Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây hơn 2000 năm về trước, từ năm 510 TCN, đánh dấu sự ra đời và phát triển của nhà nước La Mã cổ đại. Các luật gia La Mã không phân biệt vật quyền và trái quyền, họ cho rằng một chủ thể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu với tài sản, có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác. Ngoài ra họ còn có quyền đối với một tài sản khác không thuộc quyền sở hữu của mình, hạn chế hơn so với chủ sở hữu đích thực của tài sản đó. Một trong số đó là Quyền địa dịch, xuất phát từ quyền tư hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề quan trọng trong pháp luật La Mã, vì vậy em chọn đề bài tập số 08 để tìm hiểu và nghiên cứu: “Phân tích nội dung của quyền địa dịch trong tư pháp La Mã”. Những vấn đề về Quyền địa dịch trong tư pháp La Mã sẽ được làm rõ trong các nội dung sau đây.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây hơn 2000 năm về trước, từ năm 510 TCN, đánh dấu sự ra đời và phát triển của nhà nước La Mã cổ đại Các luật gia La Mã không phân biệt vật quyền và trái quyền, họ cho rằng một chủ thể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu với tài sản, có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác Ngoài ra họ còn có quyền đối với một tài sản khác không thuộc quyền sở hữu của mình, hạn chế hơn so với chủ sở hữu đích thực của tài sản đó Một trong số đó là Quyền địa dịch, xuất phát từ quyền tư hữu đối với đất đai Đây là một vấn đề quan trọng trong pháp luật La Mã, vì vậy em chọn đề bài tập số 08 để tìm hiểu và nghiên cứu: “Phân tích nội dung của quyền địa dịch trong tư pháp La Mã” Những vấn đề về Quyền địa dịch trong tư pháp La Mã sẽ được làm rõ trong các nội dung sau đây
NỘI DUNG
I. Nội dung quyền địa dịch trong tư pháp La Mã
1. Khái niệm quyền địa dịch và các khái niệm liên quan
Vật là một bộ phận tách biệt của thế giới vật chất khách quan mà có đặc tính
chịu sự chi phối pháp lý của con người
Vật quyền, trái quyền được hiểu như thế nào? Theo các luật gia La Mã một chủ thể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu với tài sản, có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác Họ là người có quyền tuyệt đối với tài sản và “hình
như” chỉ tồn tại quan hệ giữa họ với tài sản, đây gọi là vật quyền (quyền đối vật).
Đối tượng ở đây là một vật xác định, chủ thể có quyền trực tiếp tác động lên vật
Trang 2Trái quyền (quyền đối nhân) là quyền tài sản bị hạn chế bởi sự thỏa thuận và
chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định, việc thực hiện quyền bị phụ thuộc vào hành vi của người khác hoặc bị chi phối bởi hành vi của người khác
Vật quyền bao gồm Quyền sở hữu và liên quan với nó là chiếm hữu thực tế
và quyền đối với tài sản của người khác Cụ thể:
- Chiếm hữu ( possession )
- Quyền sở hữu ( propprietas )
- Quyền địa dịch ( servitus )
- Quyền dụng ích cá nhân ( usufructus )
- Quyền giao cấy truyền đời để lại thừa kế ( emphiyeusis )
- Quyền xây cất bất động sản trên đất ( Superficies )
- Quyền cầm cố ( Pignus, fiducia cum creditore, hypotheca )
Quyền địa dịch là một dạng quyền đối với tài sản của người khác được xác lập bởi đối tượng của quyền mà không phải căn cứ vào chủ thể của quyền đó, xuất phát từ quyền tư hữu đối với đất đai Việc tồn tại sở hữu tư nhân đối với đất đai có thể dẫn đến tình trạng có khoàng đất không có những điều kiện cần thiết, tối thượng để sử dụng một cách bình thường ví dụ như trường hợp: thửa ruộng không
có nước để canh tác, không có đường dẫn ra công lộ do bị bao bọc bởi những thửa ruộng của người khác liền kề hay còn gọi là bất động sản liền kề Để sử dụng, khai thác một mảnh đất có điều kiện nêu trên cần có sự giúp đỡ của mảnh đất liền kề hay còn gọi là bất động sản liền kề
Nếu đất đai thuộc sở hữu chung của cộng đồng thì việc giải quyết vấn đề trên không đặt thành vấn đề pháp lý: mọi người đều có thể sử dụng đất đai của cộng đồng như là chủ sở hữu chung để khai thác mảnh đất của mình
Nếu những mảnh đất bị bao bọc thuộc sở hữu tư nhân thì việc giải quyết sẽ khó khăn hơn
Chủ sở hữu một mảnh dất không có nghĩa vụ phải giúp đỡ chủ sở hữu một mảnh đất khác nên đặt ra vấn đề cần làm thế nào để chủ sở hữu mảnh đất bị bao bọc có thể sử dụng, khai thác mảnh đất của mình một cách bình thường Cách duy nhất trong trường hợp này là thông qua mảnh đất liền kề Khi đó chủ sở hữu mảnh đất bị bao bọc có quyền sử dụng mảnh đất của hàng xóm nhằm phục vụ những nhu
