏe cho HS

- Giáo dục và bồi dưỡng HS năng khiếu, phát hiện tài năng và phấn đấunâng cao một bước thành tích thể thao HS phổ thông

GDTC là một trong năm mặt giáo dục toàn diện cho HS Mặt khác, bản thânGDTC đã bao hàm các nội dung của giáo dục toàn diện, bởi vậy công tác GDTCtrong nhà trường các cấp phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chính:

GDTC là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhànước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là: “Quátrình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân

Trang 20

cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người” [21] Tạikhoản 1, Điều 20 Luật Thể dục, thể thao (2006) quy định: “Giáo dục thể chất làmôn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹnăng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động,góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [14].

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đánh giá thực

trạng công tác GDTC: “Về công tác GDTC và thể thao trong nhà trường, đến năm học 2007 – 2008 cả nước có trên 70% số trường học triển khai áp dụng chương trình GDTC chính khóa và một số trường đã có hoạt động ngoại khóa thường xuyên Hội khỏe phù đổng toàn quốc và Đại hội Thể dục, thể thao sinh viên toàn quốc được tổ chức 4 năm/lần cùng với hàng chục giải thể thao của

HS, sinh viên đã thu hút hàng chục triệu lượt HS, sinh viên tham gia, góp phần tạo nguồn tài năng thể thao trẻ cho thể thao đỉnh cao quốc gia” [24] Tuy nhiên, công tác GDTC còn tồn tại: “Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực Các cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu sân bãi, phòng tập, dụng

cụ phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu và vui chơi giải trí của HS, sinh viên, đội ngũ GV thể dục còn thiếu, chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa” [2].

Từ đó, chiến lược phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020 đã đề ra mụctiêu, nhiệm vụ công tác GDTC cho đến năm 2020 cụ thể như sau:

Trang 21

2015 đạt 45% và đến năm 2020 đạt từ 55 – 60% tổng số trường.

+ Số HS được đánh giá phân loại thể lực theo tiêu chuẩn RLTT đến năm

2015 đạt 75% và đến năm 2020 đạt 85 – 905 tổng số HS phổ thông các cấp

Nhiệm vụ:

- Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa

+ Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp với thể dục,thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của HS Xây dựng chươngtrình GDTC kết hợp với giáo dục quốc phòng, kết hợp đồng bộ y tế học đường.+ Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh côngtác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia

- Phát triển hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa

+ Xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học, khuyến khích

HS dành thời gian từ 2 – 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trongcác câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao Củng cố và phát triển hệ thống thi đấuthể dục, thể thao giải trí thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương

+ Phổ cập dạy và học bơi đối với HS hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo

100% trường phố thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa; chú trọng hỗ

trợ các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền trung;

+ Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đàotạo có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động thể dục, thể thao trường học theo quychuấn quốc gia

- Ban hành nghị định về phát triển GDTC và hoạt động thể thao trường học.+ Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ GV,hướng dẫn viên thể dục, thể thao; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáodục, đào tạo Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện TDTT, hướng dẫnviên thể dục, thể thao cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số vàmiền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước;

+ Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng thể dục, thể thao trường học, thể

Trang 22

chất và sức khỏe của HS theo định kỳ 5- 10 năm/lần; ban hành chế độ kiểm tra,đánh giá định kỳ thể chất và sức khỏe HS;

+ Tăng cường công tác đào tạo GV thể dục, thể thao Ban hành quy chế hỗtrợ đối với các cán bộ, chuyên gia về thể dục, thể thao, trực tiếp tham gia hướngdẫn hoạt động ngoại khóa hoặc hỗ trợ giảng dạy chính khóa

Tại các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông và mẫu giáo;

+ Ban hành các chính sách huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội, cácdoanh nghiệp tham gia tài trợ hoạt động thi đấu TDTT trong trường học;

+ Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong GDTC và hoạt độngthể thao trường học; phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trongchỉ đạo, tổ chức hoạt động thể dục, thể thao trường học

