Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, với mong muốn tìm ra những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các nhà trường mầm non, t
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐINH HÙNG TUẤN
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội” ngành quản lý giáo dục, mã số 8140114 là công trình của riêng tôi Tôi xin cam đoan các số liệu sưu tầm, nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ
ĐÀO THỊ MÂY
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý– Giáo dục Học viện Khoa học xã hội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Hùng Tuấn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường mầm non thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ MÂY
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON 9
1.1 Quản lý nhà trường 9
1.2 Quản lý xây dựng Văn hóa nhà trường mầm non 11
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non 19
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 24
2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục quận Hà Đông 24
2.2 Vài nét về các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội 24
2.3 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội 27
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI 45
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội 45
3.2 Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội46 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội 56
3.4 Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất tại trường mầm non Mậu Lương 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 6KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả nhận thức về vai trò của VHNT và vấn đề xây dựng VHNT 29
Bảng 2.2 Kết quả biểu hiện văn hóa trong giao tiếp ứng xử 30
Bảng 2.3 Đánh giá thực trạng văn hóa trong trang trí trường lớp 31
Bảng 2.4 Thực trạng văn hóa trong nề nếp hoạt động 32
Bảng 2.5 Thực trạng xây dựng mục tiêu và các giá trị văn hóa cốt lõi của các trường mầm non Hà Đông 34
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát xây dựng môi trường VH tại các trường mầm non .36
Bảng 2.7 Thực trạng tổ chức các ngày lễ, các sự kiện và phong trào của cán bộ quản lý nhà trường 37
Bảng 2.8 Thực trạng quản lý xây dựng hồ sơ văn hóa các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội… 39
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường 57
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp 58
Bảng 3.3: Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 60
Bảng 3.4 Nhận thức của CBGV, CMHS trước khi thực hiện biện pháp 62
Bảng 3.5 Nhận thức của CBGV, CMHS sau khi thực hiện biện pháp 64
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 .12 Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp 58
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp 59
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là kết tinh cao của đạo đức Đạo đức là chuẩn mực quan hệ của con người Văn hóa nhà trường là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như toàn hệ thống các trường học nói chung, nó là nền tảng làm nên chất lượng, tạo ra thương hiệu của mỗi nhà trường và định hướng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường Đồng thời văn hóa nhà trường còn là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới quản lý giáo dục ở từng nhà trường
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường chính là thực hiện nhiệm vụ đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng
Văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh sẽ giúp cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường có chất lượng, hiệu quả và nhà trường có sự phát triển bền vững hơn Ở đó sẽ tạo ra bầu không khí tin cậy, thúc đẩy CBGV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập, công tác, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau Đồng thời tạo ra môi trường thân thiện, môi trường học tập giá trị mà ở đó người học được hưởng lợi nhiều nhất
Hà Đông là quận nội thành của Thủ đô Hà Nội gồm 17 phường, diện tích khoảng 150km2 với dân số xấp xỉ 190.000 người Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, đất cố đô xưa với nhiều truyền thống lịch sử văn hóa anh hùng, ở đó có nhà lưu niệm Bác Hồ đặt tại làng Vạn Phúc, có vườn hoa mang tên danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi nằm ven bờ sông Nhuệ, có làng nghề Lụa Vạn Phúc, nghề rèn Đa Sĩ - Kiến Hưng Nhân dân Hà Đông cần cù, chịu khó, luôn năng động trong lao động sản xuất và ngoan cường trong chiến đấu lại có truyền thống hiếu học Quận Hà Đông nằm ở địa thế luôn có nhiều sự thay đổi, trước năm 2008 là thủ phủ của tỉnh
Hà Tây, sau đó sát nhập về Hà Nội Trong bối cảnh chung ấy, giáo dục quận Hà Đông nói chung và giáo dục mầm non quận Hà Đông nói riêng cũng chịu những tác động sâu sắc Toàn quận Hà Đông hiện có 45 trường mầm non gồm 631 nhóm lớp
Trang 10với 20237 trẻ, nằm rải khắp nơi trên địa bàn quận Trong đó trường lâu đời nhất 37 năm, trường mới nhất mới 1 năm Trình độ dân trí, môi trường văn hóa, điều kiện
cơ sở vật chất, ý thức của đội ngũ, phụ huynh học sinh giữa các trường nội quận và ngoại quận khác nhau Việc xây dựng văn hóa học đường tại các trường mầm non quận Hà Đông vừa là yêu cầu tất yếu vừa có nhiều điều kiện để thực hiện
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, với mong muốn tìm ra những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ của các nhà trường mầm non, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:“Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội ”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non ở nước ngoài
Tác giả Masencô M V và Siskinna (Nga) trong nghiên cứu của mình về tổ chức giáo dục văn hóa trong trường mầm non đã viết: “Trong tiến hành thực hiện việc quản lý quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non cần đặc biệt lưu ý đến chức năng lập kế hoạch vì nó là giai đoạn đầu của quá trình quản lý; nó trả lời các câu hỏi cái gì, khi nào, như thế nào, ai làm.”[ dẫn theo 36]
Tác giả Sebecô V.N và Erơmax N.N (Nga) nghiên cứu về xây dựng hệ phương pháp tổ chức quá trình quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non: viết: “ Nhiệm vụ chính của việc xây dựng hệ phương pháp quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non là tạo điều kiện để phát triển tính chủ động và tư duy của các chủ thể quản lý Nội dung hệ phương pháp quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non bao gồm các phần việc sau: a - Cấu trúc môi trường văn hóa phải đầy đủ, cân đối giữa các thành phần văn hóa thân thể và văn hóa tinh thần trong nhà trường mầm non; b - Xây dựng và áp dụng một hệ thống các nhiệm vụ giáo dục trẻ sao cho phát triển được và làm phong phú thêm tiềm năng văn hóa của trẻ; c- Đảm bảo sự liên thông giữa các hình thức học văn hóa của trẻ; d- Ứng dụng trong quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non các phương pháp dạy phù hợp tâm lý trẻ; e - Thực hiện kiểm tra, giám sát kỹ quá trình và kết quả giáo dục văn hóa cho trẻ.”[ dẫn theo 37]
Trang 11Tác giả Vưđơrin V.M đã viết về hướng sử dụng các hình thức quản lý xây dựng văn hóa ở trường mầm non như sau: “Xét ở góc độ quản lý, có rất nhiều hình thức quản lý như tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ bằng nội dâung và hình thức phù hợp; tổ chức hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao góp phần xây dựng môi trường văn hóa trường mầm non an toàn, lành mạnh, thân thiện Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng môi trường văn hóa trường mầm non ” [ dẫn theo 38]
Các tác giả Senhik L.N., Geychenko E.I., Korbut L.N.,Davydova I.V (Ucraina) viết: “Hoạt động quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình giáo dục trẻ, trong đó sự diễn ra sự hình thành các tri thức và kỹ năng hoạt động văn hóa của trẻ và kết quả là hình thành nên năng lực hoạt động văn hóa của chúng.[ dẫn theo 39]
2.2 Các công trình nghiên cứu quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non ở trong nước
Quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non luôn là mối quan tâm sâu sắc của các lực lượng quản lý giáo dục, các nhà khoa học trong nước
Tác giả Trần Văn Lâm, Đồng Sơn, Đồng Hới Quảng Bình (2010) trong nghiên cứu của mình đã nêu khái niệm : “Văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử…đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn
bộ đời sống vật chất tinh thần của một nhà trường nó biểu hiện trước hết là tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận.” [ dẫn theo 25]
Tác giả Lê Thi Thu Hồng, Trường Mầm non Phiêng Luông, Mộc Châu, Sơn
La, trong bài viết: “Kế hoạch xây dựng môi trường văn hoá trong trường học”(2017) đã đề xuất nội dung xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non như sau: a Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội đối tượng tham gia
Trang 12và điều kiện thực tế của địa phương; b Xây dựng các quy tắc văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn, để của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu phấn đấu; c Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập [dẫn theo 20]
Phan Thị Định, trong nghiên cứu của mình về quản lý xây dựng môi trường văn hóa trong trường mồm non đã viết về nhiệm vụ của giáo viên như sau: “Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu xây dựng và giữ gìn trường học thân thiện, thực hiện có hiệu quả các môn học trong chương trình giảng dạy Ngoài kế hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động xanh – sạch – đẹp của lớp phụ trách, gương mẫu trước học sinh về việc giứ gìn xây dựng, bảo vệ môi trường thân thiện.[ dẫn theo 14]
Tác giả: Trần Văn Hưng, trong đề tài: “Xây dựng môi trường văn hóa trong các trường mầm non trên địa bàn tình Thái Bình giai đoạn 2015- 2010” đã viết về mục tiêu xây dựng như sau: “ Mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa trong các nhà trường an toàn, lành mạnh, kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, thân thiện Phấn đấu mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ được phát triển năng lực, phẩm chất phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.”[ dẫn theo 24]
Tác giả Phạm Quang Huân, Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội trong nghiên cứu của mình đã đưa ra kết luận: “Trong nhà trường – một thực thể có tính chất hành chính-sư phạm, văn hóa không chỉ là môi trường bên ngoài tác động tới đời sống tư tưởng, tình cảm của các thành viên mà còn là cơ cấu vận hành, phương pháp, cách thức hoạt động của nhà trường Văn hóa tổ chức thực sự là động lực cho sự phát triển của mỗi nhà trường Bởi vậy, quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức trong mỗi nhà trường là con đường đúng đắn và hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng thực của mỗi nhà trường Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đây càng là vấn đề quan trọng và cần thiết với mọi nhà trường; đòi hỏi
sự quan tâm chung và những kế hoạch, việc làm cụ thể trong một lộ trình chiến lược
Trang 13hợp lý, với không những các cấp lãnh đạo, quản lý mà còn với tất cả mọi thành viên trong nhà trường”[ dẫn theo 33]
Tóm lại, các nghiên cứu về Hoạt động quản lý xây dựng văn hóa ở trong trường mầm non đã tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức quản lý ở bình diện vĩ mô
và vi mô đối với từng hoạt động giáo dục văn hóa cụ thể Đã phát hiện và đưa vào
sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non mới Nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về các hình thức quản lý quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non thông qua việc đưa ra các hình thức giáo dục văn hóa mới với các cách thức quản lý chúng đã được thực tiễn giáo dục mầm non chấp nhận Tuy nhiên còn nhiều vần đề quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non vẫn chưa được giải quyết Trước hết là thiếu những nghiên cứu sâu về lý thuyết quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non, như bản chất, nội dung, các cách tiếp cận trong quản lý, các nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non phù hợp với các đối tượng giáo dục trong điều kiện môi trường thông tin, điện tử, kỹ thuật số hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ở các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non
- Phân tích thực trạng quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non quận Hà Đông,
Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng văn hóa trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội và khảo sát thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của một số biện pháp đề
xuất tại trường mầm non Mậu Lương, quận Hà Đông, Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Điều tra bằng bảng hỏi với số lượng giáo viên, nhân viên và phụ huynh tại các trường mầm non ở quận Hà Đông cụ thể như sau:
Tên trường khảo sát Giáo viên Nhân viên Phụ huynh
-Các số liệu tổng quan và khảo sát các năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở luận nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học, giáo dục học sau:
- Nguyên tắc hoạt động, nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
mầm non là nghiên cứu hoạt động quản lý của lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là hiệu trưởng đối với hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường mầm non
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm
non là công việc của cả hệ thống từ lãnh đạo, ban giám hiệu, hiệu trưởng, các giáo viên, nhân viên, sự hỗ trợ giúp đỡ của phụ huynh, chính quyền cơ sở và học sinh
Trang 15với nhiều nội dung khác nhau và chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan…
Nguyên tắc phát triển: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường là một quá
trình phát triển, do đó phải nghiên cứu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non trong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại lẫn nhau giữa các hoạt động trong quá trình quản lý, quá trình dạy học của nhà trường
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn sử dụng các nhóm phương pháp sau:
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Nghiên cứu, so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến quản lý giáo dục nói chung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non nói riêng
5.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
5.2.3 Phương pháp điều tra
5.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả
5.2.5 Phương pháp phỏng vấn
5.2.6 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
(Thử nghiệm một vài biện pháp ở trường mầm non Mậu Lương)
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trang 167 Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở
quận Hà Đông, Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở
quận Hà Đông, Hà Nội
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA
NHÀ TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Quản lý nhà trường
1.1.1 Quản lý
Định nghĩa khái niệm “quản lý” có trong nhiều công trình nghiên cứu: Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Do vậy sự phân công, hợp tác lao động sẽ dẫn đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn nên đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu Đây là hoạt động để người thủ trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra” [dẫn theo 3]
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Cũng theo đó, các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [dẫn theo 10]
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều có điểm chung, bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất là một đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần Chủ thể có thể là một người, một nhóm người, hoặc một bộ phận chức năng
Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động
Phải có đối tượng quản lý, có thể là một, hoặc nhóm người, hoặc một
hoạt động, một tổ chức xã hội
Các nguồn lực, môi trường và các điều kiện đảm bảo các tác động quản lý
Trang 18Quản lý trong giai đoạn hiện nay được coi là nhân tố thứ 5 cùng với vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội Trong đó quản lý giữ vai trò quyết định sự thành công
Có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, mục đích… của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các điều kiện (nhân lực, tài lực và vật lực…) và các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động
Như vậy, có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh hưởng đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục tiêu quản lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức
1.1.2 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định, sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội đạt được mục tiêu xã hội đặt ra Quản lý
nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi mô
“Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu GD của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường” [dẫn theo 9]
Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường
theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường
vả chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường Đồng thời trong nhà trường (Đại học, Cao đẳng) còn có các ban, phòng, khoa, tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn để góp ý
Trang 19kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường
1.2 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non
1.2.1 Văn hóa
Có nhiều định nghĩa về văn hoá Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy không dưới 164 định nghĩa về văn hóa Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này
Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau của văn hóa, bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [ dẫn theo 4]
Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người
Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội
cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất
cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một
giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quả trình hoạt động thực tiễn của con người
trong môi trường tự nhiên và trong các mốỉ quan hệ xã hội
Cấu trúc của hệ thống văn hóa được thể hiện qua sơ đồ 1
Trang 20Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của hệ thống văn hoá
1.2.2 Văn hóa nhà trường mầm non
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà trường (VHNT), do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác Tuy nhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa là
Trang 21các hoạt động văn hóa và học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị tinh thần, những tồn tại tinh thần - phi vật thể như truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý
Purkey và Smith (1982) xác định văn hóa nhà trường như một kết cấu, một quá trình và một không gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn các thành viên (các giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hướng dạy và học chất lượng [ dẫn theo 34] Dewit và nhóm tác giả (2003) cũng đã đưa ra những minh chứng về tác động, ảnh hưởng rõ nét của văn hóa nhà trường đến kết quả học tập và hành vi của học sinh [dẫn theo 33]
Phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần có những bước đi phù hợp Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất Mô hình xây dựng văn hóa nhà trường dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm các bước cụ thể do hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất [ dẫn theo 35]
Julie Heifetz & Richard Hagberg, hai nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã chỉ ra đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho xây dựng VHNT thành công Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không thể phai nhòa theo thời gian và là linh hồn của nhà trường Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường, thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại và đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng có sự thay đổi thường xuyên Việc truyền bá các giá trị mới cho những thành viên trong nhà trường cần được coi trọng tương đương với việc duy trì những giá trị, chuẩn mực tốt đã được xây dựng cùng với việc lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc những giá trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển của văn hóa nhà trường
Tóm lại, từ những định nghĩa trên chúng ta dễ dàng nhận thấy:
VHNT bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những cái có thể sử dụng được và bầu không khí làm việc (biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi)
Khái niệm VHNT được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việc chỉ đạo ra một môi trường học tập hiệu quả Chúng tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của giáo viên và học sinh Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH
Trang 22đến giáo viên, CMHS và cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường
Nhà trường là một tổ chức giáo dục, cũng có thể coi là tổ chức văn hoá trong cộng đồng Những người làm giáo dục đều là những người có trình độ, nói chung là những người được coi là có văn hoá, nên việc tạo lập văn hoá của tổ chức là thuận lợi đối với họ Song, thực tế cho thấy, việc tạo dựng văn hoá chung của nhà trường không chỉ trông cậy vào trình độ và tính tự giác của các thành viên (giáo viên, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh ), mà phải áp dụng những biện pháp mang tính cưỡng chế từ tính hiệu lực của hoạt động quản lý xây dựng phát triển nhà trường Cho nên, một mặt tôn trọng tính tự giác của các thành viên, mặt khác nhà quản lý (hiệu trưởng) phải thông qua quyền lực và uy quyền của mình để làm cho các thành viên trong nhà trường chấp nhận những nét văn hoá tốt đẹp và có hành vi, thái độ phù hợp với những nét văn hoá đó Đó cũng là quá trình hình thành nền văn hoá chung của nhà trường, tiến tới trở thành những giá trị văn hoá truyền thống của riêng nhà trường và là hành trang không thể thiếu của giáo viên, học sinh trong quá trình giáo dục, ngay cả khi họ rời ghế nhà trường bước vào cuộc sống
Xét về bản chất, nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm Nhà
trường là một thế giới thu nhỏ có những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, cũng có những giá trị, những điểm mạnh, điểm yếu riêng do những con người thuộc mọi thế hệ thầy cô giáo và người học tạo lập Với tư cách là một tổ chức, nhà trường tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định mang sắc thái riêng để phân biệt nhà trường này với nhà trường khác Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào trong xã hội, khi quan tâm đến một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu bên ngoài và bên trong: hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý
và người sử dụng sản phẩm giáo dục - những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một cách rõ nét và khách quan.Văn hoá nhà trường
Trang 23là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong nhà trường Đó là toàn bộ các giá trị mà nhà trường đã và đang theo đuổi, niềm tin mà nhà trường hướng tới, các giá trị truyền thống nhà trường phát huy và nề nếp hoạt động có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong nhà trường, mang lại cho nhà trường một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian
Văn hoá nhà trường là hệ thống giá trị, niềm tin, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi nhà trường, giúp ta phân biệt nhà trường này với nhà trường khác [28, tr 8]
Nhà trường có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Mục đích của nhà trường là hướng vào việc hình thành phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội
Hoạt động của nhà trường có tính tổ chức và tính kế hoạch hóa cao, mọi hoạt động của nhà trường đều đặt dưới sự tổ chức, quản lý của lãnh đạo nhà trường
Hoạt động của nhà trường luôn luôn phải đảm bảo tính hiệu quả đó là hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài, hiệu quả bên trong là tạo ra sự phù hợp giữa sản phẩm giáo dục với mục tiêu giáo dục đặt ra, tạo ra sự hài lòng của người dạy về sản phẩm giáo dục của mình, tạo ra sự hài lòng của người học với những cách ứng xử của thầy cô, các thành viên trong tập thể, thành tích cá nhân và tập thể đã đạt được Hiệu quả ngoài là xã hội luôn luôn hài lòng về sản phẩm do nhà trường cung ứng, nhà trường góp phần nâng cao dân trí cho toàn xã hội, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và nhà tuyển dụng,
Nhà trường có vai trò khẳng định các giá trị xã hội, định hướng tương lai cho con người, giúp con người có tầm nhìn và những giá trị mà họ cần hướng
Trang 24tới Nhà trường có chức năng đi trước, đón đầu để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Hoạt động của nhà trường có tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tính phân biệt đối xử với từng đối tượng theo trình độ về phát triển về thể chất tâm lý của đối tượng[dẫn theo 28].