Trang 3cầu cấp thiết và cần thiết đối với mảnh đất của mình: quyền dẫn nước, quyền thoát nước, quyền có lối đi
2. Bản chất của quyền địa dịch
- Quyền địa dịch là một loiaj vật quyền, được quy định gắn liền với mảnh đất đó, không gắn với cá nhân chủ sở hữu hai mảnh đất Do vậy việc thay đổi chủ sở hữu mảnh đất không làm thay đổi quyền này
- Việc thiết lập quyền địa dịch không có nghĩa là tước đi mất của chủ sở hữu quyền
sử dụng tài sản của mình Chủ sở hữu tài sản vẫn có quyền tuyệt đối với tài sản của mình
- Bản chất của quyền địa dịch là ở chỗ chủ sở hữu không được ngăn cản hàng xóm của mình sử dụng hạn chế mảnh đất của mình: phải cho phép đi qua, cho phép sang lấy nước, thả gia súc Họ không được ngăn cản và cũng không phải thực hiện hành vi gì
- Khi nào chủ sỏ hữu có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi, thì khi đó quan hệ trở thành quan hệ trái quyền chứ không còn là quan hệ vật quyền nữa
3. Phân loại quyền địa dịch
Quyền địa dịch được chia làm hai loại là địa dịch nông thôn và địa dịch thsnhr thị
- Địa dịch nông thôn bao gồm:
• Quyền địa dịch đường đi: đi qua mảnh đất liền kề, chuyên chở tài sản qua, chăn dẫn gia súc đi qua
• Quyền cấp nước: được dẫn nước quan đất hàng xóm, được múc nước từ nguồn nước của hàng xóm
• Quyền chăn thả gia súc trên bãi cỏ của hàng xóm
- Địa dịch thành thi bao gồm: quyền xây dựng sát tường nhà hàng xóm, được tựa rầm vào tường nhà hàng xóm, được yêu cầu hàng xóm không che mất ánh sáng và phá vỡ nét xây dựng của nhà mình
4. Căn cứ xác lập quyền địa dịch
Có 5 căn cứ để xác lâp quyền địa dịch:
- Theo ý chí của chủ sở hữu tài sản thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ: di chúc cho một người khác được hương hỏa,…
Trang 4- Theo thỏa thuận, hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản với người được hưởng quyền địa dịch
- Theo quyết định cảu quan tòa: trong một số trường hợp có tranh chấp, quan tòa có thể quyết định người này được quyền đi qua đất của người kia, mảnh đất của người này được cấp nước theo đường dẫn nước của nhà hàng xóm,…
- Theo thời hiệu: một người sử dụng lối đi qua nhà hàng xóm trong một thời hạn xác định sẽ được sử dụng lối đi đó mãi mãi…
- Theo quy định của pháp luật
5. Căn cứ chấm dứt quyền địa dịch
Quyền địa dịch sẽ chấm dứt khi:
- Vật phục vụ không còn nữa do bị tiêu hủy hoặc bị cấm lưu thông
- Khi chủ sở hữu quyền địa dịch và chủ thể được hưởng quyền nhập làm một: hai tài sản sẽ có chung chủ, và chủ đó không thể có quyền địa dihcj với tài sản của chính mình
II. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐỊA DỊCH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
Pháp luật Việt Nam quy dịnh đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý Nhà nước giao đất cho cá nhân, tổ chức sử dụng và quản lý đất lâu dài, ổn định, người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất Luật đất đia quy định hạn mức giao đất cho cá nhân, hộ gia đình và thẩm quyền giao đất rõ ràng Vì vậy, mỗi mảnh đất được giao luôn có ranh giới cụ thể với mảnh đất khác Không thể tồn tại một mảnh đất không có sự tiếp giáp với mảnh đất khác Quyền địa dịch được thể hiện trong pháp luật Việt Nam ở các quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trong Bộ luật Dân sự
Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề như sau: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc quyền sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận
Trang 5khác” Như vậy , điều luật này đã nêu những quyền của chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất đối với lối đi , cấp thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác trong phạm vi “một cách hợp lý” trên bất động sản liền
kề thuộc chủ quyền của người khác Các quy định tại các điều 275 , 276 ,277 ,278 BLDS 2005 đã cụ thể hóa các quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được quy định tại điều 273 BLDS 2005
Căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề quy định tại Điều 274 BLDS 2005:
“1.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
2.Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất, thì người được chuyển giao nhà, quyền
sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.”