1.4 Hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông các cấptrong những năm gần đây

1.4.1 Vị trí môn học

Sức khỏe - trí tuệ là những thứ quý giá nhất của mỗi con người và mỗiquốc gia, chính vì vậy GDTC có một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện chohọc sinh về thể lực để nâng cao sức khỏe với mục tiêu "Khỏe để học tập, xâydựng và bảo vệ tổ quốc", "Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức" Từ trước tớinay GDTC vẫn được xem là môn học phụ ở các trường phổ thông bởi nó là mônnhóm 2, là môn không thi tốt nghiệp Sự quan tâm và đầu tư đối với GDTC cũngchưa đầy đủ và trang thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy vẫn còn thiếuthốn, hiểu biết của học sinh và các bậc phụ huynh còn hạn chế, chưa coi trọngGDTC như các môn văn hóa khác Hiện nay tất cả các trường học trên cả nướchọc sinh học môn thể dục ngoài sân trường, số ít trường có nhà tập hoặc sân vậnđộng, nếu trời mưa là các em phải nghỉ Mặc dù là môn nhóm 2 nhưng đối vớihọc sinh có thể lực yếu hoặc học thiên về các môn văn hóa hay những em không

có năng khiếu về các môn thể thao thì việc học môn thể dục lại là một "cơn ácmộng" vì các em phải rất vất vả để có thể vượt qua điểm trung bình khi hết kì học.Như thực tế với thời lượng 2 tiết/tuần như hiện nay thì làm sao có thể rèn

Trang 23

luyện nâng cao thể chất cho học sinh được vì khoa học đã chứng minh muốn rènluyện thể chất để nâng cao sức khỏe thì phải tập luyện hàng ngày và với mộtthời lượng tăng dần Trong đó Bộ giáo dục và đào tạo lại chỉ lên khung chươngtrình sau đó giao lại cho các Sở giáo dục các Tỉnh, Thành tự biên sọan phân phốichương trình sao cho phù hợp với từng phong tục tập quán, khí hậu, thời tiết củatừng địa phương.

Với cách dạy 2 tiết/ tuần mà mỗi tiết học lại chỉ có 45 phút thì chúng ta chỉ

có thể đạt mục tiêu "Dạy cho học sinh biết cách tự rèn luyện thể chất" vì các emkhông có thời gian tập luỵện bắt buộc hàng ngày để nâng cao thể lực Nếu chỉdạy cho các em hiểu biết và biết cách tự rèn luyện thể chất thì khi kiểm tra, cho

điểm cũng chỉ đề ra tiêu chí nắm được kỹ thuật là đạt yêu cầu, có như vậy những

học sinh không có năng khiếu hay yếu kém về thể chất mới có thể vượt quađược các môn GDTC đòi hỏi năng khiếu và có thể lực tốt

Hiện nay với yêu cầu của Bộ giáo dục là phải kiểm tra đánh giá tiêu chuẩnRLTT cho học sinh vào đầu năm và cuối năm học, song chương trình này lạikhông được đánh giá cao và coi trọng vì có đánh giá là yếu kém vẫn phải chohọc sinh lên lớp và theo học hết trương trình phổ thông và chưa có biện phápkhắc phục tình trạng học sinh yếu kém về thể lực có khi thể lực lại bị giảm súthơn do cường độ học tập quá nhiều, điều đó đã được chứng minh khi các embước vào kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã có rất nhiều học sinh bị choáng ngấtlàm ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của các em Vì vậy môn GDTCrất cần được xác định lại mục tiêu vừa rèn luyện thể lực cho học sinh và vừa dạycho học sinh biết cách rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe Muốn như vậy cầnphải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới chương trình giảng dạy và cách thứckiểm tra đánh giá kết quả học tập và đánh giá tiêu chuẩn RLTT cho học sinh.1.4.2 Những phương pháp đánh giá chất lượng môn học

Giáo dục thể chất là một bộ phận, một khâu quan trọng trong việc giáo dụctoàn diện cho thế hệ trẻ Việt Nam Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản củacác mặt giáo dục chung đòi hỏi việc đánh giá chất lượng giáo dục được xác định

Trang 24

như một lăng kính phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu nhận và sử lý thông tin về trình

độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động của quá trìnhdạy học là cơ sở cho những quyết định sư phạm của nhà trường và GV đối vớihọc sinh, để chất lượng ngày một nâng cao Vì giáo dục thể chất là một quá trìnhgiáo dục mà đặc điểm đặc trưng là giảng dạy động tác và giáo dục các phẩmchất thể lực Là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch đểtruyền thụ những tri thức, kĩ năng, kỹ xảo từ thế hệ này sang thế hệ khác, làqúa trình sư phạm với đầy đủ các đặc điểm của nó, nó có vai trò chủ đạo của nhà

sư phạm, tổ chức hoạt động của người Thầy phải phù hợp với học sinh, với các

nguyên tắc giáo dục.