Khái niệm VHNT mầm non cùng chung nội dung của VHNT là tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, các chuẩn mực cơ bản được mọi thành viên trong nhà trường chia sẻ để tạo nên bản sắc của nhà trường đó Biểu hiện văn hóa của trường mầm non được thể hiện ở hình thức và trong các mối quan hệ cũng như trong các hoạt động hàng ngày Để có được những biểu hiện văn hóa đúng chuẩn mực, cần có sự định hướng trong mục tiêu, giá trị và quy định của nhà trường
Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì VHNT mầm non gồm phần nổi có thể nhìn thấy được như không gian; cảnh quan môi trường, lô gô, khẩu hiệu, hành
vi giao tiếp cụ thể: CSVC, đồ dùng trực quan, trang thiết bị dạy học, trang trí môi trường phòng làm việc, lớp học Phần chìm là không quan sát được như; Niềm tin, cảm xúc, thái độ, các mối quan hệ, cách cư xử, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xung quanh, ý thức giữ gìn và bảo vệ phòng làm việc, lớp học, Ý thức thái độ của giáo viên đối với phụ huynh cởi mở, thân
thiện, đối với trẻ yêu thương, gần gũi, là tấm gương cho trẻ noi theo
1.2.3 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non:
Có thể nói quản lý xây dựng VHNT là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy vấn đề quản lý xây dựng VHNT cần được coi là có tính sống còn và tính cấp bách cũng như tính thiết thực đối với từng nhà trường Nếu học đường thiếu văn hóa thì khó có thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ
Quản lý xây dựng VHNT chính là việc bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường đề ra chủ trương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá Sau đó, đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa cho học
Trang 25sinh Bên cạnh đó, mỗi nhà trường cần có hệ giá trị làm chuẩnmực để mọi thành viên đồng thuận, lấy đó là mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân, của lớp, của trường, đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách
Không chỉ thấy được giá trị, vai trò quản lý xây dựng VHNT mà bộ máy quản lý, lãnh đạo của mỗi nhà trường phải có tầm nhìn, xác định được những giá trị cao cả mà mỗi nhà trường phải vươn tới VHNTchỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng loạt tư duy và hành động thống nhất Việc lựa chọn những nội dung và hình thức giáo dục trong mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay cũng rất quan trọng để quản lý xây dựng nhà trường đạt chuẩn văn hóa Biểu hiện văn hóa của trường mầm non được thể hiện ở hình thức và trong các mối quan hệ cũng như trong các hoạt động hàng ngày Để có được những biểu hiện văn hóa đúng chuẩn mực, cần có sự định hướng trong mục tiêu, giá trị và quy định của nhà trường
Như vậy, quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non là tác động của người hiệu trưởng để tập thể sư phạm cùng nhau phát triển những chuẩn mực tích cực riêng của nhà trường phù hợp với chuẩn mực xã hội và mang bản sắc riêng của mỗi trường
Việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường không chỉ tác động đến đội ngũ, đến các thế hệ học sinh, mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng dân cư nơi trường đóng Do vậy việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay
1.2.4 Chủ thể quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng sẽ tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học Tuy nhiên, xây dựng VHNT một cách chủ động, với tư cách một nội dung để thực sự có tác động gia đình tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học thì đây là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường, trước hết là người Hiệu trưởng Những căn cứ cơ bản để xây dựng văn hóa nhà trường đó là:
Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường Đó chính là hình ảnh con người cụ thể, với các phẩm chất và năng lực mà nhà trường trang
Trang 26bị và đào luyện Bởi thế, ở mỗi nhà trường sẽ có các sắc màu riêng giữa hàng loạt đặc điểm của người học mà nhà trường của chúng ta cần giáo dục, đào tạo
Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình công tác của các tổ chức đoàn thể Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường
Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ
Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị văn hóa thẩm mỹ
Các điều kiện cơ sở vật chất
- Hiệu trưởng có vai trò quyết định đối với sự phát triển văn hoá nhà trường
Tư duy phát triển giáo dục của hiệu trưởng ảnh hưởng tới văn hoá nhà
trường, hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin trong cán bộ, giáo viên và học sinh Sự quan tâm của hiệu trưởng nhà trường đến chất lượng dạy học, giáo dục, đến nề nếp dạy học, đến truyền thống, phong cách ứng xử, các chuẩn mực của nhà trường có tính chất quyết định văn hóa nhà trường, Những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giáo viên và học sinh Hiệu trưởng là người xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường, hiệu trưởng là người xác định các giá trị đặc trưng, tầm nhìn mà nhà trường hướng tới, là người chia sẻ sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường tới cán bộ, giáo viên và học sinh, là người tiên phong trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường và lôi cuốn đồng nghiệp, người học
và các lực lượng khác cùng tham gia
- Hiệu trưởng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển VHNT:
Triết lý giáo dục của HT ảnh hưởng đến VHNT, Hiệu trưởng lựa chọn triết lý giáo dục mà nhà trường tôn chỉ, tuyên truyền phổ biến tới cán bộ giáo viên và người học, coi đó là mục tiêu tôn chỉ của các thành viên trong nhà trường
Hiệu trưởng có vai trò quyết định trong việc hình thành các chuẩn mực, niềm tin, thông qua việc soạn thảo nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng xây dựng những quy định về các chuẩn mực trong dạy và học, chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử,…