Qua những quy định này, chúng ta thấy rằng, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề không tồn tại mặc nhiên do sự liền kề giữa các bất động sản mà phải dựa trên cơ sở nhất định và với những điều kiện nhất định Pháp luật chỉ quy định những cơ sở làm phát sinh quyền của các chủ thể, cùng những điều kiện về mặt khác quan Để tạo ra quyền về mặt chủ quan cần phải có những hành vi cùng với những điều kiện nhất định Những hành vi và điều kiện này phải phù hợp những yêu cầu của pháp luật
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận Tự
do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là một trong các nguyên tắc cơ bản mang bản chất của quan hệ dân sự Nguyên tắc này cho phét các chủ thể dựa theo ý chí, nguyện vọng của mình để tạo lập các quyền, nghĩa vụ dân sự Tuy nhiên khi pháp luật quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác… ” không có nghĩa bất cứ chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất nào cũng có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền
kề, xung quanh đáp ứng yêu cầu của mình Để chủ sở hữu bất động sản liền kề đáp
Trang 6ứng yêu cầu về quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản của họ, thì chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất phải thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền
kề để tạo lập quyền đó Việc thỏa thuận này phải tuân thủ các nguyên tắc chung về giao dịch dân sự và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Các bên có thể
tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội Chỉ khi đã đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề, thì chủ nhà, người có quyền sử dụng đất mới có thể tiến hành các hành vi cần thiết trong việc thực hiện quyền sử dụng bất động sản liền kề nhằm thỏa mãn nhu cầu trong việc khai thác, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình Trong trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, chủ sở hữu bất động sản bị bây bọc có thể lựa chọn một trong số cá chủ sở hữu bất động sản liền kề, không loại trừ cà trường hợp thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản đề xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề với những nội dung cụ thể Trong trường hợp các bên không đạt được một thỏa thuận về việc sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết Căn cứ vào yêu cầu của chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất này, và các điều kiện thực tế của các bên, Tòa
án sẽ quyết định Quyết định của tòa án có thể là bác bỏ hoặc chấp nhận yêu cầu đó bằng một bản án Trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của bên có quyền, thì toàn án có thể đưa ra các quyết định sau : nếu chưa có quyền sử dụng bất động sản liền kề thì quyết định cho phép chủ sở hữu nhà, người có quyền sủ dụng đất có được quyền đó, đồng thời tòa án xác định giới hạn của quyền, cách thức tạo lập, phương thức xác định quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cùng khoản đền
bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề
KẾT LUẬN
Quyền địa dịch là vấn đề quan trọng trong Tư pháp La Mã, được quy định rõ ràng và áp dụng thường xuyên Đến nay pháp luật Việt Nam nói riền, pháp luật các
Trang 7quốc gia khác nói chung vẫn áp dụng quy định về quyền địa dịch trong luật La Mã
để xây dựng nên những quy định phù hợp với tình hình thực tế nước mình Vì vậy
có thể thấy đây là một quyền đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng, có giá trị lịch sử, thực tế tồn tại mãi với thời gian Luật La Mã xứng đáng là nguồn của các Bộ luật Dân sự trên thế giới
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Bộ luật Dân sự 2005