Mục tiêu giáo dục là hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nhậnthức cho học sinh nhằm phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe, có ý thức,năng động sáng tạo, có ý thức giữ gìn phát huy giá trị truyền thống văn hóa vàtiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục và mụcđích yêu cầu của chương trình GDTC được tiến hành theo các nội dung:

+ Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình

+ Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thế thao

+ Thực hiện các chỉ tiêu đánh giá kết quả GDTC theo nội dung tiêu chuẩnrèn luyện thân thể

+ Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao

1.5 Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC trong nhà trường phổ thông

GDTC là một mặt đào tạo trong nhà trường, do vậy cần có sự đầu tư trang bịnhững điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy tập luyện nội khóangoài ra còn phục vụ cho hoạt động ngoại khóa Bộ GD&ĐT có yêu cầu "Từngtrường có định mức kinh phí phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động văn hóathế thao của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục Phải đảm bảo yêu cầutối thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương

Trang 25

trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường" [3].

Vì vậy yếu tố đầu tiên đảm bảo cho công tác GDTC đó là các cấp cácngành phải tạo mọi điều kiện cần thiết, thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí đểthực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường học cần có sựđịnh hướng, quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ chocông tác GDTC cũng như nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh

Dựa trên các quy định, quy chế, các văn bản pháp quy có tính chất bắt buộc

để thực hiện công tác GDTC trong nhà trường Đó cũng là các chỉ thị hướng dẫncủa Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo để nhà trường hiện công tácGDTC để GDTC là một công tác của toàn xã hội

Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong cáctrường học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC trong nhà trường

GV thể dục có trách nhiệm lập kế hoạch công tác GDTC, tiến hành việc dạy mônthể dục theo phân phối chương trình đã được phê duyệt của tổ chuyên môn.Hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và hướng dẫn các đội tuyển thể thao họcsinh, tố chức ngày hội thể thao của trường và tham dự các hoạt động chung củangành như "Hội khỏe phù đổng" các "giải thể thao học sinh sinh viên", các giảithế thao của địa phương và toàn quốc Đồng thời phối hợp với các cơ quan y tế tổchức khám sức khỏe và phân loại sức khỏe cho học sinh, để có biện pháp tậpluyện riêng cho những học sinh có sức khỏe yếu, phát hiện và bồi dưỡng nhữngtài năng thể thao Tổ chức biên soạn chương trình giáo án phục vụ cho công tácgiảng dạy và huấn luyện TDTT phù hợp với đặc thù cũng như điều kiện thực tiễncủa nhà trường và địa phương

Học sinh là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyệnTDTT ngoại khóa Đây là đối tượng trung tâm của công tác GDTC, giữ vai tròquyết định, thể hiện tính hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường Thể hiện

ở việc hoàn thành những nội dung chương trình môn học GDTC, tình trạng pháttriển thể chất, mức độ hứng thú đối với việc tham gia tập luyện TDTT của các

em Thông qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, giúp các em hoàn thành tốt

Trang 26

chương trình và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên hiện nay, hệ thống văn bản quản lý công tác GDTC của ngành

GD&ĐT chưa đồng bộ, các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ có cán bộ quản lý

chuyên môn chung, cán bộ chuyên trách đúng chuyên môn còn thiếu nên côngtác chỉ đạo chưa chặt chẽ, sự phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng có sự chồng chéogiữa các cấp học, việc bồi dưỡng trình độ chính trị nghiệp vụ chuyên môn ítđược quan tâm do đó chất lượng còn yếu và không đồng đều