Trang 27Hiệu trưởng xác định, tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường: Tùy theo từng giai đoạn, hiệu trưởng căn cứ vào tình hình và nguồn lực của nhà trường, những yêu cầu mà xã hội đặt ra để xác định những giá trị cốt lõi của nhà trường cần thực hiện và hướng tới
Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn, Hiệu trưởng là người đi đầu trong việc xác định các giá trị đặc trưng và tâm nhìn của nhà trường, giúp cán bộ, GV, HS và xã hội phân biệt trường mình với trường khác đồng thời xác định trách nhiệm nghĩa vụ cá nhân trong việc tạo dựng nét văn hóa đặc trưng và thực hiện tầm nhìn của nhà trường
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non
1.3.1 Các chủ trương chính sách về quản lý xây dựng văn hóa
Các văn bản chỉ đạo về xây dựng văn hóa là căn cứ cho các đơn vị thực hiện Nó thể hiện sự quan tâm của các cấp quản lý cũng như sự đòi hỏi các đơn
vị buộc phải thực hiện nhiệm vụ này Hiện nay, việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường chịu ảnh hưởng của các văn bản như:
Nghị quyết TW5 khóa VIII về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 chỉ thị về việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các nhà trường giai đoạn 2008-2013
Căn cứ Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/09/2014 của BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;
Căn cứ hướng dẫn số 119/HD-SVHTTDL-NSVH ngày 14/01/2015 của
Sở VHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận
“Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “ Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;
Trang 28Thực hiện hướng dẫn số 02/HD-LĐTĐ ngày 15/01/2018 của Liên đoàn Lao động quận Hà Đông về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa năm 2018” trên địa bàn quận Hà Đông;
Những văn bản nói trên là căn cứ để hiệu trưởng các trường mầm non quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Sự thực hiện cần phải theo đúng tinh thần văn bản chỉ đạo của các cấp nhằm đạt hiệu quả như mong muốn
1.3.2 Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Nhà trường là một tổ chức giáo dục, cũng có thể coi là tổ chức văn hoá trong cộng đồng Những người làm giáo dục đều là những người có trình độ, nói chung là những người được coi là có văn hoá, nên việc tạo lập văn hoá của
tổ chức là thuận lợi đối với họ Song, thực tế cho thấy, việc tạo dựng văn hoá chung của nhà trường không chỉ trông cậy vào trình độ và tính tự giác của các thành viên (giáo viên, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh ), mà phải áp dụng những biện pháp mang tính cưỡng chế từ tính hiệu lực của hoạt động quản lý xây dựng phát triển nhà trường Cho nên, một mặt tôn trọng tính tự giác của các thành viên, mặt khác nhà quản lý (hiệu trưởng) phải thông qua quyền lực và uy quyền của mình để làm cho các thành viên trong nhà trường chấp nhận những nét văn hoá tốt đẹp và có hành vi, thái độ phù hợp với những nét văn hoá đó Đó cũng là quá trình hình thành nền văn hoá chung của nhà trường, tiến tới trở thành những giá trị văn hoá truyền thống của riêng nhà trường và là hành trang không thể thiếu của giáo viên, học sinh trong quá trình giáo dục, ngay cả khi họ rời ghế nhà trường bước vào cuộc sống
Xét về bản chất, nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm Nhà
trường là một thế giới thu nhỏ có những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, ngoài ra còn có những giá trị, những điểm mạnh, điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc các thế hệ thầy cô giáo, người học tạo lập Với tư cách là một tổ chức, nhà trường tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định mang sắc thái riêng để phân biệt nhà trường này với nhà trường khác Như bất
kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào trong xã hội, khi quan tâm đến
Trang 29một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu bên ngoài và bên trong: hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển tải
và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục - những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một cách rõ nét và khách quan.Văn hoá nhà trường là những niềm tin, thái độ
và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong nhà trường Đó là toàn bộ các giá trị mà nhà trường đã và đang theo đuổi, niềm tin mà nhà trường hướng tới, các giá trị truyền thống nhà trường phát huy và nề nếp hoạt động có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong nhà trường, mang lại cho nhà trường một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian
Hành vi ứng xử giữa các thành viên với nhau: giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, giữa người lãnh đạo với các thành viên trong và ngoài nhà trường Một hành vi gọi là có văn hoá sẽ tạo không khí thoải mái, tình cảm thân thiện, ấn tượng tốt đẹp, giữa các đối tác - yếu tố tạo hiệu quả tốt đẹp cho công việc Trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế và vị trí địa lý nhưng môi trường văn hóa nhà trường tích cực sẽ tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, người học tích cực trong dạy và học vượt qua khó khăn yêu trường hơn, yêu lớp hơn
Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng Cùng là người giáo viên với công việc dạy học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh thân yêu, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu công chức hành chính “sáng cắp ô đi, tối xách về”; có đội ngũ
Trang 30giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng” Hay tư tưởng hơn ghét kém khinh bằng mình nên kèn cựa Một nhà trường có văn hoá là nhà trường tạo dựng được phong cách làm việc vừa mang tính hành chính và mang tính sư phạm đó là đảm bảo tính kỷ luật, tính nghiêm minh của
nề nếp hành chính, nhưng bên cạnh đó lại thể hiện tính nghệ thuật, tính nhân văn, tính sáng tạo trong giao tiếp ứng xử giữa thầy với thầy, thầy với trò nó làm mềm hoá đi tính hành chính, tạo cho tính hành chính trở nên mềm mại đỡ xơ cứng nhưng vẫn đảm bảo tính kỷ cương và kỷ luật của nhà trường, nếu mất đi tính kỷ cương, tính kỷ luật nhà trường sẽ trở nên lộn xộn, thiếu tính văn hoá
