1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an tình cảm xã hội chủ đề bản thân

2 4,7K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 28,5 KB

Nội dung

Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.. Nêu được đặc điểm cảm xúc khi thể hiện t

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG

GIÁO ÁN Hoạt động phát triển tình cảm xã hội Nhận biết phân biệt một số cảm xúc của bản thân

Giáo viên: Võ Thị Thu

Lớp: Chồi 3

1 Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh Nêu được đặc điểm cảm xúc khi thể hiện trên khuôn mặt

2 Tổ chức hoạt động.

* HĐ1: Quan sát trò chuyện về một số cảm xúc.

- Cô tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: “Bạn ơi hãy làm”:

- Cho mỗi trẻ 1 cái gương cho trẻ biểu lộ các nét mặt buồn, vui, khóc, cười theo yêu cầu của cô …

- Hỏi trẻ cảm nhận khi chơi trò chơi này

+ Chơi trò chơi này chúng mình thấy như thế nào? Bạn vui với những gì ?

+ Chúng mình cùng hát “Khi ta đang vui” để thể hiện niềm vui đó nhé

-Cho trẻ quan sát xem khi cô vui trên khuôn mặt cô thể hiện như thế nào? Còn các bạn khi vui trên khuôn mặt thể hiện như thế nào?

- Vì sao khuôn mặt tươi vui là khuôn mặt đẹp nhỉ?

* HĐ2: Trẻ được trải nghiệm với cảm xúc.

* Tạo tình huống cho lớp nhận món quà Trẻ khám phá hộp quà để khi mở mắt ra trẻ thấy ngạc nhiên

- Hỏi trẻ cảm xúc khi được nhận quà?

- Khi chúng mình vui thì các bạn thể hiện niềm vui như thế nào?

- Còn chúng mình sẽ vui khi nào? (Cho trẻ tự nói về những cảm xúc của trẻ… )

* Cho trẻ nghe đoạn nhạc buồn Hỏi trẻ cảm nhận khi nghe bản nhạc

- Cho trẻ xem hình gương mặt buồn? Hỏi trẻ có nhận xét gì về ảnh?

- Còn các bạn buồn khi nào? Khi buồn các bạn thể hiện khuôn mặt như thế nào?

+ Bạn nghĩ gì khi thấy người thân của mình buồn và khóc?

* Mở đoạn phim “ Bắt cóc” cho trẻ xem và cảm nhận

- Sau khi xem đoạn phim cảm xúc của bạn như thế nào?

- Cô xem đoạn phim cô rất sợ hãi Còn các bạn cản thấy như thế nào?

- Các bạn ơi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi đó là những cảm xúc của chúng ta đấy Và bạn nào cũng có những cảm xúc đấy Trong cuộc sống chúng ta luôn

Trang 2

có những cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên nhưng chúng ta hãy luôn sống vui vẻ và kìm chế được những lúc tức giận nhé

* HĐ3: Cảm xúc của bé

- Trò chơi: Kết bạn

- Chia lớp thành 3 nhóm và vẽ các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc trên bông hoa giấy Sau đó trẻ gắn khuôn mặt biểu lộ cảm xúc của mình vào cây cảm xúc

- Kết thúc : Hát “ Này cô bé hay cười”

Ngày đăng: 04/12/2018, 21:05

w