1.5.1 Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy GDTC ở phổ thông

Nâng cao thể chất cho học sinh là mục tiêu của công tác GDTC tuy nhiênvới thời lượng 2 tiết/ tuần từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, đội ngũ GVGDTC còn thiếu, đặc biệt ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, nên các GV chủnhiệm hoặc GV các môn khác phải kiêm nhiệm luôn việc dạy thể dục Do không

có chuyên môn hoặc chuyên môn yếu, coi thường đây là môn nhóm 2 không quantrọng, chỉ cần quản lý học sinh cho hết giờ hoặc dạy không đúng kỹ thuật học sinhtập sai sẽ dễ dẫn tới phản tác dụng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy TDTT rấtkhó khăn, ít được đầu tư về dụng cụ hoặc đầu tư dụng cụ tập luyện không có chấtlượng, điều kiện sân tập chật hẹp, thời tiết địa phương khắc nghiệt

Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nội dung chương trình mới được banhành tháng 6/2002 có 2 phần bắt buộc và phần tự chọn

+ Phần bắt buộc gồm những nội dung cơ bản, phổ thông và quan trọng nhất

mà nhiều trường trên toàn quốc có thể áp dụng được

+ Phần tự chọn bao gồm nhiều môn thể thao tự chọn khác nhau, tùy theokhả năng của GV, sở thích của học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường và phongtục tập quán của địa phương (Khuyến khích các trò chơi dân gian và môn thểthao dân tộc)

Sau nhiều năm thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục tuy đã thuđược nhiều kết quả song vẫn có nhiều bất cập trong việc soạn thảo chương trìnhchưa có sự thống nhất đồng bộ về kết quả nghiên cứu, đặc điểm tâm sinh lý, thểlực của học sinh và thực tế các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất từng địa

Trang 27

phương và đội ngũ cán bộ GV GDTC, điều kiện thời tiết khí hậu từng vùngmiền, kinh phí đầu tư cho GDTC Đồng thời việc biên soạn hệ thống chương

trình, sách phục vụ GDTC chưa tập hợp được nhiều GV có kinh nghiệm giảng

dạy GDTC tham gia

1.5.2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTC

Trong những năm qua đội ngũ GV GDTC trong các trường THPT đã được

bổ sung từng bước về số lượng cũng như về chất lượng và đã dần được chuẩnhóa theo cấp học Hiện nay trên toàn quốc có khoảng 85% GV chuyên trách(theo nguồn đào tạo) và các GV chuyên trách trong các trường Tiểu học vàTrung học cơ sở cũng chiếm khoảng 60% số trường tại các thành phố, thị xã, thịtrấn, còn miền núi vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu GV chuyên trách GDTC cầnđược bổ sung Nếu tính bình quân mỗi trường có 01 GV GDTC chuyên trách thìchúng ta còn thiếu trên 5.000 GV GDTC

1.5.3 Cơ sở vật chất phục vụ GDTC

Trong điều kiện hiện nay CSVC phục vụ cho quá trình học tập thể dụctrong trường học còn vô cùng thiếu thốn, nghèo nàn, đây là một hạn chế đếnviệc thực hiện nhiệm vụ trong giờ học và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờhọc chính khóa và ngoại khóa Qua điều tra cho thấy số trường có sân bãi đơngiản đế tiến hành học thể dục theo chương trình là 35% Hầu hết các trường đềukhông có đường chạy đúng theo quy cách và đủ độ dài, có những trường cònkhông có cả hố nhảy Thực hiện chỉ thị của chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo

đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 133/TTG về quy hoạch và pháttriển ngành TDTT Trong đó Bộ yêu cầu các địa phương và trường phải có quyhoạch sử dụng và có kế hoạch bảo quản đất đai dành cho GDTC với diện tíchphù hợp để xây dựng sân chơi, bãi tập cho học sinh là 3,3 - 4,0m2/l học sinh.1.5.4 Các tiêu chí về thể lực

Khái quát về tiêu chí đánh giá thể lực ở một số nước cho thấy: Theo từnggiai đoạn phát triển, nội dung và yêu cầu đã được thay đổi và điều chỉnh, nó đãphản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống, phản ánh quá

Trang 28

trình nhanh chóng hoàn thiện thể chất của các thế hệ công dân và sự phát triểnlogic của hệ thống giáo dục thể chất Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trêncác nguyên tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giá cho các thành viêntrong xã hội thực hiện, các tiêu chuẩn này được xác định theo lứa tuổi, năm học

và giới tính Nội dung và yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống giáo dụcthể chất của mỗi quốc gia