1.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất
Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học, trang phục của giáo viên, học sinh, cảnh quan nhà trường
và sinh hoạt chung; cách bài trí lớp học, logo khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng, các nghi thức, nghi lễ, các hoạt động văn hóa, học tập của nhà trường được thực hiện
theo những chuẩn mực hay nội quy mà nhà trường đã đề ra
Một cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, ngăn nắp gọn gàng, không tệ nạn xã hội, vui tươi lành mạnh, thân thiện với con người tạo thành môi trường văn hoá và cũng là môi trường sư phạm tốt đối với việc giáo dục tất cả các thành viên trong nhà trường, giúp cho người học có cảm giác yêu quý
trường lớp, thích đến trường, gắn bó với trường lớp
Tiểu kết chương 1
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước các khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường, văn hóa, văn hóa nhà trường và việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đã được làm rõ Như vậy, văn hoá nhà trường bắt nguồn từ văn hoá tổ chức (hay văn hoá của tổ chức) là quan niệm giá trị cơ bản của tổ chức được toàn thể các thành viên trong tổ chức tự giác chấp nhận Nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi thành viên trong tổ chức, đến mức trở thành những thói quen, nếp nghĩ của mọi người Đây cũng là tài sản chung, là truyền thống của tổ chức Một tổ chức mạnh là tổ chức tạo
Trang 31được một nền văn hoá của nó gồm những quan niệm giá trị cơ bản, ý thức trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ chức, một không khí tâm lí thúc đẩy mọi người phấn đấu, bảo đảm cho tổ chức luôn luôn thành công, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của tổ chức
Mỗi nhà trường đều có quá trình hình thành và phát triển riêng, đồng hành với nó VHNT được định hình phát triển và mang những bản sắc riêng VHNT vừa là bức tranh chân thực phản ánh nhà trường và ngẫu nhiên trở thành mục tiêu và động lực cho mỗi nhà trường phát triển đến thành công chất lượng hiệu quả
Trong chương 1 tác giả đã đưa ra những nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường và chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người hiệu trưởng trường mầm non
Tác giả luận văn cũng chỉ ra đặc trưng nội dung VHNT không phải là bất biến, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trải qua thời gian được xã hội thẩm định và ghi nhận VHNT không tự nhiên trên trời rơi xuống, nó có thể nhanh chóng xây dựng thành công nhờ sự chung sức, chung lòng của cả tâp thể đội ngũ hội đồng sư phạm cùng lớp lớp học sinh các thời kỳ làm nên, trong đó vai trò quản lý xây dựng của người Hiệu trưởng là rất quan trọng
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục quận Hà Đông
Nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội là nơi tiếp giáp của các làng Việt cổ thuộc đồng bằng Bắc bộ, cũng là đầu mối trên quốc lộ 6 nối trung tâm thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, Hà Đông được coi là vùng đất văn hiến gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam
Với 114 năm hình thành và phát triển, sau khi hợp nhất, hiện Hà Đông là quận lớn thứ 2 của thủ đô Hà Nội mang một tầm vóc và diện mạo mới Tính đến nay trên địa bàn Quận có 207 di tích, 48 lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ
Là một quận có diện tích rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh nên dân số cơ học tăng nhanh Quy mô ngành giáo dục đào tạo phát triển mạnh Mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của con em trên địa bàn và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới giáo dục đào tạo
Năm học 2016 – 2017, tổng số trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận là 95 trường (76 trường công lập, 19 trường tư thục), 1735 nhóm lớp, 69.801 học sinh Ngoài ra còn có trên 220 cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn quận
2.2 Vài nét về các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
2.2.1 Quy mô phát triển GDMN trên địa bàn quận Hà Đông
Tính đến năm học 2016-2017:
Tổng số trường mầm non trong toàn quận: 45 trường, trong đó 34 trường
công lập và 11 trường ngoài công lập với 631 nhóm lớp và 20.237 học sinh Tổng số các trường mầm non đạt đơn vị đạt chuẩn văn hóa là 41/45 trường
Tổng số nhóm lớp trong các trường mầm non toàn quận: 631 nhóm lớp
với 20.237 trẻ nhà trẻ và mẫu giáo
Trang 33Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tính đến nay(năm học 2017 – 2018) là: 29 trường, đạt tỷ lệ 65 % tổng số trường mầm non trong quận
2.2.2 Chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên
-Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên cấp học mầm non công lập hiện có: 1.785 người
CBQL: 98 người, 100% trên chuẩn
Giáo viên:1087 người, trong đó trình độ trên chuẩn 810 đạt tỷ lệ 74% Nhân viên: 600 người, trong đó trình độ đạt chuẩn 100%
Trình độ đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên các trường được chuẩn hóa, giàu kinh nghiệm, luôn yêu nghề, mến trẻ nên chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của các trường mầm non ngày càng được nâng cao Các trường mầm non ngày càng ổn định, hoạt động có nề nếp và được sự quản lý chặt chẽ của phòng GD&ĐT, của UBND các phường và các trường mầm non trên địa bàn quận Vì thế, giáo dục mầm non quận Hà Đông có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng
2.2.3 Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng các đợt kiến tập với nhiều nội dung phong phú phù hợp loại hình trường mầm non để đảm bảo thực hiện chương trình GDMN mới hiệu quả Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho các trường mầm non làm điểm cho quận về các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực cho trẻ mầm non
Công tác nuôi dưỡng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
Đảm bảo an toàn cho trẻ: Ngay từ đầu năm học, phòng GD&ĐT đã xây
dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGD ĐTvề xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ
sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận; phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn về công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ các trường và các cơ sở mầm non ngoài công lập tự kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số13 Qua kết quả kiểm tra đánh
Trang 34giá cuối năm, 100% các trường, 100% các cơ sở mầm non ngoài công lập đều đạt các nội dung trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
Tổ chức nuôi dưỡng: Các nhà trường được phòng Giáo dục và Đào tạo
tập trung xây dựng điểm và tổ chức kiến tập về công tác nuôi dưỡng tại trường mầm non Sơn Ca các nội dưng như: hướng dẫn lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, hướng dẫn một số món ăn mới trong trường và các cơ sở mầm non, hướng dẫn công tác quản lý nuôi dưỡng trong trường và trong các cơ sở giáo dục mầm non thông qua các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề kiến tập thực hành
Tất cả các trường đều thực hiện việc ký hợp đồng thực phẩm sạch, an toàn Phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm y tế quận kiểm tra vệ sinh, bếp ăn an toàn Đến nay có: 100% bếp ăn được đánh giá bếp ăn đạt yêu cầu (đánh giá theo Điều lệ trường mầm non), được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Trẻ được theo dõi biểu đồ: 100% trẻ được cân đo, khám sức khỏe và
theo dõi biểu đồ theo quy định
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân toàn quận còn 1,3% (giảm 0,1% so với năm học trước); Tỷ lệ SDD thể thấp còi toàn quận là1,8 % (giảm 0,05% so với năm học trước)
Hầu hết các trường mầm non công lập đã có đủ nhân viên y tế, thực hiện tốt công tác y tế trường học, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ; phối hợp chặt chẽ với y tế phường trong việc tổ chức tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và y tế học đường để đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần, đảm bảo vệ sinh môi trường và
tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng: phòng
GD&ĐT đã tích cực tham mưu UBND quận cũng như chỉ đạo các nhà trường
MN đầu tư xây dựng bếp một chiều, tiếp tục bổ sung trang thiết bị hiện đại phục vụ bán trú cho trẻ như: hệ thống máy sấy bát, tủ cơm, tủ lạnh và các đồ dùng chế biến và chia thức ăn cho trẻ được trang bị đồng bộ bằng inox và hiện đại Các trường MN thực hiện tài chính công khai thực đơn ăn hàng ngày của trẻ theo đúng quy định
Trang 352.2.4 Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho GDMN
Các phường trên địa bàn quận Hà Đông đều dành nguồn đất trong quy hoạch để xây dựng các trường mầm non Đến nay, mỗi phường trên địa bàn quận Hà Đông có từ một đến bốn trường mầm non công lập và có các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chương trình của Vụ giáo dục mầm non – Bộ GD&ĐT
Về thiết bị: hàng năm UBND quận Hà Đông đều dành nguồn ngân sách tương đối lớn để đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho các trường mầm non công lập; các trường mầm non và các cơ
sở mầm non ngoài công lập, mỗi năm đều có sự bổ sung, thay thế các đồ dùng,
đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Điển hình là trường mầm non 3-2, MN Hàng Đào, MN Bình Minh, MN Mậu Lương đã đầu
tư, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại để không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Tuy nhiên, nhiều trường mầm non trong địa bàn quận do lịch sử để lại không thể mở rộng thêm diện tích đất, trường thiếu sân chơi và các góc thiên nhiên dành cho trẻ như: trường MN Nguyễn Trãi, MN Yết Kiêu Một số trường mầm non có tuổi đời xây dựng ngoài 20 năm đang xuống cấp, nhiều phòng họp và phòng chức năng có diện tích nhỏ hẹp khó có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ
Đối với một sốtrường mầm non có quy mô và kết cấu các phòng học và phòng chức năng dành cho chăm sóc giáo dục trẻ chưa hợp lý, tính an toàn cho trẻ chưa cao, tiện ích sử dụng còn thấp, cần gia công và cải tạo mới sử dụng được
2.3 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường mầm non ở quận Hà Đông, Hà Nội
2.3.1 Giới thiệu khảo sát thực trạng
* Mục tiêu
Tìm hiểu hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội
* Đối tượng khảo sát
Giáo viên, nhân viên
Trang 36CBQL trường mầm non công lập
Cha mẹ học sinh
* Nội dung khảo sát
Tìm hiểu nhận thức của giáo viên, nhân viên, CBQL trường mầm non và Cha mẹ học sinh về văn hóa nhà trường
Đánh giá thực trạng thực hiện văn hóa nhà trường của giáo viên ở trường mầm non
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non quận Hà Đông
* Phương pháp khảo sát
Điều tra bằng bảng hỏi với các đối tượng: 500 người, gồm:
Tên trường khảo sát Giáo viên Nhân viên Phụ huynh
* Thời gian khảo sát: từ tháng 5-6/2018
2.3.2 Nhận thức của đội ngũ về văn hóa nhà trường
Nhận thức về vai trò của xây dựng văn hóa nhà trường: Để đánh giá
thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CMHS về vai trò của VHNT đối với nhà trường và vấn đề xây dựng VHNT, chúng tôi tiến hành khảo sát với CBQL,
GV, CMHS các trường MN quận Hà Đông, kết quả thu được như sau
Trang 37Bảng 2.1 Kết quả nhận thức về vai trò của VHNT và vấn đề xây dựng VHNT
Các mức độ
Các đối tượng được khảo sát
CBQL (100)
GV (200) NV (100) CMHS (200)
Rất cần thiết 49 49% 125 62,5% 45 45% 89 44,5% Cần thiết 51 51% 60 31,3% 53 53% 81 40,5% Không cần thiết 0 0 15 7,2% 2 2% 30 15%
Mặc dù sự hiểu biết về VHNT và nội dung xây dựng VHNT còn hạn chế, mức độ nhận thức có khác nhau với nhiều lý do khác nhau Song qua kết quả khảo sát với 4 đối tượng thông qua bảng tổng hợp trên ta thấy cơ bản cả 4 đối tượng trên đều đánh giá cao vai trò của VHNT và đề cập đến xây dựng VHNT
là cần thiết và rất cần thiết chiếm tỉ lệ rất cao, mang tính áp đảo Cụ thể:
Mức độ rất cần: 49%CBQL, 62,5% GV, 31,3% NV và 44,5% CMHS đồng ý Mức độ cần thiết: 51% CBQL, 30% GV, 53% NV và 40,5% CMHS đồng ý Mức độ không cần thiết: 7,2% GV, 2% NV và 15% CMHS đồng ý