Năm 2002 viện khoa học TDTT đã tiến hành nghiên cứu điều tra chỉ số vềhình thái và trình độ thể lực của học sinh phổ thông, nội dung bao gồm các chỉ

số về chiều cao, cân nặng, mức độ phát triển thể lực theo các chỉ tiêu về sứcnhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo với số học sinh tham gia là 28.800 học sinhcủa 12 tỉnh thành đại diện cho 12 khu vực trên toàn quốc Những thông tin thunhận được sẽ là cơ sở khoa học nhằm cải tiến nội dung, phương pháp, tiêu chuẩnđánh giá và tổ chức quá trình GDTC cho học sinh cả nước, góp phần đánh giá sựphát triển thế chất và trình độ thể lực của trẻ em Việt Nam lứa tuổi học sinh hiệnnay Đó là cơ sở trong việc đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên, năm 2008

Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGĐT ngày 18 tháng 9năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về việc đánh giá, xếploại thể lực cho học sinh, sinh viên

1.6 Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh PTTH lứa tuổi 16-18

do thái độ tự giác tích cực trong cuộc sống hình thành tư động cơ đúng đắn

- Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện các nét yêu quý tôn trọng mọingười, cư xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới

- Trí nhớ phát triển hoàn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống, logic tưduy chặt chẽ

Trang 29

- Các phẩm chất ý chỉ được kiên định.

- Sự phát triển về nhân cách

+ Phát triển và tồn tại độc lập như là một thành viên trong xã hội và lấychuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu của bản thân.+ Bắt đầu thể hiện sự phản đối công khai với sự quản lý của cha mẹ

+ Có xu hướng coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn là mối quan hệ xã hội nóichung

+ Thích xây dựng các mối quan hệ thân thiết với người khác giới

+ Thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và hiếu họ

- Sự phát triển về trí tuệ

+ Đặc điểm nổi bật của thời kì này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và thựchiện quá trình hệ thống hoá lại các kiến thức đã học

+ Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao

+ Học sinh có xu hướng tìm tòi những thông tin và khoa học trên mọi lĩnh vực.+ Thích tìm hiểu những vấn đề mà đòi hỏi phải có một suy nghĩ trừu tượng.+ Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và nghề nghiệpkhi mình ra trường

+ Đối với học sinh Trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng, đây chính

là thời kỳ chính của việc học để hình thành nên nhân cách, đạo đức của một conngười mới trong một xã hội phát triên.[11],[25]

1.6.2 Đặc điểm sinh lý

- Hệ thần kinh: các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn

Trang 30

thiện khả năng tư duy, phân tích tổng họp, trừu tượng hoá và khả năng giao tiếpngày càng được hoàn thiện, làm cho nhận thức mở rộng Độ linh hoạt của cácquá trình hưng phấn thần kinh và ức chế được cân bằng Sự phối hợp động tácđạt được những kỹ xảo.

- Trao đổi chất và năng lượng: đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình

dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình thành cơbản ở lứa tuối này diễn ra chậm

+ Hệ tuần hoàn: đã phát triển và hoàn thiện

+ Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh

+ Mạch của học sinh khoảng từ 70-90 lần/ phút

+ Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sauvận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh

+ Thể tích phút của dòng máu tính trên 1 kg trọng lượng (thể tích phút tươngđối giảm theo lứa tuổi) Khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 70ml Từ 16-22 tuổigiảm xuống 60ml, đây là lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định thể tích tâm thu và thểtích phút càng cao Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 18-22 là 120-140ml

Trong các hoạt động căng thẳng thể tích phút của học sinh có thể lên tới cóthể đạt tới mức 24 - 28 lít/phút

+ Hệ hô hấp: đã phát triển tương đối hoàn thiện

Trang 31

hô hấp (khí lưu thông) tăng dần theo lứa tuổi tới 18-22 tuổi, khí lưu thông vàokhoảng 400 - 500 ml.