Sở dĩ có kết quả trên theo chúng tôi có thể do theo quan niệm “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Họ rất quan tâm vấn
đề giáo dục toàn diện trong nhà trường, bên cạnh việc trang bị kiến thức khoa học, họ rất cần có môi trường sư phạm tốt để nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ
có đức, có kỹ năng sống để “Làm người”
Trong khi đó mức độ không cần chỉ có 7,2% GV, 2% NV và 15% CMHS đánh giá Điều đó thể hiện sự hiểu biết về VHNT chưa đầy đủ, họ chưa thực sự tin tưởng sự thành công của công tác xây dựng VHNT, họ còn thờ ơ với chất lượng giáo dục, còn bị tác động mạnh bởi sự chi phối từ các tiêu cực ngoài xã hội, họ chưa vượt qua được chính mình, sống thiếu mục đích, thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin Họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.Với kết quả này cho thấy vẫn còn một số giáo viên, nhân viên và phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường Do vậy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho họ là vấn đề cần quan tâm thực hiện
2.2.3 Thực trạng biểu hiện văn hóa nhà trường tại các trường mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
Biểu hiện văn hóa của trường mầm non được thể hiện ở hình thức và trong các mối quan hệ cũng như trong các hoạt động hàng ngày Để có được những biểu hiện văn hóa đúng chuẩn mực, cần có sự định hướng trong mục tiêu,
Trang 38giá trị và quy định của nhà trường Từ các yêu cầu định hướng, cán bộ quản lý nhà
trường sẽ nhận diện văn hóa trường mình so với những chuẩn mực đặt ra
2.2.3.1 Thực trạng văn hóa trong giao tiếp ứng xử
Văn hóa trong giao tiếp ứng xử được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, qua ý kiến trả lời câu hỏi số 3 của phiếu trưng cầu ý kiến phần phụ lục, kết quả thu được trong bảng 2 dưới đây
Bảng 2.2 Kết quả biểu hiện văn hóa trong giao tiếp ứng xử
1 Mối quan hệ hợp tác tích cực
2
Sự chăm sóc giáo dục nhiệt
tình, chuyên nghiệp của GV
5 Mối quan hệ thân thiết giữa
giáo viên và phụ huynh
6 Mối quan hệ thân thiết giữa
7 Mối quan hệ thân thiết giữa
BGH với nhân viên
Trang 39phản ánh thực trạng văn hóa nhà trường hiện nay cũng như giác quan nhận thức trong giao tiếp ứng xử giữa CBQL với CMHS và giữa GV với trẻ, giữa các trẻ trong nhóm lớp Từ đó người Hiệu trưởng cần quan tâm để chỉ đạo thực hiện xây dựng mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa BGH với CMHS, giữa GV với trẻ, giữa các trẻ với nhau trong nhóm lớp, trong nhà trường
2.2.3.2 Thực trạng văn hóa trong trang trí trường lớp
Trang trí trường lớp là một công việc không thể thiếu được trong các hoạt động ở trường mầm non Việc trang trí trường lớp đẹp có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ Là môi trường để trẻ vui chơi và học tập theo hướng mở Tạo cho trẻ hứng thú thích được đến trường, là cơ hội để trẻ được tiếp xúc với cái đẹp Từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ, khơi gợi trẻ niềm say mê yêu thích cái đẹp, biết yêu quý, bảo vệ cái hay, cái đẹp ở quanh mình Mặt khác tạo được cảnh quan sư phạm nhà trường thêm đẹp và hấp dẫn trẻ Thực trạng văn hóa trong trang trí tại các trường mầm non quận Hà Đông,
Hà Nội qua ý kiến của CBQL, giáo viên, nhân viên và PHHS như sau:
Bảng 2.3 Bảng đánh giá thực trạng văn hóa trong trang trí trường, lớp
giá TB
Thứ bậc
1 Các logo, băng rôn, khẩu hiệu thể hiện được thể hiện giá
trị, triết lý phát triển của nhà trường 4,3 1
2 Lớp học gọn gàng, ngăn nắp và an toàn 3,5 5
3 Lớp học trang trí đẹp, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ 3,0 8
4 Lớp học gần gũi với thiên nhiên như ánh sáng, gió trời,
5 Quang cảnh toàn trường luôn sạch đẹp, được giữ gìn tốt 3,3 6
6 Các phương tiện chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo thẩm
7 Lớp học có không gian rộng rãi để tất cả các trẻ đều
được hoạt động thoải mái;
8 Khu hoạt động tập thể được trang bị đầy đủ đồ dùng cho
hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ cao
9 Khu vườn trường có nhiều cây hoa, cây bóng mát 3,2 7
Trang 40Nhìn vào bảng thực trạng trên cho thấy, sự quan tâm của CBQL, GV, CMHS đến việc trang trí trường lớp là rất cao Biểu hiện được đánh giá rất tốt
là Băng zôn khẩu hiệu của trường mầm non đã thể hiện được giá trị triết lý của nhà trường, bên cạnh đó các phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ đã được đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho trẻ và lớp học nhìn chung đã có không gian rộng rãi đảm bảo đủ cho trẻ hoạt động.Tuy nhiên việc đầu tư tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp còn hạn chế như khu vườn trường có nhiều cây hoa bóng mát thì chưa
có, cảnh quan môi trường chưa được giữ gìn tốt và chưa đảm bảo được môi trường sạch đẹp mới chỉ đạt mức trung bình.Tương tự như vậy với khu hoạt động tập thể, hoạt động thể chất nhiều được cho rằng còn chưa đảm bảo tính thẩm mỹ cao, lớp học trang trí chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ Qua quan sát và trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy ý kiến này tập trung vào các trường mầm non
có khuân viên chật hẹp và đã quá cũ, Còn những trường được hầu hết giáo viên
và cha mẹ học sinh đánh giá cao ở tất cả các biểu hiện là những trường mới được thành lập và được đầu tư đồng bộ như trường mầm non 3-2, mầm non Hà Cầu, mầm non Hàng Đào, mầm non Mậu Lương
2.2.3.3 Thực trạng văn hóa trong các nề nếp hoạt động:
Nề nếp hoạt động là một nội dung vô cùng quan trọng trong các nhà trường, đối với các trường mầm non thì lại càng quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, liên quan đến việc hình thành các hành vi văn hóa văn minh, lối sống văn hóa của trẻ Ý kiến đánh giá của CBQL và giáo viên về vấn đề này thu được trong câu hỏi số 5 của phiếu trưng cầu ý kiến phần phụ lục
Bảng 2.4 Thực trạng văn hóa trong nề nếp hoạt động
trung bình
Thứ bậc
1 Kế hoạch hoạt động trong ngày được thực hiện
2 GV và NV thực hiện nhiệm vụ với tinh thần
3 Trẻ có ý thức thực hiện giờ nào việc nấy 3,9 4
4 Kết quả các hoạt động đảm bảo mục tiêu đặt ra 3,5 8