+ Một trong những chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông khíphổi tối đa chỉ số này cũng tăng dần theo lứa tuổi, trong hoạt động thể lực thôngkhí phổi tăng lên chủ yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp, việctăng tần số như vậy làm cho cơ thể nhận oxi, hấp thụ oxi trong hoạt động thế lựcphát triển từ 15- 16 lần so với mức chuyển hoá cơ sở.[11],[9]

Trang 32

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập,tổng hợp và phân tích các tài liệu:

- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành vềcông tác GDTC trường học;

- Các sách, tạp chí, tài liệu khoa học về GDTC trong trường học các cấp

- Các kết quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nướcliên quan đến GDTC trong nhà trường các cấp

Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư viện Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau Đây

là sự tiếp nối bổ xung những luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để nhữngvấn đề liên quan đến biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất

Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng phiếu hỏi trên đối tượng là cácchuyên gia (các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý công tác GDTC cho học sinhlâu năm) và các cán bộ, GV làm việc công tác giảng dạy trên 10 năm trongngành giáo dục và TDTT về các biện pháp nâng cao chất lượng GDTG cho học

Trang 33

sinh trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: nắm được thực trạng nhận thức về vị trívai trò tác dụng của GDTC, động cơ và nhu cầu tập luyện Các phiếu phỏngvấn, phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thu thập các chỉ tiêu đánh giá trình

độ thể lực ở đối tượng nghiên cứu

- Mục đích của phỏng vấn: trên cơ sở lý luận tìm ra các biện pháp nhằmnâng chất lượng công tác GDTC trường THPT Trần Phú, thành phố Đà Nẵng.2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Đề tài tiến hành quan sát giờ học GDTC (Nội, ngoại khóa) của học sinhtrường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng để tìm hiểu về cơ sở vật chất, thựctrạng công tác tổ chức giờ học Đề tài tiến hành quan sát các điều kiện về trangthiết bị tập luyện, dụng cụ, sân tập, nhà tập và phương pháp tổ chức các hìnhthức tập luyện, tình trạng sử dụng dụng cụ trong tập và kiểm tra kết thúc môn

Từ đó đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường và tìm hiểu các vấn đềnghiên cứu của đề tài

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đốitượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài

Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên dựa trên 06 nội dung, cụthể là: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuấtphát cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10 m, Chạy tùy sức 5 phút và được thực hiệntheo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộgiáo dục và đào tạo

Test 1 Lực bóp tay thuận

- Yêu cầu dụng cụ: Lực kế

- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng taythuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay Không được bóp giật cục và có cácđộng tác trợ giúp khác Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện

- Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1 kg

Trang 34

- Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần.Tính số lần đạt được trong 30 giây.

Test 3 Bật xa tại chỗ

- Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1x3m (nếu không

có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm) Đặt một thước đo dài làm bằngthanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3x0,3m trên mặt phẳng nằm ngang vàghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra

- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng

tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, haichân tiến hành cùng lúc Thực hiện hai lần nhảy

- Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phátđến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm) Lấy kết quả lầncao nhất Đơn vị tính là cm

Test 4 Chạy 30m xuất phát cao

- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiềudài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọctiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy Sau đích có khoảngtrống ít nhất l0m để giảm tốc độ sau khi về đích

- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuấtphát cao Thực hiện một lần

- Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻtừng l/100giây

Trang 35

Test 5 Chạy con thoi 4 x l0m

- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x l,2m bằng

phang, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy cókhoảng trống ít nhất là 2m Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốnvật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy

- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuấtphát cao Khi chạy đến vạch l0m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóngquay 180° chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thìlại quay trở lại Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần lOmvói ba lần quay Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người.Thực hiện một lần

- Cách tính thành tích chạy được xác định là giây, số lẻ từng 1/100 giây.Test 6 Chạy tùy sức 5 phút

- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m,hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ítnhất 1m để chạy quay vòng Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn

để quay vòng Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãngđường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây,

số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo

- Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuấtphát cao (tay cầm một tích - kê tương ứng với số đeo ở ngực) Khi chạy hết đoạnđường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút.Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơichân tiếp đất Thực hiện một lần

- Cách tính thành tích: Đơn vị đo quãng đường chạy được là mét

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài đểđánh giá hiệu quả ứng dụng một số biện pháp đã lựa chọn, các mô hình tổ chức,quản lý mà đề tài đã xác định trong thực tiễn tại nhà trường, nhằm nâng cao hiệu

Trang 36

quả công tác GDTC cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho họcsinh trường THPT Trần Phú thành phố Đà Nẵng.

Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong thời gian 05 tháng,

từ tháng 02/2015 – 06/2015 (học kỳ 2, năm học 2014-2015)

Về phương pháp đánh giá: Đề tài sử dụng kết quả kiểm tra trước thựcnghiệm đối vối 05 lớp học được lấy ngẫu nhiên ở khối 10 và khối 11 Sau đó sosánh với kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

2.1.6 Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệuthu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài Cụ thể các công thức toánhọc được sử dụng gồm:

1 Giá trị trung bình cộng:

n

x x

n i

∑ −

=

2 2

σ , (n>30)

2 2

A

B A

n n

X X t

5 ,

V V

Trong đó: W nhịp độ tăng trưởng bằng %

V1: Chỉ số trung bình lần kiểm tra thứ nhất

V2: Chỉ số trung bình kiểm tra lần thứ hai

Ngày đăng: 12/12/2018, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2004
5. Nguyễn Văn Chiêm (2010),”Nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên khối sư phạm không chuyên trường đại học Tây Bắc”, luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng caochất lượng GDTC cho sinh viên khối sư phạm không chuyên trường đại họcTây Bắc”
Tác giả: Nguyễn Văn Chiêm
Năm: 2010
6. Hoàng Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn chuyên sâu Điền kinh Trường Cao đẳng sư phạm thể dục TW I, Luận văn Thạc sỹ GDH, Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp để nâng cao chấtlượng dạy và học môn chuyên sâu Điền kinh Trường Cao đẳng sư phạm thểdục TW I
Tác giả: Hoàng Anh Dũng
Năm: 2000
10. Vũ Đình Hồng (2010), “Nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định”, luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảGDTC cho sinh viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định
Tác giả: Vũ Đình Hồng
Năm: 2010
11. Cao Văn Hưng (2011), “Nghiên cứu lựa chịn giải pháp nâng cao chất lượngGDTC cho học sinh Trung học cơ sở huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chịn giải pháp nâng cao chấtlượngGDTC cho học sinh Trung học cơ sở huyện Thuận Thành –tỉnh BắcNinh
Tác giả: Cao Văn Hưng
Năm: 2011
12. Nguyễn Đức Lâm (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Đức Lâm
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2001
15. Đặng Thị Kim Ngân (2011), “ Nghiên cứu lựa chịn giải pháp nâng cao chất lượngGDTC trong trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lựa chịn giải pháp nâng cao chấtlượngGDTC trong trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ Thành phố HàNội
Tác giả: Đặng Thị Kim Ngân
Năm: 2011
17. Novicop A.D-Matveep L.P(1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch:Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp GDTC
Tác giả: Novicop A.D-Matveep L.P
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1990
19. Nguyễn Xuân Sinh(1999), Giáo trình phương pháp NCKH TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp NCKH TDTT
Tác giả: Nguyễn Xuân Sinh
Nhà XB: NxbTDTT
Năm: 1999
20. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp TDTT
Tác giả: Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2000
21. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp GDTC trongtrường học
Tác giả: Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2000
23. Nguyễn Thị Hồng Thắm (2010), “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên trường đai học Hàng Hải Việt Nam”, luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng caohiệu quả GDTC cho sinh viên trường đai học Hàng Hải Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Năm: 2010
25. Phạm Ngọc Viễn (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học TDTT
Tác giả: Phạm Ngọc Viễn
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1991
1. Ban Bí thư trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác GDTC trong nhà trường các cấp Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008. Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên Khác
7. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận NCKH, Tài liệu dung cho các lớp cao học, cán bộ quản lý và GV các trường Đại học, Cao đẳng Khác
8. Lưu Quang Hiệp, Võ Đức Thu (1989), Nghiên cứu về sự phát triển thể chất sinh viên các trường Đai học, Nxb TDTT Hà Nội Khác
9. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội Khác
16. Phạm Khánh Ninh (2001), Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Mỏ -Địa chất, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w